1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát từ ngữ một số tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục

254 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát từ ngữ một số tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục
Tác giả Do Thuy Nhung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 60,93 MB

Nội dung

Với cách viết, cách diễn đạt mới, nội dung mới của Tản thu được thể hiện bằng lớp từ ngữ mới mang tính thời đại, có phần khác với các văn bản Hán văn - Văn ngôn trước kia, đã phản ánh mộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO THUY NHUNG

LUẬN ÁN TIEN SĨ NGON NGU HỌC

HÀ NỘI, 2008

Trang 2

2.2 Mục đích nghiên CỨU - - 5 1 1E 1199319930 910111901 010g ngư 3

3 Phạm vi, đối tượng va tư liệu nghiên CỨU 5< + + +*eEeeeeeeseeeeeseeeee 4

3.1 Phạm vi nghiên CỨU 11v x19 9 nu HH HH Hưng 4

3.2 Đối tượng nghiÊn CỨU - 6 %1 19331 911311 9193191 H1 TH Hà ngư 5

°ESNWiidi i0) 20a na 5

4 Phương pháp nghiên CỨU + %3 3 93 91191191991 HH HH gà 6

5 Đóng góp của luận ái - ¿+ tt 12k 1 919k E121 01011 vn ng ng ngư 7

5.1 VE VY UA eee 7 5.2 VE thue ốc ố ốốốốẽ 3 7

6 BO cuc ải 00)0 001) 0118 8

CHUONG 1 HAN VAN VIET NAM VA HAN VAN DONG KINH NGHIA

THUC 0: : -.-.)H).- : L 10

1.1 Tiến trình của Hán văn Việt Nam ccceccsceseeseseeseeeeseeceeeseeeeseeseeseeeeseeeenees 10

1.1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Hán và VIỆT 5 6 1S 91 H2 ng re 10

1.1.2 Hán văn ở Việt Nam - -Ă SG 111191191113 111 112113111111 11 01 81 Hy rệt 14

1.2 Sự hình thành các tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 22

1.2.1 Tiếp thu tư tưởng Duy tân mở đường cho Tân thư, Tân văn Trung Quốc

VAO ¿i00 23

1.2.2 Phong trào và các văn bản Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 36

Trang 3

1.2.3 Cơ sở phân loại các đơn vị từ vựng trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục

HH 40

00840 = ,.,ÔỎ 43 CHUONG 2 THỤC TỪTRONG HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THUC 45

2.1 Những căn cứ cơ sở để khảo sát thực từ ¿-+-+s+s+s+s+secexerezezxzxzxesee 45

2.3 Khao sát phương thức cấu tạo từ da tIẾ(, - - 5 xxx errke 50

2.3.1 Khai nim tit da ti€t 50 2.3.2 Khao sát từ ghép phức hop ceesesceseseeeeseseeeeseseeeeeeseeeeeaeeeeseseeeeseeeeeeaees 52 2.3.3 Khao sát từ ghép đơn thuan cee ceeseseeseeeeeeeseeeeeeseeeeeeaeeeeeeaeeeeseaeeeeaees 57 2.4 Khảo sát ngữ nghĩa từ da tIẾẲ - G13 S19 339 3 3511111111 rrkrrkek 58

PP VGi tly (0/0 58

2.4.2 Với từ ngữ hoàn toàn THỚII << + 111191 911 911 9 1 ng ng 65

2.5 Một số ảnh hưởng của Hán văn Trung Quốc đương thời tới Hán văn Đông

Kirnh Nghia Thuc «0.00 a 84 2.5.1 Hiện tượng tồn tại các từ tương Ứng - ¿55+ + sxsxererrererrrsrree 84

2.5.2 Hiện tượng chưa ổn định của từ đơn tiết, song tiết và đa tiét 97

2.5.3 Hiện tượng không cố định của trật tự ngữ tỐ - ¿ 5c Scscssxssses 100

ø0807 .‹£äA£lA:4:.A 108

CHUONG 3 HUTUTRONG HAN VAN DONG KINH NGHĨA THỤC 1103.1 Những căn cứ co sở để khảo sát hư từ cece cccscseesesesesesesesceseeeteeeseteneaes 110

Trang 4

3.1.1 Khái niệm hư TÙ 2 2 4+2 E193 1 1 1 1 HH HH HH HH nành 110 3.1.2 Văn ngôn hậu Kỳ - - < s1 1.1 no HH ng 112

3.2 Tỷ lệ hư từ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 5-5-5 113 3.2.1 Tỷ lệ hư từ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục - 113

3.2.2 Nhận xét về tỷ lệ hư tÙ - + tt St 2222x111 111k re 114

3.3 Khao sat hur tit don 1 114

3.3.1 Hư từ đơn tiết bảo lưu yếu tố Văn ngôn truyền thống 114

3.3.2 Hư từ đơn tiết với yếu tố Văn ngôn hậu kỳ - 555 + 5< s+sserss 122 3.4 Khao Nang 124 3.4.1 Loại tương đối độc lập - c5 S19 v S3 1y 11111 1g key 125 3.4.2 Loại dựa vào ngữ cảnh - - cccc s11 1111 11 11 11 11 1111 11111 ng ng 134

3.5 Khao sát hư từ tiêu biểu trong văn bản (hư từ Ifjnhi) 2-55-5s 139

3.5.1 Phan tich k€t Cau 0n 140

3.5.2 Phân tích cách dùng hư từIÏIjnhi ¿+ 2525 +2 ++£+s+e£e£+xzexexexzes+ 149

¡0081011 151

CHUONG 4 THANH NGU, QUAN NGU VA TEN RIENG TRONG HAN VAN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC eeececcsccsssessssessesssssesesseseessesssssessssessesstsesssessesesseaees 152

4.1 Thành ngữ trong các văn ban Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 152

LAN N4 i0 0ê i00 o 152 4.1.2 Thành ngữ trong Hán van Đông Kinh Nghĩa Thục - 152

4.1.3 Đặc điểm về hình thức ¿+ + 2525 +t+t+t+E£t£Eexexekererrkrerxexereree 1534.1.4 Đặc điểm về ngữ ngña - - 5+ 5S S2StSt+E£E£E£v£EeEeEekerrrkrkrkrkrxereree 159

4.2 Quán ngữ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 5-55 «++<<+2 161 4.2.1 Khái niệm quấn 'IØY - - - <6 + k1 k1 91 930 1911 11911 HH ng 161 4.2.2 Các loại quán ngữ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 162

Trang 5

4.3 Nhân danh địa danh trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục 163

4.3.1 Nhân danh và địa danh của Trung Quốc, Việt Nam va Nhật Bản 163

4.3.2 Nhân danh và địa danh phương Tây 2-22 ++£+2xe+zxzrcrveee 167 TIỂU KET oocccccccsssssssssssssscsssssssssssssssssssssssssssssssssessssesssssesecsssssssssssssssssssssssssssssessseeeee 173 KẾT LUẬN - ©5122 2E11E11E11E1121121121111111 1111 111121111111 111111111 yeu 175 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-55 S22EE2EE2E1221127112112112111211211 11111 txerre 179 A21 179

II 182

1.0 182

II 00,149) 2117 183

CÁC TÁC PHAM DUNG ĐỀ TRÍCH DẪN -:22222222222222222 e 188

PHU LUC LUẬN AN - 1S SE EEE121E111111111111111111E11 1111111 Ece 189

DANH SÁCH TỪSONG TIẾT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HÁN VĂN ĐÔNG

KINH NGHĨA THỤC - - 2E S9 E‡EEEE*E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEETErkrrkrkei 189

DANH SÁCH TỪNGỮCÓ TRẬT TỰNGỮ TỐ KHÔNG CỐ ĐỊNH TRONG HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - 2c sSềESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkrrrees 220 DANH SÁCH TỪNGỮ MỚI TRONG HÁN VĂN -c- SE E2Ez2zszcse2 222

ĐÔNG KINH NGHĨA THUC 2 SE ềEEEEEE2E1211111111111111 1.1 222

DANH SÁCH HƯ TỪ SONG TIẾT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM HÁN VĂN

ĐÔNG KINH NGHĨA THUC - St sSt+ESEE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrkerkree 237

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử tiếp xúc giữa người Hán và người Việt và lịch sử các giai đoạn tiếp nhận từ ngữ Hán trong lịch sử lâu dài của tiếng Việt là rất đa dạng Chữ Hán là một

hệ thống chữ viết có mặt liên tục trên nước ta trong khoảng gần hai nghìn năm.

Người Việt Nam từ cổ trung đại đều dùng Văn ngôn (chữ Hán) để sáng tác các tácphẩm của mình Nhưng có lẽ giai đoạn đầu thế kỷ XX là giai đoạn đã tạo ra dấu ấnriêng và đặc sắc, bởi vì ngôn ngữ, văn hóa và văn tự đều có sự đổi mới Lịch sử tiếpxúc Hán và Việt đã chuyển sang một giai đoạn hoàn toàn khác trước, thời kỳ đặt ách

Pháp thống trị lên Việt Nam Văn hóa Pháp đã thâm nhập vào Việt Nam, người Pháp

áp đặt chữ Pháp và tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ bat đầu được phổ biến rộng rãi Tất cả

những điều đó đã đánh dấu sự suy yếu của chữ Hán, tuy vậy chữ Hán vẫn là văn tự

của nhà nước phong kiến bảo hộ cho đến tận 1918 Vì thế chúng tôi chọn giai đoạn

này để nghiên cứu từ ngữ trên văn bản Hán văn của Việt Nam thông qua các tácphẩm Hán văn của phong trào Đóng Kinh Nghĩa Thục

Như những tác phẩm Hán văn khác ở thời cận đại, Hán văn Dong Kinh NghĩaThục cũng vẫn trung thành với lối viết Văn ngôn Nhưng các tác phẩm Hán văn của

Đông Kinh Nghĩa Thục là những văn bản chính luận, sách giáo khoa nên có một

phong cách viết hoàn toàn khác với các tác phẩm Hán văn trước kia

Hán văn của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục là Hán văn của người Việt

Nam, viết trong giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam Trong giai đoạn này, Trung

Quốc có sự biến đổi lớn về ngôn ngữ viết: Văn ngôn chuyển sang Bạch thoại hiệnđại, Tân văn thể do Lương Khải Siêu khởi xướng ra đời Chính vì vậy, Hán văn

Đông Kinh Nghĩa Thục đã bị ảnh hưởng bởi Tân thư của Trung Quốc Với cách viết,

cách diễn đạt mới, nội dung mới của Tản thu được thể hiện bằng lớp từ ngữ mới

mang tính thời đại, có phần khác với các văn bản Hán văn - Văn ngôn trước kia, đã

phản ánh một giai đoạn cuối trong diễn trình Hán văn Việt Nam 10 thế kỷ của thời

kỳ phong kiến tự chủ.

Trang 7

Hán văn của Đóng Kinh Nghĩa Thục con là công cu để các sĩ phu yêu nướctuyên truyền cách mạng, hô hào canh tân đổi mới, cổ động thực nghiệp, chấn hưngkinh tế Để thực hiện mục tiêu đó, về mặt ngôn ngữ, họ lại dùng chữ Hán để hô hào

phế bỏ chữ Hán, hô hào dùng chữ Quốc ngữ.

Giai đoạn đầu thế kỷ XX, là giai đoạn chuyển giao lịch sử, giai đoạn có nhiều

biến động nhất trong lich sử của Việt Nam Những năm đầu của thế kỷ XXI cũng là

giai đoạn chuyển giao lịch sử, khi nhu cầu giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các nướcđang là một xu thế mang tính toàn cầu chúng ta không thể không nhìn lại thế kỷ XX

để tự tin bước vào một thế kỷ mới Văn hóa Việt Nam đang trên đà hội nhập với vănhóa thế giới, nhu cầu nhìn lại mình để trở thành chính mình, để làm bạn với thế giới

là rất quan trọng Trong quá trình đổi mới đó, chúng ta nhìn nhận lại những vấn đề

được đặt ra và giải quyết như thế nào từ những năm đầu thế kỷ trước là việc hết sức

cần thiết.

Bất luận nhìn từ góc độ sử học hay ngôn ngữ học, khi nghiên cứu những phong trào văn hóa mới đầu thế kỷ XX, nghiên cứu ngôn ngữ của Việt Nam thế kỷ XX,

nghiên cứu những bước chuyển biến của Việt Nam từ một xã hội truyền thống sang

một xã hội hiện đại, hay nghiên cứu Việt Nam từng bước di vào qui dao của thế giới,

đều cảm thấy đây là một đề tài hết sức hấp dẫn Bởi vì, đây là một thế kỷ đầy biến

động của nước nhà, thế kỷ giương cao hai ngọn cờ “độc lập, dân tộc ” và “dân chủ

xã hội ”.

Như chúng ta đã biết, yếu tố chất liệu để cấu tạo nên văn bản là từ và ngữ Mốiquan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội luôn được thể hiện bằng từ ngữ Bởi vì, khi một sự

vật mới, một tư tưởng mới v.v ra đời đều cần có những từ ngữ để thể hiện sự vật

mới, tư tưởng mới đó trong văn bản Thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục là thời kỳ có

nhiều cái mới, những cái mới này được phản ánh vào trong ngôn ngữ Chính vì vậy,

khảo sát từ ngữ trong văn bản Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục là thực sự cần

thiết.

2 Lịch sử vấn đề và mục đích nghiên cứu đề tài

2.1 Lịch sử vấn đề

Trang 8

Tân thư, Tân văn Trung Quốc đã có ảnh hưởng mới cả về nội dung, tư tưởng

lẫn ngôn ngữ vào tiếng Việt Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu

dưới góc độ lịch sử và văn học và ngôn ngữ Dưới góc độ lịch sử có thể kể đến tácphẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đâu thế kỷ XX của

Chương Thâu, (Nxb VHTT, H.1979), hai hội thao của trường Dai hoc Khoa học Xã

hội và Nhân văn Hà Nội như: “ Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế

ky XX’ năm 1997 và “Quan hệ văn hoá, giáo dục Việt Nam-Nhật Bản và 100 năm

phong trào Đông Du” năm 2006; Dưới góc độ văn học có Văn thơ cách mạng đầu

thế kỷ XX của Đặng Thai Mai, Nxb Văn học, H.1974; Về mặt tư liệu có tác phẩm

“Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục” Nxb Van hoá, H.1997; Tu góc độ ngôn ngữ hoc

có công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về từ vựng giai đoạn cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Lê Quang Thiêm với tiêu dé Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kỳ 1858-1945, (Nxb KHXH, 2003), trong đó những cứ liệu khảo cứu chủ

yếu là các văn bản chữ Quốc ngữ (các tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ của Đông

Kinh Nghĩa Thục) Ngoài ra, còn có một số công trình lấy đối tượng là Hán văn giai đoạn này làm đối tượng nghiên cứu của Phạm Van Khoái như: Mot số vấn dé chữ

Hán thế kỷ XX, (Nxb ĐHQGHN, 2001); Dé tài Một số vấn đề về Hán văn Việt Nam

nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (Đề tài đặc biệt cấp Dai học Quốc gia mã số:

QG.0313, Hà Nội).

Nhưng đáng tiếc rằng, những công trình trên vẫn chưa đi sâu vào khảo sát một

cách chi tiết và hệ thống từ ngữ Hán văn trên cơ sở cứ liệu là văn bản Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục - một bộ phận cực kỳ quan trọng của Hán văn cận đại Việt Nam Những văn bản Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục là Hán văn thời đại mới,

khác hẳn với Hán văn trước kia và Hán văn cùng thời đại Những văn bản này mang

đậm phong cách nghị luận chính trị - xã hội, chịu ảnh hưởng của Tản văn thể cả về

nội dung và hình thức.

2.2 Mục đích nghiên cứu

Ngôn ngữ văn tự Hán được du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên đến

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là Văn ngôn Các nhà trí thức Việt Nam từ cổ trungđại déu dùng Hán văn để tạo ra các tác phẩm của mình, tiêu biểu như Thiên đô

Trang 9

chiếu, Bình ngô đại cáo v.v Cho đến tận đầu thế kỷ XX, nhóm Đông Kinh Nghĩa

Thục vẫn dùng chữ Hán để thực hiện công cuộc cách mạng của mình, chủ tịch Hồ

Chí Minh vẫn dùng chữ Hán để sáng tác văn thơ theo thể thơ Đường luật Do vậy, có

thể nói Hán văn của Việt Nam vẫn bảo lưu những yếu tố cổ của thời kỳ trước, phản

ánh được cách viết (Văn ngôn) và từ ngữ của thời kỳ trung đại.

Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân của Trung Quốc Vì vậy tiếp thu Tân thư, Tân văn của Trung Quốc (một cách viết mới

của Hán văn Trung Quốc đương đại) là một trong những biểu hiện cụ thể đó Vì vậy,việc nghiên cứu các tác phẩm Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục là tìm hiểu biếnđổi của Hán văn giai đoạn cuối thế ky XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam trong mốiquan hệ với sự biến đổi giữa Văn ngôn và Bạch thoại của Hán văn Trung Quốc nóichung và Hán văn Tân văn thể nói riêng Hay nói một cách khác là để khảo sát xem

Hán văn Việt Nam đã tiếp thu Tản văn thể của Trung Quốc như thế nào ?

Chữ Hán còn là công cụ để người Việt Nam tiếp thu văn minh phương Tây qua

phương Đông, vì vậy trên cơ sở văn bản Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, ta có

thể tìm hiểu nguồn gốc và con đường từ ngữ Hán Việt mới vay mượn vào tiếng Việt

đầu thế kỷ XX.

3 Phạm vi, đối tượng và tư liệu nghiên cứu

3.1 Pham vi nghiên cứu

Giai đoạn cận đại, giai đoạn tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, đã được

các nước trong khu vực quan tâm nghiên cứu, ví dụ như: JZ{t5RÿtHãf£ï OC HE eth

3% Cận đại Dong Tây ngôn ngữ văn hóa tiếp xúc nghiên cứu xuất bản năm 2001 và

Ur Rie Be AN ESR BE SC Ct Si eA) Cận đại khởi mông dich tông

tích-Dong Tây văn hóa giao lưu dit ngôn ngữ tiếp xúc xuất ban năm 2002 của nha nghiên

cứu người Nhật Bản [NJH|EšTH (Keiu chid) vajal 3%; (Chu Quang Khánh) nha

ngôn ngữ học Trung Quốc với cuốn (if 4G HH Bt SC 1U lì 3% Hán ngữ

dữ Trung Quốc tân văn hóa khởi mông xuất bản năm 1995 Xuất phát từ những

hướng nghiên cứu đó, trong phạm vi luận án này chúng tôi chọn giai đoạn đầu thế

kỷ XX Giai đoạn mà Nguyễn Tài Cẩn đã nhận định: “Giai đoạn có sự hiện đại hóa

4

Trang 10

rất rõ trong tiếng Việt.” [9,tr.407] Sự hiện đại hóa ngôn ngữ trong tiếng Việt không

chỉ bắt nguồn trực tiếp từ ảnh hưởng của Pháp văn, mà còn ảnh hưởng từ Hán văn.

Khảo sát từ ngữ Hán trên các văn bản Hán văn của người Việt là một cách tiếp

cận đến ngọn nguồn của từ ngữ mới được du nhập vào Việt Nam ở thời kỳ có nhiều

biến động trong tư duy và ngôn ngữ ở Việt Nam Trong luận án, những văn bản

thích hợp để khảo sát cho mục đích này là các tác phẩm Hán văn của phong trào

Đông Kinh Nghĩa Thục.

3.2 Doi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là từ ngữ Hán trên một số văn bản Hán

văn của Đông Kinh Nghĩa Thục Như vậy đối tượng chúng tôi quan tâm là từ, ngữ.

Có nghĩa là ngoài từ chúng tôi còn xem xét cả những tổ hợp đa tiết cố định: thànhngữ, quán ngữ trên văn bản, những tổ hợp định danh (chuyên danh) thuật ngữ.Chúng tôi cho rằng, trong thời kỳ này do sự biến đổi của văn hóa, cho nên nhiều từ

ngữ mới sẽ xuất hiện, các văn bản chữ Hán của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng sẽ có

những biểu hiện tương ứng.

3.3 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu để chúng tôi nghiên cứu là một số văn bản Hán văn của phong trào

Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỷ XX Đến nay, đã trải qua hơn một thế kỷ, tư liệu

tản mát thất lạc nhiều, nhưng trên cơ sở các văn bản của Viện Hán Nôm, Viện Viễn

Đông Bác Cổ, chúng tôi đã lập được danh sách 33 tác phẩm(cả Hán văn và Quốcngữ) Trong đó, tư liệu khảo sát cụ thể từ ngữ Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục

là 4 tác phẩm Tân đính luân lý giáo khoa thư, Quốc dân độc bản, Tối tân thời hài vàViệt Nam vong quốc nô phú Những tác phẩm này là những tác phẩm quan trọng, códung lượng tương đối lớn so với các tác phẩm Hán văn khác của Đông Kinh Nghĩa

Thục.

Như chúng ta đã biết, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đã tiếp thu tư tưởng

Duy tân của Tân thư, Tân văn Trung Quốc Vì vậy, khi khảo sát các văn bản Hán

văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng tôi còn khảo sát một số văn bản Tân thư,

Tân văn Trung Quốc làm đối tượng so sánh Cu thé ở đây là những tác phẩm: Viét

Trang 11

Nam vong quốc sử với nội dung của Phan Bội Châu, người chấp bút là Lương Khải

Siêu (đã được học giả người Nhật Kawamoto Kiniye chứng minh) với dung lượng là

48 trang khổ 14,0 x 20,0 cm [46, tr.346] và một số tác phẩm khác của Khang Hữu

Vi, Lương Khải Siêu như Thuyết tân dân, Tuyển tập Ẩm băng thất.

4 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ theo yêu cầu của luận án, chúng tôi vận dụng những kiến thức Hán văn

cổ làm cơ sở phân loại từ, nhấn mạnh vào đặc điểm từ một âm tiết bằng một từ đơn.Trên cơ sở phân tích văn bản để xác định từ ngữ của văn bản Ở đây chúng tôi

nghiên cứu từ ngữ không phải có sẵn trong từ điển mà từ ngữ trên văn bản, vì vậyphương pháp phân định từ trên văn bản được vận dụng triệt để Cụ thể là chúng tôi

căn cứ vào chức năng và ý nghĩa của đơn vị được dùng mà xác định cương vị từ, ngữ của chúng.

Phương pháp thứ hai được chúng tôi vận dụng là phân tích đồng đại động.

Phân tích đồng đại động trong một nhát cắt thời gian, nhưng chú ý đến những nhân

tố biến đổi ngôn ngữ trong sự phát triển của giai đoạn đó Ở đây, chúng tôi sử dụng

phương pháp phân tích hệ thống để xác lập cấu tạo đơn vị từ, ngữ trong văn bản vớiquan điểm động Điều đó có nghĩa là khi xác định từ ngữ chúng tôi chú ý thích đángđến sự biến đổi tương ứng với thời kỳ nghiên cứu trong mối liên hệ với trước và sau

đó.

Phương pháp so sánh đối chiếu cũng được sử dụng để thấy cái giống và cái

khác về từ và ngữ của hai loại Hán văn cùng thời ở Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài những cách tư duy diễn dịch, qui nạp, các thủ pháp thống kê định lượng,

định tính, phương pháp phân tích các thành tố cấu trúc; phương pháp truy tìm từ

nguyên cũng được vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong luận án

Ở một mức độ nhất định, luận án có phân tích từ ngữ trong mối quan hệ với

văn hóa và lịch sử.

Trang 12

5 Đóng góp của luận án

5.1 Về lý luận

Hán ngữ là một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất trên thế giới, ngôn ngữ

viết của nó đã từng có những ảnh hưởng lớn tới các nước xung quanh như Nhật

Bản, Hàn Quốc và Việt Nam ở những quốc gia này, qua các thời đại đều cho ra

đời những tác phẩm Hán văn Đối tượng nghiên cứu của luận án là các văn bản

Hán văn mà tác giả không phải là người Hán Vì vậy, đề tài này là vấn đề nằm

trong lĩnh vực mà giới Hán học quốc tế quan tâm, đặc biệt là Trung Quốc và các

nước trong khu vực.

Những vấn đề tư tưởng, lịch sử v.v của Đông Kinh Nghĩa Thục đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu Nhưng về mặt ngôn ngữ học, đây là

lần đầu tiên các tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục được đưa ra nghiên cứu

xem xét từ góc độ ngôn ngữ học, một cách có hệ thống.

Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ mối liên quan giữa Hán văn Đông Kinh

Nghĩa Thục với Hán văn Việt Nam thời kỳ trước và Hán văn Tân thư ở Trung Quốc đương thời Đó là mối liên quan vừa có tính kế thừa theo lịch đại, mặt khác là sự tiếp

thu do tiếp xúc đồng đại trong cấu trúc cũng như phong cách ngôn ngữ.

5.2 Về thực tiễn

Nghiên cứu các tác phẩm viết bằng chữ Hán của Đông Kinh Nghĩa Thục cách

đây gần một thế kỷ có thể sẽ giúp chúng ta khai thác kế thừa, phát huy những tinh

hoa trong di sản văn hóa thành văn của dân tộc trong điều kiện giao lưu và hội nhập

quốc tế,

Văn bản chữ Hán của Đông Kinh Nghĩa Thục là những văn bản viết đưới dạng

chữ Hán chưa cải cách - chữ phồn thể (chữ Khải), giúp cho chúng ta thuận tiện trong

việc phân tích từ nguyên từ nghĩa của những từ Việt gốc Hán vốn chiếm một số lượng không nhỏ trong tiếng Việt.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ đặc điểm cấu trúc Hán văn

của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Ngoài ra, từ góc độ ngôn

Trang 13

ngữ có thể phản ánh phần nào đặc điểm của giao lưu văn hoá Dong-Tay và giao lưu

văn hoá Việt- Trung.

Mặt khác, việc nghiên cứu từ ngữ trên các văn bản Hán văn Đông Kinh Nghĩa

Thục giúp cho chúng ta nhận diện được: con đường người Việt mượn từ ngữ từ tiếng

Hán trong giai đoạn này - giai đoạn có nhiều biến chuyển trong xã hội và cả trongngôn ngữ ở Việt Nam Qua đó chứng tỏ vai trò cầu trung chuyển từ ngữ vào tiếng

Việt qua các văn bản Hán văn của người Việt nói chung, cũng như qua Hán văn của

Dong Kinh Nghĩa Thục nói riêng.

Như chúng ta đã biết, sinh viên ngày nay chỉ được học Hán ngữ hiện đại - Bạch

thoại hiện đại Vì vậy, đối với việc giảng dạy tiếng Hán, người giáo viên phải có cái nhìn lịch sử đối với nghĩa của từ trong tiếng Hán, tránh những quan niệm thô sơ đơn

giản, dùng những cứ liệu Hán ngữ hiện đại để xử lý các vấn đề từ ngữ trong văn bảnHán văn cổ Đặc biệt là các văn bản Hán văn cổ của Việt Nam thì lại càng phải thận

trọng hơn.

6 Bố cục của luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo và Tác phẩm dùng

để trích dẫn, luận án gồm bốn chương, như sau :

Chương một: Hán văn Việt Nam và Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục Đểhiểu rõ Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục như thế nào trong hoàn cảnh chung củaHán văn Việt Nam, chúng tôi dành chương một để giới thiệu một vài nét khái quát

về hoàn cảnh ra đời Hán văn ở Việt Nam và đặc điểm của Hán văn Việt Nam Ngoài

ra Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục được ra đời trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của Tân

thự, Tan văn Vì vậy, trên cơ sở giới thiệu một vài nét chính của tư tưởng Tân thư,

lối viết Tân văn thể của Tản thu, chúng tôi sẽ trình bày về đối tượng khảo sát củaluận án - phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và tác phẩm Hán văn của phong trào

này.

Chương hai: Thực từ trong Hán văn Đóng Kinh Nghĩa Thục Trong

chương 3, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thực từ Thực từ là những từ có ý nghĩa

từ vựng chân thực, nó phản rất rõ đời sống xã hội đương đại Chính vì vậy, chúng tôi

sẽ khảo sát phương thức cấu tạo, khảo sát ngữ nghĩa của các lớp thực từ trong các

8

Trang 14

tác phẩm, để tìm ra đặc điểm lớp thực từ của Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục Qua

đó, tìm ra những yếu tố bảo lưu Văn ngôn, những yếu tố ảnh hưởng Tân văn thể, ảnh

hưởng Hán văn Trung Quốc đương đại.

Chương ba: Hư từ trong Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục Đặc điểm nổi

bật của Văn ngôn đó là việc sử dụng một hệ thống hư từ rất phong phú, có qui định

nghiêm ngặt về cách sử dụng Hơn nữa, người ta còn có thể căn cứ vào sự xuất hiện

và cách sử dụng hư từ để phân biệt Văn ngôn với Bạch thoại và Văn ngôn từng thời

kỳ Vì vậy, chúng tôi dành chương 4 để khảo sát hư từ Qua đó, tìm ra đặc điểm của

các văn bản Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục đó là: Văn ngôn truyền thống xen lẫn

một số yếu tố Văn ngôn hậu kỳ.

Chương bốn: Thành ngữ, quán ngữ và tên riêng trong Hán văn Đông

Kinh Nghĩa Thục Trong chương này, chúng tôi sẽ khảo sát các lớp từ ngữ trong các

tác phẩm Hán văn Đóng Kinh Nghĩa Thục, gồm: thành ngữ; quán ngữ và tên riêng

Qua đó kết luận được những nét chung và riêng của Hán văn Dong Kinh Nghĩa Thục

với Văn ngôn, với Hán văn Trung Quốc đương thời.

Trang 15

CHƯƠNG 1 HAN VĂN VIET NAM VÀ HÁN VĂN ĐÔNG KINH NGHĨA

THỤC

Để phục vụ cho việc nghiên cứu từ ngữ Hán văn đầu thế kỷ XX qua các tác phẩmHán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục, luận án sẽ dành chương một để làm rõ một số

vấn đề có tính lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu Hán văn Đông Kinh Nghĩa

Thục là Hán văn Việt Nam Vì vậy, phần lý luận chúng tôi sẽ trình bày Hán văn Việt

Nam trong mối quan hệ với quá trình tiếp xúc hai ngôn ngữ Hán và Việt Trong quá

trình tiếp xúc Hán và Việt, chữ Hán đã được mượn làm văn tự nhà nước trong gần hai

nghìn năm ở Việt Nam Tiếp theo, chúng tôi trình bày Hán văn Việt Nam tồn tại dưới

dạng nào trong mối quan hệ với tiến trình phát triển của tiếng Hán ở Trung Quốc: Văn

ngôn hay Bạch thoại? Trong phần thực tiễn, chúng tôi sẽ trình bày sự ra đời các tác

phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục trên cơ sở tiếp thu tư tưởng của Tân thư, Tân

văn Trung Quốc đầu thế kỷ XX.

1.1 Tiến trình của Hán văn Việt Nam

1.1.1 Tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt

Chữ Hán là một hệ thống chữ viết có mặt liên tục ở nước ta vào khoảng gần hai

nghìn năm Sự du nhập và phổ biến văn tự Hán văn ở nước ta diễn ra trong một hoàn

cảnh đặc biệt, bằng những phương thức đặc biệt và cũng diễn biến theo những hướng

riêng biệt qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau Cho đến nay không ai có thể phủ nhậnđược rằng, trong quá trình phát triển, các ngôn ngữ lại không chịu ảnh hưởng và chịu

tác động của văn hóa ngoại lai Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thường đi

theo một quá trình như sau: (1) Điều kiện tiếp xúc; (2) Các khả năng tiếp xúc; (3) Kết quả tiếp xúc Tiếng Việt cũng nằm trong qui luật chung đó Quá trình tiếp xúc ngôn

ngữ Hán và Việt đi theo tiến trình chung như sau:

(1) Bối cảnh lịch sử chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam: Trong khoảng hai

nghìn năm của quan hệ tiếp xúc Hán và Việt, căn cứ vào thời gian tiếp xúc và nhiều yếu tố khác nhau Tiếp xúc Hán và Việt có nhiều cách phân kỳ khác nhau Ví dụ: một

số học giả chia khoảng thời gian này làm 4 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất: người Việt đi du

học Trung Quốc; thời kỳ thứ hai: học đạo Phật (từ đời Đường đến tiền Lê); thời kỳ thứ

10

Trang 16

ba: truyền bá đạo Phật và đạo Nho (thời Lý Trần); thời kỳ thứ tư: đạo Nho cực thịnh.

Mã Khác Thừa cũng chia thành 4 thời kỳ, nhưng tên gọi có phần khác: thời kỳ so

thủy; thời kỳ chữ Hán du nhập có hệ thống; thời kỳ củng cố và phát triển chữ Hán

(năm 939 - đầu thế ky XX); thời kỳ chữ Hán suy yếu (cuối thế ky XIX đầu thế ky

XX) Nguyễn Tài Cẩn đã chia quan hệ tiếp xúc Hán và Việt thành hai giai đoạn, lấy

mốc lịch sử là những năm đầu của thế kỷ X, sau khi nước nhà giành được độc lập.

Trong phạm vi luận án này, chúng tôi đã căn cứ theo cách phân chia của GS Nguyễn

Tài Cẩn thành hai giai đoạn tiếp xúc Hai giai đoạn tiếp xúc này có đặc điểm như sau

[7, tr.38]:

* Giai đoạn I (Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp): Trước thế

kỷ X, vùng Giao Chau là một vùng thuộc dia của phong kiến phương Bắc, tiếng Hán ở

Giao Châu được coi như là một phương ngữ của tiếng Hán Dưới tác động của tiếng

Việt, tiếng Hán đã biến dạng đi ít nhiều, nhưng nhìn chung thời kỳ này nó vẫn gắn

liên mật thiết với tiếng Hán ở Trung Quốc Tiếng Hán ở Trung Quốc thay đổi thì tiếng

Hán ở Giao Châu cũng thay đổi theo

Giai đoạn này gắn liền với việc chữ Hán được dùng như một văn tự và đã ảnh

hưởng toàn diện từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng đối với tiếng Việt Chữ Hán vốn là một văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3000 năm, khi người Hán còn đóng khung trong địa bàn cư trú của mình trong khu vực sông Hoàng Hà và sông

Vị Lúc đầu nó chỉ dùng để phục vụ cho người Hán và các tầng lớp trên trong khu vực

đã bị Hán hóa sớm: ghi chép những chuyện liên quan đến bói toán (chữ Giáp cốt), ghi

chép lời nói của những nhân vận nổi tiếng (Kinh Thư), ghi chép thơ ca dân gian (Kinh

Thi) Sau đó, chữ Hán được dùng làm công cu bàn luận về triết học, thảo luận về chính

trị (Luận ngữ, Mạnh Tử v.v) và sáng tác văn học (Sở ti) Nhờ có chữ Hán, người Hán

đã không những chép được những điều mắt thấy tai nghe liên quan đến đời sống vật

chất và tinh thần của dân tộc mình, mà còn đi đến đâu với công cụ sắc bén là chữ Hán,

người Hán đã thu thập được những điều vốn không liên quan đến nền văn hóa của dân tộc Hán, trên cơ sở đó nâng cao thêm nền văn hóa của dân tộc mình.

Song song với việc mở rộng địa bàn của người Hán và địa bàn ảnh hưởng của

nền văn hóa Hán, chữ Hán dan dan lan ra tỏa ra khắp vùng Đầu công nguyên nó tiếp

tục đi xuống phía Nam, ảnh hưởng vào Việt Nam, rồi đi lên phía Bắc đi vào quốc giaCâu Cú Lệ ở Triều Tiên Sau đó vài thế kỷ nó đi về phía Đông, vượt biển thâm nhập

11

Trang 17

vào nước Nhật Trong điều kiện văn minh thời trung cổ, chữ Hán cũng giống như chữ

La tỉnh trở thành văn tự dùng chung cho cả vùng, dần dần chữ Hán không còn là văn

tự của riêng dân tộc Hán nữa Trong địa bàn Đông Nam Á, chữ Hán ít nhất cũng trở

thành văn tự chính thức của tầng lớp thống trị, tầng lớp trí thức ở nhiều dân tộc khác.

Giai đoạn này là thời kỳ mở đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam tiếp xúc, giao

lưu, tiếp nhận văn hóa Trung Hoa Nhưng có một điều đáng nói ở đây là tuy tiếp xúc

trực tiếp và thường xuyên với Trung Quốc, nhưng ở giai đoạn này, Việt Nam tiếp nhận

văn hóa Trung Hoa chưa nhiều Nổi bật ở giai đoạn này là Phật giáo được truyền vào

Việt Nam Như chúng ta đã biết, Phật giáo vào Việt Nam theo hai con đường: một là

trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam; hai là từ Ấn Độ, sau đó qua con đường Trung Quốc, được truyền bá vào Việt Nam Trong hai con đường đó, con đường chủ yếu là từ Ấn

Độ qua Trung Quốc rồi mới vào Việt Nam Cùng với Phật giáo, Nho giáo cũng được

truyền bá vào Việt Nam, tuy cũng có những ảnh hưởng nhất định, nhưng chưa phải là tôn giáo chính thức ở Việt Nam, không ăn sâu bén rễ vào làng xã Việt Nam Cùng với

sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị, nét chủ đạo của giai đoạn này là xu

hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng của Trung

Quốc.

* Giai đoạn 2 (Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn tiếp xúc gián tiếp): Sau

thế kỷ X, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập Nét nổi bật của giai đoạn này

là tiếng Hán không còn có những ảnh hưởng một cách trực tiếp với vai trò quyết định như trước nữa và người Việt đã chủ động tiếp thu tinh hoa của văn hoá Hán.

Nếu như giai đoạn một là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán thì giai đoạn

hai là giai đoạn tiếp xúc gián tiếp thông qua thư tịch (tw điển, vận thư, vận đồ v.v) và

sự tiếp xúc trực tiếp lẻ tẻ qua các cuộc xâm lược của đội quân phong kiến phương Bắc.

Lịch sử đã cho biết dưới đời Lý, Trần và cuối đời Hậu Lê vẫn có những đợt xâm chiếm

của đội quân phương Bắc Chúng không những xâm lược bờ cõi mà còn ở lại nước ta

và thiết lập một bộ máy thống tri cực kỳ tàn bạo.

Giai đoạn này, với địa vị là một quốc gia độc lập, người Việt đã chủ động tiếp

thu những tinh hoa văn hóa, văn minh Trung Quốc trong đó có chữ Hán Phật giáo giai

đoạn này, rất phát triển mà đỉnh cao là thời đại Lý, Trần Phật giáo đã trở thành quốc

giáo Việc truyền bá Phật giáo và kinh Phật đã thúc đẩy nhu cầu học chữ Hán, việc

12

Trang 18

học chữ Hán đã trở thành một nhu cầu cấp thiết ở giai đoạn này Lịch sử của Trung

Quốc và Việt Nam thường nhắc đến vai trò của Sĩ Nhiếp và Nhâm Diên (cuối Đông

Hán), Tích Quang thời Tây Hán trong việc truyền bá chữ Hán ở Việt Nam Có thể nóiphổ biến chữ Hán tức là phổ biến Nho giáo Chữ Hán trước đây được gọi là chữ Nho vì

lý do đó Ngoài ra việc phổ biến chữ Hán còn gắn liền với việc phổ biến Phật giáo,

Đạo giáo Theo nhiều chứng cứ đáng tin cậy, người Việt cổ trong mười thế kỷ đầu sauCông nguyên học chữ Hán chủ yếu là đọc kinh Phật Như vậy, sự phổ biến của chữ

Hán đưa đến sự truyền bá Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Nhưng ngược lại, sự truyền

bá Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo chính là một nhân tố thúc đẩy làm cho chữ Hánngày càng phổ biến sâu rộng ở Giao Châu Có thể nói vào thời kỳ này, nền văn hóa

Hán nói chung và văn tự Hán nói riêng đã có một ảnh hưởng nhất định trên địa bàn

Việt Nam, đặc biệt là những nơi trung tâm của chính quyền đô hộ Ở thời kỳ này, giai

cấp phong kiến Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp khá đông đảo am hiểu Hán học,

thông qua Hán học nắm được cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Theo nghiên cứu của

các nhà sử học, vào đời nhà Lý, Nho giáo đã chính thức du nhập vào Việt Nam, với

những mốc là: năm 1070 Văn Miếu được xây dựng thờ Khổng Tử, năm 1076 khoa thi

Nho học đầu tiên được mở ra ở Việt Nam, năm 1076 lập trường Quốc Tử Giám [20, tr.

45] Như vậy, nhu cầu học chữ Hán đã trở nên thiết thực hơn trước, để chủ động đào

tạo nhân tài cho đất nước theo con đường Hán học Việc sử dụng chữ Hán rộng rãi ở tất cả các lĩnh vực hành chính và đời sống xã hội Đến thời Lê, Nho giáo đã đạt đến độ

thịnh vượng nhất Đây chính là một trong những lực lượng sau khi giành được độc lập

đã ra sức bảo vệ, duy trì những gi đã tiếp thu được trước đó về mặt văn hóa, nhất là về

mặt ngôn ngữ văn tự, góp phần đắc lực trong việc củng cố, tuyên truyền cho vai trò

của Văn ngôn chữ Hán Dưới sự ủng hộ của tầng lớp thống trị, tầng lớp trí thức Việt Nam, chữ Hán được dùng rộng rãi ở Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX.

(2) Các tình huống tiếp xúc: Vấn đề tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt là

một vấn đề hết sức phức tạp Sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán là một quá trình bao gồm nhiều khả năng, nhiều tình huống, mỗi tình huống đưa lại một hậu quả riêng Tất nhiên, ở đây không phải là sự tiếp xúc một chiều, không phải bao giờ cũng là sự

tiếp xúc ảnh hưởng của tiếng Hán đối với tiếng Việt, mà trong sự tiếp xúc giữa hai

ngôn ngữ bao giờ ảnh hưởng cũng xẩy ra ở cả hai chiều, từ tiếng Hán sang tiếng Việt

và ngược lại Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một đường thẳng đơn giản, theo diễn

13

Trang 19

tiến đơn tuyến, nhưng cũng có khi ảnh hưởng lại đi theo đường song tuyến hai chiều từ tiếng Hán sang tiếng Việt, rồi từ tiếng Việt sang tiếng Hán Tất nhiên, trong thực tế, sự

ảnh hưởng không thể là bình đẳng, sẽ có chiều mạnh và chiều yếu Vì vậy, về đại thể

có thể kết luận về các khả năng tiếp xúc Hán và Việt:

- _ Trong mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt, chiều ảnh hưởng đơn tuyến

từ tiếng Hán sang tiếng Việt là chiều hướng đã lưu lại dấu ấn rõ rệt.

- _ Trong các kha năng khác nhau ảnh hưởng khác nhau thì con đường đi thang từ

tiếng Hán sang tiếng Việt là khả năng chủ đạo.

(3) Kết quả tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt: Mỗi giai đoạn tiếp xúc sẽ dẫn đến

các hệ quả khác nhau, sau đây là những kết quả tiếp xúc của từng giai đoạn đó:

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này văn hoá Trung Quốc cũng đã có những ảnh

hưởng nhất định tới Việt Nam, như văn hóa, phong tục, lối sống và ngôn ngữ Văn hóa

Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, chữ Hán được dùng làm văn tự nhà nước, lưu lại ở Việt Nam một khối lượng văn bản Hán văn mang dấu ấn của văn hóa văn minh Trung

Hoa.

Giai đoạn 2: Sự phát triển mạnh mẽ của Nho giáo cùng với việc các nhà nho đi

tiên phong trong việc truyền bá văn học Hán đã khiến cho chữ Hán ngày càng thâm

nhập mạnh mẽ vào Việt Nam Nhưng Hán văn ở Việt Nam giai đoạn này, vì lý do chính tri (trở thành một quốc gia độc lập) đã hoàn toàn cách ly khỏi Trung Quốc Chữ

Hán được nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự quốc gia có cú pháp là

Hán văn cổ (Văn ngôn) về cơ bản không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của tiếngHán ở Trung Quốc Tất nhiên cũng không thể nói rằng Hán văn ở Việt Nam hoàn toànkhông bị một ảnh hưởng nào bởi những thay đổi của Hán văn Trung Quốc

1.1.2 Hán văn ở Việt Nam

Như phần trên đã trình bày, trong quá trình tiếp xúc Hán và Việt, chữ Hán đã được Việt Nam sử dung làm ngôn ngữ hành chính suốt 10 thế ky độc lập Chính vi vậy, trước khi trình bày Hán văn ở Việt Nam chúng tôi sẽ trình bày sơ qua về tiếng

Hán, làm rõ những khái niệm đặc biệt sản sinh trong quá trình phát triển của tiếng

Hán: khái niệm Văn ngôn, Bạch thoại và mối quan hệ giữa Văn ngôn và Bạch thoại.

Lam rõ những khái niệm này, giúp cho chúng ta nhận diện được hình thái ngôn ngữ

14

Trang 20

viết của các văn bản Hán văn ở Việt Nam từ đầu công nguyên đến đầu thế ky XX,

cũng như các văn bản Hán văn của Đông Kinh Nghĩa Thục.

1.1.2.1 Tiếng Hán

(1) Tiến trình phát triển của tiếng Hán: Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ

có lich sử phát triển lâu đời nhất trên thế giới Trong cuốn PB aa EK Be hé šR

Trung Quốc ngôn ngữ học hiện trạng dữ triển vọng của Hứa Gia Lộ chủ biên đã phânchia tiến trình phát triển của tiếng Hán thành các giai đoạn, như sau [69, tr.139]:

Giai đoạn Ngôn ngữ viết Thời gian

Hán ngữ | Thượng cổ | Văn ngôn Tiên Tân

A cổ đại

Trungcổ | Văn ngôn Đông Hán đến Tùy

B Hán ngữ trung đại | Văn ngôn và Bạch | Thời kỳ Hán Đường

thoại

C Hán ngữ can dai Văn ngôn và Bạch | Van Đường ngũ đại đến

thoại Tống, Nguyên, Minh

D Hán ngữ hiện đại | Văn ngôn và Bạch | Thanh trở đi

thoại

Bạch thoại Từ 1956 đến nay

(2) Khái niệm Văn ngôn: Trong cuốn từ điển Hán ngữ hiện đại được Văn ngôn

định nghĩa: “là một loại ngôn ngữ sách vở lấy Hán ngữ cổ đại làm cơ sở, rất thông

dụng trước cuộc vận động Ngũ Tứ (ngày 4 tháng 5 năm 1919)” [76, tr.1205].

Cách dùng từ, câu trong Văn ngôn về cơ bản đều lấy những tác phẩm thời Xuân

Thu Chiến Quốc làm cơ sở Cho nên có thể nói, Văn ngôn là một loại ngôn ngữ sách

vở lấy những tác phẩm thời Tiên Tần làm qui phạm và cũng bao gồm cả thứ ngôn ngữtrong các tác phẩm “phỏng cổ” của các tác giả lịch đại sau này Văn ngôn thời kỳ đầuđược xây dựng trên nên tảng khẩu ngữ (khẩu ngữ thời Tiên Tần), nó thống nhất vớikhẩu ngữ, khi đó “văn” và “ngôn” là thống nhất với nhau Các tác phẩm Văn ngôn đều

lấy tiếng Quan Thoại (lúc đó gọi là Nhấ ngôn) làm cơ sở Thi và Thư là những tác

phẩm sử dụng Nhd ngôn, là mẫu mực cho cách viết của người đương thời Người đi

15

Trang 21

học, khi viết một văn bản, phải viết theo khuôn mẫu và cách nói có trong sách vở.

Cách tạo văn ban của họ giống như việc điền từ Hệ quả của cách viết này là sự khác

xa giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Vào cuối thời Tiên Tần, Văn ngôn đã không

ngừng phát triển và ngày càng khác xa với khẩu ngữ Đến thời Ngụy Nam Bắc Triều

thì Văn ngôn và khẩu ngữ đã hoàn toàn khác xa nhau Bởi tính bảo thủ của Văn ngôn

là mô phỏng cách viết có trong các văn bản cổ và phát triển theo một con đường riêngbiệt, cho nên Văn ngôn từ sau đời Hán không khác biệt lắm so với Văn ngôn cổ đại.Văn ngôn sử dụng những dạng thức khó hiểu, ngày càng khác xa khẩu ngữ khiến chonhững người chưa được chuẩn bị kỹ càng về kiến thức Văn ngôn không thé dé dàng

tiếp nhận nó Vì vậy có thể nói, Văn ngôn chính là một loại ngôn ngữ cứng nhắc, một

loại ngôn ngữ ngày càng xa rời khẩu ngữ và chỉ tồn tại ở trong các tài liệu sách vở[94, tr.1] Văn ngôn tuy là một ngôn ngữ xa rời khẩu ngữ nhưng lại có giá trị thượng

đẳng, nó hoạt động trong các lĩnh vực hành chính, nghi thức, quản lý nhà nước, hoc

thuật, giáo dục Cùng với địa vị độc tôn của Nho giáo và chế độ khoa cử thời Hán và sau Hán, Văn ngôn ngày càng được củng cố địa vị với tư cách là một ngôn ngữ viết

quốc gia, một ngôn ngữ dùng trong văn học, một loại ngôn ngữ xã hội có uy tín cao.

Văn ngôn là một hệ thống ngôn ngữ viết mang tính bảo thủ cao, song nó lại là công cụ

thống nhất ngôn ngữ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc và đây cũng là cơ sở để Văn ngônđược sử dụng ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có cả Việt Nam

Xét về mặt loại hình, Văn ngôn là một loại ngôn ngữ đơn lập điển hình, ranh giới

của từ hầu như trùng với ranh giới của hình vị và âm tiết Từ chủ yếu là từ đơn, không

có biến hóa hình thái, các từ phái sinh cũng rất hiếm Quan hệ ngữ pháp chủ yếu dựa vào trật tự từ và hệ thống hư từ Cú pháp của Văn ngôn khá đơn giản, chủ yếu có hai

loại câu danh từ tính và câu động từ tính [Dẫn theo Nghiêm Thuý Hằng trong sách 4,

tr.298] như sau:

a Câu danh từ tính là câu trong đó chủ ngữ va vị ngữ đều là danh từ, dai từ hoặc

từ tổ danh từ Loại câu này có tác dụng phân loại, thuyết minh hoặc kết nối Mô hìnhthường gặp nhất là: S + P+ {E, dd, thể phủ định là: S + JE phi + P+ th dã

b Câu động từ tính là câu trong đó chủ ngữ là danh từ, đại từ hoặc từ tổ danh từ,

vị ngữ là động từ và các từ tổ động từ bổ nghĩa cho động từ Trong câu có thể có một

tân ngữ trực tiếp hoặc có cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp.

16

Trang 22

Đặc điểm nổi bật của Văn ngôn là việc sử dụng một hệ thống hư từ rất phongphú, có qui định nghiêm ngặt về cách sử dụng Người ta có thể căn cứ vào sự xuất hiện

và cách sử dụng hư từ này để phân biệt Văn ngôn với Bạch thoại và Văn ngôn từng

thời kỳ Chính vi vậy người ta nói <7 chi, 5ˆ hồ, 5 giả, {H, da, là nói đến Văn ngôn,

việc xuất hiện các hư từ này là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận diện Văn

ngôn.

Trong gần 2000 năm, độc chiếm ngôi vị thống lĩnh trong ngôn ngữ viết, Văn

ngôn cũng chịu nhiều áp lực trước đồi hỏi của cuộc sống, đã có nhiều lần cải biến,

trong đó có thể kể đến phong trào cổ văn do Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên thời Đường

chủ xướng Sau đó vài thập ky, vào thập niên cuối cua thé ky XIX, đầu thế kỷ XX su

phát triển của Văn ngôn, gắn liên với tên tuổi các nhà hoạt động xã hội như LươngKhải Siêu, các nhà phiên dịch nổi tiếng như Nghiêm Phục mà trong đó tiêu biểu nhất

là phong cách Văn ngôn - Tân văn thé do Luong Khải Siêu đề xướng Tân văn thể đã

đưa Văn ngôn gần với Bạch thoại và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là bước quá

độ từ Văn ngôn truyền thống sang Bạch thoại hiện đại.

Mặc dầu đã có một loạt những cuộc cải cách qua các thời kỳ, nhưng Văn ngôn

vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận nửa đầu thế kỷ XX và nó chỉ bị phế bỏ sau cuộc

cách mạng van học Ngũ Tứ năm 1919 Ngày nay, Văn ngôn đã bị thay thế hoàn toàn ở

Trung Quốc, khiến cho số người đọc viết và hiểu được Văn ngôn rất ít, nhưng có thể

nói Văn ngôn - một ngôn ngữ viết có lịch sử lâu đời này vẫn là nơi lưu giữ truyền

thống văn học và văn hóa của Trung Quốc cũng như một số nước trong khu vực trong

đó có Việt Nam.

(3) Khái niệm Bạch thoại: Bạch thoại có lịch sử tương đối lâu dài, diễn ra theo

tiến trình: từ Bạch thoại cổ đại (Bạch thoại từ đời Đường Tống trở về trước) đến Bạch

thoại trung đại (từ Minh Thanh trở về sau) và Bạch thoại hiện đại (sau cuộc vận động

Ngũ Tứ đến nay) Vì vậy, Bạch thoại hiện đại là sự phát triển trực tiếp của Bạch thoại

cổ đại Nó là một thứ ngôn ngữ của cùng một dân tộc được sử dụng trong các giai

đoạn lịch sử khác nhau Về mặt cấu tạo, ngữ âm từ vựng, ngữ pháp đều thống nhất với

nhau.

- Cổ Bạch thoại: Khi Văn ngôn ngày càng xa rời với khẩu ngữ, đi đến chỗ cứngnhắc và xơ cứng như cây không có gốc, như nước không có nguồn, thì chính vào lúc

17

Trang 23

đó, do ảnh hưởng của Phật giáo, bắt đầu từ cuộc vận động Cổ văn thời Đường Tống,một ngôn ngữ sách vở mới ghi chép khẩu ngữ lúc đương thời được sinh ra, đó chính làBạch thoại cổ đại Lúc mới sinh ra Bạch thoại chỉ dùng trong các tác phẩm văn họcthông tục mà thôi Đến tận sau cuộc vận động Ngũ Tứ (1919) mới được phổ biến dùng

trong xã hội Trong suốt quá trình phát triển lịch sử, các triều đại phong kiến Trung

Quốc đều đóng đô ở phương Bắc, cho nên Bạch thoại cũng lấy phương ngôn phương

Bắc làm cơ sở Bạch thoại cổ đại là một thứ ngôn ngữ sách vở mới luôn luôn tiếp cậnvới khẩu ngữ của một thời đại nhất định [94; 3] Ví dụ như biến văn thời Đường, Tốngđại thoại bản, tiểu thuyết Nguyên, Minh, Thanh v.v Mặc dù, Cổ Bạch thoại cũngthuộc phạm trù Hán Ngữ cổ đại, một loại ngôn ngữ sách vở mới cùng song hành vớiVăn ngôn, nhưng nó hoàn toàn không khó hiểu, là một loại ngôn ngữ viết mềm dẻo,

cơ sở cho cuộc đấu tranh giữa Văn ngôn và Bạch thoại trong những năm đầu thế kỷ

XX.

- Bạch thoại hiện đại: Bạch thoại hiện đại là khái niệm dùng để chi một hìnhthức ngôn ngữ sách vở (tiếng phổ thông) của Hán ngữ hiện đại Sau cuộc vận độngNgũ Tứ (1919), Bạch thoại được phổ biến rộng rãi trong xã hội [76, tr 21]

(3) Quan hệ Văn ngôn và Bạch thoại: Hán ngữ cổ là một khái niệm rất rộng, baogồm: ngôn ngữ khẩu ngữ và ngôn ngữ sách vở Khẩu ngữ cổ đại thì đến nay hầu nhưkhông còn nghe thấy, còn ngôn ngữ sách vở Hán ngữ cổ đại để lại đến ngày nay gồmhai hệ thống lớn: Văn ngôn và Bạch thoại cổ đại Văn ngôn và Bạch thoại cổ đại tuykhông cùng chung một hệ thống trong ngôn ngữ sách vở cổ đại, nhưng chúng có quan

hệ rất chặt chế Một mặt cả hai đều lấy khẩu ngữ làm cơ sở (Văn ngôn lấy khẩu ngữthời Tiên Tần còn Bạch thoại lấy khẩu ngữ từ thời Đường Tống và các thời đại lịch sử

làm cơ sở), do đó chúng có tính kế thừa, ngữ pháp và đại bộ phận từ vựng đều tương

đương Mặt khác, cả hai cùng bị thẩm thấu bởi ngôn ngữ trong cuộc sống nên có sửdụng khẩu ngữ lúc đương thời Những tác phẩm Bạch thoại thời kỳ đầu thường là Vănngôn - Bạch thoại xen lẫn mà điển hình là tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

1.1.2.2 Đặc điểm của Hán văn Việt Nam

(1) Khái niệm Hán văn Việt Nam: Thuật ngữ Hán văn là một khái niệm có nội

hàm phong phú Theo giới thuyết của Phạm Văn Khoái, Hán văn là: “Ngôn ngữ viết tiếng Hán, chữ Hán, văn chương chữ Hán ” Khái niệm Hán văn Việt Nam sẽ được

18

Trang 24

hiểu theo tinh thần của Hán văn và thêm hai chữ Việt Nam [21, tr 6] Như vậy, thuậtngữ Hán văn Việt Nam có thể được định nghĩa là “ Những văn bản do người Việt Nam

viết bằng chữ Hán”.

(2) Đặc điểm của Hán văn Việt Nam: Theo Nguyễn Tài Cẩn: “Trong tiến trình

phát triển của tiếng Việt, có một đặc điểm nổi bật đó là sự tồn tại của chữ Hán trong

hệ thống văn tự của Việt Nam cho đến tận Giai đoạn tiếng Việt cận đại Nhưng điều

đáng chú ý là Hán văn ở Việt Nam chỉ có ở dạng Văn ngôn không có ở dạng Bạch

thoại như ở Trung Quốc” [9, tr 403].

Hán văn ở Việt Nam chỉ có lối viết dạng Văn ngôn, không có ở dạng Bạch thoại

đã được nhiều nhà ngôn ngữ học chứng minh Họ cho rằng: “Ngôn ngữ văn tự Hán

được du nhập và truyền bá vào Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ IX là

Văn ngôn Những giai đoạn tiếp theo, từ đời Đường Tống, Hán văn ở Trung Quốc đã

sản sinh thêm một khái niệm mới - Bạch thoại và các triều đại tiếp sau: Nguyên,

Minh, Thanh ở Trung Quốc tiếng Hán vẫn tiếp tục diễn biến, nhưng những diễn biến

đó không còn có tác động trực tiếp có vai trò quyết định đến Hán văn ở Việt Nam nữa.

Hán Văn cổ (Văn ngôn) ở Việt Nam hầu như đứng bên 1é những sự đổi thay diễn biến

trong ngôn ngữ Hán qua các thời đại” [7, tr 39] Tất nhiên việc tiếp xúc lẻ tẻ qua

những lần xâm lược của phong kiến phương Bắc vẫn gây những ảnh hưởng nhất định

với Hán văn Việt Nam, nhưng về cơ bản vẫn là Văn ngôn của thời kỳ được truyền bá vào Việt Nam.

Đối với ông cha ta, Hán văn (Văn ngôn) là thứ ngôn ngữ cổ kính trong nhữngsách vở thiêng liêng từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế để lại Nó hầu như hoàn toàn cách

biệt với thứ ngôn ngữ thường ngày của người Trung Hoa Trong bảo tàng còn lưu giữ

khá nhiều tác phẩm với cách viết Văn ngôn cổ kính này Ngoài ra, diéu này còn được

chứng minh: vì sao đối với một số từ ngữ cổ đại của tiếng Hán, người Việt Nam lạihiểu rõ, hiểu sâu hơn người Trung Quốc nói chung Có thể lấy hai chữ ZE rẩu và

khoái làm ví dụ: đối với người Trung Quốc có trình độ văn hóa phổ thông (thậm chí cả

ở bậc đại học nếu không học cổ van) thi cũng khó lòng hiểu nổi ứẩấu có nghĩa là chạy,khoái có nghĩa là vui Nói chung, người Trung Quốc hiện nay chỉ hiểu là di (đi chậm,

đi bộ) và khoái là nhanh, bởi lẽ chạy - tdu và vui - khoái không thông dụng trong Hánngữ hiện đại Đối với người Việt Nam, khi nói đến tdu thoát ai cũng hiểu là chạy cho

19

Trang 25

nhanh để thoát thân Con khoan khoái thì chang cần phải hoc chữ Hán cũng hiểu được

(34, tr.150] Trong các lĩnh vực ngoại giao, văn chương học thuật khi giao tiếp với người Trung Hoa ông cha ta chỉ dùng bút đàm, giao tiếp qua văn bản là chính Chúng

ta có thể thấy điều này qua mấy câu thơ mà Lương Trung Ngạn (1289-1370) đã phátbiểu trong một chuyến đi sứ của ông rằng:

JERK IPRS Aa cống dục hàn bôi chung nhật ngữ

AAPG A AE? khước sâu nam bắc bất đồng âm

Văn ngôn được dạy trong các trường Nho học, là ngôn ngữ viết của nhà nước,

học thuật và trước tác văn học Tuy nhiên không thể tránh khỏi có những biến thể

khác, ví dụ như: Hán văn giai đoạn Lý Trần (Thiển uyển tập anh, Khóa hư lục, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục v.v) có chứa đựng nhiều yếu tố Bạch thoại [21, tr.9] Mac đầu có một số văn bản viết bằng Bạch thoại, nhưng nhìn chung Hán văn Việt Nam vẫn

luôn vận động theo chiều hướng Văn ngôn.

(3) Hán văn Việt Nam đâu thế kỷ XX: Vi thé chữ Hán ở Việt Nam đã bat đầu

giảm sút từ khi có sự xâm nhập của phương Tây, bắt đầu bằng việc xuất hiện chữ

Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ theo chân các cố đạo len lỏi vào một bộ phận công chúng

Việt Nam Vi thế của chữ Hán đã bị thách thức Mac dầu vậy, hon 2 thế kỷ xuất hiện chữ Quốc ngữ, thành trì Hán học và vị thế ngôn ngữ hành chính của Hán văn vẫn chưa

bị tấn công Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, việc học hành, tiếp nhận

chữ Hán bị ảnh hưởng nặng nề.

Mở dau là ở Nam Kỳ, năm 1867 thực dân Pháp đã loại bỏ việc thi cử bằng chữ

Hán Năm 1869 đã loại bỏ chữ Hán khỏi lĩnh vực hành chính bằng nghị định ngày

22/02/1869 trong đó qui định, bắt đầu từ ngày 01/04/1869 tất cả mọi giấy tờ chính

thức đều phải viết bằng mẫu tự châu Âu (chữ cái La tinh) “Các văn bản Hán van chỉ

có giá trị tham khảo Chữ Hán chỉ còn được dạy trong các trường tư của các thầy đồ.

Dạy và học chữ Hán chỉ còn được xem như biểu hiện cố giữ lấy đạo nhà, biểu thị sự

bất hợp tác với giặc, tỏ lòng yêu nước ” Chính vì vậy, phong trào học chữ Hán ngày

càng thu hẹp và bị liệt vào loại trường tư bị thực dân kiểm soát

Ở Trung Kỳ, bằng chỉ dụ: “Công văn phải dùng quốc ngữ” của vua Khải Định

vào năm 1919, chữ Hán đã chính thức bị loại bỏ trong lĩnh vực hành chính Năm 1918,

20

Trang 26

thực dân Pháp thành lập các trường tiểu học ở tỉnh, huyện gồm 2 cấp: sơ đẳng tiểu học

dạy chữ Quốc ngữ nhiều hơn chữ Pháp, tiểu học chuyên dạy tiếng Pháp Hệ thốngtrường tiểu học này hoàn toàn thay thế cho hệ thống trường làng trước đây dạy bằng

chữ Hán Chữ Hán đã trở thành môn lựa chọn.

Riêng ở Bắc kỳ, thực dân Pháp vẫn nham hiểm lợi dụng Nho học với chế độkhoa cử lỗi thời để duy trì tình trạng lạc hậu, kìm hãm các phong trào nổi dậy của

nhân dân ta Mặc dầu vậy, những ông nghè, ông cống qua lối học cử nghiệp nếu muốn

ra làm quan phải học thêm ở trường Hậu bổ Tuy thực dân Pháp vẫn áp dụng các chínhsách cổ suý cho cựu học (nền học cũ theo lối Hán học) nhưng chúng vẫn chuẩn bị các

công việc để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa Năm 1910 chữ Hán ở Bắc kỳ bị

giáng một đòn trí mạng đó là Nghị định ngày 01/ 06/1910, qui định Quốc ngữ là văn

tự hành chính chính thức ở Bắc kỳ và năm 1915 bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ.

Hệ thống thi cử kiểu cũ cũng lui tàn dan Nó được đánh dấu bằng các mốc: 1867

bãi bỏ thi chữ Hán ở Nam ky, 1915 bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ, 1918 bãi bỏ thi Hương

ở Trung Kỳ, 1919 là khoa thi Hội cuối cùng ở Huế Nếu lấy mốc 1867 chữ Hán bị bãi

bỏ ở Nam Kỳ cho đến khi bị bãi bỏ hoàn toàn ở Việt Nam vào năm 1919 thì chữ Hán

tồn tại 52 năm trong lĩnh vực giáo dục, 41 năm trong lĩnh vực hành chính Hán văn

(Văn ngôn) được xem như là một trong những đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa trung

đại mang tính khu vực, tồn tại ở Việt Nam hơn mười thế kỷ với tư cách là ngôn ngữ văn tự nhà nước, đảm nhận hai chức năng quan trọng: hành chính và giáo dục đã được

đặt dấu chấm hết vào năm 1919 Trong hơn 20 năm đầu thế kỷ XX, chữ Hán ở Việt

Nam có thể được xem là một giai đoạn hết sức đặc biệt, đó là chữ Hán buổi lụi tàn, là

hệ thống ngôn ngữ văn tự viết khác hẳn với các giai đoạn trước [21, tr.176-184]

Quá trình bãi bỏ chữ Hán ở Việt Nam được nhiều nhà ngôn ngữ nước ngoài

nghiên cứu như: Mã Khắc Thừa, J.De Francis, Tưởng Vi Văn v.v, trong đó Mã Khắc Thừa [21, tr.189] cho rằng việc không dùng chữ Hán làm văn tự hành chính ở Việt

Nam gồm 4 điểm chính: (1) Loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi Việt Nam; (2)

Cô lập và bài xích tang lớp đại sĩ phu xuất thân từ Hán học; (3) Xóa bỏ chế độ khoa

cử, giáo dục truyền thống; (4) Xóa bỏ bộ phận văn hóa truyền thống De Francis cho

rằng đó là kết quả của chính sách thực dân của Pháp nhằm hoàn thành quá trình đô hộ

Việt Nam và sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ Về cơ bản, cả Mã Khắc Thừa và J De

Fancis đều cho rằng nguyên nhân việc không dùng chữ Hán làm văn tự hành chính ở

21

Trang 27

Việt Nam là do những nhân tố bên ngoài Tưởng Vi Văn nhà ngôn ngữ học Đài Loan

lại cho rằng đó là nhân tố bên trong - chính sách ngôn ngữ của Việt Nam Nhưng theo

chúng tôi có lẽ việc không dùng chữ Hán làm văn tự hành chính ở Việt Nam bao gồm

cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, trong đó nhân tố bên trong là sự vận động

tự thân của cấu trúc văn hóa Việt Nam Động lực của quá trình này nằm ở sự vận động

đi lên chung của thời đại, của khu vực và từng dân tộc Dù sớm hay muộn, cùng với

tiến trình xây dựng dân tộc hiện đại, chữ Hán -Văn ngôn một văn tự ngoại lai cũng sẽ không còn là văn tự hành chính ở Việt Nam.

Một trong những nhân tố thúc đẩy sự ra đi của chữ Hán ở Việt Nam mà chúng takhông thể không nhắc đến đó chính là các nhà nho Chữ Hán gắn liên với ngôn ngữ

viết ngoại lai đã được Phan Châu Chinh phê phán “Bất phế Hán tự, bất túc di cứu Nam

quốc” (không bỏ chữ Hán, không đủ để cứu nước Nam) Thái độ của họ khi chữ Hán

bị bãi bỏ hoàn toàn ở Việt Nam là một thái độ thờ ơ “không ai vui, cũng chẳng ai

buồn” khác hoàn toàn với các thế kỷ trước khi nhà nước chủ động dùng chữ Hán, người ta ào ào đi học chữ Hán Giai đoạn này, Tân thư, Tân văn của Trung Quốc được đưa vào Việt Nam, đã mở ra cho tầng lớp sĩ phu yêu nước một chân trời mới, một thế

giới mới không có trong kinh điển của sách thánh hiển Họ nhận thấy rằng việc cứu

nước là nhiệm vụ của chung cả cộng đồng, nhưng nhiệm vụ của người tuyên truyền là phải đi trước Những người này đều là lớp người giỏi chữ Hán và giỏi ngôn ngữ viết

của nó (Văn ngôn) nên họ đã dùng chữ Hán làm công cụ để mở mang dân trí, thức

tỉnh hồn dân tộc Trong đó có hoạt động tuyên truyền của phong trào Đông Kinh

Nghĩa Thục - một phong trào cải cách tư tưởng và văn hóa góp phần quan trọng vào

công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam dau thế kỷ XX [36, tr 7] Ảnh hưởng của

Tân thư Trung Quốc, chữ Hán ở Việt Nam đã lập nên một trang sử mới, đó là vai trò

xây dựng và mở mang văn hóa cho người Việt Nam vào giai đoạn đầu thế kỷ XX.

1.2 Sự hình thành các tác phẩm Hán văn Đông Kinh Nghĩa Thục.

Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dưới sự tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, cơ cấu

kinh tế Việt Nam bắt đầu thay đổi Chính sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và xã

hội Việt Nam là nền tảng vật chất cho các luồng tư tưởng mới của phong trào cách

mạng thế giới du nhập vào Trong đó đáng kể đến là sự du nhập Tân thu, Tân văn

22

Trang 28

Trung Quốc vào nước ta Sự du nhập của Tdn thu, Tan văn Trung Quốc không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà là tất yếu

của lịch sử Bởi vì đây là thời kỳ phải mở cửa để hội nhập, là thời kỳ mà Tôn TrungSơn đã tổng kết bằng nguyên lý nổi tiếng “Triéu sóng của thế giới cuộn cuộn chảy,

thuận dòng thì sống ngược dòng thì chết ” [13, tr 41] Sự xuất hiện Tân thu, Tan văn

là do yêu cầu học hỏi văn minh kỹ thuật của phương Tây nhằm duy tân tự cường để

bảo vệ độc lập và phát triển Đó cũng là yêu cầu chung của các quốc gia Trung Quốc,

Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên trước họa xâm lược của thực dân phương Tây và cũng

là một hiện tượng lịch sử phản ánh một dòng chảy theo qui luật lịch sử Các nhà nho qua tiếp thu tư tưởng duy tân, đã viết thêm cho Việt Nam những trang sử mới Ngôn

ngữ thể hiện trong Tản thu, Tân văn đã có những ảnh hưởng lớn đến ngôn ngữ Việt

Nam trong buổi giao thời Âu - A Sau khi tiếp thu Tân thư, Tân văn tư tưởng yêu nước

và cách mạng của các sĩ phu yêu nước của Việt Nam đã có những bước phát triển mới

Họ không chỉ biết đến Khổng Tử mà còn biết đến Khổng Đức (Auguste comte), ho

không chỉ biết đến Mạnh Tử mà còn biết đến Mạnh Đức Tư Cưu (Monstesquieu), rồi

Khang Đức (Canto), Kha Bach Na (Côpecníc), Cai Lý Luu (Galilê), Ác Nhân Ty Than

(Anhxtanh) Nhưng quan trọng hơn cả là lan sóng Tân thu, Tân văn tràn vào Việt Nam, khiến cho người Việt Nam đã học được không ít những kinh nghiệm như: tinh thần tự

cường của người “anh cả da vàng” Nhật Bản; sự thức tỉnh dân tộc, sự tự phê phán dân

tộc một cách sâu sắc từ các nhà tư tưởng Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu Tư tưởng duy tân Trung Quốc đầu thế kỷ XIX đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà nho Việt Nam Các nhà nho bằng khuynh hướng duy tân, đã viết thêm cho lịch sử Việt

Nam những trang mới, trong lĩnh vực văn chương, học thuật và đặc biệt là ngôn ngữ.

Con đường tiếp thu ngôn ngữ mới của Tân thư, Tân văn là thông qua nhu cầu tiếp

thu tư tưởng mới của Tân thư, Tân văn Vì vậy, trước khi trình bày phong trào Đông

Kinh Nghĩa Thục, chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề tư tưởng của Tân thư Trung Quốc và

lối viết Tân văn thể của Tân thư - lối viết đã có những ảnh hưởng rất lớn tới Hán văn

Việt Nam đầu thế kỷ XX.

1.2.1 Tiếp thu tư tưởng Duy tân mở đường cho Tan thư, Tan văn Trung

Quốc vào Việt Nam

1.2.1.1 Yêu cầu của lịch sử và các vấn đề tu tưởng của Tân thu

23

Trang 29

* Khái niệm Tân thu, Tân văn: Tân thư là từ ngữ chỉ những sách báo có nội dung

kiến thức mới (tan học), phân biệt với các sách báo cũ (cổ thư) có nội dung kiến thức

cũ (cựu học) trong kinh điển Nho gia Tdn văn là từ dùng để chỉ những tờ báo đăng tải

các bài vở do các nhà duy tân của Trung Quốc sáng lập ra như “ Bán nguyệt san ”, “

Nhật báo ’’, hay như “Thời vụ báo” v.v

* Yêu cầu lich sử và các vấn đề của Tân thư, Tân văn: Cuối thế kỷ 19 dau thé ky

20 là giai đoạn bước vào thời cận hiện đại, đây cũng là thời kỳ mở đầu cho sự thâm

nhập, ảnh hưởng của phương Tây vào phương Dong Phương Dong bat đầu thức tinh

tự cường canh tân và mở cửa Kết quả của quá trình này là những tư tưởng cách mạng

- những tư tưởng sớm phát sinh ở các nước phương Tây đã tác động đến các nước

phương Đông Tư tưởng đó thể hiện rõ rệt ở cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản năm

1868, tiếp theo là ở Trung Quốc năm 1898 với các trào lưu tư tưởng có tính chất cải

lương tư sản Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, rồi đến các cuộc vận động cách mạng

của Tôn Trung Sơn mà đỉnh cao nhất là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm

cho “ Châu Á thức tỉnh ” Nội dung tư tưởng về kinh tế, xã hội, luật pháp được thể

hiện trong các tác phẩm Tân thư, Tân văn là những điều hết sức mới mẻ, lạ lẫm với xãhội phong kiến mấy nghìn năm khép kín của phương Đông mà điển hình là Trung

Quốc Trong suốt một thời gian dài của chế độ phong kiến đế chế phương Đông, hệ tư

tưởng thống trị là tư tưởng Nho giáo (Khổng - Mạnh), nó chú trọng việc “té gia tri

quốc”, “Vua là người thay trời cai trị thần dân ”, một xã hội rất nghiêm ngặt trên

-dưới với quan niệm “ Thiên bất biến, đạo dã bất biến ” về chính trị nhằm bảo vệ quyền

lợi của giai cấp phong kiến Tư tưởng vua là người thay trời cai trị thần dân đã giam

chân Trung Quốc, Việt Nam mất mấy nghìn năm chậm tiến so với châu Âu tư bản có

một xã hội dân chủ, pháp quyền, một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, một

xã hội không phải là lệnh và ban phát mà có những văn bản thành văn, những qui định

để qui định quyền của con người, quyền tự do được xã hội chấp nhận [13, tr.8] Cuộc

đọ sức bằng tàu thuyền súng đạn đã làm thức tỉnh những đầu óc trí thức thấy cần phải

thay đổi Phong trào biến pháp duy tân và phong trào cách mạng dân chủ lan rộng, về

văn hoá tư tưởng có sự chuyển biến mang tính lịch sử, ý thức tư sản thành trào lưu chủ

yếu của thời đại Người ta ý thức được rằng cần phải lấy học thuyết chính trị xã hội

của giai cấp tư sản phương Tây làm vũ khí lý luận, chỉ đạo phong trào cải lương chính

trị và cách mạng dân chủ để đổi mới đất nước Xây dựng một xã hội dân chủ có tổ

33 66.

chức để phát triển xã hội Những tín diéu “tôn quân”, “tu thân, té gia, trị quốc, bình

24

Trang 30

thiên hạ” đã bị tư tưởng dân quyền, dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái của giai cấp tư

sản phương Tây thay thế Khẩu hiệu duy tân đã biến thành hành động thực tiễn Có thể

nói Tân thư, Tân văn có một vai trò rất lớn đối với phương Đông, nó có những nội

dung chính sau đây :

- Tu tưởng chính trị xã hội mới của tư bản chủ nghĩa, mang tính thời đại một

cách rõ nét, đòi hỏi phải đổi mới, phê phán cách nhìn cũ, bảo thủ không đổi,phê phán những nguyên tac đạo lý khuôn phép của “ thánh hiển ” dé tạo nênmột nội lực mới cho xã hội phát triển

- Những khái niệm mới về hình thức tổ chức thống trị xã hội mới, hình thức tổ

chức sản xuất, những cách thức làm ăn mới mà trước đây xã hội phương Đông

không có Đồng thời đề ra những kế sách học tập thay đổi phát triển tự cường

- C6 nội dung mở cửa học phương Tây Trong đó có việc dịch sách giới thiệu

phương Tây

Vì lẽ đó, sự du nhập của Tân thư, Tân văn vào Việt Nam không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân của một cá nhân hay một nhóm người nào, mà là tất yếu của lịch sử Việc tiếp thu Tân thư, Tân văn là do yêu cầu học hỏi văn minh kỹ thuật của phương

Tây nhằm duy tân tự cường để bảo vệ độc lập và phát triển Sau khi tiếp thu Tân thư,

Tân văn tư tưởng yêu nước và cách mạng của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã có

những bước phát triển mới Nhưng quan trọng hơn cả là làn sóng Tân thư, Tân văn tràn

vào Việt Nam khiến cho người Việt Nam đã học được không ít những kinh nghiệm

như tinh thần tự cường của Nhật Bản Đó là sự thức tỉnh dân tộc, sự tự phê phán dân

tộc một cách sâu sắc từ các nhà tư tưởng Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương KhảiSiêu Tư tưởng duy tân đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà nho Việt

Nam.

1.2.1.2 Tân văn thể

(1) Những nhân tố dân đến sự ra đời của Tân văn thể: Khang Hữu Vi, LuongKhải Siêu - những người chủ chương Tán thu, Tan văn đã sáng tạo ra Tân văn thể.Những người đề xướng Tân văn thể cho rằng: thời cuộc biến đổi, cách nói, cách viếtcũng phải biến đổi Tân văn thé là một lối viết khoáng đạt, tự do không gò bó Trong

đó ngữ pháp ảnh hưởng của ngữ pháp nước ngoài, cách viết văn theo thể nghị luận

chính trị xã hội và nghị luận chính trị khoa học Từ vựng rất phong phú, trong đó có

nhiều từ ngữ mới chỉ các khái niệm chính trị - xã hội hiện đại được mượn vào Trung

25

Trang 31

Quốc qua cách dịch trực tiếp từ các ngôn ngữ châu Âu Tân văn thể được hình thành

khiến cho các nhà tư tưởng có thể dùng từ ngữ mới một cách sinh động Tính linh hoạtcủa cấu trúc câu khiến cho các nhà tư tưởng biểu đạt tư tưởng mới một cách rõ rànghơn Tân văn thé trở thành một phong trào cải cách ngôn ngữ viết mang tính rộngkhắp Sự ra đời của Tân văn thể có thể do các nguyên nhân (1) Nhu cầu của thời đại;

(2) Ảnh hưởng của Nhat Bản và phương Tay; (3) Sự sáng tao của người sáng lập, như

sau:

A Nhu cầu của thời đại: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của

Tân văn thể là xuất phát từ nhu cầu của thời đại Nhu cầu của thời đại gồm 2 yếu tố đólà: Sự biến đổi của Trung Quốc và tiếng Hán cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và Nhucầu chuyển tải tư tưởng của Tân thư, Tân văn:

* Sự biến đổi của tiếng Hán và Trung Quốc đâu thế kỷ XX: Trung Quốc là một

quốc gia rộng lớn ở phương Đông, có nền văn hóa ảnh hưởng lan tỏa cả một khu vực

rộng lớn ở châu Á Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên đều là những nước nằm trong khu

vực ảnh hưởng của nền văn hóa Hán Nhưng vào năm 1840, vua tôi nhà Thanh đã bất

lực trước sức ép của phương Tây đành phải lùi bước bằng những hiệp ước bất bình

đẳng, triều đình Mãn Thanh phải ký hiệp ước bồi thường chiến tranh Tất cả những

điều đó đã đưa đất nước Trung Quốc vào tình trạng nửa thuộc địa, nhân dân Trung

Quốc phải chịu hai tầng áp bức: tư bản ngoại quốc và phong kiến Mãn Thanh Dưới sự

bảo hộ của hàng loạt điều ước bất bình đẳng thấm đẫm máu và nước mắt của người

dân Trung Quốc, quân đội phương Tây đã tràn vào Trung Quốc, văn hóa phương Tây

cũng theo đó mà tràn vào Trung Quốc.

Để tồn tại, để phát triển, người Trung Quốc phải tự cường, phải duy tân, phảinhận thức lại văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây, phải thúc đẩy tiến trìnhtiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông Tây Trong bối cảnh đó đã thúc đẩy tiếng Hánphát sinh những biến đổi quan trọng, những biến đổi này của tiếng Hán đã lưu lại

những dấu ấn sâu sắc, sự vận dụng ngữ pháp nước ngoài, diễn biến của từ ngữ cũ, sự

cấu tạo và vay mượn từ ngữ mới v.v Sau đây là một số vi du:

(1) Diễn biến của từ ngữ cũ:

a, Thay đổi nghĩa của từ ngữ cũ: Những người Trung Quốc thuộc lau Tứ thư Ngũkinh, khi gặp những sự vật mới nhưng không thể tìm được từ trực tiếp, tương đối

26

Trang 32

chuẩn xác trong vốn từ của Văn ngôn để biểu đạt Trong khi đó đặc điểm của Hán ngữ

cổ đại là hệ thống từ vựng lấy đơn âm tiết làm nòng cốt, một chữ Hán biểu ý là một từ

đơn, ranh giới tự và từ trùng khớp; ngoài ra một chữ Hán có khi lại bao gồm hai từ

đơn, một từ đơn lại có nhiều nghĩa khác nhau, nghĩa của từ đều là nghĩa khái quát và

rất mơ hồ Những đặc điểm đó khiến việc dùng từ ngữ mang tính linh hoạt rất cao Thế

là tự nhiên, họ áp dụng phương thức tư duy va quan niệm gid trị của văn hóa truyền

thống, lợi dụng đặc điểm tính tượng trưng, tính mơ hồ, tính hội ý vốn có của phươngthức tư duy truyền thống, lợi dụng tính đơn âm tiết là chủ thể của Hán ngữ cổ đại, cốgắng dùng lại những từ cổ với nghĩa bóng và nghĩa mở rộng, dùng những từ ngữ cũ kỹvốn có để biểu thị những sự vật mới quan niệm mới Ngoài ra, trên thực tế còn có rấtnhiều nguyên nhân kết hợp với nhau khiến cho các sĩ phu không thể tìm được từ ngữ

để biểu đạt những sự vật mới, khái niệm mới của văn hóa phương Tây trong kho từ

vựng của Văn ngôn và họ đành dùng lại những từ ngữ cũ bằng cách mở rộng nghĩa từ,

hình thành nên một hiện tượng trong quá trình hình thành phát triển của tiếng Hán Ví dụ: El mại biện; FE di v.v.

b, Mở rộng nghĩa của từ ngữ cũ: Tiếng pháo của hai cuộc chiến tranh Nha phiến

ngày càng kịch liệt, chấn động cả năm châu bốn biển Trước những sự vật mới, khái

niệm mới của văn hóa phương Tây, người Trung Quốc từ Vua cho đến các đại sĩ phu

và cả những người dân bình thường đều được mở rộng tầm nhìn của mình, nguy cơ về

sự thiếu hụt kiến thức đã rõ ràng bày ra trước mắt họ Người Trung Quốc trong quátrình tìm ra lối thoát, đã bắt đầu tìm hiểu văn hóa phương Tây, quan niệm về giá trị vàquan niệm về chính trị truyền thống đã bắt đầu có sự thay đổi ở một số người

Trước xu thế mới, hình thành nên quan niệm mới, nhưng việc tìm những căn cứ

trong kinh điển cổ đại và trích dẫn từ ngữ ở trong sách thánh hiền, lấy từ ngữ cũ bọc

lên ngữ nghĩa mới không chỉ là thói quen của các sĩ phu cận đại mà còn là chiến thuật

khôn khéo của họ Trong con mắt của ho, chỉ có cách đó mới làm cho mình tĩnh tâm

trở lại, khiến cho lý luận của người khác phải bó tay Chính văn hóa truyền thống của

Trung Quốc đã cho họ cái tính cách đó, cách suy nghĩ đó Hơn nữa đặc điểm của Hánngữ cổ đại đã cung cấp cho họ cách dùng đó

Ngoài ra trong giai đoạn đó tầm nhìn của rất nhiều người được mở rộng, nhận thức tiến bộ, họ còn có một cách lý giải mới về các từ ngữ cũ Tất cả những điều đó

27

Trang 33

khiến cho hầu hết những từ ngữ cũ được dùng trong giai đoạn cận đại này đều có một

nội dung mới khiến cho nghĩa từ không ngừng được mở rộng.

(2) Sản sinh từ ngữ mới: Sau Mậu Tuất chính biến, các chí sĩ Trung Quốc đã rất

nhanh chóng tổ chức lại đội ngũ Họ sáng lập ra tờ Thanh nghị báo, Tân dân nghiệpbáo, Đại đông nhật báo v.v ở nước ngoài để phụ họa với các báo sáng lập ở trong

nước như Tuyển báo, Lĩnh Nam báo để tuyên truyền cho “tân dân”, tuyên truyền cho

“lập hiến” Như vậy, về cơ bản họ vẫn tích cực tuyên truyền cho học thuyết chính trị

xã hội cận đại của phương Tây Đặc biệt là Lương Khải Siêu ông đã viết mười mấy tác

phẩm có giá trị như Ái quốc luận, Thuyết tân dân, Triều Tiên vong quốc sử v.v Trên

cơ sở đó, Tân văn thể được hình thành Dưới sự lao động không mệt mỏi của các chí sĩ

yêu nước, rất nhiều học thuyết mới, tư tưởng mới, lối sống mới đã thâm nhập vào nhận

thức của người dân Trung Quốc Nhưng có thể nói tất cả sự tuyên truyền, giao lưunhững học thuyết mới, tư tưởng mới đó đều phải thông qua ngôn ngữ mới thể hiện

được giá trị của nó Bởi ngôn ngữ vừa là sứ giả của việc giao lưu văn hóa, vừa là một

bộ phận mẫn cảm nhất với diễn biến của văn hóa xã hội Những từ mới để biểu đạt tư

tưởng mới, học thuyết mới, sự vật mới cũng theo đó mà vào tiếng Hán Chính vì thế,

mà kho từ vựng của tiếng Hán được bổ sung rất nhiều từ mới, phong phú lên rất nhiều,

bộ mặt của tiếng Hán cũng có sự đổi thay Chỉ trong vài chục năm cuối thế kỷ 19 đầuthế kỷ 20, quang cảnh vốn từ tiếng Hán đã thay đổi hoàn toàn Tiếng Hán đã được làm

phong phú thêm bởi rất nhiều thuật ngữ mới, từ ngữ mới [4, tr.388] Ví du: ZH]

công ty; 3Ì] tin tức; HA mau dịch; kK đường sắt, YEE pháp luật, BOA chính trị

V,V,

* Nhu cầu chuyển tải tư tưởng của Tân thu, Tân văn: Sau sự phá sản của cuộc

vận động Dương Vụ và thất bại thảm hại của cuộc hải chiến Giáp Ngọ đã gây ra một hiệu ứng chung, đó là sự ra đời các thế lực chính trị, các phái học thuật v.v Tất cả

các thế lực chính trị, các phái học thuật đều có một nguyện vọng: tìm ra con đường cứu nước cứu nhà Các nhà cải cách cho rằng: báo chí chính là phương tiện hữu hiệu

nhất để tuyên truyền tư tưởng mới đến mọi nơi, chỉ có báo chí mới làm tăng tri thứccho mọi người một cách nhanh nhất Họ hy vọng thông qua báo chí có thể tuyêntruyền cho tư tưởng đổi mới, làm cho người dân hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đốivới đất nước và qua đó tổ chức tập hợp quần chúng Báo chí muốn thực hiện tốt được

28

Trang 34

nhiệm vụ của mình thì ngôn ngữ tuyên truyền phải dễ hiểu, gần với khẩu ngữ, báo chí

phải loại bỏ các dạng thức ngữ pháp cũ Nhưng Văn ngôn là một cách viết vừa khô

héo hết nhựa sống, không thể đảm đương được nhiệm vụ chuyển tải tư tưởng mới dịch

từ sách phương Tây và phát động biến pháp của các nhà tư tưởng Trong hoàn cảnh đó

Tân văn thể đã ra đời Chính vì vậy, Tân thu, Tân văn được phổ biến rộng rãi ở Trung

Quốc không chỉ có nội dung mới mẻ mà ngôn ngữ cũng mới mẻ.

B._Ảnh hưởng của Nhật Bản và phương Tây: Trong giai đoạn này ở Trung Quốc,

bất luận là phái duy tân, phái cách mạng hay tầng lớp trí thức đều ảnh hưởng Tây học

(còn có cách gọi khác là Tân học) Những ảnh hưởng Tây học chủ yếu là quan niệm triết học, tư tưởng chính trị học, học thuyết xã hội học, lý luận kinh tế học, kiến thức

logic học, nguyên lý khoa học tự nhiên Tất cả những ảnh hưởng trên đều gắn liền với

phương thức tư duy và ngôn ngữ của phương Tây Những lớp người ảnh hưởng Tây

học đều nhận ra rằng: cái thứ Văn ngôn mà mình vẫn quen dùng để diễn tả cái mớithật quá khó, nếu như cứ dùng Văn ngôn để dịch sách tây thì không tránh khỏi “Danh

mục rac rối, lý luận mới chồng chéo lên nhau ” [68, tr.134] Vì vậy, dẫn sách Tây,

tuyên truyền tư tưởng phương Tây nhất thiết phải có sự đột phá qui cách cũ của Văn

ngôn, sáng tạo một thể văn mới thực sự phù hợp với hoàn cảnh mới

Ngoài lớp người chịu ảnh hưởng Tây học còn một bộ phận nữa ảnh hưởng Nhật

học Những người này đã ảnh hưởng cách dịch sách báo phương Tây của người Nhật,

đó là trật tự từ trước sau bị đảo ngược và biến đổi một chút phương thức dịch trực tiếp

Trong hoàn cảnh đó, kiểu Âu văn trực dịch thể và kiều Nhật văn trực dich thể đã được sản sinh và lưu hành rộng rãi Những đặc điểm của Âu văn trực dịch thể và Nhật văn trực dịch thể như: Nhật hóa và Âu hóa cú pháp và từ pháp, từ mới được sản sinh

rất nhiều, câu dai tự do, phương thức cấu tạo từ phức tạp và xa lạ v.v đã đột phá vào

tập quán ngữ pháp và qui tắc ngữ pháp vốn có của Văn ngôn.

C._Su sáng tao của người sáng lập: Nói đến Tân văn thể không thé không nói

đến người sáng tạo ra nó là Lương Khải Siêu, nói một cách khác Tân văn thể và LuongKhải Siêu có một mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ không thể tách rời được Chịu ảnh

hưởng của tân học phương Tây, ông quan niệm “giác thế chi văn” và “truyền thế chi

văn” có một sự khác biệt nhau rất lớn cả về phương thức biểu đạt và phong cách ngôn

ngữ “Giác thế chi văn” là văn giác ngộ đồng bào, lời lẽ dễ hiểu, lý luận chặt chẽ,

29

Trang 35

khiến cho đông đảo quần chúng ai cũng hiểu, còn “truyền thế chi văn” là văn truyềnđời, văn nhả ngọc phun châu, nội dung rỗng tuếch, nhưng không thể không cần đến

nó Với quan niệm rõ ràng như vậy, ông đã luôn luôn đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu,

vận dụng ngôn ngữ để phục vụ xã hội Với vai trò vừa là người sáng lập vừa là người

tuyên truyền, Lương Khải Siêu cho rằng: nếu tuyên truyền tư tưởng văn minh cho

quốc dân đồng bào thì không thể dùng Văn ngôn, không thể khuất phục vị trí thống trị

của Văn ngôn trên văn đàn Cách viết của Văn ngôn là mô phỏng cách hành văn từ

thời Tiên Tần cổ xưa, khiến cho những người ít đọc sách, ít học rất khó hiểu, rất khó

truyền bá tư tưởng mới, sự vật mới cho quảng đại quần chúng nhân dân Trên thực tế,

Văn ngôn có một hố ngăn cách rất sâu với sự vật mới, tư tưởng mới lúc bấy giờ Muốn

truyền bá tư tưởng mới một cách có hiệu quả phải sáng tạo ra một thể văn mới Sau

khi học tập kinh nghiệm duy tân của Nhật Bản, ông đã kiên quyết đột phá Văn ngôn,

cải cách ngôn ngữ viết bằng việc sáng tạo ra Tân văn thể - một thể văn mới khác với

Văn ngôn.

(2) Đặc điểm và giá trị của Tân văn thể:

Giá tri của Tân văn thé: Tan văn thể được hình thành trên cổ sở giản hóa cú

pháp Văn ngôn truyền thống Tân văn thể đã xây dựng một cú pháp mới cho Văn

ngôn chính luận bằng cách dựa trên cơ sở công văn có từ trước đó, loại bỏ cách diễn

đạt phức tạp dẫn đến hiểu hai mặt v.v Cho nên có thể nói, ảnh hưởng của thể Tânvăn mới này 1a rất to lớn Tân văn thể đã đặt vấn dé gắn ngôn ngữ viết với ngôn ngữ

nói Tuy vậy, nó chưa định ra được chiến lược xây dựng một ngôn ngữ viết trên cơ sở

khẩu ngữ, chưa đặt ra vấn đề xây dựng ngôn ngữ dân tộc thống nhất, chưa đặt vấn đề

cải cách văn tự Tản văn thể đã làm thay đổi Văn ngôn, nhưng vẫn dựa vào Văn ngônchưa thoát ly khỏi Văn ngôn Tân văn thể có đặc điểm và giá trị như sau:

Đặc điển của Tân văn thé: Như trên đã nói, Tân văn thé là một biến thể mới của

Văn ngôn, vì vậy nó là một ngôn ngữ mới nhưng lại không quá xa lạ với học vấn sắn

có của các nhà nho Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy có 2 đặc điểm nổi bật, đólà: (1) Vận dụng nhiều từ mới và từ khẩu ngữ; (2) Thu hút nhiều yếu tố ngữ pháp nước

ngoài.

1 Vận dụng nhiêu từ mới và từ khẩu ngữ: Sau năm 1895, đứng trước sự vật mới,khái niệm mới, quan niệm mới đến 6 ạt từ phương Tây, Văn ngôn đã thể hiện sự thiếu

30

Trang 36

hụt và lạc hậu về từ vựng của mình Mặc dù đã dùng rất nhiều nghĩa bóng và nghĩa mở

rộng của từ cũ, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu biểu đạt khái niệm mới, sự vậtmới, quan niệm mới Dé đáp ứng nhu cầu biểu đạt những cái mới đó Tản văn thé đãdùng một lượng lớn từ khẩu ngữ sinh động và danh từ mới đa âm tiết chuẩn xác Dướiđây là khảo sát hai đoạn văn của Tân văn thé:

® Đoạn 1: $f Lie HY — 1902 #E Tân dân thuyết - Luận tự do, 1902 [12,

tr147]: FCW, BOREAS, fe] SED HH3 Z R3) ))7ï HỆ?WAZA, HINA, AEA), f2 #l2š£H|, BOL NTR as TETEAS TA], ZOU SEAR MSE REVS, TT ACTER AAA — th ALATA ZN khi, Bie PA: HARASS, PRCA, We BAR 3% BU BENZ il, IiỦi24lW3J, li K8 HRSA AIA, Pe

TA, DCR Se BVA inal, PRCA, Wa JER AC, AT PTCA HZ57š& lea, HARA ZT UTC

th, DIA Fa, Tse AN SAU A ie eae, MRE LBM a, SAV RE a) eli Do thử quan chỉ, sổ bách niên lai thế

giới chỉ đại sự, hà nhất phi di tự do nhị tự vi chỉ nguyên động lực giả da? Bi dân chi cầu thử tự do da, kỳ thời bất đông, kỳ quốc bất đồng, kỳ sở nhu chỉ ching loại bất đồng, cố kỳ sở lai giả diệc vãng vãng bất đồng, yếu kỳ dụng chư sự thực nhỉ phi hu

dam, thi chư công địch nhỉ phi tu lợi nhất dã Thí dĩ tiên sở liệt chi luc đại vấn đề,

phúc án chư Trung Quốc: kỳ đệ nhất điều Tứ dân bình đẳng vấn đề, Trung Quốc vô

hitu da, di ngô tự Chiến Quốc di lai, tức phế thế khanh chỉ chế, nhỉ giai cấp lậu tập, tảo di tiêu diệt dã; kỳ đệ tam điều Thuộc dia tự trị vấn đề, Trung Quốc vô hữu da, di

ky vô thực dân địa vu cảnh ngoại da; ky đệ tứ điều Tín ngưỡng vấn đề, Trung Quốc

cánh vô hữu dã, di ngô quốc phi Tông giáo quốc, sổ thiên niên vô giáo tranh da; kỳ

