1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thuyết Trình Dịch Tễ Học Chủ Đề Tăng Huyết Áp.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Huyết Áp
Tác giả Lớp Đại Học Dược 10B
Người hướng dẫn Thầy Hoàng Hữu Hải
Trường học Trường Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng
Chuyên ngành Dược
Thể loại Bài Thuyết Trình
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, vì vậy dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và nã

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG KĨ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

Khoa dược

֎ BÀI THUYẾT TRÌNH DỊCH TỄ HỌC

Chủ đề : TĂNG HUYẾT ÁP

Trang 2

Lớp: Đại học dược 10B Giảng viên hướng dẫn: thầy Hoàng Hữu Hải

Đà nẵng ,ngày….tháng….năm….

I Vấn đề sức khỏe hiện nay:

Trong thời kì xã hội không ngừng phát triển, đồng thời đời sống về cả vật chất và tinh thần của mọi người không ngừng được năng cao Đặt biệt là toàn thế giới vừa trải qua một đại dịch lịch sử đó là covid-19 Thì người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề “sức khỏe”, từ đó có rất nhiều vấn đề sức khỏe được đặt ra:

Tăng tốc độ phổ cập xét nghiệm, thuốc và vắc-xin ngừa covid-19

Trang 3

Tái khởi động các nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm.

Chống kháng thuốc

Tăng huyết áp

Ngăn ngừa và điều trị các bệnh mạn tính không lây (ncds) và các tình trạng sức khỏe tâm thần

Trong bài tiểu luận này, chúng em chọn vấn đề sức khỏe là: tăng huyết áp

Lý do chọn vấn đề sức khỏe tăng huyết áp:

Tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới và có tỷ lệ mắc cao nhất trong số các bệnh không lây nhiễm, được coi là “kẻ giết người thầm lặng” Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới năm 2000, trên toàn thế giới có khoảng 972 triệu bệnh nhân tăng huyết áp (chiếm 26,4% dân số) và số ca tử vong trực tiếp do tăng huyết áp lên tới 7,5 triệu người

Dự kiến đến năm 2025, số bệnh nhân tăng huyết áp sẽ lên tới khoảng 1,56 tỷ người

Tử vong toàn cầu năm 2000.

Tăng huyết áp- chủ đề nóng ở cộng đồng: tỷ lệ mắc tăng huyết áp ngày càng tăng qua các năm, trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân phát hiện

và điều trị bệnh tăng huyết áp chưa được cao.

Trang 4

II Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp:

1 Yếu tố môi trường:

Trang 5

Yếu tố môi trường: nhiệt độ lạnh, sử dụng thuốc co mạch hoặc các loại thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, tiêu thụ nhiều muối (natri) Có thể làm tăng huyết áp Ngược lại, trong môi trường nhiệt độ nóng, tiêu chảy mất nước hoặc sử dụng thuốc giãn mạch, huyết áp có thể giảm xuống

Những biến đổi này trong huyết áp là một phần của quá trình tự động điều chỉnh cơ bản của cơ thể để duy trì sự ổn định và thích nghi với môi trường xung quanh Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến huyết áp hoặc lo ngại về sự biến đổi lớn trong huyết áp, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình

a) Ảnh hưởng của trời nóng tới bệnh tha:

Do nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng Đây là trở ngại cho những người sẵn có bệnh tha Người bị tha thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu, chóng mặt, nhức đầu Nếu không kiểm soát tốt và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng về tim mạch

Trong trời nóng nực thì sự bài tiết mồ hôi gia tăng làm quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, vì vậy

dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não, dễ gây nên các biến chứng như tai biến mạch não, bệnh mạch vành…

Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh tha nếu ngủ không ngon giấc thì rất dễ bị tha vào ban đêm và gây hại cho tim mạch Thời tiết nóng có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm Ngoài ra, vào mùa hè trời nắng nóng, người bị tha đặc biệt là những người lớn tuổi rất lười vận động và thường xuyên mở máy điều hòa với nhiệt độ thấp Điều này đặc biệt rất nguy hiểm với người bị tha bởi vì khi mới từ ngoài trời nóng vào thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao Ngược lại, nếu đang ở trong phòng có máy điều hòa trong một thời gian rồi lại đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức thì các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định

b) Chế độ ăn nhiều muối:

