1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bo De Ngu Van Vao 10 Kem Dap An - Le Tran Huu Viet.pdf

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ đề thi tuyển sinh vào 10 các năm kèm đáp án chi tiết
Tác giả Lê Trần Hữu Việt
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Bộ đề thi
Năm xuất bản 2015-2016
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

II.Phần Tập làm văn 7,0 điểm Câu 1: 3,0 điểm Trong bài thơ Mây và sóng, Ra-bin-đra-nát Ta-go viết: Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạCòn trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa cũng viết:

Trang 1

LÊ TRẦN HỮU VIỆT

-Bộ đề thi tuyển sinh vào 10 các năm kèm đáp án chi tiết môn Ngữ Văn tỉnh Thừa Thiên Huế

(Lưu hành nội bộ)

Huế, ngày 7 tháng 5 năm 2024

Trang 2

Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THỪA THIÊN HUẾ MÔN NGỮ VĂN

Ngữ liệu 2:

Về Tam Giang giữa một ngày tháng 6, trước mắt tôi Tam Giang phô bày

vẻ bình yên cổ tích toát lên từ xóm chài lúp xúp đầy tiếng cười con trẻ, từ nhữngcụm đò nằm im trong dáng cổ xưa, lặng lẽ và an nhiên như thuở mới khai sinhhình hài (…) Bên chợ Đầm xưa cũ, tôi mãi miên man về hình ảnh trong đôi mắttuổi thơ tôi một thời – hình ảnh những mớ cá tôm còn lách tách trên treẹc theovai những o bán cá chân đất chạy bộ qua quãng đồng dài để đến chợ làng trongnhững buổi sớm mai

(Nguyễn Đăng Hưu, Quăng chài trên Tam Giang, Tạp chí Sông Hương số đặc

Trang 3

Câu 3: (1,0 điểm)

Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuốitrong ngữ liệu 1 Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 4: (1,0 điểm)

Xét về cấu tạo, câu cuối ngữ liệu 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

II.Phần Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Trong bài thơ Mây và sóng, Ra-bin-đra-nát Ta-go viết:

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạCòn trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa cũng viết:

Mẹ là đất nước tháng ngày của con

Từ những ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá một trang giấy

thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của Tình mẹ.

Câu 2: (4,0 điểm)

2.1: Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) và khổ cuối

bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh)

2.2: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi

Trang 4

-Hết -Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN VĂN NĂM 2015 - 2016

- Ngữ liệu 1 được trích từ bài thơ Quê Hương

- tác giả: Tế Hanh

0,250,25

2

(0,5đ)

Về mặt nội dung, hai ngữ liệu trên có điểm chung gì?

- Điểm chung về nội dung của hai ngữ liệu:

khung cảnh và cuộc sống sinh hoạt của người laođộng làng chài

0,5

3

(1,0đ)

Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai câu thơ cuối trong ngữ liệu 1 Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.

- Biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ cuốicủa ngữ liệu 1:

+ So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

(Xác định: 0,25đ, dẫn ngữ liệu: 0,25đ)

- Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ, đầysức sống của con thuyền khi ra khơi chinhphục biển cả

0,5

0,5

Trang 5

Mẹ là đất nước tháng ngày của con.

Từ những ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của Tình mẹ.

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận(không quá một trang giấy thi), văn phongnghị luận xã hội, có dẫn chứng tiêu biểu,thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;

hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách,nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lý và thuyết phục

Sau đây là một số gợi ý:

- Nội dung, ý nghĩa các câu thơ

+ Hai câu thơ nói lên tình cảm mẹ conyêu thương, gắn bó

+ Tình mẹ lớn lao mà cũng vô cùng gầngũi…

- Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẹ

+ Tình mẹ là tình cảm vô tận, thiêngliêng, bất diệt, không giới hạn bởikhông gian và thời gian

+ Tình mẹ có sức nâng đỡ dịu dàng, bền

bỉ, là chỗ dựa bình yên nhất cho contrên mọi nẻo đường đời

+ Mỗi người cần hiểu, trân trọng tình mẹ

và biết phê phán những biểu hiện thờ ơ,

vô cảm, bất hiếu với cha mẹ

0,5

0,5

0,750,750,5

Trang 6

(4,0đ)

