1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

200 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAC DIEN DIEN

(MO YAN TIAN)

YEU TO CHỈ DO VAT TRONG THÀNH NGỮ TIENG HAN VATIENG VIET

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội- 2013

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập ở Khoa Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã được các thầy cô trongkhoa dạy dỗ tận tình Trong quá trình học tập, lựa chọn dé tài và làm luận văn,em hết sức cảm ơn thay Nguyễn Văn Hiệu, một thầy giáo kính mến đã dạy em

từ những tiết học tiếng Việt đầu tiên khi em còn là sinh viên năm thứ nhất ở

trường Đại học Dân tộc Vân Nam, Trung Quốc Và em xin gửi lời cảm ơn

đến tất cả các thầy cô giáo của khoa Ngôn ngữ học, trong quá trình làm bài

chính những thành quả nghiên cứu của các thầy cô khiến em được mở manghơn Đề tài em khảo sát là một đề tài khá rộng, nên trong quá trình làm luận

văn do hạn chế về kiến thức và thời gian, những nội dung nghiên cứu khôngtránh thiếu sót và bat cập Em hy vọng các thầy cô có thé chi bảo thêm dé em

có thé tiếp tục đi sâu nghiên cứu theo hướng này trong tương lai.

Học viên cao học: Mac Diên Điền

Trang 3

5 Cấu trúc luận văn ¿- - St +t+kSEExSESEEEEEE1EEE111211511111511111512111 121.2 5

CHUONG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYÉT 7

1.1 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 71.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt 8

1.2.1 Quan niém vé thanh ngữ trong tiéng | (71 eee 8

1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Viet ecccecceccecsessessessesssesseseeseeseeses 101.2.3 Đặc điểm của thành nigữữ + 2 ©sSk‡E+E+EEEEEEEEEEErrkerkererrees 11

1.2.4 Phân loại thành tt cccccccccccccscccescscsssseeesscessseeseseeesseeesesecssseeessssesseesenes 15

1.3 Khái niệm, đặc trưng, ý nghĩa của đồ vật -5- sec c5¿ 16

1.3.1 KNGi nid VE AO VGt an 161.3.2 Đặc trưng, ý nghĩa của đồ VGteccccecceccccscsscessessessessessessssssessesseesessessesseess 20

1.4 Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật 2-52 2+Eccxerxerererrerrerxee 22

1.5 Quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa ++-s<<<+ 23

0.5 26

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT ĐẶC DIEM NGỮ NGHĨA CUA THÀNH NGỮ

TIENG HÁN VÀ TIENG VIỆT CÓ YEU TO CHÍ DO VAT 29

Trang 4

2.2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa lấy con người làm trung tâm - 392.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt có yếu tổ chỉ đồ vật 4 I2.3.1 Tính biểu trưng của nguồn biểu trưng trong thành ngữ có vật biểu trưng 43

2.3.2 Tinh dân tộc của ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tổ chỉ đồ vật 452.3.3 Đặc điểm biểu cảm của ngữ ngĩa -©-+©7s©cs+cs+cecterterxcrrerreee 47

2.3.4 Đặc điểm diễn biến của ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt theo chiêu

1240/10 P07Ẽ7Ẽ0Ẽ785858 47

2.4 Tiểu kết 5: ctọhnhh nhe 48CHƯƠNG 3 SO SÁNH ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HÓA THÀNH

NGỮ TIENG HÁN VÀ TIENG VIỆT CÓ YEU TO CHÍ DO VAT 50

3.1 Varn hoa nha ổn 51

3.2 Văn hóa tổ chức cộng đồng oo eecesseeseseessessesseesessesesessesseeseesees 55

3.2.1 Tổ chức tập thể s-©cc S5 SE EEEEE112112121121101011 1 ke 56

3.2.2 Tin ngưỡng, PRONG TỤC - «ch 583.2.3 NGhE thuGt AGN SiN 178.eeee - 603.3 Van hóa ứng xử với môi trường tự nhiên -. -«+-s<+ 63

3.3.1 AN MỐNg S-ScSS EEEEEETEEE E117 11111111 1 111101 neo 63

san nan n neốố 653.3.3 Định Cứ, đẩi ÏQI c- - - ng ng ng ngu 69

3.3.4 Lao động, SAN XHẤT ¿52+ SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE110112111111 1111k 73

3.4 Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội - -«<<<<<<+2 76

kh 0 1 79KET LUẬN - 2 s1 E211 1E 1112112112111 1111211111111 11111111 xe 81

TÀI LIEU THAM KHAO 0.00 cccccccccsssesssesssesssesssesssesssesssesssesssesssessessseesseess 83

PHU LUC

Trang 5

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu của xã hội, nó phục vụ các lợi ích xã hội và phát

triển trong sự tương tác với xã hội Ngôn ngữ là một động lực phát triển xã hội và

cũng tìm thấy động lực phát triển của chính mình trong môi trường xã hội, ngôn ngữlà phương tiện truyền tải thông tin và tư tưởng của con người, ngôn ngữ khi có bảnchất ký hiệu thì cũng đồng thời thực hiện hai chức năng cơ bản là chức năng giao tiếp

và chức năng làm công cụ tư duy Ngôn ngữ là đặc trưng được các nhà khoa học trên

thế giới sử dụng như một đối tượng khai thác các trầm tích văn hóa biéu dat thông

qua hệ thống ngôn ngữ mỗi quốc gia Tính chất định lượng ấy ngày càng phát triển

trong quy luật nghiên cứu, khi mà những bảo tồn về mặt vật thé dang bị đe doa vì tựnhiên Vai trò của ngôn ngữ không chỉ được đặt dưới lớp vỏ ngôn ngữ bề ngoài thông

dụng Đó còn là cơ tang, trầm tích văn hóa sống được mã hóa dưới dạng thông tin

ngôn ngữ Xu hướng nghiên cứu liên ngôn ngữ, xuyên văn hóa ngay càng trở nên

phát triển và đạt được những hiệu quả bước đầu Ý thức về sự bảo tồn văn hóa, giảinguyên cấu trúc văn hóa các khu vực tạo điều kiện cho việc nghiên cứu.

Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ khăng khít về văn hóa

cũng như lịch sử Hai quốc gia có những điểm tương đồng về điều kiện địa lý, môitrường phát triển, lịch sử song hành trong suốt chuỗi hệ thống ton tại Nghiên cứu vềvăn hóa hai quốc gia trong quá trình giao lưu, vận động giữa các hình thái cau trúckhác nhau tạo điều kiện cho việc tạo lập sự tương liên, đây mạnh mối quan hệ hai

quốc gia, dân tộc Phát huy những yếu tố cơ bản trong quỹ đạo chung của nên văn

hóa hai quốc gia Tạo tiền đề trong việc kiểm chứng và tái tạo những lớp văn hóađang tôn tại tách biệt Phuc dựng những giá trị văn hóa đưa trên lớp trầm tích ngôn

1

Trang 6

ngữ cần được đánh giá đúng và hiệu quả giữa nên phát triển vừa tương liên vừa khác

biệt của văn hóa hai dân tộc.

