1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thời Điểm chuyển rủi ro trong hợp Đồng mua bán hàng hóa

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa
Tác giả Nhóm 2 - CA 1
Chuyên ngành Luật Thương mại Việt Nam & Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 879,86 KB

Nội dung

Tiểu luận thời Điểm chuyển rủi ro trong hợp Đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại Luật thương mại 2005 Pháp luật về kinh doanh thương mại Luật Dân sự 2015

Trang 1

(iv) Pháp luật nước ngoài;

(v) Quan điểm các tác giả trong khoa học pháp lý;

(vi) Quan điểm cá nhân

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM 4

1 Khái niệm rủi ro 4

2 Nguyên tắc 4

3 Căn cứ pháp lý 4

4 Thời điểm chuyển rủi ro theo quy định của Bộ Luật Dân sự 6

II BẤT CẬP VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6

III THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 10

1) Tình hình áp dụng Luật Thương mại ở Việt nam 10

2) Thực tế xét xử các vụ án về áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong Luật Thương mại 2005 10

Vụ án thực tế số 1: 10

Vụ án thực tế số 2 11

Vụ án thực tế số 3 12

Vụ án thực tế số 4 12

3) Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa 12

VI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI 13

1 Công ước Viên năm 1980 13

2 Bộ quy tắc thương mại quốc tế INCOTERMS 15

2.1 Điều kiện Ex Works 15

2.2 Điều kiện FCA 15

2.3 Điều kiện FAS 15

2.4 Điều iện O 15

2.5 Điều iện C .16

2.6 ĐIều iện CI 16

Trang 3

2.7 Điều iện CPT… 16

2.8 Điều iện CIP 16

2.9 Điều iện T 16

2.10 Điều iện P 17

2.11 Điều iện PP 17

V QUAN ĐIỂM CÁC TÁC GIẢ TRONG KHOA HỌC PHÁP LÝ 17

Xu hướng triết học 17

Xu hương thực chứng 18

Xu thế nghiên cứu so sánh 19

VI QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 22

KẾT LUẬN .25

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 26

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Mua bán trao đổi hàng hóa là hình thức thường thấy trong công việc kinh doanh Việc xã hội ngày càng phát triển, kéo theo các hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú đạt được những thành tựu to lớn, các thị trường được

mở rộng thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế

Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên và liên tục của đại đa số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Hoạt động đó ràng buộc quyền và nghĩa vụ thông qua hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa Trong hợp đồng, các bên thường chú trọng đến chất lượng, số lượng hàng hóa; số tiền, phương thức thanh toán, cơ chế giải quyết tranh chấp mà ít chú trọng đến nội dung “chuyển rủi ro” Nghĩa là xác định trong thời điểm nào bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển cho bên mua Do đó, tranh chấp giữa các bên thường phát sinh khi có rủi ro xảy ra Vì vậy, khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngoài việc giao hàng thì thời điểm chuyển giao rủi ro do hàng hóa mang lại giữa các bên cũng là điều khoản vô cùng quan trọng Bởi, đôi khi ranh giới giữa việc hàng hóa nguyên vẹn hay hư hỏng chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng lại ảnh hưởng tới trách nhiệm của 2 bên trong hợp đồng, thậm chí là kết quả của cả giao dịch mua bán hàng hóa

Nhận được được vấn đề đó, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu những quy định hiện hành của pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa, việc thực thi, áp dụng pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể Từ đó, tìm ra nguyên nhân

và đề xuất những giải pháp phòng ngừa nhằm nâng cao sự phù hợp của pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này, đồng thời đem lại hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Trước hết, để đi sâu vào các thời điểm chuyển rủi ro thì ta tìm hiểu sơ lược, khái quát về các quy định pháp luật xoay quanh và liên quan đến vấn đề này

Trang 5

I QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những hư hỏng, mất mát xảy ra đối với hàng hóa do lỗi chủ quan của con người (do trộm cắp) hay nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, môi trường…) Rủi ro là điều không mong muốn trong hợp đồng vì nếu việc đó xảy ra thì kết quả là việc bên gánh chịu rủi ro bị tổn thất và thiệt hại Trong thực tế việc xác định bên nào chịu rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá và còn ảnh hưởng tới trách nhiệm của bên bán hay bên mua trong hợp đồng, thậm chí là kết quả giao dịch mua bán

2 Nguyên tắc

Thời điểm chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên: Các bên

đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định theo thỏa thuận đã xác lập

3 Căn cứ pháp lý

Thời điểm chuyển rủi ro được quy định tại Luật Thương mại 2005 (sửa đổi năm 2017, 2019):

Điều 57 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá

Điều 58 Chuyển rủi ro trong trường hợp hông có địa điểm giao hàng xác định:

Trang 6

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro

về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên

Điều 59 Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây :

1) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua

Điều 60 Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

Điều 61 Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1) ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2) Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác

Trang 7

4 Thời điểm chuyển rủi ro theo quy định của Bộ Luật Dân sự

Điều 441 L S 2015 quy định chung về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản như sau:

Điều 441 Thời điểm chịu rủi ro

1 Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

2 Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký,

bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Chúng ta có thể thấy, pháp luật ưu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành không quy định, thì chúng

ta áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự

II BẤT CẬP VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

MUA BÁN HÀNG HÓA

Luật thương mại được ban hành năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 01/1/2006 Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực thi luật này đã phát sinh những bất cập và nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn Đến nay, điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi nên việc xem lại một số quy định của luật là khá cần thiết Nhằm tạo sự công bằng và bình đẳng cho các cá nhân, tổ chức trong hoạt động mua bán hàng hóa cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên Các bên đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định theo thỏa thuận của các bên Các bên không thỏa thuận thì thực hiện theo quy định

Trang 8

của pháp luật Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này vào thực tế trong thời gian qua gây nhiều bất cập và khó khăn cá nhân, tổ chức trong hoạt động mua bán hàng hóa

 Đối với quy định về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro tại Điều 59 Luật thương mại là chưa hợp lý “ Trừ trường hợp pháp luật có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây”

(1) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;

(2) Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền sở hữu hàng hóa của bên mua.” Ở đây có nhiều điểm cần xem xét lại

Thứ nhất, người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với người bán hay người mua Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán thì việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là đã giao hàng cho người mua, nên việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ Còn về trường hợp người nhận hàng có mối quan hệ với người mua thì người bán giao hàng cho họ có nghĩa hàng hóa đã được giao cho người mua Vì vậy bên mua có nhận được chứng từ hàng hóa hay chưa chưa không có ý nghĩa pháp lý

Thứ hai, việc xác nhận chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và theo cách nào để thấy rằng người nhận hàng giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua là rất khó nếu theo đúng luật hiện hành của Luật Thương mại, bởi trong quá trình thực hiện thấy rằng quy định như vậy là không cần thiết

Cần có quy định cụ thể về việc xác định hành vi giao hàng và nhận hàng là hành vi pháp lý hay thực tế; phân biệt rõ hàng hóa là hàng đặc định hay đồng loại; xác định

Trang 9

cụ thể mối quan hệ giữa người nhận hàng để giao với người bán hoặc người mua tại Điều 59 Luật Thương mại chưa phù hợp với quy định tại CISG

 Quy định từ thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển tại Điều 60 Luật Thương mại 2005 Quy định này cho phép xác định thời điểm rủi ro chuyển sang người mua rõ ràng hơn Tuy nhiên, dưới góc độ thực tiễn thì quy định này chưa thực sự phù hợp Vì rủi ro có thể phát sinh để từ thời điểm hàng hóa không còn nằm trong tầm kiếm sóat của người bán, tức là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất có thể hàng hóa

bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng Về vấn đề này, pháp luật thương mại nên tham khảo Công ước Viên 1980 trong đó quy định thời điềm chuyển rủi ro là thời điềm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng

từ xác nhận hợp đồng vận chuyển Trừ trường hợp lúc ký hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc không thể không biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng không thông báo cho người mua

 Vấn đề xác định thời điểm chuyển rủi ro trong Luật Thương mại 2005 đã không còn phù hợp bởi việc xác định chuyển rủi ro mới chỉ dừng lại khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người đại diên bên mua ủy quyền trong giao dịch thương mại

 Tại các Điều 57, 58, 59, 60, 61 Luật Thương mại 2005 cũng có nhắc tới khái niệm hàng hóa được chuyển giao Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao

là thời điểm nào thì Luật Thương mại 2005 không quy định rõ ràng, chuyển giao

về mặt pháp lý hay thực tế

 Ranh giới chuyển giao rủi ro trong các Điều 57 đến 61 Luật Thương mại 2005 chưa phù hợp với quy định của INCOTERMS 2020 Luật Thương mại Việt Nam

2005 ra đời khi chưa xuất hiện INCOTERMS 2010 Từ ngày 1/1/2011 trở đi

INCOTERMS 2020 đã được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế

Trang 10

Khi địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, hàng được giao khi chúng được bóc lên phương tiện vận tải do người mua sắp xếp Khi đại điểm chỉ định là nơi khác, hàng được giao khi hoàn thành việc bốc xếp lên phương tiện vận tải của người bán và tới địa điểm khác đưọc chỉ định và sẵn sàng để dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải của người bán đặt dưới quyền định đoạt của người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định Bất cứ địa điểm nào trong hai địa điểm trên được chỉ định để giao hàng, địa điểm đó xác định chi phí và rủi ro được chuyển giao cho người mua

Trong các Điều từ 57 đến 61 Của Luật Thương mại 2005 chỉ quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua là khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền

 Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản như sau:

1.Bên bán chịu rủi ro về tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

2 Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hượp có thỏa thuận khác

Trong khi đó Luật Thương mại 2005 chưa đề cập đến chuyển rủi ro đối với hàng hóa

mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu Như vậy, cần sửa đổi Luật Thương mại 2005 theo hướng bổ sung quy định về việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa

mà theo quy định củ pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu theo hướng phù hợp với Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015

 Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong luật khác thì áp dụng Bộ luật Dân sự Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên,

Trang 11

Luật Thương mại 2005 đã bỏ xót nhiều quy định quan trọng liên quan đến các hoạt động thương mại trên thực tế Nếu có thì những quy định này cũng không phù hợp với các luật chuyên ngành hay văn bản hướng dẫn thi hành Do vậy, dường như Luật Thương mại 2005 chỉ được sử dụng để dẫn chiếu, trong khi Bộ luật Dân sự

2015, Luật chuyên ngành và các nghị định, thông tư được áp dụng nhiều hơn

III THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1) Tình hình áp dụng Luật Thương mại ở Việt nam

Hiện nay, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam Tạo ra một hành lang pháp lý thống nhất cho các hoạt động kinh doanh thương mại trên thực tế và góp phần cải thiện môi trường kinh doanh

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong trong hoạt động mua bán hàng hóa ở trong và ngoài nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên bên cạnh còn tồn tại nhiều vướng mắc cần gỡ bỏ, nhằm tiếp tục từng bước hoàn thiện các chế định pháp luật trong lĩnh vực này Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước và xuất nhập khẩu ở nước ta cần nắm rõ hơn những rủi ro có thể xảy ra, cũng như chọn giải pháp giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào để tránh hoặc giảm thiệt hại

Có thể thấy nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong giải quyết các tranh chấp

2) Thực tế xét xử các vụ án về áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro

trong Luật Thương mại 2005

Vụ án thực tế số 1:

Bản án số 94A/2008/KT- PT ngày 29/4/2008 của Tòa án nhân dân tối cao – Tòa phúc thẩm tại Hà Nội về tranh chấp đòi bòi thường tiền hàng hóa bị thiếu hụt trong quá trình vận chuyển bằng đường biển Tóm tắt bản án như sau:

Trang 12

Nội dung :

Tổng Công ty lương thực Miền Bắc ký hợp đồng thuê tàu với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam để vận chuyển lô hàng gạo trọng lượng 9.000 tấn từ Việt Nam sang Cu Ba Bị đơn – Công ty TNHH MTV vận tải Amnifed là tàu được chỉ định vận chuyển Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và Nguyên đơn – Công ty cổ phần bảo hiểm Minh Tâm ký hợp đồng bảo hiểm rủi ro hàng hóa cho lô hàng gạo này Quá trình vận chuyển phát hiện hàng hóa bị thiếu hụt Nguyên dơn đã thanh toán tiền bảo hiểm tổn thất hàng hóa cho Bên được thông báo nhận hàng là Công ty Alimport, Havana – Cu Ba và thế quyền từ công ty này bồi thường

Nguyên đơn yêu cầu: Bị đơn là Công ty TNHH MTV vận tải Amnifed và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam bồi thường tổn thất của lô hàng gạo được vận chuyển trên tàu Amnifed số tiền là 60.732,86 USD

Bản án Sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn, buộc Bị đơn phải bồi thường với tổng số tiền là 59.334,13 USD, bác yêu cầu khác của nguyên đơn Bản án Phúc thẩm tuyên: Chấp nhận một phần đơn khởi kiện của Nguyên đơn về việc yêu cầu đòi bồi thường tổn thất lô hàng gạo được vận chuyển trên tàu Amnifed, giữ nguyên Bản án Sơ thẩm

Vụ án thực tế số 2 :

Bản án số 23/2014/KDTM- ST ngày 11/9/2014 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Tóm tắt bản án như sau:

Nội dung :

Nguyên dơn – Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Hương My và Bị đơn – Công ty TNHH Tiếp vận Thương mại Linh Chi ký hợp đồng vận chuyển 02 lô hàng dừa tươi của nguyên đơn từ cảng Tp HCM đến cảng Felixstowe, UK để giao cho khách hàng là Công ty Ming Foods LTD với tổng giá trị 26.269 USD tương đương 555.063.970 đồng Khi thực hiện vận chuyển Bị đơn không đảm bảo được lịch trình

Trang 13

vận chuyển đã cam kết làm lô hàng dừa tươi quá hạn sử dụng, khách hàng không nhận, phải làm thủ tục tiêu hủy

Nguyên đơn yêu cầu: Bị đơn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ

02 lô hàng và bảo lưu quyền yêu cầu thiệt hại phát sinh có liên quan,cước vận chuyển, chi phí tiêu hủy hàng, yêu cầu trả lãi chậm thanh toán tiền bồi thường thiệt hại với tổng cộng là 905.442.282 đồng

Bản án sơ thẩm tuyên : Chấp nhận một phần yêu cầu khỏi kiện của Nguyên đơn, buộc Bị đơn bồi thừng thiệt hại giá trị lô hàng và bồi thường cước vận chuyển, chi phi tiêu hủy hàng hóa,…tổng thiệt hại là 296.897.058 đồng Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn bảo lưu quyền yêu cầu Bị đơn bồi thường các thiệt hại phát sinh liên quan khi có thêm chứng cứ Bác yêu cầu của Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả lãi chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hiện nay là 9%/ năm tương đương 0.75%/tháng là 53.481.854 đồng

Vụ án thực tế số 3:

Hợp đồng mua bán thiết bị hai thác than đã được tân trang lại giữa bên bán Hoa Kỳ

và bên mua Mexico

Vụ án thực tế số 4:

Hợp đồng mua bán dầu giữa công ty Philips và công ty Tradax tại Angiêrri

3) Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Một là, về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 cần bỏ quy định một trong các cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong mua bán hàng hóa là chứng từ sở hữu hàng hóa

Hai là, cần quy định rõ hành vi giao hàng và nhận hàng là hành vi pháp lý hay thực tế, phân biệt rõ hàng hóa là đặc định hay hàng đồng loại

Trang 14

Ba là, về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển tại Điều 60 Luật Thương mại 2005 cần quy định lại cho phù hợp với quy định tại Điều 68 CISG

Bốn là, cần nghiên cứu thay đổi ranh giới chuyển rủi ro trong các Điều 57 đến 61 cho phù hợp với INCOTERMS 2020 nói riêng cũng như phù hợp với thực tiễn quốc tế Cuối cùng, không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách quản lý hoạt động mua bán hàng hóa; tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

VI PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua hàng hoá quốc tế được dựa vào các văn bản pháp luật sau đây:

1 Công ước Viên năm 1980

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được quy định tại chương IV, phần III - Mua bán hàng hoá của CISG, từ điều 67 đến điều 68:

Ðiều 67:

1 Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro hông được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro

2 Tuy nhiên, rủi ro hông được chuyển sang người mua nếu hàng hóa hông được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:42

w