CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI, THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÁTBIỂU BÀI TOÁN 1.1 Tổng quan đề tài, thu thập dữ liệu: Thư viện trường đại học là nơi lưu trữ một khối lượng kiến thức đồ sộ và hếtsức
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO THỰC TẬP HỌC PHẦN: THỰC TẬP KỸ THUẬT
Nhóm: 01
Bắc Ninh, năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: THỰC TẬP KỸ THUẬT
Nhóm: 01
ĐỀ 1: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ THƯ VIỆN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI, THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÁT BIỂU BÀI TOÁN 5
1.1 Tổng quan đề tài, thu thập dữ liệu: 5
1.1.1 Lý do chọn đề tài: 5
1.1.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6
1.1.3 Mục đích nghiên cứu 6
1.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
1.1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
1.2 Phát biểu bài toán: 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ 14
2.1 Mô tả và phân tích yêu cầu người dùng 14
2.1.1 Quản lý sách: 14
2.1.2 Quy trình mượn/trả sách: 14
2.1.3 Yêu cầu chức năng: 14
2.2 Phân tích thiết kế hệ thống: 15
2.2.1 Phân tích thiết kế hệ thống 15
2.2.2 Thiết kế Cơ sở dữ liệu 16
2.2.3 Ràng buộc và Mối quan hệ: 17
2.3 Thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống 19
2.3.1 Công nghệ sử dụng 19
2.3.2 Các tính năng 20
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Kính thưa quý thầy cô và các bạn,
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáotại trường Đại học Công nghệ Đông Á (khoa Công nghệ thông tin) đặc biệt làthầy Lê Trung Thực, đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trìnhthực tập
Thực tập kỹ thuật là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo củatrường Đại học Công nghệ Đông Á (khoa Công nghệ thông tin) Đây là cơ hội
để sinh viên chúng em áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế,phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, đồng thời hiểu rõ hơn vềmôi trường làm việc trong ngành Kỹ thuật
Báo cáo này được viết nhằm tổng kết lại toàn bộ quá trình thực tập, nhữngkiến thức và kỹ năng chúng em đã học được, những khó khăn và cách khắcphục, cũng như những đóng góp của chúng em cho trong quá trình thực tập.Chúng em hy vọng rằng, thông qua báo cáo này, quý thầy cô và các bạn có thểthấy được sự tiến bộ và nỗ lực của tôi trong suốt kỳ thực tập vừa qua
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe, thành côngtrong sự nghiệp giảng dạy, và các bạn học tập tốt
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI, THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÁT
BIỂU BÀI TOÁN
1.1 Tổng quan đề tài, thu thập dữ liệu:
Thư viện trường đại học là nơi lưu trữ một khối lượng kiến thức đồ sộ và hếtsức quý giá đối với việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên Nhưnghiện nay, việc quản lý thư viện theo cách truyền thống ít nhiều đã gây khó khăncho các bạn sinh viên và giảng viên lẫn người quản lý
Về phía sinh viên và giảng viên, họ không thể nắm được danh mục sách tạithư viện đó, cũng như không có gì đảm bảo cho việc họ có thể mượn đượcquyển sách ưng ý khi đến thư viện Còn về phía người quản lý thư viện, côngviệc quản lý mượn sách một cách thủ công, khiến họ tốn khá nhiều thời gian,sức lực và vật chất
Chính những lý do trên đã khiến cho việc tin học hóa các công tác vănphòng, thủ tục hành chính trở thành một xu thế tất yếu Những thiết bị lưu trữ,
hệ thống thông tin đang dần thay thế những tủ hồ sơ khổng lồ Trước những lợi
Trang 6ích mà công nghệ thông tin mang lại, việc thay đổi cách thức quản lý thư viện đãtrở thành một nhu cầu thực tiễn và tất yếu
Đại học Công nghệ Đông Á, với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao trong các lĩnh vực công nghệ và khoa học, nhận thấy tầm quan trọng củaviệc nâng cao chất lượng quản lý thư viện Hiện tại, việc quản lý thủ công đanggặp nhiều hạn chế về mặt thời gian, độ chính xác và khả năng phục vụ ngườidùng Do đó, việc xây dựng một hệ thống quản lý thư viện hiện đại, tích hợpcông nghệ thông tin là một nhu cầu cấp thiết Từ những yêu cầu trên và sự góp ýcủa thầy cô giảng viên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài báo cáo là
“XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌCCÔNG NGHỆ ĐÔNG Á”
1.1.2 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài bao gồm việc khảo sát và phân tích các yêu cầu củangười dùng (sinh viên, giảng viên, và nhân viên thư viện), thiết kế và triển khai
hệ thống quản lý thư viện tích hợp công nghệ thông tin
Đối tượng nghiên cứu chính là các hoạt động và quy trình quản lý thưviện tại Đại học Công nghệ Đông Á
1.1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài "Quản lý Thư viện Đại học Công nghệ Đông Á" nhằm mục tiêuxây dựng và triển khai một hệ thống quản lý thư viện hiện đại, thông minh, đápứng các nhu cầu sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý tài liệu, giúp nhân viên thư viện dễ dàng kiểmsoát và cập nhật thông tin sách, tạp chí, luận văn và các tài liệu khác
- Cải thiện trải nghiệm người dùng, giúp sinh viên, giảng viên dễ dàng tìmkiếm, mượn và trả tài liệu
- Tích hợp các chức năng tự động hóa như thông báo nhắc nhở hạn trả sách,đặt trước tài liệu, và quản lý danh sách chờ
Trang 7- Cung cấp các báo cáo và thống kê chi tiết, giúp quản lý thư viện đưa racác quyết định chính xác và kịp thời.
