1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải nhận Định môn triết 188 câu ôn tập

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

GIẢI NHẬN ĐỊNH MÔN TRIẾT 188 CÂU 1. Triết học xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người  Sai. Bởi vì: Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế gới đó. Khi con người xuất hiện thì đồng thời xuất hiện nhu cầu tìm hiểu, khám phá, cải tạo thế giới, tìm hiểu về bản thân con người, vị trí của con người trong thế giới. Tuy nhiên, sự tìm hiểu, khám phá đó chỉ mang tính tự phát, rời rạc, chưa thành hệ thống lý luận. Đến khi con người phát triển đến một trình độ nhất định, có khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề con người tìm hiểu, khám phá được thế giới khách quan về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới khách quan thành hệ thống lý luận thì khi đó triết học mới xuất hiện. Do đó, triết học không xuất hiện đồng thời khi con người xuất hiện mà triết học chỉ xuất hiện khi con người phát triển đạt đến một trình độ tư duy nhất định. 2. Triết học xa lạ với con người Nhận định này sai. Khái niệm: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhấtcủa con người về thế giới, về vị trí, vai trò của conngười trong thể giới ấy. Triết học nghiên cứu vềcác câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ . Chính vì vậy, triết học luôn hiện hữu trong cuộc sống và gắn liền với mỗi chúng ta.Triết học xuất phát từ con người và định hướng cho con người về thế giới quan. 3. Triết học là phạm trù lịch sử. Đây là nhận định đúng.Vì triết học chỉ ra đời và phát triển khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, của cải tương đối dư thừa , tư và hữu hoá tư liệu sản xuất, giai cấp phân hóa rõ và mạnh, nhà nước ra đời. 4. Triết học là khoa học của mọi khoa học Đây là nhận định sai, vì thời kỳ cổ đại, triết học đã từng được xem là khoa học của mọi khoa học bởi nhiều lý do: Triết học và khoa học (đặc biệt là khoa học tự nhiên) có mối quan hệ biện chứng khăng khít; các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học (Talet, Đêmocrit,...); triết học có vai trò to lớn đối với khoa học (là cơ sở thế giới quan , cung cấp phương pháp luận cho khoa học phát triển, có khả năng đi trước so với khoa học, dẫn đường cho khoa học phát triển)....nhưng nó chỉ nhìn thấy 1 vế trong mối quan hệ giữa Khoa học Triết học với các khoa học khác, đặc biệt là Khoa học Tự nhiên! Tuy nhiên, quan niệm đó chưa đúng đắn bởi triết học là một môn khoa học độc lập có đối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu, vị trí, vai trò riêng, không đồng nhất với bât kỳ một môn khoa học cụ thể nào. 5. Triết học là khoa học không mang tính giai cấp --> Nhận định sai. Vì triết học ra đời ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khi nền sản xuất đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. Nó luôn phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Do đó, triết học mang tính giai cấp. 6. Thế giới quan có tác dụng định hướng cho hoạt động của con người? -Đúng vì : Thế giới quan đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình. Và bên cạnh đó thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. 7. Tính bản chất của triết học là tính giai cấp - Đúng. Bất kì triết học nào cũng mang tính giai cấp, tính Đảng. Triết học Mác Leenin cũng mang tính giai cấp, nó là TGQ của giai cấp công nhân. Bản chất của triết học là thế giới quan, mà TGQ lại mang tính giai cấp, các giai cấp CM sẽ tiếp cận với triết học CM, với khoa học. Các giai cấp phản động sẽ sử dụng các hệ thống triết học khác ví dụ như triết học duy tâm,.. tính khoa học.Tính bản chất của triết học là tính giai cấp 8. Triết học có tính dân tộc, tính giai cấp và có tính nhân loại phổ biến Nhận định này là đúng Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. ==> triết học ra đời từ chính đời sống xã hội , và đời sống xã hội của mỗi dân tộc cho thấy điều kiện sinh hoạt và trình độ phát triển , văn minh là khác nhau . Do đó triết học mang tính đặc trưng dân tộc . ví dụ triết học Trung Hoa có nét đặc trưng so với triết học Hy Lạp Mang tính giai cấp vì những người theo một trường phái triết học nào đó thì đều thuộc một nhóm người hay giai cấp nào đó trong xã hội , có những lợi ích vật chất và tinh thần riêng nên triết học cũng mang tính chủ quan của những người đó . Tính nhân loại phổ biến là vì nó giải thích về bản chất con người , vị trí của con người trong xã hội , trong thế giới và cả những vấn đề chung nhất của con người . 9. Có những triết học không xuất hiện từ thực tiễn Đây là nhận định sai “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: -Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. -Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. 10. Có 2 vấn đề cơ bản trong triết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề nhận thức luận - Sai. Vì Theo Ph.Ăng ghen: “ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, cụ thể: + Mặt thứ nhất - bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào? + Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? - Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem là “chuẩn mực” để phân biệt giữa hai chủ nghĩa triết học này. Các học thuyết triết học rất đa dạng, song cũng đều phải trả lời cho các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào? Vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào? Và lấy đó là điểm xuất phát lý luận. Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề khác của triết học. Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa ý thức với vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học. 11. Chủ nghủ nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên hoàn toàn khác nhau.  Sai . Vì chủ nghĩa nhất nguyên luận và chủ nghĩa nhị nguyên luận cùng thuộc chủ nghĩa duy tâm xem xét một cách phiến diện , tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính chất biện chứng của con người. 12. Chủ nghĩa nhị nguyên và chủ nghĩa thực chứng là những dạng khác nhau của chủ nghĩa duy tâm Nhận định này Sai Bởi vì các chủ nghĩa này có xuất phát điểm và có sự đối lập giữa các trường phái triết học Chủ nghĩa duy tâm cho rằng mọi thứ tồn tại bên trong tinh thần thuộc về ý thức Còn chủ nghĩa nhị nguyên lại xem cả hai thực thể vật chất và ý thức tạo thành nguồn gốc thế giới. các nhà triết học theo quan điểm nhị nguyên lại cho rằng hai hiện tượng ý thức và vật chất (tỉnh thần và tựnhiên) độc lập với nhau, song song tồn tại, không cái nào sinh ra cái nào. Thực chất, các nhà triết học nhị nguyên tìm cách dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thế nhưng quan điểm của họ thường không nhất quán, cuối cùng, họ thường ngả theo lập trường duy tâm hơn là rơi vào quan điểm duy vật. Chủ nghĩa thực chứng là một khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con ngườ 13. Chủ nghĩa duy vật mác xít là chủ nghĩa duy vật khoa học. Đây là nhận định sai.Vì Chủ nghĩa Marx hay Mác-xít là hệ thống học thuyết triết học, lịch sử và cả kinh tế chính trị. 14. Triết học là khoa học giúp con người giải quyết được mọi vấn đề trong hiện thực Đây là nhận định sai, Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, chứ không thể giải quyết mọi vấn đề trong xã hội được. 15. Đối tượng nghiên cứu của triết học là tự nhiên, xã hội, tư duy --> Nhận định sai. Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi trong chu trình lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại. Đối tượng nghiên cứu của triết học là tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những qui luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, thực tiễn của con người. 16. Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng -Đúng .Vì: Phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn. 17. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là cho rằng bản chất của thế giới là do nội tâm, do sự phức hợp các cảm giác của con người Sai. Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm không phải là khi cho rằng bản chất của thế giới là do nội tâm, sự phức hợp các cảm giác của con người mà vì chủ nghĩa này đã xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa 1 mặt, 1 đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người 18. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thực chất là một Nhận định này là sai Sai. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau, chẳng qua chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức. Còn tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. 19. Mọi hình thức của chủ nghĩa duy vật đều là khoa học Nhận định sai. Vì Không phải hình thức nào của chủ nghĩa duy vật đều là khoa học. Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó, chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX kế thừa tinh hoa của các học thuyết trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời. Chủ nghĩa duy vật chất phác có những kết luận mang nặng tính trực quan nên ngây thơ chất phác. Nhìn bằng mắt và kết luận chứ không qua nghiên cứu nên không thể xem là khoa học được. 20. Chủ nghĩa duy vật có giá trị hơn chủ nghĩa duy tâm - Đúng. Vì chủ nghĩa duy vật giải quyết được cả hai mặt thuộc vấn đề cơ bản của triết học (Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Có hai mặt trả lời cho câu hỏi: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào - liên quan đến bản thể luận. Và con người có thể nhận thức được thế giới của mình hay không - nhận thức luận) trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Lê-nin đã xác nhận rằng thực tại khách quan tức là vật chất là cái có trước, cảm giác ý thức là cái có sau. Thực tại khách quan quyết định cảm giác ý thức. - Bác bỏ thuyết bất khả tri (giải quyết được mặt thứ hai trong vấn đề triết học), định hướng cho khoa học cụ thể phát triển. Vì khi lê nin nói rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất thì các nhà khoa học hãy giữ lấy niềm tin của mình trong con đường nghiên cứu. Cứ đi sẽ tới, cứ tìm sẽ thấy. Không có gì là không thể trong khoa học, chỉ có chưa thể thôi - Khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất. Cụ thể là Lê-nin không còn đồng nhất vật chất với vật thể nữa - Là cơ sở để xác định yếu tố vật chất trong lĩnh vực xã hội (vật chất trong lĩnh vực xã hội là sự tồn tại của xã hội là phương thức sản xuất vật chất, là cách thức con người lao động sản xuất, là dân số, mật độ dân số, là điều kiện tự nhiên và địa lý nơi con người sinh sống 21. Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan là lý trí của con người  Sai. Vì Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan không chỉ là lý trí của con người mà còn là tri thức, niềm tin và tình cảm. có rất nhiều thế giới quan, tuỳ thuộc vào mỗi thế giới quan mà có yếu đóng vai trò cơ sở, nền tảng . Ví dụ trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu. 22. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan Nhận định trên là đúng, Triết học là hạt nhân lý luận của TGQ vì nó là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về TG và vị trí của con người trong thế giới đó. 23. Phương pháp luận triết học là phương pháp luận của lĩnh vực tư duy. Đây là nhận định đúng.Vì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm chung nhất, các nguyên tắc chung chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn. Nó xuất phát từ tư duy của con người. Do tu duy con người hệ thống lại và tạo ra. 24. Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương pháp luận đối lập nhau trong lịch sử triết học. Đây là nhận định đúng. Phương pháp luận siêu hình và phương pháp luận biện chứng là 2 phương pháp luận đối lập nhau trong lịch sử triết học. Cụ thể, phương pháp luận siêu hình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệ được xem xét và coi các mặt đối lập với nhau và có 1 ranh giới tuyệt đối. Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó. Trong phương pháp biện chứng thì đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau. 25. “Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại nhằm phát hiện ra chân lý. Đúng hay sai? Tại sao --> Nhận định sai. Khi giới thiệu về Các Mác Lênin định nghĩa: “.. phép biện chứng tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và ko phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này luôn luôn phát triển ko ngừng” chứ không phải. “Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại nhằm phát hiện ra chân lý. 26. Siêu hình là không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng - Đúng . Vì: Trong triết học, chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển. Siêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. 27. Siêu hình là phương pháp luận không có giá trị - Sai. Phương pháp siêu hình có công lớn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến cơ học cổ điển. Phương pháp siêu hình có cội nguồn hợp lý trong khoa học cơ học cổ điển. Muốn nhận thức bất kỳ một đối tượng nào, trước hết con người phải tách đối tượng ấy ra khỏi những liên hệ nhất định và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một khoảng không gian và thời gian xác định. 28. Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con ngươì. - Nhận định này là Sai . Vì chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn .Còn chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình thì chưa thừa nhận điều này. 29. Triết học là hoạt động tinh thần và là một dạng tri thức. Đây là một câu nhận định đúng. Vì: theo cả ở phương Đông và phương Tây, triết học đã là một hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao. Triết học là loại hình tri thức đặc biệt của con người khi sử dụng các công cụ lí tính, các tiêu chuẩn lôgích và những kinh nghiệm của con người khi khám phá thực tại để diễn tả thế giới và giải thích thế giới quan bằng lí luận. 30. Tính đảng trong triết học chính là tính giai cấp của triết học. - Đúng. Tính đảng trong triết học phản ánh lập trường của các phe phái đại diện cho các giai tầng xã hội khi bảo vệ thế giới quan của mình. Chủ nghĩa Mác-Lenin xuất phát từ thế giới quan duy vật lịch sử, phương pháp luận biện chứng đã khẳng định : tính đảng là biểu hiện tập trung nhất của tính giai cấp. Với sự tồn tại mang tính pháp lý của chế độ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học đã mang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định 31. Triết học Mác là “khoa học của mọi khoa học”  Sai + Ngay từ khi Triết học mới ra đời: Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Quan điểm này nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, Triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. + Thời kỳ trung cổ: Ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. + Vào Thế kỷ XV, XVI: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. + Thế kỷ XVII – XVIII: Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII. Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. + Đầu thế kỷ XIX: Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để. => Do đó, Triết học không phải là “khoa học của mọi khoa học”. 32. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu Đây là câu nhận định đúng. Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX với những điều kiện, tiền đề khách quan của nó. Đầu tiên về kinh tế - xã hội: Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX , sụ phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp, sự phát triển này làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, xảy ra xung đôt giữa giai cấp vô sản và tư sản->Sự ra đời giai cấp vô sản cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân đã tạo cơ sở xã hội cho sự ra đời lý luận tiến bộ và cách mạng của C.Mác và Ph.Angghen, trong đó, triết học Mác là hạt nhân, lý luận chung của nó. Chính sự ra đời của lý luận này đã lý giải một cách khoa học về sự xung đột không thể điều hòa giữa tư bản và lao động, về sứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản cách mạng đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Thứ hai là về tiền đề lý luận: là sản phẩm tất yếu của sự phát triển hợp qui luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác ra đời là một sự kế thừa biện chứng những học thuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX. Thứ ba là về tiền đề khoa học tự nhiên: Trong số những thành tựu KHTN thời đó, Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa Đácuyn. 33. Triết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học Nhận định đúng.Triết học Mác ra đời chính là sự kế thừa và phát huy những ưu điểm cũng như phê phán và loại trừ những hạn chế của những học thuyết triết học trước đó. Hơn hết, triết học Mác còn là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạnng hoàng chỉnh, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh để nhận thức và cải tạo thế giới 34. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt để. Nhận định đúng. Vì: Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Vì vậy có thể thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt để. 35. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là 2 loại khác nhau --> Đúng. Vì - Chủ nghĩa duy vật biện chứng: cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. - Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Từ 2 khái niệm trên, có thể thấy CNDVBC nghiên cứu về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy còn CNDVLS nghiên cứu về đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. 36. Có thể định nghĩa vắn tắt “vật chất là thực tại khách quan” được hay không? Tại sao? Có thể định nghĩa vắn tắc “ vật chất là thực tại khách quan ” được. Bởi vì, định nghĩa vật chất của Lê nin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Trong định nghĩa vật chất của Lê nin thì các mệnh đề : 1) Vật chất là phạm trù triết học: nói lên nghiên cứu vật chất dưới góc độ triết học để phân biệt vật chất trong các ngành khoa học cụ thể khác. (2) Dùng để chỉ thực tại khách quan: điều này nói lên vật chất là thực tại khách quan. (3) Đem lại con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, phản ánh: nói lên vật chất có trước cảm giác (ý thức) và con người có khả năng nhận biết được vật chất. 4) Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: nói lên vật chất tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người. Như vậy, trong các mệnh đề của định nghĩa vật chất của Lê nin thì có mệnh đề thứ (2) trả lời câu hỏi vật chất là gì, đó là thực tại khách quan. Còn các mệnh đề khác nói lên góc độ nghiên cứu vật chất cũng như các thuộc tính, đặc điểm cơ bản của vật chất.Do đó, có thể định nghĩa văn tắc: vật chất là thực tại khách quan. 37. Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là vận động -Sai. Ăngghen định nghĩa : “ vận động hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. các dạng tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộc tính vận động. Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là THUỘC TÍNH KHÁCH QUAN tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, hoàn toàn độc lập-không phụ thuộc vào ý thức của con người: cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó, nhận thức đúng hay nhận thức sai về nó; bất kể cảm xúc của con người đối với nó như thế nào... thì nó vẫn cứ tồn tại đúng với bản thân nó vốn có 38. Vận động và đứng yên tồn tại độc lập với nhau - Nhận định này là Sai . Vì sự vận động không ngừng của vật chất không những không loại trừ mà trái lại còn bao hàm trong đó sự đứng im tương đối. Theo quan điểm của triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là sự vận động trong trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản. Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời 39. Thời gian là phương thức tồn tại của vật chất Nhận định sai. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất. Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hưữ của vật chất – thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” 40. Hình thức vận động thấp có thể bao hàm hình thức vận động cao - Sai. Vì dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp), đó là: + Vận động cơ học + Vận động vật lý + Vận động hóa học + Vận động sinh học + Vận động xã hội - Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Nhưng các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học thì bao gồm vật động vật lý và trong vật động sinh học bao gồm vật động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vận động nêu trên. 41. Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc quyết định cho sự hình thành của ý thức  Đúng. Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ. Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là ý thức xã hội và ngôn ngữ. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội. 42. Ý thức với nhận thức thực chất là một Nhận định trên là sai vì, - Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất. - Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.. Vậy nhận thức là cả một quá trình phản ánh hiện thực, còn ý thức chỉ là kết quả của sự phản ánh đó. Hay nhận thức là quá trình sản sinh ra ý thức, ý thức là kết quả của nhận thức. Nhận thức có thể được coi là 1 điều kiện cần thiết của ý thức. 43. Ý thức là kết quả của quá trình nhận thức. Nhận định đúng.Nhận thức là cả 1 quá trình phản ánh hiện thực, còn ý thức chỉ là kết quả của sự phản ánh đó. Hay nhận thức là quá trình sản sinh ra ý thức, ý thức là kết quả của nhận thức. 44. Bất kỳ dạng vật chất nào cũng có thể sinh ra ý thức Nhận định sai. Vì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. VD: lửa là vật chất nhưng không thể nào có ý thức được. 45. Ý thức có thể vượt khỏi vật chất. --> Sai. vì ý thức theo định nghĩa của triết học Mác- Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”. - Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. 46. Ý thức có thể vượt trước vật chất Đúng. Ý thức có tính độc lập tương đối (dù nó là sự phản ánh của thế giới vật chất vào trong bộ óc con người, do vật chất sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý thức có những quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc 1 cách máy móc vào vật chất) và tác động trở lại vật chất. Vì thế ý thức có thể thay đổi nhanh hơn so với hiện thực trong 1 số hoàn cảnh nhất định. Vd: Ý thức thông qua hoạt động thực tiễn của con người, biến đổi các kim loại tự nhiên trở thành công cụ phục vụ cho đời sống của mình 47. Yếu tố quan trọng nhất của ý thức là tri thức -Đúng. Nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức bởi nếu muốn cải tạo được sự vật thì con người cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó trước Ý thức mà không bao hàm tri thức , không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. 48. Ý thức là thuộc tính của vật chất. - Nhận định này là đúng . Vì theo quan điểm của triết học Marx-Lenin, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người . Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. 49. Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nhận định đúng. Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Ph.Ăngghen, "điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất" *Khái niệm sản xuất vật chất: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên biến các dạng vật chất của tự nhiên thành của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì: + Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi loài người tách khỏi giới động vật những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bị hạn chế để duy trì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho cộng đồng. Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần cho xã hội. + Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sự tiến bộ xã hội.Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. 50. Vật chất theo quan niệm của triết học giống với vật chất cụ thể Nhận định này là Sai. Vì vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. 