Thành ngữ là một kết tinh văn hóa trong tiếng Việt và tiếng Hán, chứa đựng kinh

nghiệm lao động sản xuất, cuộc sống của nhân dân, kế thừa tư duy và văn hóa của thế

hệ trước, phản ánh trí tuệ loài người, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triểnvăn hóa xã hội Yếu tố ấy ngày càng được phong phú, phát triển thêm trong bướcphát triển văn hóa mỗi dân tộc Chính vì đó là một của cải vô giá trong kho tàng trithức loài người, và có tính đúc kết trí tuệ loài người nên việc nghiên cứu thành ngữ

cũng đã thu hút nhiều học giả Chúng tôi muốn xuất phát từ khía cạnh phân loại sự

vật, chứ không phải là góc độ nghĩa hay cấu trúc của thành ngữ, thống kê, so sánhđặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố

chỉ đồ vật Văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc trong quá trình phát triển đan

xen nhau, có nhiều nét tương đồng, tư duy, logIc, bối cảnh văn hóa, vì thế nhiều sự

thé hiện cái tương đồng, tương tự được thông qua nhiều hình thức Trong đó, thành

ngữ là một phương tiện thé hiện rất sâu sắc của hai nền văn hóa Trung Hoa và Việt

Nam Việc so sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán và

tiếng Việt có yêu tô chi đồ vật, sẽ một phần nao đó giúp chúng ta hiểu sâu thêm mốiliên hệ về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động, thế giới quan,nhân sinh quan của nhân dân hai nước Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cho rằng sựđúc kết những tinh hoa trong thành ngữ, là sự thé thiện tinh thần nội tại của hai dântộc, việc hiểu sâu thêm về van đề này, có thé giúp chúng ta hiểu biết nhau nhiều hon,góp phan tăng cường tình hữu nghị của hai nước, góp phan cho sự nghiệp hòa bình

của hai nước.

Trang 7

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn của chúng tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là thành ngữ tiếngHán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu căncứ vào những thành ngữ đã được thu thập trong các từ điển thành ngữ đang lưu hành

rộng rãi trong nhà trường của Trung Quốc và Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trong đề tài này, mục đích nghiên cứu trước hết là nhìn nhận vốn thành ngữtiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố đồ vật về mặt ngữ nghĩa Trên cơ sở phân tích

thống kê, khảo sát, và phân tích những đặc điểm nội tại trong văn hóa thành ngữ của

hai dân tộc Hán và Việt, so sánh những đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngữ nghĩathành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố đồ vật Giúp chúng ta hiểu sâu thêm mối

liên hệ về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, kinh nghiệm lao động, thế giới quan,

nhân sinh quan của nhân dân hai nước.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chủ yếu kết hợp sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê:

Mỗi hiện tượng ngôn ngữ đều có những đặc trưng nhất định cả về chất và lượng.Sự quy đồng ấy được trao đổi thường xuyên thông qua hệ thống sắp xếp ngôn từ vađặc điểm văn hóa Nghiên cứu tính chất văn hóa là người nghiên cứu đang trực tiếpđóng vai trò tìm hiểu thành ngữ chỉ đồ vật theo tinh đa hệ về chat Đồng hành với vaitrò ấy, tính chất định lượng trong hệ thống cấu trúc cũng được người nghiên cứutham van với yếu tố gián tiếp quyết định tinh chất tiền đề cho văn hóa Việc áp dụng

Trang 8

phương pháp thống kê trong nghiên cứu ngôn ngữ đã được áp dụng trong nhiều thập

kỉ trở lại đây.

Trong luận văn thạc sĩ của chúng tôi, các phương pháp thống kê được áp dụng

như những mô thức khảo sát tính chất đặc điểm sử dụng thành ngữ tiếng Hán và tiếng

Việt chỉ đồ vật Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê số liệu, tần xuất, phươngpháp nghiên cứu thống kê từ vựng với hai đối tượng thành ngữ tiếng Hán và tiếng

- Phương pháp miêu ta để miêu tả ngữ nghĩa khi phân tích dữ liệu.

- Phương pháp đối chiếu trường từ vựng, ngữ nghĩa, một phương tiện so sánh

đặc trưng văn hóa dân tộc của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật.Phương pháp đối chiếu là thủ pháp nghiên cứu, so sánh nhằm vạch ra cho đối

tượng cái chung nhất, đi tìm cái đặc thù của ngôn ngữ được so sánh Những thập kỉ

gan đây, phương pháp này đã tìm được tiếng nói chung trong giới nghiên cứu vàđược sử dụng rộng rãi Phương pháp là sự phân mảng đối tượng theo những hệ thống

chung nhất, được tìm hiểu trong nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, xác lập mối

quan hệ tương đồng các dân tộc trong ngôn ngữ và văn hóa Phụ thuộc vào từng

thuộc tính, người nghiên cứu có thể phân tầng các ngôn ngữ trong thế đối chiếu, so

sánh Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu các trường từ vựng, các nhóm

từ vựng — ngữ nghĩa tương đồng là biện pháp chính dé tìm hiểu nét đặc thù của cácnền văn hóa mỗi dân tộc Mỗi dân tộc sẽ có một hình ảnh gan chat voi tu duy liéntuong về văn hóa, xã hội Nhiệm vụ của người nghiên cứu là tìm ra mỗi tương quannhưng không đồng nhất trong tư duy tập thê.

- Phương pháp phân tích thành tố và ngữ nghĩa.

Trang 9

Nghiên cứu ngôn ngữ, dù ở cấp độ nào, việc phân tích thành tố đều mang vai trò

quan trọng dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học cơ bản Phân tích thành tố là phươngpháp có giá trị thực nghiệm và cơ sở nền đối với đối tượng phân tích Nó được xây

dựng dựa trên cơ sở cho phân tích từ vựng — ngữ nghĩa trên phương diện tương phản.

Phương pháp phân tích thành tô có ưu điểm là dựa trên tính chất không bắt buộc của

tư liệu ngôn ngữ đơn lẻ Phương pháp duoc áp dung dé phân tích ở nhiều ngôn ngữ,

tìm ra quy luật ngữ nghĩa riêng biệt nhưng thống nhất Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ

luôn khai thác tinh chất phô quát của phương pháp này dé phân tích, đối chiếu.

Trong giới hạn luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu thành tổ

như là phương pháp nghiên cứu mặt nội dung các don vi có ý nghĩa Chú ý việc phan

tách thành các thành phần ngữ nghĩa tối giản có nghĩa Giai đoạn đầu của phương

pháp này là việc xử lý tài liệu về những đối tượng được chọn lọc nghiên cứu theo quy

tắc đồng đăng (đồ vật theo vai trò sử dụng: vũ khí, sinh hoạt, thờ cúng, lao động sảnxuất ) Tiếp theo là quá trình phân tích số liệu và phân tích ngữ nghĩa các tên gọi

được phân lập có mối quan hệ tương cận hay tương khắc.

Phương pháp phân tích thành tố cho phép giải quyết yêu cầu đặc trưng của việcnghiên cứu so sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của thành ngữ tiếng Hán và tiếngViệt có yếu tố chỉ đồ vật.

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận ra, luận văn bao gồm những phần sau:Chương I Tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết.

Chương 2 Khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

có yêu tô chỉ đô vật.

Trang 10

Chương 3 So sánh đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa những thành ngữ tiếng Hán

và tiêng Việt có yêu tô chỉ đô vật.

Trang 11

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYÉT1.1 Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

Có thé nói thành ngữ là một tiêu điểm được nhiều người Trung Quốc học tiếng

Việt Nam và nhiều người Việt Nam học tiếng Trung Quốc quan tâm, liên quan đếnnghiên cứu thành ngữ, có thé chia thành nhiều loại như nghiên cứu tính chỉnh thé của

thành ngữ, nghiên cứu ngữ âm thành ngữ, nghiên cứu kết cấu của thành ngữ, nghiên

cứu ngữ nghĩa của thành ngữ, nghiên cứu ngữ nguyên của thành ngữ, nghiên cứu sửdụng thành ngữ, nghiên cứu văn hóa của thành ngữ, nghiên cứu so sánh thành ngữ đa

ngôn ngữ chăng hạn thành ngữ tiêng Hán và tiếng Việt Theo thống kê, các bài luận

văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, báo cáo khoa học riêng về nghiên cứu so sánh thành ngữ

tiếng Hán và tiếng Việt đã có hơn 30 bài được công bồ tại Trung Quốc, trong đó bao

gồm những bài viết của lưu học sinh Việt Nam du học tại Trung Quốc Những bài

văn này toàn mang tính chất so sánh thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đã đề cập đến

van đề hình thức tu từ, những trường từ vựng — ngữ nghĩa như cơ thé con người, động

thực vật, trang phục, nguồn gốc xuất xứ của thành ngữ như thành ngữ phật giáo, và

nghiên cứu những lỗi thường mắc của lưu học sinh Việt Nam trong quá trình họcthành ngữ tiếng Hán.