Trang 6

Khi cơ thể nạp vào lượng muối quá mức mà cơ thể chịu được thì đòi hỏi cần phải cung cấp nước nhiều hơn để cân bằng nồng độ của thể dịch Khi cơ thể được đưa nước vào nhiều thì áp lực của máu lên thành mạch cũng tăng cao gây ra bệnh tăng huyết áp Ngoài ra, muối ăn còn làm hệ

cơ quan tim mạch và thận của cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với chất gây tăng huyết áp là adrenaline Một số biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong của tình trạng này đó là đột quỵ và hiện tượng nhồi máu cơ tim Những trẻ em ăn nhiều muối cũng sẽ gặp phải tình trạng tăng huyết

áp ở trẻ em, là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp sau này Vì vậy, cần giảm lượng muối có trong thức ăn hằng ngày ở mức vừa

đủ với sự hấp thụ của cơ thể

c) Stress hay căng thẳng tâm lý:

Bao gồm cả căng thẳng tiêu cực và căng thẳng tích cực Căng thẳng tích cực được gọi là eustress Đây là loại căng thẳng thực sự có thể có lợi cho sức khỏe của con người Không giống như căng thẳng tiêu cực, căng thẳng tích cực giúp tạo ra động lực Đồng thời giúp tăng cường sự tập trung, năng lượng cũng như hiệu suất công việc Đối với không trường hợp, loại căng thẳng này cũng có thể làm cho chúng ta cảm thấy thú vị.có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp

2 Yếu tố hành vi:

Dưới đây là một số yếu tố nghề nghiệp mà nếu không quản lý tốt có thể dẫn đến tăng huyết áp:

- Áp lực công việc (job stress): công việc có áp lực cao và mức độ căng thẳng lớn có thể đóng góp vào tăng huyết áp Các ngành nghề yêu cầu sự chú ý đặc biệt, quyết đoán, và đối mặt với áp lực liên tục có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Trang 7

- Thời gian làm việc dài và thiếu nghỉ ngơi: nếu thường xuyên phải làm việc quá giờ và thiếu thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là trong môi trường làm việc căng thẳng, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

- Môi trường làm việc độc hại: các ngành công nghiệp hoặc công việc yêu cầu tiếp xúc với chất độc hại, hóa chất, hay yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và đóng góp vào tăng huyết áp

- Công việc vận động ít: những công việc đòi hỏi người làm việc phải ngồi lâu, ít vận động, có thể tăng nguy cơ tăng huyết áp Ngược lại, công việc đòi hỏi vận động nhiều cũng có thể làm giảm nguy cơ này

- Thời gian làm việc: làm việc vào buổi tối, làm việc ca đêm, hoặc thay đổi liên tục lịch trình làm việc có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ

và ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Quản lý stress, duy trì lối sống lành mạnh, và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong môi trường làm việc có thể giúp giảm nguy

cơ mắc bệnh tăng huyết áp đối với những người làm việc trong những ngành nghề có yếu tố rủi ro cao

Dưới đây là một số yếu tố từ thói quen sinh hoạt có thể góp phần vào tăng nguy cơ:

- Thói quen thiếu vận động

- Tiêu thụ caffeine và rượu: việc tiêu thụ các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch và góp phần trong việc tăng huyết áp

Trang 8

Thức khuya và thiếu ngủ: thói quen thức khuya và thiếu giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và hormone, góp phần vào tăng nguy

cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Thói quen ăn uống không lành mạnh: tiêu thụ thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều đường và chất béo, cũng như ăn uống không cân đối có thể góp phần vào tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe liên quan

Stress và trạng thái tâm lý: stress và trạng thái tâm lý không ổn định có thể làm tăng áp lực máu tạm thời và có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

