Bờ biển Hà Tĩnh có tọa độ gần đường hàng hải quốc tế, lại có vũng nước sâu nên có điều kiện xây dựng cảng biển chuyên dùng cho tầu có trọng tải lớn đến 30 ngàn tấncập cảng như cảng Vũng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc “Đổi mới”: kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Với sự đổi mới trên, kinh tế Việt Nam đã cónhững bước phát triển mạnh mẽ Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta tới nay đã hơn 30năm Với thời gian đó, cùng với sự chuyển mình của cả nước, Hà Tĩnh đã thay đổi vàlớn mạnh hơn lên, từ một tỉnh nghèo, kém phát triển đã vươn lên trở thành tỉnh có nềnkinh tế phát triển Với mục tiêu hướng tới trở thành Trung tâm công nghiệp miềnTrung trong tương lai
Sau hơn 30 năm đổi mới, Hà Tĩnh – mảnh đất miền Trung, “đòn gánh” nối haiđầu đất nước Mặc dù đối mặt với rất nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, thời tiết vàhậu quả chiến tranh, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh luôn mạnh mẽ,cần cù, sáng tạo giờ đây đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc tái thiết, xây
dựng quê hương; đang thay da đổi thịt với nhiều thành tựu vượt bậc Tỉnh Hà Tĩnh
hiện nay là một tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã và
10 huyện, trong đó có với 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn,
21 phường và 230 xã Với diện tích gần 5.998 km², dân số hơn 1.242.700 người
Hiện nay, Hà Tĩnh là tỉnh có nền kinh tế phát triển ổn định Trong 63 tỉnh thànhtrong cả nước thì GDP của Hà Tĩnh đứng thứ 35, GDP bình quân đầu người đứng thứ
46, thu ngân sách đứng thứ 17 Nền kinh tế của tỉnh đã và đang có sự chuyển dịch cơcấu theo ngành Trong những năm qua, kinh tế có sự tăng trưởng theo hướng tăng tỉtrọng của công nghiệp và dịch vụ, song chưa ổn định Đến nay thì Hà Tĩnh đã có bướctiến ngoạn mục khi đứng vào top đầu trong cả nước trong thu hút đầu tư, đồng thời còn
có tên trong nhóm các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách "cực kỳ ấn tượng"
Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân không ngừng được nâng cao Các mặt văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và conngười đạt được nhiều thành tựu An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện
Chuyên đề " Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 30 năm đổi mới (từ 1986- 2016) Những thế mạnh và định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Hà Tĩnh”, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm các phần chính sau:
Trang 2Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 599.717,66 ha (chiếm 1,81% diện tích cả nước
và là tỉnh có diện tích đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố cả nước); có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện (Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh); có 262 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 235 xã, 15 phường và
12 thị trấn) Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; nằm cách Hà Nội 341km và cách thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An 50 km về phía Bắc theo quốc lộ 1A
(Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai và niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010).