đệ lục điêu Công quần vấn dé, tha nhật hoặc hữu chỉ, nhỉ kim tắc thượng vô hữu dã,

di ky sinh kế giới thượng trầm trệ, nhỉ cạnh tranh bất kịch liệt dã Nhiên tắc kim

nhật, ngô Trung Quốc sở tốt cấp giả, duy đệ nhị chi Tham chính vấn đề dữ đệ tứ chỉ

Dân tộc kiến quốc vấn dé nhỉ dĩ [Như vậy có thể thấy, trên thế giới mấy trăm năm

qua phát sinh những sự kiện trọng đại, không có sự kiện nào không có động lực phát

sinh do hai chữ “tự do” Nhân dân luôn mưu cầu tự do, do thời gian không giống nhau,

31

Trang 37

các quốc gia cũng khác nhau nên kiểu loại tự do cũng khác nhau, kết quả của tự docũng khác nhau Nhưng nói một cách thực tế không viển vông thì mọi quốc gia đều

cần “tự do” như nhau Nếu đem sáu điều lớn đã nói ra ở trên đối chiếu với tình hình

của Trung Quốc hiện nay, thì có thể nói Trung Quốc không có điều thứ nhất: vấn đề

bình đẳng giai cấp Bởi vì, nước ta từ thời Chiến Quốc đến nay đã phế bỏ chế độ công

khanh truyền đời, tập tục lạc hậu đã bị phế bỏ từ lâu Trung Quốc không có điều thứ ba: Vấn đề tự trị thuộc địa Bởi vì, Trung Quốc ở hải ngoại không có thuộc địa Trung Quốc càng không có điều thứ tư: Vẫn đề tín ngưỡng Bởi vì, nước ta không phải là một quốc gia lập quốc từ tôn giáo, trong mấy nghìn năm không hề có chiến tranh về tôn

giáo Trong số các vấn đề đó có vấn đề phong trào của công nhân, sau này mới được

phát sinh ra Nhưng vấn đề này, ở Trung Quốc vẫn cho đến ngày nay vẫn chưa phát

sinh Bởi vì, kinh tế của Trung Quốc không phát triển, sự cạnh tranh cũng không gay

gắt Ngày nay, vấn đề vô cùng bức thiết của Trung Quốc là hai trong số các vấn đề đó:

là vấn dé thứ hai (vấn đề tham chính) và vấn dé thứ tư (vấn dé dân tộc kiến quốc)]

® Đoạn 2: ìȃ2JZ \ RZ‡UE-1902 #Luận Chính phủ dữ Nhân dân chiquyên hạn 1902 niên [72, tr.148]: HAMAR, i§ÍR2Z#NU NNZZ:#Hl, HAR

Z+NIf£E°A Hitz Boi, TA ZÐVGER, JCM, líT OCB, #

Fl GT AAS aS BU, TABU ae AR ZR 10, TR ea

SELAH, WAZ EB CEBU J2 Mềm, BEBO ZCI, EL His

th, BaP eile, AGAR ARE OCA A SE ER, DI

WI BO GAB Z ALBA SL Trọng thị nhân dân giả, vị quốc gia bất quá nhân

dân chỉ kết tập đoàn, quốc gia chi chủ quyền tức tại cá nhân Kỳ thuyết chỉ cực đoan,

sử nhân dân chỉ quyền vô han, kỳ tệ dã, hém vu vô chính phủ đảng, suất quốc dân

nhỉ phúc quy vu đã man Trọng thị chính phủ giả, vị chính phú giả quốc gia chi đại

biểu dã, hoạt dụng quốc gia chỉ ý chí nhỉ sử hiện chư thực giả dã, cố quốc gia chỉ chủ

quyền, tức tại chính phủ Kỳ thuyết chi cực đoan, sử chính phủ chỉ quyền vô hạn, kỳ

tệ dã, hãm vu chuyên chế chủ nghĩa, khốn quốc dân vĩnh bất đắc tiến vu văn minh

Cố cấu thành nhất hoàn toàn chí thiện chỉ quốc gia, tất dĩ minh chính phủ dữ nhân

dân chỉ quyền hạn vi đệ nhất nghĩa {Quan điểm coi trọng nhân dan, cho rằng quốc

gia chẳng qua chỉ là một tập hợp của nhân dân Quyền lực của nhân dân tập trung ở

một cá nhân Sự cực đoan của quan điểm này là ở chỗ nó khiến cho quyền lực của

32

Trang 38

nhân dân là vô hạn Theo quan điểm này thì sẽ dẫn đến một quốc gia không có chính

phủ, không có đảng Điều đó khiến cho nhân dân lại quay trở về thời kỳ dã man Quan

điểm coi trọng chính phủ, cho rằng chính phủ là đại biểu của quốc gia, có thể linh

hoạt vận dụng và thực hiện ý chí của quốc gia Vì vậy, chủ quyền của quốc gia sẽ nằm

ở chính phủ Sự cực đoan của quan điểm này khiến cho quyền lực của chính phủ sẽ là

vô hạn Quan điểm này, sẽ dẫn đến việc quốc gia đi theo hướng chủ nghĩa chuyên chế,khiến cho nhân dân vĩnh viễn không thể tới được bến bờ của văn minh và tiến bộ Cho

nên, muốn xây dựng một quốc gia hoàn thiện, điều trước tiên phải phân định rõ quyền

hạn của nhân dân và chính phủ ]

Hai đoạn văn nói trên, có những từ in đậm là từ mới và từ khẩu ngữ Tuy là từmới và từ khẩu ngữ nhưng chúng đã được vận dụng với một số lượng lớn trong bàiviết Tỷ lệ Đoạn 1 có 23 từ mới trên tổng số 154 tự chiếm tỷ lệ 14,94%, trong đó có 3

từ mới 3 âm tiết còn lại là từ song tiết Tỷ lệ Đoạn 2 có tổng độ dài tính theo chữ là

151 tự có 17 từ mới chiếm tỷ lệ 11,25%, trong đó có 1 từ mới 3 âm tiết Tuy chỉ là hai

đoạn văn trích trong Tán thu nhưng nó vẫn phản ánh rõ ràng rằng: tiếng Hán đã không

ngừng thích nghi với yêu cầu mới của xã hội mới.

2 Vận dụng ngữ pháp nước ngoài: Ngữ pháp là một trong ba yếu tố cấu thành nên một ngôn ngữ Ngữ pháp vừa là thành quả của việc trừu tượng hóa lâu dài của tư

duy con người vừa là công cụ tổng hợp giúp con người tư duy Cho nên mỗi một dântộc có qui tắc ngữ pháp của riêng mình, ngữ pháp mang tính dân tộc Để biểu đạt một

cách chính xác những sự vật mới, khái niệm mới, học thuyết mới đến từ phương Tây,

những nhà sáng lập Tân văn thể đã mượn và thu hút rất nhiều yếu tố ngữ pháp từ nước

ngoài, khiến cho ngữ pháp vốn có trong tiếng Hán có sự thay đổi, ví dụ như: mở rộng

thành phần câu, vận dụng danh từ chỉ hành động, cấu tạo câu phức nhiều tầng v.v.

Việc vận dụng ngữ pháp nước ngoài của Tân văn thể cơ bản gồm những nội dung sau:

- Mở rộng thành phần của câu: Nội dung phong phú và sâu sắc của nhiều câu

trong Tán văn thể là nhờ thành phần câu được mở rộng Tên các tác phẩm của Lương

Khải Siêu đã chứng minh rõ điều này thông qua các tác phẩm của mình như: eye tt

_Eff#4qÄHIZ HH Luận Pháp luật thượng tín giáo tự do chỉ lý (Ban về lý luận của tự

do tín giáo trong pháp luật), FAY kar Wat Trung Quốc sử thượng cách mệnh

chỉ nghiên cứu v.v Những tên sách này của Lương Khải Siêu đã khái quát một cách

33

Trang 39

rõ ràng nội dung bên trong của cuốn sách Sự khái quát cao này, chủ yếu là nhờ mở

rộng thành phần câu: định ngữ tu sức cho danh từ làm trung tâm ngữ; trạng ngữ bổ

ngữ tu sức cho động từ Trong bài viết Fr FRM EG Kính cáo ngã quốc quốc dân

có một câu: WA AER ATF AL ZF Fdi sổ bách niên lai sở hàm nhiễu loạn chi

chủng tử cũng cho thấy mức độ phức tạp của định ngữ có đĩ sổ bách niên lai sở hàm

nhiễu loạn tu sức cho danh từ trung tâm ching tw Tat cả những tiêu đề nay, rất khó

tìm trong sách cổ của Trung Quốc

- Vận dụng danh từ chỉ hành động: Trong Hán ngữ, đặc biệt là trong truyền

thống ngữ pháp của Văn ngôn, để chỉ hành vi thì dùng động từ để biểu thị, động từthông thường làm vị ngữ Nhưng trong Tdn văn thé bat đầu dùng nhiều danh từ chỉ

hành vi Chúng ta thử xem những tiêu dé trong 74n văn thé: PIR SE EE Ar Zt FeTrung Quốc sử thượng cách mệnh chỉ nghiên cứu, Et EZ Hil 5 WO A AS EERETrung Quốc phong kiến chỉ chế dữ Âu châu Nhật Bản tỉ giảo (So sánh chế độ phong

kiến Trung Quốc với châu Âu và Nhật Bản) v.v, cho thấy ñ[Zš nghiên cứu, ELEE so

sánh déu là những danh từ chỉ hành động.

Việc sử dụng những danh từ chỉ hành động trong Tdn văn thé khiến cho câu vănhàm súc hơn, chặt chẽ hơn, sức biểu cảm cũng phong phú hơn rất nhiều, hơn nữa nócòn thể hiện rõ sự tiến bộ trong phương thức tư duy của những người sáng tạo ra Tânvăn thể

- Sử dụng nhiều câu phức trong tác phẩm: Câu phức là câu ghép chứa hai cụm

chủ vị trở lên, không bao hàm lẫn nhau, liên hệ với nhau bằng những quan hệ ngữ

pháp nhất định Câu ghép về thực chất là câu đơn có thành phần được mở rộng thành

nhóm cụm chủ vị Tuy nhiên chỉ qui ước coi là câu ghép khi trạng ngữ của câu hoặc

đề ngữ của câu, hoặc giải ngữ của câu được mở rộng thành nhóm cụm chủ - vị Kiểucâu này có dung lượng lớn, sức biểu đạt cao, thường thường là những lý luận có liên

hệ chặt chế với nhau Trong cổ Hán ngữ (Văn ngôn) cũng có câu phức, nhưng câu

phức còn tương đối đơn giản Trong các bài viết của Lương Khải Siêu, câu phức được

sử dụng rất nhiều và cũng phức tạp hơn Sau đây chúng tôi trích hai câu phức trong

phan ?4??‡È|H|3‡ññ7H Kính cáo ngã đồng nghiệp chư quân trong tuyển tập Hợp

tuyển Ẩm băng thất của Lương Khải Siêu làm ví dụ chứng minh [138, tr.37]:

34

Trang 40

- Câu l1: BUN, ZARZBE, MAA bath, ARR

AL, WSEAS; AOR MIA, APS TCMT UAL, MUA RAY,

TEA Se ON, tH OE ER, BUA eae Zerit, ZIRRIZĐfi

Ra, FON VIIA SAS Chính phú giả, thụ công chúng chi ủythác, nhỉ biện lý tối cao đoàn thể chi sự nghiệp giả dã, phi thu di toàn quyền, tắc sự cốbất khả đắc cử; nhiên quyên lực ký như thử trọng thả đại, cẩu phục vô sở đĩ hạn chếchi, tắc tuy hữu thánh trí, kỳ bất miễn vu lạm dung kỳ quyền, tinh chỉ thường dã Cố sổ

bách niên lai, chính trị học giả chỉ sở thảo luận, liệt quốc quốc dân chỉ sở cạnh tranh,

mac bất cấp cấp yên, di xác lập thử giám đốc quyền vi vụ (Chính phủ nhận sự ủy thác

của nhân dân, để tổ chức ra một cơ quan cao nhất, nếu không nhận được sự ủy tháctoàn quyền thì không thể tiến hành Mặc dù quyền lực của nhân dân là to lớn, không

thể hạn chế được, nhưng vẫn còn thánh chỉ Theo thông thường, thánh chỉ khiến cho

quyền lực của nhân không được lạm dụng Những điều mà mấy trăm năm qua các

chính trị gia thường xuyên thảo luận là cái mà các liệt cường liệt quốc luôn luôn tranh

đấu, đó là không thể xác lập được quyền giám sát, theo dõi của nhân dân.)

- Câu 2: fe PUA, OTE, nJÿŠMMtC2, BOER a, mde

WRAL EKA AE, MOLT FR ZA SEARS, HÈEjKff 95h — FC = ZB

Tây chư quốc, lập pháp quyên, tu pháp quyền ky di phân lập, chính dang ky di xác định giả, nhỉ kỳ gian quan hệ chi trọng dai do thả nhược thị, nhỉ huống vu ngã quốc chỉ bách sự vị cứ, duy thị báo quán vi độc nhất vô nhị chỉ chính phủ giám giả hồ? Cố kim nhật ngô quốc chính trị chỉ hoặc tiến hóa, hoặc trụy lạc, kỳ công tội bất khả

chuyên thuộc chư báo quán (Ở các nước phương Tây, quyền lập pháp và quyền tư

pháp được phân định rõ ràng, chính đảng cũng được xác lập rõ ràng Mặc dầu vậy các

quyền này vẫn có mối quan hệ rất chặt chẽ Ở nước ta mọi việc vẫn chưa được triển

khai, báo chí là cái duy nhất mà chính phủ lạm dụng? Cho nên, ngày nay, chính trị của

nước ta tiến hóa hay bại hoại, thì công và tội của nó không thể chỉ thuộc về báo chí.)

Với hai câu phức trên, chúng ta thấy có một sự phân tích rất sâu sắc về mặt nội

dung Về mặt hình thức chúng ta thấy: hai câu phức này sử dụng rất nhiều liên từ, bao

gồm quan hệ nối tiếp, nhân quả: thì, sẽ (Jlllzắc), quan hệ chuyển ngoặt: mà (ifjn),

35

Ngày đăng: 29/06/2024, 12:55