2.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ cuối bài thơ Ánh

trăng (Nguyễn Duy) và khổ cuối bài thơ Sang thu

(Ghi chính xác mỗi khổ thơ, không sai lỗi chính tả,

từ, hình thức, dấu câu; sai từ 2-3 lỗi: trừ 0,25đ)

0,5

0,5

2.2.Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về

hai khổ thơ vừa ghi

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được bài nghị luận có kết cấu 3

phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; văn phong

nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận về tácphẩm truyện)

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ

Cảm nhận về khổ thơ cuối bài Ánh trăng

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình

+ Từ ngữ biểu cảm, hình ảnh thơ giàu sức gợi

- Nội dung:

+ Ánh trăng là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ

vẹn nguyên, là nghĩa tình bao dung, độ lượng của

đất nước, nhân dân

+ Sự “giật mình” thức tỉnh của con người về thái độ

sống ân tình, thủy chung với quá khứ

Cảm nhận về khổ thơ cuối bài Sang thu

0,50,5

Trang 7

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ, giọng điệu nhẹ nhàng giàu chất

suy tư

+ Hình ảnh thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa mang tính

ẩn dụ gợi nhiều suy ngẫm

- Nội dung

+ Những biến chuyển của cảnh sắc thiên nhiên từ

cuối hạ sang đầu thu nhẹ nhàng mà rõ rệt

+ Những suy ngẫm sâu sắc về con người và cuộc

đời: trải qua những bước thăng trầm, con người càng

trở nên điềm tĩnh, chín chắn và vững vàng hơn

Khái quát chung

Là phần kết của mỗi tác phẩm, hai khổ thơ đều sử

dụng thể thơ năm chữ với giọng thơ tâm tình, nhẹ

nhàng, ngôn ngữ giản dị, biểu cảm, hình ảnh ẩn dụ

gợi nhiều suy tưởng, từ đó bộc lộ những suy ngẫm

sâu sắc về con người và cuộc đời

(Lưu ý: Giám khảo phát hiện và trân trọng những

bài viết có cảm nhận riêng, ý sáng tạo)

0,5

0,5

0,25

Trang 8

-HẾT -Bộ đề thi tuyển sinh kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THỪA THIÊN HUẾ MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2016-2017 I.Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kỹ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngữ liệu 1:

"Chắc chắn anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nógiẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó Anh nhìn với đôi mắt trìu mếnlẫn buồn rầu Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao."

(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.198)

Ngữ liệu 2:

"Từ hồi về thành phốquen ánh điện, cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường"

(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.156)

Câu 1: (1,0 điểm)

Hai ngữ điệu trên được trích từ những tác phẩm nào? Nêu tên tác giả

Câu 2: (1,0 điểm)

Xác định và cho biết tác dụng của thành phần tình thái trong câu đầu

tiên của ngữ liệu 1

Câu 3: (1,0 điểm)

Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai

câu thơ cuối cùng của ngữ liệu 2

II Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm):

Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:

Trang 9

"Dẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọc "

Từ ý nghĩa của những câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận(không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quêhương

Câu 2: (4,0 điểm)

2.1 Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê được trần

thuật của nhân vật nào? Theo em, sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gìtrong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

2.2 Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn nói

trên trong một bài văn

- Hết

Trang 10

-Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN VĂN NĂM 2016 - 2017

- Ngữ liệu 1 được trích từ truyện ngắn Chiếclược ngà, tác giả Nguyễn Quang Sáng

- Ngữ liệu 2 được trích từ bài thơ Ánh trăng, tácgiả Nguyễn Duy

0,50,5

0,50,5

3

(1,0đ)

Xác định và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu

từ trong hai câu thơ cuối của ngữ liệu 2:

- Biện pháp nhân hóa: vầng trăng đi qua ngõ

Tác dụng: khiến vầng trăng sinh động, có hồnnhư con người

- Biện pháp so sánh: vầng trăng đi qua ngõ/

như người dưng qua đường Tác dụng: làm

0,50,5

Trang 11

nổi bật sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữtình với vầng trăng.

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận(không quá một trang giấy thi), văn phongnghị luận xã hội, có dẫn chứng tiêu biểu,thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;

hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách,nhưng lí lẽ, dẫn chứng phải hợp lý và thuyết phục

Sau đây là một số gợi ý:

- Nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ:

Đoạn thơ là lời tâm tình của một người cha:

+ Nhắc nhở con về cuộc sống vất vả, đóinghèo của quê hương và trân trọngnhững giá trị tinh thần tốt đẹp vượt lêntrên cuộc sống đó

+ Mong con có nghĩa tình chung thủy vớiquê hương, biết chấp nhận và vượt quagian nan thử thách bằng ý chí, bằngniềm tin

- Trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương:

+ Tình yêu quê hương là một tình cảmthiêng liêng, sâu nặng

+ Biểu hiện của tình yêu quê hương rất đadạng, phong phú

+ Mỗi người cần biết bồi đắp cho mìnhtình yêu quê hương: biết sống nghĩatình, chung thủy với quê hương; khôngngừng nỗ lực phấn đấu để vươn lên,góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp

+ Phê phán những biểu hiện bội bạc vớiquê hương …

0,5

0,5

0,50,750,5

0,25

Trang 12

(4,0đ)

2.1 Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà

văn Lê Minh Khuê được trần thuật của nhân vật

nào? Theo em, sự lựa chọn vai kể như vậy có tác

dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?

- Nhân vật trần thuật: Phương Định

- Tác dụng của việc chọn vai kể: Thuận lợi cho

việc tập trung miêu tả thế giới nội tâm củanhân vật; tạo ra một điểm nhìn phù hợp đểmiêu tả hiện thực cuộc sống và chiến đấu, làmcho câu chuyện thêm chân thực

0,50,5

2.2 Trình bày cảm nhận của em về nhân vật

Phương Định trong truyện ngắn nói trên trong

một bài văn.

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được bài nghị luận có kết cấu 3

phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; văn phong

nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận về tácphẩm truyện)

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ

Những Ngôi Sao Xa Xôi, học sinh có thể trình

bày theo nhiều hướng khác nhau.Sau đây làmột số gợi ý:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

Cảm nhận về nhân vật Phương Định:

- Ngoại hình: Là một cô gái Hà Nội trẻ trung,

xinh xắn,

- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: Sống giữa

vùng trọng điểm trên tuyến đường TrườngSơn; công việc đặc biệt nguy hiểm, luôn cận

kề với cái chết

- Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách:

+ Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, hồnnhiên, hay mơ mộng, thích làm đẹp chocuộc sống của mình

+ Tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm,không sợ hi sinh, gian khổ

0,51,0

Trang 13

+ Có tình đồng đội gắn bó, sâu nặng.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Phát hiện và miêu tả đời sống nội tâm sinh

động, chân thực với những nét tâm lí cụ thể

của nhân vật

- Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái

tốt đẹp, trong sáng, cao thượng

Đánh giá chung:

- Nhân vật Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp

của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến

chống Mỹ

- Thể hiện nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng

nhân vật của tác giả

(Lưu ý: Giám khảo phát hiện và trân trọng những

bài viết có cảm nhận riêng, ý sáng tạo)

0,5

0,25

Trang 14

-HẾT -Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THỪA THIÊN HUẾ MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2017-2018 I.Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn Chúng ta gặp nhauqua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook củanhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà khôngcần thốt lên lời Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo cóthể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm Tiếng nói của con người dùng để làm

gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu Nếu muốn được hiểu thìphải được lắng nghe Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã Vậy thìcòn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với

em, với bạn bè Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãychạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhaumột tiếng “…ơi!” dịu dàng!”

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49)

Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì?

(Học sinh trả lời không quá 5 dòng)

II Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)

Trang 15

(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.28)

Từ ý nghĩa của những lời nói trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận

(dài không quá một trang giấy thi), bàn về một thói quen tốt đẹp mà mỗi học

sinh cần có trong hành trang của mình

Câu 2: (4,0 điểm)

2.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và

khổ thơ đầu bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh)

2.2 Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi.