Thành ngữ là một tinh hoa kho tang từ vựng tiếng Việt, thu hút nhiều ngườiquan tâm, và đến bây giờ cũng đã có rất nhiều sách vở, báo cáo khoa học, luận vănviết về thành ngữ Phạm vi nghiên cứu của họ rất rộng rãi, từ vấn đề sưu tập, phânloại, nghiên cứu nguồn gốc xuất xứ đến vấn dé so sánh với các ngôn ngữ khác, nhằmmục đích phô biến thành ngữ trong sử dụng hàng ngày và giúp cho giới ngôn ngữ

Trang 12

hiểu sâu thêm về ngôn ngữ và văn hóa Đồng thời giúp cho giáo viên và học sinhtrong quá trình học tập hiểu về bản chất thành ngữ và văn hóa dân tộc và nước ngoài.

1.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt

Xét về bình diện ngôn ngữ, thành ngữ là phương tiện có giá trị diễn đạt rất độc

đáo Nó tham gia vào việc tạo ra các phát ngôn, các văn bản súc tích, sinh động, giàu

hình tượng, có tính gợi tả Do đó thành ngữ luôn có sức hấp dẫn và có sức thuyếtphục cao, từ xưa đến nay được mọi người sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũngnhư tác phẩm chữ viết tuy nhiên về khái niệm thành ngữ vẫn chưa có một định nghĩacó định được giới nghiên cứu áp dung, mà khi trong quá trình phát trình ngôn ngữcũng như theo sự phát triển của xã hội, kho tàng thành ngữ dần dần được phong phú

1.2.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Hán

Có thé nói răng thành ngữ là một tinh hoa ngôn ngữ và tinh hoa văn hóa của dân

tộc Trung Hoa, nó đúc kết những trí tuệ của dân tộc Trung Quốc và trong suốt chiềudài lịch sử mà không ngừng được phát triển Sự xuất hiện của thành ngữ có thê tậnđến thời xuân thu chiến quốc.

Theo Từ Diệu Dân, trước khi hai chữ thanh ngữ xuất hiện thì người ta thường

gặp khái niệm thanh ngôn Hai chữ này xuất hiện sớm nhất trong Kinh Dịch, TảTruyện, Sử Ký và một số thư tịch cổ khác Học giả, nhà văn học thời Kim Vương

Nhược Hư (#37/) quan niệm rằng thanh ngôn là câu nói của một tô chức phi lâmthời không thé thay đổi, nội hàm của nó đại thé tương đương với thanh ngữ mà ngày

nay vân nói, những xét các ví dụ được dân thì đêu thuộc tục ngữ.

Trang 13

Trong cuốn ⁄#†ƒ?ìLˆ (Hán ngữ ngữ hội (ngữ vựng) học), Ôn Doan Chính (

BD) có dẫn theo cuốn J£'†.#k3⁄{‡ (Tran thư Tran Tổ Truyện) của tác giả

Diêu Tư Liêm WERE thời nhà Đường chép “SB AIM, DAH, AGHA, we

A RV WIE tL” Nghĩa là“ngôn ngữ từ trong tư duy, muốn diễn đạt tư duy thì

phải nhờ vào ngôn ngữ, sống hòa hợp phải bắt dau từ việc nhỏ, tiếng trồng vang lênthì khí thế nổi trời, đó chính là thành ngữ`.[56;284].

Đến thời cận đại, khái niệm thành ngữ đã được xác định chính thức qua một SỐ

từ điển như sau:

- Từ Nguyên (biên soạn năm 1908, năm 34 Quang Tự thời Thanh, xuất bản năm1915) coi thành ngữ là cổ ngữ, phàm những gi lưu hành trong xã hội, có thé dẫn đến

biéu thị ý nghĩa của mình đều là thành ngữ.[47;653]

- Từ Hải (biên soạn năm 1915, xuất bản năm 1936) coi những cô ngữ mà được

người ngày nay dẫn dụng là thành ngữ Thành ngữ có nguồn gốc hoặc từ kinh truyện,

từ ngạn ngữ ca dao được người dân quen biết truyền miéng.[52;768]

Trong quyên Tir Hải xuất ban năm 1979 được sửa đổi, định nghĩa đối với thành

ngữ được mở rộng là thành ngữ thuộc một loại của thục ngữ, là những từ cố định

hoặc đoản cú có kết câu ngắn gọn, ý nghĩa súc tích, lâu nay được xã hội quen dùng.

Đến những năm thập kỷ 80, trong cuén Han ngữ hiện dai WALI, Hồ DụcThụ có viết: “Thành ngữ là một loại từ tổ nhất định, tính chất của nó gần với quan

ngữ, thường được sử dụng như một đơn vi với ý nghĩa hoàn chỉnh, nhưng so với quán

ngữ thì thành ngữ có tính cố định hơn Thông thường thì thành ngữ có kết cấu chặt

Trang 14

chẽ, không thé tùy ý thay đổi các thành phan, cũng không như quán ngữ có thé tách

rời hoặc chen vào một số thành phần khác.” [42;175].

Cũng trong thời ky này, các tác giả Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông (1981),

Truong Tinh (1980) cũng cho rằng thành ngữ là “những từ cố định đặc biệt, đượcmọi người quen dùng xưa nay”, nhìn về nội dung và hình thức, thành ngữ có hai đặc

điểm cơ bản là tình hoàn chỉnh về nghĩa và tính cố định về kêt cấu [43;221]

Thập kỳ 90, trong cuốn Thành ngữ cửu chương, tác giả Nhi Bảo Nguyên vàNhiêu Bằng Từ hiểu về khái niệm như sau: Thành ngữ là những từ tô cô định, được

moi người lâu nay quen dùng, có ý nghĩa hoàn chỉnh, kết cau ôn định, hình thúc ngắn

gọn, được sử dụng như một chỉnh thể Tác giả còn cho rằng đặc điểm của thành ngữlà tính quen dùng về mặt lich sử, tính hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, tính 6n định về mặt

kết cau, tính ngắn gọn về mặt hình thức và tính chỉnh thể về mặt sử dung.[51;6]

Cuốn Từ điển Hán ngữ hiện đại PACE i) Bh đưa ra khái niệm: “ Thànhngữ là những tổ từ hay đoản cú cố định, hình thức ngắn gọn, ý nghĩa sâu sắc, ma

được mọi người lâu nay quen dùng Thành ngữ Hán đại đa số do bốn chữ tạo nên, và

thường có nguồn gốc xuất xứ” [49;236]

Có thể thấy răng, trong suốt lịch sử phát triển, cách hiểu về thành ngữ khác nhau

ở từng giai đoạn lịch sử, dựa trên những thành quả nghiên cứu của những người di

trước Trong bài luận văn, chúng tôi kết hợp những quan niệm và khái niệm trên cóthê tập hợp những đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán như sau:

- Thành ngữ là những cụm từ cố định,

- Có ý nghĩa sâu sắc, được mọi người lâu nay quen dùng, có nguồn gốc xuất xứ

vê nghĩa,

10

Trang 15

- Có tính cô định về kết cau và tính hoàn chỉnh về nghĩa,

- Đa số là bốn âm tiết

- Mang phong cách văn viết, khác với các thục ngữ khác như tục ngữ, yết hậu

ngữ, ngạn ngữ

1.2.2 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt

Thành ngữ trong tiếng Việt được các nhà nghiên cứu định danh dựa trên những

đặc điểm như sau:

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê viết “Thanh ngữ là một tập hợp từ cô định đãquen dùng, mà nghĩa thường không được giải thích được một cách đơn giản bằng

nghĩa các từ tạo nên nó” [16; 915].

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” chỉ rõ: “Thành ngữ lànhững cụm từ cô định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm [9; 77].

“Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý viết: “Thành ngữ là tập hợp từ cỗđịnh quen dùng có ý nghĩa định danh gọi tên sự vật, thường không ké suy ra từ nghĩacủa từng yếu tô cau tạo thành và được lưu truyền trong dân gian và văn chương” [25;

1.2.3 Đặc điểm của thành ngữ

Dựa trên những khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt, đặc điểm đa

dạng trong cách định danh thành ngữ là những nghi vấn cần được xác thực Những

khái niệm chưa thống nhất trên cũng là đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

một phương thức dân gian nào đó Dựa trên phương thức tổng hợp khái niệm, cơ sở

của quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học, chúng tôi nhận dạng những đặc điểm chung

của thành ngữ hai nước như sau:

11

Trang 16

Thứ nhất: Thành ngữ là tập hợp tổ từ cố định quen dùng, chặt chẽ, hoànchỉnh về hình thái cấu trúc.

Tính cố định và bền vững của hình thái cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở các

thành t6 trong thành ngữ nói chung là 6n định, không được tùy tiện thay thế bằng các

yếu tố khác, hoặc không được thay đôi trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ, khác

với các tô hợp từ khác như tục ngữ, quán ngữ, ca dao , thành ngữ tạo lập cho mình

một kết cấu ôn định Trong thành ngữ “xếp bút nghiên” hay “2ẼJ#£J\( bi di chinféng/but đề xuân phong), chúng ta không thé bẻ gay kết cấu dé đọc chệch đi so với

văn bản gốc Người ta không thé viết “nghiên xếp bút” hay “xuân bút đề phong” Nếu

như vậy, cấu trúc câu sẽ bị phá vỡ về mặt nghĩa Tat nhiên, không phải tat cả cácthành ngữ đều theo quy tắc này Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện song song của các

cặp thành ngữ “môi son má phan”- “má phan môi son”, “không kèn không trống” —“không trống không kèn” Sự tồn tại của những thành ngữ trên là đặc điểm phi cú

pháp của thành ngữ, bộc lộ ở tính đối ứng thường có những cấu trúc xen lồng vào

nhau của thành tổ ngữ pháp Nhiều cặp thành ngữ khác nhau được hình thành trên

đặc trưng biến thé đồng nghĩa ấy Nhưng sự cấu thành ấy không nhiều, và khi đặc

điểm cấu trúc đã tồn tại ở một dạng thức nhất định thì những biến thể không xảy ra.

Trong hình thái cấu trúc của thành ngữ, chúng ta không thé không nhắc đến mộthình thức ngữ pháp của thành ngữ, đó là ne cách Tứ tự cách là một kết cau xuấthiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Hán, trong cuốn Thực Dung Thành Ngữ TừĐiển, 3I#Ñ(Thường Hiểu Phàm) biên soạn, thu thập hơn 8300 thành ngữ tiếng

Hán, thành ngữ Tứ Tự Cách chiếm khoảng 95%.[36;7]Thanh Ngữ Lệ Thị, Nhi BaoNguyên biên soạn, thu thập hon 1000 thành ngữ, toàn bộ đều là Tứ Tự Cách.[52;800]

12

Trang 17

Thành ngữ tiếng Hán về mặt kết cấu đều thiên về tứ tự cách Đối với thành ngữ, íthơn bốn chữ thì mở rộng thành bốn chữ, nhiều hơn bốn chữ thì bớt thành bốn chữ, ví

dụ “sty (tan guan ér qìng/Đàn quán nhi khánh )” từ nguyên là “#!7#(tán

guan/dan quán )”, “(rd nido shou sàn/Như điều thú tán)” từ nguyên là “%

£4 ((nido shou sàn/nião shou san/diéu thú tán)”, về sau đều phát triển thành thành

ngữ bốn chữ Từ nguyên của “3£)JXLñWi4(chéng feng pd làng/thừa phong phá lãng)”

là “SEAR L7 H?R(chéng cháng feng pd wan li làng/thừa trường phong phá van

lý lang)”, từ nguyên của “fH†#(qing chu yu lán/Thanh xuất như Lam)” là “7Hy Fie mas Fe (qing qt zhi yu lan ér qing yú lán/thanh thủ chi như lam nhi

thanh như lam )”, từ nguyên của “#i#Š6fX⁄IÏl(ú mdo yin xtie/nhu mao dich huyết)”

là “CLM, #i‡‡#(yïn qi máo/rú qi xùe/dịch kỳ huyết, như kỳ mao)” Có người

nói, tứ tự cách chưa chắc là thành ngữ, nhưng thành ngữ chắc là tứ tự cách, cách nói

hơi tuyệt đối nhưng về cơ bản cũng không sai Đối với thành ngữ, tứ tự cách là mộthình thức kết cau mạnh mẽ Trong thành ngữ tiếng Việt, số lượng thành ngữ của 4 âm

tiết cũng đã chiếm khoảng 71% trong toàn bộ thành ngữ tiếng Việt.

Thứ hai: Ngữ nghĩa hoàn chỉnh, cô đọng và bóng bảy.

Cấu trúc ổn định của thành ngữ quyết định tính hoàn chỉnh về ý nghĩa của đốitượng này Một cấu trúc cô định đồng hành với nghĩa hoàn chỉnh Việc xác định ýnghĩa của thành ngữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ, hình tượng văn hóa tượng trưng.Điều kiện ấy cũng là yếu t6 chủ quan dé chúng ta xác định ý nghĩa của thành ngữ.

Các thành ngữ có một đặc trưng riêng, mang những sắc thái nghĩa lưỡng tuyến.

Chúng ta có thể xác định ngay ý nghĩa biểu đạt trên ngôn từ của tác phâm nhưng tầng

13

Trang 18

nghĩa biểu tượng, mang sắc thái văn hóa dân tộc thì phải sử dụng linh hoạt vốn kiến

thức xã hội.

Thành ngữ (idiom) là những cum từ mà trong co cấu cú pháp và ngữ nghĩa của

chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó Nói cách khác, thành ngữ là

một cum từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cau tạo

nên nó Ngay cả khi biết nghĩa của tất cả các từ trong đó vẫn chưa thé đoán chắc

nghĩa thành ngữ của cả cụm từ đó Trong tiếng Viét me tron con vudng, nước đổ lá

khoai, chó ngáp phải ruồi, là những thành ngữ, bởi vì ý nghĩa của chúng không

phải là ý nghĩa của các thành tố hợp lại theo quy tắc cú pháp Vì thế, nghĩa của các

thành ngữ phải được học riêng biệt Thành ngữ có tình hoàn chỉnh về nghĩa nhưng lạicó tính chất tách biệt của các thành tổ trong kết cấu, do đó nó hoạt động trong câu với

tư cách tương đương với một từ cá biệt (23, 210)

Đối với thành ngữ, nghĩa bóng có tầm quan trọng đặc biệt, nghĩa bóng được tạo

nên bởi nhiều phương thức tu từ như ân dụ, hoán du, so sánh, khoa trương,v.v Lay

ví dụ trong thành ngữ “giận cá chém thớt” Nêu xét trên mặt ngôn từ, câu thành ngữ

chỉ một hành động “chém thớt”, trong trạng thái cảm xúc “giận cá” Nhưng ngoài lớp

nghĩa đen ấy, khi khéo léo sử dụng vốn kiến thức xã hội, chúng ta nhận thấy hai mộttầng nghĩa khác an sau lớp nghĩa mang tính biểu đạt ấy “giận người này mà không

làm được gì, lại trút nỗi bực tức lên đầu người khác có liên quan dé trả thù hoặc bõcơn tức” Nghĩa bóng là đặc tính của thành ngữ, mối quan hệ của nghĩa bóng và nghĩađen thể hiện ở chỗ: nghĩa đen là gốc là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của

nghĩa bóng (nghĩa phát sinh)(24, 111).

Thứ ba: Có nguôn gôc, xuât xứ, sử dụng trong lời ăn tiêng nói, văn chương.

14

Trang 19

Thành ngữ được sáng tạo ra qua những lời ăn tiếng nói, trầm tích văn chương.

Nhưng cũng chính thành ngữ trở lại, làm giàu và phong phú thêm cho văn chương

nhân loại Thành ngữ mang nhiều màu sắc gợi cảm, là chất nền đầy tiềm năng cho

sáng tạo nghệ thuật Chúng ta có thể bắt gap dién tich duoc chat loc tao ra những

99 66

thành ngữ dân gian Thanh ngữ “lá thăm chi hồng”, “bát cơm phiếu mẫu”, “châu về

Hợp Phố” là những thành ngữ nguyên gốc mang đặc điểm điển tích dân gian, cóxuất xứ rõ ràng Đồng thời trong thi ca, chúng ta cũng bắt gặp những công trình đượcxem là bảo tàng sống về thành ngữ Trong văn chương của người Việt Nam, người ta

thường nhắc tới Truyện Kiều của Nguyễn Du như một sáng tạo mang tính dân tộc

thông qua cách sử dụng thành ngữ dân gian hợp lý.

Thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm: Tính chất kế thừa và bảo lưu của thành

ngữ trong lời ăn tiếng nói, sáng tạo văn chương được thực hiện một cách có hệ thông

và sáng tạo Thành ngữ được gìn giữ cũng chính nhờ ưu điểm này.

1.2.4 Phân loạt thành ngữ

Theo các nhà nghiên cứu thành ngữ ở Trung Quốc, họ dựa trên những tiêu chíkhác nhau dé phân biệt thành ngữ tiếng Hán ra nhiều loại, như có nhà nghiên cứuphân loại thành ngữ theo nguồn gốc xuất xứ phân chia thành ngữ có thành ngữ của

thần thoại hoặc ngụ ngôn như “ii ÿ†ZšŠ/L(huà bing chong ji/hoa binh sung cơ)”, “fa

F ffv44 (yan ér tou lin/yém nhĩ thâu linh)”, thành ngữ của thục ngữ tiếng lóng như “Hi) A fii#Š(hú sin rù bù dài/hồ tôn nhập bó đại)”, “ez A FT 2b Sk (hai shui bù kẽ

dou liáng/hải thủy bat khả dau lượng)”, thành ngữ của sự kiện lịch sử hoặc điển cố

như “Z85#J¬j4(wán bi gui zhào/viên bích quy Triệu)”, “##ŸÊ&|V(bẽi jiu shi

bing quán/bôi tửu thích binh quyền)”, thành ngữ của thơ ca như “de AH (hú

15

Trang 20

zhong ri yuè/hồ trung nhật nguyệt) (tho Lý Bạch)”, “Tf-£#P1Ƒ#£(qiãn chuí bailian/thién chùy bách luyện)” Còn nhà nghiên cứu dựa trên tiêu chí câu trúc ngữpháp phân loại thành ngữ có thành ngữ chủ vị, thành ngữ dang lập, thành ngữ chínhphy, thành ngữ thuật tân, thành ngữ kiêm ngữ tiêu chi được nhiều nhà nghiên cứu

chú ý đến là dựa vào cách tu từ của thành ngữ như tỉ dụ, ấn dụ, so sánh, vân vân.

Trong giới nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu học phân loạithành ngữ cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau phân chia thành ngữ ra nhiều loại

khác nhau.

Theo tác giả Hoàng Văn Hành, căn cứ vào phương thức tạo nghĩa có thé phân

chia thành ngữ tiếng Việt ra thành ngữ so sánh (đắt như tôm tươi, nợ như chúa chém)và thành ngữ ân dụ hóa đối xứng (chuột sa chĩnh gạo, lười chảy thay), và thành ngữ

thường Căn cứ vào cấu trúc thì có thế chia thành ngữ thành hai loại là thành ngữ đối

xứng (gan vàng dạ sắt) và thành ngữ phi đối xứng.(11;7) Tác giả Nguyễn Thiện Giáplay tiêu chí cơ chế cấu tạo chia thành ngữ ra hai loại lớn: a) thành ngữ hợp kết, b)

thành ngữ hòa kết (10;157)Trịnh Đức Hiển căn cứ vào đặc điểm cấu trúc, chia thành

ngữ than 3 kiểu: a) thành ngữ đối, b) thành ngữ so sánh, c) thành ngữ thường.(14;76)

Theo nhóm tác giả Hữu Đạt — Trần Trí Dõi — Đào Thanh Lan chia thành ngữ làm hai

loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ chỉ quan hệ nhân quả, hoặc theo tiêu chíthời gian phân chia thành ngữ ra thanh ngữ cũ và thành ngữ moi.(6;137)

1.3 Khái niệm, đặc trưng, ý nghĩa của đồ vật1.3.1 Khái niệm về đồ vật

Khái niệm về đồ vật là đối tượng tông hợp và được phân định rõ ràng, nhất quán

trong quá trình khu việt định nghĩa Chúng tôi đã thực hiện khảo sát định nghĩa về

16

Trang 21

cách sử dụng từ đồ vật làm yêu cầu chính thống trong việc kiểm tra và phân tích đặc

điểm sử dụng đối tượng này trong từng lớp ngôn ngữ Việc sử dụng định nghĩa đốitượng giúp quá trình phân loại và khu việt yếu tố nghiên cứu có cơ sở hơn Dựa trên

hệ thống từ điển Tiếng Việt hiện hành, chúng tôi nhận thấy việc đưa ra định nghĩa đồ

vật được khái quát trên định nghĩa riêng biệt về “đề” và “vat” được sử dụng trongngôn từ Tiếng Việt Thông qua quá trình phân tích, chọn lọc ấy, chúng tôi xin đưa ra

một số định nghĩa về đồ vật như sau:

Trong từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã chỉ rõ:

“Đồ (danh từ), vật do con người tao ra dé dùng vào một việc cụ thể nào đó trong

đời sống hàng ngày”

“Vật (danh từ), cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”

Theo Nguyễn Văn Đạm, trong cuốn “Từ điển TiếngViệt tường giải và liên

tưởng” có định nghĩa:

“Đồ (danh từ), vật dé dùng, dé dap ứng một nhu cầu vật chất nói chung”.

“Vật (danh từ), sự vật, những cái ton tại, xảy ra trong không gian, thời g1an”.

Trong Dai ter dién tiéng Việt Nguyễn Như Ý chủ biên, Đồ: vật do con người tạo

ra dé dùng hay làm thưc ăn nói chung: đồ ăn thức uống, đô chói, giặt bộ do.

Các lý thuyết kiêu đó, dưới dạng này hay dạng khác đều bộc lộ khái niệm đồ vậtdưới vai trò phân lập nhưng hòa kết của khái niệm đồ và vat Dựa trên các định nghĩatrên chúng tôi xác định những đặc điểm chung của do vái như sau:

Thứ nhất: Do con người tạo ra, không phải là vật tồn tại thiên nhiên, mặc dù cóchức năng đáp ứng một số nhu cầu của cuộc sống con người.

Thứ hai: Có hình khối, tồn tại trong không gian.

17

Trang 22

Vậy trong luận văn này chúng ta chọn đối tượng nghiên cứu là thành ngữ có yếu

tố chỉ đồ vật, thế thì trong tiếng Hán, trước tiên chúng tôi phải tìm ra một từ ngữ nàođó phù hợp với từ đồ vat trong tiếng Việt là hết sức cần thiết.

Theo “ji fi Hị(Từ Điển Việt Hán)”, nhà xuất bản Thương Vụ Ấn Thư Quán có

chú thích từ đồ vật có nghĩa là “4ƒÈ(wù jiàn/vật kiện)”, “#Jji(wù pin/vat phẩm)”.

