1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hôn nhân của người Công giáo tại Hà Nội

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hôn nhân của người Công giáo tại Hà Nội
Tác giả Đinh Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 24,52 MB

Nội dung

Đề tài sẽ góp phần làm rõ vấn đề quan niệm, những quy định, đặc điểm vàđời sống hôn nhân của gia đình người Công giáo, xây dựng hôn nhân hạnh phúc,bền vững, việc thực hiện các chức năng

Trang 1

BAI HOC QUOC GIA HA NOI TRƯỜNG BAI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET

ĐINH THỊ YEN

HỒN NHÂN CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO

TẠI HÀ NỘI

(Nghiên cứu trưởng hop hôn nhân tại Giáo họ Phú Hitu - Giáo xứ Phi Nghia

- Giáo phận Hung Húa (xã Tan Xã — Thạch Thất - Hà Nội)

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2011-%

Hà Nội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC VA TIENG VIỆT

HON NHÂN CUA NGƯỜI CONG GIÁO

(Nghiên cứu trường hợp hôn nhân tại Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa

— Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã —

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐINH THI YEN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của tôi, không saochép của ai Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu theodanh mục tài liệu tham khảo Những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa

được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Tác giả

Đinh Thị Yến

Trang 4

LOI CAM ON Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội Nhờ sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy, cô trong

suốt quá trình học tập, rèn luyện Quá trình học tập, rèn luyện đó giúp tôi nam được những kiến thức co bản về chuyên ngành Đây là nền tảng cho tôi vận dụng dé hoàn thành nghiên cứu này.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn là

PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt, người đã hướng dẫn tôi tận tình, luôn quan tâm,

động viên tôi đưa ra cho tôi những ý kiến đóng góp xác đáng trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Linh mục Vũ Thái San và bà con giáo dân

tại giáo họ Phú Hữu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận tốt

nghiệp.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều

kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp dé báo cáo trước hội đồng.

Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới tất cả các thầy cô, gia đình và

bạn bè vì tất cả sự quan tâm và hỗ trợ đó.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, chắc chắn sẽ còn những

thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn.

Xin chân thành cảm on!

Hà Nội, 10 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Đinh Thị Yến

Trang 5

Danh mục bang so liệu

Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 2° +2 +z+E+EkeEEkeEEkeEEEEEEerkerkeree 9

Bang 2.1: Tuôi kết hôn trung bình lần đầu giai đoạn 1989-2009 của Việt Nam 27

Bảng 2.2: Thống kê độ tuổi kết hôn của vợ/ chỗng - + + s2 +2 28 Bảng 2.3: Thê hiện thời gian tìm hiểu trước hôn nhân của vợ/ chồng 30

Bảng 2.4: Thể hiện đặc điểm tôn giáo của các cặp vợ chồng khi kết hon 31

Bảng 2.5: Thể hiện niềm tin tôn giáo của vợ/chỒng - se: 32 Bảng 2.6: Thé hiện mức độ đi lễ, đi nhà thờ của các cặp vợ/chẳng 33

Bảng 2.7: Thé hiện thực trạng thu nhập trong gia đình s «+ 35

Bảng 2.8: Thể hiện quan niệm về đứa con khi sinh ra của các cặp vợ chồng.38 Bảng 2.9: Thể hiện sự định hướng tôn giáo cho con sau khi sinh ra 39

Bang 2.10: Thể hiện thực trạng sử dụng các biện pháp tránh tha1 40

Bảng 2.11: Thể hiện thực trạng việc suy nghĩ hướng giải quyết khi xảy ra mâu Ÿ)"““““ — ÔỎ 44 Bảng 3.1: Đánh giá về sự hòa hợp về tình dục trong quan hệ vợ chồng 50

Bảng 3.2: Thé hiện thu nhập bình quân/tháng của các hộ gia đình 51

Bảng 3.3: Thé hiện thực trang quyết định chỉ tiêu trong gia đình 51

Bang 3.4: Mức độ hài long trong các mối quan hệ gia đình va xã hdi 52

Bảng 3.5: Thể hiện đối tượng chia sẻ khi gặp khó khăn của các cặp vợ chồng 54

Bảng 3.6: Thể hiện thực trạng cách giải quyết mâu thuẫn gia đình của các Cặp vợ ChỒngg - -22-©2S< 2224 E21 EkT.E11101111711111121112112111211172111711 7117711711211 2XeE 55 Bảng 3.7: Thể hiện thực trạng việc suy nghĩ hướng giải quyết khi xảy ra mâu thuẫnn 2225-2222 1 HE HH 56

Bảng 3.8: Thê hiện thực trạng giải quyết mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái 57

Trang 6

MỤC LỤC

A PHAN MỞ ĐẦU 22cccccc+222212112112 1111111111 0111e re 1

1 Lý do chọn đề tài ¿552x224 A1211 11 11115111111111711171e 2e ce 1

2 Lich sử van dé nghiên Ctr cescsscesssessessseesseessesstssseessecsscsseessecsussseesecsceceneeesees 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CU esesesssesssssesceseesscesesseessessesssceseseees 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2-2-2 +tzxetE+++EEEetrxetrkerrreerxee 6

5 Phuong phap nghién Ctru oo 7

6 Cấu trúc của đề tài -ccrrktiiiriirrirrrrrrrriirrirerree 9

B PHAN NỘI DUNG 2 ©2222 E23 2221221111121 xe 11 Chương 1: TONG QUAN VE DE TÀI 2 25 2seccxcxteevxerrsree 11

1.1 Khái niệm Hôn nhân 2 2+2 +22 E2 SE E21 E£x 3E xe erx ce 11

1.1.1 Khái niệm hôn nhân nói chung - ¿5+ + sS* 32 +s£eEeveeeeeeereeee 11 1.1.2 Hôn nhân Công g1áO 6 + 2s SE 1 118121111 11111211 re 11 1.2 Hôn nhân cùng Tôn gido oe eeesessesesseceseesssssssseeeceeesssssseseeseseeeeseseenes 13 1.3 Hôn nhân khác Tôn g1áO + + +++*+£E£k+eE+eE+eEetesessesessrsrrrsesee 13 1.4 Khai nigm gia dink oo ố ố 14 1.4.1 Khái niệm gia đình nói chung - ¿+ « + =+s£+s+sx+s sex czsss=c2 14 1.4.2 Khái niệm gia đình Công giáO - - 6c n2 S9 ng nerercey 15

1.5 Khái quát về lich sử truyền giáo và phát triển đạo Công giáo 16

1.5.1 Khái niệm Đạo Công gid0 - 6 52t S233 23 3E cv cv re 16 1.5.2 ¡2 000.2 1 17

1.5.3 Người không Công giáo - «+ tk 1 11911811511 1 ng re 17

1.5.4 Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tai Việt Nam 17

1.6 Giới thiệu khái quát Giáo lý giáo luật dao Công giáo về Hôn nhân 19

1.7 Khái quát về Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng

Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất — Hà Nội) 2-2 xz+xx2xxese2 20 1.8 Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tại Giáo họ Phú

Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất —

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TẠI GIÁO HỌ

PHU HỮU - GIAO XU PHU NGHĨA - GIAO PHAN HUNG HÓA (XÃ

TAN XA — THACH THAT — HA NỘI) 2-2 ©5+©55+ccssezsvres 25

2.1 Quan niệm hôn nhân 5 +2 +11 E1 3 9 93 0g ng ng nưy 25

2.1.1 Mục đích và ý nghĩa kết hôn 2-22 +++++++z+xetxtzrrerrrrrsrrvee 25 2.1.2 Độ tuổi kết hôn 2++- c2 xtrtrEEE EErrrrrirrre 26 2.1.3 Quá trình tìm hiểu dẫn đến hôn nhân + +©5+©5++cs+2zssrvez 29

2.1.4 Sự tương đồng hay mâu thuẫn về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hôn 31

2.2 Đặc điểm đời sống gia đình Công giáo tại giáo họ Phú Hữu 34

2.2.1 Phân công lao động gia đình - - 5 2+ srrerserrerrerrerre 34

2.2.2 Thời gian dành cho tương tác giữa vợ chồng trong gia đình 36

2.2.3 Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình - -s©-s++s+ 37

2.2.4 Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng ¬ 40

2.2.5 Thực trạng gia đình đông con tại giáo họ Phú Hữu 41 2.3 Tình trạng ly hôn «+ s1 vn TH ng ngư ng _— 43

"<1 45

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO BÈN

VỮNG TẠI GIÁO HO PHU HỮU- GIÁO XU PHU NGHĨA - GIÁO PHAN HUNG HÓA (XÃ TÂN XÃ - THACH THAT - HÀ NỘI) 46 3.1 Khái niệm gia đình hạnh phúc và cuộc hôn nhân bền vững 46

3.1.1 Khái niệm hạnh phÚC - + + + + + xxx ng gg reg 46

3.1.2 Khái niệm gia đình hạnh phÚC - + «+ + + #+<+++sezezseexerx 47

3.2 Những biểu hiện và giá trị của gia đình hạnh phúc và cuộc hôn nhân bền

VUNG oe ÔÔÔÔÔÔÔÔÔ 49

3.2.1 Sự hai lòng về người bạn đời và đời sống tinh dục 49

3.2.2 Sự hài lòng về phân công lao động và kinh tế trong gia đình 50

3.2.3 Sự hài lòng về các mối quan hệ gia đình và xã hội - «- 52

3.2.4 Giá trị của hôn nhân bền vững - . -5- + ¬ 53

Trang 8

3.3 Lường trước nguy cơ gia đình tan vỡ: Những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đỉnh và hướng giải quyẾt - 2-5 ccxecxevErrerxerkerreererrrerrrred cà S3:

3.4 Vai trò của Đạo Công giáo đối với sự bền vững trong hôn nhân 58

3.4.1 Ảnh hưởng tích cực của giáo lý, giáo luật Công giáo đến đời sống hôn

C PHAN KET LUẬN 2- 2Ÿ ©522+eEExeExeEEEeErerxrrrrerrrrrrrrrrrrke 64

Danh mục tài liệu tham khảo 5 5 5< SE se reee 65 PHU UC 1 68

Trang 9

A PHẢN MỞĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt luôn tâm niệm hôn nhân là

chuyện hệ trọng cả đời người Hôn nhân là cơ sở và nền tảng hình thành nên đời

sống gia đình, hôn nhân ở mỗi vùng văn hóa, mỗi cộng đồng lại mang những màu sắc khác nhau tạo nên những đặc trưng riêng Xã hội thay đổi từng ngày, vì thế nếp sống, nếp suy nghĩ cũng dan thay đổi qua thời gian, tác động mạnh mé vào đời sống

hôn nhân trong mỗi gia đình Việt Hiện nay, quan niệm về hôn nhân ngày càng đơn giản, những hủ tục, lạc hậu được loại bỏ tương đối triệt để Tuy nhiên, cũng chính

từ những cách nghĩ đơn giản đó, con người lại không coi trọng hôn nhân như trước,

tỉnh trạng ly thân, ly hôn ngày một tăng cao Chính điều đó, đã mang lại những hệ

lụy liên quan đến nhiều vấn đề của xã hội Nhiều cặp đôi sống với nhau như vợ

chồng nhưng không được sự đồng ý, chúc phúc của hai bên cha mẹ và không đăng

ký kết hôn Tỷ lệ sống thử của sinh viên hiện nay rất cao, đi kèm với nó là tình trạng

nạo phá thai, thậm chí dẫn đến tự tử và rất nhiều cảnh ngộ thương tâm Theo mục 2, điều 8, chương 1 của Luật hôn nhân và gia đình (Số 22/ 2000/ QH10 ngày 09 tháng

6 năm 2000) có nêu: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chẳng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Như vậy, chỉ có những người đã đủ điều kiện kết hôn và đã đăng ký kết hôn mới chính thức là vợ chồng hợp pháp Ngoài ra, những cặp vợ chồng đã được pháp luật thừa nhận còn tiến hành trình tự các bước cử hành hôn lễ theo nghi thức truyền thống của người Việt Nam

và của từng vùng văn hóa để hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm thừa nhận, chúc

phúc cho cặp vợ chồng đó Với người Công giáo, hôn nhân thành sự phải được sự

chứng dám của Chúa “Bởi giao ước Hôn nhân, người nam và người nữa không còn

là hai nhưng là một xương một thịt phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hiệp

mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nhiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày một đây đủ hơn” [35,tr.11] Theo giáo lý hôn nhân của

người Công giáo, hôn nhân chỉ diễn ra giữa một người nam và một người nữ, họ

chung sống với nhau suốt đời cho đến khi một người mat đi Từ hệ thống giáo lý, giáo luật về hôn nhân gia đình đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống gia

đình của người Công giáo.