Trang 16

Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN VĂN NĂM 2017 - 2018

Đọc kĩ ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới 1

- Cấu tạo: câu ghép

- vì: câu có kết cấu gồm 3 cụm chủ - vị khôngbao chứa nhau tạo thành

0,250,25

3

(1,0đ)

Chỉ ra 02 phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.

- Phép lặp: có phải, chúng ta, nếu muốnđược…thì…

- Phép liên tưởng

+ giao tiếp - tiếng nói - nói+ YM, tin nhắn, blog, Facebook - chat,email, post lên Facebook

Trang 17

lệ thuộc vào công nghệ.

- Để sống gần gũi, có ý nghĩa, ta cần giao tiếpvới nhau bằng lời nói trực tiếp, bởi tiếng nóimới thực sự là phương tiện giúp con ngườithấu hiểu nhau hơn

0,50,5

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được một đoạn văn nghị luận(không quá một trang); văn phong nghị luận

xã hội; kết cấu 3 phần: mở-thân-kết

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;

hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưngphải có lí giải hợp lý về thói quen tốt đã lựa chọn

Sau đây là một số gợi ý:

Ý nghĩa lời nói của Phó Thủ tướng Vũ Khoan:

Nhấn mạnh ý nghĩa vô cùng quan trọng của nhữngthói quen đẹp trong hành trang vào thế kỉ mới củalớp trẻ

Bàn về một thói quen tốt cần có của học sinh:

- Thói quen: những việc làm, hành vi được hìnhthành ở mỗi người một cách tự giác, thườngxuyên, trở thành quen thuộc Một số thói quentốt cần có: thói quen học tập, thói quen laođộng, thói quen đọc sách, thói quen đúng giờ,thói quen tự giác giữ gìn vệ sinh chung

- Ý nghĩa của thói quen tốt đẹp: thói quen tốttác động tích cực đến cuộc sống và nhữngngười xung quanh, nhiều cá nhân có thói quentốt sẽ làm nên một xã hội tốt đẹp, văn minh,

- Phê phán những bạn trẻ có thói quen xấu,không có ý thức sửa chữa để hoàn thiện mình,

Trang 18

- Mỗi bạn trẻ cần có ý thức hình thành và duytrì thói quen tốt đẹp làm hành trang cho bảnthân, tránh lây nhiễm những thói quen xấu từmôi trường xung quanh,

(Cho điểm trên cơ sở kết hợp yêu cầu kiến thức và kĩ

năng).

0,5

2

(4,0đ)

2.1.Ghi lại theo trí nhớ khổ thơ đầu bài thơ Mùa

xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và khổ thơ đầu bài

thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

- Khổ thơ đầu bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ :

Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rờiTôi đưa tay tôi hứng

- Khổ thơ đầu bài thơ Sang Thu :

Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về

(Ghi chính xác mỗi khổ thơ: 0,5đ; sai từ 2 - 3 lỗi từ,

chính tả, dấu câu: trừ 0,25đ; sai từ 4 - 6 lỗi: trừ 0,5 )

1,0

2.2 Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về

hai khổ thơ vừa ghi.

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được bài nghị luận có kết cấu 3

phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; văn phong

nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận về tácphẩm truyện)

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ

b Yêu cầu về kiến thức

- Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về haibài thơ, hai khổ thơ, học sinh có thể trình bàytheo nhiều hướng khác nhau.Sau đây là một sốgợi ý:

Giới thiệu hai tác giả, hai bài thơ, hai khổ thơ 0,25

Trang 19

Cảm nhân về hai khổ thơ:

* Khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ quen thuộc, bình dị,

được vẽ bằng những nét chấm phá, tinh chọn

(dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim );

từ ngữ biểu cảm giàu sức gợi (ơi, chi ); biện

pháp tu từ đặc sắc (đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi

cảm giác, )

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang

đậm phong vị xứ Huế, có không giancao rộng, màu sắc hài hòa, tươi tắn, âmthanh vui nhộn