→ Tuy nhiên, quan trọng nhất là cách mỗi người xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt lành mạnh, bao gồm việc duy trì cân nặng lành mạnh, tăng cường hoạt động vận động, và duy trì chế độ ăn uống cân đối, đều

có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác

3 Yếu tố liên quan đến sinh học ở người:

Bệnh tăng huyết áp (hay còn gọi là huyết áp cao) là một tình trạng mà áp lực máu trong mạch máu lớn của cơ thể tăng lên đáng kể Nhiều yếu tố liên quan đến sinh học ở người có thể ảnh hưởng đến việc phát triển và duy trì bệnh tăng huyết áp bao gồm các yếu tố về di truyền, các yếu tố sinh lí và sự phát triển của cơ thể như sự trưởng thành, lão hóa

Yếu tố di truyền:

Trang 9

Thực tế theo thống kê của nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp

có thể có yếu tố di truyền Nếu trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ bị bệnh tăng huyết áp thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao Do đó, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị tăng huyết áp thì cần

cố gắng loại bỏ, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp, từ đó mới phòng tránh được bệnh tăng huyết áp

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền

Các yếu tố sinh lí:

1 Hệ thống thần kinh và Hormone:

Hệ thống thần kinh sympatric: Hệ thống này giúp cơ thể chuẩn bị cho tình trạng "chiến đấu hoặc chạy trốn" bằng cách tăng cường nhịp tim và làm co bóp mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp

Hormone: Các hormone như norepinephrine và angiotensin II có thể làm

co bóp mạch máu và tăng áp lực máu

2 Thận và Nước:

Hệ thống renin-angiotensin-aldosterone (RAAS): Hệ thống này đóng vai trò trong việc kiểm soát áp lực máu và cân bằng nước và muối trong cơ thể Sự cân bằng này có thể bị mất cân đối, góp phần vào bệnh tăng huyết áp

Trang 10

Tăng hấp thụ nước và muối: Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều nước và muối

từ thức ăn, áp lực máu có thể tăng

3 Cơ và mạch máu:

Độ co bóp của mạch máu: Sự co bóp quá mức của mạch máu có thể dẫn đến tăng áp lực máu

Khả năng co bóp của cơ tim: Nếu cơ tim không hoạt động hiệu quả, áp lực máu có thể tăng

4 Khối lượng máu và Nồng độ máu:

Khối lượng máu: Nếu khối lượng máu tăng, áp lực máu cũng có thể tăng

Nồng độ máu: Nồng độ cholesterol và glucose cao có thể góp phần vào

sự phát triển của bệnh tăng huyết áp

5 Sự co bóp của động mạch và độ cứng của động mạch:

Độ co bóp: Sự co bóp quá mức của thành mạch có thể làm tăng áp lực máu

Độ cứng: Nếu động mạch trở nên cứng, có thể làm tăng áp lực máu

Liên quan đến sự trưởng thành và lão hóa của cơ thể khi cơ thể mắc tăng huyết áp:

Tăng huyết áp có thể liên quan đến quá trình trưởng thành và lão hóa của cơ thể

1 Trưởng thành và nguy cơ Tăng Huyết Áp:

Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tăng theo tuổi, và nó thường xuất hiện

ở người trưởng thành Lối sống không lành mạnh, như chế độ ăn uống

có nhiều muối, thiếu vận động, thói quen hút thuốc và tiêu thụ rượu bia,

có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh tăng huyết áp

ở người trưởng thành

Trang 11

2 Mối quan hệ với Lão Hóa:

Lão hóa là một yếu tố rủi ro quan trọng cho bệnh tăng huyết áp Các cấu trúc của mạch máu có thể trở nên cứng và động mạch có thể mất khả năng co bóp một cách linh hoạt, điều này có thể dẫn đến tăng áp lực máu

Các thay đổi liên quan đến lão hóa cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và hormone, góp phần vào sự tăng áp lực máu

Trang 12

3 Chế độ Dinh dưỡng và Sinh lý:

Lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống không cân đối có thể gắn liền với cả quá trình trưởng thành và lão hóa Sự tích tụ của các yếu tố này có thể dẫn đến tăng cường nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