Trang 31.2 Địa hình
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình đa dạng (đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng vàbiển) Địa hình của tỉnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông Phía Tây là núicao (độ cao trung bình là 1.500 m, kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằngnhỏ hẹp (độ cao trung bình 5 m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển có địa hình trung bình trên dưới 5 m,
bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Namcàng hẹp Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù
sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.Địa hình bờ biển Hà Tĩnh với Vũng Áng, vũng Sơn Dương có điều kiện để thiết lậpcảng do diện tích mặt nước rộng, độ sâu trung bình từ 8 -12m từ bờ vào, thuận tiện choviệc xây dựng cầu tàu
1.3 Khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều Ngoài ra, tỉnh cònchịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưngkhí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc
Hà Tĩnh có 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nóng, khô hạn kéodài kèm theo nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40oC,khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gâyngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm; mùa đông từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưaphùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7OC
Khí hậu của Hà Tĩnh có một số đặc điểm chính như mùa đông lạnh do khối khí lạnh từphía Bắc tràn về; là tỉnh nằm ở khu vực có lượng mưa lớn nhất toàn vùng, chịu ảnhhưởng của bão (chịu trực tiếp từ 3-4 cơn bão/ năm, chịu ảnh hưởng từ 5-6 cơn bão/năm Khi có mưa bão thường bị ngập úng, lũ lụt kéo dài, gây thiệt hại lớn về người vàtài sản); khí hậu có sự biến động mạnh, thể hiện rõ trong chế độ nhiệt mùa đông và chế
độ mưa bão mùa hạ
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,60C - 24,60C Biên độ giao độngngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,20C Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng1.800 giờ Lượng mây trung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 70-80% Lượng mưatrung bình năm ở Hà Tĩnh vào khoảng 2.000 - 2700 mm, với số ngày mưa từ 140 - 160ngày/năm Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86% Chênh lệch giữa độ ẩmtrung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%
1.4 Thuỷ văn
Hà Tĩnh nằm trong lưu vực sông Ngàn Sâu thuộc hệ thống sông Cả Sông Ngàn Sâuthuộc loại nhiều nước nhất trong hệ thống sông Cả Tổng lượng nước bình quân nhiềunăm tính tới cửa sông là 6,15 km3, ứng với lưu lượng trung bình năm là 195m3/s.Mạng lưới sông ngòi ở Hà Tĩnh tuy nhiều nhưng ngắn Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131
km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ
3
Trang 4có 37 km Sông ngòi ở Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: Hệ thống sông NgànSâu có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ,Ngàn Trươi Hệ thống sông Ngàn Phố dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước
từ Hương Sơn cùng với sông Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sôngLam chảy ra Cửa Hội Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có nhóm Cửa Hội, CửaSót, Cửa Nhượng
1.5 Các nguồn tài nguyên
1.5.1 Tài nguyên đất
Hà Tĩnh có 599.717,66 ha; xét về mục đích sử dụng, đất đang sử dụng cho mụcđích nông nghiệp có 476.157,55 ha (chiếm 79,40% diện tích tự nhiên), sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp có 84.961,15 ha (chiếm 14,17% diện tích tự nhiên) và còn lại đất chưa sử dụng 38.598,96 ha (chiếm 6,43% diện tích tự nhiên)
Về tính chất thổ nhưỡng, Hà Tĩnh có 9 nhóm đất với đặc điểm phát sinh và tính chất khá đa dạng; trong đó nhóm đất đỏ vàng là nhóm phổ biến, chiếm tỷ lệ 51,6% so với diện tích tự nhiên của tỉnh
1.5.2 Tài nguyên nước
- Nước mặt: Hà Tĩnh có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông, suối, hồ
đập khá nhiều, có diện tích lớn và tập trung, đồng thời với vị trí địa lý nên hàng năm lượng mưa ở Hà Tĩnh khá cao Toàn tỉnh có 357 hồ chứa lớn nhỏ với tổng dung tích trữtrên 767 triệu m3 (các hồ lớn như hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác…), ngoài ra còn có lượng nước từ các sông được sử dụng qua hệ thống trạm bơm (282 trạm bơm có tổng lưu lượng 338.000 m3/s; 70 trạm bơm công suất nhỏ) và các đập dâng (48 đập dâng tổng lưu lượng cơ bản 6,9 m3/s)
Tuy nhiên, nguồn nước sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạtcòn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng lưu và nhiễm mặn ở hạ lưu vào mùa khô
và lũ lụt vào mùa mưa
- Nước ngầm: Nước ngầm ở Hà Tĩnh tuy chưa có số liệu nghiên cứu, điều tra,
khoan thăm dò toàn diện nhưng qua các số liệu thu thập được cho thấy mức độ nông sâu của mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc địa hình và lượng mưa trong mùa
Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nước khoáng ở Sơn Kim huyện Hương Sơn có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh
1.5.3 Tài nguyên rừng
- Theo số liệu kiểm kê năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp Hà Tĩnh có
350.882,67 ha; trong đó rừng sản xuất có 161.244,38 ha, đất rừng phòng hộ có 115.1040,48 ha và đất rừng đặc dụng có 74.597,81 ha Độ che phủ rừng đạt 52%
- Thực vật rừng: Rừng Hà Tĩnh khá phong phú về loài, mang nhiều nét đặc
trưng của thảm thực vật Việt Nam, có đến 143 họ, 380 chi, 761 loài thực vật; với nhiều loài gỗ quý hiếm như Pơ mu, Gụ mật, Sến mật, Lim xanh, Dó trầm ngoài ra còn có các loại lâm sản phi gỗ có giá trị khác Tổng trữ lượng gỗ khoảng
Trang 526.040.100 m3; gồm 2.546580 m3 gỗ rừng trồng và 23.494.420 m3 gỗ rừng tự nhiên
và 32.443 ngàn cây nứa Tuy vậy rừng Hà Tĩnh đã trải qua nhiều thời kỳ khai thác nên diện tích rừng nghèo và nghèo kiệt phục hồi chậm, cây mục đích đang giảm dần, tái sinh dưới tán rừng chủ yếu là cây ưa sáng, mọc nhanh giá trị kinh tế thấp
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loạithực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao Tập trung phần lớn ở khu vực các cửasông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu
- Động vật rừng: Ðộng vật rừng ở Hà Tĩnh khá phong phú, trong đó có các loài đặc
hữu như Sao La, Hổ, Voi, Bò Tót; có 17 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam và thếgiới, trong đó có các loài đặc hữu như Gà Lôi Lam mào đen, Gà Lôi Lam đuôi trắng, TrĩSao
(Nguồn: Kiểm kê đất tỉnh Hà Tĩnh năm 2010; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh).
1.5.4 Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, có 4 cửa sông lớn (Cửa Hội, Cửa Sót, CửaNhượng, Cửa Khẩu) và nhiều vũng vịnh nước sâu như Vũng Áng, vũng Sơn Dươngnên đã tạo thuận lợi để xây dựng cảng biển, cảng cá, đánh bắt và nuôi trồng thủy sảncũng như phát triển vận tải đường biển
Biển Hà Tĩnh có khoảng 267 loài hải sản, trữ lượng khai thác hàng năm khoảng
85 ngàn tấn Các cửa sông chính và nhiều cửa lạch đã tạo ra vùng nước mặn lợ có tiềmnăng nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 20.000 ha (hiện nay đã khai thác sửdụng khoảng 7.000 ha)
Bờ biển Hà Tĩnh có tọa độ gần đường hàng hải quốc tế, lại có vũng nước sâu nên
có điều kiện xây dựng cảng biển chuyên dùng cho tầu có trọng tải lớn đến 30 ngàn tấncập cảng như cảng Vũng Áng (đã xây dựng) và Vũng Sơn Dương (đang quy hoạch)tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông bằng vận tải biển và khả năng mởrộng để phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ nước ta, vùng Đông Bắc của Thái Lan