+ Thể hiện niềm say sưa, ngây ngất, tâm

hồn rộng mở của tác giả trước vẻ đẹptươi tắn, thơ mộng của mùa xuân đấttrời

* Khổ đầu bài thơ Sang thu:

- Nghệ thuật: Từ ngữ chọn lọc tinh tế (bỗng,

phả, chùng chình ); phép nhân hóa (sương

chùng chình); giọng thơ êm đềm, nhẹ nhàng

- Nội dung:

+ Bức tranh từ hạ sang thu được miêu tả

với những tín hiệu lúc giao mùa bằngnhiều giác quan (khứu giác, xúc giác,thị giác, )

+ Tín hiệu mùa thu được cảm nhận bằng

tâm hồn nhạy cảm, tinh tế (ngỡ ngàng,bâng khuâng, xao xuyến, )

+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc

sống của nhà thơ, khơi gợi sự đồng điệu

ở người đọc,

1,25

1,25

Đánh giá chung:

- Hai bài thơ ra đời trong những hoàn cảnh khác

nhau, miêu tả những thời điểm khác nhau,

0,25

Trang 20

giúp người đọc cảm nhận những vẻ đẹp phongphú của thiên nhiên đất nước,

- Hai đoạn thơ thể hiện cách khám phá của haiphong cách riêng, tạo nên tiếng nói riêng độcđáo trong văn học,

Lưu ý:

- Cho điểm kết hợp với yêu cầu về kĩ năng

- Giám khảo trân trọng và phát hiện những bàiviết có cảm nhận riêng, ý sáng tạo

Trang 21

-HẾT -Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THỪA THIÊN HUẾ MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2018-2019 I.Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng Nhưng vàng thì mua được mà thờigian không mua được Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá

Thật vậy, thời gian là sự sống Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng,nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết

Thời gian là thắng lợi Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu,biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.Thời gian là tiền Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, khôngđúng lúc là lỗ

Thời gian là tri thức Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi Học ngoạingữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bảnthân và cho xã hội, Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.(Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 36)

Trang 22

II Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)

Trang 23

-Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN VĂN NĂM 2018 - 2019

Phần

I

Đọc kĩ ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới 1

Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu.

- Nội dung: thời gian là vô giá, thời gian làthắng lợi, thời gian là tri thức Thời gian cực

kì quan trọng vì vậy chúng ta cần biết nắm bắt

và kiểm soát hợp lí nó, không nên bỏ phí thờigian hay để thời gian trôi qua vô nghĩa

3

(1,0đ)

Xét về cấu tạo, câu “Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.” là kiểu câu gì? Vì sao?

- Xét về cấu tạo thì câu trên thuộc kiểu câughép

- Vì ở đây là câu ghép đã bị lược mất cả haithành phần chủ ngữ ở hai vế nhưng vẫn có thểhiểu đối tượng mà câu văn nói tới là mọingười, chúng được tạo bởi cặp quan hệ từ

“nếu thì”

(Bạn có thể khôi phục câu văn như sau để dễ xác định hơn: “Thế mới biết, nếu chúng ta biết tận dụng thời gian thì chúng ta sẽ làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội.”)

4

(1,0đ)

Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp gì?

- Ngữ liệu trên chuyển tải thông điệp: nhắc nhởmọi người cần biết trân quý thời gian, sử dụngthời gian một cách hợp lí, không để thời gian

Trang 24

trôi qua một cách vô ích, biết dùng thời gian

để làm những điều tốt đẹp cho bản thân, giađình và xã hội

(Bạn có thể đưa ra thông điệp khác với gợi ý trên nhưng phải đảm bảo rõ ràng và phù hợp với nội dung của ngữ liệu )

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết được một đoạn văn nghị luận (không quámột trang giấy thi), văn phong nghị luận xãhội, có dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức

Bạn có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách, sauđây là một số định hướng:

- tuổi thơ là quãng thời gian nhỏ bé, thơ ấu củamỗi người, là nơi có nhiều kí ức đẹp và đángnhớ nhất của cuộc đời