- Tối ưu hóa việc sử dụng tài liệu và không gian thư viện, đồng thời hỗ trợtốt hơn cho hoạt động học tập và nghiên cứu
1.1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nghiệp vụ quản lý thư viện ( quản lý tài liệu, quản lý người đọc,quản lý quá trình mượn trả tài liệu,…)
- Tìm hiểu công cụ xây dựng chương trình ( NuxtJS (frontend), Supabase(Backend), PostgreSQL (ngôn ngữ CSDL) )
- Khảo sát và thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát, phỏng vấn và thu thập ýkiến từ sinh viên, giảng viên và nhân viên thư viện về các yêu cầu và mongmuốn đối với hệ thống quản lý thư viện
- Phân tích và thiết kế hệ thống: Dựa trên dữ liệu thu thập được, tiến hànhphân tích yêu cầu, thiết kế mô hình hệ thống quản lý thư viện và lập kế hoạchtriển khai
- Phát triển và thử nghiệm: Xây dựng phần mềm quản lý thư viện, tích hợpcác chức năng cần thiết và tiến hành thử nghiệm hệ thống
- Đánh giá và hoàn thiện: Dựa trên kết quả thử nghiệm và phản hồi từ ngườidùng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống để đảm bảo hoạt động hiệu quả vàđáp ứng đúng yêu cầu
1.1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hỗ trợ học tập và nghiên cứu:
Quản lý thư viện hiệu quả sẽ cung cấp cho cộng đồng sinh viên và giảngviên tại Đại học Công nghệ Đông Á nguồn tài liệu phong phú và đa dạng Điềunày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập và tiếp cận các kiếnthức mới trong lĩnh vực công nghệ và khoa học
- Nâng cao chất lượng giảng dạy:
Trang 8Một thư viện được quản lý tốt không chỉ cung cấp tài liệu mà còn hỗ trợcác giảng viên trong việc chuẩn bị bài giảng và tài liệu học tập Điều này giúptăng cường chất lượng giảng dạy và học tập tại trường, đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của sinh viên.
- Tiết kiệm thời gian và công sức:
Hệ thống quản lý thư viện tích hợp công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệmthời gian và công sức của nhân viên thư viện trong việc quản lý tài liệu, từ việccập nhật thông tin đến xử lý các yêu cầu mượn trả Điều này giúp tăng hiệu quảhoạt động của thư viện và giảm bớt gánh nặng công việc thủ công
- Hỗ trợ nghiên cứu và sáng tạo:
Thư viện là nguồn tài nguyên quan trọng cho quá trình nghiên cứu vàsáng tạo Việc quản lý thư viện tốt sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận và sửdụng các tài liệu tham khảo, từ đó thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và sáng tạotrong cộng đồng đại học
- Xây dựng cộng đồng học thuật:
Thư viện không chỉ là nơi lưu trữ tài liệu mà còn là trung tâm giao lưu,học thuật của cộng đồng sinh viên và giảng viên Một hệ thống quản lý thư việnhiện đại và tiện ích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ, trao đổi kiến thức
và kinh nghiệm giữa các thành viên trong cộng đồng học thuật
- Nâng cao uy tín và vị thế của trường:
Một thư viện hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt sẽ là một yếu tố quantrọng giúp nâng cao uy tín và vị thế của Đại học Công nghệ Đông Á trong cộngđồng đại học và xã hội Điều này thể hiện cam kết của trường đối với việc cungcấp một môi trường học tập và nghiên cứu chất lượng cao cho sinh viên vàgiảng viên
Trang 91.2 Phát biểu bài toán:
Quản lý Thư viện tại Đại học Công nghệ Đông Á đang đối diện với nhiềuthách thức trong việc cung cấp dịch vụ quản lý tài liệu hiệu quả cho cộng đồngsinh viên và giảng viên Một hệ thống quản lý thư viện phải đảm bảo sự thuậntiện, linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng Để giải quyết bài toánnày, chúng ta cần xem xét các yếu tố sau:
Tính đa dạng và phong phú của tài liệu: Thư viện cần quản lý một lượnglớn các loại tài liệu như sách, luận văn, tạp chí, và tài liệu số Việc phân loại và
tổ chức các tài liệu này một cách hiệu quả là một thách thức đối với hệ thốngquản lý thư viện
