“Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầutư vào các xí nghiệp, công trình t
HÀNG HÓA
Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hoá
“Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.” 2
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
+ Nhu cầu của con người bao gồm cả nhu cầu vật chất, lẫn nhu cầu tinh thần.
+ Sản phẩm của lao động nếu được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường thì được gọi là hàng hóa Sản phẩm của lao động nếu bị hỏng, lỗi thì không phải là hàng hóa (phế phẩm).
+ Phân loại hàng hóa: có nhiều cách khác nhau để phân loại hàng hóa như hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình, hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng,…
1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hoá 1.1.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa
“Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.” 3
+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định nên nó là phạm trù vĩnh viễn.
+ Được thực hiện trong quá trình sử dụng, tiêu dùng sản phẩm.
+ Số lượng giá trị sử dụng của vật phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Trong nền kinh tế hàng hóa, vật mang giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi (có thể đổi được các vật khác).
1.1.2.2 Giá trị của hàng hóa
2 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23.
3 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.23.
“Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.” 4
+ Giá trị hàng hóa thể hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là một phạm trù có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa, còn gọi là giá cả.
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa: vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thống nhất với nhau: cả hai đều tồn tại trong thực thể hàng hóa , thiếu một trong hai thuộc tính thì thực thể đó không phải là hàng hóa.
- Giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa mâu thuẫn với nhau:
+ Giá trị sử dụng khác nhau về chất giữa các hàng hóa khác nhau, giá trị lại đồng nhất với nhau về chất.
+ Quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa khác nhau về không gian và thời gian, giá trị hàng hóa được thực hiện trước ở trên thị trường, giá trị sử dụng được thực hiện trong tiêu dùng Điều này dẫn đến mâu thuẫn của sản xuất hàng hóa: cung và cầu hàng hóa
Tính hai mặt lao động của sản xuất hàng hóa
“Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.” 5
+ Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng, phương tiện riêng, phương pháp và kết quả riêng Là cơ sở của phân công lao động xã hội
4 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.24.
5 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.25.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng phong phú, đa dạng, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
+ Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn.
+ Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng phong phú, đa dạng, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
“Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến các hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc.” 6
+ Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, tồn tại trong xã hội có sản xuất hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và thống nhất với nhau về chất.
1.2.3 Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Mối quan hệ giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng: vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
- Sự thống nhất đó là hai mặt của một quá trình lao động sản xuất hàng hóa.
+ Tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa: sản phẩm khác nhau, có hao phí lao động cá biệt khác nhau.
+ Tính chất lao động xã hội của sản xuất hàng hóa: sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu xã hội, được đo bằng hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
6 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.25.
+ Biểu hiện mâu thuẫn: sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, mức hao phí lao động không được xã hội chấp nhận, sản phẩm ế thừa, là mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt lượng và chất: Chất giá trị hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó.
Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng lượng lao động đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động hao phí đó được tính bằng thời gian lao động.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi cần để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết sấp xỉ với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trong thị trường.
1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 1.3.2.1 Năng suất lao động.
“Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.” 7
- Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì năng suất lao động xã hội cần tăng lên.
- Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo trung bình của người lao động, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, quy mô, trình độ tổ chức quản lí, độ hiệu quả của tư liệu sản xuất và điều kiện tự nhiên.
7 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.27.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành khai thác khoáng sản
Lịch sử văn minh nhân loại khởi đầu từ thời đồ đá, chuyển lên đồ đồng và tiếp nối là đồ sắt cho đến tận ngày nay Và nước ta là một đất nước có hơn 2000 năm văn
8 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tr.27. hiến, cho đến nay theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử cho thấy rằng người Việt cổ thành thạo nghề luyện kim từ sớm, với dấu vết luyện kim đồng thau từ cuối văn hóa Phùng Nguyên (cách đây 4000 đến 3500 năm) Về đồ sắt, các phát hiện khảo cổ học gần đây cũng cho thấy bằng chứng về nghề luyện sắt có niên đại từ thế kỷ 2-3 trước Công nguyên từ những vết tích của lò luyện sắt, hòn quặng sắt và xỉ sắt hình giọt nước tại di chỉ Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Do đó các hoạt động khai thác các loại khoáng sản đã tồn tại ở nước ta từ lâu đời.
2.1.1 Giai đoạn thời kỳ Phong Kiến
Vào thời kỳ Phong Kiến, công cuộc khai khoáng vẫn diễn ra thường xuyên nhưng sự phát triển về số lượng cũng như kĩ thuật vẫn còn hạn chế Tuy các triều đình đều có sự quan tâm lớn đến việc khai thác mỏ nhưng với nhiều sự hạn chế như kĩ thuật còn thô sơ lạc hậu, quản lí lỏng lẽo, tình hình an ninh không đảm bảo nên nhìn chung về khai khoáng qua các thời đại phong kiến đều phát triển cầm chừng.