Qua các chú thích của những cuốn từ điển dang lưu hành, từ đỗ vật trong tiếng

Việt tương ứng với nhưng từ như “&§ƒ(dõng xi), ?2ƒF(wù jiàn), 3Z(wù shi)”.

Nhưng chúng ta nên chọn ra một từ thông nhât trong bài luận văn này đê thuận tiệncho việc nghiên cứu và đê chọn ra một từ có thê đảm nhiệm đôi tượng nghiên cứu,chúng tôi cân làm rõ khái niệm của 3 từ ngữ tiêng Hán trên.

Qua sưu tập các từ trong tiếng Hán chỉ đồ vật có “#f#(shì wi)”, “ƒl(wù jià

ny’, “#Jjñ(wù pin)”, “#J3f(wù shi)”, “#JJØñ(wù zhi)”, “A PG(dong xi)” va qua

diễn biến, phát triển của con người Trung Quốc trong quá trình sử dung ngôn ngữ chođến bây giờ, thì từ “2š ƒf(dõng xi)” là từ ngữ có nghĩa khớp với từ đồ vật trong tiếngViệt nhat Dé mọi người có một sự hiêu biết thêm về việc chon từ “Z4kPl(dõng xi)”,

luận văn chúng tôi đưa ra những khái niệm và khảo chứng sau:

Trong cuôn 7? Hai chú thích “Z#&P(dõng xi)” được chú thích là: gọi nôm na các

loại đô là “4sP(dõng xi)”, sau đó vay mượn ngôn ngữ của người thời xưa, cudi cùng

18

Trang 23

kết luân vật sản tứ phương nhỉ cử đông tây, do như sử ký từ thời nhỉ ước ngôn xuân

thu nhĩ Có nghĩa là một năm có bốn mùa, trong lịch sử lấy năm (bốn mùa) làm đầumối, cho nên trong lịch sử có cách nói xuân thu, tương tư đối với không gian, thì

đông nam tây bac déu có vật sản, cho nên có thê gọi vật sản là “2: P(đõng xi)”.

Trong cuốn Từ Nguyên xuất bản năm 1951, trích ZšƑ§(Công Vĩ )Sào lâm bút

đàm tục biên tập | Mãi đông tây khảo: Minh tư lang(vua Sung Trinh, tức Minh Tư

Tông)nói với các vị đại than Kim thị tứ giao dịch, chỉ ngôn mãi đông tay nhỉ bắt cậpnam bắc, ha dã? Phù than Châu Diên Nho đáp Nam phương hỏa, bắc phương thủy,

hôn mộ khẩu nhân chỉ môn hộ cau thủy hỏa, vô phat dữ giả,thử bat đãi giao dịch, cổ

duy viết đông tây, Tư lăng thiện chỉ.

Từ Nguyên xuất bản năm 1987 có giải thích vat sản vu viết đông tây, do ký tứ

quý nhỉ ước ngôn xuân thu Nhưng vì sao lại nói đông tây mà không nói nam bắc thì

không có giải thích.

Ngoài tham chiếu những giải thích của từ điển ra, chúng tôi còn trích một số

khảo chứng sau đây:

Thời xưa nói vật kiện là vat sự, vật hóa, vật kiện, trong 77 Sắc Tạp Mãi củaĐông Kinh Mộng Hoa Lục Bac Tống đã có từ vật sự: “7Z274wù shi)”, tiêu thuyếtnhà Minh Tam Ngôn Nhị Phách đều dùng từ vat sự “Ø#Z(wù shi)”, trong quyên 22Phách Án Kinh Kỳ của Lăng Mông Sơ Minh Sung Trinh Nguyên Niên Mãi vật sự “€

fy Fmd wu shi)”, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ năm năm Sing Trinh có viết Mãi

liễu vật sự “X 72#Ámăi lẽ wu shi)” Có thé thay rang, thời Tống, Minh trong

dân gian đều gọi mua đồ là Mãi vật sự “3⁄/#wù shi)” Theo thống kê, Cổ KimTiểu Thuyết xuất hiện từ vật sự “ØZ⁄4wù shi)” 28 lần, đô vật “/Z#/dõng xi)” 50

19

Trang 24

lần, cuốn Cảnh Thế Thông Ngôn xuất hiện từ vat sự “724wù shi)” 34 lần, đồ vật

“ ffdõng xi)” 52 lần, Cảnh Thế Hằng Ngôn xuất hiện từ vật sự “7274wuù shi)”

19 lần, từ đồ vat “ #/Ø#(dõng xi)” 137 lần, Phách Án Kinh Kỳ xuất hiện từ vật sự “Z2Fw shi)” 16 lần, đô vật “ /M{dõng xi)” “112 lần, Nhị Khắc Phách Án Kinh Kỳ

xuất hiện vat sự “WFwe shi)” 45 lần, đồ dùng “ #:/fdõng xi)” 157 lần.

1.3.2 Đặc trưng, ý nghĩa của đồ vật

1.3.2.1 Tính nguyên gốc

Đồ vật là những vật dụng được gọi tên theo một ký hiệu ngôn ngữ nhất định.

Việc xác lập tên gọi như một cách nhìn nhận mà theo các nhà ngôn ngữ học vừa có

tính chất khu biệt của tín hiệu, vừa mang bản chất võ đoán Những ký hiệu tên gọiriêng của mỗi đồ vật như một cách nhìn về thế giới của con người Lớp vỏ ngôn ngữđịnh danh đồ vật mang cách nhìn của con người trong đó Ngôn ngữ có số lượng đồvật đa dạng, phong phú thể hiện tính chất sinh hoạt, lao động có bề dày và phát triển.Với tư cách là những danh từ gọi tên, “đồ vật” được hiểu như những vật được sửdụng trong sinh hoạt hằng ngày, cần thiết cho một công việc, ứng dụng nao đó của

con người Cái nhìn ấy cho ta cách hiểu về những đồ vật mang đặc trưng riêng theo

tên gọi Tất nhiên, lớp vỏ ngôn ngữ chỉ mang tính định danh đơn thuần và điều cơ

ban dé nhận diện là con người sử dụng chúng trong hoạt động thường ngày Nhữngđồ vật ấy sẽ dần trở thành cái tên trong bảo tàng khi con người không thường xuyên

sử dụng vào bộ nhớ Nếu những cái tên chỉ mang nét văn hóa sinh hoạt dân gian như

sênh tiền, dần, sàng, đơm, đó không còn tồn tại trong ý thức con người thì nó sẽ lắngđọng trong trầm tích văn hóa mà người sau không thê nhận diện đơn thuần qua têngọi.

20

Trang 25

những hình ảnh cá thể đầy màu sắc của hình tượng huyền bí, tín ngưỡng dân gian.