- Tuổi thơ nuôi dưỡng những kí ức, những suynghĩ trong ta Tuổi thở cho ta khám phá haychứng kiến những điều thú ví và mới mẻ Tuổithơ đôi khi cũng quyết định nên tinh cách vàcon người của ta, tuổi thơ tràn đầy yêuthương, hạnh phúc khiến cho con người của tacũng tràn đầy yêu thương và muốn san sẻ nóđến mọi người, tuổi thơ nghèo khó, thiếu thốnnuôi lớn ý chí, nghị lực trong ta giúp ta vượtqua mọi khó khăn, trắc trở

- Tuy nhiên, ngày nay do xã hội, cuộc sống hiệnđại nên trẻ em thường ít có tuổi thơ hơn màchỉ là những ngày dài cắm mặt vào điện thoạihay những trò chơi điện tử điều đó là khôngtốt vì nếu có một tuổi thơ như vậy sẽ khiếnđứa trẻ không được khai phá thể xác lẫn tâmhồn và những suy nghĩ trong trẻo, lành mạnhtrong nó không được nuôi dưỡng,

Trang 25

- Làm thế nào để có một tuổi thơ đẹp và đángnhớ trong thời buổi công nghệ hiện đại nhưngày nay: ….

- Nêu cảm nghĩ của bản thân:

2

(4,0đ)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật: anh Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng ) và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long ).

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh viết được bài nghị luận có kết cấu 3

phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; văn phong

nghị luận văn học; xác định đúng vấn đề nghịluận và xây dựng được các luận điểm để làmrõ; bố cục hợp lý; dẫn chứng chọn lọc, phùhợp; lí lẽ xác đáng

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức:

- Trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về haitác phẩm, hai nhân vật và hai tác giả, Bạn cóthể trình bày vấn đề theo nhiều hướng khácnhau

- Sau đây là một số định hướng:

Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm và hai nhân vật

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên

*Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

- Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầutrên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh nămsống với hoa cỏ

- Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào côngviệc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất

và chiến đấu

- Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng nhưtinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dùtrời mưa tuyết, giá lạnh )

Trang 26

- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi côđơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sốngtrên đỉnh núi một mình.

*Vẻ đẹp của anh thanh niên:

- Có lí tưởng sống cao đẹp; suy nghĩ đúng đắn:chín chắn

- Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, hếtlòng vì công việc

- Yêu đời, yêu cuộc sống; luôn tự trau dồi trithức và tâm hồn:; có lối sống sạch sẽ, ngănnắp…

- Cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo, lịch

sự, khiêm tốn…

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Đặt nhân vật vào tình huống tự nhiên, bất ngờ

- Sáng tạo trong việc chọn điểm nhìn trần thuật( đặt vào nhân vật ông họa sĩ) để tô đậm vẻđẹp của anh thanh niên

- Khắc họa nhân vật chân thật, sinh động, giàu

ý nghĩa biểu tượng

- Lời văn tự sự giàu chất trữ tình

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Ông Sáu

*Hoàn cảnh của nhân vật ông Sáu:

- Ông Sáu là người nông dân đến từ vùng NamBộ

- Ông tham gia kháng chiến vào đầu năm 1946,sau khi tỉnh nhà bị chiếm, lúc đó, đứa con gáiđầu lòng của anh chưa đầy một Khi con bé đãtám tuổi ông mới được về thăm nhà trong 03ngày ngắn ngủi

*Vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu:

- Ông Sáu là người lính dũng cảm:

+ Ông Sáu đi lính từ khi con gái chưa trònmột tuổi, làm cho tâm hồn của ông chứađựng những trải nghiệm đầy màu sắc vàsâu sắc từ chiến trường

+ Vết thẹo trên mặt của ông là minh

chứng của sự dũng cảm trong cuộcchiến, là dấu vết của lòng can đảm và

sự hy sinh cho đất nước

Trang 27

+ Mặc dù rất muốn ở bên con gái thêmmột thời gian nhưng ông vẫn quyết địnhquay trở lại chiến trường theo đúng thờigian quy định, thể hiện sự trách nhiệm

và tận tụy với nhiệm vụ

- Ông Sáu là người cha rất yêu thương con:

+ Khi gặp con sau thời gian dài xa cách,ông Sáu háo hức mong chờ nhưng chỉnhận được sự cự tuyệt của bé Thu, gâycho ông sự đau đớn và thất vọng