2.1.2 Giai đoạn sau khi thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị
Sau khi thực dân Pháp chiếm được nước ta, họ đã đẩy mạnh “chính sách thực dân” Với ưu tiên là biến nước ta trở thành nguồn nguyên liệu đầu tiên cho nước Pháp, chủ trương rằng vốn của tư bản pháp đầu tư vào Việt Nam phải làm cho Việt Nam trở thành một nước sản xuất như than, kẽm, thiếc… để bán sang Pháp phục vụ nền công nghiệp Pháp Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tổ chức các đoàn thăm dò, tìm kiếm mỏ và tiếp tục đẩy mạnh quá trình này qua các năm sau Than đã được biết đến ở Việt Nam từ lâu, nhưng đến thời thuộc địa, than mới được khai thác một cách có hệ thống Tuy dưới thời thuộc địa Pháp nhân dân ta đã chịu nhiều cảnh bóc lột hà khắc nhưng phần nào đó họ cũng góp phần thay đổi nền kinh tế của nước ta (dần hiện đại hóa hơn).
2.1.3 Giai đoạn Sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công 2.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát tiển của ngành Địa chất trong giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công
Việc thăm dò địa chất là rất cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, công việc này là tiền đề và là cơ sở để các cơ quan chuyên môn đưa ra các quyết định và chiến lược khai thác tài nguyên có hiệu quả sau này.
Nhận định rõ vai trò quan trọng của ngành Địa chất, ngày 02/10/1945, Chính phủ đã thành lập Nha Kỹ nghệ trong cơ cấu của Bộ Quốc dân Kinh tế đánh dấu sự ra đời của ngành Địa chất Việt Nam, sau này thì tổ chức đã trở thành Cục Địa Chất và Khoáng Sản Việt Nam.
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền bắc, công tác điều tra, khảo sát cơ bản về địa chất lãnh thổ, công tác tìm kiếm - thăm dò mỏ khoáng sản được triển khai mạnh mẽ hơn, có hệ thống và liên kết với tinh thần tự lực, tự cường và có sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả của Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa trước đây Bộ bản đồ địa chất được hoàn thành vào năm 1980 - là dấu mốc quan trọng làm cơ sở, tiền đề cho việc quy hoạch, định hướng điều tra địa chất khoáng sản tiếp theo.
2.1.3.2 Lịch sử hình thành và phát tiển của nghành khoảng sản trong giai đoạn sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công
“Đánh giá và thăm dò tài nguyên thiên nhiên luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và nhận được dành tỷ trọng đầu tư lớn nhất Về khoáng sản năng lượng Công tác tìm kiếm, thăm dò được tập trung trước hết và nhiều nhất ở bể than Quảng Ninh, trong đó trữ lượng đã tính là 3,5 tỷ tấn Ðến nay, kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong nước đã xác định được trữ lượng tiềm năng về dầu khí của Việt Nam ước đạt 4 - 4,5 tỷ m 3 quy đầu Trong đó trữ lượng tiềm năng về khí thiên nhiên chiếm khoảng 55 - 60%, trữ lượng dầu khí xác minh đạt hơn 1,5 tỷ m 3 quy dầu tại hơn 60 cấu tạo chứa dầu khí.” 9
“Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã tìm kiếm, thăm dò đá vôi xi-măng xác định được 84 mỏ với trữ lượng đạt 13.676 triệu tấn, 58 mỏ sét với trữ lượng hơn 1.180 triệu tấn là cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền công nghiệp xi-măng đến năm 2020 và những thập kỷ tiếp theo.” 10
Các mỏ khoáng sản phục vụ công nghiệp phân bón, hóa chất cũng đã được tìm kiếm, thăm dò và đang khai thác như: mỏ a-pa-tít Cam Ðường (Lào Cai), phốt-pho-rít ở Quảng Bình, Thanh Hóa,
2.1.4 Lịch sử hình thành và phát tiển của nghành dầu khí 2.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam
9 Trần Xuân Hường, (07/10/2005), Tìm tài nguyên cho Tổ Quốc, Truy cập từ https://nhandan.vn
10 Trần Xuân Hường, (07/10/2005), Tìm tài nguyên cho Tổ Quốc, Truy cập từ https://nhandan.vn
Quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước ngoặt quan trọng gắn bó và đồng hành cùng lịch sử đất nước. Ở Việt Nam ngành điện - than đã có mặt từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; Ngành Dầu khí giữa thế kỷ 20 vẫn chưa ra đời.
