1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thông tin - thư viện: Đánh giá việc sử dụng từ khóa tại thư viện trường Đại học Thương Mại

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ BÃO

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TỪ KHÓA

TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ BÃO

ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TỪ KHÓA

TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 8320201.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS Bùi Thanh Thủy

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác gia xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Bùi Thanh Thủy Các kết quả nghiên cứu và các kếtluận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và

dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện

trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023Tác giả

Hoàng Thị Bão

Trang 4

LOI CAM ON

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Thanh Thủy, là ngườiđã nhiệt tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, dìu dat, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn toàn thé các Thay, Cô giáo đã và đang công tác tại

Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại

học Quốc gia Hà Nội cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy, truyền đạt chotôi những kiến thức, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường vàhoàn thành luận văn tốt nghiệp của minh.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, Ban giám đốc Thư viện Trường Đạihọc Thương mại đã tạo điều kiện cho tôi được đi học tập nâng cao trình độ.

Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, rat mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng, các Thay,

Cô giáo, các đồng nghiệp dé tac giả tiếp tục hoàn thiện và phan dau trong quá trình

công tác của mình.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023Tác giả

Hoàng Thị Bão

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN

18 08 0005 ÔÔ 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT e2 s< s2 ssssessessessessesserssessese 4

DANH MỤC CAC BẢNG << se se SssESsEEsEEseEsSExsEEserserstsserserserssrse 5DANH MỤC HINH ANH, SƠ DO - 5-5 sc se ssssessersetssesserserserssrse 6

MỞ ĐÂU 2- 5< 24 HE E713 E749 E27130E92114 92744 E714 E2141p9deerrade 7

1 Tinh cấp thiết của đề tài : 2 sex 2 12E1271211211211 11211111, 7

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ¿2s +2 £+££+E£+E££E+zxerxerxerszrs 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài con t netenrrerrerrrre 124 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5-2 s2 2+2 2+2 12

5 9002-00 1n ố 126 Phương pháp nghiÊn CỬU - 5c 3233113133111 111 111111111 key 13

7.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn ¿+ + ss+x+x+v+xetexererers 14

8 Bố cục của luận văn -¿-c- tt SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EE1111E1111111 1E xeE 14Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE TỪ KHÓA VÀ KHÁI QUÁT VE

THU VIỆN TRUONG ĐẠI HỌC THUONG MẠI -«-ssss5ss 151.1 Cơ sở lí luận về từ khóa trong hoạt động thư viện «+ +<<<+<<<++ 15

1.].]I Khai niệm, vai trò CủA ttt KHÓA << << << << kh, 151.1.2 Phân loại tit khÓA - -cc cv vn KĐT ng kg và 16

1.1.3 Mô tả nội dung tài liệu bằng từ KNOG cescecseecsesssesssesssessesssesssesssessesssesssessees 16

1.1.4 Tìm tin theo tet KNOG ch HH HH HH TH 19

1.1.5 Các yêu cầu đối với ngôn ngữ từ khóa .:-5:©ccccccccxcscerxesrsece 20

1.1.6 Các tiêu chi đánh giá chat lượng sử dụng từ khóa -cs+: 21

1.1.7 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng từ khóa - 231.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Thương mại - 5< +s<5<+2 25

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triỂH -+©5e5e+ctccE+Ecererterrerreersee 25

Z1 na nanố.ốốốố.ố 26

1.2.3 Nguồn lực thong tind cecceccccccescessessesssessessessesssessessessssssessessesssssessessessesssesses 26

Trang 6

1.2.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ thee VIỆN -cĂàScSSssssksseereee 29

1.2.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật, ¿-55ccccccccccxcsrxesreerkeee 30

1.2.6 Đặc điểm người dùng tin và Nhu CẨM tỈH - + 55c Sscce+E++E+Eezerxeẻ 32Tid ket CAWONG 008000" 34

Chuong 2 THUC TRANG SU DUNG TU KHOA TAI THU VIEN

TRUONG ĐẠI HỌC THUONG MẠẠI -°- 2s ssssessesssvssessessesse 35

2.1 Thực trạng sử dụng từ khóa dé mô tả nội dung tài liỆu 5+ 35

QLD Qui trinh thao ta 7nn 6 nh ^eeH d434.a 35

2.1.2 Đánh giá chất lượng mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa 392.2 Thực trạng sử dụng từ khóa để tim tỉn -c-cccscsckcEEkeEEkEEekEEkrkerkerrrkrrves 442.2.1 Thực trang sử dung từ khóa để tìm tin của người dùng tỉn 442.2.2 Thực trạng sử dụng từ khóa để tìm tin của cán bộ thư viện 492.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng - ¿2 2+ +k+tEeExeE+EkzErrerxees 56

2.3.1 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cua cán bộ thư viện - 56

2.3.2 CONG CUNO UO an :g 592.3.3 Kiến thức và kĩ năng của người AUN -.- ¿5© cccceceresterrerrerreei 6]2.3.4 Công nghệ và giao diện tìm kiẾM - +: 2 2+Se+EeEteEeEeEeErrrrrerreei 62

P“ˆ Nên 63

2.4.1 Về việc việc sử dụng từ khóa đề mô tả nội dung tài lIỆU -‹ 63

2.4.2 Về việc sử dụng từ khóa để tim tỉH +- e©5scStcccs+Eererterkerreersee 65

Tid Ket CNUONG 2 80000886 nnnn nhe 68

Chương 3 DBE XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG SỬ

DỤNG TỪ KHOA TAI THU VIỆN TRUONG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 69

3.1 Nâng cao SỐ lượng và chất lượng cán bộ thư viỆn - 55+ s+<sssxss 69

3.1.1 Về trình độ ChUyEN mÔN - 2-2-5252 SE+EE‡EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerrrrrkee 693.1.2 Nâng cao hiểu biết về lĩnh vực kinh tỂ - 2c: ©cecc+ccscsrterkerrrrsee 71

3.1.3 Tăng cường số lượng cán bộ xử lí tài HiỆM 5 5sccs+c+czcccceei 71

3.2 Hoan thiện va áp dung các công cụ trong công tác định từ khoa 72

3.2.1 Sứ dụng công cụ NO U7-O cecscsesescsvsvscscesesesesssvsvsvsvevsuesssesestavavaveveususacacseseeceves 723.2.2 Xây dựng số tay nghiệp vụ điện te cecceccecccccescsscsssssessessessecsessessesseseseeseeses 73

3.2.3 Kĩ năng KhÁC -c- «kh HH Hà Hà HH TT TH HH rệt 74

Trang 7

3.3 Triển khai việc hiệu đính cơ sở dữ liệu thư mục - - z s+s+ceze+xzx+zzxsz Tỉ3.4 Đào tạo người dùng tin và thiết lập cộng tác viên 2-2 2+cz+c>seẻ 77Tid ket CAWONG P9 SN Nnngai Ô 81

KET 00000777 §2DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -° 2° sss©cssesssessezssesse 84PHU LUC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CSDL, Cơ sở dữ liệu

ĐTK Định từ khóa

NDT Người dùng tin

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1.1 Cơ cau vốn tài liệu của Thư viỆn 2- 2 2 2+ +E+EEeEE+EzEzrerxees 27

Bang 1.2 Đội ngũ cán bộ, viên chức của Thu vIỆn 7-5 5555 <++s++se+sss2 29

Bảng 2.1 Thống kê các lỗi về nội dung và hình thức của từ khóa

trong các biểu thức tìm tin của NDT ¿5s x+£xeEzEzezrerxred 49Bang 2.2 Các phương án tìm tin sơ bộ bằng từ khóa của cán bộ thư viện 53Bang 2.3 Thống kê các lỗi về nội dung va hình thức của từ khóa trong các

biểu thức tìm tin của cán bộ thư viện - ¿+2 +x+E+EE£E+E+EvEEzEsrerszrsrs 55

Trang 10

Biểu đồ 2.6 Chất lượng tìm tin bang từ khóa của cán bộ thư viện - 52Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức Thư viện Trường Đại học Thương mại 29

Trang 11

MO DAU1 Tinh cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là sự phát triển có tínhchất cách mạng của công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động sâu sắc đến mọilĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó có hoạt động thông tin thư viện Việc

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong thực tiễn hoạt động của thư

viện đã giúp cho người dùng tin chỉ cần một máy tính hoặc một điện thoại thôngminh có kết nối internet có thé dé dang tìm kiếm, khai thác thông tin trong các CSDL

của các thư viện và các cơ quan thông tin mọi lúc, mọi nơi mà không nhất thiết phải

đến trực tiếp cơ quan đó Đề tiến hành tìm tin trong thư viện, người dùng tin có thể sửdụng nhiều loại ngôn ngữ tìm tin khác nhau như ngôn ngữ phân loại, ngôn ngữ chủđề, ngôn ngữ từ khóa trong đó từ khóa là một trong các loại ngôn ngữ tìm tin quantrọng và thông dụng nhất trong các thư viện ở Việt Nam hiện nay.

Ngôn ngữ từ khóa là sản phẩm của hoạt động xử lí nội dung tài liệu Vì thế,dé giúp người dùng tin tra cứu tai liệu một cách dễ dàng, thuận tiện, chính xác, cácthư viện trên thế giới và Việt Nam luôn dành sự quan tâm cho công tác xử lí thôngtin, xử lí tài liệu, đặc biệt là việc cải tiến, chuẩn hóa ngôn ngữ tìm tin, trong đó có

ngôn ngữ tìm tin từ khóa Ngoài ra, các thư viện ở Việt Nam nói chung và Thư

viện Trường Đại học Thương mại nói riêng đang trong bước đầu thực hiện các nỗlực chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của các

thư viện trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là hợp tác, chia sẻ, phối hợp hoạtđộng sử dụng chung nguồn lực thông tin của hệ thống, do đó áp dụng chuẩn hóa

các loại ngôn ngữ tìm tin trong đó có ngôn ngữ từ khóa là nhiệm vụ cần thiết Việcsử dụng ngôn ngữ từ khóa chính xác sẽ góp phan tạo nên sự đồng nhất về cơ sở dit

liệu giữa các thư viện và tạo thuận lợi cho bạn đọc của các thư viện dễ dàng tìm

kiếm thông tin.

Thư viện Trường Đại học Thương mại là thư viện trường đại học đa ngành,

hàng đầu trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính

-ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử tại Việt Nam Với vai trò là “giảng đường

Trang 12

thứ hai”, Thư viện luôn nỗ lực đưa ra các sản phẩm, các giải pháp giúp người dùng

tin có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng đến nguồn tài nguyên thông tin của Thư

viện nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của mình, tạo môi trườngthân thiện đối với người dùng tin Đặc biệt với hạ tầng cơ sở hiện có bao gồm: hệthống máy tính hiện đại được kết nỗi internet, phần mềm quản lí được cả tai liệu invà tài liệu số, đã góp phần tự động hóa hoạt động nghiệp vụ của Thư viện, đồng thờitừ đó mà Thư viện xây dựng lên được hệ thống tìm tin hiện đại, giúp người dùng tincó thê tra cứu thông tin về tài liệu hoặc đọc được toàn văn nội dung tài liệu (đối vớitài liệu số) một cách dé dang, mọi lúc mọi nơi Và dé sử dụng hệ thống tìm tin hiệnđại hiệu quả, Thư viện luôn chú trọng đến công tác xử lí nội dung tài liệu, đặc biệt

là khâu định từ khóa Từ đó lựa chọn được những từ khóa phản ánh chính xác nội

dung tài liệu, và hỗ trợ đắc lực được cho người dùng trong quá trình tìm kiếm thôngtin bằng từ khóa.

Tuy nhiên trên thực tế trong quá trình tìm tin, sản phẩm từ khóa chưa hỗ trợ đắclực được cho người dùng tin có thé dé dang tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ chonhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của mình, nhiều người dùng còn chưa tìmđược tài liệu mình cần hoặc kết quả tìm tin quá nhiều hoặc không phù hợp với yêucầu tin của họ Điều này đặt ra cho người nghiên cứu câu hỏi về nguyên nhân của

việc tìm tin chưa hiệu quả là do đâu? Do chất lượng công tác định từ khóa của Thư

viện hay kĩ năng tìm kiếm thông tin của người dùng tin chưa hiệu quả? Thư viện cầnđưa ra các giải pháp gì để nâng cao chất lượng sử dụng từ khóa tại Thư viện?

Từ những phân tích nêu trên đề tài “Đánh giá việc sử dụng từ khoá tại Thưviện Trường Đại học Thương mại” được lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích thực

trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp, kha

thi để nâng cao chất lượng hoạt động định từ khóa và tìm kiếm thông tin băng từ

khóa tại Thư viện Trường Đại học Thương mại.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Từ khóa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan thông tin

-thư viện Vì vậy đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra các công trình

nghiên cứu về lĩnh vực từ khóa Việc đánh giá hoạt động sử dụng từ khóa trong thư

Trang 13

viện được nghiên cứu trên 2 lĩnh vực đó là: công tác mô tả nội dung tài liệu bằng từkhóa và việc tim tin bang từ khóa

a VỀ công tác mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa

Chất lượng hoạt động mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa có ảnh hưởng rất

lớn đến hiệu quả của quá trình tìm tin Vì vậy có rất nhiều tài liệu trong và ngoàinước nghiên cứu về công tác mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa trong hoạt động

thông tin - thư viện.

s* Trên thé giới

Tác giả Lancaster F.W [28] thông qua công trình của minh đã nêu lên một

cách tông hợp và khái quát nhất các vấn đề lý luận về phương pháp, qui trình, kĩ

thuật và cách thức định chỉ mục, trong đó có công tác định từ khóa Đây là những

van đề cốt yếu tạo cơ sở nền tang lí thuyết cho việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểusâu hơn về kĩ thuật định chỉ mục nói chung và công tác định từ khóa nói riêng.

Theo các tác giả: Musa Aminu Umar, Musa Abubakar Mohammed, Musa

Shittu [29] đã khang định chi mục và tóm tắt đóng vai trò quan trọng trong việc tim

kiếm thông tin trong các thư viện đại học Chúng tạo điều kiện dé dàng truy cập vàocác nguồn thông tin và dịch vụ giúp tiết kiệm đáng ké thời gian của người sử dụngthư viện Qui trình lập chỉ mục gồm 3 bước: phân tích chủ đề - lựa chọn thuật ngữ -trình bày chỉ mục Các tác giả cũng chỉ ra thực trạng rằng các chỉ mục và tóm tắt

không được người dùng thường xuyên tham khảo khi tìm kiếm các nguồn thông tin

và dịch vụ Chính sự thiếu tư vấn về các công cụ quan trọng này gây ra vấn đề không

sử dung được nguồn thông tin có sẵn trong Thư viện Bách khoa Nuhu Bamalli Zaria.

Trong bai viết của mình tác giả Zhongquan Xie, Kumiko Miyazaki [30] đã thảoluận về tính hiệu quả của việc xác định bằng sáng chế thông qua tìm kiếm từ khóa

trong trường hợp các bang sáng chế liên quan đến phần mềm 6 tô (ASW) do USPTOcấp Các tác gia đã trình bày các nguyên tắc lựa chọn từ khóa dé xác định bằng sáng

chế bằng cách xem xét tiêu chí chính xác cho từ khóa ban đầu và sau đó chọn thêm từ

khóa theo tiêu chí đó nếu có thể, đề xuất các bước lựa chọn từ khóa khi tìm kiếm các

bằng sáng chế liên quan đến ASW Các tác giả cũng khang định tìm kiếm bang từkhóa là phương pháp thích hợp nhất do đó, cần phải áp dụng cách tiếp cận này vào

các lĩnh vực khác để có giá trị bên ngoài trong nghiên cứu trong tương lai.

Trang 14

Trong bài viết phân tích về tương lai của chỉ mục và tóm tắt trong thời đại pháttriển thông tin trên internet, tác giả F W Lancaster [27] cho rằng với sự tăngtrưởng liên tục của các nguồn thông tin có thể truy cập được qua mạng thì các hoạtđộng lập chỉ mục và tóm tắt đang ngày càng có tầm quan trọng hơn là giảm đi vàrằng các chuyên gia trong các lĩnh vực này có thé đóng góp đáng ké ở cấp độ trangweb riêng lẻ hoặc ở cấp độ rộng hơn như thiết kế công thông tin Họ cũng có thé cóvai trò quan trọng trong việc vận hành mạng nội bộ của công ty và có lẽ còn rất lâunữa máy móc mới đủ thông minh để thay thế hoàn toàn con người trong những hoạt

động quan trọng này.

s* Trong Hước

Trong các công trình của các tác giả Phan Huy Quế [15], Trần Thị Quý và

Nguyễn Thị Đào [16], Vũ Dương Thúy Nga, Vũ Thúy Bình [10], Hoàng Ngọc Kim

[5] tuy mỗi tác giả có các cách tiếp cận vấn đề khác nhau Nhưng tất cả các tác giảđều cung cấp cho bạn đọc một hệ thống các lí luận về từ khóa, ĐTK, ngôn ngữ từkhóa, hệ thống tìm tin tư liệu bằng từ khóa, vai trò của từ khóa trong hoạt động

thông tin - thư viện, qui trình DTK, phương pháp DTK.

+ Về tiêu chuẩn mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa

Tác giả Vũ Dương Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình [10] dựa trên tiêu chuẩn ISO

2788:1986, Documentation Guidelines for the establishment and development of

monolingual thesauri - đã đưa ra các tiêu chuan cụ thé về nội dung và hình thức đối

với các từ khóa Đặc biệt tác giả Bùi Thanh Thủy [20] đã đưa ra các tiêu chuẩn cụthé lựa chon từ khóa dé mô tả nội dung tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 704:2009,

Terminology work — Principles and methods

+ Về công cụ hỗ trợ

Tác giả Hoàng Ngọc Kim [5] trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Xây

dựng bộ từ khóa phục vụ hoạt động thông tin khoa học của Học viện chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh” dựa trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng từ khóa tại Học việnchính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò của bộ từ khóa trong công tác xử línội dung tài liệu và tìm kiếm thông tin của NDT Từ đó cho thấy sự cần thiết phải

xây dựng một bộ từ khóa sử dụng chung cho công tác DTK và các yêu cầu đặt ra

khi biên soạn bộ từ khóa Tác giả Vũ Dương Thúy Ngà, Vũ Thúy Bình [10] đã giới

10

Trang 15

thiệu cấu trúc, cách thức sử dụng một số bộ từ khóa, từ điển từ khóa, từ điển từchuẩn để hỗ trợ công tac DTK trong thư viện Ngoài ra, tác giả Vũ Dương ThúyNgà [12] đã tiến hành khảo sát và điều tra 52 thư viện, qua đó thông kê được có 44thư viện (chiếm 84,6%) có áp dụng DTK Trong 44 thư viện đó thì có 28 thư việntiến hành DTK tự do, hoặc DTK theo những qui định riêng của thư viện đó Trên cơsở đó tác giả cũng đưa ra những đánh giá của mình về các bộ từ khóa và từ điển từ

khóa đang được sử dụng trong việc ĐTK tài liệu ở Việt Nam hiện nay Qua đó tác

giả cũng dé xuất các giải pháp nhăm nâng cao chất lượng các bộ từ khóa và dambảo xây dựng bộ từ khóa thống nhất sử dụng chung cho tất cả các thư viện.

Ngoài ra còn có các bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Đào [2], Vũ Dương

Thúy Nga [11], [12] Hay các tai liệu là luận văn thạc sĩ chuyên ngành thông tin

-thư viện của các tác giả Nguyễn Thị Tứ [22], Đặng Hồng Thúy [1§], Phạm Thị HoaMai [7] đã cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về thực trạng công tác ĐTKtại một số thư viện trường Đại học của Việt Nam nói riêng cùng một số hướng giảipháp mà các tác giả đưa ra nhằm đạt được sự chuẩn hóa trong công tác ĐTK tại các

thư viện Việt Nam.

b Tim tin bằng từ khóa

Tìm và phô biến thông tin là công đoạn cuối cùng trong dây chuyên thông tintư liệu Mục đích là giúp NDT dễ dàng tra cứu và tìm kiếm thông tin trong các

CSDL của thư viện.

Nhận thức được rõ vai trò cua tìm tin trong hoạt động thông tin - thư viện.

Trong tác phẩm của mình, tác giả Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm [4], tác giả

Doan Phan Tân [17] đã giới thiệu vai trò của thông tin, khái niệm tìm tin/ tra cứu

thông tin, ngôn ngữ tìm tin, phương thức tìm tin, quá trình tìm tin, một số dạng thứctìm tin cơ bản, cách thức thiết lập lệnh tìm, các bước của quá trình xây dựng chiến

lược tra cứu thông tin Cách thức tìm tin tự động, mô hình hóa quá trình tìm tin và

cách đánh giá kết qua tìm tin.

Ngoài ra trong luận văn của các tác giả Bùi Thanh Thủy [19], Nguyễn Ngọc

Nam [9], Bùi Thị Linh [6], bài viết của tác giả Nguyễn Hồng Minh [8] cũng dé cậpđến năng lực tra cứu tin và cách thức tổ chức hệ thống tra cứu tìm tin, cách kết hợp

11

Trang 16

các ngôn ngữ tìm tin để cho ra kết quả phù hợp với nhu cầu tin của NDT, vai trò của

cán bộ thư viện trong việc nâng cao năng lực thông tin cho NDT.

Thực tế đã có nhiều tài liệu là luận văn thạc sĩ chuyên ngành thông tin - thư

viện viết về Thư viện Trường Đại học Thương mại về các lĩnh vực: phát triển nguồn

lực thông tin, phát triển văn hóa đọc, hiện đại hóa hoạt động của thư viện, xây dựng,quản lí, khai thắc nguồn tài liệu số của Thư viện Tuy nhiên chưa có một tài liệu nàonghiên cứu về công tác xử lí tài liệu nói chung và nghiên cứu về việc sử dụng từkhóa tại Thư viện Trường Đại học Thương mại nói riêng Vì vậy tác giả chọn đề tài:“Đánh giá việc sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại học Thương mại” làm đềtài luận văn tốt nghiệp cho mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đánh giá chất lượng sử dụng từ khóa và đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại học

Thương mại.

Đề thực hiện được mục tiêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau:

Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng từ khóa trong hoạt động thông tin

-thư viện.

- Khảo sát thực trạng của việc sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại học

Thương mại thông qua hoạt động mô tả nội dung tài liệu và tìm tin bằng từ khóa,qua đó đánh giá chất lượng của các hoạt động này.

- Tìm ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng từ khóa tại Thư

viện trường.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: hoạt động sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại

học Thương mại.

* Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Trường Đại học Thương mai.5 Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

+ Chất lượng hoạt động mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa tại Thư viện

Trường Đại học Thương mại như thế nào?

12

Trang 17

+ Chất lượng sử dụng từ khóa dé tìm kiếm thông tin tại Thư viện Trường Đạihọc Thương mại như thế nào?

+ Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng từ khóa tại Thư viện

Trường Đại học Thương mại là gì?

+ Đề nâng cao chất lượng sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại học

Thương mại cần có những giải pháp gì?

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Sử dụng dé thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin từ các công trình nghiêncứu khoa học liên quan, nhằm làm rõ các cơ sở lí thuyết về mô tả nội dung tài liệu

và tìm kiếm thông tin qua từ khóa.

6.2 Phương pháp quan sát

Áp dụng phương pháp quan sát đối với hai nhóm chủ thẻ chính:

* Nhóm I - Cán bộ định từ khóa: Quá trình quan sát tập trung vào cách thức

mô tả nội dung tài liệu thông qua việc sử dụng từ khóa.

Nhóm 2 - Người dùng thư viện (100 người): Quan sát quá trình tìm kiếm

thông tin của người dùng trong Thư viện, đặc biệt là việc họ tương tác với hệ thống

tìm kiếm từ khóa.

6.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Tiến hành phỏng van cán bộ thư viện thông qua các câu hỏi mở nhằm hiểu rõhơn qui trình và phương pháp mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa.

6.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Thiết kế phiếu khảo sát dành cho cán bộ thư viện, tập trung vào việc xây

dựng các biểu thức tìm kiếm sơ bộ dựa trên 10 yêu cầu thông tin cụ thê.

6.5 Phương pháp phân tích từ khóa

* Chọn mẫu: Lựa chọn ngẫu nhiên 150 bản ghi tài liệu từ các loại hình khác

nhau tại Thư viện, bao gồm sách, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học vàkhóa luận tốt nghiệp từ năm 2018 đến 2023.

V Phân tích từ khóa: Xem xét các từ khóa trong 150 bản ghi theo tiêu chuẩn

ISO 704:2009.

13

Trang 18

+ Tổng hợp kết quả: Từ kết quả quan sát và phân tích, tổng hợp thông tin déđánh giá chất lượng sử dụng từ khóa trong việc mô tả nội dung và tìm kiếm thông

tin tại Thư viện Trường Dai học Thuong mai.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt khoa học: luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận về mô tả

nội dung tai liệu và tìm tin bằng từ khóa.

Về mặt thực tiễn: đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sử dụng

từ khóa tại Thư viện Trường Đại học Thương mại.

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo và phần phụ lục,

nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Co sở lí luận về từ khóa và khái quát về Thư viện trường Dai học

Thương mại.

Chương 2: Thực trạng sử dụng từ khóa tại Thư viện Trường Đại họcThương mại.

Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng từ khóa tại

Thư viện Trường Đại học Thương mại.

14

Trang 19

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VE TU KHÓA VÀ KHÁI QUÁT

VE THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

1.1 Cơ sở lí luận về từ khóa trong hoạt động thư viện

1.1.1 Khái niệm, vai trò của từ khóa

“ Khai niệm từ khóa

Từ khóa là từ hoặc cụm từ 6n định, đơn nghĩa được sử dụng dé mô tả nội dungchính của tài liệu và đề tìm tin trong hệ thống tìm tin tư liệu [10, tr.17]

s* Chức năng của từ khóa: tu khóa có 2 chức năng chính đó là chức năng thôngbáo nội dung tải liệu và chức năng tìm tin [10, tr.17]

+ Chức năng thông báo nội dung tài liệu: từ khóa có kha năng biểu thị những

khái niệm quan trọng nhất của nội dung tải liệu Tập hợp các từ khóa của một tài

liệu phản ánh day đủ, cô đọng những thông tin cơ bản về nội dung tai liệu.

+ Chức năng tìm tin: mỗi một từ khóa là một điểm truy nhập chính về nội

dung của tài liệu trong các cơ sở dữ liệu Đó là cơ sở dé người dùng tin có thé tìm

được tài liệu đó.

s* Vai trò của từ khóa

Từ khóa có các vai trò sau:

+ Tăng cường tìm kiếm: từ khóa giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách

nhanh chóng và chính xác.

+ Mô tả nội dung: từ khóa giúp mô tả và năm bắt nội dung chính của một tài

liệu Nhờ vậy, người dùng có thé dé dàng hiểu được nội dung tong quan của tài liệumà không cần phải đọc toàn bộ.

