1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Nói với con

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

nói với con Y Phương cảm nhận nói với con văn mẫu nói với con phân tích nói với con hay văn mẫu HSG nói với con

Trang 1

       NÓI VỚI CON

       Tình cảm gia đình là mạch nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn nhà thơ Việt Nam khơi nguồn cảm xúc và chấp bút viết nên tác phẩm của mình Ta gặp trong hồi kí“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng một tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt hay gặp trong những vần thơ trong trẻo mượt mà của Bằng Việt là tình bà cháu nồng ấm yêu thương bên bếp lửa gia đình Đến với những trang thơ trong “Nói với con” của Y Phương ta cũng gặp tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương giữa cha mẹ và con cái gắn với nghĩa tình quê hương bản làng và vẻ đẹp, giá trị truyền thống của một dân tộc miền núi Đặc biệt, khổ thơ thứ nhất đã khắc sâu trong tâm khảm mỗi người đọc về lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người là gia đình và quê hương làng bản.

II.THÂN BÀI

1 Khái quát chung

       Nhắc đến Y Phương ta nhớ tới một người con của quê hương Cao Bằng với nhiều sáng tác lưu dấu trong bạn đọc Thơ Y Phương mạnh mẽ, chân thực, mang đậm lối tư duy của con người miền núi mà theo Vũ Bình Lục thì “hồn nhiên, chân mộc, như chính bản chất của người vùng cao Việt Bắc vậy!” Bài thơ “Nói với con” là tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương Tác phẩm được viết năm 1980 - những năm đầu của cuộc sốnghòa bình với nhiều khó khăn vất vả Đây cũng là thời điểm Y Phương và vợ đón con gái đầu lòng Chính điều đó đã khiến nhà thơ xúc động viết nên thi phẩm Ta thấy suốt dọc bài thơ là hành trình trưởng thành khôn lớn của đứa con: từ khi chập chững bước đi đến khi rời xa gia đình quê hương đến với những chân trời rộng mở Không những thế, bài thơ còn là sự phát triển và lớn lên của cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người từ khung cảnh gia đình gần gũi thân yêu đến nghĩa tình của quê hương làng bản và những giá trị truyền thống vững bền Và khổ thơ đầu bài đã thể hiện thật đẹp, thật sinh động lời người cha dặn dò với đứa con thân yêu về nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người. 

2 Hệ thống luận điểm

*Luận điểm 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người

         - Mở đầu bài thơ, người cha nhắc cho con về gia đình - cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con Bốn câu thơ mở đầu đã vẽ ra khung cảnh gia đình đầm ấm, yêu thương:

         “Chân phải bước tới cha      Chân trái bước tới mẹ      Một bước chạm tiếng nói      Hai bước tới tiếng cười”

        + Bằng cách ngắt nhịp 2/3 tạo cấu trúc đối xứng, ở mỗi cặp câu thơ có nhiều từ ngữ được láy lại “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười” đã tạo âm điệu quấn quýt vui tươi Ý thơ mở ra khung cảnh một gia đình đầm ấm yêu thương với hình ảnh một em bé đang chập chững tập đi đang bi bô tập nói lúc thì sà vào lòng mẹ khi thì níu lấy tay cha Ta có thể hình dung ra ánh mắt rạng rỡ, gương mặt tràn ngập niềm hạnh phúc và vòng tay đang dang rộng của người mẹ để đón đứa con thân yêu vào lòng Từng câu từng chữ chứa chan niềm vui, niềm hạnh phúc của cả gia đình Cả ngôi nhà như đang rung lên trong tiếng nói cười của cha và mẹ, tiếng nói bi bô, tiếng cười giòn tan của con Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ chăm chút đón nhận mừng vui Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong gia đình thể hiện niềm vui sướng hạnh phúc của cả cha và mẹ khi nhìn thấy đứa

Trang 2

con thân yêu đang lớn lên từng ngày Thi sĩ Huy Cận từng bày tỏ niềm vui ấy qua những câu thơ của mình:

       “Được tin con tập đi

       Cha mừng không ngủ được       Cha nằm đếm thầm thì       Từng bước chân con bước”

       (Được tin con tập đi – Huy Cận)