_—

Trang 10

Đề tài sẽ góp phần làm rõ vấn đề quan niệm, những quy định, đặc điểm và

đời sống hôn nhân của gia đình người Công giáo, xây dựng hôn nhân hạnh phúc,bền vững, việc thực hiện các chức năng trong gia đình và vai trò của đạo Công giáo

đối với đời sống hôn nhân tại giáo họ Phú Hữu Tác giả sẽ làm sáng tỏ các vấn đề

trên qua đề tài: Hôn nhân của người Công giáo tại Hà Nội (Nghiên cứu trường

hợp hôn nhân tại Giáo họ Phú Hữu — Giáo xử Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa

(xã Tân Xã — Thạch That — Hà Nội).

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong nhiều năm gần đây, công tác nghiên cứu về vấn đề hôn nhân, gia đình

đã có những bước phát triển mạnh tại Việt Nam Trong các nghiên cứu về gia đình

ở Việt Nam có một số nhóm chủ đề chính như: Nghiên cứu về gia đình truyền thống liên quan đến những vấn đề văn hóa gia đình, gia đình với những phong tục tập

quán, văn hóa trong quan hệ giữa các thành viên với nhau Có thể ké đến một loạt

nghiên cứu của các tác giả như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hoá sử cương; Toan

Ánh với Nếp cit hội hè đình đám (2 quyén); Phan Kế Bính (1915), Phong tục tập quán Việt Nam, Phạm Khắc Chương (2013), Phong tuc hôn nhân, Bên cạnh đó,

phải kể đến cuốn sách: Những điều cẩn biết về hôn lễ truyền thống của tác giả

Trương Thìn đề cập đến vấn đề hôn lễ của người Việt.

Những nhà nghiên cứu Công giáo cũng như những giáo sĩ viết về hôn nhân

Công giáo cũng khá nhiều Nguồn tài liệu chính thống bao gồm Kinh Thánh, các

tư liệu của Giáo hội Công giáo Việt Nam, Bộ Giáo Luật (The Code of Canon

Law), bản dịch Việt ngữ của: Đức Ông Nguyễn Văn Phương, Linh Mục Phan Tấn Thành, Linh Mục Vũ Văn Thiện, Linh Mục Mai Đức Vinh Cuốn sách: Giáo ly

của hội thánh Công giáo, Hôn nhân Công giáo của Toà giám mục Xuân Lộc đây

là nguồn tư liệu cung cấp những khái niệm và giáo lý cơ bản nhất cho đề tài Bên cạnh đó, còn có rất nhiều cuốn sách viết về van đề này như: Giảng trong lễ hôn

phối của Linh mục Nguyễn Hữu Triết; Suy niệm với các bí tích của Hương Việt;

Cho đôi bạn tâm tình của Bùi Văn Khiết Tâm; Hôn nhân Kitô giáo (1998) của

Phao-lô Nguyễn Bình Tinh và linh mục Xuân Bich; Tin mừng cho đôi tan hôn,

Giáo lý hôn nhân và gia đình (2004) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hầu hết

tác giả của những cuôn sách trên đêu cho răng, với người Công giáo hôn nhân

2

Trang 11

chính là một bí tích Chính Thiên Chúa đã ding quyền năng liên kết họ với nhau,

những đứa con ra đời là món quà mà Thiên Chúa ban tặng, bởi thế họ không được

bỏ nhau vì bat cứ lý do gì và phải có trách nhiệm nuôi dạy, giáo dục con cái Quan niệm này xuất phát từ đặc tính và mục đích của hôn nhân Công giáo.

Dưới góc độ xã hội học có nhiều nghiên cứu đề cập ở một số khía cạnh như:

Nghiên cứu về gia đình truyền thống, những vấn đề xoay quanh đời sống gia đình như sự biến đổi gia đình, phân công lao động trong gia đình, cơ cấu hộ gia đình, van

dé bạo lực gia đình và định hướng giáo dục con cái Hướng nghiên cứu về phân

công lao động gia đình được thé hiện trong cuốn “Xu hướng gia đình ngày nay”

(nghiên cứu một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương) của tác

giả Vũ Tuấn Huy (2004) làm chủ biên Hướng nghiên cứu về chức năng gia đình: Bài viết “Chức năng giáo đục gia đình và vấn đề truyền thông dân số” (2006) của

tác giả Hoàng Bá Thịnh, và còn rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về mảng

hôn nhân, gia đình dưới góc độ xã hội học, triết học, Cuốn sách: Gia đình Việt Nam quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi của tập thể các tác giả do Vũ Hào Quang chủ biên Trong cuốn sách này, gia đình được nhìn nhận và nghiên cứu ở nhiều lát cắt khác nhau Tuy nhiên, như chính lời tựa của cuốn sách đã khẳng định, các tác giả không có điều kiện để trình bày tất cả những vấn dé liên quan đến gia

đình, mà chủ yếu tập trung ở khía cạnh xem gia đình như là một thiết chế xã hội,

một xã hội thu nhỏ.

Tìm hiểu về hôn nhân và gia đình của người Công giáo là mảng dé tài tương đối hấp dẫn, đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm bàn đến chủ yếu ở góc độ

giáo dục gia đình và giáo dục con cái trong gia đình của người Công giáo Có thé kế

đến các cuốn sách: Gia đình Công giáo cần sống theo lời Chúa hằng ngày của Hồng Y Phạm Minh Mẫn; Bản tin Hiệp Thông của Hội đồng Giám mục Việt Nam chuyên đề Gia đình và Muc vụ gia đình, Gia đình chiếc nôi văn hoá đức tin của Phạm Thị Oanh, Những nghiên cứu này hầu hết đều tiếp cận gia đình từ góc độ đức tin của người Công giáo Nghiên cứu: Nghi !ễ và lỗi sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2001) của tác giả Nguyễn Hồng Dương đã chỉ ra mối quan hệ có tính

quy luật trong việc hội nhập nghỉ lễ Công giáo với lễ hội truyền thống Việt Nam, rộng ra là văn hóa truyền thông Việt Nam, đông thời nêu lên vai trò, vị trí, ảnh

Trang 12

hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam truyền thống và đương đại Dé tài: Tim

hiểu nét đẹp văn hoá Thiên Chúa giáo (2002) của Hà Huy Tú, tác giả đã nói lên vai

trò của con người trong quá trình hội nhập văn hoá hiện nay, trong đó có hội nhập

văn hóa Công giáo Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và gia đình có một hướng nghiên cứu mới trong những năm gần đây đó là về ảnh hưởng của tôn giáo

tới đời sống gia đình trong cuốn “Tôn giáo và Biến đổi mức sinh? (Nghiên cứu từ

trường hợp Thiên Chúa giáo Xứ đạo Bùi Chu — Nam Dinh) của Phạm Văn Quyết

(2007), tổng hợp những nghiên cứu về vấn đề tôn giáo và sự thay đổi về mức sinh.

Từ những khảo sát thực nghiệm tác giả đã đưa ra những dẫn chứng rất cụ thé dé lý giải những khác biệt và những nguyên nhân của sự biến đổi mức sinh giữa các

nhóm xã hội.

Tại Viện nghiên cứu Phụ nữ đã có rất nhiều đề tài về hôn nhân, gia đình có

thể ké đến những công trình nghiên cứu như: Lê Thi (2006) Cuộc sống và biến động

của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay; Thanh Liêm (2007), Phong tục Việt

Nam: Phong tục gia đình, xã hội, lễ tết, và còn rất nhiều công trình nghiên cứu

-khác.

Đã có khá nhiều dé tai, luận văn, luận án nghiên cứu về nếp sống, gia đình của người Công giáo trong đó phải kể đến luận văn của tác giả Cù Thị Thanh Thúy

(2012) với đề tài: “Vai rò của tôn giáo trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho

trẻ em theo đạo Thiên Chúa” (Nghiên cứu trường hợp một số giáo xứ trên địa bàn

Hà Nội) Luận văn khẳng định đạo Thiên Chúa có vai trò quan trọng và đóng góp

tích cực trong việc giáo dục các giá trị đạo đức cho trẻ em, cụ thể là những giá trị

đạo đức tốt đẹp cần được phát huy trong đời sống hiện thực Tác giả cũng chỉ ra đạo

Thiên Chúa có thể làm rất tốt chức năng giáo dục xã hội, có khả năng san sẻ trách

nhiệm giáo dục con người, mà cụ thể hơn là giáo dục nhân cách trẻ em trong gia đình và nhà trường Tuy nhiên, để làm được điều này cần có nhiều hơn nữa những

nghiên cứu khoa học về hoạt động giáo dục của tôn giáo để phát huy yếu tố tích

cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực trong giáo dục Bài viết: “Tương đồng và khác

biệt giữa hôn nhân của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam ”

của tác giả Đỗ Thi Ngọc Anh (2013) [1, tr 80-86] Bài viết đã đề cập đến các đặc

điểm tương đồng giữa hôn nhân của người Công giáo và người không theo Công

Trang 13

giáo có chung quan niệm về mục đích hôn nhân, vợ chồng trọn đời yêu thương

nhau Bên cạnh đó, tác giả đi vào phân tích vai trò của người phụ nữ khi kết hôn,

chỉ ra một số điểm khác biệt trong hôn nhân người Công giáo với người không

Công giáo về lễ nghi và quan niệm về sự ràng buộc trong đời sống gia đình Với sự phân tích và nhận xét của tác giả thì giữa sự tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người Công giáo và người ngoài Công giáo ở Việt Nam tạo nên sự đa dạng về ý thức xã hội, về văn hóa lối sống đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt về chuẩn mực

si đạo đức trong xã hội Tác giá chỉ ra rằng, giữa đạo Công giáo và văn hóa đân tộc có

sự hòa quyện lẫn nhau và bổ trợ cho nhau

Thời gian gần đây, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm Khoa

Học Xã Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học: “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” Kỷ yêu của hội thảo đã được xuất bản thành sách, trong đó

có bài nghiên cứu của tác giả Lê Đức Hạnh với chủ đề “Hon nhân Công giáo: quá trình hình thành một bí tích” Trong bài viết này, tác giả đi vào tìm hiểu hôn nhân

với tư cách là một bí tích và quá trình hình thành của nó.

