1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn dư luận xã hộ vai trò của sự đồng thuận xã hội đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương i

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của sự đồng thuận xã hội đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Dư luận xã hội
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH (6)
    • 1.1 Khái niệm (6)
    • 1.2 Đặc điểm, bản chất của đồng thuận xã hội (6)
  • CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (9)
    • 2.1 Vai trò của đồng thuận xã hội (9)
    • 2.2 Đánh giá tác động của sự đồng thuận xã hội đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương (10)
  • CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI CHUYẾN ĐI THỰC TẾ Ở TỈNH QUẢNG NINH (13)
    • 3.1 Giới thiệu về Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Cẩm Phả (13)
    • 3.2 Tham gia Hội nghị tại Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (15)
    • 3.3 Thực hành điều tra dư luận xã hội (17)

Nội dung

Trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc phát huy đồng thuận xã hội là một trongnhững yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần ổn định đời sốn

CƠ SỞ HÌNH THÀNH

Khái niệm

Đồng thuận xã hội là sự đồng tình, nhất trí hay tán thành, ủng hộ một cách rõ ràng hay ngầm định của đa số các thành viên trong xã hội đối với một vấn đề nào đó (chẳng hạn, một quan điểm, một chủ trương, đường lối, chính sách, một quyết định, v.v.) trên cơ sở những điểm tương đồng và cùng chung mục đích.

Trong phạm vi rộng, đồng thuận xã hội được xem là sự đồng tình, nhất trí của đa số các thành viên trong xã hội, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, v.v đối với những vấn đề chung của xã hội, hay đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước

Trong phạm vi hẹp, đồng thuận xã hội là điều kiện có tính khách quan đảm bảo cho sự tồn tại của một hệ thống chính trị xã hội, một tổ chức, một Đảng hay một nhóm xã hội nào đó, v.v Sự tồn tại của bất cứ một hệ thống chính trị xã hội nào cũng đều phải được xây dựng trên cơ sở sự đồng thuận xã hội Bởi lẽ, các đường lối, chủ trương, chính sách, nếu không có sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, sẽ không thể được thực hiện một cách hiệu quả, sẽ không thể trở thành hiện thực Do đó, đồng thuận xã hội là cơ sở để hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội vận hành thông suốt; thể hiện sự phù hợp của chính sách phát triển kinh tế - xã hội với điều kiện lịch sử cụ thể, với quy luật khách quan, v.v

Đặc điểm, bản chất của đồng thuận xã hội

Đồng thuận xã hội có những đặc điểm và bản chất sau:

Thứ nhất, bản chất của đồng thuận xã hội chính là giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập Vấn đề làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn giữa các thành viên, các lực lượng, giai tầng, các dân tộc, các tầng lớp, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, v.v để từ đó, tiến tới một thoả thuận chung, hướng đến mục tiêu chung là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản Trong một xã hội, để đạt được sự đồng thuận xã hội, không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, đặc biệt là các mâu thuẫn xã hội, bằng bạo lực, mà phải thông qua sự thương lượng, thoả thuận để đi đến sự đồng tình, nhất trí.

Việc giải quyết mâu thuẫn như vừa nêu ở trên, về thực chất, nhằm giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích, bởi chúng chính là những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến đồng thuận xã hội.

Thứ hai, bản chất của đồng thuận xã hội chính là sự liên kết xã hội Vì vậy, đồng thuận xã hội thường được gắn liền với đoàn kết xã hội Đó là sự liên kết giữa các thành viên trong xã hội, giữa các tầng lớp, dân tộc, giữa các nhóm lợi ích khác nhau, v.v Sự liên kết xã hội là một quá trình vừa tự giác, vừa tự phát; vừa có những yếu tố chủ quan, vừa mang những yếu tố khách quan Cơ sở của sự liên hợp, gắn kết giữa các thành viên, các lực lượng trong xã hội có thể là lợi ích chung, mục tiêu chung, cũng có thể là truyền thống văn hoá hay các yếu tố chung khác Tuy nhiên, sự liên kết đó không thể dựa trên những biện pháp có tính cưỡng ép Nếu sự “thống nhất xã hội” được thực hiện trên cơ sở cưỡng ép thì nó không thể tồn tại vững chắc và sớm muộn sẽ bị phá vỡ.