Trong tình yêu thương của cha mẹ con đã dần khôn lớn trưởng thành Như vậy, tình cảm của cha mẹ vô cùng thiêng liêng cao quý Nó là sợi dây gắn kết, mối dây ràng buộc được hình thành từ những giây phút bình dị và đáng nhớ như vậy Bài thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dây tình cảm ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người và gây ấn

tượng mạnh mẽ với bạn đọc Đến đây ta hiểu vì sao Chế Lan Viên khẳng định: “Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” Với nghệ thuật liệt kê, hoán dụ, điệp ngữ cùng lời thơ mộc mạc giản dị, Y Phương đã vẽ ra khung cảnh gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương của cha và mẹ từ đó đánh thức trong người đọc về nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta từ những ngày thơ bé chính là gia đình

Gia đình là bến đậu bình yên, nơi luôn sẵn sàng chào đón chúng ta trở về và cho ta những phút giây bình an, hạnh phúc mà vô cùng quý giá.

  +  Như bầu sữa tinh thần thứ hai quê hương nghĩa tình cũng sẻ chia, che chở và nuôi dưỡng con người khôn lớn trưởng thành:

       “Người đồng mình yêu lắm con ơi       Đan lờ cài nan hoa

       Vách nhà ken câu hát       Rừng cho hoa

       Con đường cho những tấm lòng”

Ngay ở câu thơ đầu tiên ta đã bắt gặp một cách gọi vô cùng độc đáo và mới lại “người đồng mình” “Người đồng mình” là người vùng mình, người miền mình những người cùng nhau chung sống trên một vùng đất chung một dân tộc Gắn với hoàn cảnh sáng tác Y Phương là người dân tộc Tày nên ta hiểu ở đây người cha muốn nói với con rằng: người dân tộc Tày mình đáng yêu lắm Bằng cách gọi độc đáo kết hợp với hô ngữ “con ơi” và cách biểu hiện tình cảm trực tiếp “yêu lắm” khiến lời thơ trở nên tha thiết trìu mến, thể hiện được niềm tự hào về con người quê hương. 

         Trong những câu thơ tiếp theo, Y Phương đã mở ra khung cảnh của cuộc sống lao động sôi nổi, tươi vui:

       “Đan lờ cài nan hoa       Vách nhà ken câu hát”

Hai câu thơ đã diễn tả chính xác hoạt động trong công việc lao động của người đồng mình Họ dùng những nan tre, nan nứa để đan lờ - một dụng cụ đánh bắt cá ở sông suối Những vách nhà được ghép lại, ken lại với nhau bằng những thanh tre, thanh trúc Qua đó Y Phương đã cho thấy cuộc sống lao động vật chất của người đồng mình vô cùng thô sơ, giản dị nhưng con người quê hương hiện lên lại là những con người đáng yêu đáng quý với cốt cách tài hoa Dưới bàn tay khéo léo của người lao động những nan tre nan nứa đã trở thành nan hoa, vách nhà không chỉ được ghép lại bằng những tấm phên, tâm nữa mà còn được ken vào đó những câu hát si hát lượn ngọt ngào mang chiều sâu văn hóa dân tộc Ý thơ của Y Phương có sự đồng điệu với Nguyễn Đình Thi khi miêu tả cái tài hoa khéo léo của con người quê hương:

       “Tay người như có phép tiên

            Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Trang 3

Dẫu cho cuộc sống lao động còn nhiều khó khăn vất vả nhưng con người quê hương đã biết tự tạo ra niềm vui bằng cách đem vào đó những tiếng hát ngọt ngào Họ đã biếnkhó khăn thử thách thành bài ca lao động nhiệt huyết để thúc đẩy tinh thần lao động của con người Từ đây, Y Phương cho ta cảm nhận tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống laođộng thiết tha và biết tự tạo ra niềm vui cho cuộc sống còn nhiều những nhọc nhằn vất vả Cạnh đó tác giả còn sử dụng các động từ “đan”, “cài”, “ken” vừa gợi tả chính xác công việc lao động của người đồng mình vừa gợi ra được mối quan hệ gắn bó, gần gũi,đoàn kết, yêu thương giữa những con người quê hương Như vậy, cái “yêu lắm” người cha muốn nói với con ở đây là cốt cách tài hoa tâm hồn vui sướng của người đồng mình Ẩn dưới dáng vẻ thô sơ mộc mạc ấy là cả một tâm hồn phong phú lãng mạn.        Quê hương hiện ra không chỉ là những con người tài hoa lãng mạn mà còn là vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng:

