1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn kỹ năng xử lý điểm nóng chính trị xã hội tham nhũng ở nhật bản

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vị trí cao trong các bảng xếp hạng về ít tham nhũngcủa Tổ chức Minh bạch quốc tế và Dự án Tư pháp quốc tế chứng minh sựthành công của các biện pháp chống tham nhũng này.Xuất phát từ lý d

Trang 1

TIỂU LUẬN

MÔN : KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

ĐỀ TÀI : Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận 3

II NỘI DUNG 4

2.1 Khái quát về phòng, chống tham nhũng 4

2.2 Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản 7

2.2.1 Tổng quan về tham nhũng ở Nhật Bản 7

2.2.2 Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản 9

2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ phòng, chống tham nhũng ở NhậtBản 13

2.4 Một số nhận xét, đánh giá và gợi mở đối với Việt Nam 15

III KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự ra đời vàphát triển của bộ máy Nhà nước Các quốc gia có các điều kiện về xã hội, vănhóa, chính trị, kinh tế khác nhau quan niệm về tham nhũng cũng khác nhau Ởmỗi giai đoạn phát triển của từng quốc gia, khái niệm tham nhũng cũng đưa ratương ứng theo từng thời kỳ, do đó khó có thể có một khái niệm chung nhấtvề tham nhũng cho mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị, tham nhũng cũngkhông phải là một khái niệm bất biến xuyên qua các thời kỳ phát triển đối vớitừng quốc gia, khu vực

Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế hậu chiến tại Nhật Bản, tham nhũng xuấthiện phổ biến, thường được thực hiện dựa trên sự liên kết chặt chẽ của “tamgiác sắt” (iron triangle) giữa những doanh nghiệp Nhật Bản, chính trị gia vànhóm các quan chức thượng lưu Sự liên kết chặt chẽ này đã giúp cho NhậtBản từng trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới nhưng nócũng tạo nên một “văn hóa” thỏa thuận ngầm Những vụ tham nhũng tai tiếngkhiến cho chính phủ Nhật Bản phải thực hiện hàng loạt cải cách, bao gồmviệc công khai tài sản của các chính trị gia, áp dụng các nguyên tắc đạo đứcnghiêm ngặt đối với công chức

Trong suốt hơn 15 năm qua, Nhật Bản xây dựng các quy tắc ứng xửnhằm nghiêm cấm việc trao nhận quà tặng, các khoản thanh toán “bôi trơn”(falicitate payment), hay các hình thức giải trí không chỉ với công chức màcòn đối với các doanh nghiệp nói chung Kết quả của những nỗ lực này, chođến nay, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia châu Á có vị trí cao trong bảngxếp hạng các nước có ít tham nhũng nhất trên thế giới do Tổ chức Minh bạchquốc tế thực hiện, theo đó, Nhật Bản đứng thứ 18/180 quốc gia theo chỉ sốtham nhũng của Tổ chức này[10] Trong chỉ số năm 2021 về pháp quyền của

Trang 4

Dự án Tư pháp quốc tế xếp hạng Nhật Bản đứng thứ 15/139 trong danh sáchcác quốc gia ít tham nhũng nhất[11].

Qua hơn 15 năm triển khai các biện pháp này, Nhật Bản đã đạtđược thành công đáng kể Vị trí cao trong các bảng xếp hạng về ít tham nhũngcủa Tổ chức Minh bạch quốc tế và Dự án Tư pháp quốc tế chứng minh sựthành công của các biện pháp chống tham nhũng này.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản” làm tiểu luận hết môn Đề tài

này cung cấp cơ hội để hiểu rõ hơn về hành động cụ thể của Nhật Bản trongviệc chống tham nhũng, từ quá trình phát sinh vấn đề đến các biện pháp cảicách và kết quả đã đạt được Nó là một ví dụ tiêu biểu về sự nỗ lực và cam kếtcủa một quốc gia trong việc xây dựng một xã hội công bằng và minh bạchhơn.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứuMục đích:

 Hiểu rõ quá trình đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản từ thờikỳ bùng nổ kinh tế hậu chiến đến hiện tại.

 Phân tích các biện pháp cải cách và chính sách mà chính phủ NhậtBản đã triển khai để kiểm soát và ngăn chặn tham nhũng.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự xuất hiện và phổ biến củatham nhũng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế hậu chiến tại Nhật Bản.

 Đánh giá hiệu quả của các biện pháp chống tham nhũng mà NhậtBản đã áp dụng.