Như vậy, các công trình kể trên đã làm sáng tỏ nhiều vấn dé lý luận quan

- trọng về hôn nhân, gia đình Công giáo và nếp sống của họ Các tác giả bước đầu

cũng đã chỉ ra những giá trị văn hoá, đạo đức của Công giáo nói chung và giá trị

của hôn nhân, gia đình Công giáo nói riêng trong quá trình hội nhập với văn hóa dân

tộc Việt Nam hiện nay.

Hai công trình rất gần với mang nghiên cứu của đề tài đó là luận văn: Hon

| nhân khác tôn giáo: Đặc điểm và tinh bền vững (Nghiên cứu trường hợp hôn nhân

Là giữa người Công giáo và người không theo Công giáo tại giáo xứ Nghĩa Ai — Hợp

Thanh — Mỹ Đức — Hà Nội) của tác giả Chu Văn Tiến và luận văn: Tinh bền vững

trong hôn nhân của các gia đình Thiên Chúa giáo tại Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu

trường hợp Giáo xứ Cé Nhué, Từ Liêm, Hà Nội) của tác giả Đoàn Thị PhươngThảo Hai công trình này đều nghiên cứu về hai đặc tính của hôn nhân Công giáo là

đơn hôn (một vợ một chồng) và vĩnh hôn (bất khả ly phân), từ đó chỉ ra tính bền vững trong hôn nhân của người Công giáo tại từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên,

hai luận văn này đều nói về đề tài hôn nhân, nhưng một bên chỉ nghiên cứu về hôn

` nhân khác tôn giáo, một bên nghiên cứu vê tính bên vững của hôn nhân Công giáo,

Trang 14

còn dé tài thi tập trung nghiên cứu về những đặc điểm của hôn nhân, thực trang hôn

nhân, đời sống gia đình cũng như xây đựng hôn nhân hạnh phúc, bền vững của

người Công giáo Việt Nam hiện nay, cụ thé tại Giáo họ Phú Hữu - Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất — Hà Nội) Như vậy, đề tài

của tác giả có sự kế thừa nhưng không phải là một sự trùng lặp.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy nghiên cứu về hôn nhân

và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều tác giả bàn đến ở những

nội dung khác nhau Đây chính là nguồn tư liệu quý giá dé tác giả kế thừa trong quá

trình triển khai đề tài của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài làm sáng tỏ những quan niệm, quy định, đặc điểm hôn nhân, đời sống gia đình của người Công giáo và xây dựng hôn nhân hạnh phúc, bền vững tại Giáo

họ Phú Hữu.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mô tả đặc điểm khi kết hôn của các cặp vợ chồng thuộc trường hợp kết hôn

giữa người Công giáo với người Công giáo và người Công giáo với người không

theo Công giáo tại giáo họ Phú Hữu qua một số yếu tố như: Độ tuổi kết hôn, thời gian tìm hiểu trước hôn nhân, những thỏa thuận trước và sau khi kết hôn, việc thực hiện các chức năng trong gia đình, nét tương đồng về quan niệm hôn nhân, sự hòa

hợp trong đời sống hôn nhân cũng như quan niệm, cách giáo dục con cái và cách

thức xử lý xung đột trong gia đình, đời sống gia đình.

Đánh giá tính bền vững trong hôn nhân của gia đình tại giáo họ Phú Hữu qua một

số tiêu chí như: Quan niệm về giá trị trong gia đình của vợ và chồng, việc thực hiện các

chức năng gia đình và cách xử lý xung đột trong gia đình Xây dựng hôn nhân hạnh phúc,

gia đình Công giáo bền vững tại giáo họ Phú Hữu Phân tích vai trò của đạo Công giáo đối

với đời sống hôn nhân của người Công giáo tại Giáo họ Phú Hữu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm hôn nhân và đời sống hôn nhân của người Công giáo tại Giáo họ

Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất —

Hà Nội).

Trang 15

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi không gian

Địa bàn nghiên cứu Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận

Hưng Hoa (xã Tân Xã — Thạch Thất - Hà Nội)

- Pham vi thời gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu từ 1990 đến năm 2015.

- Pham vi nội dung

Dé tai tập trung tim hiểu, nghiên cứu, phân tích đặc điểm hôn nhân và đờisống gia đình trong hôn nhân của các gia đình Công giáo được nghiên cứu ở một sốkhía cạnh như: Độ tuổi kết hôn, thời gian tìm hiểu trước hôn nhân, những thỏathuận trước và sau khi kết hôn, việc thực hiện các chức năng trong gia đình, sự hòahợp trong đời sống hôn nhân cũng như quan niệm, cách giáo dục con cái và cáchthức xử lý xung đột trong gia đình, xây dựng hôn nhân Công giáo hạnh phúc, bền

vững.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp phân (ích tài liệu

Đề tài sử dụng một số tài liệu chính như: Sổ ghi hôn phối từ năm 1990 đếnnăm hết năm 2014 của Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận HưngHóa (xã Tân Xã — Thạch Thất — Hà Nội) [25] Danh sách các đôi kết hôn cùng tôngiáo, khác tôn giáo theo học các lớp Giáo lý dự tòng và hôn nhân và các đôi kết hôn

khác tôn giáo theo học lớp Dự Tòng để gia nhập đạo Công giáo Các kết quả khảo

sát, các bài viết trên sách, báo và tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứutrước về hôn nhân và gia đình Các thông tin thu thập được tác giả phát huy tính kếthừa và su dụng một cách có chon lọc, từ đó nghiên cứu trường hợp cụ thé tai Giáo

họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất

: — Hà Nội).

| 5.2 Phuong pháp quan sat

| : - — Mục dich quan sát:

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để bé sung cho việc thu thập thông tin

với mục đích chính là quan sát thái độ, hành vi và các hoạt động trong các nghỉ lễ,

thánh lễ của người Công giáo tại Giáo họ Phú Hữu Bên cạnh đó, tác giả quan sát

tạ TT

Trang 16

điều kiện kinh tế tại hộ gia đình trong quá trình phỏng vấn nhằm so sánh đối chiếu

kết quả quan sát với những thông tin thu được trên bảng hỏi

- _ Thời gian quan sat:

+ Thánh lễ buổi sáng thứ bảy, chủ nhật tháng 1, 2 năm 2015.

+ Thánh lễ cưới: ngày 9/2/2015, 13/2/2015

+ Các buổi học giáo lý dự tòng và hôn nhân : buổi tối từ 19h đến 21h các

ngày trong tuần tháng 2

- N6i dung quan sát:

+ Các buổi thánh lễ

e Hoạt động trước giờ diễn ra thánh lễ: Việc sinh hoạt hội đoàn trong giáo

họ, các nghỉ thức được cử hành trước giờ lễ.

e Trong giờ diễn ra thánh lễ: Việc cử hành nghỉ thức thánh lễ và cách thức

giảng day của Linh mục và thái độ, ý thức lắng nghe của giáo dân

e Hoạt động sau thánh lễ: Cách thức triển khai sinh hoạt hội đoàn

+ Các buổi học giáo lý dự tong và hôn nhân

e Cách thức bố trí, sắp xếp lớp học, nội dung giảng dạy

e Cách thức giảng dạy của Linh mục và ý thức học tập của các cặp chuẩn bịkết hôn

+ Quan sát các đời sống của giáo dân

e Quan sát đánh giá mức độ giàu nghèo của hộ gia đình thông qua các vật

dụng trong nhà, loại nhà, Quan sát phương thức sinh hoạt và lao động.

Trong quá trình quan sát các sự việc, hiện tượng quan sát được đều được ghichép lại và thống kê

5.3 Phương pháp xã hội học

Phương pháp trưng cau ý kiếnTiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên các giáo dan tại Giáo họ Phú Hữu đã có

vợ/chồng, kết hôn cùng tôn giáo hoặc khác tôn giáo với độ tuổi, trình độ học vấn,

nghề nghiệp khác nhau Tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến với 70 phiếu trưngcầu hợp lệ và tiến hành xử lý, phân tích

Trang 17

Bang 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu

| Các cặp vợ chồng kết hôn Tần số Tỷ lệ (%)

Cùng tôn giáo 62 Khác tôn giáo 8

hiểu về quan niệm, quy định của hôn nhân Công giáo, đặc điểm đời sống gia đình

của người Công giáo tại Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng

Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất - Hà Nội).

e Phỏng vấn sâu tiến hành với các đối tượng như:

- Linh mục quản xứ tại Giáo họ Phú Hữu Giáo ly viên trực tiếp giảng dạy

các lớp Giáo lý dự tong và hôn nhân: 1 người

- Cặp vợ chồng kết hôn cùng tôn giáo: 2 người

- Cặp vo chồng kết hôn khác tôn giáo: 2 người

Phỏng vấn sâu được tiến hành nhằm thu thập các thông tin sau:

Đối với Linh mục quản xứ: Tìm hiểu nội dung giảng dạy liên quan đến chủ

đề hôn nhân? Nội dung và mục đích của việc giảng dạy lớp giáo lý dự tòng và hôn

nhân là gì?

Đối với các Cặp vợ chồng: Tìm hiểu về quan điểm, cách nhìn nhận về vấn dé

hôn nhân cùng tôn giáo, khác tôn giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống gia đình,

giáo dục con cái và sự tác động của tôn giáo đến việc thực hiện các chức năng chính trong gia đình cũng như vai trò của đạo Công giáo trong việc kiểm soát, xử lý các

xung đột trong gia đình, quan niệm và biện pháp xây dựng hôn nhân Công giáo

hạnh phúc, bền vững

6 Cấu trúc của đề tài

Nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Trang 18

Chương 2: Thực trạng hôn nhân Công giáo tại Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú

Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất — Hà Nội)

Chương 3: Xây dựng hôn nhân gia đình Công giáo bền vững tại Giáo họ Phú

Hữu- Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hung Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất —

Hà Nội)

10

Trang 19

B PHẢN NỘI DUNG

Chương 1: TONG QUAN VE DE TÀI

1.1 Khai niệm Hôn nhân 1.1.1 Khái niệm hôn nhân nói chung

Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người

“Trai khôn lấy vợ, gái lớn ga chong” đó là quy luật tự nhiên của con người và củatạo hóa Hôn nhân và gia đình luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi người.Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung của một người đàn ông và một người đàn

bà, cùng ở chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những vật

chất, đồng lao cộng khổ dé cùng tạo nên hạnh phúc Nhờ có tình yêu thương gắn bó

nên những của cải mà hai người tạo ra đều là của chung, họ cùng gắn bó với nhau,

người này làm lợi người kia sung sướng.

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về hôn nhân Dưới cái nhìn

của Xã hội học: “Hôn nhân là một cách chung nhất có thể được xác định như một

sự sắp xếp của mỗi một xã hội dé điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa dan ông và

đàn bà Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình pháttriển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội sắp xếp và cho họ sống chung với

nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ Như vậy, khác với gia đình hôn nhân

chi với tu cách là một quan hệ xã hội Hôn nhân được coi như cơ sở cho sự hình thành của gia đình”[2].

Trong Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ

và chồng sau khi đã kết hôn” [19] So với các văn bản pháp luật trước đây thì khái

niệm hôn nhân chính thức quy định trong Luật hôn nhân và gia đình ban hành năm

2000 dựa trên sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà xác lập quan

hệ trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng và các điều kiện khác do pháp luật

quy định nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, bình

đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

1.1.2 Hôn nhân Công giáo

“Bởi thé, người nam sẽ lia bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình

và cả hai nên một thân xác.

Mẫu nhiệm này thật lớn lao,

tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” [14.31]

11

Trang 20

Khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theoluật tự nhiên Hôn nhân của họ là một khế ước, có giá trị trước mặt Thiên Chúa Đốivới người Công giáo, hôn nhân không chỉ là một khế ước mà còn là một bí tích.Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Hôn nhân là bí tích tình yêu Khi vợ chồng nên mộttrong hôn nhân, cả hai không còn là hình ảnh dưới trần nữa, mà là hình ảnh của

Chúa trên trời.”

Theo sách Hôn nhân Công giáo định nghĩa: “Hôn nhân Công giáo là hôn nhân được Chúa Giêsu nâng lên hàng bí tích” [33, 10] Hôn nhan là một giao ước

ký kết giữa một người nam và một người nữ, với ý thức tự do và trách nhiệm, đểsống yêu thương và giúp đỡ nhau trong tình nghĩa vợ chồng, để sinh sản và giáo đục

con cái trong nhiệm vụ làm cha làm mẹ [ 14].

Nguồn gốc của hôn nhân chính là Thiên Chúa Sách Sáng thé kể lại rằng

ngày thứ sáu, sau khi đã tạo dựng nên trời đất, cây cối và muôn loài muôn vật,Thiên Chúa đã tạo ra con người giống hình ảnh Thiên Chúa Ngài tạo thành họ có

nam, có nữ Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở cho

nhiều, day mat Gat, va thong trị nó, hãy ba chu cá biển, chim trời và toàn thể sinh

vật di chuyển trên mặt dat”.

Ngoài ra, sách Sdng thé còn nói một cách cụ thé hơn về việc kết hiệp vợchồng: “Thién Chúa lấy bùn đất nắn thành con người, thối sinh khí vào lỗ mũi vàcon người trở thành một vật sống Thiên Chúa phán: “Đàn ông ở một mình khôngtot, ta hãy tạo dung cho nó một nội trợ giống như no” [33, 14] Thiên Chúa khiếncho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Ngài lấy một xương sườn của ông, và đắp

thịt lại Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Adam trở thành người đàn

bà, rồi dẫn đến Ađam Ađam liền nói: “Báy giờ xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt

tôi Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra”.

Hôn nhân là bí tích quan trọng nên giáo hội quy định con cái sửa soạn và cử

hành rất long trọng Hơn nữa, hôn nhân là một khế ước trao hoán: “Đổi frao hai

thân xác, hai cuộc đời Từ nay, thân xác anh là của em, thân xác em là của anh”.

Như vậy, việc chiếm hữu thân xác chỉ dành cho vợ chồng, ngoại tình không những

lỗi đức trong sạch mà còn lỗi đức công bình và đây là một trong những lý do giáo

hội cho ly thân khi bắt gặp quả tang người kia đang phạm tội ngoại tình Dân gian

12

Trang 21

có câu: “Một úp lều tranh hai trái tim vàng” cho thấy tình yêu thương là cam kếtchính yếu của hôn nhân và yêu nhau đòi hỏi sự hi sinh cho nhau.

Hôn nhân là sự dan thân và là việc của hai người trưởng thành Người trưởng

thành là người làm gì cũng có suy tính kỹ lưỡng, khi đã làm thì không bao giờ bỏ và

đã nói không bao giờ sai lời, đã cam kết thì giữ mãi cho đến chết Sy dan thân tronghôn nhân đòi hỏi sự can đảm, cuộc sống nào cũng có thử thách gai chông, chúng ta

đã dan thân thì phải chấp nhận, như người bước chân xuống tàu vượt biên là chấp

nhận tất cả, đang ở giữa biển khơi không thể nào đòi quay trở lại

1.2 Hôn nhân cùng Tôn giáo

Hôn nhân cùng tôn giáo là việc một người nam và một người nữ cùng một

niềm tin tôn giáo cùng theo một tôn giáo kết hôn với nhau Trong đề tài này, tác giả

nhận định: Hôn nhân cùng tôn giáo là hai người cùng theo đạo Công giáo kết hôn

với nhau.

1.3 Hôn nhân khác Tôn giáo

“Nếu anh em nào có vợ ngoại mà người đó thuận ở với mình, thì chớ ray VỢ

Va người vợ nào có chông ngoại mà người đó thuận ở với minh, thì đừng bỏ

chong Vi chong ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ

người chồng có dao” Trong Giáo luật của Giáo hội Công giáo có đề cập đếntrường hợp hôn nhân có sự khác biệt về tôn giáo như sau: “Hôn nhân khác tôn

giáo là hôn nhân giữa một bên là Công giáo và một bên không phải là Công giáo ”[33].Trong trường hợp nếu bên không phải là Công giáo, nhưng đã được rửa tội!trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống, thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân

dị tín hay hôn nhân hỗn hợp Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội, thì hôn

nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo Ví dụ: Hôn nhângiữa một người Công giáo và một người Phật giáo, Hồi giáo, An Độ giáo, Do Thái

giáo, kế cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào Tóm lại trong nghiên

cứu này, khái niệm hôn nhân khác tôn giáo được hiểu là hôn nhân giữa người Cônggiáo và người không theo đạo Công giáo.

Hai trường hợp có thé xảy ra của những cuộc hôn nhân khác tôn giáo:

Trang 22

- Hôn nhân sẽ hạnh phúc, nếu hai bên biết tôn trọng nhau, “đạo ai người ấygiữ” Phía không Công giáo thực sự để cho bạn mình được tự do thờ phượng và

chăm sóc đức tin cho con cái như đã thoả thuận lúc ban đầu Phía Công giáo sốngthật tốt và giúp phía không Công giáo nhận được ơn Chúa

- Hôn nhân có thể gặp nguy hiểm và tan vỡ, nếu hai bên không chịu nhân

nhượng nhau trước những mối bất đồng do sự khác biệt về niềm tin tạo ra, phía

Công giáo có thé trở nên nguội lạnh và đi đến chỗ bỏ đạo

Tại Việt Nam, ngày nay vẫn có nhiều cha mẹ tỏ thái độ quá dè dặt, khắt khe

đối với con cái trong hôn nhân khác tôn giáo bắt buộc theo đạo Công giáo mới cho

phép làm đám cưới Một số khác lại quá dễ dãi cho rằng chỉ cần Đạo ai nấy giữ,

chang cần chuẩn gi hết Cả hai thái độ trên đều không phù hợp với ý muốn của HộiThánh Công giáo Hội Thánh có phép chuẩn cho những cặp hôn nhân khác tôn giáo

Theo luật hiện nay của Hội Thánh:

- Hôn nhân hỗn hợp chỉ hợp pháp khi có phép rõ ràng của giáo quyền

- Hôn nhân khác đạo chỉ thành sự khi có phép chuẩn rõ ràng của giáo quyền

Bởi vậy, nếu ở trong trường hợp hôn nhân hỗn hợp hoặc hôn nhân khác đạo, đôibạn cần trình bày với cha xứ để được hướng dẫn về thủ tục xin phép chuẩn nơi Đức

Giám Mục Giáo phận.

Muốn được phép chuẩn:

- Hai đương sự phải hiểu biết, chấp nhận mục đích và đặc tính chính yếu của

hôn nhân theo giáo lý Công giáo.

- Bên Công giáo cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái được

rửa tội, được giáo dục trong Hội Thánh Công giáo và cũng cần phải cho bên khôngCông giáo biết rõ những điều ấy[ 14]

1.4 Khai niệm gia đình 1.4.1 Khái niệm gia đình nói chung

Bất cứ ai nghĩ đến sự tồn vong của nhân loại, sự hưng thịnh của xã hội, đều

tìm cách xây dựng gia đình Gia đình được các nhà xã hội học gọi là tế bào của xã

hội, bởi lẽ gia đình qua định chế hôn nhân là một dữ kiện cấu thành xã hội Tam

quan trọng của gia đình được mọi người công nhận Không chỉ các nước được coi làvăn minh, mà cả những dân tộc bị coi là ít tiến bộ cũng có những quy định chặt chẽ

Trang 23

về gia đình, về thân tộc, Các nhà dan tộc học nỗi tiếng một thời như Claude Strauss đã từng chứng minh nơi những dân tộc thô sơ không có chữ viết cũng đã thành hình những quy luật khắt khe về thân tộc để ngăn ngừa tình trạng loạn luân bằng một cấu trúc tỉnh thần rất tỉnh vi, sắc sảo Các nhà dân tộc học đã chỉ ra rằng

Lévi-đã là con người sống trong một tập thé, một cộng đồng thì phải biết đến luật cấm

loạn luân, luật không có văn tự nhưng được khắc ghi trong trí não, lương tâm con

người, dù ở bất cứ chân trời nào

Nhà xã hội học định nghĩa: “Gia đình là nhóm xã hội, quy tụ dưới một mái

nhà, vợ chong và con cải vi thành niên cua họ, bảo dam cho các thành viên một sự

an tâm và một sự hòa nhập tốt nhất vào xã hội” Thực tại xã hội của gia đình được

diễn tả bằng việc thể hiện các chức năng khác nhau Trong lĩnh vực sinh học, gia

đình là nơi thông thường để truyền sinh và chăm sóc con cái Trong lĩnh vực tâm lý,gia đình là nơi hiệp thông và trao đổi, bảo dam sự an ninh tâm cảm cho các thành

viên Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, gia đình cho phép thành viên hòa nhập xã hội

nhờ một cái tên mà cha mẹ đặt cho Trong lĩnh vực kinh tế, gia đình bảo đảm sự tồn tại cho các thành viên, chia sẻ tài nguyên, liên đới giữa các thế hệ Những chức

năng xã hội khác nhau của gia đình hội tụ vào một chức năng chính yếu, gia đình là

nơi con người được đồng hóa, nhân bản hóa, nhân vị hóa Tuy nhiên, việc thi hành

các chức năng này được thay đổi tùy nơi chốn và thời đại [36].

1.4.2 Khái niệm gia đình Công giáo

Gia đình Công giáo là gia đình thể hiện bản chất và sứ mạng của Giáo Hội:

- Gia đình phản ánh sự hiệp thông của tình yêu.

- Gia đình được quy tụ do ơn thánh và đức tin.

- Gia đình thi hành rao giảng Tin Mừng, thực hiện bổn phận làm cha, làm

mẹ.

- Gia đình là nơi thánh hoá, kết hiệp với Thiên Chúa

Gia đình là tế bào đầu tiên của Giáo Hội cũng như xã hội, gia đình có tốt thìGiáo Hội và xã hội mới tốt được Theo sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 1657,

gia đình Công giáo là nơi thể hiện đặc biệt thiên chức của người cha, người mẹ, con

cái và mọi thành viên trong gia đình, nhờ lãnh nhận các bí tích, nhờ kinh nguyện, tạ

ơn, chứng từ đời sống thánh thiện, hi sinh và đức ái hữu hiệu Gia đình là trường

15

Trang 24

học đầu tiên về đời sống Kitô giáo và là trường học phát triển nhân tính Chính nhờgia đình, người ta học được nhiều điều, biết làm nhiều việc, biết tình bác ái huynh

đệ, sự quảng đại tha thứ, nhất là sự phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ

đời sống Gia đình Công giáo được hình thành theo chương trình và kế hoạch yêu

thương của Thiên Chúa nên gia đình Công giáo được mời gọi trở thành một Giáo

Hội thu nhỏ Trong gia đình như Giáo hội thu nhỏ này, cha mẹ là những người đầu

tiên ding gương lành và lời nói để truyền day đức tin cho con cái, cũng như cé vũ

ơn gọi riêng của từng đứa con trong gia đình minh “Trong đời sống gia đình Công

giáo, cha mẹ phải biết coi trọng và siêng năng đón nhận các bí tích cứu độ Cha mẹcôn phải giúp và chuẩn bị cho con cái đón nhận các Bí tích Ria tội, Thêm sức,

Thánh thể, Giải tội và Hôn phối một cách hiểu biết và yêu mến, vì các bí tích là các

tuyệt tac của Thiên Chúa, là những thời điểm đặc biệt của ơn cứu độ cũng như việcchuyển giao đức tin” [Š]

1.5 Khái quát về lịch sử truyền giáo và phát triển đạo Công giáo

1.5.1 Khái niệm Đạo Công giáo

Đạo Công giáo hay còn gọi là đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam thường sử

dụng chung thuật ngữ là đạo Công giáo Đạo Công giáo là một nhánh của tôn giáo

cùng thời Đức Chúa Giesu Kitô có tên chung là Thiên Chúa giáo (phiên âm Hán

Lộ Việt là Cơ Đốc giáo) gồm có các tôn giáo như: Công giáo, Chính thống giáo, Tin

| lành, Anh giáo.

| : Thiên Chúa giáo thường dùng để chỉ Giáo hội Công giáo Rôma, hay gọi tắt

là Công giáo Tuy nhiên, bản chất cụm từ “Thiên Chúa giáo” hay còn gọi là

| “Kytô Giáo” là chỉ về tat cả các tôn giáo thờ Thiên Chúa là thần linh tối cao và

ĩ duy nhất ngự trên trời (“Thiên” là trời, “Chúa” là chúa tế, “giáo” là tôn giáo) và

từng tôn giáo có cách gọi tên riêng về Thiên Chúa

Thiên Chúa giáo ra đời từ đầu của kỷ nguyên Công giáo như sự đáp ứng nhu

cầu tâm linh của nhân dân lao động về một vương quốc của sự công bằng sau nhữngchán chường, tuyệt vọng từ sự thất bại của hàng loạt cuộc nổi dậy của người nô lệ

mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Spactaquyt, Văn hóa Rôma, thần học Đông Phương

Người sáng lập ra Thiên Chúa giáo là Chúa Giêsu hay còn gọi là Chúa Kitô,

một nhân vật có thật trong lịch sử tên là Giêsu Kitô thuộc chủng tộc Isarae, sinh ra

ở Belem, sống tại thành Nazarét, thuộc nước Palestina

16

Trang 25

Hệ thống giáo lý, giáo luật Thiên Chúa giáo phần lớn được ghi nhận trong

Kinh thánh Kinh thánh là hệ thống lý thuyết về Đức tin và chân lý của Đức tin.

Kinh thánh gồm hai phần Cựu ước và Tân ước Đối với người Kitô giáo, Kinh

thánh vừa có giá trị nhân bản, vừa có giá trị siêu nhiên, vì tác giả của nó là Thiên

Chúa Bộ Cựu ước được viết ra trước khi Chúa Giêsu ra đời, chủ yếu nói về nguồn

gốc vũ trụ và loài người, về lịch sử dân Do Thái được chọn để đón nhận ngày

chúa Kitô ra đời Bộ Tân ước kể lại cuộc đời chúa Giêsu Kitô, của các Tông đồ,

cũng như ghi lại đạo lý của Chúa Giêsu khi giảng đạy các Tông đồ và dân Do Thái

đương thời.

1.5.2 Người Công giáo

Khái niệm người Công giáo được sử dụng trong đề tài được hiểu là những

người đã được rửa tội trong giáo hội Công giáo và tuyên xưng tin theo đạo Công

giáo.

1.5.3 Người không Công giáo

Khái niệm người không Công giáo được sử dụng trong đề tài được hiểu là :

những người không theo đạo Công giáo Có thể họ sẽ theo những tôn giáo khác

như: Tin lành, Phật giáo, hay không theo một tôn giáo nào.

1.5.4 Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tại ViệtNam

Trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, nếu tính từ năm 1615 với sự có mặt

của giáo sĩ Buzomi ở Việt Nam đến nay, Công giáo đã hiện điện ở Việt Nam gần

400 năm Hơn 4 thế kỷ có mặt tại Việt Nam, đạo Công giáo trở thành một tôn giáo

lớn ở Việt Nam Lịch sử đạo Công giáo Việt Nam là một dòng chảy với nhiều khúc

quanh nhưng rồi cuối cùng nó vẫn ra biển lớn Đó là “sống phúc âm giữa lòng dântộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”[28]

Công giáo Việt Nam là đạo Công giáo ở Việt Nam, chịu tác động bởi lịch sử, phong tục tập quán, văn hoá và con người Việt Nam Đạo Công giáo là tôn giáo cómặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2010), có số lượng tín đồ lớn thứ hai ởViệt Nam (sau Phật giáo).

Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín

ngưỡng, phong tục của chế độ phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm

17

Trang 26

tư tưởng chủ đạo trong trị nước yên dân Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm

1533, do giáo sĩ Tây Dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh,

huyện Nam Chin và làng Tra Li, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay) Đạo

Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai

đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh — Nhà Mac, Nhà Trịnh — Nha

Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài Chính vì lý do này,

công cuộc truyền giáo ở giai đoạn này mới ở mức thử nghiệm, thăm đò Đến hoàước Giáp Tuất 15/3/1874, việc truyền giáo ở Việt Nam đã được nhân rộng hơn vàđược nhiều người biết đến Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưngđạo Công giáo đã tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ

truyền giáo tiếp theo

Sau hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo

nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam Toà Giám mục, nhà

thờ, chủng viện, các dòng tu, được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh

Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt

Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại

Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay Đến năm

1939, đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân.

Ngày 24/11/1960, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉVenerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt

Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ

Chí Minh Năm 1960 Giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận

thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789

nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng sinh.

Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội

Công giáo Việt Nam lại có biến động Tại miền Nam chỉ còn 25 Giám mục (15 vị

tại Toà) 2.000 linh mục, gần 7.500 tu sĩ

Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo

hội Công giáo hai miền Bắc Nam đã thống nhất lại và hoạt động trong một đất nước

18

Trang 27

độc lập, hoà bình Trong không khí đó, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức

Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô HàNội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam Đại hội đã ra Thư chung 1980 với

đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hanh phúc của đồng

bào” Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ

trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc

và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [17]

Theo số liệu năm 1995 của niên giám Tòa Thánh, ở Việt Nam hiện có ba

Giáo tỉnh, Đó là Giáo tỉnh Hà Nội, giám tỉnh Huế, và giám tỉnh Thành phố Hồ Chí

Minh Ba giáo tỉnh được chia ra làm 26 giáo phận, trong đó Giáo tỉnh Hà Nội có 10giáo phận với khoảng 1.633.000 tín đồ, giáo tỉnh Huế có 6 giáo Phận với khoảng553.000 tín đồ và giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh có 10 giáo phận với gần

2.177.000 tin đồ [34, tr.55]

Lich sử hình thành va phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với bước khởi

đầu tương đối thuận lợi, nhưng do hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh,:chia cắt nên

quá trình phát triển của đạo Công giáo ở Việt Nam gặp nhiều thăng trầm, biến động.Nhờ Đức tin vào Chúa đã lấy được niềm tin của nhân dân, từ một tôn giáo ban đầuhoàn toàn xa lạ, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt

Nam, với nhiều hoạt động đa dạng, tích cực và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống

văn hóa - xã hội Việt Nam.

1.6 Giới thiệu khái quát Giáo lý giáo luật đạo Công giáo về Hôn nhân

Từ xưa đến nay, bất cứ nền văn hoá nào thì hôn nhân vẫn là việc linh thiêng

và rất được coi trọng Vì thế, trước khi về chung sống với nhau, cô dau chú rể

thường xin trời đất, thần linh hoặc ông bà tổ tiên chứng giám và phù hộ cho cuộc

hôn nhân của mình qua một nghi lễ công khai và long trọng.

Trong kinh Cựu Ước, giao ước giữa Thiên Chúa với dân, Thiên Chúa thường

được ví như một cuộc hôn nhân thuỷ chung, duy nhất Sang kinh Tân Ước, hôn

nhân được coi là hình ảnh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội Thánh Đức Kitô được

ví như chàng rễ của giao ước mới còn Hội Thánh được ví như cô dâu, đã được Đức

Kitô yêu thương đến hy sinh mạng sống [8]

19

Trang 28

a nes

“Trong khi rao giảng, Chúa Giêsu day rõ ràng về ý nghĩa nguyên thủy của

việc phối hợp giữa người nam và người nữ như thuở ban đầu Đắng Tạo Hóa đãmuốn Sự phối hợp này là bất kha phân Iy”[14, số 1614]

“Toàn bộ đời sống Kitô giáo mang đấu ấn của tình yêu “hôn nhân” giữa Đức

Kitô và Hội Thánh Bí tích Thánh tay, cửa ngõ dẫn vào Dân Thiên Chúa, cũng đã là

một mầu nhiệm “hôn nhân” Có thể nói đó là nghi thức thanh tẩy trước khi bước

vào tiệc cưới là bí tích Thánh Thể Hôn nhân Kitô giáo trở thành dấu chỉ giao ước

giữa Đức Kitô và Hội Thánh Hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội là một bí

tích thực sự của Giao ước Mới, vì nó biểu thị giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh

và thông ban ân sủng cho họ”[14, số 1617].

Như vậy, ta có thể nói, Thiên Chúa đã thiết lập khế ước hôn nhân ngay trong

vườn địa đàng, giữa người nam và người nữ đầu tiên Còn Chúa Giêsu, Ngài đã

nâng hôn ước đó lên hàng “Bi tich” Qua bí tích hôn phối, tình yêu của hai vợ

chồng được Thiên Chúa đóng ấn Họ nhận được những ơn siêu nhiên giúp họ sốngtốt đời sống hôn nhân và gia đình của mình, để từ hôn nhân trở thành dấu chỉ mầu

nhiệm Đức Kitô kết hiệp với Hội Thánh

Mỗi người Công giáo đều có niềm tin rất lớn đối với Thiên Chúa, hôn nhân

là việc rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với đôi nam nữ mà còn có ý nghĩavới cả Hội Thánh Đặc biệt, hôn nhân đã được nâng lên thành bí tích, bí tích hônnhân (hôn phối) là một trong bảy bí tích quan trọng của Giáo hội Công giáo Đối

với người theo đạo Công giáo, khi đã tiến hành bí tích hôn phối thì dù có bất cứ lý

do gì họ vẫn phải sống trọn đời, chung thủy với cuộc hôn nhân đó Giáo hội Công

giáo chỉ công nhận đặc tính của hôn nhân Công giáo là chỉ có một vợ một chồng,sống trọn đời với nhau, du cả hai có ly thân, nếu có ly di trước pháp luật dân sự thì

trước mặt Thiên Chúa họ vẫn là vợ chồng và họ sẽ không được tiến hành bí tích hôn

phối khác cho đến khi một người mat đi Khi đã thề nguyễn trước Thiên Chúa,

trước sự chứng kiến của Linh mục, của Giáo hội, sợi dây hôn phối của họ được dét

nên và sợ dây đó sẽ mãi không bao giờ được cắt bỏ.

1.7 Khái quát về Giáo họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa - Giáo phận

Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch Thất — Hà Nội)

Trang 29

Tân Xã là một xã thuộc vùng gò đồi của huyện Thạch That (tinh Hà Tây cũ),

cách huyện ly 7km về phía Tây Nam tiếp giáp với khu công nghệ cao Hòa Lạc, phíaBắc giáp xã Bình Yên, phía Tây giáp xã Thạch Hòa, phía Nam giáp xã Hạ Bằng,

phía Đông giáp xã Cần Kiệm Hiện nay, xã Tân Xã có 838 hộ, khẩu 3890 sinh sốngtrên diện tích tự nhiên 704 ha, trong đó 378 ha đất nông nghiệp và chỉ có 200 ha

trồng được lúa nước Vì nằm ở thềm trung du, nơi tiếp giáp giữa miền núi cao TâyBắc Tổ quốc với đồng bằng châu thổ sông Hồng nên địa hình của xã Tân Xã không

bằng phẳng, bị cắt xẻ mạnh Đặc điểm địa hình dia chất và thé nhưỡng gây khó

khăn cho việc trong lúa nước nhưng lại thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả lâu năm,

phát triển kinh tế trang trại

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Thạch

Thất, đời sống xã hội của xã Tân Xã ngày càng được cải thiện rõ rệt, làng xóm

khang trang, sạch sẽ Nhân dân xã Tân Xã có truyền thống lao động cần cù cùng với

truyền thống cách mạng đã ra sức lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng quê hương

ngày càng phát triển, giàu mạnh

Xã Tân Xã hiện nay có 3 thôn là: Mục Uyên, Kim Bông và Phú Hữu, baogồm 10 cụm dân cư là: Cầu Giáo, Cầu Sông, Xóm Mới, Cừ Viên, Hương Trung,Khoang Dong (thuộc thôn Mục Uyên), xóm Quán, xóm Hiệp, xóm Than (thuộc thôn Kim Bông) và Phú Hữu.

Thôn 1 Phú Hữu là một bộ phận hành chính của xã Tân Xã, là nơi tác giả lựa

chọn tiến hành nghiên cứu Với những đặc thù về vị trí địa lí, kinh tế và đời sống

văn hóa Thôn 1 Phú Hữu là nơi duy nhất trong xã, người dân theo Dao Công giáo,hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm

Về thé nhưỡng và địa chất: Lớp đất bề mặt ở thôn 7 bao gồm 2 lại đắt chủyếu: Đất dốc tụ, có độ sâu phổ biến từ 1-2m thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn

quả và cây cao sản như: Sắn, bưởi, Loại đất bề mặt thứ hai là đất cổ phù sa lẫn

ferarit trên các đồi gò, lớp đất này có bề dày từ 20-50cm được người dan sử dụng dé

trồng lúa, các loại cây hoa màu như: Ngô, khoai, rau, Dưới lớp đất cổ phù sa là

tầng hóa thạch (còn gọi là đá ong) có bề dày từ 2-3m, có thể khai thác làm vật liệu

xây dựng.

Trang 30

Đời sống kinh tế: Với những đặc thù về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên,người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, làm cây cảnh, công nhân nhà máy.

Y :ế: Trước đây, đại bộ phận người dân trong xã sống trong tình trạng “hữusinh vô dưỡng”, khi ốm đau, người dân thường chữa theo kinh nghiệm bằng các loại

lá ngoài vườn, rừng theo các bài thuốc dân gian Lao động vắt vả, kinh tế còn gặp

nhiều khó khăn, không được chăm lo sức khỏe, khám chữa bệnh kịp thời nên tuổi

thọ bình quân của người dân thấp Tuy nhiên, hiện nay nhờ chính sách của Đảng và

Nhà nước đời sông nhân dân được cải thiện mọi người chăm lo đên sức khỏe hơn,khi đau ốm thường đến trạm y tế xã để khám chữa bệnh kịp thời

Đời sống văn hóa — xã hội: Trong quá trình phát triển của cộng đồng dân cư,

dé thỏa mãn những nhu cầu về sinh hoạt tinh thần người dân trong xã luôn có nhữngbuổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào các dip lễ tết, đời sống văn hóa phong phú,đậm chất tình làng nghĩa xóm

Người dân được hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của các ban

ngành như hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ giống lúa mới Tuy nhiên, do

trình độ dân trí còn thấp nên việc tiếp cận những chính sách và dịch vụ vẫn còn hạn

“ chế

1.8 Khái quát về sự hình thành và phát triển đạo Công giáo tại Giáo

họ Phú Hữu — Giáo xứ Phú Nghĩa — Giáo phận Hưng Hóa (xã Tân Xã — Thạch

š That — Hà Nội)

be Giáo họ Phú Hữu nằm trên địa phận thôn Phú hữu gồm có bốn xóm: xóm

: Lang cũ, xóm Vườn Vải (giáp hồ Quán Tran), xóm Cầu Nay (giáp cống Hóc Loi),

gị xóm Phú Hòa (giáp đường 84) Phú Hữu thuộc vùng gò đồi nằm ở phía Tây của xã

Tân Xã.

Tên gọi của làng Phú Hữu: tên gọi cỗ xưa là làng Hữu Vinh, sau khi tái lậplàng năm 1890 gọi là làng Hữu Vãng, tổng Hòa Lạc, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa

| Bình Năm 1932 làng làm đơn xin chuyển về Son Tây, lúc này chuyển tên từ Hữu

biị- Vang thành Phú Hữu, tổng La Gián, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây Năm 1945,

cách mạng tháng tám thành công, thành lập xã Tân Xã thì làng Phú Hữu thuộc xã

Tân Xã, huyện Thạch That, tinh Sơn Tây

22

Trang 31

Theo tác giả tìm hiểu, khoảng năm 1905 — 1906 cố Sabe đã về giảng đạo cho

bà con trong làng, thời kỳ bà con trong làng bắt đầu theo đạo Công giáo Giáo họ

Hữu Vãng (nay là giáo họ Phú Hữu) chính thức thành lập năm 1906 thuộc giáo xứ

Vĩnh Lộc, giáo phận Hưng Hóa Năm 1907, bà con giáo dân đã làm nhà nguyện

rộng bốn gian bằng tre lợp rạ, tường đất trên mảnh đất nhà học giáo lý hiện nay.Năm 1935, bà con giáo dân đã tu sửa xây dựng nhà nguyện bằng gỗ Năm 1955, nhàthờ bị đỗ nát, bà con đã góp công, góp của dé xây dựng lại Năm 1964, hợp tác xã

nông nghiệp mượn đất làm nhà kho và sân phơi Năm 1993, ông Nguyễn Văn Mậu,

trưởng ban hành giáo cùng với bà con giáo dân làm nhà học giáo lý gồm hai phòng

và một gian làm kho vật liệu Tháng 12 năm 2007, giáo họ kiến thiết lại nhà dạy

giáo lý Tháng 2 năm 2008, giáo họ tiếp tục xây dựng thêm Năm 2010, bà con giáo

dân đã xây dựng nhà thờ như hiện nay gồm 17 gian, 10 phòng học giáo lý và nhà

khách.

Giáo họ Phú Hữu có 200 hộ dân với 850 nhân danh, trong đó có 400 nam và

450 nữ, với 300 nhân danh dưới độ tuổi lao động (dudil8 tuổi), 350 nhân danh

trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi, chỉ có 200 nhân danh trên độ tuổi lao động(trên 60 tuổi)

Tại thôn Phú Hữu có đến 97% dân số theo đạo Công giáo, mặc dù không

phải là xứ toàn tong” nhưng tat cả các gia đình trong thôn du không chính thức theo

đạo nhưng những ngày lễ Thánh, các dịp lễ, các thủ tục ma chay vẫn được cử hành

theo nghi thức của đạo Công giáo.

Về mặt cơ cấu tô chức

Giáo họ Phú Hữu thuộc giáo xứ Phú Nghĩa, giáo phận Hưng Hóa Các hộiđoàn trong giáo họ gồm: Hội Trung Nam, hội Thánh Giuse, hội thánh Anna, hội con

hoa, hội ca đoàn, tổ giáo lý viên, hội trống, hội khuyến học, tổ bác ái.