và nước bạn Lào
Nước biển Hà Tĩnh có nồng độ muối cao, chất lượng môi trường tốt nên có nhiềuthuận lợi để phát triển nghề muối phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp, sản lượngkhai thác hàng năm khoảng 35 ngàn tấn
Du lịch biển Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng như xây dựng các khu nghỉ dưỡng, dulịch như Chân Tiên, Thạch Hải, Thạch Bằng, Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con…
1.5.5 Tài nguyên khoáng sản
Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng,với hơn 160 điểm mỏ đã biết; có quy mô lớn, trong đó các khoáng sản: than, vàng, sắt,mangan, titan, ziricon, thiếc, kaolin, thạch anh sạch, sericit, quaczit, đá xây dựng, sét,cát, cuội sỏi , có quy mô khá lớn, làm nguồn lực quan trọng có ý nghĩa phát triểnkinh tế của tỉnh
5
Trang 61.5.6 Tài nguyên nhân văn
Đến năm 2010 tỉnh Hà Tĩnh còn trên 500 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 260
di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 72 di tích được xếp hạng cấp quốc gia với đủ cácloại hình đặc trưng như ngã ba Đồng Lộc, di tích ngã ba Nghèn, di tích lưu niệm Bác
Hồ, khu lưu niệm Trần Phú, khu lưu niệm Hà Huy Tập, khu lưu niệm đại thi hàoNguyễn Du, chùa Chân Tiên, Hương Tích, đền Củi,
Hà Tĩnh có nhiều lễ hội như hội chùa Hương Tích, Chiều Trưng, Hạ thủy, Cầu ngư,Đua thuyền Hà Tĩnh không chỉ là nơi có giá trị nhân văn nổi tiếng mà còn là điểm dừngchân của khách bộ hành du lịch trên các tuyến Bắc - Nam, Tây - Đông Hà Tĩnh (cùng vớiNghệ An) còn là quê hương của làn điệu hát ví dặm nổi tiếng, hiện đã được trìnhUNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Hà Tĩnh luôn kề vai sát cánh vớiquân dân cả nước chống giặc ngoại xâm; trong lao động có tinh thần năng động sángtạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinhnghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, phát triển nềnvăn hoá đặc sắc Vì vậy, nơi đây đã sản sinh ra những con người anh hùng và nhữngdòng thơ ca, những làn điệu hò cũng như là nguồn cảm hứng sáng tác của các vănnghệ sĩ về mảnh đất mưa bom lửa đạn với những tác phẩm kiệt xuất đã đi vào lòngngười không chỉ hôm nay mà cho muôn đời sau
1.6 Lao động và nguồn nhân lực
1.6.1 Dân số
Không như tình hình chung ở Việt Nam, từ năm 2000-2010, dân số của tỉnh HÀtĩnh đã giảm từ 1.273.000 xuống còn 1.223.000 người, với tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là -0,36% Do xu hướng dân số này, năm 2010 Hà tĩnh chỉ chiếm 1,41% dân
số của Việt Nam
Việc giảm tổng dân số bắt nguồn từ tình trạng di cư sang các tỉnh khác ở Việt Namhoặc ra nước ngoài Giả sử không có sự di cư ra khỏi địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến
2009, dự kiến tăng trưởng thực dân số có thể là 0,8%
Hơn 12.000 lao động rời Hà Tĩnh mỗi năm (tỷ lệ di cư thực năm 2010 là -9,8%), vớikhoảng một nửa trong số đó đến các tỉnh khác ở Việt Nam Trong 5 năm qua, hơn 80%
số người trong tỉnh di cư ra nước ngoài, chủ yếu là từ 5 huyện của tỉnh và thường di cưsang các nước Đông Nam Á và Châu Á, đặc biệt là Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản.Trong khi tổng dân số của HÀ Tĩnh và dân cư nông thôn trong thập kỷ qua đã giảm đi,dân số đôthị lại gia tăng Từ năm 2000- 2010, tỷ lệ tăng dân số đô thị hóa trung bìnhhàng năm của tỉnh là 4,71% Mặc dù đô thị hóa mạnh, HÀ Tĩnh còn là 1 tỉnh chủ yếunông thôn với gần 85% dân số sống ở nông thôn
1.6.2 Lao động
Lực lượng lao động Hà Tĩnh năm 2010 có 659.762 người (trong tổng số709.874 người trong độ tuổi lao động), chiếm khoảng 54% tổng dân số Mặc dù lựclượng lao động chỉ tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,1% từ năm 2001- 2010 ,
Trang 7người tham gia lực lượng lao động vẫn tăng mạnh hơn tốc độ gia tăng dân số của tỉnhtrong cùng thời kỳ.