Thứ ba, đồng thuận xã hội mang tính lịch sử cụ thể Không thể có đồng thuận xã hội chung chung, phi lịch sử; đồng thuận xã hội luôn là sự đồng thuận đối với một vấn đề nào đó Tính lịch sử cụ thể của đồng thuận thể hiện ở chỗ, một vấn đề có được sự đồng thuận trong giai đoạn lịch sử này chưa chắc đã đạt được sự đồng thuận trong những giai đoạn khác, điều này tuỳ thuộc vào việc vấn đề đó có còn là mục tiêu chung của toàn xã hội hay không? Nó có đi ngược lại lợi ích của các thành viên, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hay không, v.v Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, đồng thuận xã hội là điều kiện khách quan cho sự tồn tại của bất cứ hệ thống chính trị xã hội nào; do đó, trong mọi giai đoạn lịch sử, đồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của các hệ thống chính trị.

Thứ tư, đồng thuận xã hội mang tính tương đối Thực tế cho thấy, không thể có một sự đồng thuận xã hội “tuyệt đối”, có thể tồn tại ở bất cứ giai đoạn nào, bất cứ thể chế chính trị nào, bất cứ cộng đồng nào, xã hội nào, v.v

Tính tương đối của đồng thuận xã hội còn thể hiện ở chỗ, ngay trong một giai đoạn, cũng không thể có sự đồng thuận của tất cả mọi thành viên trong xã hội về một vấn đề nào đó.

Thứ năm, mức độ của đồng thuận trong xã hội phản ánh mức độ đoàn kết cũng như sự ổn định, sự công bằng, dân chủ trong xã hội Nghĩa là, nó phản ánh sự vận hành hợp lý của kiến trúc thượng tầng trong mối quan hệ hài hoà với cơ sở hạ tầng, cũng như phản ánh sự đúng đắn của các chủ trương, đường lối, chính sách, v.v Mức độ của đồng thuận xã hội còn biểu hiện sự vững chắc hay không của hệ thống chính trị - xã hội, cũng như của toàn bộ hệ thống xã hội Đồng thuận xã hội có nhiều mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau, nó có thể biểu hiện dưới hình thức sự ngầm định, cũng có thể biểu hiện một cách rõ ràng thông qua hành động hay thái độ.

Thứ sáu, đồng thuận xã hội cũng chính là giảm bớt và xoá bỏ sự khác biệt để xây dựng những yếu tố chung, tương đồng Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là biến xã hội thành một khối đồng nhất, xoá bỏ cái riêng, cái đặc thù, triệt tiêu đấu tranh giữa các mặt đối lập Đóng vai trò như là cái chung, đồng thuận xã hội vẫn chứa đựng trong nó những cái riêng, cái đặc thù Giữa những cái riêng, cái đặc thù đó vẫn luôn có sự đấu tranh lẫn nhau, nhưng là đấu tranh trên cơ sở của mối quan hệ với cái chung, trong phạm vi cái chung Sự đấu tranh đó giúp cho đồng thuận xã hội tiếp tục được phát huy và củng cố hơn nữa.

VAI TRÒ CỦA SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Vai trò của đồng thuận xã hội

Đồng thuận xã hội là một điều kiện khách quan cho sự tồn tại của mỗi một hệ thống chính trị - xã hội Bất cứ một hệ thống chính trị nào, nếu không đạt được sự đồng thuận xã hội, tức là sự ủng hộ của các tầng lớp, các giai tầng, các thành viên trong xã hội, thì không thể tồn tại được Do đó, đồng thuận xã hội được xem là một phương thức tập hợp lực lượng có tính khả thi nhất trong đời sống chính trị - xã hội của xã hội hiện đại Sự tập hợp lực lượng đó dựa trên những tiêu chí mà các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hội dù có lợi ích khác nhau, nhưng vẫn có thể gắn kết ở mức độ nhất định và vẫn bảo tồn được những đặc thù riêng của mình, không bị hoà tan, không biến thành kẻ khác.

Mặt khác, đồng thuận xã hội cũng tạo nên sự ổn định, đoàn kết nhất trí của bản thân các hệ thống chính trị Đồng thuận xã hội không chỉ tạo nên sự đoàn kết nhất trí của toàn xã hội, mà còn giúp cho sự đoàn kết, thống nhất ngay trong một đảng, một nhà nước, một tổ chức, v.v Điều đó có thể xem như điều kiện chủ quan cho sự ổn định của các hệ thống chính trị Giữa điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Nếu không có sự đồng thuận trong bản thân hệ thống chính trị, thì sẽ rất khó để xây dựng đồng thuận xã hội, ngược lại, đồng thuận xã hội sẽ giúp cho đồng thuận của bản thân hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố và phát huy hơn nữa.