Nhu cầu tìm kiếm và truy cập nhanh chóng: Người dùng muốn có khảnăng tra cứu và truy cập vào các tài liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng Hệthống phải cung cấp các công cụ tìm kiếm tiên tiến và giao diện thân thiện để hỗtrợ việc này
Quản lý mượn trả hiệu quả: Việc quản lý quá trình mượn trả sách, đặttrước tài liệu, và xử lý các yêu cầu mượn sách là một phần quan trọng của hoạtđộng của thư viện Hệ thống cần phải tự động hóa các quy trình này và cung cấpthông tin chi tiết và chính xác về tình trạng mượn trả
Tính bảo mật và quyền riêng tư: Việc bảo vệ thông tin cá nhân và quyềnriêng tư của người dùng là một yếu tố quan trọng cần được coi trọng trong quản
lý thư viện Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật và an toàn của dữ liệu ngườidùng
Tính linh hoạt và mở rộng: Hệ thống quản lý thư viện cần được thiết kếsao cho có thể linh hoạt và dễ dàng mở rộng để đáp ứng các yêu cầu mới và thayđổi trong tương lai
Để giải quyết bài toán quản lý thư viện tại Đại học Công nghệ Đông Á,chúng ta cần xây dựng một hệ thống thông minh, tích hợp công nghệ thông tin
và đáp ứng được các yêu cầu và mong muốn của người dùng Điều này sẽ giúpnâng cao chất lượng dịch vụ của thư viện và hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động họctập và nghiên cứu tại trường
Trang 101.2.1 Quy trình mượn sách và trả sách
- Sinh viên có thể mược sách để đọc tại chỗ hoặc mang về Khi cần đọc sáchsinh viên mang thẻ sinh viên để tại quầy kiểm tra của nhân viên thư viện, sau đóvào bên trong để tìm sách cần mượn Sau khi tìm được sách cần mượn, sinh viênđem sách ra quầy kiểm tra để yêu cầu mượn sách, nhân viên thư viện yêu cầucung cấp thông 19 tin lớp, mã số sinh viên Sau khi đã ghi thông tin đầy đủ thìthủ thư đưa sách và thẻ học sinh lại
- Sau khi đọc xong, sinh viên phải trả đúng sách đã mượn, nhân viên thư việndùng thông tin của sinh viên (lớp, tên, mã học sinh , tên giảng viên, mã giảngviên (đối với đới tượng mượn sách là giảng viên)) Thủ thư sẽ đánh dấu vào sổlưu trữ thông tin mượn trả sách
1.2.2 Các chức năng chính
Các chức năng chính của hệ thống quản lý thư viện tại Đại học Công nghệĐông Á có thể được phân loại như sau:
- Quản lý tài liệu:
Thêm mới, cập nhật, xóa bỏ thông tin về sách, tạp chí, luận văn và cáctài liệu khác
Tổ chức và phân loại tài liệu theo các danh mục và chủ đề khác nhau
- Tra cứu và tìm kiếm:
Cung cấp công cụ tìm kiếm nâng cao để người dùng có thể tra cứu tàiliệu theo nhiều tiêu chí khác nhau như tên sách, tác giả, chủ đề, nămxuất bản, v.v
Hỗ trợ tìm kiếm thông qua mã vạch hoặc mã ISBN của sách
Trang 11- Quản lý mượn trả:
Ghi nhận việc mượn sách và tài liệu
Tính toán và ghi nhận các phí phạt (nếu có) cho việc trả sách muộnhoặc mất sách
- Quản lý người dùng:
Ghi nhận thông tin cá nhân của người dùng như sinh viên, giảng viên,
và nhân viên thư viện
Quản lý tài khoản và quyền truy cập của người dùng vào hệ thống
- Thống kê và báo cáo:
Tạo ra các báo cáo thống kê về hoạt động của thư viện như số lượngsách mượn/trả, tần suất sử dụng tài liệu, v.v
- Giao diện và trải nghiệm người dùng
Những chức năng trên cùng nhau tạo nên một hệ thống quản lý thư viện đápứng được nhu cầu của cộng đồng người dùng và hỗ trợ cho hoạt động học tập vànghiên cứu tại Đại học Công nghệ Đông Á
- Giao diện và trải nghiệm người dùng
1.2.3 Nhiệm vụ của thư viện
Thư viện tại Đại học Công nghệ Đông Á có nhiệm vụ quan trọng trong việc
hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cộng đồng sinh viên và giảng viên Dưới đây là các nhiệm vụ chính của thư viện:
- Cung cấp và duy trì tài liệu học tập và nghiên cứu: Thư viện phải cung cấp một bộ sưu tập đa dạng và phong phú các tài liệu như sách, tạp chí,
Trang 12luận văn, và tài liệu số để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của cộng đồng đại học.