Theo tính toán cơ cấu nghề nghiệp thay đổi đáng kể giữa khu vực nông thôn và thànhthị Trong khi khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực lao động chính, lao động ở hai đôthị được phân chia tương đối đồng đều trên các ngành nghề khác nhau
Các lực lượng lao động ở Hà Tĩnh nói chung ít được đào tạo và thiếu kỹ năngtrong lĩnh vực quan trọng cần thiết cho sự phát triển của tỉnh nhue kỹ thuật Năm 2010trên 68% lực lương lao động của Hà Tĩnh không được qua đào tạo, việc tiếp cận dàotạo cũng hư chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại,thách thức
7
Trang 8CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH HÀ
TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN 30 NĂM ĐỔI MỚI (TỪ 1986- 2016)
Từ sau khi Việt Nam thống nhất (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), giai đoạn 1976-1991, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhập làm một tỉnh và được gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh
Đến Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh như ngày nay Khi tách ra, tỉnh Hà Tĩnh có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã
Hà Tĩnh và 8 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, KỳAnh, Nghi Xuân, Thạch Hà
Cho nên ở bài này em xin điều tra và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh sau khi tái lập tỉnh (từ năm 1991)
2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1 Giai đoạn 2000- 2005 (Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
Giai đoạn 2000- 2005 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,63% / năm Riêngnăm 2002 tốc độ tăng GDP là 8,96%
Cơ cấu kinh tế:
Năm 2000 tỷ trọng các ngành trong GDP là: 51,31% đối với ngành nông nghiệp,13,45% đối với ngành công nghiệp, và 35,24% đối với ngành dịch vụ
Năm 2002 tỷ trọng các ngành kinh tế là: nông nghiệp chiếm 48,89%, công nghiệp là13,74%, và dịch vụ là 37,73% Đến năm 2005 tỷ trọng các ngành trong GDP đã có sựthay đổi: ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 35%, công nghiệp tăng lên 32,4%, còndịch vụ chiếm 32,6%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 10,077 triệu đồng/năm Đến 2005 là 11triệu đồng/năm
Như vậy, qua số liệu trên ta thấy nền kinh tế Hà Tĩnh đã có sự chuyển dịch về cơ cấucác ngành trong nền kinh tế, nhưng vẫn còn chậm Nông nghiệp vẫn chiếm vị thế cao,
và đạt tỷ trọng chiếm khoảng một nửa cơ cấu nền kinh tế chung của cả tỉnh Khác vớicác khu vực khác và xu thế chung của cả nước, cơ cấu nền kinh tế Hà Tĩnh có sự khácbiệt : nếu cả nước, và các tỉnh khác khi chuyển dịch cơ cấu theo hướng “công nghiệphóa hiện đại hóa” - giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và phát triển ngành công nghiệp,dịch vụ; ngành công nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn và tăng tỷ trọng nhanh nhất cònngành dịch vụ sẽ phát triển sau hơn và tỷ trọng thấp hơn (thấp nhất) trong 3 ngànhchính của nền kinh tế thì ở tỉnh Hà Tĩnh lại ngược lại, tỉ trọng ngành công nghiệp lạichiếm thấp nhất trong khi đó ngành dijhc vụ có tỷ trọng cao hơn, và chiếm gần gấp đôi
tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đến năm 2005 cơ cấu nền kinh
tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu đã có sự cânbằng giữa ba ngành
Trang 102.1.1.2 Giai đoạn 2006- 2010
Tổng sản phẩm của tỉnh trong những năm qua có xu hướng năm sau cao hơn nămtrước, năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 6.747.493 triệu đồng, tăng gấp 1,43lần so với năm 2006 Trong đó, khu vực công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt2.419.339 triệu đồng, tăng gấp 1,87 lần so với năm 2006; khu vực dịch vụ năm 2010đạt 2.643.470 triệu đồng, tăng gấp 1,52 lần so với năm 2006; khu vực nông, lâm ngưnghiệp đạt 1.684.684 triệu đồng, tăng 1,01 lần so với năm 2006
Bảng 1.1: Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Hà Tĩnh (theo giá so sánh) qua các năm
Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng); chỉ số (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ổn định qua các năm; bình quân giai đoạn
2005 - 2010 đạt 9,35% Năm 2005 tăng trưởng 8,93% thì đến năm 2006 tăng trưởng9,52% và năm 2010 tăng trưởng 9,64% Năm 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tếcông nghiệp - xây dựng là 18,43% và khu vực dịch vụ là 11,74%; riêng khu vực nông
- lâm - ngư nghiệp năm 2010 mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2009 do điều kiệngặp nhiều khó khăn về hạn hán, sâu bệnh bùng phát trên diện rộng, lũ lụt kéo dài gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân
(Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh năm 2010).