Ngoài vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và ổn định của hệ thống chính trị, đồng thuận xã hội cũng có vai trò quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, giúp duy trì sự cân bằng, ổn định của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, cùng với các yếu tố khác, như khoa học - công nghệ, con người, công bằng xã hội, dân chủ, v.v., đồng thuận xã hội được coi là một yếu tố tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Bởi lẽ, đồng thuận xã hội là nền tảng tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố nội lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội Theo nghĩa đó, đồng thuận xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Đồng thuận xã hội cũng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên sự liên hợp, gắn kết xã hội Trong bất cứ xã hội nào cũng luôn tồn tại nhiều thành phần, lực lượng, giai tầng khác nhau; vì vậy, việc làm thế nào để gắn kết các thành phần, lực lượng này thành một khối thống nhất là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, khi các thành phần, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, v.v trong xã hội được gắn kết với nhau, tạo thành một khối thống nhất thì có thể tạo nên sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn.

Như vậy, đồng thuận xã hội không chỉ đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội phát triển, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì được sự ổn định, cân đối và hài hoà.

Đánh giá tác động của sự đồng thuận xã hội đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nâng cao mức sống phải đi kèm với nâng cao trình độ dân trí để người dân ý thức được các quyền, đồng thời thực thi bổn phận và trách nhiệm của mình đối với xã hội Dân trí ở đây là trí tuệ của nhân dân Dân trí cao dễ đạt đến trạng thái đồng thuận hơn dân trí thấp, do vậy, ở các nước có trình độ dân trí phát triển, xã hội dễ đạt đến sự đồng thuận hơn các nước chậm phát triển.

Nói cách khác, trình độ dân trí cao là cơ sở của sự tự giác và tự nguyện của người dân đối với những quyết sách đúng đắn của xã hội.

Tuy nhiên, xã hội muốn phát triển thì phải phát triển bắt đầu từ bộ phận tiên tiến nhất là trí thức Tầng lớp trí thức phải đóng vai trò đại diện cho nhân dân Trí thức chưa tiên tiến thì không thể xây dựng xã hội tiên tiến được Giới trí thức phải trở thành một bộ phận tiên phong trong nhận thức của nhân dân, không chỉ nói hộ nhân dân mà còn phải làm cho người dân nói lên tiếng nói của chính họ.

Không thể phủ nhận là xã hội đạt được sự đồng thuận càng cao thì càng phát triển Nhưng thực tế cho thấy, một số quốc gia kém phát triển vẫn đạt được trạng thái đồng thuận rất cao Ở những quốc gia này, nhiều khi người ta nhấn mạnh một cách thái quá bằng những thủ thuật chính trị để tạo ra trạng thái đồng thuận giả tạo xã hội và coi đấy là thành tựu chính trị Một tháng trước khi nổ ra chiến tranh, Saddam Hussein được bầu lại làm Tổng thống với 100% số phiếu và một tháng sau thì ông ta bị lật đổ, bị săn lùng và bây giờ thì bị bắt Trong khi ở các xã hội phát triển, người ta chỉ mong đạt được quá bán, tức là đạt 51% số phiếu bầu tức là đã giành được thắng lợi Truyền thống là yếu tố có thể lý giải được hiện tượng tâm lý này nhưng nếu phân tích kỹ những nền văn hóa chính trị 100%, chúng ta sẽ thấy nguyên nhân của trạng thái cực đoan này nằm ở ba điểm mấu chốt sau:

- Tâm lý coi thường nhân dân, tức là không coi trọng con người, ép buộc xã hội tìm kiếm sự đồng tình của người dân không dựa trên cơ sở tôn trọng quyền con người;

- Trình độ dân trí thấp,do trình độ dân trí không cao nên người dân không ý thức đầy đủ các quyền lợi và trách nhiệm của mình và kết quả là tạo ra sự đồng thuận mang tính hình thức;

- Sự tự mãn của tầng lớp trí thức Tầng lớp trí thức ở các nước đang phát triển luôn tự hào là mình thành đạt hơn nhân dân mà quên mất họ phải là những phần tử khổ sai của nhân dân Người trí thức phải gánh vác công việc quan trọng nhất là nghĩ hộ nhân dân, phải biến nhân dân thành đồng minh của những suy nghĩ của mình Do đó, sự tự mãn của tầng lớp trí thức là một trong những yếu tố cấu thành trạng thái nền văn hóa chính trị 100% ở các nước đang phát triển.