      “Rừng cho hoa

       Con đường cho những tấm lòng”

Rừng đâu chỉ là nơi cho ta sản vật quý báu, nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành; con đường đâu chỉ là nơi ta rảo bước hàng ngày nơi ta đi ngược về xuôi, lên non xuống biển Rừng và con đường còn là bóng dáng của quê hương bản làng luôn dang rộng vòng tay, sẵn sàng cho ta mọi thứ, nuôi dưỡng ta khôn lớn thành người à hun đúc nên những phẩm chất tốt đẹp trong con người con Không những vậy, tác giả còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ “hoa” chỉ vẻ đẹp của cảnh quan núi rừng, những điều đẹp đẽ và tinh túy nhất Còn “con đường” là ẩn dụ cho tấm lòng của con người quê hương sống nhân hậu nghĩa tình Con đường hàng này được tạo nên từ tấm lòng nhân hậu, bao dung, tinh thần đoàn kết gắn bó của người dân nơi đây Đó là con đường tình nghĩa ta gặp trong ca dao xưa:

           “Gập ghềnh xuống biển lên non 

      Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng?”

Cùng với đó, phép nhân hóa cùng với điệp ngữ “cho” được nhắc đi nhắc lại hai lần đã nhấn mạnh tấm lòng hào phóng bao dung của mẹ thiên nhiên dành tặng cho con người.Thiên nhiên quê hương sẵn sàng cho ta mọi thứ, nuôi sống ta khôn lớn trưởng thành từthuở lọt lòng cho đến khi thành người rời xa quê hương đến với những chân trời rộng

mở Vẻ đẹp của tấm lòng bao la mênh mông của thiên nhiên ấy ta cũng gặp trong thơ Huy Cận:

       “Biển cho ta cá như lòng mẹ       Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

“Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm) Và quả thực Y Phương đã đẩy cảm xúc của mình lên cao trào mãnh liệt tuôn chảy nơi đầu ngọn bút qua hai câu thơ cuối bài khi nhắc lại với con về kỉ niệm mang tính bước ngoặttrong cuộc đời mỗi con người:

      “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới      Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Trong dòng cảm xúc trào dâng người cha đã ôm đứa con vào lòng và nhắc cho con nhớ về ngày trọng đại của cuộc đời con người Các từ “mãi nhớ”, “đẹp nhất” diễn tả cảm xúc dâng tràn tự đáy lòng nhà thơ Xúc cảm của Y Phương với những dấu mốc trong cuộc đời vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu tưởng chừng như mới xảy ra ngày hôm qua Đó là kỉ niệm về ngày cưới, kỉ niệm ngày đón con cất tiếng khóc chào đời, ngày con chập chững những bước đi tiếng nói đầu tiên Với cha mẹ đó là ngày đẹp nhất, đáng nhớ nhất cha mẹ luôn khắc ghi trong tim và không bao giờ quên Người chanói với con như vậy để con hiểu rằng con là kết quả của tình yêu, con được sinh ra

Trang 4

trong hạnh phúc và lớn lên trong vòng tay yêu thương ấp ôm của cha mẹ Như vậy, tình cảm gia đình và nghĩa tình của quê hương bản làng là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi chúng ta, là nơi nuôi ta khôn lớn và là cái nôi đưa ta vào cuộc sống êm đềm Con

hãy khắc ghi điều đó và không bao giờ quên Lời người cha dặn con cũng chính là lời mà Đỗ Trung Quân muốn gửi gắm tới bạn đọc qua những vần thơ nhẹ nhàng mà đầy sâu lắng: 

       “Quê hương mỗi người chỉ một       Như là chỉ một mẹ thôi

       Quê hương nếu ai không nhớ       Sẽ không lớn nổi thành người”      (Quê hương)

*Luận điểm 2: Người cha nói với con về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình và lời dặn dò con trước lúc lên đường

- Nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương

  +  Trong cái ngọt ngào của tình cảm gia đình, người cha tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình Ở ngay câu thơ thứ nhất trước khi nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình, người cha nói với con: 

“Người đồng mình thương lắm con ơi”