2.1.1.3 Giai đoạn 2011 - 2016
Giai đoạn này Tổng sản phẩm của tỉnh trong những năm qua có xu hướng tăngcao nhất so với các năm trước đó Riêng năm 2016 vì sự cố môi trường ở khu kinh tếVũng Áng (cụ thể là quá trình hoạt động của Công ty TNHH gang thép Hưng NghiệpFormosa Hà Tĩnh (FHS) ) đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bị sụt giảmnghiêm trọng
Trang 11Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và GDP đầu người của tỉnh Hà Tĩnh qua các năm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều và ổn định qua các năm; bình quân giai đoạn
2011 - 2015 đạt 19,38% Năm 2011 tăng trưởng 11,68% thì đến năm 2012 là 13,44%
và năm 2015 tăng trưởng lên tận hơn 26% Năm 2014 tốc độ tăng trưởng khu vực kinh
tế công nghiệp - xây dựng vượt bậc với 42,06% và khu vực dịch vụ là 22,26%; riêngkhu vực nông - lâm - ngư nghiệp năm 2010 mức tăng trưởng thấp hơn so với 6,51% Năm 2016 do những tác động của Từ thiên tai, lũ lụt, rồi những tác động từ khó khănchung của nền kinh tế, của chính sách thắt chặt đầu tư công… đến sự cố Formosa gây
ra với môi trường biển đã góp phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của HàTĩnh trong năm 2016 khiến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh này giảm mạnh đến17,06% so với năm 2015 Cụ thể, trong mức tăng trưởng chung – 17,06% thì khu vựcnông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,82 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp vàxây dựng đóng góp – 11,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp – 6,3 điểmphần trăm
GDP đầu người cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm Năm 2011 là 16,367triệu đồng/người thì đến năm 2015 tăng lên 38,9 triệu đồng/người
2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và xây dựng; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Ngành công nghiệp - xây dựng trong những năm gần đây và hiện nay là ngành
đang có đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh; năm 2006 là 1.878.666 triệu đồng (chiếm 26,68%) thì đến năm 2010 tăng lên 5.333.830 triệu đồng (chiếm 33,57%).
11
Trang 12Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng đã tăng từ 3.533.372 triệu đồng
(năm 2008, chiếm 31,42%) đến năm 2010 tăng lên 5.200.189 triệu đồng (chiếm 32,73%) Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối tương đương với khu vực công nghiệp và xây
dựng cũng như ngành nông, lâm ngư nghiệp; nhưng mức tăng tỷ trọng chưa cao,nguyên nhân chủ yếu là do các ngành dịch vụ của tỉnh chưa có đủ các điều kiện cầnthiết để phát triển (sản phẩm mũi nhọn, vốn, trang thiết bị, tổ chức kinh doanh, cơ chếchính sách, thị trường )
Bảng 1.3: Tổng sản phẩm (theo giá thực tế) và cơ cấu kinh tế
phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng); cơ cấu (%)
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ Tổng
số
Nôn
g lâm, ngư nghiệ p
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2006 7.041.703
2.836.893
1.878.666
2.326.14
4 100,00 40,29 26,68 33,03
2007 8.790.959
3.223.435
2.609.890
2.957.63
4 100,00 36,67 29,69 33,642008
11.244.86
14.390.979
3.320.510
3.533.37
2 100,00 39,05 29,53 31,422009
13.389.90
94.897.138
4.376.538
4.116.23
3 100,00 36,57 32,69 30,742010
15.889.54
65.355.527
5.333.830
5.200.18
9 100,00 33,70 33,57 32,73
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010)
Phần đóng góp của ngành nông, lâm ngư nghiệp cho GDP của tỉnh giảm nhanhqua các năm (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối) là phù hợp với chủ trươngchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Tỷtrọng của ngành này giảm từ 40,29% năm 2006 xuống 33,70% năm 2010
Cơ cấu kinh tế 3 khu vực của cả nước năm 2010 là nông, lâm nghiệp và thủy sản20,58%; công nghiệp và xây dựng 41,10%; dịch vụ 38,32% Như vậy, cơ cấu kinh tếcủa tỉnh có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng chưa theo kịp với xu thếchung của cả nước
Cơ cấu theo thành phần kinh tế đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền
kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm (theo giá thực tế) của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (tăng từ 74,35% năm 2006 lên 80,58% năm 2010) nhất là trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ khách sạn - nhà hàng, công nghiệp chế biến, xây dựng và giao thông vận
Trang 13tải Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu là
tư nhân (chiếm 76,97%) và cá thể (chiếm 21,54%) nhưng quy mô còn nhỏ bé, vốn
và lực lượng lao động ít, hiệu quả kinh doanh chưa cao Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp Năm 2010 khu vực này đóng góp 1,82% trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh và 12% giá trị sản xuất công nghiệpcủa tỉnh
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt
chênh lệch giữa các vùng, khu vực đô thị được mở rộng, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các tiểu vùng kinh tế:Tiểu vùng quốc lộ 8, dải hành lang kinh tế Đông - Tây; Tiểu vùng thành phố Hà Tĩnh - Thạch Khê chủ yếu phát triển công nghiệp; Tiểu vùng kinh tế Vũng Áng phát triển công nghiệp luyện thép, đóng tàu, dịch vụ cảng biển; Tiểu vùng kinh tế Tây Nam chủ yếu phát triển nông lâm nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020).
