1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - nghệ thuật lãnh đạo - đề tài - LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Môn: Nghệ thuật lãnh đạo

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, như chúng ta đã thấy sau khi Việt Namgia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi về kỹ thuật,công nghệ, đào tạo để theo kịp nền kinh tế hiện đại Tuy nhiên cũng cần phảicó những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý Điều đó có nghĩa làngười lãnh đạo - quản lý phải là người có những suy nghĩ và tư tưởng mới khácvới những quy định cứng nhắc của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.

Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con ngườibình thường để đạt được những kết quả phi thường Nói như vậy để thấy rằngtrở thành một nhà lãnh đạo không hề dễ dàng Bên cạnh một phần rất nhỏ của

Trang 2

yếu tố bẩm sinh, nghệ thuật lãnh đạo hoàn toàn có thể học được vì vậy lãnh đạoluôn được xem là vấn đề quan trọng đối với hầu hết các doanh nhiệp dù qui môcủa doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ Bởi người lãnh đạo được ví như một thuyềntrưởng họ sẽ chính là người lèo lái con thuyền công ty vượt trùng dương đểtiến đến những vùng đất hứa Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay chúng tathấy có nhiều nhà tỷ phú với tài sản hàng tỷ đô, hầu hết trong số họ là nhữngnhà lãnh đạo tài ba của những công ty, tập đoàn lớn với hàng ngàn nhân viêndưới quyền mình Tuy nhiên tâm lý con người là rất phức tạp không ai giốngai, mỗi người sẽ có những ý thức, những tính tình, phong cách riêng, vậy đểlãnh đạo công ty với hàng ngàn người, hàng ngàn cá tính, tâm tư, tình cảm, sởthích…chúng ta cần phải có một người lãnh đạo giỏi.

Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìnthực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý Họ phải có mộtphong cách quản lý mới và hợp lý Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cáchmà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của ngườilao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động tronghoạt động sản xuất, kinh doanh Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạosẽ là một yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công tronglàm ăn của một doanh nghiệp Do vậy, “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNHNHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI” ? Đó là chủ đề mà nhóm chúng em chọn để phântích.

ii

Trang 3

MỤC LỤC

2.Các ví dụ điển hình về nhà lãnh đạo giỏi2

2.1.Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền8

6 Khả năng huy động sức mạnh làm việc tập thể15

9 Hãy là người khuyến khích tinh thần của nhân viên16

11 Hãy là lãnh đạo chứ không chỉ là người quản lý18

iii

Trang 5

I.THẾ NÀO LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI ?NỘI DUNG

1 Khái niệm

2 Các ví dụ điển hình về nhà lãnh đạo giỏi

v

Trang 6

I.THẾ NÀO LÀ NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI ?1.Khái niệm

Một nhà lãnh đạo thành công ắt hẳn phải là một cá nhân gắn bó chặt chẽ vớicộng đồng chung quanh Nói cách khác họ phải nắm bắt mọi chiến lược pháttriển chung giữa yếu tố cá nhân với yếu tố nhân sự.

Về nhiệm vụ

Một lãnh đạo giỏi hẳn nhiên phải biết rõ nhiệm vụ của mình là gì, biết vì sao tổchức này tồn tại Từ suy nghĩ của mình, họ phải vẽ lên được những mục tiêugắn liền với sự phát triển lâu dài của một tổ chức

Những mục tiêu ấy không phải là những điều bí truyền mà người trong cuộcmới hiểu và xa rời thực tế, mà là những điều rất rõ ràng, dễ diễn tả và dễ hiểuvới mọi người

Lấy nhân sự làm gốc, nhà lãnh đạo xuất chúng biết cách giúp mỗi một cấpdưới xác định được mục tiêu của riêng họ và cần thiết nỗ lực như thế nào để đạtđược thành quả.

Về tầm nhìn

Một tầm nhìn cần thiết phải tương đối trừu tượng để động viên mọi nhân viêncó thể mường tượng tới, nhưng nó cũng phải cụ thể để đội ngũ nhân viên nhìnthấy được, hiểu thấu và sẵn sàng vươn cao hơn đến mục tiêu trong tương lai.

Về mục tiêu

Những mục tiêu được đặt ra cần phải chi tiết, thực tế và đo lường được Nếukết quả dự kiến không thể đong đo được thì quả là rất khó để biết đã hoànthành được mục đích chưa Đừng để tiêu tốn nhiều nguồn lực quan trọng, nhưthời gian, tiền bạc, máy móc và quan trọng nhất chính là con người và niềm tincủa họ để theo đuổi mục tiêu một chiến lược mà chẳng biết liệu nó có thật sựtrở thành hiện thực hay không.

