BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘINGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNGHOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC VIỆTChuyê
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC VIỆT
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN THANH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
2
2 / 15
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 4
1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 4
1.1.1 Khái niệm chí phí sản xuất 4
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 5
1.1.3 Khái niệm giá thành sản phẩm 9
1.1.4 Phân loại giá thành sản phẩm 9
1.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm 11
1.2 Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 12
1.2.1 Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .12
1.2.2 Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
ĐỨC VIỆT 33
2.1 Tổng quan sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Việt 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 34
2
4 / 15
Trang 52.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 38
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 41
2.1.5 Chế độ và chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 43
2.2 Thực tế tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt 44
2.2.1 Nội dung và phân loại chi phí sản xuất 44
2.2.2 Dự toán chi phí sản xuất 45
2.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 48
2.2.4 Đối tượng tính giá thành 49
2.2.5 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 49
2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 49
2.2.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 60
2.3 Nhận xét về công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt 62
2.3.1 Những kết quả đạt được 62
2.3.2 Một số tồn tại 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC VIỆT 69
3.1 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Đức Việt 69
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 69
3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện 70
Trang 63.2 Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt 71
2
6 / 15
Trang 73.2.1 Hoàn thiện về bộ máy kế toán và việc luân chuyển chứng từ 71
3.2.2 Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất 72
3.2.3 Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm 78
3.2.4 Hoàn thiện về phân loại chi phí sản xuất: 80
3.2.5 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất cho từng sản phẩm 80 3.2.6 Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 82
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt 84
3.3.1 Về phía nhà nước 84
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SXKD Sản xuất kinh doanh
NVL Nguyên vật liệu
TSCĐ Tài sản cố định
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
GTGT Giá trị gia tăng
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
SXC Sản xuất chung
8 / 15
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 20
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 21
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 22
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 23
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23
Sơ đồ1.6: Giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm 28
Sơ đồ 1.7: Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm 29
Sơ đồ 2.1: Tổ chức sản xuất tại công ty 35
Sơ đồ 2.2: Tổ chức sản xuất phân xưởng Hưng Lợi 36
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất gạch của Công ty 38
Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 39
Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 41
Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ nhật ký chung Sơ đồ 2.7: Quy trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 53
Bảng 3.1: Dự toán chi phí sản xuất chung 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp dự toán chi phí sản xuất 82
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, để có thể tận dụng được những cơ hội này các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra và sử dụng một cách có hiệu quả về lợi thế cạnh tranh của mình Những thông tin kế toán quản trị chính xác, đầy đủ và linh hoạt gắn với nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp được coi là không thể thiếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất về giá bán, quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi… và kể
cả việc thay đổi cơ cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển bền vững Doanh nghiệp cần tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải tận dụng năng lực, cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn Để đạt được điều đó, một trong những biện pháp là doanh nghiệp không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đầy đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh, xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả Vì vậy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Việc hoàn thiện công tác quản
1
10 / 15
Trang 11trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và
có ý nghĩa
Sau bước chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số doanh nghiệp nhà nước không thích ứng kịp thời, không có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém
đã dẫn tới giải thể, phá sản Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Đức Việt đã vươn lên để khẳng định mình và ngày càng phát triển, với các loại sản phẩm gạch xây dựng phong phú và đa dạng về quy cách, mẫu mã, giá cả hợp lý sản phẩm của công ty đang dần chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phần kế toán này cùng
với sự giúp đỡ của PGS.TS Đặng Văn Thanh, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt".
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá lý luận chung về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành thành phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt
- Trên cơ sở lý luận và thực tế khảo sát tại Công ty TNHH Đức Việt đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của ngành sản xuất công
Trang 12pháp phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm từ đó hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn khái quát, hệ thống hóa và làm sáng tỏ
những vấn đề chung nhất về kế toán tài chính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt Luận văn đã đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa thực tế trong thực tiễn góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty để ngày càng phù hợp hơn với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đức Việt
3
12 / 15
Trang 13CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Khái niệm chí phí sản xuất
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất - nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động và đối tượng lao động Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng thước đo tiền
tệ, được tính cho một thời kỳ nhất định
Như vậy, bản chất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
- Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh
- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị các yếu tố sản xuất đã hao phí
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được đo bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định
Trên góc độ của kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những
Trang 14các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác
Trên góc độ của kế toán quản trị, chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi
ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, hạch toán chi phí cũng như phục vụ cho việc ra các quyết đinh kinh doanh cần phải phân loại theo những tiêu thức phù hợp
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, mục đích, vai trò, vị trí Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thuận lợi cho công tác quản lý hạch toán cũng như nhằm sử dụng tiếp kiệm, hợp lý chi phí thì cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Và cũng xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý thì chi phí sản xuất được phân loại theo những tiêu thức khác nhau Trên cơ sở
đó để tiến hành và tổ chức tốt công tác kế toán Thì kế toán tiến hành lựa chọn các tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp và chủ yếu sau:
Phân loại theo yếu tố chi phí
Theo sự phân chia này thì toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau:
+ Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất
+ Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất + Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho toàn bộ người lao động
5
14 / 15
Trang 15+ Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo
tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên
+ Yếu tố chi phí khấu haoTSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định ,sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất của doanh nghiệp
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ
Cách phân loại chi phí theo yếu tố, có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất Đó cũng là căn cứ để tập hợp và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố cung cấp cho quản trị doanh nghiệp
Phân loại theo khoản mục chi phí trong tính giá thành sản phẩm
Số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm tính chất của từng ngành và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ khác nhau
Theo sự phân chia như vậy thì chi phí được chia thành các yếu tố chi phí sau:
+ Chi phí NVLTT: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ Không tính vào mục này nhưng chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho mục đích phục vụ sản xuất chung hay những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất
+ Chi phí NCTT: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích