1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thời Điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà sở trong bđs

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Thời Điểm Chuyển Giao Quyền Sở Hữu Nhà Ở Trong Hợp Đồng Mua Bán, Tặng Cho, Trao Đổi Trong Luật Nhà Ở
Tác giả Nhóm 3
Chuyên ngành Pháp Luật Về Nhà Ở Và Kinh Doanh Bất Động Sản
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 851,3 KB

Nội dung

Tiểu Luận Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà sở trong Luật kinh doanh bất động sản Pháp luật về Bất động sản và nhà ở

Trang 1

MỤC LỤC

I.LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU NHÀ

Ở TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI TRONG LUẬT NHÀ

Ở 1

1 Cơ sở pháp lý 1

2 Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở 1

3 Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong Luật Nhà ở 2014: 2

4 Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi 4

5 Kết luận 6

II BẤT CẬP 6

1 Thời điểm chuyển quyền sở hữu bất động sản 6

2 Việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 6

3 Quá trình thực hiện pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài 7 4 Những vấn đề chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng 8

III SO SÁNH VỚI MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI 11

1 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định trong Luật nhà ở 2014 11

2 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 12 3 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định trong Luật Thương mại sửa đổi 2017, 2019 13

4 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 14

IV XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN 14

1 Lý luận chung 14

Trang 2

2.Các loại hình kinh doanh dịch vụ bất động sản 15

a) Dịch vụ môi giới bất động sản 15

b) Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản 16

c) Dịch vụ tư vấn, quản lý bất động sản 18

V KẾT LUẬN 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Luật pháp là một điều không thể thiếu trong xã hội ngày nay Chúng góp phần đưa mọi người dân vào một quy củ, thực hiện theo các hành vi được coi là chuẩn mực Từ đó, xã hội được ổn định, kinh tế phát triển

Và trong lĩnh vực nhà ở, Nhà nước ta cũng đã ban hành ra Luật nhà ở, điều luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan tới nhà ở Bộ luật này chi phối tới việc

sở hữu, sử dụng, mua bán, xây dựng nhà ở của từng cá nhân, hộ gia đình tới các

tổ chức kinh doanh Cũng như việc quản lý của các cơ quan nhà nước về nhà ở trong phạm vi hình chữ S

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh bất động sản

là hoạt động đang diễn ra hết sức sôi nổi và đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu

tư kinh doanh nhưng bên cạnh đó cũng không ít những rủi ro Hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản Kinh doanh bất động sản là một hoạt động đang diễn ra rất sôi động trên thị trường

Luật nhà ở số 65/2014/QH13 (Luật nhà ở 2014) ban hành ngày 25/11/2014

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng đã quy định chi tiết phạm vi, hình thức kinh doanh Bất động sản đối với từng chủ thể kinh doanh bất động sản quy định về bảo lãnh trong hoạt động mua bán Bất động sản hình thành trong tương lai Quy định mới này được kỳ vọng sẽ giúp lành mạnh hóa thị trường bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người mua nhà

Trang 4

I.LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN, TẶNG CHO, TRAO ĐỔI TRONG LUẬT NHÀ Ở

1 Cơ sở pháp lý

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật Nhà ở năm 2014

- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014

2 Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư

ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật Nhà ở

2014 (Các điều kiện này được hướng dẫn bởi Điều 5 Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở Nghị định 99/2015/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015)

Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở theo quy định của pháp luật

- Đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài thi thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định cùa pháp luật

- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật Nhà ở 2014

Trang 5

3 Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong Luật Nhà ở 2014:

Việc xác định đúng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, sẽ là căn cứ để xác định thời điểm mà Người chủ mới được quyền thực hiện các quyền năng của Chủ sở hữu tài sản như mua bán, trao đổi, tặng cho Vì về nguyên tắc, khi chưa xác lập quyền sở hữu, hay thậm chí đã được xác lập quyền sở hữu, nhưng chưa hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật, thì cũng chưa đủ điều kiện để được thực hiện quyền năng của Chủ sở hữu Ví dụ như, đã ký Hợp đồng công chứng mua nhà, đã nhận nhà, đã giao tiền, nhưng chưa đăng ký sang tên, thì cũng không thể bán lại ngay cho người khác Khoản 2, 3 Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:

- Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật Theo đó, đối với việc mua bán nhà ở thông thường (mua nhà đất giữa cá nhân với

cá nhân không vì mục đích thương mại) thì Hợp đồng mua bán nhà ở này bắt buộc

Trang 6

phải công chứng, chứng thực Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong Luật Nhà ở 2014:

1 Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

2 Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điêm bên nhân góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở

3 Trường hợp mua bán nhà ở giữa các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản

4 Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế

5 Các quy định về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này

Theo các quy định ở trên, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở phụ thuộc vào từng loại hình nhà ở Vì vậy có thể xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở trong các trường hợp sau:

Mua bán:

- Trường hợp mua bán nhà ở riêng lẻ thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà

ở là kể từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền mua và đã nhận bàn giao nhà ở

Trang 7

- Trường hợp mua bán nhà ở giữa các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư

- Đối với nhà ở thương mại mua của doanh nghiệp doanh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản

- Pháp luật đồng thời quy định trong trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở

Tặng cho, trao đổi:

Đối với hợp đồng tặng cho, hợp đồng đổi nhà ở thì khoản 2 Điều 12 Luật Nhà ở 2014 không cho phép các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận mà pháp luật quy định rõ thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhà nhận bàn giao nhà

4 Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi

Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu là để xác định ai là người chịu rủi ro về tài sản ( như thiên tai làm hư hỏng tài sản), chịu trách nhiệm về tài sản ( như nhà đổ làm hỏng tài sản của người khác)

Căn cứ vào quy định tại Điều 12 Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở trong Luật Nhà ở 2014: Trường hợp mua bán nhà ở thông thường hoặc thuê mua nhà ở tức việc mua bán mà một bên không phải là chủ đầu tư hoặc không phải doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Nếu các bên có thỏa thuận khác thì pháp luật tôn trọng ý chí của các bên khi tham gia giao dịch dân sự Ví dụ như các bên thỏa thuận bên mua có quyền sở hữu nhà ở

Trang 8

kể từ thời điểm hai bên ký hợp đồng thì kể từ thời điểm đó quyền sở hữu nhà ở của bên mua đã phát sinh dù các bên chưa thực hiện hợp đồng Lưu ý rằng Luật quy định điều kiện trả tiền là phải trả đầy đủ, nếu bên mua mới trả được một phần thì quyền sở hữu nhà ở vẫn thuộc về bên bán

Theo đó thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm Bên Bán đã nhận

đủ tiền và Bên mua đã nhận bàn giao nhà (Trừ khi có thỏa thuận khác) Như vậy, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà trong trường hợp này phải thỏa mãn cùng lúc 02 điều kiện đó là: Bên Bán đã nhận đủ tiền và Bên mua đã nhận bàn giao nhà Điều đó, cũng có nghĩa là dù đã đăng ký sang tên xong xuôi, nhưng còn thiếu 1 đồng, cũng chưa chuyển giao quyền sở hữu

Ví dụ: Ngày 01/10/2020: Ông N ký hợp đồng có công chứng, Bán nhà cho Ông

S Kể từ lúc này Hợp đồng đã phát sinh hiệu lực; Hợp đồng quy định là ngày 10/10/2020 Các bên sẽ tiến hành giao nhà, và nhận 95% tổng giá trị mua bán Các bên thực hiện đúng như vậy Đến ngày 25/10/2020 Ông S đã đăng ký Nhà sang tên mình (Sổ hồng nhà mang tên Ông S), nhưng vì vẫn còn nợ 5% giá trị nhà Cho nên mặc dù Ông S đã được bàn giao nhà, đã có sổ chủ quyền, nhưng theo quy định, vẫn chưa được chuyển giao quyền sở hữu, dẫu cho đã được cấp giấy chứng nhận Ngược lại, nếu đã bàn giao nhà, nhận đủ tiền, thì quyền sở hữu đã được chuyển giao, bất kể đã đăng ký hay chưa

Đối với việc mua bán nhà ở giữa cá nhân với Chủ đầu tư xây dựng nhà ở

để bán (Ví dụ như căn hộ chung cư), thì Hợp đồng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực Nghĩa rằng các bên có quyền tự ký hợp đồng với nhau Nếu không có thỏa thuận nào khác, thì thời điểm có hiệu lực là kể từ khi các bên ký kết Hợp đồng

Trang 9

5 Kết luận

Tóm lại, trong giao dịch mua bán về nhà ở, thì thời điểm chuyển giao quyền

sở hữu nhà ở là khi đã nhận nhà và thanh toán đủ tiền, đối với mua bán thông thường giữa cá nhân không thường xuyên (chủ thể quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật nhà ở 2014); Hay là khi đã nhận nhà hoặc đã thanh toán đủ tiền, nếu mua nhà của Chủ đầu tư; Việc đăng ký, sang tên hay chưa không quan trọng

II BẤT CẬP

1 Thời điểm chuyển quyền sở hữu bất động sản

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự, việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác Trường hợp quy định như vậy đã tạo nên sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là Luật Đất Đai và Luật Nhà ở Theo quy định của Luật Nhà ở, quyền sở hữu đối với nhà ở được chuyển

kể từ thời điểm được công chứng Tuy nhiên, đối với đất đai thì quyển sử dụng đất theo quy định của Luật Đất Đai

Như vậy, cùng một khối tài sản thống nhất là nhà và đất nhưng thời điểm chuyển quyền giữa đất và nhà trên đất lại khác nhau Quy định như vậy là không thống nhất, khó khăn trong thực tiễn áp dụng Nên sửa đổi theo hướng thời điểm của việc xác lập, thay đổi, chuyển dịch và chấm dứt vật quyền đối với bất động sản là thời điểm hợp đồng được giao kết ( hoặc thời điểm hợp đồng giữa các bên được công chứng)

2 Việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Việc sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quá nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi các luật quy định: Luật Đất Đai 2013, Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 và Luật

Trang 10

Đầu tư 2014, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Luật Nhà ở 2014 cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua: “mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế” Trong khi đó, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định “ việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất” Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 5 Luật Đất Đai 2013, thì nước ngoài không được liệt kê trong số các đối tượng có quyền sử dụng đất tại Việt Nam

Sự mâu thuẫn và không nhất quán trong ba văn bản luật nêu trên liên quán tới việc sở hữu nhà ở và kinh doanh bất động sản tại Việt Nam

Luật Nhà ở 2014 quy định, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở và thười hạn tối đa không quá 50 năm và có thể được gia hạn 01 lần với thời hạn tối

đa không quá 50 năm Tuy nhiên, pháp luật lại không cấm việc một cá nhân nước ngoài sau khi đã bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước ( do hết thời hạn sở hữu), có được mua lại chính nhà ở đó để được sử dụng thêm 50 năm nữa hay không Như vậy, quy định về thời hạn sở hữu cho người nước ngoài, số lần được gia hạn là rất hình thức, có giá trị hạn chế và thực tế rất thấp

3 Quá trình thực hiện pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Số lượng người Việt Nam định cư nước ngoài được phép sở hữu nhà ở còn ở mức rất thấp so với nhu cầu thực tế

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn chưa được đối xử một cách bình đẳng trong quan hệ sở hữu nhà ở giống như các tổ chức, cá nhân trong nước Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn bị hạn chế rất lớn về những quyền lợi liên quan đến vấn đề nhà ở Đặc biệt, tuy có những quy định mở

nhưng phap luật nước ta chỉ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở cho bản thân và gia đình, mà không được sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác

Trang 11

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến các điều kiện thủ tục, các chính sách pháp luật về nhà ở liên quan đến họ

Để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đi lại nhiều lần để xin các các loại dấu xác nhận, rất tốn kém thời gian, chi phí Do đó, họ có thể nhờ người thân, bạn bè tại Việt Nam đứng tên mua nhà, gây khó khăn trong việc quản lý nhà ở của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4 Những vấn đề chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng

Vấn đề bất cập đối với quy định này như sau: trường hợp hợp đồng đã có hiệu lực và các bên đã đi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đó mà bên mua chưa trả đủ tiền hoặc chưa nhận nhà thì quyền sở hữu phát sinh từ thời điểm nào bởi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là chứng cứ công nhận quyền

sở hữu nhà ở của chủ sở hữu, đây là chứng cứ không cần phải chứng minh theo quy định của Bộ Luật Dân Sự Trong trường hợp này nếu thừa nhận Giấy chứng nhận có giá trị tức là đã phủ nhận quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu của Điều luật này và ngược lại

Đối với hợp đồng tặng cho theo Bộ Luật Dân Sự điều 457 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản thì: “ Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng giao cho tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”

Hợp đồng tặng cho tài sản là một hợp đồng nằm ngoài quy luật trao đổi ngang giá Trong hợp đồng tặng cho, một bên (bên tặng cho) trao cho bên kia (bên được tặng cho) một khoản lợi ích vật chất (tài sản tặng cho) mà không yêu cầu bên kia phải trao lại cho mình một lợi ích vật chất khác Người nhận tài sản được tặng cho không phải trả cho bên đã tặng cho một khoản tiền hay một lợi ích vật chất nào

Trang 12

Trong hợp đồng tặng cho tài sản, dù hai bên đã có sự thoả thuận cụ thể về đối tượng tặng cho (là tiền hoặc tài sản), điều kiện và thời hạn giao tài sản tặng cho nhưng nếu bên tặng cho chưa giao tài sản cho người được tặng cho, thì hợp đồng

tặng cho tài sản chưa được coi là xác lập Các bên trong hợp đồng không có quyền

yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng Việc hứa tặng cho không làm

phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản Bên được tặng cho không có

quyền yêu cầu bên tặng cho phải giao tài sản đã hứa tặng cho

Thực tế đã tồn tại một sự mâu thuẫn giữa các quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản giữa Bộ Luật dân sự 2015 và Luật nhà ở 2014

Sự chồng chéo này được hiểu rõ như sau:

- Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký

- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

- Hợp đồng góp vốn là sự thỏa thuận góp vốn của các bên, trong đó các bên cùng nhau góp tài sản, công sức để cùng nhau thực hiện một công việc nào

đó Hợp đồng góp vốn được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh ( hợp đồng góp vốn kinh doanh), góp vốn đầu tư ( hợp đồng góp vốn đầu tư), góp vốn để mua bán

- Hợp đồng đổi nhà ở là một thủ tục không thể thiếu trong bất cứ giao dịch nào hiện nay, vì vậy, trong hoạt động trao đổi nhà ở, hai bên sẽ buộc phải thực hiện hợp dồng trao đổi nhà ở để văn bản hóa toàn bộ những thỏa thuận,

có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, buộc hai bên phải thực hiện những nội dung có trong hợp đồng nếu như không muốn vi phạm pháp luật Hợp đồng trao đổi nhà được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận và nhất trí tối đa

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w