    • Nếu như ở đoạn thơ thứ nhất người cha nói với con rằng “người đồng mình yêu lắm” để gợi sự đáng yêu, đáng quý của con người quê hương trong cuộc sống thô mộc, giản dị thì đến đây người cha nói với con rằng “người đồng mình thương lắm” Sau chữ “thương” là hàng loạt những nỗi vất vả gian khó người đồng mình phải trải

qua Từ đó người cha biểu lộ tấm lòng yêu thương chân thành với những gian truân

thách thức của con người quê hương “thương” không chỉ xuất phát từ trái tim yêu

thương chân thành mà còn là sự đồng cảm, sẻ chia với bao cay đắng nhọc nhằn Hô

ngữ “con ơi” một lần nữa xuất hiện khiến lời thơ thêm tha thiết, từng câu, từng chữ như thấm vào tâm hồn của đứa con nhỏ ngây thơ Không chỉ thế cụm từ người đồng mình” được điệp lại gây ấn tượng mạnh mẽ về con người quê hương Sự điệp lại nhiều

lần đã góp phần khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình đã làm nên sức sống của quê hương dân tộc. 

+ “Câu thơ hay là câu thơ có sức gợi” (Lưu Trọng Lư) Quả thực là như thế, ở những

câu thơ tiếp theo Y Phương đã gợi ra vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình qua những câu thơ giàu hình ảnh Phẩm chất đầu tiên người cha muốn nói với con là ngườiđồng mình rất giàu ý chí nghị lực:

         “Cao đo nỗi buồn       Xa nuôi chí lớn”

• Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa vời vợi của đất để đo ý chí nghị lực Nỗi buồn và chí lớn

vốn vô hình trở nên cụ thể như có hình, có khối Các tính từ “cao” và “xa” được sử

dụng trong phép tương phản tăng tiến đã nhấn mạnh và làm nổi bật sức sống của con người quê hương: cuộc sống càng nhiều những khó khăn vất vả, ý chí nghị lực sống của con người càng lớn Cuộc sống của người đồng mình còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ đã nén lại tất cả trong tâm can để hun đúc nên chí khí mạnh mẽ kiên cường và quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách để xây dựng quê hương bản làng với niềm tin tưởng vào tương lai rạng ngời Những câu thơ bốn chữ đối nhau nhịp nhàng đã đúc kếtmột bản lĩnh sống cao đẹp của người vùng cao trước gian khổ: luôn nỗ lực vươn lên không ngừng bằng nghị lực của chính mình.

Trang 5

+ Con người quê hương hiện lên với vẻ đẹp của lối sống thủy chung gắn bó với quê hương:

      “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

       Sống trên đá không chê đá gập ghềnh         Sống trong thung không chê thung nghèo đói ”

Câu thơ mở đầu chứa đựng nhiều suy tư, trăn trở Từ “dẫu” là một từ giả định và cáchnói tha thiết “vẫn muốn” khiến câu thơ như một lời nhắn nhủ tâm tình Cho dù cuộc

sống có vất vả cực nhọc thế nào, cha vẫn luôn muốn gửi gắm niềm tin yêu mong mỏi

khát khao của mình nơi đứa con Bằng các hình ảnh luêtj kê, ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” gợi tả cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc người đồng mình đang phải đương đầu Từ “gập ghềnh” đã tô đậm cuộc sống bấp bênh, chật vật, gian

khó của người vùng cao Như dù thế nào con người quê hương vẫn luôn khẳng định

sức sống của mình Điệp ngữ “sống” kết hợp với các từ phủ định “không chê” được

nhắc lại nhiều lần đã nhấn mạnh lối sống của con người quê hương: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu đi ý chí quyết tâm, luônsống nghĩa tình, thủy chung, gắn bó với quê hương dẫu cho quê hương có đói nghèo lam lũ cũng không quay lưng với cội nguồn sinh dưỡng của mình Từ đó, người cha muốn nhắc nhở con phải biết sống thủy chung tình nghĩa với quê hương, biết chấp

nhận khó khăn thử thách và vượt qua bằng niềm tin, nghị lực của bản thân Lời Y Phương dặn dò con về ý chí nghị lực trong cuộc sống cũng có nét tương đồng với nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn:  

       “ Không có gì tự đến dẫu bình thường      Phải bằng cả bàn tay và nghị lực      Như con chim suốt ngày chọn hạt,      Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.”