+ Tạo chỉ mục: trong thư viện số, từ khóa giúp tạo chỉ mục cho tải liệu, giúpviệc truy xuất thông tin trở nên nhanh chóng và chính xác.

+ Liên kết thông tin: từ khóa có thé được sử dụng dé tạo liên kết giữa các tài

liệu có nội dung hoặc chủ đề liên quan, giúp người dùng dé dàng mở rộng kiến thức

và tìm hiểu thêm.

+ Hỗ trợ quản lí: từ khóa cũng giúp thư viện trong việc quan lí và kiếm soát bộ

sưu tập tài liệu của mình, đồng thời cũng hỗ trợ việc thông kê và báo cáo.

15

Trang 20

1.1.2 Phân loại từ khóa

Căn cứ vào đặc điểm từ vựng và chức năng, người ta phân loại từ khóa theo

một số tiêu chí cơ bản sau [16, tr.69-71]:

*%* Phân loại từ khóa theo tiêu chi từ vựng:

+ Từ khóa là danh từ: đây là loại từ khóa có số lượng lớn nhất trong các loạitừ khóa dé tìm tin Ví dụ: người lao động, công nhân, nông dân

+ Từ khóa là động từ được danh từ hóa như: sản xuất, bảo quản, chế biến,

nghiệm thu

+ Từ khóa là cụm từ gồm động từ kết hợp với danh từ như: vận tải hàng hóa,trồng rừng, dự báo thời tiết

+ Từ khóa là cụm từ gồm danh từ kết hợp với tính từ như: kim loại nặng, cá

nước mặn, thư viện điện tw

s* Phân loại xét theo tiêu chí tải trọng nội dung thông tin trong tài liệu:

+ Từ khóa chính: để mô tả đối tượng nghiên cứu chính của chủ đề nội dung

tải liệu.

+ Từ khóa phụ: là từ khóa mô tả các phương diện nghiên cứu của đối tượng.+ Từ khóa địa lí: chỉ địa danh là chủ đề nghiên cứu của tai liệu hoặc nơi xảyra sự kiện/ van dé nghiên cứu được đề cập trong nội dung tải liệu.

+ Từ khóa nhân vật: chỉ tên người là chủ đề nghiên cứu hoặc được đề cập

đến trong nội dung tài liệu.

+ Từ khóa thời gian: phản ảnh thời gian/khoảng thời gian của vấn đề được đềcập đến trong nội dung tải liệu.

s* Phân loại theo phương pháp định từ khóa:

+ Từ khóa tự do: là tự khóa do người xử lí nội dung tải liệu tự suy xét và ĐTKtheo cách của mình.

+ Từ khóa kiểm soát: là từ khóa ma người xử lí lựa chọn thong nhất theo một

công cụ kiểm soát từ vung nao đó.

1.1.3 Mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa

“ Khái niệm

Mô tả nội dung tài liệu bang từ khóa hay còn gọi là DTK tai liệu là quá trình

phân tích nội dung tài liệu và mô tả nội dung chính của tài liệu băng một hoặc

16

Trang 21

nhiều từ khóa - điểm tiếp cận tìm tin độc lập nhăm mục đích lưu giữ và tìm tintheo phương pháp tự động hóa [16, tr.67] Mục đích giúp thư viện tạo lập các điểmtruy cập thông tin đến các CSDL của thư viện Từ đó giúp NDT có thể tìm đượctài liệu một cách dé dàng, nhanh chóng thông qua hệ thống tim tin tự động.

s* Qui trình mô tả nội dung tài liệu bang từ khóa

Phân tích chủ dé, Dịch sang

L—> Trình bày

trích rút thông tin ngôn ngữ TK

V Bưóc 1: Phân tích chủ đề tài liệu, trích rút thông tin

Mục đích của phân tích chủ đề tài liệu để xác định rõ đối tượng, phương diện

nghiên cứu của đối tượng và phương pháp nghiên cứu được đề cập đến trong nội

dung tài liệu đó.

Đề xác định được nội dung tải liệu, cán bộ thư viện cần thực hiện việc đọc

lướt tài liệu Đề việc đọc thu được kết quả tốt đồng thời lựa chọn được các từ khóa

chính xác thì cán bộ thư viện cần phải tập trung đọc vào các phần tử mang nhiềuthông tin về nội dung tai liệu như: nhan đề tài liệu, mục lục, lời giới thiệu, bai tómtắt, chú giải, Trong trường hợp đã đọc lướt các phần tử mang thông tin như trên

mà vẫn không xác định được nội dung tài liệu là gì thì cán bộ thư viện cần tiền hành

đọc toàn văn tài liệu.

Thông thường đối với các tài liệu khoa học, ta có thé xác định được ngay chủdé chính của tài liệu thong qua nhan đề của tài liệu đó.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chỉ đọc nhan đề tài liệu thì vẫn khó xác định

được chủ đề nghiên cứu của tài liệu vì nhan đề rất chung chung hoặc theo nghĩa

bóng, theo cảm xúc

V Trích rút thông tin

Sau khi đọc tài liệu, cán bộ thư viện cần xác định các khái niệm đặc trưng cho

nội dung tài liệu đó bao gồm: đối tượng nghiên cứu và phương diện nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu.

17

Trang 22

Đối tượng nghiên cứu của tài liệu luôn trả lời cho câu hỏi: tài liệu đềcập/nghiên cứu về cái gì, về van đề gì? [16, tr.74] Đối tượng nghiên cứu của tài liệucó thé là những sự vật cụ thể, hiện tượng, các khái niệm, các ngành khoa học hoặccũng có thé là các danh nhân nồi tiếng hoặc các địa danh.

Phương diện nghiên cứu của doi tượng:

Mỗi một đối tượng thường được nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau.Các phương diện nghiên cứu thường trả lời cho các câu hỏi: đối tượng được nghiêncứu ở khía cạnh nao, khi nào, bằng phương pháp gì và ở đâu [16, tr.77]

V Bước 2: Dich sang ngôn ngữ từ khóa

Mục đích yêu cau: Chuyên đối tượng, phương diện, phương pháp nghiên cứu

được thé hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên của tài liệu sang dang thể hiện bằng ngôn

ngữ từ khóa [16, tr.80]

Biện pháp thực hiện: có hai cách lựa chọn từ khóa để mô tả khái niệm đặctrưng cho nội dung tài liệu bao gồm:

+ DTK tự đo: trên cơ sở việc xác định được các đối tượng và phương diện,

phương pháp nghiên cứu, cán bộ ĐTK tự lựa chọn và đưa ra từ khoá phù hợp cho

nội dung tài liệu mà không có sự trợ giúp của các phương tiện kiểm soát từ vựng.

Các từ khóa được lựa chọn mô tả nội dung tải liệu phải đảm bảo đúng theo các yêu

cầu đối với thuật ngữ khoa học, đồng thời phải là thuật ngữ chuyên môn của các

ngành, các lĩnh vực.

+ ĐTK có kiểm soát: cán bộ thư viện dựa trên các phương tiện kiểm soát từ

vựng dé lựa chon được các từ khóa phản ánh chính xác đối tượng nghiên cứu và các

phương diện nghiên cứu của tai liệu.

Các phương tiện kiểm soát từ vựng có thể là: Bộ từ khóa chuyên ngành hoặcđa ngành, từ điển từ chuẩn chuyên ngành hoặc đa ngành, bảng đề mục chủ đề.

V Bước 3: Trinh bày từ khóa: sau khi xác định được các từ khóa đặc trưng

cho nội dung tài liệu, cán bộ thư viện phải sắp xếp từ khóa dé điền vào các trườngtương ứng trong CSDL Việc sắp xếp từ khóa theo trọng số thông tin trong cáctrường của CSDL sẽ giúp NDT có được những nhận dạng cơ bản ban đầu về nội

dung tài liệu mà chưa cân tham khảo các yêu tô khác của biêu ghi.

18

Trang 23

Theo các tác giả Trần Thị Quý, Nguyễn Thị Đào [16, tr.116] có ba cách sắpxếp từ khóa trong biểu ghi các CSDL:

+ Thứ nhất, các từ khóa được trình bày trong biểu ghi có phân biệt trường từ

1.1.4 Tim tin theo từ khóa

V Khái niệm tim tin theo từ khóa

Theo tác giả Nguyễn Viết Nghĩa [15]: “Tìm tin là quá trình so sánh những yếu

tố đặc trưng của yêu cầu tin với những yếu tố đặc trưng của tài liệu nhằm xác địnhsự tương hợp về nội dung, ý nghĩa giữa chúng và lựa chọn ra các tài liệu thỏa mãn

yêu cầu của người dùng”.

Tìm tin theo từ khóa là việc kết hợp các từ khóa với các toán tử tìm tin để tạolập các biểu thức tìm trong hệ thống thông tin của các thư viện và cơ quan thông tin.