Về năng lực

Bạn phải được các cổ đông và toàn thể nhân viên nhìn nhận như một chuyêngia, một bậc thầy trong nghệ thuật lãnh đạo Chỉ khi những người sát cánh cùngbạn tin tưởng tuyệt đối vào bạn thì cấp dưới mới xem trọng, ngưỡng mộ theo.Trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo phải tự học hỏi, trang bị thêm cho mình kiếnthức và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc Khi các cuộc khủng hoảnghoặc thử thách xảy đến thì đó cũng chính là thời cơ để người dẫn đầu chứngminh rằng những gì mình nói là sự thật và họ xứng đáng là một nhà lãnh đạođáng tin cậy.

2.Các ví dụ điển hình về nhà lãnh đạo giỏi

Với những nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu, năng lực cần có như vừa phân tích ởtrên, nhóm chúng em đã tìm được một số các nhà lãnh đạo tài ba như sau:

vi

Trang 7

Anne Mulcahy, Xerox

Anne đã giúp Xerox đối mặt kiên cường với cuộc khủng hoảng tài chính vàvượt qua giai đoạn vô cùng khó khăn đó.

Anne không bao giờ tham vọng tranh giành vị trí CEO, nhưng bà cũng không edè trước cơ hội lãnh đạo tập đoàn khi được bầu vào ban quản trị năm 2001.Trong suốt nhiệm kỳ của mình, bà đã mạnh dạn cắt giảm 30% số lượng nhânviên và dẹp toàn bộ mảng sản xuất màn hình của tập đoàn.

Với sự dũng cảm và những đóng góp hết sức to lớn trong việc vực dậy một tập

đoàn đang đứng trên bờ vực thất bại, năm 2008, bà được tạp chí ChiefExecutive bình chọn là CEO của năm US News & World Report cũng cho bà

vào danh sách những lãnh đạo giỏi nhất nước Mỹ Năm 2005 và 2009, tạp chí

lừng danh Forbes đã vinh danh bà là một trong những phụ nữ có tầm ảnh

hưởng lớn nhất trên thế giới.

Howard Schultz, Starbucks

Larry Page, Google

Larry Page là tấm gương khác trong thế giới doanh nhân Ông là người sẵnsàng dấn thân và giải quyết bất cứ khó khăn và thử thách nào Larry và Googleđã phải đối mặt với quá nhiều những thăng trầm, khen chê trong thời gian qua.Thế nhưng cho dù phải đối mặt với giông bão thì vị lãnh đạo này cũng khôngbao giờ để người khác nghĩ rằng ông đang nao núng trước khó khăn Tất cảnhững gì ông đang theo đuổi là sự thành công của công ty- điều mà với vị lãnhđạo này là quan trọng nhất.

Indra Nooyi, PepsiCo

vii

Trang 8

Indra Nooyi, cũng là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo tạp

chí Forbes Bà không những lãnh đạo tập đoàn nổi tiếng gặt hái được những kỷ

lục về doanh thu, lợi nhuận mà còn định hướng PepsiCo phát triển vì lợi íchngười tiêu dùng bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, tốt cho sức khỏehơn.

Là một nhà lãnh đạo cấp cao nhưng bà Indra Nooyi lại được biết đến là mộtphụ nữ hòa đồng vui tính Bà luôn nhiệt tình tham gia những hoạt động ngoạikhóa của công ty.

Warren Buffett, Berkshire Hathaway

Warren Buffett được thế giới biết đến là một doanh nhân có tinh thần thép Ôngbình tĩnh ngay cả vào những thời điểm mà tất cả mọi người xung quanh ôngđang nháo nhào trước những tính toán về các khoản lỗ lãi.

Ông là một ví dụ hoàn hảo cho sự kiên nhẫn- yếu tố mang đến cho ông sựthành công trong các cuộc đua kinh doanh với phương châm chậm mà chắc.

Tim Cook, Apple

viii

Trang 9

Nhiều người ra rằng, thật khó để Tim Cook có thể vượt qua cái bóng của ngườitiền nhiệm Steve Jobs, nhưng ông đã làm nên những điều rất lớn lao.

Thay vì chỉ đi theo con đường cũ, Tim Cook đang không ngừng nỗ lực đểhướng tới tương lai với những phát minh mới của chính mình, tiêu biểu là côngnghệ quản lý hàng tồn kho mới nhất của Apple

Tóm lại, nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, họ đặt ra mụctiêu phấn đấu cho tổ chức một cách phù hợp, họ xác định được nhiệm vụcủa họ trong tổ chức, và đặc biệt họ là những người có năng lực và phẩmchất tốt, luôn phấn đấu vì tổ chức.

ix

Trang 10

II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠONỘI DUNG

1 Phong cách lãnh đạo là gì ?2 Phân loại phong cách lãnh đạo

x

Trang 11

II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO1.Phong cách lãnh đạo là gì?

Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học,vấn đề quản lý mà trong đónổi bậc là phong cách lãnh đạo, đã được bàn luận nhiều trong các công trìnhkhoa học Khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo nhiều góc độsau:

Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, gắn liền với nghệ thuậtlãnh đạo cũng như kỹ năng quản lý con người.

Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học, tổ chức lãnh đạo màcòn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển và tác động đến ngườikhác.

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý,được thể hiện bởi đặc điểm tính cách của họ.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, đượcbiểu hiện bởi công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính Môi trường.

Những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưngkhác nhau của phong cách lãnh đạo Tuy nhiên, phần lớn chỉ nhấn mạnh đếnmặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo mà chưa đề cập, xem xét phongcách lãnh đạo như một kiểu hoạt động Kiểu hoạt động đó diễn ra như thế nàocòn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường xã hội với sự ảnh hưởng về tư tưởng,hay là văn hóa, Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa như sau:

Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạođược hình thành trên cở sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứnggiữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hộitrong hệ thống quản lý.

2.Phân loại phong cách lãnh đạo

2.1.Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền

 Được đặc trưng bởi sự áp đặt của nhà quản trị đối với nhân viên Cácnhân viên chỉ thuần túy là người nhận và thi hành mệnh lệnh Cácxi

Trang 12

thông tin được nhà lãnh đạo cung cấp cho thuộc cấp ở mức tối thiểu cầnthiết để thực hiện nhiệm vụ, thông tin một chiều từ trên xuống Khôngtính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào bản thân Chỉ thị, mệnh lệnh rấtnghiêm ngặt; kiểm tra chặt chẽ, nghiêm khắc.

 Ưu điểm: Dễ kiểm soát

Tạo sự nhất quán trong hoạt động, nhờ đó giúp doanh nghiệp giảiquyết nhanh chóng các công việc đã đặt ra.

 Nhược điểm:

Người lãnh đạo theo phong cách này có thái độ ứng xử lạnh nhạt,quan cách hay can thiệp vào công việc của người khác nên không tậndụng được sự sáng tạo cũng như năng lực của nhân viên dưới quyền.Những người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền dễ gây ra tình trạngbất ổn cho doanh nghiệp, tạo cơ sở để phát sinh bè phái ảnh hưởng đếncông việc chung.

 Phạm vi áp dụng: Tổ chức mới hình thành, chưa đi vào ổn định nềnếp hoạt động Một tổ chức đang trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật,tính tự giác của nhân viên Công việc cần giải quyết mang tính cấpbách Trình độ nhân viên thấp, chưa có kinh nghiệm Cấp trên chưa tintưởng cấp dưới.

Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lênngười khác Sự ra đời của iMac năm 1997 là minh chứng cho sự độcđoán của ông Với ý tưởng kì lạ về thiết kế như quả cầu trong phimkhoa học viễn tưởng , Jobs đã nhận 38 lí do từ chối từ bộ phận kĩ sư, họcho rằng ý tưởng này không thể thực hiện được Nhưng Jobs đã gạtphắt đi “Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được” Nhưngkhông phải lúc nào Jobs cũng đúng Việc ra những quyết định mangtính độc đoán mà không bàn bạc kĩ lưỡng và tham khảo ý kiến của mọixii

Trang 13

người đã đưa Jobs đến những sai lầm chết người Cụ thể là vào trướcnăm 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứngdụng phần mềm điều hành của Microsoft, thì Jobs lại khăng khăngnghiên cứu sản xuất phần mềm điều hành riêng cho máy của mình Tuynhiên khi sản xuất ra thì phần mềm đã bị lỗi thời so với các đối thủcạnh tranh Và còn nhiều hạn chế khác nữa của Steve Jobs trong phongcách lãnh đạo độc đoán của ông, tất cả đều gây ra hậu quả khôn lườngcho công ty Apple: mối quan hệ giữa ông và nhân viên ngày càng gaygắt, môi trường làm việc không thoải mái, hiệu quả làm việc bị giảmsút.

2.2.Phong cách lãnh đạo dân chủ

 Nhà lãnh đạo thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dướitrước khi ra quyết định Người lãnh đạo ủy quyền cho cấp dưới, và sửdụng thông tin hai chiều Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lựchay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền.

 Ưu điểm:

Những nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ luôn lắng nghe mọiphản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc cácmối quan hệ trong công ty.