Tóm lại, tăng huyết áp có liên quan đến cả quá trình trưởng thành và lão hóa của cơ thể Cả hai giai đoạn đều ảnh hưởng đến các yếu tố như hormone, cấu trúc mạch máu, chế độ ăn uống và lối sống, tất cả đều có thể góp phần vào sự phát triển và duy trì bệnh tăng huyết áp

4 Yếu tố dịch vụ y tế:

Các dịch vụ y tế đóng vai trò quan trọng trong dự phòng, phát hiện và điều trị bệnh cũng như phục hồi sức khỏe cho người bệnh Nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng và việc điều trị sẽ rất tốn kém, trong khi việc phát hiện sớm rất đơn giản, ít tốn kém

Ví dụ:

Dự phòng cấp 0: phòng ngừa bệnh đái tháo đường

* Phòng ngừa bệnh tiểu đường bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và giảm cân

+ Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn uống của bạn

- Nếu bạn nạp quá nhiều đường và tinh bột vào cơ thể, lượng đường trong máu tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, một loại hormone giúp điều hòa đường huyết ổn định Theo thời gian, tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến tụy sản xuất nhiều insulin hơn mà lượng đường trong máu vẫn ở mức cao Cuối cùng, tình trạng này sẽ chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2

- Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và mức insulin của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại tiểu đường

+ Chế độ ăn giàu chất xơ

- Chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu và mức insulin ở mức thấp Chất xơ có chứa ít tinh bột, lại giúp bạn cảm thấy no nhanh và lâu hơn Từ đó giúp giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể, kích thích đường ruột hoạt động trơn tru hơn Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, lê, táo, chuối, atiso, các loại đậu…

Trang 13

+ Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến

- Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã qua chế biến có chứa nhiều chất béo bão hòa gây nguy cơ rối loạn lipid máu, các vấn đề về tim mạch như

xơ vữa động mạch, đột quỵ Đây cũng chính là các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải

+ Tập thể dục

- Tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm của bạn với insulin – giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường

+ Giảm cân

- Thừa cân có thể gây trở ngại cho bạn trong quá trình phòng chống tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên gấp bảy lần Béo phì khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 20 đến 40

so với người có cân nặng bình thường Giảm 7 – 10% trọng lượng hiện tại của bạn có thể giảm đến một nửa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2

Dự phòng cấp 1: Chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tiểu đường

+ Phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường là một bước quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh Phát hiện sớm sẽ giúp bệnh nhân có các phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, mù lòa, bệnh thận…

Bệnh tiểu đường loại 1 thường được phát hiện sớm hơn nhiều so với bệnh tiểu đường loại 2 vì các biến chứng nghiêm trọng và nhu cầu chăm sóc y tế rõ ràng

Bệnh tiểu đường loại 2 giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc không có Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường khi phát hiện bệnh ở giai đoạn bệnh phát triển

Dự phòng cấp 2: phương pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

+ Điều trị: Cam kết kiểm soát bệnh tiểu đường: thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục mỗi ngày, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

+ Phòng ngừa biến chứng:

Trang 14

+ Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, bao gồm: nhiễm trùng, loét bàn chân, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh về mắt, tổn thương thần kinh,

+ Kiểm soát huyết áp và cholesterol: Giống như bệnh tiểu đường, huyết

áp cao có thể ảnh hưởng xấu đến mạch máu của bạn Cholesterol cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại vì làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường, gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ

+ Lên lịch khám sức khỏe và khám mắt thường xuyên: Bạn cần kiểm tra tiểu đường hàng tháng và kiểm tra mắt 2 đến 4 lần một năm

+ Chăm sóc răng: bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và lên lịch khám răng ít nhất hai lần một năm

+ Hạn chế rượu bia

+ Giảm thiểu căng thẳng: Nếu bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, bạn

sẽ rất dễ quên đi thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường của mình Ngủ đủ giấc và luôn tích cực sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật

Dự phòng cấp 3: ngăn ngừa tác dụng phụ của quá trình điều trị tiểu đường

Bạn có thể gặp phải tình trạng tụt đường huyết, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… tụt đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt Để phòng tránh, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày làm nhiều bữa và không bỏ ăn

Ngày đăng: 01/07/2024, 12:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w