- Hỗ trợ tra cứu và truy cập thông tin: Thư viện phải cung cấp các công cụ tra cứu và tìm kiếm hiệu quả để giúp người dùng tìm kiếm và truy cập cáctài liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện
- Quản lý mượn trả sách và tài liệu: Thư viện phải tổ chức và quản lý quá trình mượn trả sách, đặt trước tài liệu, và xử lý các yêu cầu mượn sách một cách hiệu quả và chính xác
- Hỗ trợ nghiên cứu và sáng tạo: Thư viện phải là một nguồn thông tin quantrọng và đáng tin cậy cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên
và giảng viên, bằng cách cung cấp các tài liệu tham khảo và tài nguyên điện tử
- Tổ chức các hoạt động học thuật và giao lưu: Thư viện có trách nhiệm tổ chức các sự kiện, buổi hội thảo, và triển lãm để tạo cơ hội giao lưu và chia
sẻ kiến thức giữa các thành viên trong cộng đồng đại học
- Hỗ trợ đào tạo và phát triển kỹ năng thông tin: Thư viện phải hỗ trợ sinh viên và giảng viên trong việc phát triển kỹ năng tra cứu thông tin, đánh giá tài liệu, và sử dụng các nguồn thông tin điện tử
- Bảo vệ và bảo quản di sản văn hóa và tri thức: Thư viện phải đảm bảo việc bảo quản và bảo vệ các tài liệu văn hóa và tri thức quý giá để truyền lại cho thế hệ sau
Trang 13Những nhiệm vụ trên là cốt lõi của hoạt động của Thư viện tại Đại học Công nghệ Đông Á, đảm bảo rằng thư viện luôn là một nguồn tài nguyên hữu ích và hỗ trợ cho cộng đồng học thuật và nghiên cứu tại trường.
Trang 14CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ
2.1 Mô tả và phân tích yêu cầu người dùng
Hệ thống quản lý thư viện tại Đại học Công nghệ Đông Á nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong việc quản lý tài liệu, phục vụ bạn đọc, và cải thiện trải nghiệm người dùng Hệ thống này cần phải đáp ứng các yêu cầu của nhiều đối tượng khác nhau bao gồm sinh viên, giảng viên, và nhân viên thư viện
2.1.1 Quản lý sách:
- Yêu cầu: Người quản lý thư viện cần có khả năng quản lý các thông tin vềsách, bao gồm thông tin tác giả, thể loại, mô tả, số lượng, vị trí và trạng thái củasách Họ cần tạo mới sách, cập nhật thông tin sách và theo dõi số lượng sách cósẵn trong thư viện
- Giải pháp: Xây dựng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu sách, cho phépngười quản lý thêm, sửa đổi và xóa thông tin sách dễ dàng Hệ thống nên có tínhnăng tìm kiếm, lọc và sắp xếp sách theo tác giả, thể loại, tựa đề,…
2.1.2 Quy trình mượn/trả sách:
- Yêu cầu: Người quản lý thư viện cần quản lý quy trình mượn/trả sách, ghinhận và xử lý yêu cầu mượn sách từ độc giả, kiểm tra tính khả dụng của sách vàcập nhật thông tin mượn/trả sách trong hệ thống
- Giải pháp: Xây dựng một quy trình mượn/trả sách tự động trong ứng dụng.Người quản lý thư viện và độc giả có thể thực hiện quy trình mượn/trả sáchthông qua giao diện người dùng Hệ thống nên có khả năng ghi nhận thông tinmượn/trả sách, kiểm tra tính khả dụng của sách và cập nhật số lượng sách mượn/trả
2.1.3 Yêu cầu chức năng:
- Quản lý sách: Hệ thống cần có khả năng thêm, sửa, xóa thông tin sách trong