+ Người đồng mình là những con người sống mạnh mẽ lạc quan

      “Sống như sông như suối

       Lên thác xuống ghềnh       Không lo cực nhọc”

Các hình ảnh “đá”, “thung” , “sông” , “suối”, “thác”, “ghềnh” mở ra không gian sốngcủa con người vùng cao giữa đại ngàn hoang sơ hùng vĩ, địa hình hiểm trở chông

chênh Hình ảnh so sánh “sống như sông như suối” đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, ý

chí của người đồng mình dù khó khăn là thế họ vẫn tràn đầy sinh lực sống với tâm hồnlãng mạn khóa đạt như hình ảnh của núi sông đại ngàn Tình cảm của họ trong trẻo dạtdào như dòng suối con sông với niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người đến vô bờ.

Nhà thơ đã vận dụng linh hoạt thành ngữ dân gian “lên thác xuống ghềnh” để diễn tả

bao nỗi vất vả, lam lũ, cực nhọc của người đồng mình Những câu thơ dài ngắn đượcsắp xếp canh nhau cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan,của con người quê hương. Thế nhưng dù gian lao, thử thách, dù lên thác xuống ghềnh

nhưng người đồng mình vẫn bền gan, vững chí Từ “ sống” đứng ở đầu câu thơ như lời

khẳng định tâm thế, bản lĩnh, kiên cường và dáng đứng dũng mãnh của “người đồngmình” Lời thơ giản dị mà chắc nịch, lay động thấm thía vào lòng người Đồng thời

cùng cách nói mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày “không lo cực nhọc”,

người cha khuyên bảo con hãy lạc quan, ngẩng cao đầu và dũng cảm vượt qua mọichông gai thử thách trong cuộc đời.

+ Người đồng mình còn có ý tự lực, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc

       “Người đồng mình tuy thô sơ da thịt      Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Trang 6

      Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương       Còn quê hương thì làm phong tục”

• Phẩm chất của con người quê hương được người cha ngợi ca qua hình ảnh tươngphản đối lập giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong Hình ảnh “thô sơda thịt” gợi tả cụ thể vẻ bề ngoài của người dân tộc Tày với vóc dáng nhỏ bé, ăn vậngiản dị mộc mạc, tính cách thật thà chất phác, chịu thương chịu khó Hơn hết nhâncách và phẩm chất tâm hồn của họ vô cùng cao đẹp Họ không bao giờ nhỏ bé về ý chínghị lực Hình ảnh “ chẳng mấy ai nhỏ bé”là cách nói sử dụng kiểu câu phủ định đểtạo ra ý khẳng định: chí khí, cốt cách niềm tin của con người quê hương vô cùng lớnlao Hình ảnh tương phản đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình họ tuy mộc mạcnhưng giàu chí khí niềm tin họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về ý chí vàmong ước xây dựng quê hương bản làng Qua đó, Y Phương bộc lộ niềm tự hào về conngười về con người quê hương và dân tộc mình. 

• Tinh thần tự tôn dân tộc của con người quê hương được thể hiện sinh động qua haicâu thơ cuối khổ:

        “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương         Còn quê hương thì làm phong tục”

Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” mang hai lớp nghĩa Trước

hết, nó tả thực về hoạt động dựng nhà dựng cửa của người dân tộc Tày Con người nơiđây có thói quen kê đá cho cao để tránh thú dữ thiên tai Đồng thời, câu thơ là hình ảnhẩn dụ sâu sắc: bằng bàn tay khối óc và sức lao động của chính mình người đồng mìnhlàm đẹp giàu quê hương, nâng cao quê hương, lưu giữ và bảo tồn những phong tục tậpquán tốt đẹp của quê hương mình Chính những phong tục tập quán tốt đẹp của quêhương làm điểm tựa tinh thần vững chắc giúp người đồng mình có thêm chí khí niềmtin vượt qua khó khăn Như vậy, lời thơ đã khái quát tinh thần tự tôn dân tộc, ý thứcbảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương mình Qua đoạn thơ, ngườicha muốn nói với con rằng:con hãy tự hào về người đồng mình, sống xứng đáng vớinhững truyền thống tốt đẹp của quê hương để tự tin bay cao bay xa.