Ban thường vụ hội đồng giáo xứ gồm có:

Trang 32

- Thu quỹ

- Uy viên chuyên trách Giáo Ly Đức Tin

- Uy viên chuyên trách Phụng Tự

- Uy viên chuyên trách Bác Ái

- Uy viên chuyên trách Truyền Giáo

- Ủy viên chuyên trách kinh tài

Các Linh mục đã coi sóc giáo họ trước đây, được xếp theo thứ tự thời gian:

“ 1985-2006: Linh mục Giuse Nguyễn Thái Hà

= 2006 — 2014: Linh mục Giuse Kiều Trí Sơn

= 2014: Linh mục Antôn Vũ Thái SanCác vị linh mục đã dẫn dắt các hội đoàn, ban thường vụ hội đồng trong giáo

họ hoạt động rất tích cực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa giáo họphát triển ngày càng vững mạnh

Tiểu kết

Hôn nhân là bí tích quan trọng của Hội Thánh, được cả Hội Thánh mongđợi Hôn nhân Công giáo chỉ dành cho một nam, một nữ kết duyên với nhau vàsống trọn kiếp người Khi Thiên Chúa đã se duyên thì sợi dây hôn phối đó sẽ khôngbao giờ được xóa bỏ trừ khi một người mat đi

Giáo họ Phú Hữu thuộc thôn Phú Hữu, xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, thành

phố Hà Nội Năm 1905 — 1906 cố Sabe đã về giảng đạo cho bà con trong thôn Phú

Hữu, đây là thời kỳ người dân trong thôn bắt đầu theo đạo Công giáo Hiện nay, tại

giáo họ Phú Hữu có 97% dân số theo đạo Công giáo, cơ sở vật chất được xây dựng

rất khang trang, cơ cấu tổ chức trong giáo hội cũng rất chặt chẽ, giáo họ Phú Hữu

đang đợi quyết định thành lập giáo xứ Mặc dù không phải là xứ toàn tòng nhưng bà

con trong thôn luôn tin và đi theo Thiên Chúa, chính vì thế hôn nhân của người

Công giáo tại giáo họ Phú Hữu luôn thực hiện theo đúng giáo lý, giáo luật mà Hội

Thánh đề ra

24

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TẠI GIÁO HỌ

PHU HỮU - GIÁO XU PHU NGHĨA —- GIÁO PHAN HUNG HÓA

(XÃ TÂN XÃ - THACH THAT - HÀ NỘI)

2.1 Quan niệm hôn nhân

2.1.1 Mục đích và ý nghĩa kết hôn Hôn nhân nói riêng và đời sống gia đình nói chung là một vấn đề quan trọng

hàng đầu đối với Hội thánh Công giáo Chính vì thế, hôn nhân mang ý nghĩa rấtthiêng liêng, cao cả.

Y định của Thiên Chúa

Trong sách Phúc âm của Thánh Mattheu có thuật lại việc Chúa GiêSu đã

nhắc lại ý định của Thiên Chúa khi nói về tính đơn hôn: “Các ông lại không đọc:

Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ sao? và Người

phan: Bởi thé, dan ông sẽ bỏ cha me minh va khang khit với vợ và cả hai sẽ nên một

thân xác, cho nên họ không còn là hai mà là một thân xác” [32, 3-5] Khi nói về

tính chất bat khả phân ly trong hôn'nhân Chúa GiéSu cũng trả lời những người

trong khi ra giảng Tin Mừng rằng: “Tai các ông chai đá cứng lòng, nên ông Môsê

cho phép bỏ vợ, chứ từ dau, không có như vậy” [33, 12]

Ngay từ khi sáng tạo ra con người, Thiên Chúa đã có ý định se duyên cho đôi

nam nữ Khi đôi nam nữ đủ khôn lớn, họ sẽ rời bỏ cha mẹ để đi tìm hạnh phúc riêng của mình, cả hai sẽ trở nên khăng khít, gắn bó, hai thân xác hòa vào một, vợ là của

chồng và chồng là của vợ Chính vì thế, khi hai người đã trao trọn cho nhau, cả hai

không còn sở hữu bản thân cho riêng mình nên sẽ không được phép trao thân xáccho bat kỳ một ai khác nữa, nếu một người trao thân xác cho một người khác thì sẽ

không công bằng đối với người còn lại Hôn nhân, ngay từ khi được kết thành nó

chi dành cho một người nam và một người nữ đến trọn kiếp người.

Mục đích của Hôn nhân

Tự bản chất, hôn nhân hướng đến hai mục đích: Lợi ích của đôi vợ chồng và

lưu truyền nòi giống (sinh sản và giáo dục con cái) [14, số 1601] Hai mục đích này

luôn đi đôi với nhau, mặc đù có những lúc mục đích này được nhấn mạnh hơn mục

đích kia.

+ Trọn đời yêu thương và bé túc cho nhau:

25

Trang 34

Nhờ khế ước hôn nhân, người nam va người nữ “không còn là hai, nhưng

chi là một xương một thịf° và mỗi ngày một trở nên gắn bó với nhau hơn qua việc

nỗ lực sống, cam kết trao hiến trọn vẹn cho nhau

+ Sinh sản và giáo dục con cái:

Tự bản chất, hôn nhân hướng đến việc sinh sản và giáo dục con cái đây đượcxem như kết quả của hôn nhân Con cái là ân huệ cao quý nhất của hôn nhân và là

sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ Tình yêu vợ chồng còn phongphú nhờ những thành quả của đời sống luân lý, tỉnh thần siêu nhiên được cha mẹ

truyền lại cho con cái qua việc giáo dục Vì thế, mục tiêu nền tảng của hôn nhân và

gia đình là phục vụ cho sự sống và hạnh phúc [14, số 1652 - 1653]

+ Hạnh phúc đời hôn nhân:

Hôn nhân bao giờ cũng đi đôi với ước vọng trăm năm hạnh phúc Đối với

người Công giáo, hạnh phúc là được sống trong tình thân mật với Thiên Chúa vàtrong Thiên Chúa, dù thiếu mọi sự, cũng vẫn hạnh phúc Còn vắng bóng Ngài, dù

có mọi sự, cũng chỉ là bất hạnh Đối với người Công giáo, khi đôi bạn thực hiện hôn

nhân và gia đình theo ý định của Thiên Chúa, thì hôn nhân chính là một con đường

dẫn đến Thiên Chúa, cũng như dẫn đến hạnh phúc

Mục đích của Thiên Chúa khi tạo dựng, đó là làm cho con người được yêu

thương và hiệp nhất với Ngài trong hạnh phúc đời đời, đồng thời mọi sự Thiên

Chúa ban cho ở đời này đều nhằm giúp con người đạt tới mục đích cuối cùng ấy.Khi đã nhận biết điều đó, trong mọi sự, ta luôn dành ưu tiên cho Thiên Chúa đểđược hiệp nhất với Ngài [14, số 226]

2.1.2 Độ tuổi kết hôn

Đề kết hôn thành sự, nam phải đủ 16 tuổi, nữ phải đủ 14 tuổi Tuy nhiên, HộiĐồng Giám mục của mỗi quốc gia có quyền quy định tuổi khác nhau dé kết hôn hợp

pháp Tại Việt Nam, nam giới phải từ 20 tuổi trở lên, nữ gidil8 tuổi trở lên mới

được phép kết hôn, theo điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2000)

26

Trang 35

Chênh lệch (Nam-Nit)

1,2

Nguôn: Tổng cục Thống kê (TCTK),Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009

Nhìn vào bảng thống kê tuổi kết hôn trung bình của người Việt Nam, ta thấy

nam giới có xu hướng tăng lên, còn phụ nữ có xu hướng ổn định so với những thập

niên trước Việt Nam đã rất nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện

chính sách kế hoạch hóa gia đình, không kết hôn sớm, dãn khoảng cách sinh, nhận

thức của người dân cũng tăng lên Điều quan trọng dẫn đến sự chuyển đổi từ mô

hình kết hôn truyền thống (kết hôn sớm ở cả nam và nữ) sang mô hình hôn nhân

theo luật pháp và thực hiện nếp sống văn minh hiện đại (kết hôn đúng độ tuổi) trong

những thập niên qua Nói cách khác, những yếu tố cho quá trình hiện đại hóa, chính

sách, văn hóa và quyền tự do trong hôn nhân đã góp phần hình thành xu hướng kết

hôn muộn của người Việt Nam Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam cao hơn so

với nữ ở tất cả các giai đoạn Nam giới thường muốn có địa vị xã hội trước khi lập

gia đình Còn đối với phụ nữ, áp lực hôn nhân cao hơn nam giới và do ở vị trí thụ

động trong quan hệ hôn nhân nên vì thế họ có xu hướng kết hôn sớm hơn so với

nam giới [3].

Theo kết quả khảo sát tại giáo họ Phú Hữu, cho thấy độ tuổi trung bình kết

hôn của nam giới là 24.7 tuổi và nữ giới là 21.9 tuổi Nếu so sánh độ tuổi kết hôn

của địa bàn nghiên cứu so với cả nước trong cùng thời kỳ thì độ tuổi kết hôn có độ

chênh lệch so với cả nước là 1.5 tuổi đối với nam và 0.9 tuổi đối với nữ, độ tuổi kết

hôn giữa nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn 2.8 tuổi Nhu vậy, độ tuổi kết hôn của

các cặp vợ chồng tại giáo họ Phú Hữu thấp hơn so với độ tuổi kết hôn trung bình

của cả nước.

27

Trang 36

21 đên 23

24 đến 26

Nguồn Kết quả nghiên cứu tại giáo họ Phu Hữu

Nhìn vào bảng số liệu thấy độ tuổi kết hôn trung bình tại địa bàn nghiên cứu

là sớm so với số liệu chung của cả nước về cả nam và nữ Nữ giới chủ yếu kết hôn ở

độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi chiếm 32.9% Độ tuổi kết hôn của nữ giới dưới 24 tuổichiếm tỷ lệ lớn 65.7%, trên 26 tuổi chỉ chiếm 5.7% Giáo hội Công giáo tại ViệtNam áp dụng theo quy định của pháp luật là nam tròn 20 tuổi và nữ tròn 18 tuổi trở

lên, tuy nhiên tại giáo họ Phú Hữu tỷ lệ nữ giới kết hôn dưới 18 tuổi chiếm 8.6%.

Như vậy, các cặp vợ chồng kết hôn đưới 18 tuổi trên đã làm sai với quy định củaHội Đồng Giám mục Việt Nam Quy định của Công giáo rất rõ ràng, tuy nhiên vì

nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng làm trái quy định của Giáo

Hội Công Giáo Việt Nam.

Khi được hỏi về lý do kết hôn sớm của nữ giới thì những nguyên nhân là do

hoàn cảnh gia đình khó khăn, học tập không đỗ đạt và sợ học xong không xin được

việc nên ở nhà đi làm một thời gian rồi lấy chồng để yên bề gia thất Chị NguyễnThị T — 19 tuổi đã chia sé thẳng thắn về vấn dé này: “Minh yêu sớm qua, học không

giỏi, gia đình lại khó khăn nên mình chỉ mong học xong có tắm bằng cấp 3 và đủ

tuổi là lấy chéng về vợ chong làm ăn, chứ đi học thì chẳng biết thế nào sợ anh ý

không đợi được (cười ngượng) ” (trích phỏng vẫn sâu số 1) Quan niệm con gái “cóthi”, phụ nữ không nên học nhiều mà quan trọng là lấy được tam chồng tốt vẫn còn

phô biến tại giáo họ Phú Hữu

Tương tự ở nữ giới, độ tuổi kết hôn của nam giới tại giáo họ Phú Hữu cũng

Trang 37

chiếm 10%, độ tuổi kết hôn của nam giới chiếm tỷ lệ lớn từ 21 đến 23 tuổi chiếm

32.8%, từ 24 đến 26 tuổi chiếm 24.3%, nam giới kết hôn đưới 27 tuổi chiếm đa số

67.1% Giáo luật Công giáo quy định độ tuổi kết hôn của nam giới là trên 20 tuổi,nhưng trên thực tế tại địa bàn nghiên cứu có đến 10% nam giới kết hôn trước tuổi

quy định, đặc biệt còn có tình trạng nam giới kết hôn dưới 18 tuổi.