Với tầm nhìn xa trông rộng, chỉ sau 3 năm giải phóng hoàn toàn miền Bắc (1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến lĩnh vực dầu khí và Người đã đến thăm các giàn khoan dầu ở Albania và nhà máy lọc dầu ở Bulgaria (1957).
Ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất Việt Nam quyết định thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa 36.Sau này Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27/11 hằng năm là Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam.
Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244NQ / TW về việc triển khai công tác thăm dò khai thác dầu khí trên phạm vi cả nước Đó là văn kiện dầu khí đầu tiên của Đảng, thể hiện sự sáng suốt và tầm nhìn xa chiến lược là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của ngành Dầu khí Việt Nam
Thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Những thành tựu đạt được & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở việt nam hiện nay
2.2.1.1 Tiềm năng của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với các mỏ quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau từ hơn 5000 điểm mỏ Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, đánh giá và thăm dò khoáng sản được thực hiện cho đến nay Từ đó cho thấy có một số loại khoáng sản có trữ lượng quan trọng, tầm cỡ thế giới, có tầm quan trọng chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công nghiệp khai khoáng chiếm 45% tổng GDP hàng năm; thu bình quân 16.000 đến 20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 đến 11.000 tỷ đồng/ năm từ các khoản đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường (không bao gồm Dầu khí) từ năm 2014 đến nay Khai thác hàng năm cung cấp khoảng 90 triệu tấn vôi xi măng, khoảng 70 triệu m 3 vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT), gần 100 triệu m 3 cát xây dựng, 45 triệu tấn than, hơn 3 triệu tấn quặng sắt,
Cụ thể các nhóm khoáng sản và thực trạng khai thác hiện nay ở Việt Nam.
Nhóm khoáng sản năng lượng:
Dầu khí: Trữ lượng và tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4.300 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1.208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814.7 triệu tấn dầu quy đổi Đến ngày 2/9/2009 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã đạt được mốc
11 PGS TS Đỗ Cảnh Dương, (06/10/2020), 75 năm phát triển ngành địa chất Việt Nam, truy cập từ https://tainguyenmoitruong.gov.vn khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Malaysia và Indonesia
Than khoáng: Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36.960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng Nghệ Tĩnh và vùng sông Đà với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu quốc tế.
Urani: Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai Địa nhiệt: Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có nhiệt độ là 300 độ C trở lên Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long.
Nhóm khoáng sản kim loại:
Việt Nam có nhiều loại như sắt, crôm, mangan, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi, Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, wolfram, titan, crôm,
Bauxit có 2 loại chủ yếu là gibsit và diaspor Gibsit có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chấtMỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoá khoáng sản thế giới và xếp bauxit Việt Nam đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn) Diaspor có nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương và NghệAn với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn. Đất hiếm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn) Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
Quặng titan (Ilmenit) ở Việt nam có 3 loại: quặng gốc trong đá xâm nhập mafic, quặng sa khoáng ven biển và quặng trong vỏ phong hoá.
Nhóm khoáng chất công nghiệp:
Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt, fluorit, pyrit, than bùn, sét gốm sứ, serpentin, magnesit, dolomit, felspat, kaolin, pyrophylit, quartzit, disthen, cát thuỷ tinh, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit, talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể.
Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến vùng Văn Bàn, rộng trung bình 1 km, dài trên 100 km, được đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m, là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn
Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với đất hiếm và quặng Pb-Zn Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai Châu có 4 triệu tấn)
Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng trữ lượng đạt gần 20 triệu tấn.
Nhóm vật liệu xây dựng:
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét xi măng, sét gạch ngói, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong Việt Nam có nhiều loại vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu.
Lãnh thổ VN nằm ở chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, đồng thời nằm trên địa điềm tiếp giáp của Đại lục Lauraxia, Gorwana và trên bản lề của đại dương Paxtie với mảng lục đại Á – Âu nên có mặt hầu hết khoáng sản quan trọng trên Trái Đất
Việt Nam nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ nén, ép thường tạo ra mỏ than (Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn thì thường tạo ra mỏ dầu (vùng biển phía Đông Nam).