 Tìm hiểu về văn hóa và quy tắc ứng xử mới mà Nhật Bản đã xâydựng để ngăn chặn tham nhũng.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản Phạm vi nghiên cứu:

Trang 5

 Tập trung vào thời kỳ bùng nổ kinh tế hậu chiến đến hiện tại.

 Các biện pháp cải cách và chính sách chống tham nhũng của chínhphủ Nhật Bản.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứuCơ sở lý luận:

 Lý thuyết về tham nhũng, văn hóa chính trị, và các nguyên tắc đạođức trong quản lý công và tư.

Phương pháp nghiên cứu:

 Phân tích tài liệu: Xem xét các thông tin, báo cáo, và chính sáchchính phủ, cũng như các nghiên cứu trước đây về chủ đề tham nhũng ở NhậtBản.

 Phỏng vấn (nếu có điều kiện): Nếu có thể, tiến hành phỏng vấn cácchuyên gia, chính trị gia hoặc người có kiến thức chuyên sâu về vấn đề thamnhũng ở Nhật Bản.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luậnÝ nghĩa lý luận:

 Cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình đấu tranh chống tham nhũngtại Nhật Bản, từ đó đưa ra những kết luận và đề xuất cải cách chính sách.

 Nâng cao hiểu biết về cách thức kiểm soát và ngăn chặn thamnhũng trong các hệ thống chính trị và kinh tế.

Trang 6

II NỘI DUNG2.1 Khái quát về phòng, chống tham nhũng

2.1.1 Về thuật ngữ

“Tham nhũng” là một khái niệm, phản ánh một nhóm tội hoặc một loạthành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng,chống tham nhũng năm 2018 thì “tham nhũng là hành vi của người có chứcvụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.

Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định vềcác hành vi tham nhũng: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ,quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hànhnhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụvì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giảiquyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; lợidụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; nhũngnhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủnhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che chongười có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luậtvào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thihành án vì vụ lợi Ngoài ra, Luật quy định các hành vi tham nhũng trong khuvực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổchức khu vực ngoài nhà nước thực hiện.

Qua quy định trên cho thấy, có điểm trong Luật phản ánh một hành vi,như: “Tham ô tài sản”, “nhận hối lộ”… nhưng có điểm là tổ hợp hành vi, vídụ: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạmpháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểmtra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi (điểmm khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018)…

Trang 7

Phân tích khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy:Luật quy định 12 điểm, thì có 08 điểm “vụ lợi”, 01 điểm “trục lợi”, 03 điểm(a, b, c) là đương nhiên có “lợi”: Tham ô, nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản Nhưvậy, việc nhận biết “lợi” là mấu chốt trong phòng, chống tham nhũng Theoquy luật xã hội luôn vận động, vậy “lợi” cũng biến đổi, do vậy, trong mỗi giaiđoạn đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần đặt đúng cái “lợi” mà hành vitham nhũng hướng tới.

2.1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm đối với nhóm tội tham nhũng

Theo quy định của Bộ luật Hình sự[7], tại Chương XXIII các tội phạmvề chức vụ, mục 1 các tội phạm tham nhũng quy định từ Điều 353 đến Điều359 gồm các tội danh sau: Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ(Điều 354); Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); Tộilạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); Tội lợi dụng chức vụ,quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); Tội giảmạo trong công tác (Điều 359).

- Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chứcbao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chứckinh tế Theo quy định, bằng hình thức hành động tội phạm tham nhũng làmhoạt động của các cơ quan, tổ chức thực hiện trái với quy định của pháp luật,ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợppháp của các cơ quan, cá nhân, tổ chức Pháp luật bảo vệ ở đây là hoạt độngbình thường của cơ quan nhà nước, trật tự quản lý nhà nước.

- Mặt khách quan cấu thành tội phạm:Trên cơ sở pháp luật, hành vi cấuthành tội phạm nhóm tội tham nhũng là “hành động” phạm tội.

- Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm: Dấu hiệu lỗi, các tội danh trongmục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017(sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý

Trang 8

gián tiếp) Có nghĩa là, chủ thể phạm tội xác định được hành vi khi thực hiệnvà mong muốn đạt kết quả như dự liệu.