2.1.2.3 Giai đoạn 2011- 2015
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp và xây dựng; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Ngành công nghiệp - xây dựng trong những năm gần đây và hiện nay là ngànhđang có đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng đã tăng từ 7.383 tỷ đồng (năm 2011, chiếm 32,21%) đến năm 2014 tăng lên 9.004,64 tỷ đồng (chiếm 41,75%).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng đã tăng từ 18.956 tỷ đồng (năm
2011, chiếm 31,93%) đến năm 2014 tăng lên 32.515,3 tỷ đồng (chiếm 40,43%)
13
Trang 14Bảng 1.4: Tổng sản phẩm (theo giá thực tế) và cơ cấu kinh tế
phân theo khu vực kinh tế
xây dựng
Dịch vụ Tổng số
Nông lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp và
Đơn vị tính: Giá trị (tỷ đồng); cơ cấu (%)
Phần đóng góp của ngành nông, lâm ngư nghiệp cho GDP của tỉnh giảm nhanhqua các năm (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối) là phù hợp với chủ trươngchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Tỷtrọng của ngành này giảm từ 35,86% năm 2011 xuống 18,1% năm 2015
Cơ cấu kinh tế 3 khu vực của cả nước năm 2015 là nông, lâm nghiệp và thủy sản17,00%; công nghiệp và xây dựng 33,25%; dịch vụ 39,73% Như vậy, cơ cấu kinh tếcủa tỉnh có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực mạnh mẽ và vượt qua tốc độchuyển dịch của cả nước
2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1 Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp
Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tuy chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần trongnền kinh tế, nhưng vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; ngành này đang từngbước tiếp cận với sản xuất hàng hoá Tốc độ tăng trưởng bình quân chưa cao, chỉ đạt2,25%/năm (từ năm 2006 đến năm 2010); trong đó ngành nông nghiệp có tốc độ tăngtrưởng bình quân 1,96%/năm, lâm nghiệp tăng trưởng 2,88%/năm và thủy sản tăngtrưởng bình quân 3,33%/năm
Trang 15Bảng 1.5: Giá trị sản xuất Nông - lâm và ngư nghiệp theo giá so sánh 1994
Ngư nghiệp
Chỉ số chung
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
2006 2.564.90
82.069.81
1 210.431
371.96
3 96,83 95,81 98,46 102,36
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010)
Giá trị sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994)
là 2.793.245 triệu đồng, giảm 3,17% so với năm 2009; trong đó giá trị sản xuất nôngnghiệp 2.210.851 triệu đồng, giảm 4,19%; giá trị sản xuất lâm nghiệp 210.431 triệuđồng, giảm 1,54%; chỉ có giá trị giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 2,36% so với năm
2009 (đạt 371.963 triệu đồng)
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất nông - lâm và ngư nghiệp theo giá thực tế
Đơn vị: Giá trị sản xuất (triệu đồng), Cơ cấu (%)
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngư nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2010)
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá thực tế) thì
nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 80% Năm 2010 nông nghiệp chiếm tỷtrọng 84,64%; thì lâm nghiệp chỉ chiếm 4,06% và ngư nghiệp 11,30% (cả hai ngànhchiếm dưới 20%)