Hiện trạng và giải pháp phát triển ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Thực trạng & nguyên nhân của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện nay

Theo đó, Tổng cục đã tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Bộ trong việc xử lý các vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân liên quan đến lĩnh vực địa chất và khoáng sản nhằm hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ; thường xuyên rà soát, kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Để chấn chỉnh và đưa hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nền nếp, tuân thủ kỉ cương pháp luật, đồng thời thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đã bắt buộc các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản phải quan tâm hơn đến việc tuân thủ luật pháp và chính sách có liên quan đến phát triển tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; chấn chỉnh và đưa hoạt động khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đi vào nền nếp, tuân thủ kỉ cương pháp luật. Đồng thời kiểm tra đã phát hiện những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật, từ đó sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước sửa chữa, bổ sung và ban hành văn bản pháp luật, chính sách để khắc phục những tồn tại trong hoạt động khoáng sản, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật về khoáng sản phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi.

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP, ESCAP về dự thảo Luật Khoáng sản, nghiên cứu nước ngầm châu thổ Sông Hồng và Mê Kông; Chương trình khoa học địa chất vùng Đông và Đông Nam Á (CCOP); Hội đồng Vành đai Thái Bình Dương về năng lượng và tài nguyên khoáng sản (CPCEMR); Chương trình Khoa học Địa chất Quốc tế (IGCP), Uỷ ban Bản đồ Địa chất thế giới (CGMW), Tổ chức Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO),. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã tích cực tham gia kế hoạch hành động hợp tác ASEAN về khoáng sản (AMCAP) III, giai đoạn 2016 - 2020 như: “Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoáng sản (AMMin) lần thứ 7; hoạt động hợp tác ASEAN về khoáng sản, tham dự khóa đào tạo kinh nghiệm thai thác đá quý gắn với tăng cường năng lực trong lĩnh vực khoáng sản; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về khoáng sản (ASOMM) lần thứ 19; Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN và ba nước tham vấn (ASOMM+3) lần thứ 12, tổ chức vào tháng 12/2019 tại Thái Lan.”14. Về quan điểm chỉ đạo: Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế, xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ mụi trường.

Đặc biệt, trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoảng sản, “Bộ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong việc nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo các thiết bị, linh kiện thủy lực, cột chống thủy lực sử dụng trong các mỏ hầm lò công suất đến 600.000 tấn/năm mà trước đây chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn cung sản phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục của ngành.”16. Hiện nay, các công nghệ khai thác tiên tiến trên thế giới đáp ứng yêu cầu tập trung vào các công nghệ thông minh phục vụ công việc, thăm dò và đánh giá trữ lượng, bao gồm đánh giá địa cơ; công nghệ cho phép sử dụng hệ thống khai thác liên tục trở thành một lựa chọn khả thi trong khai thác khoáng sản và loại bỏ đá; công nghệ sạch và sử dụng, tái sử dụng chất thải thân thiện với môi trường; công nghệ khai thác khoáng sản cho phép nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu hồi khoáng sản; công nghệ cho phép khai thác trong điều kiện địa chất mỏ phức tạp mà vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường. Quá trình khai thác khoáng sản phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý,… là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất, làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh các khu mỏ.

“PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh – Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết, tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản (1996 - 2009) và thực tế cho thấy rằng tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan và vô tổ chức ở nhiều nơi đã không những làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, làm xuống cấp trầm trọng hệ thống đường xá, cầu cống, phá hủy môi trường sống, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội cho địa phương nơi có mỏ.”23.

Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển cho ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam

- Khoáng sản VN là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, do đó phải được điều tra, khai thác, khai thác, xử lý và cải tiến để bảo vệ đầy đủ, kinh tế và hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng trong địa bàn có khoáng sản. Đầu tư mới và cải tạo, mở rộng khai thác phần sâu một số mỏ ở bể than Quảng Ninh; cải tạo nâng cấp các khu công nghiệp tuyển than tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn môi trường; lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh. - Khoáng sản phóng xạ (urani): Khám phá thăm dò khoáng sản uranium ở các mỏ Pà Lừa - Pà Rồng, Khe Hoa - Khe Cao tại Quảng Nam và một số khu vực có triển vọng khác; nghiên cứu công nghệ hoàn thiện quá trình xử lý uranium kỹ thuật và giải pháp an toàn trong khai thác, chế biến quặng urani, phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các Nhà máy điện nguyên tử.

+ Quặng mangan: Hoàn thành công tác thăm dò tại khu vực có tiềm năng tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến feromangan, mangan điện giải EMD phục vụ nhu cầu trong nước; không xuất khẩu quặng mangan và sản phẩm sau chế biến. + Quặng cromit: Căn cứ nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến từ quặng cromit trong các ngành công nghiệp đến năm 2030 để cấp khai thác, chế biến phù hợp với nhu cầu sử dụng; cân đối giữa khai thác với dự trữ quốc gia hình thành khu công nghiệp khai thác, chế biến cromit tại Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa. + Khoáng sản làm nguyên liệu ốp lát: Thăm dò, khai thác đá granit, gabro ốp lát tại các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh và các mỏ đá trầm tích ốp lát tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An phục vụ nhu cầu xây dựng.

- Đối với dầu khí: Thực hiện theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: Tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu”24. Chính sách về giá: Thực hiện giá các khoáng sản theo cơ chế thị trường cho các mục tiêu: Buộc các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ chi phí, sản lượng, chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả, khắc phục tác động tiêu cực do chênh lệch giá nội địa và giá xuất khẩu, nhất là xuất khẩu lậu, đẩy mạnh khai thác, chế biến khoáng sản để nâng cao hệ số sử dụng tài nguyên, việc tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản buộc phải sử dụng một cách tiết kiệm. - Phải chế biến sâu khoáng sản; cấm xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản có trữ lượng dồi dào để đảm bảo đáp ứng lâu dài nhu cầu trong nước hoặc cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản mà nhu cầu trong nước không có hoặc vẫn còn thấp.

- Cần phải gắn các điều kiện chế biến và cam kết trước khi cấp phép khai thác, thực tế cho thấy vốn đầu tư cho hoạt động khai thác không lớn, nhưng chế biến đòi hỏi vốn rất lớn và công nghệ hiện đại nên dẫn đến tình trạng khai thác tràn lan, không thực hiện được mục đích chế biến sâu.