Những trạng thái cực đoan như vậy đòi hỏi phải có cơ chế đảm bảo sự đồng thuận xã hội Sự đồng thuận xã hội bộc lộ ở thái độ của xã hội trong từng sự việc cụ thể, thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân đối với các vấn đề của xã hội Mọi sự đồng thuận cưỡng bức đều là đồng thuận hình thức Do đó, cần phải xây dựng cơ chế để phát huy quyền làm chủ của người dân, để thỏa thuận xã hội là kết quả của sự tự nguyện, tự giác nhất trí. Đó là cơ chế dân chủ và tự do Xã hội dân chủ không được xây dựng trên cơ sở ngẫu nhiên hay nói khác đi, xã hội dân chủ phải được xây dựng trên cơ sở tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với địa vị chính trị của mình, tức là khi các quyền tự do và bình đẳng được tôn trọng và đảm bảo Nếu không có tự do thì sẽ không có sự phát triển ổn định, vì phát triển là kết quả đóng góp của những con người có năng lực phát triển, mà chỉ con người tự do mới có năng lực phát triển Xây dựng xã hội dân chủ chính là xây dựng trạng thái đồng thuận ổn định, hay xây dựng tính ổn định của sự đồng thuận xã hội Sự đồng thuận không ổn định sẽ không thể xây dựng một xã hội ổn định.

Tóm lại, đồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước nào, bất kỳ chính thể nào Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa.

Nói cách khác, dân chủ về chính trị, tự do về kinh tế và cởi mở về văn hóa là đảm bảo quan trọng của sự đồng thuận xã hội Đó cũng chính là sự đồng thuận văn minh của một xã hội văn minh.

LIÊN HỆ VỚI CHUYẾN ĐI THỰC TẾ Ở TỈNH QUẢNG NINH

Giới thiệu về Tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Cẩm Phả

 Khái quát về Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.

 Khát quát về Thành phố Cẩm Phả

Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 14%, thu ngân sách thành phố là trên 1000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.700 USD.

Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào tháng Giêng, thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác Khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan Ngoài Hòn Hai, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ, ngơi của công nhân mỏ Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.

Tham gia Hội nghị tại Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Tại đây, đoàn đã được gặp gỡ, nghe báo cáo và trao đổi với các cán bộ ở Ủy ban về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin Buổi hội nghị diễn ra rất suôn sẻ, tạo cơ hội cho các sinh viên đang quan tâm tìm hiểu về các vấn đề xã hội được lĩnh hội nguồn thông tin một cách chính xác Các cán bộ cũng có dịp để chia sẻ quan điểm, trao đổi thông tin, giải đáp được nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác định hướng dư luận xã hội để giúp cho các em sinh viên có cái nhìn rõ hơn, có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng.

Một số hình ảnh về buổi Hội nghị tại Ủy ban nhân dân phường Cửa ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh:

Thực hành điều tra dư luận xã hội

Ngay sau đó, các bạn sinh viên đã được thực hành điều tra dư luận xã hội trực tiếp thông qua bảng khảo sát ý kiến về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Hoạt động này chủ yếu khảo sát chất lượng về ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu Vì hoạt động tiếp xúc, đối thoại cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; kịp thời giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, để từ đó không phát sinh đơn thư, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo vượt cấp; đồng thời tạo dựng niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền.

Hoạt động tiếp xúc, đối thoại với nhân dân cũng góp phần thực hiện hiệu quả cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đã được nêu cao với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Việc xây dựng bảng hỏi theo phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp sẽ xây dựng dài hơn, đi vào trọng tâm từng chi tiết Qua đó kết quả báo cáo sẽ cụ thể hơn so với khảo sát trực tuyến về những nội dung chưa hài lòng tại từng quy trình theo từng lĩnh vực.

Sinh viên thực hành khảo sát ý kiến người dân về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân

 Nội dung cụ thể của bảng hỏi

“Bảng khảo sát ý kiến người dân về chất lượng các cuộc đối thoại giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh năm 2023”

Ngoài những câu hỏi về thông tin cá nhân, bảng hỏi chia ra nhiều câu hỏi chính:

- Đề nghị ông/bà cho biết chính quyền tổ chức các cuộc đối thoại với tần suất như thế nào?

- Người dân được nhận thông tin về cuộc đối thoại bằng cách nào và trước bao lâu?

- Các cuộc đối thoại thường diễn ra trong bao lâu?

- Cuộc đối thoại thường được tổ chức vào thời điểm nào?

- Chính quyền có thu thập các câu hỏi/ các vấn đề mà người dân quan tâm/ thắc mắc trước khi diễn ra cuộc đối thoại hay không?

- Ông /bà nghĩ chính quyền có nên thu thập trước các câu hỏi từ người dân không?

- Tại sao cần thu thập câu hỏi trước?

- Tại sao không cần thu thập câu hỏi trước?

- Ông /bà đánh giá thế nào về các cuộc đối thoại của địa phương mình?

- Ông /bà đánh giá thế nào về mức độ kịp thời giải đáp các thắc mắc của người dân, giúp ngăn chặn các điểm nóng tư tưởng?

- Ông / bà mong đợi gì về chất lượng các cuộc đối thoại tại địa phương mình?

- Ông bà đánh giá thế nào về kỹ năng đối thoại của người chủ trì?

- Ông /bà có cho rằng nên tổ chức đối thoại với người dân nhiều hơn hiện nay không?

- Ông/bà thấy có bất kỳ chuyển biến nào trong thực tế sau mỗi cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân?

- Ông/ bà có đề xuất gì với cơ quan cấp trên để đổi mới việc đối thoại giữa chính quyền và người dân trong thời gian tới?

 Kết quả sau khi khảo sát:

- Mục tiêu của việc tổ chức cuộc đối thoại là tạo ra một kênh giao tiếp liên tục và tương tác giữa chính quyền và người dân để thúc đẩy sự tham gia và đáp ứng nhanh chóng đối với các vấn đề cộng đồng.

- Chính quyền tổ chức các cuộc đối thoại với người dân theo các mốc thời gian, cao nhất là:

- Thời gian thông báo của chính quyền về cuộc đối thoại trước khi diễn ra có thể khác nhau tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể Điều này cho phép người dân có đủ thời gian để tổ chức và sắp xếp tham gia, nắm bắt thông tin liên quan và chuẩn bị câu hỏi hoặc ý kiến của mình.

- Thông thường, ủy ban sẽ phát giấy mời đến các hộ gia đình trước 1 tuần (chiếm 64,7%)

+ Thông báo trước trên các phương tiện truyền thông về thời gian, địa điểm, nội dung chính của cuộc đối thoại diễn ra (chiếm 17,6%)

+ Thông báo cho trưởng thôn trước 1 ngày (chiếm 17,6%)

- Các cuộc đối thoại thường diễn ra trong vòng 2 tiếng (chiếm 81,3%) Lâu hơn là 3 tiếng (chiếm 12,5%) Thời gian diễn ra các cuộc đối thoại giữa người dân và người chính quyền có thể thay đổi tùy thuộc vào tình huống cụ thể và quy mô của vấn đề

- Cuộc đối thoại thường được tổ chức vào cuối mỗi tuần (chiếm 60%) Số còn lại là các ngày làm việc trong tuần (40%)

- Chính quyền thu thập trước câu hỏi của người dân để có được thông tin và hiểu rõ vấn đề mà họ đang đối mặt Bằng cách thu thập câu hỏi từ người dân, chính quyền đánh giá được mức độ quan tâm và ưu tiên của công chúng đối với các vấn đề cụ thể Điều này giúp chính quyền xác định các vấn đề quan trọng nhất cần được giải quyết và tạo ra các giải pháp phù hợp

- Ngoài ra, việc thu thập câu hỏi cũng giúp chính quyền tạo ra một môi trường giao tiếp mở và minh bạch với người dân, tăng cường sự tham gia và tương tác trong quá trình xử lý vấn đề.

- Các cuộc đối thoại được tổ chức một cách chuyên nghiệp, có kế hoạch và chuẩn bị chu đáo Điều này đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tham gia và đóng góp ý kiến một cách công bằng và có tổ chức.

- Chính quyền tạo ra một môi trường đối thoại mở và minh bạch, nơi mọi người có thể tự do thể hiện ý kiến và nhận được thông tin đầy đủ về các quyết định và hành động của chính quyền. Đặc biệt, các vấn đề người dân cần giải quyết luôn được lãnh đạo lắng nghe và đưa ra đối thoại để có những giải pháp xử lý thích hợp nhất

- Mức độ kịp thời giải đáp thắc mắc của chính quyền với người dân được đảm bảo để tạo ra sự tin tưởng và sự hài lòng Để đạt được điều này, chính quyền cần có các quy trình và cơ chế để nhanh chóng nhận biết, phân loại và xử lý các thắc mắc của người dân.

- Chính quyền xử lý thắc mắc nhanh chóng và có hệ thống Điều này có thể bao gồm việc xác định mức độ ưu tiên của các thắc mắc, phân loại chúng theo chủ đề và giao cho các đơn vị liên quan để giải quyết Đồng thời, chính quyền đảm bảo rằng có đủ nhân lực và tài nguyên để xử lý các thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Kỹ năng đối thoại của chính quyền với người dân khi cần xử lý vấn đề là một yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả và xây dựng lòng tin

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w