- Động cơ phạm tội: Động cơ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tộiphạm trong một số tội danh trong nhóm tội tham nhũng Ví dụ: “Người nào vìvụ lợi hoặc động cơ cá nhân…” - Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

- Về chủ thể: Nhóm tội tham nhũng đa số là chủ thể đặc biệt (có chứcvụ) Các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong nhóm tội tham nhũng trong Bộluật Hình sự phản ánh phù hợp với các dấu hiệu chủ thể phạm tội quy định tạiLuật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 Ví dụ, khi xét xử “Tội nhận hối lộ”(Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015) với tình tiết phạm tội có tổ chức Vềmặt hình sự các bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về vai trò khác nhau trong vụán, nhưng bị cáo thuộc diện “tham nhũng” theo luật Luật Phòng, chống thamnhũng là người có chức vụ, quyền hạn.

2.1.3 Về quan điểm chung

Do tính chất nghiêm trọng và mức độ ảnh hưởng ngày càng lan rộngcủa tham nhũng trong tổ chức bộ máy nhà nước, Liên Hợp quốc xác định làtội phạm có tính toàn cầu, đã thông qua Công ước chống tham nhũng(UNCAC)[8], Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước này.

2.1.4 Đấu tranh chống tham nhũng

Đấu tranh chống tham nhũng là một nỗ lực toàn diện nhằm ngăn chặn,giảm thiểu và loại bỏ các hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực khác nhaucủa xã hội, bao gồm cả trong chính phủ, kinh doanh, và các tổ chức phi chínhphủ Nó bao gồm các biện pháp phòng ngừa, xử lý và đặt ra các quy địnhpháp luật nghiêm ngặt để ngăn chặn, trừng phạt và ngăn chặn hành vi thamnhũng.

Các hoạt động trong đấu tranh chống tham nhũng bao gồm:

Trang 9

Xây dựng quy tắc và chính sách: Thiết lập các quy tắc, nguyên tắc vàchính sách để ngăn chặn tham nhũng, từ việc công bố tài sản, quy định về quàtặng và các giao dịch không minh bạch.

Giám sát và kiểm tra: Tăng cường hoạt động giám sát để phát hiện vàngăn chặn hành vi tham nhũng, bao gồm cả việc thanh tra, kiểm tra, và quảnlý công việc hàng ngày.

Giáo dục và tạo đào tạo: Xây dựng chương trình giáo dục và tạo đàotạo để nâng cao ý thức và đạo đức trong cán bộ công chức và trong xã hội.

Hợp tác quốc tế: Hợp tác với cộng đồng quốc tế để chia sẻ kinhnghiệm, học hỏi và hỗ trợ trong việc đối phó với tham nhũng.

Mục tiêu cuối cùng của đấu tranh chống tham nhũng là xây dựng mộtxã hội công bằng, minh bạch và trung thực, nơi mà tất cả mọi người có cơ hộicông bằng và không bị ảnh hưởng bởi các hành vi tham nhũng.

2.2 Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản

2.2.1 Tổng quan về tham nhũng ở Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia dân chủ gắn liền với tự do về kinh tế, có nềnkinh tế phát triển đứng thứ ba trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các nhàđầu tư Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp thị trườngtài chính với một hệ thống các quy tắc linh hoạt để khuyến khích đầu tư trựctiếp nước ngoài và tạo điều kiện thiết lập hoạt động kinh doanh Nhật Bảnđược xếp hạng là một trong những quốc gia có tình trạng tham nhũng ít nhấtthế giới Các doanh nghiệp ở đây ít đối mặt với nguy cơ tham nhũng Tuynhiên, ở Nhật có một truyền thống về bổ nhiệm nhân viên chính phủ đã nghỉhưu vào những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp mà họ đã từng quảnlý dẫn đến nhiều tranh luận liên quan đến tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, hối lộ.Thực tế này thường xảy ra trong các lĩnh vực như tài chính, xây dựng, giaothông và công nghệ dược phẩm.

Nguy cơ tham nhũng trong hệ thống tư pháp của Nhật Bản rất thấp Tưpháp độc lập được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trong thực tế, Tòa án xét

Trang 10

xử công bằng, Nhà nước pháp quyền được thiết lập Theo báo cáo cạnh tranh

toàn cầu năm 2015 – 2016 (the Global Competititiveness Report 2015 – 2016)

thì các khoản chi trả không chính thức để có được phán quyết thuận lợi củaTòa án rất hiếm xảy ra ở đất nước này Các doanh nghiệp cho rằng hệ thốngpháp luật hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp.