Theo ghi nhận từ quan sát, trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu cho thấy hầu hếtcác cặp vợ chồng chỉ học hết bậc Trung học phô thông sau đó ở nhà sản xuất nông

nghiệp hoặc di làm công nhân tại khu công nghệ cao Hòa Lạc Khi đề cập đế vấn dé

nay anh Đỗ Văn B - 31 tuổi chia sẻ: “Hoc xong cấp 3 tôi di làm công nhân hai nắm

roi về lay vợ, ngày đi học thì học ít chơi nhiều, học hành chẳng tới đâu, nếu có dithi cao đẳng, đại học mà đỗ thì phải có tới 90% là may mắn mà cái số của tôi lạichẳng may mắn Đi học trung cấp thì vào trường không tốt chẳng học hành gì chỉ

ton ton tiền, ra không xin được việc lại về ẩi làm công nhân thì phí lắm mà kinh tế

gia đình tôi lúc đó ciing còn khó khăn Được cái ở nhà tôi tu chí làm ăn xong lại

yêu và lấp người cùng làng theo Công giáo như mình nên bố me tôi cũng phan

khởi" (trích phỏng van sâu số 2)

Qua phân tích ở trên ta có thể thấy ở cả nam và nữ đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự khó khăn trong đời sống gia đình, sợ đi học tốn tiền không xin

được việc cũng như không thuận lợi trong việc học tập và theo quan niệm của địa

ị phương muốn dựng vợ gả chồng rồi mới xây dựng sự nghiệp đã dẫn đến tình trạng

| : kết hôn sớm Chính vì thế, theo kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi kết hôn trung

| ; bình lần đầu ở dia bàn nghiên cứu nhỏ hơn so với tuổi kết hôn trung bình lần đầu

l; kết hôn của cả nước trong cùng giai đoạn như đã phân tích ở trên.

2.1.3 Quá trình tim hiểu dẫn đến hôn nhânQuá trình tìm hiểu dẫn đến hôn nhân là tìm hiểu về đối tượng mình kết hôn

có đủ điều kiện để cử hành bí tích hôn phối hay không, có điều gì ngăn cản haykhông? Quá trình tìm hiểu để hiểu đối phương, tìm ra những nét tương đồng và giúp

tình yêu nảy nở hơn để tiến xa hơn và gắn bó với nhau suốt đời Chính vì thế, thời

gian tìm hiểu trước hôn nhân của người Công giáo thường lâu hơn so với người

không theo Công giáo.

20

Trang 38

Nguôn: Kết quả nghiên cứu tai giáo ho Phú Hữu

Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết

“Jam nên hôn nhân” Thiếu sự ưng thuận này thì hôn nhân không thành [14, số

1626].

“Sự ưng thuận kết hôn là hành vi nhân linh, nghĩa là hành vi của con người

có ý thức và tự do, trong đó hai vợ chồng tự dâng hiến cho nhau và đón nhận nhau:

“Anh nhận em làm vợ”; “Em nhận anh làm chồng” Sự ưng thuận này nối kết hai Vợ

chồng lại với nhau và được thé hiện trọn vẹn khi hai người trở nên một xương một

thịt” [14, số 1627] Bởi vậy, “sự ưng thuận này phải là một hành vi duy ý chí củamỗi bên kết hôn, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ

bên ngoài Không một quyền hành nào của loài người có thể thay thế sự ưng thuận

này Nếu thiếu sự tự do này, cuộc hôn nhân sẽ không thành” [14, số 1628]

Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy, độ tuổi kết hôn của vợ chồng có sự

chênh lệch lớn, tuy nhiên thời gian tìm hiểu của vợ chồng trước hôn nhân lại có thời

gian tương đồng nhau, thời gian tìm hiểu từ 1 đến 2 năm chiếm đa số 87.1%, cónhững cặp vợ chồng tìm hiểu nhau tới 7, 8 năm Như vậy, có thể nói rằng tất cả cáccặp vợ chồng tại giáo họ Phú Hữu trước khi kết hôn đều tìm hiểu rất kỹ mới tiến tớihôn nhân Hầu hết những người có độ tuổi kết hôn sớm nhưng thời gian tìm hiểu

trước hôn nhân lâu, bởi vì đa số thanh niên tại giáo họ Phú Hữu nghỉ học từ sớm, không theo học các trường trung cấp chuyên nghiệp hay Cao đẳng, Đại học mà đi

30

Trang 39

làm sớm, tạo nên thu nhập giúp đỡ gia đình Đối với nữ giới và nam giới sau khinghỉ học trung học cơ sở hoặc trung học Phổ thông, chủ yếu họ cùng làm trong cácnhà máy xí nghiệp tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, thời gian đi làm cũng chính làthời gian họ tìm hiểu nhau trước hôn nhân Khi đề cập đến vấn dé này chị Nguyễn

Thị T — 19 tuổi chia sẻ: “Minh và chong yêu nhau được 3 năm rồi, từ năm minh họclớp 10 cơ” Tại giáo họ Phú Hữu có nhiều trường hợp các cặp vợ chồng yêu nhau từ

thời học Phổ thông nên thời gian tìm hiểu nhau rất lâu Dé tiến tới hôn nhân các cặp

đôi cần phải trình diện với Linh mục, tham gia lớp giáo ly du tong va hôn nhân

cùng với nhiều bước khác nhau nữa để được cử hành hôn lễ Đây cũng chính là lý

do mà rat nhiều cặp vợ chồng kết hôn sớm mà thời gian tìm hiểu rất dai

2.1.4 Sw tương đồng hay mâu thuẫn về tôn giáo giữa vợ chồng khi kết hon

“Giờ đây, lay Chúa, Chúa biết không phải vì duc tình

mà tôi cưới em này làm vợ, song chi vì muốn có con cái nối dòng, dé danh Chúa

được chúc tụng muôn đời ” Sara cũng nguyện răng:

“Lay Chúa, xin thương xót chứng tôi, xin thương xót chung tôi,

xin cho hai chúng tôi được an khang trường tho” (trích sách Tobia 8, 7).

Tình yêu không biên giới, nhờ có tình yêu mà mọi khoảng cách đều được rút

ngắn, yêu nhau yêu cả đường đi nên hầu hết các cặp vợ chồng tại giáo họ Phú Hữu

dù kết hôn cùng tôn giáo hay khác tôn giáo cũng đều hòa hợp vợ chồng, tất ít

trường hợp mâu thuần về van đê tôn giáo.

1990- 1999

2000- 2009

2010- 2014

Trang 40

Theo kết quả nghiên cứu từ sé ghi chép hôn phối tại giáo họ Phú Hữu mà tác

giả thu được từ năm 1990 đến năm 2014 có đến 72.0% các cặp vợ chồng tại giáo họ

Phú Hữu kết hôn cùng tôn giáo, chỉ có 28.0% các cặp vợ chồng kết hôn khác tôngiáo Tỷ lệ kết hôn khác tôn giáo của nữ giới cao hơn nam giới Do quan niệm hiệnnay của các gia đình tại giáo họ Phú Hữu không quá khắt khe như trước nên tỷ lệ

kết hôn khác tôn giáo đã tăng nhẹ Tuy nhiên, đù kết hôn cùng tôn giáo hay khác

tôn giáo thì hầu hết các cặp vợ chồng đều tham gia lớp học giáo lý dự tòng và hônnhân Trong tổng số 118 cặp vợ chồng kết hôn trong giai đoạn từ năm 1990 đến hếtnăm 2014, có đến 112 cặp vợ chồng tham gia lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân

chiếm 94.9%, chỉ có 6 cặp vợ chồng kết hôn không theo học lớp giáo lý dự tòng và

hôn nhân, tức là hôn nhân này không được thừa nhận trước giáo hội Công giáo

chiếm tỷ lệ rất nhỏ 5.1% Lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân được các cặp vợ chồng

đánh giá rất cao về tác dụng của nó, giúp họ hiểu về đạo Công giáo về Thiên Chúa

và về chính bản thân mình, tạo đựng và củng cố niềm tin tôn giáo, giúp họ có những

hành trang cần thiết để bước vào đời sống hôn nhân, xây dựng hôn nhân hạnh phúc,bền vững

Tin có Thiên Chúa

Không tin có Thiên Chúa

Tổng

Qua quá trình tiến hành điều tra, khảo sát có đến trên 96% các cặp vợ chồngtin có Thiên Chúa và nguyện làm theo đức tin của Thiên Chúa Những người không

tin chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu hết rơi vào trường hợp kết hôn khác tôn giáo Mặc dù,

đã học qua lớp giáo lý dự tòng và hôn nhân, tuy nhiên họ chỉ học để mong muốn

vượt qua bài kiểm tra để được kết hôn và họ vẫn giữ tôn giáo của mình không tin

vào Thiên Chúa.

Về vấn đề tương đồng, mâu thuẫn tôn giáo giữa vợ chồng chị Nguyễn Thị T—

19 tuổi một người kết hôn khác tôn giáo trước khi kết hôn anh chị đã thỏa thuận rất

32

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Ngọc Anh (2013) “Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân củangười công giáo với người ngoài công giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiêncứu tôn giáo số 12(126), Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân củangười công giáo với người ngoài công giáo ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
3... Nguyễn Thanh Binh (2012), “Một số yếu tố anh hưởng đến tuổi kết hôn lầnì đầu ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí đân sé và phát triển số 2 (131) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố anh hưởng đến tuổi kết hôn lầnì đầu ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Binh
Năm: 2012
7. Hương Giang, “Nhận thức về hạnh phúc gia đình”, Tạp chi “tudi trẻ va hanhphúc”, số 18- 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức về hạnh phúc gia đình”, Tạp chi “tudi trẻ va hanhphúc
6. Ephata Việt Nam, Gia đình Kitô Hữu, số 95, năm 2003.ị http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thanhoa/thanhoa05.htm,| , ngay cap nhat 2/3/2015 Link
4. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lé và lối sống Công giáo trong văn hóaViệt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
5. Huynh Đoàn Daminh (20/3), Bài tham luận của Giuse Chu. Văn Bình giáophận Bắc Ninh chủ dé gia đình giáo hội tại gia, Họp mặt tại giáo phận Bắc: Ninh kỳ II Khác
8. Giáo hội Công giáo (2003), Kinh thánh Cựu ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Khác
10. Giáo lý hôn nhân (2011), Bài hoà hợp vợ chồng: Giải quyết những xung đột,Giáo phận Vĩnh Lộc Khác
11. Nguyễn Hồng Hà (2003), Mot sé nguyên nhân xung đột trong gia đình vợ chông trẻ tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Xã hội học, Trường đại học khoa họcxã hội và nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
12. Hiến chế Mục vụ GAUDIUM ET SPES, số 48, Thánh Công Đồng ChungVaticanô Il Khác
13. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2014), Bản tin Hiệp Thông, chuyên đề Giađình và Mục vụ gia đình, Nxb Tôn giáo Khác
14. _ Hội đồng giáo mục Việt Nam - Ủy ban giáo lý đức tin (2009), Giáo jý củaHội Thánh Công giáo, Nxb Tôn giáo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w