1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết điển mẫu

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO HONG DUONG

KHAO SAT CHU NGU TIENG VIET

DUOI GOC NHIN CUA LY THUYET DIEN MAUChuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã sô: 62.22.01.01

LUẬN AN TIEN SĨ NGON NGỮ HOC

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

GS.TS NGUYEN VAN HIEP

Ha Nội, 2011

Trang 2

Chương 1 LICH SỬ VẤN DE VÀ CƠ SỞ LÝ THUYÊT -5:5+¿ 7

1.1 Các khuynh hướng nghiên cứu “chủ ngữ” trong các trường phái ngôn ngữ

1.1.5 Khuynh hướng tri HhẬNH cv kg vn ky 14

1.2 Các quan điểm nghiên cứu chủ ngữ trong tiếng Việt - 191.2.1 Quan điểm “câu tiếng Việt có chủ ngĩ£”” -. -z©cseccccccccecssrsee 191.2.1.1 Khuynh hướng truyền thng -c©ce+cc+ccerterrerrsreerreres 20

1.2.1.2 Khuynh hướng hiện đại Sàn nh re, 23

1.2.2 Quan điểm “câu tiếng Việt không có chủ ngữ” hay chủ ngữ không phảilà nhãn hiệu cân thiết dé miêu tả cấu trúc câu tiếng VIỆT «+ 29

1.2.3 Quan điểm của luận đm 2-52 £+5£+E‡EE‡EESEEEEEEEEEEEEEEerkerkereereee 33

1.3 Lý thuyết điển mẫu - -©++SE++E£2EE£EEEEEEEEEEEEEE1E71 71.2111 341.3.1 Lý thuyết điển muẫM 2+- 2 S++SESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrerkerrees 34

1.3.2 Các công trình nghiên cứu áp dụng lý thuyết điển mẫh - 35

1.3.2.1 Các công trình nghiên cứu của tác gia nước ngoải 35

1.3.2.2 Các công trình nghiên cứu về điển mau trong tiếng Việt 36

1H

Trang 3

1.3.3 Một số ứng dụng mẫu mực của lý thuyết điển mẫu trong nghiên cứu cú

2 0 aa 39

1.3.3.1 Kết cấu sở hữu cách - ¿5c set EE121121121 111111 xe 431.3.3.2 Kết cấu ngoại động - +52 e2 EtEEEEEEEEE1211211 2111 111k 47mm: 21 nh hố 57

MAU Qe — Ô 592.1 Một vài nhận xét chung - c c3 3231131111111 ng ng re 592.2 _ Cơ sở xác lập bộ tiêu Chí - c1 + 3119119 11211 kg ng ng cư 59

2.2.1 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ tổng quát của Keenan . -:-5: 59

2.2.2 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ của H.J } DyViĂ c esees 63

2.2.3 Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ tiếng Việt của các tác giả nghiên cứu VỀ cúpháp tiếng Viet ceccecceccccccessesseessessessecsesssessessecsusssessessessusssessessessssssessessecssessesseeseess 64

2.2.4 Cơ sở xác lập tiêu chi nhận điện chủ ngữ nhìn từ góc độ loại hình học — 65

2.3 _ Bộ tiêu chí xác định chủ ngữ điển mẫu trong tiếng Việt 71

2.3.1 Tiêu chí về đặc điển ngữ PAG cescecceccesscesvesessesssessessesseessesseeseeseesesseeseess 722.3.1.1 Tiêu chí về các đặc điểm ngữ pháp nói chung - 72

2.3.1.2 Tiêu chí về vị trí và hình thức biểu đạt -cccc-+cccccccez 772.3.2 Tiêu chí về đặc điểm ngữ 1Qhid ceccecscccscsssesssesssessessesssesssesssessesssesssecsseess 802.3.3 Tiêu chí về đặc điểm ngữ AUN vesceccecsesscesvecsessessssssessessesssessessessessseeseeseess 842.4 Tiểu kẾt ch nh hư 86

Chương 3 CÁC TRƯỜNG HỢP CHỦ NGU ĐIÊN MẪU TRONG CÂU TIENG

iv

Trang 4

3.3 Chủ ngữ điên mẫu của các câu không có hệ từ “là” (các câu có trật tự

SV(O) thông thường) - - + + TH TH TH TH HH HH TH nrệt 105

3.3.1 Các vai nghĩa của chủ ngữ điển MAU - 5-55 5cc52+ce+£szeereered 1063.3.1.1 Chủ ngữ là tác thé, hành thỂ - 2-2 2 2 +E+£E+EE+EzEzEzxerxee 1063.3.1.2 Chủ ngữ là chủ thé tinh chất, phâm chất -2- 2-52 +: 1113.3.1.3 Chu ngữ là nghiệm thé (expriencer) cccccsesseesessesseseseseeseeseeees 113

3.3.1.4 Chu ngữ là chu sở hữu (pOSS€SSOT) - 5S SSsseereesee 115

4.1 Dar nhập -+- 2© St2ESESE2EEEE21E2121212112111 211121111 .cxe 124

4.2 Chủ ngữ không điển mẫu của các câu có hệ từ ““là” - ssz+szcs¿ 1244.2.1 Chủ ngữ được cầu tạo bởi động tù/tÍnh FỪ ăceceeeieeiresereerrses 125

4.2.2 Chủ ngữ được cầu tạo bởi một kết cấu C-V -c+-scs+s+zsxzsssssez 1274.2.3 Chủ ngữ được cấu tạo bởi giới từ hoặc ngữ giỚi fừ - ««««- 128

4.3 Chủ ngữ không điển mau của các câu không có hệ từ “là” 1304.3.1 Chủ ngữ là thể từ/ngữ thể tht cceccecsccccecsessesssessessessesssessecsessesscssecsesseeeees 130

4.3.1.1 Chủ ngữ có vai nghĩa “nguyên nhân” - -s+++s++s+2 1304.3.1.2 Chủ ngữ có vai nghĩa “phương tiện, công cụ ” -‹ -« 1314.3.1.3 Chủ ngữ có vai nghĩa “vi trí, vật ChỨa” ccccssscrssersseres 134

4.3.1.4 Chủ ngữ có vai nghĩa “đối thé, tiếp thé? oo 1364.3.2 Chủ ngữ là động từ/động ngữ, tính từ/tính ngữ và kết cấu C-V 1414.3.3 Chủ ngữ của các câu có thành to chỉ không gian cấu tạo bởi cầu trúc

“thời vị từ + X” đứng đM 55:55 Sct Set SE E221 ttcrree 1434.3.3.1 Trường hợp câu tỔn tại -¿- 5¿©2+c2ztezkSEkrtrkerkrerkrerkerred 144

4.3.3.2 Trường hợp câu thường được xem là có chủ ngữ đảo trí 1514.3.3.3 Trường hợp câu thường được xem là có chủ ngữ zero (chủ ngữ tỉnh

lo 157

4.3.4 Chủ ngữ của các câu có thành tô chỉ thời gian đứng đầu 159

4.3.5 Các trường hop chủ ngữ AGO ẨÍ s«cccc chi nriksiesereeee 161

Trang 5

4.3.0 Chủ NU Z€TO HH HH He 164

4.3.6.1 Chủ ngữ zero hồi chỉ ¿- 2+ x+2cx+2x+vEESExtrxerxrerkesrkerred 1664.3.6.2 Chủ ngữ zero là chủ thé phat ngôn hoặc đối tượng tiếp nhận 170

4.3.7 “Nó” với vai tro là chủ ngữ thực và chủ ngữ hình thức 172

4.3.8 Chủ ngữ của một số kiểu câu khác - +2: cece+c+c+xzeezeereereee 175

7 Cc 1804.4.1 Mức độ đáp ứng tiêu chi điển mẫu cua các trường hop chủ ngữ phi điển

MẪN — sesesecsessessesssssesssssesucsecsecsecsessssussussussucsecsecsessssussussussessessecsecsessesassusscscseess 180

4.4.2 Mô hình phạm trù Chủ HBÏữ cv HH ket 1834.4.3 Nhận XéÍ CHHHĐ SH HH HH nh 184

KẾT LUẬN 0ooceececscssesscsssessessessecsscsssssecsecsussusssecsessussussusssessessusssessessecsnsssessessesssaseeses 186CONG TRINH CUA TÁC GIÁ CÓ LIÊN QUAN ĐỀN LUẬN ÁN 190TAI LIEU THAM KHẢO - 2-2 E©S£2S£+SE£EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerrrrrvee 191NGUON TU LIEU TRÍCH DAN TRONG LUẬN ÁN : c5<+: 201

vi

Trang 6

Danh mục các bảng

Bang 1.1 Ví dụ (1) phân tích phối hợp 3 kiểu cau trúc của câu - 27

Bảng 1.2 Vi dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu cấu trúc của câu . - 27

Bảng 1.3 Ví dụ (1) phân tích phối hợp 3 kiêu chủ thể có mặt trong câu 28

Bảng 1.4 Ví dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28

Bảng 1.5 Vi dụ (3) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu 28

Bang 1.6 Vi dụ (4) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thé có mặt trong câu 28

Bảng 2.1 Mối tương quan giữa các đặc trưng của 3 loại hình chủ ngữ 69

Bảng 2.2 Ví dụ về một câu đầy đủ các thành phần câu theo quan điểm của NguyễnZ8: 000 73

Bảng 2.3 Tóm tắt khả năng đảm nhiệm các vai nghĩa của chủ ngữ trong tiếng Pháp00 5010101308MNn 81

Bang 2.4 Tom tắt khả năng đảm nhiệm các vai nghĩa của chủ ngữ trong tiếng Việt(Nguyễn Văn Bằng) 2-52 SE St E1 E12112112112111111111211 1101211111111 re 82Bảng 3.1 Ví dụ về cau trúc cú pháp “Danh là Danh” thể hiện sự thể quan hệ thuộc00 Ỏ 95Bảng 3.2 Vi dụ (1) về cấu trúc cú pháp “Danh là Danh” thé hiện sự thé quan hệđồng nhất - 2 sSs‡EEEE12E19715711211211711112112111111121111 1111111111111 x Ea cre 95Bang 3.3 Ví dụ (2) về cau trúc cú pháp “Danh là Danh” thể hiện sự thé quan hệOng MAL NNậgg 96

Bang 3.4 Bảng đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chi chủ ngữ điển mau của các thànhtố trong vi dụ kiểu “Com bà ấy ăn bữa ba bát”” - 2 + +c+kecxeExeEerrrrrerrees 128Bang 4.1 Mức độ đáp ứng bộ tiêu chí của chủ ngữ trong câu có hệ từ “1à” 130

Bảng 4.2 Mức dộ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của chủ ngữ được cầu tạo bởi thém1 077 6 141Bang 4.3 Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của các chủ ngữ không được cấu taoDOH thE 0n 159

Bảng 4.4 Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của nhóm chủ ngữ đảo trí 164

Bang 4.5 Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của chủ ngữ Zero : 172

Bảng 4.6 Mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của “nó” với tư cách là chủ ngữ thực\M⁄:Nu nh 00418iiii1:8iii 1 4 175

Bang 4.7 Bảng tổng hop mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu của các loại chủ ngữ—— 180

Bang 4.8 Bang phân loại cấp độ thành viên trong phạm trù chủ ngữ 182

Bang 4.9 Bảng phân loại các cấp độ chủ ngữ phi điển mẫu - 183

VI

Trang 7

Bảng 4.10 Bảng thống kê số lượng chủ ngữ điển mẫu và không điển mẫu trong 6

truyện ngắn, 1 truyện dai và 2 phóng sự ¿ ¿©2+2+++zx+2xxvrxezrxrzrxerreee 184

viii

Trang 8

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Mô hình 3.1 Quá trình đồ chiếu khái niệm “table” lên mốc định vi “under” 100

Mô hình 3.2 Quá trình đồ chiếu “the newspaper” lên mốc định vị “under the

00055 d ,Ô 100

Mô hình 3.3 Mô hình truyền năng lượng từ F đến G - 5 52cs¿ 107Mô hình 3.4 Lay hình trong ngôn ngữ - 2+ 2©52+S++E+£Ee£EczEeEerxerveei 118Mô hình 4.1 Phạm trù chủ ngữ trong tiếng Việt -2-©5¿©25z2cs+cszccee 183

1X

Trang 9

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cú pháp học là miêu tả cấu trúc cú

pháp của câu Trong hầu hết các đường hướng miêu tả, việc xác định các thànhphần câu với tư cách là những nhãn hiệu (label) cấu trúc đóng một vai trò rất quan

trọng Tuy nhiên, việc xác định thành phần câu là một việc làm không đơn giản.

Vẫn đề xác định thành phần câu cho đến nay vẫn là một vấn đề còn gây tranh cãi rất

nhiều, trong đó việc xác định thành phần chủ ngữ - thành phần chủ chốt trong cơcầu ngữ pháp của bất kỳ ngôn ngữ nào — có thê được coi là nhiệm vụ gian nan nhất,

bởi lẽ có quá nhiều nhân tô ảnh hưởng đến việc xác định thành phần câu này, haynói cách khác, thành phần câu này là nơi giao cắt của nhiều bình điện khác nhau của

câu Đã có một số công trình, luận án bản về cách xác định chủ ngữ tiếng Việtcũng như đưa ra các biện pháp nham giải quyết vấn dé thành phan câu tiếng Việtnói chung, song các quan điềm vẫn chưa đi tới sự nhất trí.

Sự không thống nhất trong các quan điểm còn khiến các nhà ngôn ngữ họcthậm chí đã đưa ra giả thuyết “tiếng Việt không có chủ ngữ” (Cao Xuân Hạo) và

nghi ngờ tư cách xác đáng của cấu trúc chủ- vị được áp dung lâu nay dé miêu tả cấu

trúc cú pháp của câu tiếng Việt Cũng có một số tác giả, dù không nghi ngờ sự tồntại của chủ ngữ tiếng Việt, song cũng nhận định rằng, việc xác định chủ ngữ khôngphải là điều dé dang, cần phải xác lập các tiêu chí chặt chẽ thì mới có thé xác địnhđược Nhiều tiêu chí đã được đưa ra dé nhận diện thành phần quan trọng này của

câu, cả các tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa Song, như lịch sử nghiên cứu cú pháp

tiếng Việt cho thấy, đây là một việc làm hết sức khó khăn bởi hiện thực nhiều chiều

kích của câu bao giờ cũng phức tạp hơn rất nhiều so với những lập thức lí thuyếtban đầu, có lẽ bởi vậy mả đến hiện nay vẫn chưa có một mô hình, một cách giảiquyết nào thỏa đáng được đưa ra.

Nguyên nhân sâu xa của sự tranh luận và bàn cãi về vấn đề tiếng Việt có haykhông có chủ ngữ này, chính là bản chất cú pháp của tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn

Trang 10

lập điển hình với câu hỏi ma cho đến nay các nhà ngữ pháp vẫn chưa thống nhất

được câu trả lời: “tiếng Việt là ngôn ngữ thiên về chủ ngữ hay thiên về chủ đề”?Trước những vấn đề đặt ra, chúng tôi muốn bắt đầu tiếp cận vấn đề chủ ngữ dưới

một góc nhìn mới: “lý thuyết điển mẫu” (Prototype Theory) dé tìm đến câu trả lờimà chúng tôi hy vọng là có nhiều thỏa đáng Đây là một lý thuyết hiện được ápdụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt có hiệu quả khi áp dụng chonhững hiện tượng, sự vật có ranh giới phạm trù không rõ ràng Trong tiếng Việt,việc nghiên cứu lý thuyết điển mẫu như một chỗ dựa dé xác định các van dé tâm va

biên đã được ứng dụng trong nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa Vậy trong lĩnh vực ngữ

pháp, khả năng áp dụng lý thuyết điển mẫu có thê đạt hiệu quả tới đâu? Trong luậnán này chúng tôi sẽ áp dụng lý thuyết điển mẫu vào việc nghiên cứu thành phần

chủ ngữ mà mục đích hướng đến là dựng nên một bức tranh về phạm trù chủ ngữ

của câu tiếng Việt với nhiều loại chủ ngữ khác nhau cùng những đặc điểm riêng củachúng, những đặc điểm quyết định chúng sẽ ở vùng tâm (điển mẫu) hay vùng biên

(không điền mẫu) của phạm tri này.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Doi tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thành phần chủ ngữ trong các câu đơn tiếngViệt Câu ghép và câu phức thực ra chỉ là sự mở rộng cau trúc của câu đơn, bởi vậy

chúng tôi chỉ khảo sát chủ ngữ ở câu đơn với tu cách là câu trúc cơ bản nhat.

- Phạm vi nghiên cứu

Với đối tượng nghiên cứu là thành phần chủ ngữ trong các câu đơn tiếng

Việt, chúng tôi khảo sát câu trong các văn bản (báo chí, sách truyện), và thu thập tư

liệu theo chiều dai thời gian từ những năm 30 của thé kỷ 20 đến nay Ngoài ra,nguồn tư liệu được mở rộng ở cả phạm vi báo mạng, hay lời nói trực tiếp, để ngữ

liệu khảo sát được đa diện và phong phú hơn, tức tư liệu của chúng tôi không chỉ là

tiếng Việt viết (written) mà còn là tiếng Việt nói (spoken).

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Áp dụng lý thuyết điển mẫu vào việc xem xét chủ ngữ trong tiếng Việt,chúng tôi muốn bắt đầu chỉ ra các cơ sở xác lập một điển mẫu chủ ngữ, bao gồm

các tiêu chí chung để từ đó xem xét các thành phần có thể đóng vai trò làm chủ ngữtrong câu Nếu thành phần nào đáp ứng được các tiêu chí như vậy, thì thành phần đó

sẽ được xem là chủ ngữ điển mẫu Tuy nhiên, trường hợp các thành phần không đápứng được đầy đủ các tiêu chí trong danh sách thì có nhất thiết bị loại ra khỏi phạmtrù chủ ngữ không? Có trường hợp ngoại lệ không, tức có thé nghĩ đến các chủ ngữkhông điển mẫu không? Và trong trường hợp này thì các chủ ngữ không điển mẫusẽ được xem xét như thế nào? Tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu trên, luận ánsẽ góp ý kiến vào việc trả lời câu hỏi lý thuyết: về mặt loại hình học cú pháp tiếng

Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào: thiên chủ ngữ (Subject- prominent) hay thiên

chủ đề (Topic-prominent), tiéng Việt có chủ ngữ hay không, có thé dùng bộ khái

niệm câu trúc cú pháp nào đê miêu tả câu tiêng Việt?

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận án là phương pháp miêu tả và

phân loại theo tinh thần của lý thuyết điển mau Nhất quán với tinh than phân chia

các thành viên theo mức độ trong phạm trù chứ không theo sự phân biệt rành ròi

giữa “có” và “không”, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả các trường hợp rat cụthé dé có thé xếp loại theo một mức độ hợp lý nhất Thông qua việc phân tích, miêu

tả, luận án sẽ tìm ra được các thang độ di từ tâm ra biên của các thành viên trongphạm trù chủ ngữ Với logic như vậy, phương pháp luận của luận án là phươngpháp quy nạp, các nhận định được nêu ra dựa trên dữ liệu thu được từ các thủ phápnghiên cứu sau đây:

- Phân tích cú pháp (theo mô hình tam diện của ký hiệu học);

- Các thủ pháp so sánh tương phản, thay thế, tỉnh lược, cải biến, chêm xen

- Phương pháp định lượng, định tính;

- Phương pháp đối chiếu (đối chiếu với cứ liệu tiếng Anh);

Trang 12

- Các kỹ năng phân tích, thống kê, xử lý tư liệu bằng phần mềm SPSS lược

đồ, bảng biéu hỗ trợ cho các miêu tả định lượng.

5 Ý nghĩa và đóng góp

Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu điền mẫu áp dụng cho chủ ngữ ở mức độ cụthé nhất có thể, nhăm tránh những khó khăn lâu nay trong việc xác định va phânloại Việc chỉ ra các ngoại lệ và các chủ ngữ không điển mẫu chắc chắn sẽ giúptránh được cái nhìn phiến diện trong nghiên cứu, mà vẫn không làm mắt tính thốngnhất của các thành phần vốn chỉ khác nhau về mức độ Đường hướng này sẽ giảiquyết được những khó khăn mà đường hướng nghiên cứu các vấn đề dựa trên cách

định nghĩa theo danh sách đặc trưng (essential features) đã gặp phải và không tài

nao giải quyết được.

Về mặt lí luận, từ cứ liệu của tiếng Việt, luận án sẽ góp phần làm phong phúhơn lí thuyết điển mẫu trong nghiên cứu cú pháp, góp phần làm sáng tỏ hơn nhữngvan dé lí thuyết liên quan đến loại hình học cú pháp, cụ thé là góp phan trả lời câuhỏi: tiếng Việt là ngôn ngữ thiên về chủ ngữ hay thiên về chủ đề?

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể ứng dụng trongviệc biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

và các sách giảng dạy ngữ văn.

Cái mới của luận án: Như mọi người đều biết, thành phần chủ ngữ trongtiếng Việt đã là đối tượng quen thuộc của nhiều công trình nghiên cứu về cú pháplâu nay Và trong thời gian gần đây lý thuyết điển mẫu cũng đã bắt đầu xuất hiệntrên những bài báo, công trình nghiên cứu về từ vựng, ngôn ngữ học xã hội, hay cúpháp (câu điều kiện, câu đặc biệt ) trong tiếng Việt Tuy nhiên, áp dụng lý thuyếtđiển mẫu dé nghiên cứu thành phan chủ ngữ trong câu tiếng Việt lại là một đườnghướng chưa có tác giả nào thực hiện Luận án sẽ góp phần vào việc tìm một hướngđi mới cho việc giải quyết một vấn đề của cú pháp tiếng Việt nói riêng và cú phápnói chung, và chúng tôi tin răng các kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần giúplý thuyết điển mẫu được áp dụng sâu rộng hơn trong các nghiên cứu về cú pháp, nơi

Trang 13

mà ranh giới mờ giữa các phạm trù luôn hứa hẹn là mảnh đất tốt cho lí thuyết này

phát huy tính hiệu quả

Phần Cơ sở lý thuyết trình bày tập trung vào lý thuyết chính của luận án: Lý

thuyết điển mẫu Thông qua việc tóm tắt các công trình nghiên cứu lý thuyết điển

mẫu trên thế giới và trong nước, đồng thời tham khảo một số áp dụng của lý thuyết

điển mẫu vào nghiên cứu cú pháp, chúng tôi đề xuất cách áp dụng lý thuyết điển

mẫu trong nghiên cứu thành phần chủ ngữ tiếng Việt.

Chương 2 Cơ sở xác lập và bộ tiêu chí xác định chủ ngữ điển mẫu

Chương này trình bày các bộ tiêu chí được luận án lay lam nén tảng (bộ tiêuchí của Keenan, Dyvik, các tác giả Việt ngữ học ), đồng thời xây dựng nên bộ tiêu

chí thích hợp để xác định chủ ngữ điển mẫu trong câu tiếng Việt gồm 3 nhóm tiêu

chi là: tiêu chí ngữ pháp, tiêu chí ngữ nghĩa, và tiêu chí ngữ dụng.

Chương 3 Các trường hợp chủ ngữ điển mẫu trong câu tiếng Việt

Thông qua số liệu thống kê và miêu tả các ví dụ, luận án tổng hợp lại cáckiêu câu có chủ ngữ đáp ứng được day đủ các tiêu chí dé ra trong bộ tiêu chí điểnmẫu Các trường hợp này sẽ được khảo sát cụ thể ở tất cả các bình diện.