Ở Nhật, không có trường hợp tham nhũng nào trong lực lượng Cảnh sátđược báo cáo Chính phủ có cơ chế hữu hiệu để điều tra và trừng phạt cáchành vi lạm dụng, tham nhũng, giảm thiểu tình trạng miễn trừng phạt đối vớiCảnh sát Các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng lực lượng Cảnh sát làđáng tin cậy trong việc bảo vệ các doanh nghiệp trước tình hình tội phạm.[1]

Trong lĩnh vực dịch vụ công, nguy cơ tham nhũng và hối lộ khi cácdoanh nghiệp xin cấp phép và sử dụng các dịch vụ công khác cũng rất thấp.Cũng theo báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2015 – 2016 thì Nhật Bảnđược xếp hạng trong các quốc gia mà các khoản chi không chính thức, hối lộliên quan đến dịch vụ công thấp nhất thế giới[2] Thiết lập một doanh nghiệpở Nhật Bản có thể nhiều hơn so với các nước phát triển khác cả về khía cạnhthủ tục và chi phí Các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tham khảothông tin về thiết lập một doanh nghiệp ở Nhật Bản trên trang thông tin điệntử của Chính phủ.

Quyền tài sản ở Nhật Bản được xếp hạng trong các quốc gia tốt nhấtthế giới Việc đăng ký một tài sản trung bình mất thời gian là 13 ngày, trongkhi việc giải quyết cấp phép xây dựng dài hơn một chút so với các nước pháttriển nhưng ít chi phí hơn Lĩnh vực quản lý thuế cũng rất ít nguy cơ thamnhũng Các khoản chi phí không chính thức, hối lộ khi thanh toán thuế hiếmxảy ra Trung bình, các doanh nghiệp mất khoảng 330 giờ/01 năm để chuẩnbị, đăng ký và thanh toán thuế Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa,nguy cơ tham nhũng cũng rất thấp Việc quản lý biên giới minh bạch và hiệuquả; hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các thủ tục nhập khẩu là vấn đềphức tạp nhất trong nhập khẩu hàng hóa ở Nhật Bản.

Trang 11

2.2.2 Đấu tranh chống tham nhũng ở Nhật Bản

2.2.2.1 Về thể chế chống tham nhũng

Những đạo luật chủ yếu về chống tham nhũng ở Nhật gồm Bộ luật hìnhsự và Luật về chống cạnh tranh không lành mạnh Nhật Bản được đánh giá làquốc gia có khung pháp lý mạnh mẽ và được thực thi hiệu quả Bộ luật hìnhsự áp dụng đối với các tội phạm thuộc lĩnh vực công và nghiêm cấm việc hốilộ chủ động hoặc thụ động các công chức, bao gồm các khoản thanh toánthuận lợi Đạo luật về phòng chống cạnh tranh không lành mạnh đã tội phạmhóa hành vi hối lộ công chức và doanh nghiệp nước ngoài cũng như những cánhân có trách nhiệm Nhật Bản không có luật về hối lộ trong khu vực tưnhưng pháp luật đặc biệt được áp dụng khi doanh nghiệp tư nhân có mối liênhệ chặt chẽ với lợi ích công Luật doanh nghiệp áp dụng đối với khu vực tư vàquy định hình phạt đối với hành vi hối lộ chủ động hoặc thụ động của giámđốc hoặc người có vị trí tương tự của các công ty chứng khoán Đạo luật vềđạo đức chỉ áp dụng đối với cá nhân, có giá trị tham khảo về quà tặng và yêucầu các công chức trung, cao cấp phải báo cáo về những quà tặng có giá trịvượt quá 5000 yên Nhật Hình phạt cao nhất là 5 năm tù hoặc phạt tiền 300ngàn yên và có thể lên đến 20 năm đối với công chức đòi hối lộ Luật về xóabỏ và phòng ngừa đấu thầu gian lận xác định tham nhũng trong mua sắmcông Nhật Bản là thành viên của Công ước chống hối lộ của các nước pháttriển và đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chốngtham nhũng.

2.2.2.2 Về thiết chế chống tham nhũng

Nhật Bản không có cơ quan độc lập chống tham nhũng Tuy nhiên, mộtsố cơ quan trong phạm vi thẩm quyền của mình đã tham gia tích cực vào cuộcchiến chống tham nhũng Chẳng hạn, Ủy ban thương mại công bằng, Cơ quancảnh sát quốc gia, Cơ quan quản lý thuế quốc gia.

Việc không có một cơ quan thanh tra quốc gia là một điểm đáng chú ý.Tuy nhiên, một số thành phố trong Nhật Bản có tổ chức cơ quan thanh tra để

Ngày đăng: 05/07/2024, 12:28

w