V Qui trình tìm tin theo từ khóa

Một trong những vai trò quan trọng của từ khóa là giúp người dùng có thé tìmkiếm thông tin về nội dung tài liệu một cách dé dang Dé tìm tin theo từ khóa cóhiệu quả, ta cần thực hiện ba bước như sau:

- Bước 1: xác định yêu cầu tin dé thực hiện được việc tìm tin theo từ khóa

trước hết NDT cũng như cán bộ thư viện phải xác định được yêu cầu tin của NDT.Yêu cầu tin của người dùng có thé được thé hiện đưới dạng văn bản (phiếu yêu cầu)hoặc lời nói Cán bộ thư viện cần trao đổi thật kĩ với NDT dé xác định chính xác đối

tượng nghiên cứu hoặc các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu mà người dùng tincần tìm.

- Bước 2: DTK cho yêu cầu tin

Trên cơ sở phân tích chính xác được yêu cau tin của người dùng ở bước 1 cánbộ thư viện tiến hành DTK cho yêu cầu tin của NDT trong trường hợp có yêu cầu

hỗ trợ của người dùng: hoặc NDT tự tiến hành ĐTK cho yêu cầu tin của mình.

19

Trang 24

- Bước 3: lập biểu thức tìm: tùy theo nhu cầu tìm tin của mình, NDT có thể mởrộng hoặc thu hẹp kết quả tìm kiếm của mình bằng cách tiến hành tìm theo thuậtngữ chính xác hoặc kết hợp các toán tử Boolean (AND, OR, NOT) trong quá trình

tim tin.

1.1.5 Các yêu cầu đối với ngôn ngữ từ khóa

Từ khóa có vai trò quan trọng trong hoạt động của các thư viện, vì vậy các

thuật ngữ được lựa chọn làm từ khóa phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định.Trong luận văn của mình, tác giả xin đưa ra các yêu cầu đối với ngôn ngữ từ khóatheo tiêu chuẩn ISO 704:2009 như sau:

Yêu cầu chung

địa phương và các từ nghĩa bóng làm từ khóa.

- Súc tích: từ khóa thê hiện nội dung thông tin đưới hình thức diễn đạt ngăn

gọn nhất, nhằm định hướng vào việc chọn lựa những từ chứa nội dung thông tin.

- Ngắn gọn: Tính ngắn gọn của từ vựng được đảm bảo bằng cách phân chiacác cụm từ có cấu trúc phức tạp hoặc thể hiện các khái niệm phức tạp ra thành

những từ và cụm từ có cấu trúc đơn giản hơn hoặc thé hiện những khái niệm đơn

giản hơn, nếu có thê.

- Tính khách quan: từ khóa được lựa chọn phải trung hòa, không mang sắc tháiđánh giá, phê phán Từ khóa phải độc lập với văn cảnh của nội dung tài liệu gốc dé

dam bảo hiệu qua cho tìm tin.

- Chính xác và hiện dai: từ khóa phải phản ánh chính xác chủ dé nội dung tailiệu, đồng thời cũng là những thuật ngữ đang được sử dụng trong các lĩnh vực khoa

20

Trang 25

học Yêu cầu này giúp đảm bảo độ chính xác và tính thống nhất của từ khóa dé nâng

cao hiệu quả tìm tin trong CSDL.

- Đơn nghĩa: tính đơn nghĩa được hiểu là tương ứng với một khái niệm hay đốitượng chỉ có một tên gọi duy nhất Yêu cầu này nhằm khắc phục hiện tượng đồngâm da nghĩa và đồng nghĩa đa âm là hiện tượng phổ biến trong ngôn ngữ tự nhiên

của tiếng Việt, gây ảnh hưởng đến việc tìm tin.

- Ôn định: tính ôn định được hiểu là sự kết hợp bền vững giữa các phan tửtrong một đơn vị từ vựng dé diễn đạt một khái niệm Được kiểm chứng qua thờigian và qua tần suất xuất hiện trong các tài liệu.

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng từ khóa

1.1.6.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng từ khóa dé mô tả nội dung tài liệu.Đề đánh giá chất lượng phản ánh nội dung tài liệu của từ khóa tác giả dựa trêncác tiêu chí sau: độ chính xác, độ đầy đủ và chất lượng từ khóa độc lập Trong đó:

D6 chính xác: độ chính xác của từng biéu ghi được xác định bằng ti số giữa

sé lượng các từ khóa được lựa chon phan ánh đúng đối tượng, phương diện vàphương pháp với tổng số từ khóa được lựa chọn trong biểu ghi.

Công thức tính:

c= 2%N

Trong đó:

C là độ chính xác.

M là số lượng các từ khóa được lựa chọn phản ánh đúng đối tượng, phương

diện và phương pháp của tải liệu.

N là tổng số từ khóa được lựa chọn trong biểu ghi.

Đô day đủ của từng biéu ghi được xác định bằng tỉ số giữa số lượng các đối

tượng, phương diện, phương pháp được mô tả và tông số đối tượng, phương diện và

phương pháp được đề cập đến trong nội dung tài liệu.

Công thức tính:

21

Trang 26

Trong đó:

D là độ đầy đủ.

P là số lượng các đối tượng, phương diện và phương pháp được mô tả.

K là tông số các đối tượng, phương diện và phương pháp được dé cập đến

trong nội dung tài liệu.

Chất lượng từ khóa độc lập

Đề đánh giá chất lượng từ khóa độc lập, luận văn xem xét về nội dung và hình

thức của từ khóa băng cách đối chiếu với các yêu cầu chung về từ khóa trong ISO

N la tong số từ khoá được lựa chọn trong biểu ghi.

1.1.6.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng sử dung từ khóa dé tim tin.

Đề đánh giá hiệu quả tìm tin của từ khóa dựa theo 2 tiêu chí: độ chính xác vàđộ đầy đủ Trong đó:

Độ chính xác của kết quả tìm được xác định bằng tỉ số giữa số lượng các biểu

ghi tìm ra đáp ứng yêu cầu tin với tong số biểu ghi tim ra:

Công thức tính:

Kextt = Nextt/ Nr x 100%Trong đó:

Kextt: Hệ số chính xác thông qua tìm tin.

Nextt: Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng YCT.

Nr: Tổng số các biểu ghi tìm ra.

D6 day đủ của kết quả tim được xác định bằng tỉ số giữa số lượng các biểu ghitìm ra đáp ứng yêu cau tin với tổng số các biểu ghi đáp ứng yêu cầu tin trong CSDL

của Thư viện.

22

Trang 27

Công thức tính:

Kddtt = Nextt / Nex x 100%Trong đó:

Kddtt: Hé số đầy đủ thông qua tìm tin

Nextt: Số lượng các biểu ghi tìm ra đáp ứng YCT

Ncx: Tổng số các biểu ghi đáp ứng YCT trong CSDL

1.1.7 Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng từ khóa.

1.1.7.1 Đối với việc mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa

V Trình độ của cán bộ thực hiện định từ khóa

Từ khóa là sản phẩm của quá trình mô tả nội dung tài liệu do cán bộ DTK

thực hiện Mục đích của việc ĐTK là để tạo lập ra điểm truy cập thông tin nhằm

giúp NDT có thé tìm kiếm được nguồn thông tin về tài liệu có trong CSDL của Thưviện Vì vậy dé dam bảo chất lượng các từ khóa thì người cán bộ ĐTK ngoài đạo

đức nghé nghiệp cần phải có những kiến thức va kĩ năng sau:

Về trình độ chuyên môn: cán bộ DTK phải có kiến thức lí luận về phươngpháp và kĩ năng DTK; có thói quen và kĩ năng sử dụng tài liệu tra cứu dé hỗ trợ quátrình DTK; có vốn từ vựng phong phú và kĩ năng xử lí từ vựng.

Trình độ tin hoc: sử dụng thành thạo phần mềm quản lí thư viện; am hiểu cấutrúc hệ thống tìm tin, có kĩ năng tìm kiếm thông tin đặc biệt là tìm tin bằng từ khóa.

Trình độ ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữdé có thé đọc và cập nhật được những kiến thức và qui tắc mới trong lĩnh vực thưviện Đồng thời có thé xử lí được các tài liệu ngoại văn trong thư viện một cách

nhanh chóng và chính xác hơn.

Ngoài ra cán bộ ĐTK cần có kiến thức về các chuyên ngành đào tạo của Trường.

V Công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội Trong hoạt động DTK, công cụ hỗ trợ giúp dam bảo các từ khóa được lựa chọn

vừa mang tính khoa học, vừa phản ánh chính xác các đối tượng nghiên cứu cũng

như các khía cạnh nghiên cứu của tài liệu Đông thời đảm bảo sự thông nhât giữa

23

Trang 28

các cán bộ về mặt lựa chọn từ khóa khi tiến hành DTK cho tai liệu từ đó giúp choNDT khai thác được tối đa nguồn tài nguyên thông tin trong thư viện mà không sợmắt tin hoặc nhiễu tin Ngoài ra việc sử dụng công cụ hỗ trợ chung giúp thư việnchuẩn hóa về CSDL từ đó thuận lợi cho việc liên kết, chia sẻ CSDL giữa các thư

viện với nhau.

Các công cụ hỗ trợ hoạt động DTK bao gồm: bộ từ khóa, từ điển, từ chuẩn,khổ mẫu biên mục MARC21, tài liệu nghiệp vụ

1.1.7.2 Đối với việc tim kiếm của người dùng:- Kĩ năng và kiến thức của người dùng:

+ Kiến thức nền: Xác định nhu cầu tin là bước đầu tiên trong quá trình tra cứu

thông tin Muốn tìm kiếm thông tin thì NDT phải xác định được chính xác mục đíchtìm tin của mình là gi? Tìm kiếm thông tin về lĩnh vực gi? Tìm kiếm thông tin ởnhững nguồn thông tin nào? Đề có thé trả lời được những câu hỏi đó đòi hỏi ngườidùng phải có những hiểu biết nhất định về những lĩnh vực mình cần tìm kiếm; có

kiến thức về thư viện bao gồm: vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, các sản phẩm và

dịch vụ của thư viện, bộ máy tra cứu, cách thức truy hồi thông tin truyền thống và

hiện đại trong quá trình tìm kiếm thông tin; Có kiến thức trong việc đánh giá thông

tin; Có kiến thức ứng dung công nghệ thông tin, internet, website dé khai thác thông

tin trên mạng hiệu quả Từ đó NDT mới có thê tìm được chính xác các thông tin màmình cần, hạn chế được hiện tượng mất tin và nhiễu tin.

+ Kỹ năng tìm kiếm: là khả năng xây dựng chiến lược tìm tin; lựa chọn được

công cụ tìm tin phù hợp, hiệu quả; sử dụng thành thạo công cụ tìm tin Trong

khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu cách thức kết hợp các từ khóa với

các toán tử tìm kiếm trong các biểu thức tìm của NDT để thực hiện các lệnh tìm

kiếm trong các CSDL của Thư viện Trường Đại học Thương mại.- Công nghệ và giao diện tim kiếm bao gồm:

+ Khả năng của hệ thống tìm kiếm trong việc hiểu và xử lí các truy vấn từkhóa có thể giới hạn hoặc tăng cường hiệu quả tìm kiếm: khả năng của hệ thốngtrong việc sử dụng phương pháp đánh chỉ mục cho phép NDT có thể tìm kiếm

24

Trang 29

thông tin theo các dấu hiệu khác nhau như: tìm theo tác giả, nhan dé, từ khóa, thôngtin xuất bản hoặc tìm kiếm toàn văn các thuật ngữ xuất hiện trong các file số cótrong CSDL của Thư viện Ngoài ra khả năng của hệ thống cho phép kết hợp cácngôn ngữ tìm tin với các toán tử boolean khi tìm kiếm sẽ giúp mở rộng hoặc thu hẹpkhả năng tìm kiếm cho NDT.

+ Giao diện tìm kiếm là một trong các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng

hệ thống tìm kiếm của người dùng: giao diện tìm kiếm cần được thiết kế khoa học,đơn giản dé mỗi NDT khi đăng nhập vào hệ thống tim tin có thé hiéu được cấu trúccủa giao diện tim kiếm, các phương thức tìm kiếm tài liệu mà website có thê hỗ trợ

người dùng như: tìm nhanh, tìm cơ bản, tìm nâng cao Từ đó thuận lợi cho NDT khi

thực hành tìm kiếm thông tin.

1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Thương mại1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thư viện được thành lập năm 1960 cùng với sự thành lập Trường Thương

nghiệp Trung ương Ban đầu Thư viện được xếp chung vào Phòng Giáo vụ cùng với

bộ phận phiên dịch.

Năm 1974, Thư viện được tach ra và trở thành một don vi độc lập.

Năm 2001, Nhà trường quyết định cải tạo khu nhà ăn thành trụ sở thư viện với

tổng diện tích 2.600m2 Thư viện được thiết kế thêm nhiều phòng chức năng phùhợp với một Thư viện hiện đại Năm 2002, Thư viện được đầu tư nâng cấp thànhmột Thư viện điện tử với nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến.Đây là bước đột phá trong quá trình hình thành và phát triển của Thư viện từ thưviện truyền thống lên thư viện điện tử đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo,nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế.

Ngày 29/9/2005, Thư viện được đổi tên thành Trung tâm Thông tin Thư viện

theo QD số 756/TM-TCHC của Hiệu trưởng.

Ngày 31/5/2021 Thư viện được đổi tên từ Trung tâm Thông tin - Thư viện

thành Thư viện Trường Đại học Thương mại.

25

Trang 30

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

Trong mục giới thiệu về thư viện đăng trên trang Opac của Thư viện Trường

Đại học Thương mại (http://thuvien.tmu.edu.vn/) đã giới thiệu Thư viện có các chứcnăng, nhiệm vụ sau:

V Chức nang:

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về quan lý, lưu trữ, khai thác và phat triển nguồn

học liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của

V Nhiệm vụ:

+ Xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, kết nối và phát triển tài nguyên thông tin phù

hợp với người sử dụng thư viện, mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành

dao tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà trường;

+ Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác các tài liệu do Nhà trường xuất bản, các

công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tai liệu hội thảo, khóa luận,

luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, của viên chức và người học, chương trình đảo tạo,

tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu

tặng, tài liệu trao đôi giữa các thư viện; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dt liệu học

liệu, tài nguyên học liệu mở;

+ Tổ chức không gian đọc; cung cap và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm, dịch vụthư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cỗ mởrộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý; phát triển văn hóa đọc;

+ Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;

+ Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, hiện đại hóa thư viện;

+ Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định và phân công của Hiệu trưởng

1.2.3 Nguồn lực thông tin

Trong báo cáo thống kê nguồn lực thông tin của Thư viện tính đến tháng 5

năm 2023 được chia thành hai loại: tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử.

V Về tài liệu truyền thong: Tính đến ngày 20 tháng 5/2023, Thư viện có tổngsố tài liệu truyền thống (tài liệu in giấy) là 39.031 đầu tài liệu (165.575 bản tài liệu)

được minh họa theo bảng sau:

26

Trang 31

Bảng 1.1 Cơ cau von tài liệu của Thư viện

STT | Loại tài liệu Số đầu | Tỉ lệ % | Số bản | Tỉ lệ %

1 | Giáo trình của Trường 268 0.68% | 26.368 | 15.92%

2 | Sách tham khảo tiếng Việt 22.684 | 58.1% | 120.337 | 72.67%

3 Sach tham khao ngoai van 4.762 12.2% 7407 | 4.47%

+ Thu viện đã xây dựng một kho tài liệu Giáo trình đặc thù riêng về lĩnh vực

kinh tế do các cán bộ, giảng viên trong Trường biên soạn Đây là những sách tham

khảo chính phục vụ việc học tập, giảng dạy các học phần trên lớp Mặc dù số lượngđầu giáo trình không nhiều (0.68%) nhưng số bản lại rất lớn (15.92%).

+ Nguồn tai liệu nội sinh: chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cau nguồn lực

thông tin truyền thống của Thư viện (28.77%) bao gồm luận văn, luận án, đề tàinghiên cứu khoa học - đây là nguồn tài liệu xám có giá trị khoa học cao về kinh tế,phản ánh kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học do cán bộ, giảng viên,

sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh trong trường thực hiện, bảo vệ thành công.

Tuy nhiên nguôn tai liệu này chỉ yêu cầu nộp lưu chiêu 1 bản trên Thư viện nên sốlượng đầu bản chiếm tỉ lệ ít (6.92%).

+ Sách tham khảo tiếng Việt chiếm số lượng chủ yếu trong kho sách của Thư

viện (72.67%)

+ Sách ngoại văn chiếm số lượng thấp trong kho sách của Thư viện, chủ yếu là

sách bằng tiếng Anh Ngoài ra còn ít sách viết bằng tiếng Pháp, tiếng Trung.

27

Trang 32

V Tài liệu điện tw

Thư viện Trường Đại học Thương mại đã tạo lập và phát triển nguồn tài liệuđiện tử qua hai hình thức: xây dựng bộ sưu tập số từ việc thu nhận và số hóa tài liệunội sinh của Trường (báo cáo thực tập tốt nghiệp, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luậnán tiễn sĩ, giáo trình, đề tai NCKH, tạp chí ) và mua CSDL.

Tính đến tháng 5 năm 2023, nguồn tài liệu điện tử của Thư viện Đại học

thương mại được thể hiện qua các số liệu cụ thé sau:

- Tổng số tai liệu số nội sinh: 13.051 tai liệu.

- Tổng số tai liệu điện tử mua quyền truy cập vĩnh viễn: 255 tai liệu.

- Thư viện mua quyền truy cập theo năm các CSDL:

+ Cục KHCN: 80.000 đầu.

+ Thư viện số Đại học Quốc gia: 316.617 đầu.+ Thư viện Đại học Luật: 11.081 đầu.

+ CSDL Statista: 1.264.000 đầu.

+ CSDL Springer: 244 đầu tạp chi.

+ Dự án dùng chung các trường kinh tế (Springer và CSDL điện tử Emerald

Emerging Market Case Studies): 18.032 tài liệu.

- Ngoài ra còn liên kết chia sẻ CSDL với các trường:

+ Thư viện Đại học Mở: 4.945 tài liệu.

+ Thư viện Đại học Hải Phòng: 1.706 tải liệu.

Qua các số liệu trên có thé thấy rằng hiện nay Thư viện Trường Đại học

thương mại đang chú trọng phát triển cả 2 nguồn tài nguyên thông tin bao gồm: tàiliệu truyền thống và tài liệu điện tử Tuy nhiên trong thời đại sự phát triển bùng nỗcủa thông tin và truyền thông như hiện nay, cùng chính sách phát triển chuyền đổisố quốc gia, Thư viện Trường Đại học thương mại đang chuyền dịch cơ cấu theo

hướng ưu tiên phát triển nguồn tài liệu điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho NDTcó thê tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên thông tin thư viện mọi lúc mọi nơi, và

phục vụ được nhiều NDT trong cùng một thời điểm Từ đó góp phan giải quyếtđược những khó khăn về diện tích kho khi số lượng nguồn tài liệu được bổ sung

ngày cảng gia tăng.

28

Trang 33

1.2.4 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ thư viện

* Về cơ cau tô chức của Thư viện được tô chức theo sơ dé sau:

BAN GIÁM ĐÓC

Nhom Quan trị cong Nhóm sản phim

Nhóm Dich vu thông tin nghệ thủ Dũ

BP Phat triển BP Phát hành BP Tải liệu da BP BP Sin pham

tal nguyên giao trinh phương tien Bao AE OE thong tin

| !

BP, Xử ly tai BP Boe, mượn BP Tài liệu ỗ BP, Truyền

nguyên thông sách tham khảo mon học thông Thự viện

Trang 34

Hiện nay tổng số nhân viên thư viện tại Thư viện Trường Đại học thương mại

là 18 người trong đó: 4/18 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 13/18 cán bộ có trình độ cử

nhân về chuyên ngành thông tin - thư viện; 01/18 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 02/18cán bộ có trình độ cử nhân và 01/18 cán bộ có trình độ cao đăng chuyên ngànhkhác Các cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực khác đều có chứng chỉ về

nghiệp vụ thư viện Các cán bộ thư viện đều sử dụng thành thạo phần mềm quản lí

thư viện, các phần mềm tin học văn phòng cơ bản: word, excel Về ngoại ngữ: tất cảcác cán bộ đều sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh cơ bản Hàng năm, căn cứ vào kếhoạch phát triển bản thân của từng cá nhân và kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộcủa don vi, các cán bộ luôn được Nhà trường và đơn vi tạo điều kiện cho tham gia

các khóa học ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn, các buổi hội nghị hội thảo phù

hợp với trình độ, vị trí việc làm và nhu cầu của từng cá nhân.

1.2.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật

> Về Cơ sở vật chất

Hiện nay Thư viện được đặt tại tòa nhà P của Trường Đại học Thương mại với

tổng diện tích sàn sử dụng gần 6.000 m2 và được thiết kế theo mô hình không gianhọc tập chung (Learning Commons) gồm 7 tầng, mỗi tầng được thiết kế theo ý

tưởng, phong cách riêng, mới lạ, độc đáo và hiện đại:

Tầng 1: Relaxing space - Không gian thư giãn (tiêu cảnh và ghế ngồi tự do).

Tang 2: Connection space - Không gian kết nối (quay tư van, tiếp nhận thông

tin; khu vực giới thiệu và phát hành giáo trình; khu đọc báo - tạp chí giải trí, không

gian văn hóa, giao lưu âm nhạc, trưng bày, triển lãm, các ghế đọc tự do, thư giãn).

Tầng 3: Building space - Không gian kiến tạo (khu vực tài liệu nghe nhìn, tài

liệu đa phương tiện, cụm màn hình giải trí, học ngoại ngữ, khu đọc báo - tạp chíchuyên ngành, tài liệu tra cứu, các cụm máy tính ).

Tầng 4: Resources and Study Zone - Khu vực tài liệu và học tập (Tài liệu tham

khảo tiếng Việt, tiếng Anh đọc tại chỗ, các cum máy tính, các không gian đọc ).

Tang 5: Learning material area - Khu vực tai liệu học tập (Tài liệu tham khảo

tiêng Việt cho mượn vê, các không gian đọc, không gian cafe sách ).

30

Trang 35

Tầng 6: Research material area - Khu vực tài liệu nghiên cứu (1 Khu đọc tài

liệu giáo trình, luận án, luận văn, khóa luận TN; 2 Khu mượn sách giáo trình; 3.Phòng đa chức năng )

Tầng 7: Library administrative area - Khu vực hành chính thư viện

Môi trường học tập, nghiên cứu của Thư viện có thể phục vụ khoảng 700

người sử dụng cùng lúc tại các khu chức năng như:

Không gian học tập chung gồm: Phòng học nhóm, phòng thuyết trình, phòng

dành cho cán bộ, giảng viên, phòng tự học, cụm màn hình lớn phục vụ giải trí và

học ngoại ngữ, 01 phòng đa chức năng và hội nghị, tọa đàm, nhiều cụm máy tính

được bồ trí tại các tầng để thuận tiện cho việc tra cứu, truy cập CSDL trực tuyến và

học tập ngoại ngữ.

> Trang thiết bị kĩ thuật

- Hạ tang công nghệ thông tin:

+ Hệ thống máy tính: Thư viện có 1 máy chủ và 90 máy trạm đều là các máy

mới; | máy in màu, 4 máy in thường, may scan;

+ Hệ thống mạng: Đường truyền Internet và wifi tốc độ cao, phủ khắp thư viện

đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của NDT.

+ Hệ thống phần mềm Thư viện: Thư viện Trường Đại học Thương mại đã

ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện từ khá sớm: Bắt đầu từ năm

1998 Thư viện đã sử dụng phần mềm Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin

CDS/ISIS for Dos và CDS/ISIS for Windows Năm 2002 với dự án thư viện điện

tử, Thư viện đã được Nhà trường trang bị phần mềm Hệ quan tri thư viện tích hợp Ilib 3.6 do Tập đoàn công nghệ CMC chuyền giao Cho đến nay phần mềm Ilib đã

-được nâng cấp lên phiên bản Ilib 6.0.

Năm 2018 Thư viện được Nhà trường đầu tư thêm phần mềm thư viện số Dlib

của CMC để quản lý tài liệu số nội sinh Vì vậy hiện nay Thư viện đang sử dụngsong song hai hệ thống phần mềm dé quản lí tài liệu in và tài liệu số là phan mềm

Iib và phần mềm Dlib của Công ty CMC.

- Các công nghệ hỗ trợ khác: Thư viện đang áp dụng công nghệ mã vạch để quảnlí nguồn tai liệu in va quá trình lưu thông tài liệu của NDT.

31

Trang 36

1.2.6 Đặc điểm người dùng tin và nhu cau tin

Theo thống kê của Trường Đại học thương mại năm 2023 Nhà trường có tổngsố cán bộ, giảng viên, người học là: 16.558 người Trong đó:

Đối tượng Số lượng Tỷ lệ

Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý 222 1.34%Nhóm Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy 505 3.04%Nhóm Sinh viên, học viên sau dai học 15.831 95.6%

Theo Qui định của Trường Đại học Thương mại tất cả cán bộ, giảng viên,người học trong Trường đều có quyền sử dụng nguồn tài nguyên thông tin trongThư viện Vì vậy có thể nói răng tổng số NDT hiện nay của Thư viện khoảng

16.558 người được chia thành 3 nhóm cơ bản dưới đây Tuy nhiên, sự chia nhóm

NDT ở đây chi mang tính chất tương đối, bởi lẽ nhóm NDT là cán bộ quản lí đồng

thời cũng là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy.

Nhóm 1: NDT là cán bộ lãnh đạo quản li.

Nhóm 2: NDT là cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy.

Nhóm 3: NDT là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đang công

tác, học tập và nghiên cứu khoa học tại trường.

- Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lí: là nhóm chỉ chiếm 1.34% trongtổng số NDT của Thư viện, nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa Nhà trường Nhóm này bao gồm các cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lí và

kiêm nhiệm giảng dạy như: ban giám hiệu, trưởng, phó các phòng ban, trung tâm,

viện, khoa, bộ môn Về nhu cầu tin: họ cần những thông tin mang tính chất tổng kết,

dự báo có chất lượng như thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước cũng như những thông tin về ngành giáo dục dé năm bat và xử lí thôngtin để đưa ra những quyết định, những chính sách phát triển Nhà trường một cáchkịp thời và hợp lí; ngoài ra họ cũng cần những thông tin chuyên sâu về ngành, lĩnh

vực mà họ nghiên cứu, giảng dạy.

32

Trang 37

Day là nhóm NDT có trình độ chuyên môn cao, phần lớn có trình độ tiến sĩ,trình độ ngoại ngữ tương đối cao Tuy nhiên do đặc thù chức trách công việc được

giao, họ thường xuyên phải đi công tác nên không có thời gian lên Thư viện tra cứu

hoặc sử dụng trực tiếp nguồn tài liệu trong Thư viện.

- Nhóm NDT là can bộ nghiên cứu, can bộ giảng day

Đây là đội ngũ NDT có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng ngoại

ngữ và tin học thành thạo Họ trực tiếp tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học,biên soạn giáo trình, bài giảng nên họ thường xuyên cập nhập những kiến thức mới,công nghệ mới và những vấn đề liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng dạy,nghiên cứu Nhu cầu tin của họ là những thông tin về nhiều lĩnh vực khoa học khácnhau, mang tính chuyên sâu về lĩnh vực mà họ nghiên cứu, giảng dạy như: các tạpchí chuyên ngành kinh tế; sách tham khảo, chuyên khảo, CSDL sách điện tử nướcngoài như Bộ CSDL Tạp chí điện tử chuyên ngành kinh tế: Emerald e-Journals

Collection, CSDL sách điện tử đa ngành IG Publishing eBooks collection, CSDL

sách điện tử chuyên ngành kinh tế Springer eBooks collection, CSDL sách điện tử

cơ bản chuyên ngành kinh tế (trước năm 2017) Elsevier eBooks collection.

Với kha năng ngoại ngữ va tin học thành thạo nhóm NDT này thường có nhu

cầu sử dụng nguồn tài liệu ngoại văn nhiều hơn Ngoài ra do lịch trình lên lớp nhiềunên phần lớn họ thực hiện tìm kiếm thông tin trên các CSDL điện tử của Thư viện

từ xa chứ không thường xuyên lên Thư viện tra cứu và sử dụng thông tin.

Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh: Đây là nhóm

NDT chính và chủ yếu chiếm 95.6% đối tượng NDT mà Thư viện nhà trườnghướng đến.

+ Nhóm học viên cao học và nghiên cứu sinh: là những người đã tốt nghiệp đại

học hoặc sau đại học, có nhu cầu học cao hơn và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực

kinh tế Các thông tin mà họ cần là các bài nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí

chuyên ngành kinh tế, sách chuyên khảo, luận án, luận văn Tuy nhiên, nhóm NDT

này là những cán bộ đang công tác, họ vừa đi làm, vừa đi học nên không có nhiềuthời gian tìm tài liệu và đọc trực tiếp tại Thư viện mà chủ yếu họ sử dụng các tài

liệu sô, tài liệu điện tử.

33

Trang 38

+ Nhóm sinh viên: đầy là nhóm NDT đông đảo và sử dụng các dịch vụ của

Thư viện nhiều nhất và thường xuyên nhất Họ là nhóm NDT có trình độ chuyênmôn chưa cao, có nhu cầu sử dụng các tài liệu cấp 1, các tài liệu điện tử như giáotrình, các slide bài giảng, đề cương học phần, các tài liệu tham khảo bắt buộc và tựchọn, các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn phục vụ trực tiếp

cho các môn học theo chương trình đào tạo của Trường.

Tiểu kết chương 1

Chương 1, tác giả đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về vai trò và ý nghĩa

của từ khóa trong hoạt động thư viện, với sự tập trung vào Thư viện Trường Đại

học Thương mại Qua phân tích lí thuyết và thực tiễn, tác giả đã làm rõ khái niệm từ

khóa, vai trò của chúng trong việc tìm tin, cũng như các phương pháp phân loại và

mô tả tài liệu bằng từ khóa Đặc biệt, tác giả cũng đã đề cập đến quy trình mô tả nội

dung tài liệu bằng từ khóa, các yêu cầu đối với ngôn ngữ từ khóa, và các tiêu chíđánh giá chất lượng sử dụng từ khóa Ngoài ra, thông tin chi tiết về Thư việnTrường Đại học Thương Mại, từ quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ, nguồnlực thông tin, cơ cau tổ chức, đến đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất, đã cung cấp cáinhìn sâu sắc về một thư viện đại học hiện đại Điều này không chỉ góp phần vào

việc nâng cao hiểu biết về thư viện đại học nói chung, mà còn nhắn mạnh tam quan

trong của từ khóa trong việc quan lý và tối ưu hóa việc truy cập nguồn tài nguyên

thông tin.

34

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TỪ KHÓA

TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ từ khóa tại Thư việnTrường Đại học Thương mại ở hai phương diện: 1/ Mô tả nội dung tài liệu bằng từkhoá, và 2/ Sử dụng từ khoá dé tìm tin.

2.1 Thực trang sử dung từ khóa dé mô ta nội dung tai liệu

Luận văn xem xét việc sử dụng ngôn ngữ từ khoá để mô tả nội dung tai liệuở ba khía cạnh: thực trang qui trình của việc mô tả nội dung tài liệu bằng từ khóa,chất lượng mô tả tài liệu bằng từ khóa, và cách thức sắp xếp từ khóa.

2.1.1 Qui trình thao tác

Qua phỏng vấn của tác giả với các cán bộ thực hiện việc mô tả nội dung tài

liệu bằng từ khóa cho thấy: tại Thư viện Trường Dai hoc Thuong mai can bộ DTK

cũng chính là cán bộ thực hiện xử li tài liệu Vì vậy dé tìm hiểu thực trang, cáchthức tiễn hành quá trình mô tả nội dung tài liệu bang từ khóa của cán bộ xử lí tàiliệu tại Thư viện Trường Đại học Thương mại, luận văn đã tiến hành quan sát quátrình xử lí nội dung tài liệu của họ và phỏng vấn từng người về cách thức tư duy củahọ khi xử lí nội dung tài liệu Trong quá trình quan sát tác giả nhận thấy về cơ bảncác cán bộ xử lí đã tiến hành hoạt động này theo qui trình mẫu bao gồm 3 bước:

- Phân tích chủ đề, trích rút thông tin.

- Dịch sang ngôn ngữ từ khóa.

- Trình bay từ khóa trong CSDL thư mục.

Tuy nhiên trong thực tiễn, qui trình đó có sự cải biến theo tình hình thực tế và

trình độ của cán bộ xử lí Cụ thé:

Trong một số tài liệu như: các tài liệu về tư tưởng chính trị, luật, văn hóa dângian của các nhà xuất bản như Chính trị Quốc gia, nhà xuất bản Thông tấn, khixuất bản đều đính kèm biểu ghi thư mục do Thư viện Quốc gia xử lí ngay trướctrang tên sách Trong các thông tin thư mục đó có thông tin về từ khóa của tài liệu.Vì vậy cán bộ xử lí có thé căn cứ vào thông tin này dé nhập lại thông tin vào CSDLthư mục của Thư viện mình mà không phải mất nhiều thời gian xử lí lại tài liệu đó.

35

Trang 40

Đối với tài liệu ngoại văn việc xác định được chính xác nội dung tai liệu và đưara được từ khóa phan ánh chính xác nội dung đó là một thách thức không nhỏ đối vớicán bộ xử lí Vì vậy dé DTK chính xác cho các tài liệu ngoại văn, các cán bộ xử líthường tham khảo biểu ghi thư mục của các CSDL của các Thư viện lớn trên thế giớinhư: Thư viện Quốc hội Mỹ (Home | Library of Congress (loc.gov), Thư viện Quốc

gia Pháp (https://catalogue.bnf.fr/)

Đối với các tài liệu tiếng Việt, đặc biệt là các tài liệu nội sinh như luận văn,

luận án, đề tài nghiên cứu khoa học thường có nội dung đề cập đến những vấn đềchuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, cán bộ xử lí sẽ tiến hành từng bước trong qui trìnhĐTK để xác định chính xác từ khóa cho các tài liệu đó Trong trường hợp khi các từ

khóa mà cán bộ xử lí lựa chọn là những thuật ngữ mới không có trong bộ từ khóa

mà Thư viện đang sử dụng, cán bộ xử lí có thể tham khảo biểu ghi thư mục của Thư

viện khác như Thư viện Quốc gia Việt Nam (http://nlv.gov.vn) dé đưa ra quyết định

lựa chọn chính xác từ khóa cho tai liệu mà mình đang xử lí.

Cách làm này đã giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ xử lí rấtnhiều Tuy nhiên, cán bộ xử lí cũng cho rằng không thể hoàn toàn phụ thuộc vào kết

quả xử lí của thư viện lớn, bởi đôi khi có những tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên

ngành, việc đưa ra các từ khóa của các thư viện khác chưa phản ánh chính xácchuyên ngành đó.

2.1.1.1 Quả trình phân tích nội dung tai liệu, trích rút thông tin

Luận văn đã tiến hành phỏng van 04 cán bộ DTK về cách phân tích nội dungtài liệu của họ Kết quả như sau:

- 4/4 cán bộ cho rằng khi phân tích nội dung tài liệu cần phải tập trung đọc các

phan tử mang nhiều thông tin về nội dung tài liệu như: nhan dé, thông tin bổ sungcho nhan đề, lời nói đầu, mục lục trong những trường hop cần thiết cần tiến hành

đọc lướt toàn văn tài liệu.

- 4/4 cán bộ đều cho rằng nhan đề là yếu tố cần được ưu tiên xem xét đầu tiên

khi tiến hành phân tích nội dung tài liệu Điều này phù hợp với các tài liệu như giáotrình, sách tham khảo, cam nang, số tay hướng dẫn bởi nội dung của tài liệuthường được phản ánh ngay trong nhan đề của tài liệu đó.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w