 Lời người cha dặn con

“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bàyvà gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà) Những tâm tình nhắn nhủ của Y Phương vớicon được ông giãi bày qua những câu thơ cuối:

       “Con ơi tuy thô sơ da thịt        Lên đường

       Không bao giờ nhỏ bé được       Nghe con”

Hình ảnh “thô sơ da thịt”và “không bao giờ nhỏ bé” được nhắc lại như muốn khắcsâu trong tâm khảm của người con rằng:dù hình hài có nhỏ bé, vóc dáng có thô sơ,ăn vận dẫu có giản dị mộc mạc nhưng không được thiếu đi ý chí nghị lực niềm tinkhi bước vào cuộc sống Đoạn thơ đã gợi ra cảnh tượng vô cùng cảm động: đứacon đã khôn lớn trưởng thành Hai từ “lên đường”để chỉ phút giây con chuẩn bịtạm biệt gia đình quê hương để bước vào trang đời mới, người cha đang ôm đứacon vào lòng xoa đầu con và dặn dò con trước lúc lên đường còn con đang lắngnghe từng lời cha dặn Lời dặn dò của người cha “Không bao giờ nhỏ béđược/Nghe con” đã sử dụng cahcs nói phủ định để khẳng định hành trang conmang theo khi lên đường đó là ý chí nghị lực, truyền thống quê hương phải biếtphát huy, tiếp nối và tự hào về truyền thống quê hương để bay cao bay xa trên con

đường đời Nếu như lời dặn con trước lúc lên đường của Y Phương gắn với

Trang 7

bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương thì lời dặn con của TrầnNhuận Minh chỉ nói về chân lí giản đơn: sự tử tế:

      “Mình tạm gọi là no ấm      Ai biết cơ trời vần xoay       Lòng tốt gửi vào thiên hạ      Biết đâu nuôi bố sau này”        (Dặn con)

Như vậy, với giọng điệu thơ vừa tha thiết trìu mến bừa trang nghiêm, từ ngữ hìnhảnh cụ thể mà lại có tính khái quát, ngôn ngữ rất mực giản dị mà vẫn giàu chấtthơ, lời người cha dặn con sẽ là hành trang đi heo con suốt cuộc đời, là bài học bổích về niềm tin ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

3 Đánh giá nâng cao

Trương Trào - một nhà thơ Trung Quốc khẳng định: “Một chữ tình để duy trì thế giới/Một chữ tài tô điểm càn khôn” Góp phần làm nên thành công của bài thơ nói chung và khổ thơ thứ nhất nói riêng trong việc nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương, cho thấy sức sống của một dân tộc miền núi từ đó gợi nhắc tình cảm yêu thương chân thành là nhờ vào tài năng nghệ thuật của Y Phương trong việc sử dụng thể thơ tự do với giọng điệu tha thiết cùng với những hình ảnh thơ mang đậm lối tư duy của người miền núi, ngôn ngữ mộc mạc bình dị và sử dụng nhiều biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp ngữ, Không phải những lời giáo điều khô khan cứng nhắc, “Nói với con” của Y Phương là lời nhắc nhở nhẹ nhàng của người cha đối với đứa con để rồi từng câu từng chữ cứ nhẹ nhàng đi sâu vào tiềm thức bạn đọc trở thành những bài học quý giá theo con người suốt chặng đường đời Đọc thơ, ta hiểu thêm về cội nguồn của chính mình từ đó để biết yêu, biết trân trọng và cố gắng học tập rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh.

III.KẾT BÀI

       Bằng những nghệ thuật đặc sắc, “Nói với con” của Y Phương đã trở thành bài học sống quý báu với thế hệ bao đời về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của một dân tộc miền núi cũng như những giá trị văn hóa truyền thống vững bền Từ đó, gợi nhắc trong mỗi chúng ta tấm lòng biết ơn, trân trọng và tự hào về quê hương đất nước Khép lại bài thơ ta vẫn cảm nhận được những âm vang dưới trang sách như “mạch máu đập dưới làn da” Đó là âm vang của những lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu lắng Y Phương đã gửi đến mỗi thế hệ bạn đọc chúng ta.

Ngày đăng: 29/06/2024, 16:01

Xem thêm:

w