51. Ở động vật cũng có ý thức giống con người  Sai + Ở động vật bậc cao bộ não phát triển. Ví dụ như: vượn, chó, khỉ, ….nhưng chỉ dừng lại sự phản ánh tâm lý loài, là hoạt động bản năng, còn ý thức của con người là sự phản ánh thế giới khách quan một cách năng động sáng tạo bởi não người – một tổ chức vật chất được tổ chức cao thông qua hoạt động thực tiễn của con người tức là hoạt động xã hội, hoạt động lao động làm cải tiến tự nhiên một cách có mục đích để phụ vụ cho quá trình tồn taaji và phát triển của mình. + Sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động. => Do đó, nhận định trên là sai vì động vật không có lao động và hoạt động xã hội. 52. Nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa. Nhận định sai, vì : Nội dung của ý thức là nội dung của thế giới khách quan , vì thế giới khách quan là cái có trước và thông qua cảm giác sờ , ngửi , nhìn , ... ==> tri giác ( tổng hợp cảm giác ) ==> cuối cùng là ý thức của con người , từ đó cho thấy nội dung ý thức của con người là do thế giới khách quan ( vật chất ) quy định . Nếu nói “nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa" , tức là ý thức con người có tính năng động sáng tạo nên khi thế giới khách quan tác động vào nó thì tùy vào từng người mà có những cải biến , suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới riêng của họ . Mà nội dung của ý thức mang tính khách quan , do thế giới khách quan quy định , nếu nói như vậy chẳng khác nào là con người ta đang sáng tạo ra thế giới 1 cách "thần thánh" cả ( óc nghĩ sao thế giới vận hành y vậy ) 53. Ý thức có vai trò quyết định vật chất Nhận định sai.Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức 54. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, do đó nó được hình thành mang tính chủ quan. Nhận định sai. Vì: đúng là quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, nhưng nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chứ không phải được hình thành mang tính chủ quan. 55. Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. --> Sai. Vì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Về mặt 55. Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước một bước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. --> Sai. Vì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Về mặt khoa học cần nhận thức sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử - cụ thể, là một quá trình, trong trạng thái động. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn, thậm chí lạc hậu hơn. Vì thế quan hệ sản xuất tiên tiến không thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. 56. Điều kiện địa lý, tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội. Sai. Vì : •Phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội: •Phương thức sản xuất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong đó, các yếu tố của lực lượng sản xuất như: trình độ người lao động, khoa học công nghệ… là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển xã hội. •Phương thức sản xuất là yếu tố tạo ra mọi của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại, phát triển của xã hội này. •Điều kiện tự nhiên gồm toàn bộ nguồn lực của giới tự nhiên, được khai thác sử dụng vào các quá trình sản xuất nhất định gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu, sông ngòi… 57. Thực tiễn là hoạt động xã hội của con người -Sai. Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay nói cách khác là những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được, trực quan được. Hoạt đông vật chất- cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng ; trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình. 58. Thực tiễn với thực tế là một - Nhận định sai. Vì thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, trong khi đó, thực tế lại là trạng thái của những điều thực sự tồn tại xảy ra một cách tự nhiên của các sự vật, hiện tượng. 59. Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới Nhận định này đúng bởi vì cái thước đo cuối cùng của sự phát triển là sự nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ chứ không nhất thiết phát triển lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng Sự tồn tại của con người và xã hội, cũng như sự phát triển của nó đều trên cơ sở sản xuất vật chất của xã hội. Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hình thức của quan hệ xã hội. Hoạt động ra của cải vật chất cho xã hội còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tiêu chuẩn khách quan khẳng định trình độ chinh phục tự nhiên của con người và sự phát triển xã hội. Sản xuất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấp độ tối thiểu đến cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi du lịch… Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất. Bởi vì sản xuất là điều kiện của tiêu dùng. Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, tiêu dùng càng phong phú và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếu không tiến hành sản xuất vật chất. – Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người, nền sản xuất của cải xã hội không ngừng phát triển từ thấp đến cao. Từ chỗ chỉ dùng công cụ lao động bằng đá (thời kỳ đồ đá ở xã hội nguyên thủy), con người dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng (vào thời kỳ đồ đồng ở xã hội cổ đại), sắt (vào thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đến trung đại). Sau đó, nhờ cuộc cách mạng công nghiệp để phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy móc động cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí hóa, hiện đại hóa (vào thời cận đại và hiện đại). Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 60. Định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản của triết học Nhận định đúng, vì: Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lenin đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất, giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học _ Ông đã giải quyết khoa học vấn đề này bằng cách tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, và để đưa ra đc 1 quan niệm thực sự khoa học về vật chất, ông đã đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này 61. Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng nguyên tắc khách quan.  Sai. Vì nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ biến chứng giữa vật chất và ý thức là tôn trọng tính khách quan kết hợp với tính phát huy năng động chủ quan 62. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất chi phối sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người. Nhận định trên sai, Bởi vì Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến chứ không phải là quy luật cơ bản 63. Quan điểm về vật chất của các trào lưu duy vật thời kỳ cổ đại có đặc điểm là đồng nhất vật chất với thế giới tự nhiên. Nhận định sai, vì quan điểm về vật chất của các trào lưu duy vật thời kỳ cổ đại có đặc điểm là đồng nghĩa vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan. Các nhà duy vật thời cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn: nước (Thales), lửa (Heraclitus), không khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ đại - Ấn Độ); kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành - Trung Quốc). 64. Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể là quan điểm của trường phái triết học nhị nguyên luận. Nhận định sai: Vì Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; học thuyết triết học của họ là nhị nguyên luận. Không phải là đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể. 65. Sai lầm nói chung của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất là xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối. --> Sai . Chủ nghĩa duy tâm có 2 trg phái khách quan và chủ quan. Đây chỉ là sai lầm của chủ nghĩa duy tâm khách quan Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm nói chung về phạm trù vật chất: •Xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối; ý niệm tuyệt đối •Xem vật chất là sản phẩm của ý thức chủ quan, của các trạng thái tâm lý, tình cảm… •Xem vật chất là kết quả của các giá trị tinh thần.. 66. Cái gì tồn tại khách quan là vật chất Đúng . Vì theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin thì vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật 62. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất chi phối sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người. Nhận định trên sai, Bởi vì Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến chứ không phải là quy luật cơ bản 63. Quan điểm về vật chất của các trào lưu duy vật thời kỳ cổ đại có đặc điểm là đồng nhất vật chất với thế giới tự nhiên. Nhận định sai, vì quan điểm về vật chất của các trào lưu duy vật thời kỳ cổ đại có đặc điểm là đồng nghĩa vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan. Các nhà duy vật thời cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn: nước (Thales), lửa (Heraclitus), không khí (Anaximenes); đất, nước, lửa, gió (Tứ đại - Ấn Độ); kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành - Trung Quốc). 64. Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể là quan điểm của trường phái triết học nhị nguyên luận. Nhận định sai: Vì Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; học thuyết triết học của họ là nhị nguyên luận. Không phải là đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể. 65. Sai lầm nói chung của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất là xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối. --> Sai . Chủ nghĩa duy tâm có 2 trg phái khách quan và chủ quan. Đây chỉ là sai lầm của chủ nghĩa duy tâm khách quan Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm nói chung về phạm trù vật chất: •Xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối; ý niệm tuyệt đối •Xem vật chất là sản phẩm của ý thức chủ quan, của các trạng thái tâm lý, tình cảm… •Xem vật chất là kết quả của các giá trị tinh thần.. 66. Cái gì tồn tại khách quan là vật chất Đúng . Vì theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin thì vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại. Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải hiện thực mang tính chủ quan. Mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là các dạng cụ thể của vật chất. Cả con người cũng là một dạng vật chất, là sản phẩm cao nhất trong thế giới tự nhiên mà chúng ta đã biết. Xã hội loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất. 67. Vật chất là cái gây nên cảm giác -Đúng. Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh (Định nghĩa Lê-nin về vật chất).. 68. Cái gì gây ra cảm giác thì cái đó là vật chất - Sai. Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chup lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức, nó nảy sinh do tác động trực tiếp của khách thể nhận thức lên giác quan con người. Nhưng khách thể nhận thức không chỉ là vật chất mà còn là tư duy tâm lí, tư tưởng, tinh thần, tình cảm, tưởng tượng… Nên không thể nói cái gì đem lại cảm giác thì cái đó là vật chất 69. Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin mang tính chất bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về vật chất. Nhận định trên là đúng vì, Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vật quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ. Thời cổ đại, phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp, phái Milet cho rằng đầu tiên ấy đơn thuần là nước, không khí, lửa, nguyên tử… Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bản vẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứng tỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể. Việc đồng nhất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu được bản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức; không có cơ sở để xác định những biểu hi

Trang 1

GIẢI NHẬN ĐỊNH MÔN TRIẾT 188 CÂU

1 Triết học xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người

 Sai Bởi vì: Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, vềbản thân con người và vị trí của con người trong thế gới đó Khi con người xuất hiện thìđồng thời xuất hiện nhu cầu tìm hiểu, khám phá, cải tạo thế giới, tìm hiểu về bản thâncon người, vị trí của con người trong thế giới Tuy nhiên, sự tìm hiểu, khám phá đó chỉmang tính tự phát, rời rạc, chưa thành hệ thống lý luận Đến khi con người phát triểnđến một trình độ nhất định, có khả năng khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề conngười tìm hiểu, khám phá được thế giới khách quan về bản thân con người và vị trí củacon người trong thế giới khách quan thành hệ thống lý luận thì khi đó triết học mới xuấthiện Do đó, triết học không xuất hiện đồng thời khi con người xuất hiện mà triết họcchỉ xuất hiện khi con người phát triển đạt đến một trình độ tư duy nhất định.

2 Triết học xa lạ với con người

Nhận định này sai.

Khái niệm: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhấtcủa con người về thế giới,về vị trí, vai trò của conngười trong thể giới ấy Triết học nghiên cứu vềcác câu hỏichung và cơ bản về sự tồn tại, kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngôn ngữ Chính vìvậy, triết học luôn hiện hữu trong cuộc sống và gắn liền với mỗi chúng ta.Triết học xuấtphát từ con người và định hướng cho con người về thế giới quan.

3 Triết học là phạm trù lịch sử.

Đây là nhận định đúng.Vì triết học chỉ ra đời và phát triển khi xã hội loài người đã đạtđến một trình độ tương đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hìnhthành, của cải tương đối dư thừa , tư và hữu hoá tư liệu sản xuất, giai cấp phân hóa rõvà mạnh, nhà nước ra đời.

4 Triết học là khoa học của mọi khoa học

Đây là nhận định sai, vì thời kỳ cổ đại, triết học đã từng được xem là khoa học của mọikhoa học bởi nhiều lý do: Triết học và khoa học (đặc biệt là khoa học tự nhiên) có mốiquan hệ biện chứng khăng khít; các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học (Talet,

Trang 2

Đêmocrit, ); triết học có vai trò to lớn đối với khoa học (là cơ sở thế giới quan , cungcấp phương pháp luận cho khoa học phát triển, có khả năng đi trước so với khoa học,dẫn đường cho khoa học phát triển) nhưng nó chỉ nhìn thấy 1 vế trong mối quan hệgiữa Khoa học Triết học với các khoa học khác, đặc biệt là Khoa học Tự nhiên!

Tuy nhiên, quan niệm đó chưa đúng đắn bởi triết học là một môn khoa học độc lập cóđối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu, vị trí, vai trò riêng, không đồng nhất vớibât kỳ một môn khoa học cụ thể nào.

5 Triết học là khoa học không mang tính giai cấp

> Nhận định sai Vì triết học ra đời ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, khi nền sản xuất đã cósự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp Nó luôn phục vụ cho lợi íchcủa những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định Do đó, triết học mang tính giaicấp.

6 Thế giới quan có tác dụng định hướng cho hoạt động của con người?

-Đúng vì : Thế giới quan đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của conngười, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bảnthân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình Và bên cạnh đóthế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới.Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn nhận thế giới xungquanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ýnghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó Nhưvậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ pháttriển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũngnhư của mỗi cộng đồng xã hội nhất định.

7 Tính bản chất của triết học là tính giai cấp

- Đúng Bất kì triết học nào cũng mang tính giai cấp, tính Đảng Triết học Mác Leenincũng mang tính giai cấp, nó là TGQ của giai cấp công nhân Bản chất của triết học làthế giới quan, mà TGQ lại mang tính giai cấp, các giai cấp CM sẽ tiếp cận với triết họcCM, với khoa học Các giai cấp phản động sẽ sử dụng các hệ thống triết học khác ví dụnhư triết học duy tâm, tính khoa học.Tính bản chất của triết học là tính giai cấp

Trang 3

8 Triết học có tính dân tộc, tính giai cấp và có tính nhân loại phổ biến

Nhận định này là đúng

Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sửhình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên mộtlãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợpcác giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ vănminh đã đạt được.

==> triết học ra đời từ chính đời sống xã hội , và đời sống xã hội của mỗi dân tộc chothấy điều kiện sinh hoạt và trình độ phát triển , văn minh là khác nhau Do đó triết họcmang tính đặc trưng dân tộc

ví dụ triết học Trung Hoa có nét đặc trưng so với triết học Hy Lạp

Mang tính giai cấp vì những người theo một trường phái triết học nào đó thì đều thuộcmột nhóm người hay giai cấp nào đó trong xã hội , có những lợi ích vật chất và tinhthần riêng nên triết học cũng mang tính chủ quan của những người đó

Tính nhân loại phổ biến là vì nó giải thích về bản chất con người , vị trí của con ngườitrong xã hội , trong thế giới và cả những vấn đề chung nhất của con người

9 Có những triết học không xuất hiện từ thực tiễn

Đây là nhận định sai “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người vềthế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”.

Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, vớitư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trongnhững điều kiện nhất định sau đây:

-Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cáichung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.

-Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc Họ đã nghiên cứu,hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận vàtriết học ra đời.

Trang 4

Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn;nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

10 Có 2 vấn đề cơ bản trong triết học là vấn đề bản thể luận và vấn đề nhận thứcluận

- Sai Vì Theo Ph.Ăng ghen: “ Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triếthọc hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” Vấn đề cơ bản của triết học cóhai mặt, cụ thể:

+ Mặt thứ nhất - bản thể luận: Trả lời cho câu hỏi giữa ý thức và vật chất, cái nào cótrước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào?

+ Mặt thứ hai - Nhận thức luận: Con người có khả năng nhận thức được thế giới haykhông?

- Lịch sử đấu tranh triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩaduy vật Có thể nói, chính các vấn đề cơ bản của triết học được xem là “chuẩn mực” đểphân biệt giữa hai chủ nghĩa triết học này Các học thuyết triết học rất đa dạng, songcũng đều phải trả lời cho các câu hỏi vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sauvà cái nào quyết định cái nào? Vật chất và ý thức có quan hệ với nhau như thế nào? Vàlấy đó là điểm xuất phát lý luận Câu trả lời cho các câu hỏi này có ảnh hưởng trực tiếpđến những vấn đề khác của triết học Do đó vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại haygiữa ý thức với vật chất được coi là vấn đề cơ bản của triết học.

11 Chủ nghủ nhất nguyên và chủ nghĩa nhị nguyên hoàn toàn khác nhau.

 Sai Vì chủ nghĩa nhất nguyên luận và chủ nghĩa nhị nguyên luận cùng thuộc chủnghĩa duy tâm xem xét một cách phiến diện , tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt,một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính chất biện chứng của con người.

12 Chủ nghĩa nhị nguyên và chủ nghĩa thực chứng là những dạng khác nhaucủa chủ nghĩa duy tâm

Trang 5

Còn chủ nghĩa nhị nguyên lại xem cả hai thực thể vật chất và ý thức tạo thành nguồngốc thế giới các nhà triết học theo quan điểm nhị

nguyên lại cho rằng hai hiện tượng ý thức và vật chất (tỉnh thần và tựnhiên) độc lập vớinhau, song song tồn tại, không cái nào sinh ra cái nào Thực chất, các nhà triết học nhịnguyên tìm cách dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thế nhưngquan điểm của họ thường không nhất quán, cuối cùng, họ thường ngả theo lập trườngduy tâm hơn là rơi vào quan điểm duy vật Chủ nghĩa thực chứng là một khuynhhướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học làcách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con ngườ

13 Chủ nghĩa duy vật mác xít là chủ nghĩa duy vật khoa học.

Đây là nhận định sai.Vì Chủ nghĩa Marx hay Mác-xít là hệ thống học thuyết triết học,lịch sử và cả kinh tế chính trị

14 Triết học là khoa học giúp con người giải quyết được mọi vấn đề trong hiệnthực

Đây là nhận định sai, Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bảncủa con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đềcó kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ Triếthọc được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyếtnhững vấn đề trên, chứ không thể giải quyết mọi vấn đề trong xã hội được.

15 Đối tượng nghiên cứu của triết học là tự nhiên, xã hội, tư duy

> Nhận định sai Đối tượng nghiên cứu của triết học thay đổi trong chu trình lịch sử.Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tựnhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưngvẫn xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữatư duy và tồn tại.

Đối tượng nghiên cứu của triết học là tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tưduy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quiluật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt độngnhận thức, thực tiễn của con người.

Trang 6

16 Phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biệnchứng

-Đúng Vì: Phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luậtchung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung chocác quá trình nhận thức và thực tiễn.

17 Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là cho rằng bản chất của thế giới là do nộitâm, do sự phức hợp các cảm giác của con người

Sai Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm không phải là khi cho rằng bản chất của thế giới làdo nội tâm, sự phức hợp các cảm giác của con người mà vì chủ nghĩa này đã xem xétphiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa 1 mặt, 1 đặc tính nào đó của quá trình nhậnthức mang tính biện chứng của con người

18 Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thực chất là một

Nhận định này là sai

Sai Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất vớinhau, chẳng qua chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau và nương tựa vào nhau đểcùng tồn tại và phát triển Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằngmọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức Còn tôn giáo là niềm tin củacon người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổchức.

19 Mọi hình thức của chủ nghĩa duy vật đều là khoa học

Nhận định sai Vì Không phải hình thức nào của chủ nghĩa duy vật đều là khoa học.Chúng ta biết rằng, chủ nghĩa duy vật có 3 hình thức: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủnghĩa siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng Trong đó, chỉ có chủ nghĩa duy vật biệnchứng do Mác và Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX kế thừa tinhhoa của các học thuyết trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đươngthời Chủ nghĩa duy vật chất phác có những kết luận mang nặng tính trực quan nên ngâythơ chất phác Nhìn bằng mắt và kết luận chứ không qua nghiên cứu nên không thể xemlà khoa học được.

Trang 7

20 Chủ nghĩa duy vật có giá trị hơn chủ nghĩa duy tâm

- Đúng Vì chủ nghĩa duy vật giải quyết được cả hai mặt thuộc vấn đề cơ bản của triếthọc (Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Có hai mặt trả lời cho câu hỏi: giữa vật chấtvà ý thức cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào - liên quan đến bảnthể luận Và con người có thể nhận thức được thế giới của mình hay không - nhận thứcluận) trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

- Lê-nin đã xác nhận rằng thực tại khách quan tức là vật chất là cái có trước, cảm giác ýthức là cái có sau Thực tại khách quan quyết định cảm giác ý thức.

- Bác bỏ thuyết bất khả tri (giải quyết được mặt thứ hai trong vấn đề triết học), địnhhướng cho khoa học cụ thể phát triển Vì khi lê nin nói rằng con người có khả năngnhận thức được thế giới vật chất thì các nhà khoa học hãy giữ lấy niềm tin của mìnhtrong con đường nghiên cứu Cứ đi sẽ tới, cứ tìm sẽ thấy Không có gì là không thểtrong khoa học, chỉ có chưa thể thôi

- Khắc phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mácvề vật chất Cụ thể là Lê-nin không còn đồng nhất vật chất với vật thể nữa

- Là cơ sở để xác định yếu tố vật chất trong lĩnh vực xã hội (vật chất trong lĩnh vực xãhội là sự tồn tại của xã hội là phương thức sản xuất vật chất, là cách thức con người laođộng sản xuất, là dân số, mật độ dân số, là điều kiện tự nhiên và địa lý nơi con ngườisinh sống

21 Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan là lý trí của con người

 Sai Vì Yếu tố đóng vai trò cơ sở, nền tảng của thế giới quan không chỉ là lý trí củacon người mà còn là tri thức, niềm tin và tình cảm có rất nhiều thế giới quan, tuỳ thuộcvào mỗi thế giới quan mà có yếu đóng vai trò cơ sở, nền tảng Ví dụ trong thế giới quantôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu.

22 Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan

Trang 8

Đây là nhận định đúng.Vì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thốngquan điểm chung nhất, các nguyên tắc chung chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựachọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn Nó xuất phát từ tư duycủa con người Do tu duy con người hệ thống lại và tạo ra.

24 Xét ở góc độ thế giới quan thì siêu hình và biện chứng là 2 phương pháp luậnđối lập nhau trong lịch sử triết học.

Đây là nhận định đúng Phương pháp luận siêu hình và phương pháp luận biện chứng là2 phương pháp luận đối lập nhau trong lịch sử triết học Cụ thể, phương pháp luận siêuhình nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệđược xem xét và coi các mặt đối lập với nhau và có 1 ranh giới tuyệt đối Phương phápbiện chứng nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ phổ biến vốn có của nó Trongphương pháp biện chứng thì đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệthuộc, ảnh hưởng, ràng buộc và quy định lẫn nhau.

25 “Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại nhằm phát hiện ra chân lý.Đúng hay sai? Tại sao

> Nhận định sai Khi giới thiệu về Các Mác Lênin định nghĩa: “ phép biện chứng tứclà học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và ko phiếndiện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này luônluôn phát triển ko ngừng” chứ không phải “Biện chứng” là nghệ thuật tranh luận, đàmthoại nhằm phát hiện ra chân lý.

26 Siêu hình là không thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng

- Đúng Vì: Trong triết học, chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng, mọi sự vật và hiệntượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nóluôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển Siêu hình làm cho conngười “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lạigiữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấysự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của nhữngsự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khôngthấy rừng”.

Trang 9

27 Siêu hình là phương pháp luận không có giá trị

- Sai Phương pháp siêu hình có công lớn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quanđến cơ học cổ điển Phương pháp siêu hình có cội nguồn hợp lý trong khoa học cơ họccổ điển Muốn nhận thức bất kỳ một đối tượng nào, trước hết con người phải tách đốitượng ấy ra khỏi những liên hệ nhất định và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổitrong một khoảng không gian và thời gian xác định.

28 Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực kháchquan vào đầu óc con ngươì.

- Nhận định này là Sai Vì chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới thừa nhận nhậnthức là quá trình phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con ngườitrên cơ sở thực tiễn Còn chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình thìchưa thừa nhận điều này.

29 Triết học là hoạt động tinh thần và là một dạng tri thức.

Đây là một câu nhận định đúng Vì: theo cả ở phương Đông và phương Tây, triết học đãlà một hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa vàkhái quát hóa rất cao Triết học là loại hình tri thức đặc biệt của con người khi sử dụngcác công cụ lí tính, các tiêu chuẩn lôgích và những kinh nghiệm của con người khikhám phá thực tại để diễn tả thế giới và giải thích thế giới quan bằng lí luận.

30 Tính đảng trong triết học chính là tính giai cấp của triết học.

- Đúng Tính đảng trong triết học phản ánh lập trường của các phe phái đại diện cho cácgiai tầng xã hội khi bảo vệ thế giới quan của mình Chủ nghĩa Mác-Lenin xuất phát từthế giới quan duy vật lịch sử, phương pháp luận biện chứng đã khẳng định : tính đảng làbiểu hiện tập trung nhất của tính giai cấp Với sự tồn tại mang tính pháp lý của chế độhữu tư nhân về tư liệu sản xuất, của trật tự giai cấp và của bộ máy nhà nước, triết học đãmang trong mình tính giai cấp sâu sắc, nó công khai tính đảng là phục vụ cho lợi ích củanhững giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định

31 Triết học Mác là “khoa học của mọi khoa học”

 Sai

+ Ngay từ khi Triết học mới ra đời:

Trang 10

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cảcác lĩnh vực không có đối tượng riêng Quan điểm này nguyên nhân sâu xa làm nảy sinhquan niệm cho rằng, Triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tựnhiên của Hy Lạp cổ đại.

+ Thế kỷ XVII – XVIII:

Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã pháttriển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tớiđỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII.

Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâmmà đỉnh cao là triết học Hêghen.

Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phásản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”

+ Đầu thế kỷ XIX:

Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIXđã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác Triết học Mác đoạn tuyệt triệt để với quan niệm“khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác định rõ đối tượng nghiên cứu củamình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vậttriệt để.

=> Do đó, Triết học không phải là “khoa học của mọi khoa học”.

32 Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu

Trang 11

Đây là câu nhận định đúng

Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý luậncủa sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỉ XIX với những điều kiện,tiền đề khách quan của nó

Đầu tiên về kinh tế - xã hội: Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX , sụphát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp, sự phát triển này làm cho mâu thuẫn xãhội ngày càng gay gắt, xảy ra xung đôt giữa giai cấp vô sản và tư sản->Sự ra đời giaicấp vô sản cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhân đã tạo cơ sở xãhội cho sự ra đời lý luận tiến bộ và cách mạng của C.Mác và Ph.Angghen, trong đó,triết học Mác là hạt nhân, lý luận chung của nó Chính sự ra đời của lý luận này đã lýgiải một cách khoa học về sự xung đột không thể điều hòa giữa tư bản và lao động, vềsứ mệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản cách mạng đối với sự phát triển và tiến bộ xãhội.

Thứ hai là về tiền đề lý luận: là sản phẩm tất yếu của sự phát triển hợp qui luật của lịchsử tư tưởng nhân loại Triết học Mác ra đời là một sự kế thừa biện chứng những họcthuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tếchính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX.

Thứ ba là về tiền đề khoa học tự nhiên: Trong số những thành tựu KHTN thời đó,Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vậtbiện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiếnhóa Đácuyn

33 Triết học Mác tạo nên một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học

Nhận định đúng.Triết học Mác ra đời chính là sự kế thừa và phát huy những ưu điểmcũng như phê phán và loại trừ những hạn chế của những học thuyết triết học trước đó.Hơn hết, triết học Mác còn là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạnng hoàngchỉnh, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấutranh để nhận thức và cải tạo thế giới

34 Chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt để.

Trang 12

Nhận định đúng Vì: Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sửdụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng,ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thờicổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duyvật Vì vậy có thể thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật triệt để.

35 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là 2 loại khácnhau

> Đúng Vì

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩaduy vật kết hợp với phép biện chứng Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật,Ph.Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổbiến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.- Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triếthọc Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịchsử nhân loại.

Từ 2 khái niệm trên, có thể thấy CNDVBC nghiên cứu về những quy luật phổ biến củasự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy cònCNDVLS nghiên cứu về đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.

36 Có thể định nghĩa vắn tắt “vật chất là thực tại khách quan” được hay không?Tại sao?

Có thể định nghĩa vắn tắc “ vật chất là thực tại khách quan ” được Bởi vì, định nghĩavật chất của Lê nin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan,được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụplại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Trong định nghĩa vật chất của Lê nin thì các mệnh đề :

1) Vật chất là phạm trù triết học: nói lên nghiên cứu vật chất dưới góc độ triết học đểphân biệt vật chất trong các ngành khoa học cụ thể khác.

(2) Dùng để chỉ thực tại khách quan: điều này nói lên vật chất là thực tại khách quan.

Trang 13

(3) Đem lại con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, phản ánh: nói lên vậtchất có trước cảm giác (ý thức) và con người có khả năng nhận biết được vật chất.4) Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: nói lên vật chất tồn tại không phụ thuộc vào ýthức con người.

Như vậy, trong các mệnh đề của định nghĩa vật chất của Lê nin thì có mệnh đề thứ (2)trả lời câu hỏi vật chất là gì, đó là thực tại khách quan Còn các mệnh đề khác nói lêngóc độ nghiên cứu vật chất cũng như các thuộc tính, đặc điểm cơ bản của vật chất.Dođó, có thể định nghĩa văn tắc: vật chất là thực tại khách quan.

37 Thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là vận động

-Sai Ăngghen định nghĩa : “ vận động hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu làmột phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì baogồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị tríđơn giản cho đến tư duy” các dạng tồn tại cụ thể của vật chất không thể không có thuộctính vận động

Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là THUỘC TÍNH KHÁCH QUAN tức là thuộctính tồn tại ngoài ý thức, hoàn toàn độc lập-không phụ thuộc vào ý thức của con người:cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó, nhận thức đúng haynhận thức sai về nó; bất kể cảm xúc của con người đối với nó như thế nào thì nó vẫncứ tồn tại đúng với bản thân nó vốn có

38 Vận động và đứng yên tồn tại độc lập với nhau

- Nhận định này là Sai Vì sự vận động không ngừng của vật chất không những khôngloại trừ mà trái lại còn bao hàm trong đó sự đứng im tương đối Theo quan điểm củatriết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là sự vậnđộng trong trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổivề cơ bản Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời

39 Thời gian là phương thức tồn tại của vật chất

Nhận định sai Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phươngthức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất Ăngghen định nghĩa: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một

Trang 14

phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hưữ của vật chất – thì bao gồm tấtcả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giảncho đến tư duy”

40 Hình thức vận động thấp có thể bao hàm hình thức vận động cao

- Sai Vì dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đãphân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp), đó là: + Vận động cơ học

+ Vận động vật lý + Vận động hóa học + Vận động sinh học+ Vận động xã hội

- Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàmtrong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn Nhưng các hình thức vận động thấpkhông có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn Ví dụ: Trongvận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học thì bao gồm vậtđộng vật lý và trong vật động sinh học bao gồm vật động hóa học và vận động xã hộibao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vận động nêu trên.

41 Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc quyết định cho sự hình thành của ý thức

 Đúng Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng, không thể thiếu được, song chưa đủ.

Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội Đó là lao động, tức là ý thức xã hội và ngôn ngữ.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người thông qua lao động,ngôn ngữ và các cơ quan xã hội.

42 Ý thức với nhận thức thực chất là một

Nhận định trên là sai vì,

- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.

Trang 15

- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánhbiện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn

Vậy nhận thức là cả một quá trình phản ánh hiện thực, còn ý thức chỉ là kết quả của sự phản ánh đó Hay nhận thức là quá trình sản sinh ra ý thức, ý thức là kết quả của nhận thức Nhận thức có thể được coi là 1 điều kiện cần thiết của ý thức.

43 Ý thức là kết quả của quá trình nhận thức.

Nhận định đúng.Nhận thức là cả 1 quá trình phản ánh hiện thực, còn ý thức chỉ là kếtquả của sự phản ánh đó Hay nhận thức là quá trình sản sinh ra ý thức, ý thức là kết quảcủa nhận thức.

44 Bất kỳ dạng vật chất nào cũng có thể sinh ra ý thức

Nhận định sai Vì chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức là một thuộc tính củavật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạngvật chất có tổ chức cao là bộ óc con người VD: lửa là vật chất nhưng không thể nào cóý thức được.

45 Ý thức có thể vượt khỏi vật chất.

> Sai vì ý thức theo định nghĩa của triết học Mác- Lênin là một phạm trù song songvới phạm trù vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc conngười và có sự cái biến và sáng tạo Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.

- Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất Ý thức là sựphản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai Nếu không có vật chấttrong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, làsản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất Bên cạnh đó, ý thức cótính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo nhữngquy luật của vật chất.

46 Ý thức có thể vượt trước vật chất

Đúng Ý thức có tính độc lập tương đối (dù nó là sự phản ánh của thế giới vật chất vàotrong bộ óc con người, do vật chất sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý thức có những quyluật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc 1 cách máy móc vào vật chất) và tác động

Trang 16

trở lại vật chất Vì thế ý thức có thể thay đổi nhanh hơn so với hiện thực trong 1 số hoàncảnh nhất định Vd: Ý thức thông qua hoạt động thực tiễn của con người, biến đổi cáckim loại tự nhiên trở thành công cụ phục vụ cho đời sống của mình

47 Yếu tố quan trọng nhất của ý thức là tri thức

-Đúng Nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức bởi nếu muốncải tạo được sự vật thì con người cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó trướcÝ thức mà không bao hàm tri thức , không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừutượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.

48 Ý thức là thuộc tính của vật chất

- Nhận định này là đúng Vì theo quan điểm của triết học Marx-Lenin, ý thức là mộtthuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Nếu không có vật chấttrong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, làsản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất Bên cạnh đó, ý thức cótính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo nhữngquy luật của vật chất.

49 Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Nhận định đúng.

Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người Sản xuất xã hội baogồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người Ba quátrình đó gắn chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất làcơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội Theo Ph.Ăngghen, "điểm khác biệt căn bảngiữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trongkhi con người lại sản xuất"

*Khái niệm sản xuất vật chất: Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụlao động tác động vào tự nhiên biến các dạng vật chất của tự nhiên thành của cải vậtchất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội Sản xuất vật chất là cơ sở của sựtồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:

+ Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi loàingười tách khỏi giới động vật những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bị hạn chế để duy trì

Trang 17

sự tồn tại và phát triển của cộng đồng con người bắt buộc phải tham gia vào quá trìnhlao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho cộng đồng Sản xuất vật chất là cơ sởnền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội sáng tạo ra các giá trị vănhóa tinh thần cho xã hội.

+ Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sựtiến bộ xã hội.Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tựnhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình Sản xuất vật chất khôngngừng phát triển Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triểncác mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao.

50 Vật chất theo quan niệm của triết học giống với vật chất cụ thể

Nhận định này là Sai Vì vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sựkhái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sựvật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi;do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vậtchất.

51 Ở động vật cũng có ý thức giống con người

 Sai

+ Ở động vật bậc cao bộ não phát triển Ví dụ như: vượn, chó, khỉ, ….nhưng chỉ dừnglại sự phản ánh tâm lý loài, là hoạt động bản năng, còn ý thức của con người là sự phảnánh thế giới khách quan một cách năng động sáng tạo bởi não người – một tổ chức vậtchất được tổ chức cao thông qua hoạt động thực tiễn của con người tức là hoạt động xãhội, hoạt động lao động làm cải tiến tự nhiên một cách có mục đích để phụ vụ cho quátrình tồn taaji và phát triển của mình

+ Sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông quaquá trình lao động.

=> Do đó, nhận định trên là sai vì động vật không có lao động và hoạt động xã hội.

52 Nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa.

Nhận định sai, vì :

Nội dung của ý thức là nội dung của thế giới khách quan , vì thế giới khách quan là cái

Trang 18

có trước và thông qua cảm giác sờ , ngửi , nhìn , ==> tri giác ( tổng hợp cảm giác )==> cuối cùng là ý thức của con người , từ đó cho thấy nội dung ý thức của con ngườilà do thế giới khách quan ( vật chất ) quy định

Nếu nói “nội dung của ý thức chính là nội dung của vật chất đã được ý thức hóa" , tứclà ý thức con người có tính năng động sáng tạo nên khi thế giới khách quan tác độngvào nó thì tùy vào từng người mà có những cải biến , suy nghĩ và cách nhìn nhận thếgiới riêng của họ Mà nội dung của ý thức mang tính khách quan , do thế giới kháchquan quy định , nếu nói như vậy chẳng khác nào là con người ta đang sáng tạo ra thếgiới 1 cách "thần thánh" cả ( óc nghĩ sao thế giới vận hành y vậy )

55 Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước một bước để mở đường cho lựclượng sản xuất phát triển

> Sai Vì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Sự phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu củalực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Về mặt

55 Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước một bước để mở đường cho lựclượng sản xuất phát triển

> Sai Vì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Sự phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu củalực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Về mặtkhoa học cần nhận thức sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử - cụ thể, là một quá

Trang 19

trình, trong trạng thái động Lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, cònquan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn, thậm chí lạc hậuhơn Vì thế quan hệ sản xuất tiên tiến không thể mở đường cho lực lượng sản xuất pháttriển.

56 Điều kiện địa lý, tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội

Sai Vì :

Phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quan trọng nhất của tồn tại xã hội:Phương thức sản xuất gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong đó, cácyếu tố của lực lượng sản xuất như: trình độ người lao động, khoa học công nghệ… làmột trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển xã hội.

Phương thức sản xuất là yếu tố tạo ra mọi của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại, pháttriển của xã hội này.

Điều kiện tự nhiên gồm toàn bộ nguồn lực của giới tự nhiên, được khai thác sửdụng vào các quá trình sản xuất nhất định gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu, sôngngòi…

57 Thực tiễn là hoạt động xã hội của con người

-Sai Thực tiễn là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay nói cách kháclà những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được, trực quanđược Hoạt đông vật chất- cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lựclượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng ;trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thânmình

58 Thực tiễn với thực tế là một

- Nhận định sai Vì thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mangtính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, trong khi đó, thực tếlại là trạng thái của những điều thực sự tồn tại xảy ra một cách tự nhiên của các sự vật,hiện tượng.

59 Tiêu chuẩn của sự phát triển là cái mới

Nhận định này đúng

Trang 20

bởi vì cái thước đo cuối cùng của sự phát triển là sự nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cáimới thay thế cái cũ chứ không nhất thiết phát triển lúc nào cũng diễn ra theo đườngthẳng Sự tồn tại của con người và xã hội, cũng như sự phát triển của nó đều trên cơ sởsản xuất vật chất của xã hội Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên tất cả các hìnhthức của quan hệ xã hội Hoạt động ra của cải vật chất cho xã hội còn là động lực thúcđẩy sự phát triển của xã hội, tiêu chuẩn khách quan khẳng định trình độ chinh phục tựnhiên của con người và sự phát triển xã hội Sản xuất là yêu cầu khách quan của sự sinhtồn xã hội Trong bất kỳ xã hội nào, con người đều có những nhu cầu tiêu dùng từ cấpđộ tối thiểu đến cấp độ thưởng thức như ăn, mặc, nghe nhạc, xem phim, đi lại, đi dulịch… Muốn thỏa mãn những nhu cầu trên thì con người phản sản xuất Bởi vì sản xuấtlà điều kiện của tiêu dùng Sản xuất càng phát triển thì hàng hóa càng nhiều, tiêu dùngcàng phong phú và ngược lại Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại, phát triển nếukhông tiến hành sản xuất vật chất – Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội.Suốt chiều dài lịch sử của xã hội loài người, nền sản xuất của cải xã hội không ngừngphát triển từ thấp đến cao Từ chỗ chỉ dùng công cụ lao động bằng đá (thời kỳ đồ đá ởxã hội nguyên thủy), con người dần dần chế tạo được công cụ bằng đồng (vào thời kỳđồ đồng ở xã hội cổ đại), sắt (vào thời kỳ đồ sắt từ thời cổ đại đến trung đại) Sau đó,nhờ cuộc cách mạng công nghiệp để phục vụ sản xuất, con người đã biết dùng máy mócđộng cơ hơi nước, các hệ thống cơ khí hóa, hiện đại hóa (vào thời cận đại và hiện đại).Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theokhuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn.

60 Định nghĩa vật chất của Lê nin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản củatriết học

Trang 21

chất, ông đã đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trùnày

61 Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con ngườitrong nhận thức và hoạt động thực tiễn chỉ cần tôn trọng nguyên tắc khách quan.

 Sai Vì nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ biến chứng giữa vật chất và ýthức là tôn trọng tính khách quan kết hợp với tính phát huy năng động chủ quan

62 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là quy luật cơ bản nhất chi phối sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xãhội loài người.

64 Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể là quan điểm của trườngphái triết học nhị nguyên luận.

Nhận định sai: Vì Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất vàtinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; họcthuyết triết học của họ là nhị nguyên luận Không phải là đồng nhất vật chất với các sựvật hiện tượng cụ thể.

65 Sai lầm nói chung của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất là xem vậtchất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối.

Trang 22

> Sai Chủ nghĩa duy tâm có 2 trg phái khách quan và chủ quan Đây chỉ là sai lầmcủa chủ nghĩa duy tâm khách quan

Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm nói chung về phạm trù vật chất:Xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối; ý niệm tuyệt đối

Xem vật chất là sản phẩm của ý thức chủ quan, của các trạng thái tâm lý, tình cảm…

Xem vật chất là kết quả của các giá trị tinh thần

66 Cái gì tồn tại khách quan là vật chất

Đúng Vì theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin thì vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật

62 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là quy luật cơ bản nhất chi phối sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xãhội loài người.

64 Đồng nhất vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể là quan điểm của trườngphái triết học nhị nguyên luận.

Nhận định sai: Vì Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học xem vật chất và

Trang 23

tinh thần là hai nguyên thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế giới; họcthuyết triết học của họ là nhị nguyên luận Không phải là đồng nhất vật chất với các sựvật hiện tượng cụ thể.

65 Sai lầm nói chung của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất là xem vậtchất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối.

> Sai Chủ nghĩa duy tâm có 2 trg phái khách quan và chủ quan Đây chỉ là sai lầmcủa chủ nghĩa duy tâm khách quan

Sai lầm của chủ nghĩa duy tâm nói chung về phạm trù vật chất:Xem vật chất là sản phẩm của tinh thần tuyệt đối; ý niệm tuyệt đối

Xem vật chất là sản phẩm của ý thức chủ quan, của các trạng thái tâm lý, tình cảm…

Xem vật chất là kết quả của các giá trị tinh thần

66 Cái gì tồn tại khách quan là vật chất

Đúng Vì theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin thì vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất Con người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn tại.

Vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này mang tính khách quanchứ không phải hiện thực mang tính chủ quan Mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩmô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn nhất” đếnnhững hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội đều lànhững đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộcphạm trù vật chất, đều là các dạng cụ thể của vật chất Cả con người cũng là một dạngvật chất, là sản phẩm cao nhất trong thế giới tự nhiên mà chúng ta đã biết Xã hội loàingười cũng là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất.

67 Vật chất là cái gây nên cảm giác

-Đúng Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ởcon người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức

Trang 24

của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh(Định nghĩa Lê-nin về vật chất)

68 Cái gì gây ra cảm giác thì cái đó là vật chất

- Sai Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lạicho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chup lại, phản ánh,và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức, nó nảy sinh do tác động trựctiếp của khách thể nhận thức lên giác quan con người Nhưng khách thể nhận thứckhông chỉ là vật chất mà còn là tư duy tâm lí, tư tưởng, tinh thần, tình cảm, tưởngtượng… Nên không thể nói cái gì đem lại cảm giác thì cái đó là vật chất

69 Định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin mang tính chất bước ngoặt cáchmạng trong quan niệm về vật chất.

Nhận định trên là đúng vì,

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm Ngaytừ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoannhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vậtquan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ Thời cổđại, phái ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ Ở HyLạp, phái Milet cho rằng đầu tiên ấy đơn thuần là nước, không khí, lửa, nguyên tử…Cho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bảnvẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều

Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứngtỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể Việc đồng nhất này làmột trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu đượcbản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức;không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũngkhông có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội Hạnchế đó tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật nửa vời, không triệt để: khi giải quyết những

Trang 25

vấn đề tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyếtnhững vấn đề xã hội họ lại trượt qua chủ nghĩa duy tâm.

Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thếkỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã vạch rõ ý đồxuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triết học duy tâm, khẳngđịnh bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tạikhông lệ thuộc vào cảm giác”

Vì thế Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chếtrong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoahọc để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựngquan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệmvề lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

70 Khi ta sống thì ý thức tồn tại, còn khi ta chết thì ý thức mất đi.

- Đúng Xuất phát từ thế giới quan duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức , ýthức là sản phẩm của vật chất và có nguồn gốc từ vật chất Khi một người chết đi thì timsẽ ngừng đập và não cũng ngừng hoạt động Mà ý thức là một thuộc tính của một dạngvật chất có tổ chức cao là não người Vì thế nên khi não ngừng hoạt động thì ý thứccũng mất đi.

71 Ý thức không thể tự thân vận động được.

 Sai Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức không ngừng vận động và phát triển(dù đó là đời sống ý thức của mỗi cá nhân hay ý thức của cộng đồng xã hội) nhưng xuấtphát từ tính chất đặc trưng phụ thuộc của ý thức vào vật chất, có thể nói: sự vận độngcủa ý thức, dù có tính độc lập tương đối thì suy đến cùng nó vẫn không thể “tự thân vậnCho đến thế kỷ XVII, XVIII quan niệm về vật chất như trên của các nhà duy vật cơ bảnvẫn không có gì khác tuy hình thức diễn đạt có thể khác đi ít nhiều

Với quan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, sản sinh ra vũ trụ chứngtỏ các nhà duy vật trước Mác đã đồng nhất vật chất với vật thể Việc đồng nhất này là

Trang 26

một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hạn chế trong nhận thức: không hiểu đượcbản chất của các hiện tượng ý thức cũng như mối quan hệ giữa vật chất với ý thức;không có cơ sở để xác định những biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũngkhông có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội Hạnchế đó tất yếu dẫn đến quan điểm duy vật nửa vời, không triệt để: khi giải quyết nhữngvấn đề tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm duy vật, nhưng khi giải quyếtnhững vấn đề xã hội họ lại trượt qua chủ nghĩa duy tâm.

Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thếkỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, ông đã vạch rõ ý đồxuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triết học duy tâm, khẳngđịnh bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tạikhông lệ thuộc vào cảm giác”

Vì thế Lênin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chếtrong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoahọc để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựngquan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệmvề lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.

70 Khi ta sống thì ý thức tồn tại, còn khi ta chết thì ý thức mất đi.

- Đúng Xuất phát từ thế giới quan duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức , ýthức là sản phẩm của vật chất và có nguồn gốc từ vật chất Khi một người chết đi thì timsẽ ngừng đập và não cũng ngừng hoạt động Mà ý thức là một thuộc tính của một dạngvật chất có tổ chức cao là não người Vì thế nên khi não ngừng hoạt động thì ý thứccũng mất đi.

71 Ý thức không thể tự thân vận động được.

 Sai Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức không ngừng vận động và phát triển(dù đó là đời sống ý thức của mỗi cá nhân hay ý thức của cộng đồng xã hội) nhưng xuấtphát từ tính chất đặc trưng phụ thuộc của ý thức vào vật chất, có thể nói: sự vận động

Trang 27

của ý thức, dù có tính độc lập tương đối thì suy đến cùng nó vẫn không thể “tự thân vậnđộng” được Sự vận động, phát triển của ý thức, suy đến cùng đều phụ thuộc vào vậtchất: sự biến đổi của thực tại khách quan.

72 Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, các dạng cụ thể của vật chất biểuhiện sự tồn tại của mình ở mọi nơi và thông qua sự nhận thức của con người.

> Sai vì như ta đã biết Lê-nin đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất làphạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trongcảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệthuộc vào cảm giác” Theo định nghĩa của Lênin về vật chất thì đặc trưng quan trọngnhất của vật chất là thuộc tính khách quan tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập,không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được haykhông nhận thức được nó Các dạng cụ thể của vật chất không thể biểu hiện sự tồn tạicủa mình ở mọi nơi mà để biểu hiện sự tồn tại của mình thì vật chất chỉ có thể tồn tạibằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu hiện, bộc lộ sự tồn tại của mình.

73 Tính chất của vận động theo quan điểm của triết học Mác là sự biến đổi domột tác động nào đó

Nhận định sai, vì theo Ăng-ghen, vận động của vật chất do tác động qua lại giữa các yếutố, các bộ phận khác nhau của bản thân sự vật, "sự tác động qua lại đó chính là sự vậnđộng"

74 Khi không còn sự tác động thì sự vận động cũng chấm dứt.

Nhận định sai: Vì theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là sự tự thân vậnđộng của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tạitrong cấu trúc vật chất Nhưng vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi vàvận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũngkhông thể bị mất đi hoặc sáng tạo ra Theo định luật này, vận động của vật chất đượcbảo toàn cả về mặt lượng và chất Nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đithì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó Các hình thức vận độngchuyển hóa lẫn nhau, còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tạivĩnh viễn của vật chất.

Trang 28

75 Hình thức vận động đa dạng nhất, phức tạp nhất là sự tiến hóa các loài.

> sai Bởi vì: Sự tiến hóa các loài chính là hình thức vận động sinh học Vận động xãhội là hình thức vận động cao nhất và phức tạp nhất, nó bao gồm vận động sinh học.Vận động xã hội là sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế -xã hội (sự thay đổi từ XHNT  XH CHNL  XHPK  XH TBCN  XHCN) nó bao

gồm cả sự biến đổi cơ học, vật lý, hóa học và sinh học của các loài (tiến hóa),…

76 Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật đều có thể gắn liền với nhiều hình thức

vận động khác nhau nhưng bao giờ cũng có một hình thức đặc trưng cho bản chấtcủa mình.

Đúng Các hình thức vận động từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhauvề trình độ của sự vận động, những trình độ này được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đếncao tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất Các hình thức vận động khác nhau vềchất song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó:hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàmtrong nó những hình thức vận động thấp hơn Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật cóthể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặctrưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có.

77 Tư tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơbản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng thực dụng trong tư duy triết học và khoahọc.

Đúng Khuynh hướng thực dụng chỉ quan tâm đến hình thức vận động xã hội mà bỏ quanguyên lý hình thức vận động cao nảy sinh trên cơ sở của những hình thức vận độngthấp và bao hàm hình thức vận động thấp

Các hình thức vận động bao gồm : cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội

Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời nhau.Vì vậy vừaphải thấy mối liên hệ giữa các hình thức vận động vừa phải phân biệt sự khác nhau vềchất của chúng

- Nghiên cứu sự thống nhất và khác nhau của các hình thức vận động của chất là vấn đềcó ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đồng thời là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn sâu

Trang 29

sắc giúp chúng ta để phòng và khắc phục những sai lầm trong nghiên cứu khoa học vàthực tiễn xã hội : tránh đề cao hình thức vận động bậc cao mà không suy xét đến cáchình thức vận động thấp.

78 Tính thống nhất thực sự của thế giới là ở cả sự tồn tại trong tự nhiên và trongxã hội.

- Sai Ph.Angghen đã từng chỉ rõ ràng, thế giới xung quanh chúng ta muôn hình muônvẻ, phong phú nhưng vẫn có một đặc tính chung là thống nhất ở tính vật chất Căn cứvào sự tồn tại và phát triển, chủ nghĩa Mác-Lenin cũng đa khẳng định như thế Mọi bộphận khác nhau của thế giới đều là vật chất, tất cả những gì xung quanh ta đều là khônggian vật chất Vì thế không thể nói rằng tính thống nhất thực sự của thế giới là ở cả sựtồn tại trong tự nhiên và trong xã hội

79 Theo quan điểm của triết học Mác – Leenin, ý thức là thuộc tính của dạng vậtchất đặc biệt do tạo hóa ban tặng cho con người.

Nhận định sai

Theo triết học Mác- Lê nin ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chứccao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người Nếu không cósự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người và không có bộ não người vớitính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức Bộ não người và sự tácđộng của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Cácnhân tố bao gồm: bộ óc, sự phản ánh ( Phản ánh vật lý, phản ánh sinh học, phản ánh ýthức) Về mặt xã hội: bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện quyết định cho sự rađời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và cácquan hệ xã hội.

80 Sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông tin để tạo ranhững thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin là sự phản ánh của lý tính.

Trang 30

trong quá trình lao động mang tính xã hội của họ.

Trả lời : Đúng

=>Thông qua quá trình lao động sáng tạo, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi thôngtin, kinh nghiệm và giao tiếp xã hội, nhờ đói xuất hiện ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết).Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức mà nhờ nó ýthức có thể thể hiện ra => Ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy =>Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Nhờ có ngôn ngữ con người đã giaotiếp, trao đổi với nhau, khái quát, tổng kết thực tiễn và truyền đạt kinh nghiệm, truyềnđạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác

82 Nguồn gốc xã hội trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triểncủa ý thức là giáo dục con người.

> Sai Nguồn gốc xã hội trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triểncủa ý thức là lao động và ngôn ngữ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vàotrong bộ óc người thông qua lao động, ngôn ngữ và các cơ quan xã hội Theo Ph Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữa là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộnão người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người

83 Ý thức có bản chất là tư duy.

Nhận định sai, vì ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựatrên cơ sở thực tiễn Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Đây là phản ánh tíchcực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan Điều này cho thấy rằng ý thức mang bảnchất xã hội tức chỉ có thể hình thành và phát triển trong môi trường xã hội thông quaquá trình lao động và thực tiễn.

84 Lao động tạo ra ngôn ngữ và ngôn ngữ tạo ra lao động là nguồn gốc xã hộitrực tiếp của ý thức.

Nhận định đúng: Vì, Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đãmang tính tập thể xã hội Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi tưtưởng cho nhau xuất hiện Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ Ngôn ngữ donhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vậtchất mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện

Ngày đăng: 29/06/2024, 23:15

Xem thêm:

w