Chương 4 Các trường hợp chủ ngữ không điển mẫu trong câu tiếng Việt

Chương nảy sẽ miêu tả, phân tích và gom nhóm các trường hợp chủ ngữ

không phải là chủ ngữ điển mẫu (không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí) Thông

qua việc miêu tả và phân tích trên cả 3 bình diện, các trường hợp chủ ngữ này sẽ

được sắp xếp theo thang độ (có 5 cấp độ từ gần tâm đến xa tâm) tùy theo số lượng

Trang 14

tiêu chí mà chúng đáp ứng được Từ đó, chúng tôi xây dựng sơ đồ (từ tâm ra biên)

của các thành viên điện mau và phi điên mẫu trong phạm trù chủ ngữ.

Trang 15

Chương 1 LICH SỬ VAN DE VA CƠ SỞ LÝ THUYET

1.1 Cac khuynh hướng nghiên cứu “chủ ngữ” trong các trường phái ngôn

ngữ học

1.1.1 Khuynh hướng cỗ điển

Thuật ngữ chủ ngữ xuất hiện trong các tác phẩm về logic hình thức củaAristotle từ những năm 300 trước công nguyên “Băng việc sáng lập ra logic học vàgan liền với nó là việc nghiên cứu sự biểu đạt tư duy bằng ngôn ngữ, Aristotle làngười sáng lập ra ngữ pháp học logic mà ngày nay, người ta còn thay ảnh hưởng sâuđậm trong ngữ pháp nhà trường cũng như trong ngữ pháp khoa học ở châu Âu và

thế giới” [64: 153] Trong đó, chủ ngữ (hay chủ từ) được hiểu như một trong hai bộ

phận cấu thành nên phán đoán gồm S (subject — chủ ngữ) và P (predicate — vị ngữ)

được viết dưới dạng S la/khong là P Tuy nhiên, cần phải hiểu rang, vào thời kì của

Aristotle, khi bàn về ngôn ngữ người ta chưa đưa ra một khái niệm về chủ ngữ mộtcách cụ thể, mà chỉ đề cập đến thuật ngữ mả sau này được hiểu như chủ ngũ/chủ từ,đó là ónóma Sở đĩ Aristotle cho rằng “ónóma và réma đã phần nào mang ý nghĩa

của danh từ và động từ, vì ông đã dựa vào những tiêu chí hình thai học; réma có ý

nghĩa độc lập, kèm theo sắc thái về thời gian, còn ónóma thì không có sắc thái vềthời gian, mà là những tên gọi thuộc giống đực, giống cái hay giống trung Tuy vậy,

ở nhiều chỗ, réma bao gồm cả tính từ vẫn được tác giả coi như “vị ngữ” (dùng thuật

ngữ của ngôn ngữ học hiện đại) và ónóma cũng vẫn mang ý nghĩa của chủ ngữ.

Không tách biệt từ loại và chức năng cú pháp là một trong những đặc điểm của ngữ

pháp học thời này” [64: 151].

Trong một thời ki dai, logic học có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cáchphân tích và lí giải về ngôn ngữ Đặc biệt đến thế kỉ 17, do ảnh hưởng của logic họcAristotle, sự ra đời của cuốn “Ngữ pháp tổng quát và duy lý” do Arnauld vàLancelot — 2 nhà giáo của tu viện Port-Royal - soạn năm 1660 đánh dấu một bướcngoặt của ngữ pháp học, mà cũng là của ngôn ngữ học châu Âu Hai tác giả Arnauld

Trang 16

và Lancelot đã đề cập đến thuật ngữ “chủ từ” (tương ứng với cách gọi “chủ ngữ”

hiện tại) với tư cách là một thành tố của phán đoán “Phán đoán mà ta tiến hành đốivới các vật như khi tôi nói quả đất tron (la terre est ronde), gọi là MENH DE; và thế

là mọi mệnh đề bao gồm hai thành phần: một là chủ từ, là cái được ta khăng định,như quá dat chang hạn; và hai là thuật từ (attribut) là điều mà người ta khang địnhnhư tron chang hạn: ngoài ra còn mối nối giữa hai thành phan là est” [64: 299].

Mặc dù không chú ý nhiều đến cú pháp ngôn ngữ mà chỉ chú ý đến cú pháp

phán đoán, các tác giả cũng đã nêu ra một số quan điểm về thành phần gọi là chủ

ngữ và các quy tắc liên quan đến chủ cách như sau:

- Không bao giờ ta gặp chủ cách mà không có quan hệ với một động từ nàođó.

- Không có động từ nếu không có chủ cách của nó, du là được biểu lộ hay

được hiểu ngầm là có Bởi vì thuộc tính của động từ là bày tỏ sự khẳng định, cho

nên đòi hỏi chủ từ phải được khang định.

(Dẫn theo [64: 301])

Như vậy có thể thấy, ngữ pháp học Port-Royal bị chỉ phối mạnh mẽ bởi logic họccủa Aristotle và triết học duy lí của Baycon, Leibniz va Descartes (mà đặc biệt là

Descartes) Theo đó, ngữ pháp Port-Royal đã đồng nhất ngôn ngữ với tư duy, logic,

đồng nhất câu và phán đoán, đồng nhất chủ ngữ của câu với chủ từ của phán đoán,

cũng như đồng nhất vị ngữ của câu với vị từ (thuật từ) của phán đoán Điều này

cũng thể hiện một cái nhìn hình thái học đối với phạm trù “chủ ngữ”.

Tuy nhiên, như ngày nay mọi người đều biết, tư duy và ngôn ngữ, logic vàngữ pháp không thé đồng nhất mặc dù giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ Việc ápdụng một ngữ pháp phổ quát cho mọi ngôn ngữ cũng là một điều không thé Ngữ

pháp Port-Royal chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu một vài thứ tiếng châu Âu mà lại

khái quát lên cho mọi ngôn ngữ là một điều hết sức sai lầm và dẫn đến nhiều mâuthuẫn về sau Tuy vậy, ngữ pháp Port-Royal cũng đã chứng tỏ được tầm ảnh hưởngcủa mình cả về bề rộng và bề dài lịch sử về sau Bằng chứng là trong suốt thế kỷXVIII, “mọi công trình ngôn ngữ hay triết lý — ngôn ngữ ở thé kỷ này đều mang

Trang 17

theo ảnh hưởng của ngữ pháp Port-Royal” dưới dạng này hay dạng khác [64: 315].

Chang hạn, về khái niệm chủ ngữ/chủ từ, tác giả Duy Macxe (Các nguyên lý ngữ

pháp học) đã lập luận: chủ từ phải đặt trước động từ vì “tự nhiên và lí trí dạy ta

rằng: 1/Cần tồn tại mới có thé hoạt động; 2/cần tồn tại mới có thé là đối tượng của

một hoạt động nao đó; 3/cần tồn tại trong hiện thực hay trong sự tưởng tượng thìmới có thé định nghĩa được” [64: 320] hay Vico cho rằng “mệnh đề cần phải có mộtchủ từ” nên “danh từ ra đời dần dần, trước động từ Động từ xuất hiện sau cùng”

[64: 341].

Khuynh hướng ngữ pháp duy lý Port-Royal cũng đã có những ảnh hưởng sâu

rộng đến ngữ pháp tiếng Việt thời kì đầu tiên.

Tuy nhiên, khuynh hướng tâm lý tự nhiên của ngôn ngữ học lí thuyết về sau

đã bắt đầu có sự thay đổi Không đồng nhất ngôn ngữ với tư duy (mà chỉ xem ngôn

ngữ là công cụ tạo nên tư tưởng, là phương tiện cơ bản của tư duy và của ý thức)

nên Potebnja không tán thành quan điểm của trường phái logic về quan hệ giữa câu

và mệnh đề (phán đoán) và cho rằng mệnh đề ngữ pháp nói chung không đồng nhất

với mệnh đề logic ({64: 453] Bởi vậy ông thừa nhận những mô hình câu không chủngữ: “Sự phát triển của câu không chủ ngữ chứng tỏ cố gắng thay thế danh từ ngay

cả khi nó làm chủ ngữ Vi dụ Gremit! (Sam vang) Câu không chủ ngữ hiện còn ít

nhưng theo sự phát triển của ngôn ngữ, loại câu ấy sẽ nhiều thêm” Bên cạnh đó,

ông cho rằng đặc điểm của chủ ngữ là danh cách của động từ (dẫn theo Nguyễn

Kim Than [64: 453]).

Cách tiếp cận cấu trúc cú pháp câu từ góc độ hình thái hoc, định nghĩa chủngữ là “danh ngữ có hình thái ở danh cách” đã đề cập đúng cương vị ngữ pháp của

chủ ngữ trong câu, tức là chủ ngữ ngữ pháp Mặc dù vậy, do không phải ngôn ngữ

nảo cũng có hiện tượng biến cách của danh từ và hình thức nhân xưng của động từnên đây không phải là một đặc điểm phố quát.

Cuối thé ki XIX dau thế ki XX, với sự phát triển của khuynh hướng Ngữ

pháp trẻ với trường phái Laixich, trên quan điểm tâm lý học, Fortunatov có cách

tiép cận độc dao vê cú pháp hoc Môi quan hệ của các biêu tượng với nhau thường

Trang 18

được gọi là các phán đoán tâm lí, trong đó có thể chia làm 2 phần: phần thứ nhất

“do phần thứ hai tiền giả định, gọi là chủ ngữ tâm lý”, và phần thứ hai “trong mốiquan hệ với phần thứ nhất, gọi là vị ngữ tâm lý” Chủ ngữ tâm lý là biểu tượng hay

phức thé biểu tượng hiện ra trước tiên trong ý thức của người nói hay người nghe.“Từ góc nhìn của ngôn ngữ, mỗi phán đoán tâm lý gồm có ba yếu tố: 1) biểu tượngcủa đối tượng tư tưởng thứ nhất thuộc phạm trù sự vật tính; 2) biểu tượng của đối

tượng thứ hai (thường thuộc phạm trù vận động); 3) quan hệ hay sự khuyết quan hệ

của các đối tượng ấy Hình thức biểu đạt phán đoán tâm lý là câu Song phân tích

câu về mặt ngữ pháp có thé không trùng hợp với phân tích phán đoán tâm lý.

Vi dụ: phán đoán tâm ly NN priekhal iz Moskvy (NN từ Moskva tới) có chủ

ngữ tâm ly “NN priekhal” (sự kiện đã biết), và vị ngữ tâm lý “iz Moskvy” (nêu điều

mới) [64: 471].

Nhưng phán đoán “Priekhal NN” lại có Priekhal là chủ ngữ tâm lý (điều đãbiết) và NN (thông báo mới) là vị ngữ tâm lý, hay khi priekhal NN tham gia vào vi

ngữ tâm lý thì chủ ngữ tâm lý lại là một biểu tượng ở ngoài ngôn ngữ.

Như vậy, Fortunatov có quan điểm động về mối quan hệ giữa các phạm trùtâm lý và logic Cách tiếp cận này có ảnh hưởng mạnh đối với lý thuyết chia câutheo thành phần thông tin trọng yếu của trường phái Praha thế kỷ XX (còn được gọitên là lí thuyết phân đoạn thực tại hay lí thuyết phân đoạn thông tin).

Dé thoát ra khỏi cách tiếp cận hình thái học, một số nhà ngôn ngữ học (tiêubiểu như A.A.Reformatskij) đã dựa vào cơ sở lí thuyết ngữ đoạn, theo đó ngữ đoạn

được chia ra hai loại: ngữ đoạn vi tinh và ngữ đoạn phi vi tính Ngữ đoạn vi tính là

ngữ đoạn có mối quan hệ biểu thị sự phụ thuộc của hai thành phần có mối liên hệ

bắt buộc về thời và thức Và từ đó, chủ ngữ được định nghĩa: “Chủ ngữ là cái đượcxác định có tính chất tuyệt đối, là thành phần được xác định của ngữ đoạn vi tinh.”[61: 20] Tuy nhiên cách tiếp cận thuần túy cấu trúc này vẫn gặp phải rất nhiều hạn

chế, ví dụ như phạm trù thời không phải là phạm trù đặc thù của ngữ đoạn vị tính.

10

Trang 19

1.1.2 Khuynh hướng cấu trúc và khuynh hướng chức năng

Có thể coi L.Bloomfield là đại diện cho khuynh hướng cấu trúc, ông địnhnghĩa chủ ngữ là thành phần “có vẻ giống đồ vật hơn” (more object-like) và phần

còn lại là vị ngữ Cái phần “có vẻ giống đồ vật hơn” thực ra là một cách nói đến

danh ngữ, tuy nhiên cách định nghĩa này không làm rõ được chức năng và đặc tínhngữ pháp của danh ngữ làm nhiệm vụ chủ ngữ.

Akhmanova định nghĩa về chủ ngữ trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học làthành phan chính của câu song phan, về phương diện ngữ pháp không lệ thuộc vào

các thành phần khác của câu, dùng dé chỉ sự vật làm dé tài cho điều được thông báo

trong vị ngữ, nghĩa là cái ngữ đoạn (hay từ) biểu thị cái đối tượng của tư duy mànhờ đó nội dung của điều phát ngôn trong câu được xác định và nêu rõ.

Tuy nhiên, cách định nghĩa của các tác giả theo khuynh hướng cấu trúc, nhưR.H.Robins nhận xét, đã không phân biệt chủ ngữ với tư cách là thành phần của câu

với chủ ngữ logic, chủ ngữ tâm lý.

Người đầu tiên định nghĩa chủ ngữ trên quan điểm chức năng là A Martinet.A Martinet cho rằng, thành phần chủ yếu của câu là vị ngữ, còn chủ ngữ được xácđịnh là nhờ quan hệ nổi bật với vị ngữ so với các thành phần khác Tác giả đưa rakhái niệm “khai triển” (hay mở rộng) dé định nghĩa: “Chủ ngữ là thành phần khaitriển của vị ngữ dé cho kết hợp chủ ngữ - vị ngữ thành một câu” Từ đó, có thé xácđịnh chủ ngữ băng cách loại bỏ các thành phần câu khác, sau đó chỉ còn lại cái lõimà vẫn không mắt tính chat câu, sẽ bao gồm chủ ngữ và vị ngữ Cách miêu tả chủ

ngữ cua A Martinet có phần giống với cách miêu ta sự tình trong câu của Tesniéređược trình bày dưới đây, nhưng có bé sung thêm một số tiêu chí hình thức (sau này

được các nhà Việt ngữ tiếp thu để nhận diện chủ ngữ tiếng Việt) Các tiêu chí hình

thức đó là:

- _ Đặc trưng vi trí của chủ ngữ là đứng trước vi ngữ

- _ Đặc trưng về tính không thé lược bỏ của chủ ngữ

- Dac trưng về sự phù ứng với động từ của chủ ngữ

- _ Đặc trưng về tính không phô quát

11

Trang 20

- C6 thê tham gia vào quá trình cải biến câu bị động (một đặc trưng của các

ngôn ngữ thiên chủ ngữ)

Sau này, E.Keenan đã vận dụng khái niệm đa nhân tố (Multi — Factor concept) dé

miêu tả một khái niệm chủ ngữ phổ quát trên cơ sở nghiên cứu hang trăm ngôn ngữtrên thế giới Theo tác giả, có thê lập ra một khái niệm chủ ngữ chung cho mọi ngônngữ, mà chủ ngữ trong mỗi ngôn ngữ, bằng cách này hay cách khác, đều có thể đạttới được ở một mức độ nào đó Tác giả đã lập ra một bộ gồm 30 tiêu chí, thể hiệntrên cả 3 bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, và hình thức Cách làm này tuy rằng cótính sáng tạo, nhưng trên thực tế không thé thành công, bởi các ngôn ngữ trên thégiới không cùng chung một loại hình nên chủ ngữ trong các ngôn ngữ không thêcùng có một bộ tiêu chí như vậy được, đó là chưa ké đến sự thé rằng không tìm thấyngôn ngữ nào mà chủ ngữ của nó thỏa mãn day đủ tất cả 30 tiêu chí như vậy (Cao

Xuân Hạo 1991).

Simon Dik, theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng hiện đại, đã phân biệt rõ

ràng ba bình diện chức năng của ngôn ngữ: nghĩa học, kết học, và dụng học Từ đó,

tác giả xác định chủ ngữ là một chức năng cú pháp thuộc bình diện chức năng cú

pháp “Chủ ngữ xuất hiện trong câu như một sự vận dụng một chức năng cú pháp dé

biéu hién mot số chức năng nghĩa học thuộc bình diện chức năng nghĩa học” [84:

13] Và tác giả định nghĩa chủ ngữ “như một thành tố chi cái thực thé được coi như

điểm xuất phát cho việc giới thiệu một sự tình trong đó nó tham gia Việc thuyết

minh chủ ngữ có thé được hỗ trợ nhờ những thuộc tính ngữ pháp” [84: 87-88].

Halliday cũng đề ra mô hình tam phân, nhưng cái gọi là “mô hình tam phân”trong ngữ pháp chức năng của Halliday không giống với mô hình tam phân trong

trình bay của Simon Dik Mô hình tam phân không chia theo ba bình diện nghĩa

học, kết học và dụng học, mà cả ba bình diện này đều thuộc mặt nghĩa (ý niệm —ideational, liên nhân — interpersonal, văn bản — textual) Trong đó, thành t6 chủ ngữđược tác giả đặt vào bình diện nghĩa liên nhân (như một thành tố trong cấu hình“thức+phần dư” dùng để thé hiện nghĩa liên nhân), khác han với các tác giả khácthường đặt vào bình diện cú pháp thuần túy.

12

Trang 21

Tuy nhiên, không phải học giả nào cũng đồng ý với quan điểm “chủ ngữ tồn

tại trong mọi ngôn ngữ” Có thé thấy luận điểm này trong các khuynh hướng ngữ vihọc (các tác gia di tìm các đặc điểm cấu trúc thuần túy của các kiểu kết cấu ngữ

đoạn như kết cấu hướng tâm và kết cấu ly tâm), trường phái miêu tả luận của Mỹ(L.Hjelmslev, Z.S.Harris miêu tả câu theo phương pháp thành tố trực tiếp và thủpháp thay thế, tuy rằng vẫn có đề cập đến cấu trúc hai thành phần) Đặc biệt sự phêphán sự phân đoạn chủ/vị có thể tìm thấy ở các tác giả như Tesnière và Fillmore, là

những tác giả theo khuynh hướng ngữ pháp ngữ nghĩa.

1.1.3 Khuynh hướng ngữ pháp ngữ nghĩa

L.Tesnière trong tác phẩm của minh đã dé hắn một chương dé bác bỏ sự tồntại của các khái niệm này (chủ ngữ, vị ngữ) và bênh vực cho quan điểm ngữ pháp

phụ thuộc của mình (dẫn theo Lê Xuân Thại, 1994 [61]) Theo L.Tesnière, câu chỉ

có một đỉnh duy nhất là vị từ trung tâm và các thành tố khác đều phụ thuộc hay bịkhống chế bởi vị từ trung tâm của câu Tác giả đã chỉ ra một số nhược điểm củangữ pháp truyền thống trong việc phân chia hai khái niệm “chủ ngữ - vị ngữ” và sựphê phán này đã nhận được sự ủng hộ của Ch.J.Fillmore Fillmore cho răng

Tesniére hoàn toàn đúng khi nhận ra

sự phân chia chủ ngit/vi ngữ là một sự nhập cảng vào lý thuyết ngôn ngữ

học từ cái logic hình thức của một khải niệm không được các sự thực của

ngôn ngữ ung hộ, và hơn nữa, ông cũng chủ trương rang sự phân chia đó đã

lam mờ di rat nhiễu cái song song về kết cầu giữa “chủ ngữ” và “bồ ngữ”.

Các loại quan sát mà một số học giả đã làm về những sự khác nhau giữangữ đoạn “vị ngữ” và ngữ đoạn “chỉ định” có thể được chấp nhận mà

không hê phải tin rằng sự phân chia chủ ngit/vi ngữ có đóng một vai trò,trong các quan hệ cú pháp kết cấu sâu giữa các thành tổ của các câu.

[29: 28-29]

Như vậy, các tác giả theo đường hướng ngữ pháp Tesnière cho rang, cấu trúc

cú pháp của câu thực ra là một nút động từ và các diễn tố xung quanh làm bổ ngữ

13

Trang 22

cho nó Về mặt ngữ nghĩa, câu gồm sự kiện (vi từ trung tâm) với các nhân vật (diễn

tố) và hoản cảnh (chu tố) Sự phan chia chủ ngữ/vị ngữ là hoàn toàn không xác

1.1.4 Khuynh hướng ngữ pháp tạo sinh

Tất cả các khuynh hướng lý thuyết ít nhiều đều có những mối liên quan, hoặc ítnhất cũng chung một tên gọi với thành phần “chủ ngữ” Nhưng trong ngữ pháp tạosinh, người ta cho rang, mô hình ngữ pháp không phải là cấu trúc phang (theo kiểu

dàn hàng ngang C-V-B) mà là cấu trúc tầng bậc Do đó, đơn vị trung tâm của cú

pháp không phải là các cau trúc (constructions) nữa, mà thay vào đó là các trungtâm chức năng (functional heads) Cái gọi là “chủ ngữ” trong ngữ pháp truyềnthống được thay thế bang thuật ngữ ‘specifier’ (yếu tố loại biệt), thể hiện quan hệgiữa các trung tâm chức năng trong mô hình (ngoài yếu tố loại biêt - specifier còncó các yếu tô bổ sung - complement) Nếu như trong ngữ pháp truyền thống, trongcâu chỉ có một chủ ngữ, thì theo ngữ pháp tạo sinh, nhân tổ loại biệt (specifier) có

thé có ở bat cứ quan hệ nào giữa các trung tâm chức năng (functional heads) Điều

này xuất phát từ việc quan sát thực tế: không có cái gọi là phổ niệm chủ ngữ giữa

các ngôn ngữ.

1.1.5 Khuynh hướng tri nhận

Muốn hiểu khuynh hướng tri nhận thì tốt nhất là đặt khuynh hướng này trongsự so sánh mang tính đối trọng với ngữ pháp tạo sinh Ngữ pháp tạo sinh là một loạicú pháp hình thức, gồm một tập hợp những nguyên tắc tổ chức các tín hiệu màkhông cần quan tâm đến nghĩa của chúng Như vậy ngữ pháp tạo sinh tiền giả địnhmột cách tiếp cận khách quan luận đối với sự tri nhận Trong khi đó, ngữ pháp trinhận cho răng các mô hình tri nhận (cognitive models) được gán nghĩa thông quamối liên hệ của chúng với kinh nghiệm, đặc biệt những kinh nghiệm có tính nghiệm

thân (embodiment) Theo đó, các thông số hình thức trong các kết cấu ngữ phápkhông độc lập với nghĩa mà là có nguyên do, và trong nhiều trường hợp thậm chí cóthé dự đoán trước dựa trên cơ sở ngữ nghĩa Theo cách hiểu như vậy, nhiều bình

14

Trang 23

diện của cấu trúc cú pháp là có nguyên do, hay là hệ quả dựa trên cấu trúc của các

mô hình tri nhận.

Lakoff muốn chứng minh rằng các phạm trù xuyên tâm/lan tỏa (radial) có

mặt trong ngữ pháp và chúng có cùng chức năng như là các phạm trù xuyên tâm

trong từ vựng, chủ yếu là làm rõ mối quan hệ tương liên giữa dạng thức và nghĩa,rằng phạm trù các cấu trúc của câu trong một ngôn ngữ được kiến tạo theo lối xuyêntâm, với một tiểu phạm trù trung tâm và nhiều tiểu phạm trù phi trung tâm Những

cau trúc câu phi trung tâm có quan hệ một cách hệ thông với các cau trúc câu trung

tâm theo kiểu lan tỏa, và quan hệ tương liên dạng thức-nghĩa của chúng phần lớnnảy sinh từ mối quan hệ dạng thức-nghĩa của các cấu trúc trung tâm.

Lakoff chỉ trích những lí thuyết ngữ pháp trước ngữ pháp tri nhận, chủ yếu làchỉ trích ngữ pháp tạo sinh, bằng những biện luận sau đây:

Thứ nhất, những lí thuyết về nghĩa được sử dụng bởi các lí thuyết ngữ pháp

đó nói chung là một phiên bản của ngữ nghĩa học khách quan luận (tức chỉ quan

tâm đến quan hệ giữa dạng thức biểu đạt và những đối tượng được biểu đạt trong

thế giới khách quan) Trong khi đó, ngữ nghĩa học tri nhận lại đòi hỏi những môhình ân dụ và hoán dụ cũng như sử dụng lí thuyết không gian tinh thần.

Thứ hai, những lí thuyết như thế không giải thích thỏa đáng các kết cau ngữpháp như là một thê sóng đôi trực tiếp của các thông số hình thức và các thông sốvề nghĩa.

Thứ ba, những lí thuyết như thế không đưa ra khái niệm thỏa đáng về phạm

trù, trong khi đó, những phạm trù xuyên tâm với trung tâm điển mẫu lại hết sức cầnthiết.

Thứ tư, những lí thuyết ngữ pháp đó vận hành với sự lưỡng phân quen thuộcgiữa tính dự báo và tính võ đoán Còn đối với ngữ pháp tri nhận, khái niệm về tínhcó lí do (motivation) là khái niệm cần thiết.

Thứ năm, các lí thuyết khác nối kết các trường hợp trung tâm với phi trungtâm thông qua cải biến cú pháp hoặc những công cụ tương tự, đại loại như như cácsiêu quy tac (metarules), các quy tắc rườm (redundancy rules) Những quy tắc như

15

Trang 24

thé thường dé chỉ phục vụ cho các mối quan hệ cú pháp Thay vào đó, ngữ pháp trinhận cần một khái niệm về “ecological location”, tức cần một tiểu phạm trù trung

tâm cộng với những kết nối từ các tiêu phạm trù phi trung tâm đến tiểu phạm tra

trung tâm Những kết nối như thế mang đặc trưng của cái mà ngữ pháp tri nhận gọilà các quan hệ “dựa trên” (“based on” relations) Chúng khác với các phép cải biếnở chỗ chúng có thể cụ thể hóa những quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ dụng, bao gồmcả những mô hình ân dụ và hoán dụ (ý này phê phán bộ máy hình thức của ngữ

phap tạo sinh, trong đó có những khái niệm được đặt ra chỉ mang tính bộ lọc

(filter)để phục vu cho các mối quan hệ hình thức, chuyển từ hình thức này sanghình thức khác Còn theo ngữ pháp kết cấu, mỗi cấu trúc có một nghĩa riêng, phảnánh một cách tri nhận riêng, và không có kết cấu nao là cải biến của kết cấu nào-

chúng tôi chú thích, ĐHD).

Thứ sáu, hầu hết các lí thuyết khác (ngoại trừ đáng ké là ngữ nghĩa học tạosinh) giả định rằng các phạm trù cú pháp và các quan hệ ngữ pháp đều mang tính

“tự trị”, tức độc lập hoàn toàn với nghĩa va cách sử dụng Trong khi đó, ngữ pháp tri

nhận lại cho rằng các phạm trù cú pháp va các quan hệ ngữ pháp đều có cấu trúcxuyên tâm, với một trung tâm điển mẫu có thé được dự đoán trên cơ sở ngữ nghĩa.Những thành viên phi trung tâm là những thành viên mở rộng, không phải là có thểđoán trước dựa trên cơ sở ngữ nghĩa nhưng lại có lí do điển hình về ngữ nghĩa hoặc

ngữ dụng.

Thứ bảy, hầu hết các lí thuyết khác (một lần nữa, loại trừ ngữ nghĩa học tạosinh) giả định răng những chế định cú pháp đối với sự xuất hiện một kết cấu làkhông thể đoán trước từ nghĩa của kết cấu đó Ngữ pháp tri nhận có quan điểmngược lại khi cho rang rất nhiều chế định cú pháp có thé đoán trước được dựa trên

cơ sở nghĩa.

Thứ tám, hau như tat cả lí thuyết khác đều giả định rằng có một sự phân chia

rõ ràng giữa ngữ pháp và từ vựng, với ngữ pháp làm nhiệm vụ cung cấp cấu trúc,

còn từ vựng cung cấp những từ có nghĩa để đưa vào các cấu trúc cú pháp Trong khi

16

Trang 25

đó, ngữ pháp tri nhận cho răng sự phân chia như vậy là không thuyết phục, rằng

thay vào đó có thê có một thé liên tục giữa ngữ pháp và từ vựng.

Thứ chín, hầu hết các lí thuyết hiện nay đều giả định rằng ngữ pháp thì độclập với sự tri nhận Trong khi đó, ngữ pháp tri nhận cho rang ngữ pháp phụ thuộcvào nhiều bình diện khác của sự tri nhận mà chúng ta có thé trình bày thông qua líthuyết điển mẫu, mô hình tri nhận, không gian tinh thần v.v Trên thực tế ngữ pháptri nhận cho rang các ngữ pháp được định nghĩa liên quan đến những hệ thống ýniệm phi phổ quát (Lakoff, trích từ Case Study 3: “7here-Construction” [105: 464-

Theo ngôn ngữ học tri nhận, bất cứ một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng cóthé được giải thích nhìn từ quan điểm tri nhận Cú pháp không phải là ngoại lệ Ngữpháp tri nhận đã giải thích mô hình cấu trúc cú pháp của câu trên cơ sở hệ thống trinhận, một hệ thống được tham vọng là có thé ap dung dé ly giải toàn bộ các hiện

tượng ngôn ngữ khác nhau Theo đó, Langacker cho rằng mô hình S-V-O phản ánh

mô hình tri nhận của sự phân đoạn (segregation) Hình (Figure - F) và Nền (Ground- G), cụ thé là: chủ ngữ (Subject) tương ứng với Hình (F), bổ ngữ (Object) tươngứng với Nền (G), còn động từ (Verb) tương ứng với đường dẫn (Path) biểu thị quanhệ giữa Hình (F) và Nền (G) Hai khái niệm khác, phần nào tương ứng với Hình vàNền, được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ học tri nhận, là Vật được định vị(Trajector) và Mốc định vi (Landmark), theo đó lối đi (path) luôn bắt đầu từTrajector (tương đương với F) đến Landmark (tương đương với G) và sẽ có nhiềukiêu đường dẫn (path) khác nhau.

Nguyên tắc này áp dụng tốt nhất cho trường hợp những câu đối xứng(symmetrical construction), kiểu như : “Cô ấy giống em gái tôi”/ “Em gái tôi giốngcô Ấy”, theo đó chọn F (yếu tố trội) chính là chọn vi trí chủ ngữ Tuy G không nồitrội bằng F, nhưng G cũng quan trọng vì nó là mốc dé qui chiếu (point of referent).

Khi áp dụng phân đoạn F và G vào cú pháp, một số tác giả (như Ungerer,Schmid) đề nghị các thuật ngữ Hình cú pháp (syntactic figure) và Nền cú pháp

(syntactic ground).

17

Trang 26

Các nhà ngôn ngữ hoc tri nhận tiếp tục mở rộng hệ thống tri nhận, áp dụng

cho các vai nghĩa Họ cho rằng từ kinh nghiệm, chúng ta biết rang có thé gây mộtchuyền động hay tác động vật lí nào đó đối với các đối tượng khác, đó là đặc điểm

của tác thé (Agent) Còn đối tượng chịu tác động từ bên ngoài và bị thay đổi, bịchuyển dịch sẽ mang đặc điểm của bị thể (Patient) Vai công cụ (Instrument) đượcxem như là vật trung gian giữa Agent và Patient, còn vai nghiệm thê (Experiencer)dùng để chỉ người can dự vào một hoạt động tinh thần, một trạng thái tình cảm.

Cả 4 vai này đều có thé làm chủ ngữ, ví dụ:

- Cô ấy gọt táo.-Cô ấy thích táo.

-Cái này cắt giấy dễ hơn.

-Kính vỡ.

Tuy nhiên vai tác thé (Agent) được chọn vào chủ ngữ thường xuyên hon Tạisao như vậy? Langacker giải thích đó là dựa trên kinh nghiệm của chúng ta về

tương tác giữa người và vật.

Loại tương tác cơ bản nhất, đó là tương tác tiếp xúc về vật lí Talmy nêu kháiniệm lực vật ly (force dynamics) còn Langacker thì nêu khái niệm “sự truyền nănglượng” (energy transmission) dé giải thích cấu trúc của câu Theo đó, sẽ có một thựcthé đảm trách việc phát năng lượng (be charged with energy), thực thé này tiếp xúcvới thực thê thứ hai, và năng lượng sẽ được truyền đi và được tiếp nhận bởi thực thé

thứ hai.

Trong trường hợp chỉ có tác thể (Agent) và bị thể (Patient) được biểu thịtrong câu (như trong “Cô ấy gọt táo”) thì hiển nhiên là tác thể (Agent) là thực thécấp năng lượng, và bị thể (Patient) là thực thể hấp thụ năng lượng Vì tác thê

(Agent) là thực thể khởi phát năng lượng cho nên tác thể (Agent) là yếu tố trội

(prominent) nhất, vi thé xu hướng tất yếu là tác thé (Agent) sẽ được biểu đạt như làHình cú pháp (syntactic figure), tức chủ ngữ, còn Patient thì được biểu đạt như Nềncú pháp (syntactic ground), tức bé ngữ.

18

Trang 27

Đối với những câu không có bổ ngữ như “Kính vỡ”, ngôn ngữ học tri nhận

giải thích là do không có năng lượng nào được truyền đi (emitted) nên không có

việc xác lập tiếp xúc vật lí với thực thể khác, và do đó không có Nền tri nhận

(cognitive ground) nào được xác lập Hệ quả, câu sẽ là câu không có bổ ngữ.

Đến đây, van đề có thé được đặt ra là: “chủ ngữ có thật sự ton tại hay không?”hay đây chỉ là một công cụ thuần túy của các nhà cú pháp hoc dùng dé miêu tả cautrúc cú pháp của câu theo quan điểm lí thuyết nào đó? Tạm gác lại những tranh luậnvề lí thuyết ở cấp độ ngôn ngữ học đại cương, vốn dễ dẫn chúng ta đi quá xa so vớimục đích của luận án, trong phần tiếp theo đây, chúng tôi chỉ tập trung thảo luậnvan đề nay trong tiếng Việt.

1.2 Các quan điểm nghiên cứu chủ ngữ trong tiếng Việt

Như đã nói trên đây, cặp thuật ngữ chủ vị đã xuất hiện lần đầu tiên trong tiếngViệt dưới tên gọi “chủ từ, vị từ”, trong cuốn Từ điển Annam — Lusitan — Latinh xuất

bản tại Rome năm 1651 Tác giả A.de Rhodes đã có những ghi chú, được trình bày

dưới dạng các luật, về chức năng của từ trong câu tiếng Việt Lịch sử nghiên cứu cúpháp tiếng Việt cho thấy trong một thời gian dài người ta đã áp dụng nguyên cáchhiểu về “chủ ngữ” trong các ngôn ngữ châu Âu vào tiếng Việt, đặc biệt là trong các

sách ngữ pháp nhà trường.

Cách định nghĩa đơn giản theo ngữ pháp truyền thống nhằm mục đích giới thiệucác khái niệm cơ bản về thành phần câu đã được áp dụng trong chương trình dạy ởnhà trường từ rất lâu Cách định nghĩa như vậy hầu như không quan tâm gì đếnnhững xu hướng ngữ pháp khác, đặc biệt là đối với ngữ pháp chức năng, điều nàycó thé giải thích bởi lí do sư phạm.

1.2.1 Quan điêm “câu tiêng Việt có chủ ngữ”

Trong các nghiên cứu sơ khai về ngữ pháp tiếng Việt, hầu hết các tác giả đềuthống nhất quan điểm “tiếng Việt có chủ ngữ” Khi đó, ngữ pháp tiếng Việt chịuảnh hưởng nặng nề của nghiên cứu ngữ pháp châu Âu, với một khung lý thuyết về

19

Trang 28

chủ ngữ - vị ngữ theo đúng khuôn hình câu của các ngôn ngữ biến hình, mặc du

trong các ngôn ngữ châu Âu, chủ ngữ được định nghĩa như một bộ phận quyết địnhdạng thức của động từ đi sau nó, gọi là “sự phù hợp của động từ”, trong khi tiếng

Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không có biến hình từ Các mục sau đây sẽ làm rõhơn các khuynh hướng thừa nhận có chủ ngữ trong tiếng Việt.

1.2.1.1 Khuynh hướng truyền thong

Ngữ pháp truyền thống cho rằng một câu trong tình trạng bình thường sẽ gồm cóhai thành phần chủ yếu là chủ ngữ và vị ngữ Quan niệm này có những hạt nhân hợp

lý của nó, đó là vừa phù hợp thực tế (áp dụng được với rất nhiều ngôn ngữ, bằngchứng là đã tồn tại cả nghìn năm nay ở các biến thé ngữ pháp nhà trường), vừa phù

hợp logic (chỉ dựa vào một tiêu chuẩn là chức vụ), vừa phân biệt được cái chính vàcái phụ Trong tình trạng bình thường, câu bao gồm hai thành phan chính cốt: chủngữ là đối tượng hay sự việc mà vị ngữ tường thuật về đặc trưng của nó (hoạtđộng, tính chất hay chủng loại), và vị ngữ là thành phần tường thuật về chủ ngữ.Hai thành phan này gan bó với nhau chặt chẽ và thường dựa vào nhau mà tồn tại.

Chúng làm thành nòng cốt câu, không phụ thuộc thành phần nào khác.

Nhưng nếu lấy đó làm căn cứ thì chưa phải là dựa vào tiêu chuẩn ngữ pháp màmới chỉ là dựa vào ý nghĩa của câu nói và một giả định về sự tương ứng hoàn toàngiữa câu (đơn vị ngôn ngữ) và phán đoán (đơn vị của logic) Quan điểm như vậychịu ảnh hưởng của logic rất rõ Có thé phân biệt những biến thé khác nhau thuộcvề khuynh hướng truyền thống như sau:

a Khuynh hướng từ bản vị

Các tác giả Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim trong Việt Nam văn

phạm (1940) mô tả thành phần câu tiếng Việt bằng việc mô phỏng cách phân tích

mệnh đề của ngữ pháp duy lý (vốn phổ biến trong ngữ pháp nhà trường Pháp), xácđịnh thành phần câu thực chất là phân loại các thực từ trong lời nói theo từ loại và

20

Trang 29

hình thái của chúng, theo đó từ loại và hình thái của từ có liên hệ mật thiết với chức

năng của từ trong câu.

b Khuynh hướng “cú bản vi”

Phan Khôi trong Việt ngữ nghiên cứu (1955) chủ trương “cú bản vị” và “đỗgiải”, phân biệt 6 thành phần câu, xếp vào 3 loại “thành phần chủ yếu, thành phần

liên đới, và thành phần phụ gia” Trong đó, chủ ngữ thuộc vào thành phần chủ yếu

cùng vị ngữ, và được định nghĩa “Khi nói, phải là nói về “cái gì” ấy tức là “chủ thể”trong câu Chủ thể hoặc là người, hoặc là sự vật Cái từ chỉ về chủ thé ay goi la “chu

ngữ”, “chủ ngữ” đã đứng đại biểu cho người hoặc sự vật là chu thé, cho nên thường

phải dùng thực thé từ là danh từ hay đại từ” [50: 196-197] Quan điểm này đượcNguyễn Lân (1956), Phan Ngọc (1957) tán thành ở những điểm cơ bản, và tác giảNguyễn Lân đã là người đầu tiên đưa thuật ngữ “chủ ngữ” vào day cho học sinh phố

Các định nghĩa chủ ngữ này cũng mới chỉ là một sự áp dụng thuần túy cáchđịnh nghĩa các thành phần mệnh đề của logic.

c Khuynh hướng chịu ảnh hướng của chủ nghĩa cấu trúc châu Âu

Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê gọi thành phần chủ ngữ là “chủ từ” vàquan niệm rằng đó là thành phần có vai trò làm chủ trong câu, phân biệt với thànhphan chủ đề Ví dụ trong câu: “Thu Giáp đã gửi rồi” thì “tư là chủ đề, “Giáp” là

chủ từ, “gửi rồi” là thuật từ Theo suy nghĩ của chúng tôi, lỗi nói truyền thống “chủ

từ-động từ” của ngữ pháp nhà trường Pháp ghi nhận cách tiếp cận “từ bản vị” có lẽchỉ thích hợp với các ngôn ngữ ở Châu Âu, cách hiểu này không hợp logic [đồngthời dựa vào hai căn cứ khác nhau đề phân định thành phần câu: vừa dựa vào chứcnăng (chủ từ), vừa dựa vào từ loại (động từ)], và không phù hợp thực tế của nhiềungôn ngữ (bộ phận thứ hai của câu trong nhiều ngôn ngữ không những có thể dođộng từ, tính từ biểu thị mà còn do những từ loại khác biểu thị như danh từ, số từ,thậm chí phó từ ), không phân biệt được cái chủ yếu và cái thứ yếu (túc từ khôngthé xếp ngang hàng với chủ từ).

21

Trang 30

Yu.K.Lekomtsev (1964) và L.C.Thompson (1965), vận dùng phương pháp phân

tích thành tố trực tiếp (IC) của trường phái miêu tả thời bấy giờ để nghiên cứu câutiếng Việt Yu.K.Lekomstev, theo tinh thần của Ngữ vị học Đan Mạch biểu diễn sơ

đồ đầy đủ cấu trúc câu đơn tiếng Việt theo tầng bậc của các thành tố trực tiếp:

El- (E2- (E3 ( (E5- (E6-(E7- (E9-E8) )- E6) )-E4 ) ) )

E5-K5 (Lekomtsev - Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2002 [41]).

Cũng dựa vào phương pháp phân tích thành tổ trực tiếp nhưng Thompson cómột kiến giải khác về cấu trúc câu tiếng Việt, theo đó chủ ngữ truyền thống được

xếp hang chung với các thành phan chỉ thời gian, vi trí v.v ở đầu câu, với tên gọichung là các bổ ngữ tiêu điểm, được phân định với phan câu còn lại nhờ tác tử “thì”với chức năng đánh dấu bồ ngữ tiêu điểm (Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2002 [41]).Có thé thay, cho du giải pháp cụ thé có khác nhau nhưng Lekomtsev va Thompsonđều cố găng hình thức hoá tiêu chí nhận diện thành phần câu, áp dụng cho một ngôn

ngữ don lập như tiếng Việt Cũng trong xu hướng này, về sau còn có những cố gắng

khác, dùng các tiêu chí hình thức khác nhau dé xác định thành phan câu tiếng Việt(trong đó có chủ ngữ) Mặc dù chưa thật sự đem lại kết quả thuyết phục nhưngnhững cô gang nay là rất đáng ghi nhận".

d Khuynh hướng dung hoà hai quan điểm “lý thuyết từ tổ” và “ngữ pháp truyềnthông”

Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt — Câu” (1980) quan niệm “kết

cầu CV là đơn vị cú pháp nhỏ nhất trong tiếng Việt”, Hoàng Trọng Phiến cho rằng

'G các sách giáo khoa tiếng Việt ở bậc tiểu học, việc dùng hình thức dùng câu hỏi để hướng dẫn học sinh

nhận diện chủ ngữ trong câu kê vân là cách làm được châp nhận rộng rãi nhât hiện nay.

22

Trang 31

“ý nghĩa của chủ ngữ là ý nghĩa biểu thị đối tượng” Đối tượng này có quan hệ với

vị ngữ về phương diện chủ thé của hành động, chủ thé sở hữu, chủ thé tiếp nhận,chủ thé phẩm chat.v.v Chủ ngữ còn có ý nghĩa như là một chủ tố, còn gọi là yếu tố

trung tâm thu hút các yêu tổ biên dé làm thành nhóm chủ ngữ” [56: 111].

Trong Câu chủ vị tiếng Việt (1994), Lê Xuân Thai van g1ữ quan điểm của truyềnthống khi cho rằng, “chủ ngữ là thành phần nêu lên đối tượng mang đặc trưngđược thuyết định ở vị ngữ” Vị trí của chủ ngữ thường đứng “trước vị ngữ” Và từđó, tác giả kết luận “trong tiếng Việt, cấu tạo của câu chủ vi tương ứng cầu tạo củamệnh đề trong logic” [61: 37] Nhưng tương ứng này chỉ là kết quả của sự nghiêncứu được tiến hành trong điều kiện cô lập ngữ cảnh, ở dạng lí tưởng, còn trong giaotiếp thực tế thì ngôn ngữ và logic không thê đồng nhất với nhau đơn giản như vậy.Định nghĩa này không khác gì so với kiến giải của ngữ pháp ký hiệu học về chủngữ.

1.2.1.2 Khuynh hướng hiện đại

a Khuynh hướng chịu ảnh hưởng của ngữ pháp Tagmemic

Trong công trình “A Tagmemic comparison of the structure of English and

Vietnamese sentences” (1971), so sánh cấu trúc tiếng Anh va tiếng Việt, tác giaDương Thanh Binh đã áp dụng thao tác của ngữ pháp Tagmemic dé miêu tả cú pháp

tiếng Việt Theo đó, tác giả phân tích từ cấp độ câu đến cấp độ từ gồm 4 cấp độ, và

chủ ngữ thuộc cấp độ thứ 2 — cấp độ thân câu.

Cấp độ đầu tiên gồm 1 thân câu (làm nòng cốt) và những tiền trạng ngữ, hậu

trạng ngữ bồ nghĩa cho nó Cấp độ thứ hai là cấp độ thân câu, gồm chủ ngữ va cumvị ngữ Cấp độ thứ ba là cấp độ vị ngữ, gồm một hạt nhân vị ngữ và những bồ tố

đứng trước hoặc sau bồ nghĩa cho nó Cấp độ thứ tư là cấp độ hạt nhân vị ngữ, gồm4 vị trí lần lượt là vị ngữ (Verbal position), tiểu ngữ (Particle position), tân ngữ

(Object position) và bổ ngữ (Complement position).

23

Trang 32

Mô hình cấu trúc này cũng nhận được sự đồng tình của Nguyễn Đăng Liêm

(1972), khi tác giả áp dụng phương pháp của ngữ pháp Tagmemic kết hợp với môhình của ngữ pháp Cách dé miêu tả cau trúc câu tiếng Việt.

Khuynh hướng chịu ảnh hưởng của ngữ pháp Tagmemic rất gần với chủ nghĩamiêu tả Mỹ Khi áp dụng vào tiếng Việt, khuynh hướng này đã cho thấy sự cân đốitrong mô hình cấu trúc câu, nhưng cũng đồng thời thể hiện sự trừu tượng, phức tạp

mà những mô hình toán học thường đem lại khi áp dụng vào việc miêu tả ngôn ngữ.

b Khuynh hướng nghiên cứu theo ngữ pháp ngữ nghĩa

Ngữ pháp tiếng Việt (1989) của Diệp Quang Ban chủ trương kết hợp cả bình

diện ngữ nghĩa lẫn bình diện ngữ pháp khi xem xét chủ ngữ Theo Diệp Quang Ban,

chủ ngữ “là yếu tố do ý nghĩa của vị tố ấn dịnh với tư cách là thực thể mang đặctrưng hay quan hệ nêu ở vị tố, do đó chủ ngữ có quan hệ chặt chẽ với vi tố về mặtnghĩa” Về hình thức, chủ ngữ trực tiếp đứng trước vi tố (vi trí hình thức đặc thù củachủ ngữ tiếng Việt) Chủ ngữ cần phải được phân biệt với bổ ngữ, đó là cả hai đềuchịu sự ấn định về phương diện nghĩa một chiều từ vị tố, chủ ngữ phải có một giá trị

ngữ pháp nào đó với vị tố, nó là yếu tố nêu lên cái cơ sở cho sự triển khai ý nói ở vị

tố, còn bồ ngữ lại chịu sự chi phối của vị tố về nghĩa và cú pháp.

“Thanh phan câu tiếng Việt" (1998) của hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Văn Hiệp chỉ ra nhược điểm của một số ý kiến cho rằng “chu ngữ chiếm vịtrí đầu tiên trong câu hoặc vi trí trước vi ngữ” cũng như việc sử dụng câu hỏi dé xácđịnh chủ ngữ Từ việc phân tích các nhược điểm này, các tác giả của cuốn “Thành

-phần câu tiếng Việt” đã xác lập khái niệm chủ ngữ và phương pháp nhận diện chủngữ dựa vào khuôn cấu trúc nguyên nhân Các tác giả đã đưa ra những tiêu chí hình

thức dé phân biệt chủ ngữ với các thành phan câu khác, đặc biệt phân biệt chủ ngữ

với bổ ngữ, là van đề ít được quan tâm trước đó trong Việt ngữ học Ngày naychúng ta đều biết, thực chất của cách phân chia loại hình học cú pháp, đối lập cácngôn ngữ đối cách (accusative) và các ngôn ngữ chủ cách (ergative) chính là dựa

trên sự đối lập hình thức nhằm phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ trong câu Nói như T.

24

Trang 33

Givón, có thể xem “việc xác định một cách hình thức chủ ngữ trong câu chỉ là mộtphan của việc phân biệt chủ ngữ và bổ ngữ” [1984] (dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp —

2002 [41]).

Tuy nhiên, trong bài báo “Chủ ngữ tiếng Việt qua kinh nghiệm một nhà nghiêncứu tiếng Nhật" (2005) Lê Hoàng đã có nhận xét rằng cách giải quyết vấn đề nhậndiện chủ ngữ tiếng Việt bằng thủ pháp hình thức ““đặt vào khuôn kiến trúc nguyênnhân” một mặt là “hợp logic”, tuy nhiên mặt khác sẽ gặp phải nhiều khó khăn, bởi

vì danh sách các động từ khiên động dé cấu tạo khuôn kiến trúc nguyên nhân là một

danh sách không khép kín, nên khi một yếu tố không thoả mãn được phép thử vớikhuôn kiến trúc nguyên nhân nào đó, ta vẫn không thê kết luận được bản chất củanó nếu chưa kiêm tra các khuôn kiến trúc nguyên nhân khác, với các động từ khiênđộng khác, và đây qua là một nhiệm vụ bat kha thi, không thé thực hiện được (vikhông biết khi nào thì qui trình kiểm tra này mới kết thúc).

Theo ý kiến của chúng tôi, dựa vào các thủ pháp hình thức va dùng phép thử dé

xác định chủ ngữ là một ý kiến xác đáng Tuy cách làm này vẫn vấp phải khó khăn

như Lê Hoàng đã chỉ ra (nhiều trường hợp không qua được phép thử của khuôn kiếntrúc nguyên nhân), nhưng chúng tôi cho đó chỉ là những trường hợp không điển

hình Trong ngôn ngữ tự nhiên, bao giờ cũng có những ngoại lệ Những ngoại lệ có

thé rất gần với mẫu điển hình, cũng có thé rất xa, tùy theo nó đáp ứng được bao

nhiêu tiêu chí nhận diện chủ ngữ Và nếu chúng ta chấp nhận ngoại lệ này, thì việc

giải quyêt vân đê chủ ngữ sẽ trở nên đơn giản hơn rât nhiêu.

c Khuynh hướng chấp nhận đa giải pháp trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt

Dé tìm ra một cách giải quyết thỏa đáng hơn, các nhà nghiên cứu đã chọn con

đường tổng hòa các giải pháp Theo đó, khái niệm “chủ ngữ” van được chấp nhậnvà áp dụng dé phân tích câu, nhưng đồng thời đi cùng với nó là khái niệm “đề ngữ”,mà Trần Ngọc Thêm có lẽ là người đầu tiên áp dụng cách lí giải này.

Tran Ngọc Thêm dùng song song hai cặp khái niệm Dé/Thuyét và Chủ/Vị và haicặp quan hệ này hoàn toàn không đồng nhất với nhau, theo đó cau trúc Chủ/Vị đóng

25

Trang 34

vai trò như các cau trúc nòng cốt bộ phận của cấu trúc Dé/Thuyét Tác giả đã xác

định 4 kiểu cấu trúc đề - thuyết nòng cốt là: nòng cốt đặc trưng (C-Vđ), nòng cốtquan hệ (C-Vq-B), nòng cốt tồn tại (Tr-Vt-B), và nòng cốt qua lai (x V->yV’), trong

đó có 2 nòng cốt chủ- vị hoàn chỉnh (nòng cốt đặc trưng và nòng cốt quan hệ) vàmột nòng cốt chủ- vị không có chủ ngữ (nòng cốt tồn tại) Giải pháp này chỉ khácvới cách phân tích theo quan điểm chủ - vị ở chỗ, câu trúc qua lại được coi như làcâu đơn có một nòng cốt đề thuyết chứ không phải là một câu ghép với hai nòng cốt

chủ vị theo quan điểm truyền thống Điều đó cho thấy giải pháp của Trần Ngọc

Thêm chưa thực sự thoát li khỏi cach tiếp cận chủ vị Hơn nữa, quan niệm phần Đềlà “trung tâm ngữ pháp” (trung tâm tô chức) của câu” và kết hợp với phần thuyết là“trung tâm ngữ nghĩa” cho thấy tác giả đã không chọn dứt khoát đứng ở địa hạt ngữpháp hay ngữ nghĩa dé xác định nòng cốt câu mà có lẽ là kết hợp của cả hai địa hạt

Cuối thập ki 70, đầu thập ki 80, dựa vào những nghiên cứu về chủ ngữ phô quát

như của Keenan (Tiến tới một định nghĩa pho quát cho chủ ngữ - 1976), Ch Li và

Sandra Thompson đã có một sự phân loại loại hình học mới, phân chia ra các ngôn

ngữ thiên chủ ngữ (subject-prominent) hay thiên chủ đề (topic-prominent) Cácngôn ngữ thiên chủ đề là các ngôn ngữ mà trong đó, các danh ngữ đáp ứng đượcmột số lượng quá it oi các thuộc tính được dùng làm tiêu chí xác định chủ ngữ phố

quát đó, tức chúng ít “ra vẻ là chủ ngữ” Các tác giả đưa ra một bảng tiêu chí để

phân biệt giữa đề ngữ và chủ ngữ trong câu.

Những tiêu chí phân biệt chủ ngữ và đề ngữ của Li và Thompson có tác dụng rấtlớn trong việc áp dụng vào phân tích cau trúc câu tiếng Việt, và xác định loại hìnhhọc cú pháp của tiếng Việt Theo cách xác định này, Dyvik chỉ ra tiếng Việt cũngđược xác định là ngôn ngữ thiên chủ đề [85] Tuy nhiên, bởi khả năng tiếng Việt cóthé có cấu trúc bị động, nên người ta có quyền nghĩ đến mầm mống của một cautrúc chủ vị song song, tách biệt han với cấu trúc Dé- Thuyết [85: 63] Trong nghiên

cứu của Dyvik, tiếng Việt có khả năng tồn tại cả chủ ngữ và chủ đề.

26

Trang 35

Cũng mang tinh thần của cấu trúc Đề-Thuyết, nhưng với tên gọi khác là cau trúcDé-Dién, Dũng Vũ trong “Tiếng Việt và ngôn ngữ học hiện đại — Sơ thảo về cú

pháp”, với một cố gắng phân tích cấu trúc cú pháp tiếng Việt trên cơ sở so sánh với

một loạt cấu trúc cú pháp của các ngôn ngữ khác (Anh, Đức ) đã chỉ ra rằng“Ngôn ngữ châu Âu thiên về cấu trúc chủ vị (subject-predicate) Theo cấu trúcnay, vị từ trong câu lệ thuộc vào chủ ngữ trong câu Tiếng Việt cũng có cau trúc nàynhưng cũng có trường hợp chủ thé không nằm trong câu” Việc xác định chủ ngữphải dựa vào vai theta của vị từ hạt nhân (vai tham tố) theo nguyên tắc “vai thetatương đương với một tham số năm dưới dạng một tập hợp các quan hệ chủ đề dính

chum thành một” [120: 260].

Một tác giả khác chap nhận cach tiếp cận da giải pháp là Diệp Quang Ban trong“Ngữ pháp tiếng Việt? (2005) Diệp Quang Ban áp dụng mô hình ngữ pháp chứcnăng của Halliday và phân tích cấu trúc câu tiếng Việt thành 4 kiểu cấu trúc, trong

đó có 3 cấu trúc thực hiện chức năng (cau trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thức, cấutrúc đề thuyết) và 1 cấu trúc cú pháp (cau trúc chủ vị) Phân tích phối hợp cả 3 kiểu

cấu trúc (cấu trúc cú pháp, cấu trúc nghĩa biéu hiện, cấu trúc đề thuyết), sẽ làm rõthêm mối quan hệ và sự khác biệt giữa chúng (theo tác giả thì cấu trúc thức khó cóthé phân tích kết hợp được) Ví dụ:

Bang 1.1 Vi dụ (1) phân tích phối hop 3 kiểu cầu trúc của câu

Giáp tặng Ti quyền sách ayCTCP Chủ ngữ Vị tố Tân ngữ gián tiếp | Tân ngữ

CT NBH Động thê Động Tiệp thé Đích thể

CT ĐT Đề Thuyết

Bảng 1.2 Vi dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu cau trúc của câu

Quyền sách ấy Giáp tặng Ti

CTCP Đề ngữ Chủ ngữ Vị tố Tân ngữ gián tiếp

CT NBH Đề tài (đích thé) | Động thé Động Tiếp théCT ĐT Đề Thuyết

27

Trang 36

Ứng với cau trúc cú pháp, cau trúc nghĩa biểu hiện, câu trúc đề thuyết, theo cáchnhìn của Halliday, tác giả phân biệt thành ba kiểu chủ thể có mặt trong câu: chủ thểngữ pháp (thường gọi là chủ ngữ), chủ thể logic và chủ thê tâm lí [6: 50-51] Theođó, cách diễn đạt các kiêu chủ thé có thể biểu diễn như các bảng 1.3, 1.4, 1.5, 1.6:

Bang 1.3 Ví dụ (1) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu

Giáp tặng Tị quyền sách ấy

Chủ ngữ

Chủ thể logic

Chủ thê tâm lý

Bảng 1.4 Ví dụ (2) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu

Quyển sách ấy Giáp tặng Ti

Chủ thể tâm lý Chủ ngữ

Chủ thê logic

Bảng 1.5 Ví dụ (3) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu

Ti duoc Giáp tặng quyền sách ấy

Chủ ngữ | Chủ ngữ 2

Chủ thé tâm lý Chủ thé logic

Bang 1.6 Ví dụ (4) phân tích phối hợp 3 kiểu chủ thể có mặt trong câu

Trong tủ Có Chuột

Chủ thê tâm lý Chủ thê logic

Trong đó, kiểu (4) (bảng 1.6) theo tác giả là câu tồn tại, không có chủ ngữ.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, không có cơ sở nào đề có thê đặt 4 kiểu cấu trúc

(câu trúc nghĩa biêu hiện, câu trúc thức, câu trúc đê thuyet, câu trúc chủ vi) ngang

28

Trang 37

hàng với nhau, đặc biệt việc đặt cấu trúc cú pháp song song với 3 cấu trúc chuyển

tải 3 loại nghĩa khác nhau (nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản) đã

làm mất đi tính logic chặt chẽ trong ngữ pháp Halliday So với 3 loại cấu trúc đùngđể thực hiện chức năng rõ ràng là cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thức, cấu trúcđề thuyết thì theo Diệp Quang Ban, cấu trúc cú pháp hoàn toàn không có chức năngngữ nghĩa nào như vậy, nó chỉ là cấu trúc “cho thấy cách tổ chức chung của cáckiểu câu có thé có trong một hệ thống ngôn ngữ cụ thé, giúp làm rõ các đặc điểm về

cú pháp của ngôn ngữ đó” [5: 59].

Cũng với một nhận định như vậy về cách lồng ghép cả ba bình diện với 4 kiểucấu trúc dé phân tích cấu trúc câu tiếng Việt của Diệp Quang Ban, tác giả NguyễnHồng Cồn (2009) đề xuất một giải pháp áp dụng cho việc phân tích cấu trúc cú pháptiếng Việt Đó là việc chấp nhận cấu trúc chủ vị khi xem xét van đề dưới góc độ loạihình và phổ niệm ngôn ngữ Tác giả cho rằng việc phủ nhận hoàn toàn khái niệm

chủ ngữ đã “vạch ra một ranh giới quá rạch ròi, thậm chí gần như đối lập giữa tiếngViệt và các ngôn ngữ được coi là chỉ có chủ đề mà không có chủ ngữ với các ngôn

ngữ chỉ có chủ ngữ mà không có chủ đề, một sự đối lập mà ngay cả các tác giả đềxuất phân biệt các loại hình “thiên chủ ngữ” và “thiên chủ đề” cũng chưa nói tới”[11: 5] Từ đó, tác giả “xác nhận vai trò của cấu trúc chủ vị với tư cách là cấu trúccú pháp của cú nhằm mã hóa nghĩa biểu hiện của nó và vai trò của cấu trúc đề -

thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu nhăm tô chức và truyền đạt một thông

điệp” [11: 1] Như vay, ket câu chủ - vi theo quan diém của tác giả được day xuônglà cầu trúc cú pháp của cú chứ không còn là của câu nữa Tuy nhiên, giải pháp naycũng chỉ mới là kiên giải riêng của tác giả trong mong muôn minh định các kháiniệm cơ bản được dùng trong miêu tả cú pháp.

12.2 Quan điểm “câu tiếng Việt không có chủ ngữ” hay chủ ngữ không phải là

nhãn hiệu can thiết dé miêu tả cau trúc câu tiếng Việt

Ngay từ năm 1965, Thompson đã nhận định rằng “tiếng Việt không có chủ ngữ

ngữ pháp (grammatical subject) mà chi có chủ dé logic (logical subject)” [117].

29

Trang 38

Thompson cho rằng không cần phân thứ hạng của chủ ngữ và bổ ngữ Cách phân

tích thành tố trực tiếp của Thompson cho thấy cấu trúc câu tiếng Việt là một kết cầu

tiêu điểm (Focal construction) “tạo ra những ngữ hạn định với vi từ là đỉnh (head)hay tâm Các loại thé từ, ngữ thé từ, và thậm chí vị từ xuất hiện như là các b6 ngữtiêu điểm” [117] Những miêu tả của Thompson về câu tiếng Việt thực chất đã tạocơ sở dé một số nhà nghiên cứu sau này xếp tiếng Việt vào nhóm “ngôn ngữ thiênchủ đề” Phần lớn những gì được ông gọi là bô ngữ chủ dé và các loại bổ ngữ khác

về sau được những người tuyên bố theo ngữ pháp chức năng trong tiếng Việt gọi là

phần Đề trong cấu trúc Đề - Thuyết, với tư cách cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt(Cao Xuân Hạo, 1991) Có thé nói, theo cách tiếp cận của Thompson thì không chỉtiếng Việt mà tất cả các ngôn ngữ đơn lập khác đều sẽ không có chủ ngữ.

Chịu ảnh hưởng của “Lý thuyết phân đoạn thực tại” cùng những nghiên cứu vềcái gọi là “phối cảnh chức năng” của câu, Lưu Vân Lăng đã sớm áp dụng khái niệm

Dé/thuyét để miêu tả nòng cốt câu tiếng Việt, thay cho cấu trúc chủ ngữ - vị ngữtrước kia (1968) Ông cho rằng, đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng

Hán hay tiếng Việt, việc “phân biệt đề - thuyết khác chủ - vị cũng như phân biệt chủngữ khác chủ đề, hay chủ ngữ tâm lý, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, hình thức khácvới chủ ngữ logic, ngữ nghĩa, không những không cần thiết mà còn thiếu căn cứvững chắc chỉ cần phân biệt phân tích ngữ pháp với phân tích thông tin mới” là

được [52: 327] Và do vậy, “khái niệm chủ - vị trong ngôn ngữ học truyền thống

không những không chính xác, mà thuật ngữ, nhất là chủ ngữ subject dé gây ra

những sự hiểu nhằm, vì nó gắn liền với khái niệm chủ thể” [52: 327].

Lưu Vân Lăng quan niệm “đề và thuyết là những thành tố nòng cốt cấu tạo nên

nòng cốt câu, hạt nhân đề thuyết là cau trúc hạt nhân của câu/ Đây chính là cấu trúc

tối giản.” [52: 327] Về bản chất, cặp khái niệm mà Lưu Vân Lăng sử dụng, có tácgiả cho rằng thực chất nó không khác gì cặp khái niệm chủ ngữ/vị ngữ của truyềnthống, và khác xa với cặp khái niệm Sở đề/Sở thuyết mà Cao Xuân Hạo dùng sau

này (Nguyễn Văn Hiệp, 2002).

30

Trang 39

Các tác giả của UBKHXH trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983) cũng phân chia câu

theo cau trúc đề - thuyết Thành phần đề ngữ xét về qua trình tư duy là một yếu tố

của cấu trúc biểu thị một phán đoán, một sự phản ánh tương đối đầy đủ của một

thực tại nhất định vào nhận thức Đề ngữ thể hiện sự vật, hiện tượng, chủ đề đượcnói đến Xét về quá trình thông báo, đề ngữ là yếu tố thứ nhất của cau trúc biểu thị“nói cái gì” Về trật tự, đề luôn đứng trước thuyết Cách gọi “đề ngữ” củaUBKHXH về mặt tên gọi trùng với cách gọi của ngữ pháp chức năng sau này,nhưng về bản chất thì không có gì khác với thành phần chủ ngữ của ngữ pháp

truyền thống Nhận xét này càng xác đáng hơn khi theo quan niệm của các tác giảUBKHXH,, trong tiếng Việt có tồn tại câu bị động, một loại câu mà theo lí thuyết

chỉ tồn tại khi ngôn ngữ có cấu trúc chủ vị.

Đầu những năm 90, tác giả Cao Xuân Hạo trong Sơ (hảo ngữ pháp chức năng,Quyển I (1991)— đã cho răng về bản chất, kết cấu Chủ vị là một kết cấu mà “nội

dung thực là một mối quan hệ hình thái học, không biểu hiện một quan hệ nhất định

nào về nghĩa và về logic, giữa một danh từ và một động từ đã chia (tức là ở một

thức hữu tận), tự dưng được coi là tiêu chí để xác định Câu và phân loại câu (đơn,phức) trong mọi ngôn ngữ, trong khi một kết cau kì dị như vậy may ra chỉ có thé có

được trong những ngôn ngữ có “chia” động từ và có biến cách danh từ” [40: 13].

Như vậy là theo Cao Xuân Hạo, khái niệm chủ ngữ là hoàn toàn không phù hợp, và

có thê nói là khó lòng tồn tại trong tiếng Việt Trên cơ sở tư liệu 85% câu tông hợpđược là câu “đề thuyết”, Cao Xuân Hạo cảng khang định chắc chắn hơn “cấu trúccâu tiếng Việt là cấu trúc đề thuyết”, với định nghĩa về phan dé có ngoại dién rộnghơn nhiều so với chủ ngữ của ngữ pháp truyền thống Không giống như Li -Thompson đề ra mô hình ngôn ngữ “thiên chủ đề” (tức là vẫn có khả năng có cấutrúc chủ vị tỒn tại song song tuy rằng yếu thé hơn), Cao Xuân Hạo phủ nhận tuyệtđối sự có mặt của chủ ngữ trong tiếng Việt Và một trong những hệ quả của kết luậnnày là sự phủ nhận cấu trúc bị động trong tiếng Việt Theo cách phân tích này,những thành phần trước đây được xếp là chủ ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ (đứng đầu

câu), trạng ngữ chỉ thời gian - không gian đêu được xêp vào đê ngữ của câu.

31

Trang 40

Theo Lê Xuân Thại sau này, “đứng về mặt định nghĩa mà xét thì định nghĩa về

dé thuyết của Cao Xuân Hạo cũng chang khác mấy so với định nghĩa về chủ ngữ vị ngữ của ngữ pháp Port — Royal và của các tác giả khác, nhất là các nhà Việt ngữ

-học trước đây” [61: 16] Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cách định nghĩa của Cao

Xuân Hạo là không tương đồng với ngữ pháp Port-Royal trước kia, mặc dù khái

niệm “đề ngữ” của Cao Xuân Hạo thực chất cũng là một dạng chủ ngữ, dù không

phải hiểu theo quan điểm chủ ngữ như thường thấy trong các ngôn ngữ biến hình.Cao Xuân Hạo đã dựa vào 3 bình diện phân tích câu dé kết luận, cấu trúc cú phápcủa câu phải là cấu trúc “đề/thuyết”, nhưng không phải là loại cấu trúc đề/thuyếttương ứng với cấu trúc nêu/báo trong phân đoạn thực tại câu Do tiếng Việt là mộtngôn ngữ không biến hình từ, không có sự phù hợp về dạng giữa chủ ngữ và độngtừ vị ngữ, nên cũng không tồn tại những cái gọi là danh cách, chủ cách như nhiềungôn ngữ khác trên thế giới Câu có chức năng cơ bản là thông báo, bởi vậy cấu trúccú pháp phải làm nổi bật được tiêu điểm thông tin Cách giải quyết của Cao XuânHạo chính là nhằm vào mục đích này và trên thực tế cách phân tích này đã giảiquyết được một số lượng lớn câu trong tiếng Việt, đặc biệt hiệu quả đối với nhiềutục ngữ.

Quan điểm của Cao Xuân Hạo và các tác giả theo khuynh hướng Ngôn ngữ học

chức năng được khang định lại một lần nữa trong bài viết của Nguyễn Đức Dương

(Sao không đưa tục ngữ vào giảng dạy ở bậc tiểu học — Báo Thanh niên/2004) Tác

giả viết “ đến bây giờ vẫn chưa thấy một tập SGK nào cho biết đâu là chủ ngữ(cũng như đâu là Vị ngữ) trong loạt đơn vị Thành ngữ mà thành phần chỉ gồm toànngữ vị từ, như trường hợp sau: Bồi ở, lở đi; Ăn thật, làm dối; Nát dẻo, sống bùi;Hay khen, hen chê; V.v và v.v , hoặc chỉ gồm toàn ngữ danh từ, như trongtrường hop sau: a Chim gà, ca nhệch; b Cảnh cau, mau chuối; c Đầu voi, đuôichuột ” [20] Và với một số thành ngữ, tác giả đã chỉ ra việc áp dụng cấu trúc chủvị dé phân tích cau trúc cú pháp đã “đem lại hậu quả rất đáng tiếc” như Cho treo

mẻo đậy hoặc Ran mai tại lô, ran hồ về nhà

32

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w