1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài trách nhiệm của marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Của Marketers Trong Việc Bảo Tồn Và Quảng Bá Văn Hoá Lịch Sử Truyền Thống Việt Nam
Tác giả Bùi Thanh Tùng
Người hướng dẫn Ths. Võ Thị Kim Ngân
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Đạo Đức Và Trách Nhiệm Xã Hội Trong Marketing
Thể loại Bài Tiểu Luận Cá Nhân
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu...ivPhương pháp nghiên cứu...ivKết cấu của bài nghiên cứu...vCHƯƠNG 1:KHÁI QUÁT VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM...11

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

-

-BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI TRONG MARKETING

ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM CỦA MARKETERS TRONG

VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ

VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths Võ Thị Kim Ngân

Sinh viên thực hiện : Bùi Thanh Tùng

TP HỒ CHÍ MINH, ngày… tháng 2 năm 2024

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING

-

-ĐỀ TÀI: TRÁCH NHIỆM CỦA MARKETERS TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Ths Võ Thị Kim Ngân

Sinh viên thực hiện : Bùi Thanh Tùng

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH i

MỤC LỤC ii

PHẦN MỞ ĐẦU iv

Lý do chọn đề tài iv

Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu iv

Phương pháp nghiên cứu iv

Kết cấu của bài nghiên cứu v

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM 1

1.1 Khái quát chung 1

1.1.1 Marketer là ai? 1

1.1.2 Văn hoá lịch sử truyền thống 1

1.1.3 Bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống 2

1.2 Khái quát các quy định, văn bản của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và quảng bá lịch sử truyền thống văn hoá Việt Nam 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM 4

2.1 Thực trạng của lịch sử truyền thống văn hoá Việt Nam hiện nay 4

2.1.1 Những mặt tích cực về văn hoá lịch sử truyền thống hiện nay 4

2.1.2 Những mặt tiêu cực về văn hoá lịch sử truyền thống hiện nay 5

2.2 Các hoạt động giữ gìn, bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hoá của Việt Nam hiện nay 6

CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA MARKETERS TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 8

3.1 Cơ hội và thách thức nào cho marketers? 8

Trang 5

3.2 Trách nhiệm của marketer về bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống của Việt Nam 9

KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trong một thế giới đầy biến động với những thuận lợi, thời cơ, khó khăn, thách thức đan xen, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định cho quá trình phát triển, Việt Nam vẫn có những bước chuyển tích cực về kinh tế, chính trị, xã hội Cùng với hình ảnh, vị thế và uy tín quốc gia ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế, niềm tin của cộng đồng quốc tế vào thể chế chính trị, năng lực quản trị quốc gia Việt Nam cũng ngày càng vững chắc Trong bối cảnh đó, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế càng có ý nghĩa quan trọng.Bên cạnh đó, marketers không chỉ đơn thuần là người kinh doanh hay xúc tiến bán hàng mà còn là những người chịu trách nhiệm góp phần vào việc duy trì và tôn vinh những giá trị truyền thống Bằng cách tích hợp văn hóa và lịch sử vào chiến lược quảng cáo, họ không chỉ tạo

ra sự liên kết mạnh mẽ với khách hàng mà còn đóng góp vào công cuộc bảo tồn di sản văn hóa quốc gia Qua đề tài này, chúng ta có cơ hội hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của marketers không chỉ phục vụ cho công việc mưu sinh mà còn trong việc gìn giữ và phát trển bền vững văn hóa của đất nước

Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời nêu lên trách nhiệm của các marketers trong việc bảo tồn và quảng bá các giá trị này

Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này, người nghiên cứu đã sử dụng:

- Phương pháp kế thừa: dựa trên cơ sở nghiên cứu liên quan và tham khảo các nguồn tài liệu, giáo trình được công bố trong và ngoài nước

Trang 7

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu và phân tích, tổng hợp các tài liệu về văn hóa và lịch sử Việt Nam, bao gồm sách, báo cáo nghiên cứu và các nguồn tư liệu khác Xác định những chi tiết quan trọng về giá trị văn hóa và lịch sử đồng thời tìm các giải pháp để cho marketers hoàn thành sứ mệnh ấy

Bên cạnh đó, một số phương pháp khác như đối chiếu, so sánh…

Kết cấu của bài nghiên cứu

Ngoài các phần mục lục, danh mục hình,phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì bài nghiên cứu tiểu luận này được chia làm 3 chương chính:

Chương 1: Khái quát về bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống văn hoá Việt Nam

Chương 2: Thực trạng hiện nay của việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống của Việt Nam

Chương 3: Trách nhiệm của marketers trong việc bảo tồn và quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung

1.1.1 Marketer là ai?

Marketer(s) là những người làm việc trong lĩnh vực Marketing của một doanh nghiệp, đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường, lên kế hoạch và chiến lược Marketing cụ thể để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp

Mặc dù, khái niệm Marketer là gì có thể được gắn liền với nhiều tên gọi hay công việc khác nhau, nhưng mục tiêu chính của Marketer đó là kết nối thương hiệu với khách hàng

để có thể bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn

1.1.2 Văn hoá lịch sử truyền thống

Khái niệm văn hoá lịch sử truyền thống được tạo thành từ ba khái niệm là văn hoá,lịch

sử, truyền thống.Nói đến văn hoá thì nghĩa là nhắc đến một phạm trù rất rộng và đặc thù Theo UNESCO: Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ

và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân

Trang 9

Văn hóa lịch sử truyền thống thường được hiểu là những gì đã tồn tại trong truyền thống, trong những giai đoạn lịch sử đã qua và những biểu hiện văn hóa xưa cũ, song trên thực

tế văn hóa truyền thống luôn có mặt, đồng hành cùng cuộc sống của con người đương đại, thậm chí là động lực quan trọng để phát triển

Nói tới văn hóa Việt Nam là nói tới con người Việt Nam Nói tới giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là nói tới dân tộc Việt Nam Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là sự chắt lọc và kết tinh tất cả những gì ưu tú, tinh túy, tốt đẹp nhất trong suốt lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Nó được lưu truyền cho các thế hệ sau, được các thế hệ gìn giữ, kế thừa, phát huy để trở thành nguồn lực nội sinh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Văn hoá lịch sử truyền thống bao gồm nhiều yếu tố khác nhau có thể là: ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng, các mùa lễ hội, câu chuyện dân gian,… hay có thể là những truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, những câu châm ngôn, bài học cuộc sống hằng ngày,… Trải qua hàng ngàn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các loại hình diễn xướng như múa rối, ca trù, trống quân, hát xẩm… và rất nhiều nghề thủ công truyền thống

1.1.3 Bảo tồn và quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống

Bảo tồn văn hoá lịch sử truyền thống là quá trình bảo quản, duy trì, và phát triển các yếu

tố văn hóa và lịch sử đặc sắc của một cộng đồng, dân tộc hoặc quốc gia Điều này bao gồm việc giữ gìn và bảo quản di tích lịch sử, truyền thống nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục tập quán, và các biểu hiện văn hóa khác Mục tiêu là để chúng có thể được chuyển đạt qua các thế hệ, giữ cho bản sắc văn hóa không bị mất mát, và tạo nền tảng cho sự nhận thức, tự hào, và sự liên kết với quá khứ

Quảng bá văn hóa lịch sử truyền thống là quá trình tăng cường nhận thức và thúc đẩy hiểu biết về di sản văn hóa và lịch sử truyền thống của một cộng đồng, dân tộc hoặc quốc

Trang 10

gia thông qua các hoạt động truyền thông và chiến lược quảng cáo Mục tiêu của quảng

bá văn hóa lịch sử là khuyến khích sự quan tâm, tôn trọng và sự tham gia của cộng đồng

và du khách đối với các phong tục, truyền thống, di tích, và các yếu tố văn hóa khác

1.2 Khái quát các quy định, văn bản của Đảng và Nhà nước về bảo tồn

và quảng bá lịch sử truyền thống văn hoá Việt Nam

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (24/11/2021), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hoá, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo” Đảng ta khẳng định: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”

Trong công cuộc phát triển đất nước, việc xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia được Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục xác định là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021) đã đánh giá công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới được tổ chức tốt, dựa trên ba trụ cột: đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, qua đó vun đắp nên hình ảnh Việt Nam hòa bình,

ổn định, đầy tiềm năng phát triển và cùng thế giới tham gia kiến tạo hòa bình chung Trước yêu cầu thực tiễn đó, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” Để tiếp tục duy trì thành quả

và thực hiện tốt hơn công tác này, Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ yêu

Trang 11

cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới của công tác thông tin đối ngoại là “Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả”, đồng thời “Tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội” Chiến lược thông tin đối ngoại đến năm

2030, tầm nhìn 2045 đánh giá thời gian qua, Việt Nam đã “chủ động trong việc thông tin, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới, kêu gọi, thu hút đầu tư thương mại cũng như phát triển du lịch tại các địa phương”, đồng thời nhấn mạnh phương châm “chủ động giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới, tạo dư luận thuận lợi cho việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của đất nước” Chính phủ Việt Nam cũng xác định công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước là “nhằm chuyển tải các nét đặc sắc của thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người, những thành tựu của công cuộc đổi mới, tiềm năng và hiệu quả trong hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước đối tác”

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA VIỆC BẢO TỒN

VÀ QUẢNG BÁ VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA

VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của lịch sử truyền thống văn hoá Việt Nam hiện nay