Phong cách lãnh đạo dân chủ dường như được đặt ở vị trí trung giankhi nó điều hòa được sự độc đoán và tính tự do, các cá nhân luôn đượckhích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nóilên điều mình suy nghĩ và quan tâm, ngay cả đối với những cá nhânbình thường tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành viên cảmthấy mình được tôn trọng, cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là mộtphần của nhóm, qua đó nhóm cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Nhược điểm:

Phong cách lãnh đạo dân chủ có nhiều ưu điểm nhưng không hẳn làkhông có nhược điểm, nó tốn khá nhiều thời gian để ra một quyết địnhvà đôi khi cũng khó thống nhất ý kiến trong một số vấn đề cụ thể nếukhông có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.Không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viênvì còn tùy xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết vàchuyên môn của họ hay không.

 Phạm vi áp dụng: Mô hình công ty lớn, chuyên môn hóa cao, ổn địnhhoạt động Nhân viên làm việc theo nề nếp, có tính kỷ luật cao Nhàlãnh đạo có khả năng điều hành và kiểm soát tốt.

 Henry Ford là một ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo dân chủ.Nói đến lịch sử xe hơi, phải nói về Henry Ford Tên tuổi của ông gắnliền với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Henry Fordđược mệnh danh là ông vua xe hơi của nước Mỹ Ông được nhắc đếnnhư một thiên tài kĩ thuật đồng thời là một nhà quản lí công nghiệp tàixiii

Trang 14

ba Henry Ford ý thức được rất rõ lợi nhuận mà mình có được và docông nhân làm ra Chính vì vậy, mà ông đã rất chú ý đến việc xây dựngmột chế độ đãi ngộ và lương thưởng phù hợp cho công nhân Ông tônsùng chủ nghĩa “tập thể” và chính tập thể đã giúp Ford thành công Ôngluôn luôn quý trọng những con người làm việc cho mình, những ngườivì cuộc đời ông đã chứng kiến bao đổi thay, thất bại và cả hận thù Vớiông, con người là tài sản quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo có Và ôngcần phải có những quyết định táo bạo – quyết định của một nhà lãnhđạo – tất cả chỉ để cho họ.

2.3.Phong cách lãnh đạo tự do

 Nhà lãnh đạo sử dụng rất ít quyền lực, thậm chí không sử dụng,họ ủy quyền nhiều cho cấp dưới để tự giải quyết vấn đề Nhà lãnh đạochủ yếu tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ

 Ưu điểm:

Phong cách lãnh đạo tự do sẽ tạo ra môi trường làm việc mở trongnhóm, trong doanh nghiệp Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trởthành chủ thể cung cấp tư tưởng, ý kiến để giải quyết vấn đề Điều nàygiúp phát huy tối đa khả năng chủ động, sáng tạo và tính tự chủ củanhân viên

Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất 1tiếngmời các vị phó chủ tịch đến, nghe và trình bày, và phân tích các chi tiếtcủa từng dự án Điều này chứng tỏ ông luôn lắng nghe ý kiến của mọixiv

Trang 15

người để giúp cho công việc quản lý dễ dàng hơn Bill Gates và cácgiám đốc điều hành đều để xa ở bãi chung, ăn trong nhà ăn chung, haytrong phòng làm việc, điều này giúp khoảng cách giữa Bill và cấp dướigần nhau hơn Ở Microsoft không quy định giờ làm việc với các nhàlập trình và điều hành Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc củamình nhưng phải có những khoảng thời gian xác định hàng ngày Điềunày tạo sự thoải mái cho nhân viên, họ có thể chủ động hơn trong giờgiấc làm việc Tuy nhiên, cũng có lúc Bill Gates cũng rất thực dụng vàkhắt khe Ông đòi hỏi nhân viên rất cao, nhiều nhân viên thấy sợ tư duythiên tài của Bill.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng phong cách lãnh đạo là một trongnhững nhân tố quan trọng trong quản lí, nó không chỉ thể hiện tính khoahọc và tổ chức, mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huycủa người lãnh đạo Nghệ thuật lãnh đạo được thể hiện ở chỗ biết lựa chọnphong cách lãnh đạo phù hợp, để có được phương pháp, phương thức,cách thức làm việc tối ưu, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ,mục tiêu đã đặt ra Và đặc biệt là nhà lãnh đạo giỏi, họ cần phải áp dụngphong cách lãnh đạo phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, của nhânviên dưới quyền Ngoài ra, một nhà lãnh đạo giỏi cần phải nhìn nhận mộtcách linh hoạt khi nào thay đổi phong cách lãnh đạo, để đáp ứng kịp thờinhững biến đổi của môi trường xung quanh.

Tất nhiên ngoài phong cách lãnh đạo, còn có rất nhiều các phẩm chất, kĩnăng và các yếu tố khác cần nhà lãnh đạo trau dồi, thường xuyên củng cốvà phát huy để có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong mắt nhân viên,đồng nghiệp, cấp trên và những người xung quanh ( đối tác, khách hàng,…) Và phần tiếp theo sẽ giúp nhà lãnh đạo làm được điều đó.

xv

Ngày đăng: 30/06/2024, 18:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w