2.2.1.2 Ngày càng cải thiện về công tác quản lý của nhà nước về khoáng sản Để tăng cường khả năng quản lý về khai thác khoáng sản, các văn bản giới luật về khoáng sản ngày càng được quan tâm và cải thiện Luật khoáng sản được ban hành năm 1996 và được sửa đổi vào các năm 2005 và năm 2010 Luật Bảo vệ môi trường được ban hành năm 1993 và sửa đổi vào các năm 2005 Ngoài ra còn hàng trăm văn bản giới luật của các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động khoáng sản được ban hành.
Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam
2.3.1 Chính sách phát triển công nghiệp khai khoáng
23 PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh – Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, (19/08/2014), Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều bất cập, Truy cập từ: https://www.thiennhien.net
Chiến lược phát triển khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427 / QĐTTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 với những điểm chính sau:
- Khoáng sản VN là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, do đó phải được điều tra, khai thác, khai thác, xử lý và cải tiến để bảo vệ đầy đủ, kinh tế và hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trong địa bàn có khoáng sản.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ hiện đại phù hợp với các điều kiện tại Việt Nam và cải thiện các hệ số của việc thu hồi khoáng sản và độ chế biến sâu khoáng sản.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và khám phá khai thác và chế biến khoáng sản dựa trên các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên Thử nghiệm việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản để bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý trên một cách rộng rãi.
- Không khuyến khích hợp tác đầu tư về khâu thăm dò và khai thác khoáng sản, trừ các trường hợp đặc biệt (đối với dầu khí, đồng bằng sông Hồng, đất hiếm, ) trong giai đoạn đầu cần phải thu hút kỹ thuật, vốn, thị trường Hợp tác đầu tư tập trung vào các khâu chế biến sâu các loại khoáng sản bauxit, titan, đất hiếm,
- Tăng cường, siết chặt quản lý nhà nước về khoáng sản, cải cách, sửa đổi Luật Khoáng sản để bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ vàđầy đủ cho công tác hoạt động khoáng sản.
Về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản:
- Khoáng sản than: Đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300m đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000m Đầu tư mới và cải tạo, mở rộng khai thác phần sâu một số mỏ ở bể than Quảng Ninh; cải tạo nâng cấp các khu công nghiệp tuyển than tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn môi trường; lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020.
- Khoáng sản phóng xạ (urani): Khám phá thăm dò khoáng sản uranium ở các mỏ Pà Lừa - Pà Rồng, Khe Hoa - Khe Cao tại Quảng Nam và một số khu vực có triển vọng khác; nghiên cứu công nghệ hoàn thiện quá trình xử lý uranium kỹ thuật và giải pháp an toàn trong khai thác, chế biến quặng urani, phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các Nhà máy điện nguyên tử.
+ Quặng titan - zircon: Thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigment, titan xốp, titan kim loại) theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan - zircon phù hợp với tiềm năng tài nguyên đã phát hiện Quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản quốc gia theo giai đoạn tại Bình Thuận để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất.
+ Quặng bauxit: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ bauxit vùng Tây Nguyên, Bình Phước đã được điều tra, đánh giá Triển khai hoạt động khai thác mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất alumin tại Lâm Đồng, Đắk Nông Việc triển khai các dự án khai thác, sản xuất alumin khác tại Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước chỉ thực hiện sau khi 02 dự án trên đi vào hoạt động và được đánh giá hiệu quả kinh tế Nghiên cứu độ khả thi của dự án sản xuất nhôm tại Việt Nam để triển khai sau năm 2015.
+ Quặng sắt: Triển khai thăm dò đối với các mỏ có tiềm năng tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ngãi Hoạt động khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng, phục vụ dự án sản xuất gang, thép trong nước, không xuất khẩu quặng sắt.
+ Quặng đất hiếm: Hoàn thành công tác thăm dò đối với các mỏ đất hiếm ở Lai Châu, Lào Cai Triển khai dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
+ Quặng đồng: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ đồng tại tỉnh Lào Cai, LaiChâu, Yên Bái, Sơn La Đầu tư mở rộng cơ sở chế biến đồng kim loại tại Lào Cai Các dự án khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng cho các dự án chế biến trong nước; không xuất khẩu quặng đồng.
+ Quặng chì - kẽm: Thăm dò phần sâu và khu vực mở rộng các mỏ Chợ Điền, Chợ Đồn nhằm bổ sung trữ lượng quặng cho các dự án đang khai thác; hoàn thành thăm dò các mỏ có tiềm năng ở Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng Việc khai thác quặng chỉ phục vụ cho dự án chế biến sâu thành kim loại chì, kẽm; không xuất khẩu quặng chì - kẽm Các khu vực quặng mới phát triển tại Bắc Kạn, Cao Bằng đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.