+ Trong những ngày ở nhà, mặc dù ôngSáu rất cố gắng để gần gũi con nhưng

bé Thu luôn từ chối, khiến ông bất lực

và không biết phải làm gì

+ Trong một lần bữa cơm, ông Sáu cốgắng cho con ăn trứng cá nhưng bị con

từ chối và hất đi Không kiềm chế đượccơn giận, ông đánh con, thể hiện sự xaolòng và tiếc nuối sau đó

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Sáu

- Tác giả xây dựng nhân vật ông Sáu thông quahành động, biểu cảm và suy nghĩ của nhânvật, tạo nên một hình ảnh rõ nét và đầy cảmxúc

- Sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ giản dị, gần gũi,khiến cho nhân vật trở nên thân thuộc và đángyêu hơn đối với độc giả

Đánh giá chung

- Anh Sáu và anh thanh niên đều là những conngười mới trong thời đại kháng chiến chốngMĩ

- Họ đều có tình yêu quê hương, đất nước, giàutình cảm với những người thân trong gia đình,mang trong mình tình yêu lớn, lí tưởng lớn

Họ là đại diện cho con người Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ

Trang 28

-HẾT -Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐỀ TUYỂN SINH VÀO 10 THỪA THIÊN HUẾ MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2019-2020

I Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu biên dưới:

Âm nhạc là phương tiện chuyển tới cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất,giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [ ]

Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm Thử hìnhdung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếukhông có giai điệu của những bản tình ca Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc"từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đá hóathạch trong tâm hồn" Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ Khibuồn , nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản.Khivui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắchơn vẻ đẹp của cuộc sống

(Dr Bernie S Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh -Hạnh Nguyên,NXHTH TP HCM, tr 11)

Trang 29

(Chính Hữu, Đồng chí, ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr 129)

Không có kính không phải xe không có kínhBom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ngữ văn 9 tập 1 NXB

Giáo dục Việt Nam 2016, tr 129)Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên

Trang 30

-HẾT -Bộ đề thi tuyển sinh 10 kèm đáp án môn Văn tỉnh TTH - Lê Trần Hữu Việt

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN VĂN NĂM 2019 - 2020

Phần

I

Đọc kĩ ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới 1

Lưu ý: Bạn có thể đặt những nhan đề khác nhưng

phải đảm bảo yêu cầu: ngắn gọn, rõ ràng và phù hợp với nội dung ngữ liệu.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa

- Tác dụng:

+ nhấn mạnh rằng âm nhạc luôn đồnghành và chia sẻ cùng ta

+ làm câu văn thêm sinh động, gợi cảmxúc,

1

(2,0đ)

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trong giấy thi) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người.

Trang 31

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết được một đoạn văn nghị luận (không quámột trang giấy thi), văn phong nghị luận xãhội, có dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; bài sạch, chữ rõ;hạn chế lỗi chính tả, dùng từ,

b Yêu cầu về kiến thức

Bạn có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách, sauđây là một số định hướng:

- Lạc quan là một thái độ tinh thần phản ánhniềm tin hoặc hy vọng rằng kết quả của một

số nỗ lực cụ thể, hoặc kết quả nói chung, sẽ làtích cực, thuận lợi và như mong muốn

- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp chotất cả mọi người Lạc quan sẽ tạo nên cuộcsống tươi đẹp cho tất cả mọi người Lạc quan

sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọingười Những người lạc quan thường thànhcông trong cuộc sống và công việc

- lạc quan biểu hiện qua việc bạn Luôn tươicười dù có chuyện gì xảy ra Luôn yêu đời.Luôn bình tĩnh xử lý mọi tình huống dù cóchuyện gì xảy ra

- Lấy dẫn chứng tiêu biểu ( Bác Hồ, nhữngbệnh nhân ung thư, )

- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có lối sông,lỗi tư duy tiêu cực, bi quan Điều đó là khôngnên, không tốt và cần phải thay đổi

2

(5,0đ)

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Ngày đăng: 04/07/2024, 20:59

w