2.1.1 Những mặt tích cực về văn hoá lịch sử truyền thống hiện nay

Hiện nay, với việc xây dựng con người mới và nền văn hóa đương đại, tầng lớp xã hội nước ta đã và đang nêu cao lên tinh thần học hỏi tiếp thu và phát triển văn hoá lịch sử truyền thống ngày càng đông đảo và sôi nổi hơn bao giờ hết Đó là lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp Đó là lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới

Đó là học hỏi tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất Đó là tiếp thu giá trị của lòng khoan dung, cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang

Trang 12

xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp các thành tựu tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới Ðức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Ðảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và

xã hội

2.1.2 Những mặt tiêu cực về văn hoá lịch sử truyền thống hiện nay

Ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực văn hóa tập tục, nhiều yếu tố lạc hậu, phản tiến bộ đã được hạn chế Tuy nhiên, trong thời đại của tự do văn hóa thì nhiều hủ tục khác lại đang

có cơ hội được phục hồi Tục lệ cưới xin, ăn uống linh đình đang quay trở lại với mức độ rầm rộ hơn xưa Hủ tục về ma chay cũng vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở một số nơi Các phong tục tập quán, giá trị truyền thống đang dần bị biến đổi, bị biến tướng làm khác với giá trị ban đầù Có thể nhìn thấy rõ ràng nhất là những ngày Tết Nguyên Đán, có một

số phong tục, hoạt động vẫn còn gìn giữ như là: cả gia đình quây quần vào tối Giao thừa (đêm 30 Tết), kiêng quét nhà vào 3 ngày đầu năm, cùng nhau nấu bánh trưng hay bánh tét,…Tuy vậy, bên cạnh đó đã có một số phong tục đã biến chất như đốt vàng mã cũng đã được nhiều người hạn chế và thay đổi để bảo vệ môi trường, tránh lãng phí Hay tục lì xì đầu năm cũng ít nhiều thay đổi, xưa kia lì xì chỉ là một số tiền rất nhỏ để tượng nhưng cho sự may mắn nhưng ngày nay lì xì cũng có nhiều biến tướng xảy ra, lợi dụng tục lì xì

để biếu xén, trao qua đổi lại như món nợ đồng lần Một số khác thì bị thay thế bởi những tiện nghi của thời hiện đại và xu hướng sính ngoại của người dân, điều đó không riêng gì văn hóa truyền thống của Việt Nam mà là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới Đứng trước sự bùng nổ của mạng internet và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, văn học nghệ thuật nói chung, văn hóa, văn nghệ dân gian nói riêng đang đối mặt với những tác động vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là nguy cơ mai một văn hóa dân tộc, xuống cấp đạo đức

và các giá trị nhân bản của cha ông để lại Nhiều dân tộc đã không còn chữ viết, tiếng nói, trang phục…, tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có

Trang 13

chiều hướng gia tăng, giới trẻ quay lưng và không còn mặn mà với văn hóa dân tộc thực trạng này khiến những nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật lo ngại

2.2 Các hoạt động giữ gìn, bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hoá của Việt Nam hiện nay

Hiện nay các hoạt động bảo tồn và quảng bá truyền thống văn hóa lịch sử đang được quan tâm và ủng hộ của nhân dân, nhất là đại bộ phận giới trẻ ngày nay Các bạn trẻ không ngừng thực hiện các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống: trân trọng tà áo dài Việt, cách tân những tà áo dài sao cho có thể phù hợp với sở thích thẩm mĩ ngày nay, tao cảm giác thích thú vừa mang một nét truyền thống, vừa mang sự hiện đại, mới mẻ; các món ăn ẩm thực truyền thống của đất nước, dân tộc

đã được lưu truyền hay là truyền tay nhau, chia sẻ những công thức để làm nên một món

ăn vô cùng đặc sắc và hấp dẫn mang một vẻ truyền thống; xây dựng, trùng tu các di tích văn hóa lịch sử, tham quan các viện bảo tàng để nhớ về thời kỳ tự hào của người con đất Việt,…

Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ đã mang hình ảnh Việt Nam đến với nhiều bạn bè quốc tế gắn liền với các vật quen thuộc với người dân Việt Nam như là: nón lá, nón cối, dầu xanh,… các vật dụng mà hầu như ta không ngờ là sẽ được biết nhiều đến thế Đồng thời, các du khách người nước ngoài đã đến quảng bá, giới thiệu những nơi tham quan, những nét đặc trưng cho gia đình, bạn bè của họ mặc dù là một người bản xứ và có thể không biết

Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động đáng hoan nghênh ấy, còn một số bộ phận người đã thờ ơ thậm chí là chống phá, xuyên tạc các giá trị lịch sử hay làm chúng biến đổi so với mục đích ban đầu Họ vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng tàn phá những giá trị mà cha ông mất ngàn công xây dựng và gìn giữ Nguyên nhân của các hành động này là:

Ngày đăng: 03/07/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w