Tên gọi và hình tượng bao trùm là cả một quá trình tạo lập được ăn sâu trong ý

thức hệ của người dân lao động Khi nhắc đến những đồ vật như “đỉnh, chuông,

khánh, trướng, mản ” một không gian thần bí, tâm linh được tái dựng trong mô

thức của con người Những vật dụng trên, ban đầu chỉ được sử dụng phục vụ mụcđích lễ nghi, tế bái Trong quá trình sử dụng, chúng được cấp cho mình một mã

ngầm về ý thức đối với những đồ vật giao tiếp với thần linh Ngẫu nhiên, khi nhắc

tới những đồ vật này, hình ảnh về thé giới tâm linh là cảm nhận đầu tiên và có sức

ảnh hưởng lớn trong mô hình không gian Điều nay cũng xảy ra tương tự với các đồvật khác, “súng, đạn, tên, pháo, kiếm, đao ” là những đồ vật mang đến cái nhìn vềsự không an toàn, những bất an, không may; “đàn, sáo, kèn ” là những đồ vậtmang âm sắc nghệ thuật

Quan niệm về đồ vật trong tính nguyên gốc và biểu ý là những biéu trưng đặcbiệt Nó thé hiện cách nhìn về vai trò sử dụng, cũng như mô hình thé giới quan ton tại

xung quanh con người Các nhà khoa học đã soạn ra cuôn từ điên biêu tượng thê giới

21

Trang 26

trong đó, phân nửa là những đồ vật của con người Điều đó chứng tỏ giá tri biểu

tượng, ý niệm của đồ vật có sức khái quát và có vai trò lớn trong quá trình tái tạohình anh thế giới quan của con người Sự ý thức về vai trò của đồ vật ấy được phan

ánh trong việc sử dụng các viện bảo tàng Đồ vật được trưng bày mang tính nguyên

sốc của một thời kỳ, đặc điểm giai đoạn Tự thân mỗi đồ vật được gán cho mình tínhnguyên gốc trong quá trình trưng bày Nó được thể hiện trên những thông tin giớithiệu về đồ vật, những thông tin chết trên mặt giấy Nhưng quá trình tập hợp chungnhóm đồ vật có liên quan trong một giai đoạn, thời kỳ lại phản ánh tính biểu ý mạnh

mẽ Nhóm đồ vật biến quá trình nguyên gốc trong quá trình thé hiện sang tính biéu ý

trong vai trò phản ánh Viện bảo tàng là một bộ phận lưu giữ hai đặc trưng, ý nghĩa

của đồ vật Tính chất ay duoc thé hién trong thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật như một

viện bảo tàng sống trong dân gian.

1.4 Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật

Trong kho tàng thành ngữ của mỗi dân tộc, các yếu tô liên quan tới kinh nghiệmlao động, quan hệ sản xuất là đối tượng của người sáng tác dân gian Những đúc kết

ấy như mô thức mang tính độc lập, là nét khác biệt nhưng cũng đồng nhất, tương liên

giữa các nền văn hóa Đề tài nghiên cứu về thành ngữ chỉ đồ vật là một đối tượng

được khu biệt, xác định rõ trong quan hệ giữa các thành phần khác Sự khu biệt ấyđược xác định thông qua yếu tố nội dung của thành ngữ Tính chất ấy thường xuất

hiện trong các bài khảo sát mang tính khoa học về một đối tượng trong thành ngữ.

Các luận văn thạc sĩ của Đường Tú Trân về yếu tố chỉ thực vật, Mạc Tử Ky vé yéu t6chỉ con số, bài nghiên cứu trên tạp chí ngôn ngữ của Nguyễn Minh Hién về yếu tố chỉ

con vật Đôi tượng được nêu ra trong mỗi nghiên cứu là những khảo sát bước đầu

22

Trang 27

khắc họa tính đa biệt của thành ngữ Trong bức tranh toàn cảnh ấy, thành ngữ chỉ đồ

vật là sự khái lược chi tiết về yếu tố đồ vật được sử dụng trong sáng tạo dân gian.Thành ngữ có yếu tố chi đồ vật và các thành tố đồ vật được xem trong một thé tổng

hợp, gọi là trường từ vựng — ngữ nghĩa, day là tổng thé các thành ngữ có từ chỉ đồ vật

của một ngôn ngữ Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật là một bộ phận năm trong tổnghòa chung của thành ngữ dân gian Song song với quá trình sử dụng các tính chất

khác nhau trong thành ngữ, thành ngữ chỉ đồ vật như một hiện tượng cần được

nghiên cứu Nếu thành ngữ như lời ăn tiếng nói dân gian của con người thì thành ngữ

có yếu tố chỉ đồ vật như chiếc loa phát ngôn, cái bát đựng miếng ăn của chính họ.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật có liên quan mật thiết đến môi trường sinh hoạt củacon người Nó là kết quả của quá trình tạo lập cơ sở về những tính chất liên quan đến

hoạt động thường ngày Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật mang đến cái nhìn đa dạng về

thế giới ngôn ngữ văn hóa của đối tượng nghiên cứu trong tiếng Hán và tiếng Việt.

1.5 Quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và văn hóa

La Thường Bồi trong cuốn sách Người Trung Quốc và văn Trung Quốc nói văn

tự ngôn ngữ là sự kết tỉnh của một dân tộc, văn hóa quả khứ của dân tộc này nhờ nó

lưu truyền, văn hóa tương lai cung nhờ nó xúc tiễn văn hóa của mỗi dân tộc khácnhau không những tạo sinh ra những thành phần ngữ nghĩa khác nhau của ngôn ngữ,

mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc cau tạo từ và câu của ngôn ngữ Ngôn ngữ là bức

tranh của văn hóa dân tộc, là hóa thạch sống của văn hóa lịch sử.(49;8)

Ngôn ngữ và văn hóa luôn có sự tác động qua lại trong mối tương quan theo quyluật vận động về chất và lượng Theo nhân chủng học xã hội, ngôn ngữ được xem

như một yếu tổ hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa Thực té ay la co so ly thuyét

23

Trang 28

cho việc gắn liền nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ quyết

định sự tồn tại trong mối tương quan với tư duy, đồng thời là “bản tường trình của

văn hóa mỗi dân tộc” Những xác thực này được chỉ rõ trong nghiên cứu của V.E.

Humboldt về mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và tư duy, được phát triển theo

hướng nguyên tắc tương đối của ngôn ngữ do Boas, Sapir, Whorf là đại biểu ở Hoa

Kỳ, tính tự do của tín hiệu ngôn ngữ Weigerber, Ipsen, Gartman là đại biểu ở châuÂu.

Thập ky XX, nhà tâm lý học Đức Wilhelm Maximilian Wundt nói rang ứừ vung

của một dân tộc bản than có thể giải thích to chất tâm lý của dân tộc đó Vì vậy có

thé nói rang, tất cả hệ thống từ vựng ngôn ngữ và thành phan cấu thành của bat cứ

dân tộc nào đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đó Văn hóa dân

tộc được dé cập ở đây là chỉ văn hóa nghĩa rộng, cụ thé có thé chia làm văn hóa vật

chất, văn hóa chế độ và văn hóa tâm lý Văn hóa vật chất là chỉ các loại văn minh vậtchất được loài người sáng tạo, như công cụ sản xuất và giao thông, các khí cụ đời

sống hàng ngày, công nghệ kiến trúc, trang phục, âm thực, ăn ở vân vân.

Các nhà ngôn ngữ học thừa nhận ngôn ngữ là một nhân tố đặc trưng nhất củabat cứ nền văn hóa dân tộc nào Đặc điểm văn hóa dân tộc theo cách này, cách khácđược lưu giữ như những tram tích ngôn ngữ sống sử dung hàng ngày Sự bảo lưu ấyđược phân tách qua góc nhìn lịch đại, biến thể theo từng giai tầng xã hội sống.Những ngôn ngữ chuyên biệt, được sử dụng thường xuyên ngày càng bổ sung vềmặt lượng và ý đồ sử dụng Ngược lại, lớp ngôn ngữ được sử dụng ít và phải cạnhtranh với ngôn ngữ ngoại lai hoặc biến đổi thích hợp hoặc tự động mat đi, thay thé

băng khái niệm đông chât khác Nghiên cứu văn hóa dựa trên câu trúc ngôn ngữ

24

Trang 29

cũng vì vậy phải được phục dựng cũng như tái tạo lớp trầm tích đặc dụng ấy Vai

trò của người nghiên cứu là đi sâu vào các hệ thống ngôn ngữ Mục đích của việcnghiên cứu không chỉ ở việc chỉ ra đặc điểm cơ tầng văn hóa ấy mà quan trọng là

chỉ ra vai trò phân lập và tính chat biến hình của ngôn ngữ như một ký hiệu văn hóa

Nhìn đại thể các nhà văn hóa học ở ta khi nói đến mối liên quan giữa ngôn ngữvới văn hóa trước hết và chủ yếu nêu lên luận điểm sau: Ngôn ngữ là một thành tố cơban va quan trọng của văn hóa, chi phối nhiều thành tố văn hóa khác, là một công cụ

có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hóa.

Thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật là một dạng thức ngôn ngữ dân gian mang tínhnghệ thuật Đặc điểm ngôn ngữ nói chung có mối liên hệ mật thiết với thành ngữ

trong mối tương quan với văn hóa xã hội Thành ngữ là giá trị văn hóa sống, tồn tại

trong dân gian được bảo lưu và sáng tạo qua bước phát triển của lịch sử Thành ngữmang đến những đặc trưng cơ bản trong tư duy và sáng tạo dân gian Quá trình ấy là

sự tiếp biến của những biến thê (biến thé mạnh, biến thé yếu) cá nhân của ngôn ngữ.

- Biến thé mạnh: Ngôn ngữ quyết định cái cách thức của một dân tộc suy nghĩ,

cảm thụ, chia cắt thế giới khách quan (thành các phạm trù), ngôn ngữ khác thì tư duy

- Biến thể yếu: Ngôn ngữ phan ánh những giới hạn và những ràng buộc về vănhóa đối với lối nghĩ của dân tộc, thể hiện trong cái cách ngôn ngữ đó chia cắt hiện

thực và phạm trù hóa kinh nghiệm.

Thành ngữ nằm trong giới hạn của những biến thé ấy, nó được xây dựng quacách thức phản ánh ngôn ngữ Tính chất phản ánh hay quyết định của ngôn ngữ là

25

Trang 30

điều kiện tiên quyết trong tư duy của các dân tộc và trong mỗi dân tộc Ở đây, chúng

tôi nhắn mạnh đến vai trò truyền tải tư duy dân tộc của thành ngữ nhằm phát hiệnnhững đặc trưng về văn hóa.

Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ mật thiết với nhau, nhà nhân chủng học MỹA White từng nói tat cả văn hóa (văn minh) cua nhân loại đều y lại vào ký hiệu.

Chính nhờ sự nảy sinh và vận dụng của ký hiệu mới làm văn hóa sản sinh và ton tai,chính do sử dung ký hiệu, mới lam văn hóa có kha năng vĩnh tôn bắt hủ không có ký

hiệu, thì không có văn hóa, và con người cũng chỉ là động vật chứ không phải là loài

người (32;5)Ng6n ngữ là công cụ truyền tải của văn hóa, văn hóa là nội hàm của

ngôn ngữ, bat cứ ngôn ngữ dân tộc nao đều chứa đựng nội hàm văn hóa của dân tộcnó Các đặc trưng cá tính của văn hóa dân tộc, qua trầm tích lịch sử và kết tính trên

mặt chữ, một hệ thống từ vựng của ngôn ngữ dân tộc có thé phản ánh trực tiếp hướng

giá trị văn hóa Như nhà ngôn ngữ xã hội học Mỹ Boehm từng nói ngôn ngữ của một

xã hội có thể phản ánh tương ứng văn hóa của nó, một trong những hình thức thể

hiện ở nội dung tu vựng hoặc từ vựng.

1.6 Tiểu kết

Thành ngữ là một vấn đề ngôn ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm và

nghiên cứu, và cũng thu hút đông đảo sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu thành

ngữ từ những góc độ cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ nguyên, trường nghĩa, so

sánh với tục ngữ, hoặc so sánh với thành ngữ của một ngoại ngữ theo một khía cạnh

nào đấy Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nước gần nhau về địa lý và gân gũi vềvăn hóa, trong suốt quá trình phát triển lịch sử của xã hội phong kiến, sự truyền bá

của Nho giáo và Đạo giáo đã mang lại những nét tư duy nhận thức và văn hóa tương

26

Trang 31

đồng của dân tộc Trung Hoa đến dân tộc Việt Nam Việc nghiên cứu so sánh thành

ngữ có yếu tô chỉ đồ vật trong tiếng Hán và tiếng Việt là một dé tài mới mẻ chưađược các nhà nghiên cứu tiếp cận.

Khái niệm thành ngữ từ xưa đến nay vẫn bị các nhà nghiên cứu tranh cãi, chưa

có được một định nghĩa thong nhất, và tiêu chí phân biệt với các cụm từ cố định, tục

ngữ, ca dao, nhân ca cũng chưa thực sự được rõ ràng Chúng tôi dựa trên quan niệm

về thành ngữ của các nhà nghiên cứu, tổng kết thành ngữ là những cụm từ cố định, cókết cau chặt chẽ, ôn định; hoàn chỉnh và bóng bay về nghĩa Phần lớn thành ngữ có

nguồn gốc xuất xứ từ điển tích, điển có, thơ văn, truyền thuyết và những lời nói của

vĩ dân Vì đối tượng nghiên cứu của chúng ta đặt ra là thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật,vì vậy, tìm hiểu khái niệm đồ vật, và đồ vật trong tiếng Việt và tiếng Hán có khái

niệm, đặc trưng, ý nghĩa như thế nào là bước đầu tiên chúng tôi phải làm.

Đồ vật là những thứ do con người tạo ra, có hình khối tồn tại trong không gianvà phục vụ cho cuộc sống của con người Những đồ vật thiên nhiên mặc dù có chức

năng phục vụ cuộc sống con người, nhưng vân không đủ tiêu chí định nghĩa là đồ

vật Kết hợp khái niệm thành ngữ và đặc điểm của đồ vật, chúng ta xác định thành

ngữ có yếu t6 chỉ đồ vật là thành ngữ có yếu tố mang đồ vật trong don vị thành ngữ.Phạm vi khảo sát của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt là những cuốn từ điển được

lưu hành phổ biến trong nhà trường.

Với mục đích nghiên cứu là so sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa cácthành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật Nhà tâm lý học ĐứcWilhelm Maximilian Wundt nói rằng ter vựng của một dân tộc ban thân có thể giảithích to chất tâm lý của dân tộc đó Vì vậy có thé nói rang, tat cả hệ thông từ vựng

27

Trang 32

ngôn ngữ và thành phan cấu thành của bat cứ dân tộc nao đều chịu sự chi phối va

ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đó Theo nhân chủng học xã hội, ngôn ngữ được

xem như một yếu tố hay một bộ phận hữu cơ của văn hóa Văn hóa quyết định nộidung của ngôn ngữ, ngôn ngữ truyền tải văn hóa, đồng thời ngôn ngữ là công cụ thể

hiện đặc điêm văn hóa của môi dân tộc.

28

Trang 33

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT ĐẶC DIEM NGỮ NGHĨA CUA THÀNH NGỮ TIENG HÁN VÀ

TIENG VIỆT CÓ YEU TO CHÍ DO VAT

2.1 Khai quat

Đặc điểm ngôn ngữ mang tính chất đa thanh trong việc biểu hiện sắc thái Banthân ngôn ngữ là ký hiệu của văn hóa, thứ tri giác được trình diễn trên kết cấu hìnhthái của sáng tạo Ngôn ngữ có vai trò là phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất détruyền tải và lưu giữ văn hóa dân tộc [3, 146] Vai trò ấy xuất phát từ các thành tốđược biéu hiện qua đặc điểm sử dụng ngôn ngữ mà một trong các đối tượng trực tiếplà thành ngữ Thành ngữ mang trong mình trầm tích văn hóa, phương thức biểu đạtngầm 4n trong cơ tang hệ hình ngôn ngữ.

Cơ tầng hệ hình ngôn ngữ giữ vai trò bản thé luận trong việc cau thành từng đối

tượng trong ngôn ngữ Thành ngữ có những đặc điểm riêng dé phân tang chúng thành

một đơn vị ngôn ngữ riêng biệt cùng từ, cụm từ tư do, tục ngữ, quán ngữ Đặc điểmhình thành của thành ngữ là đối tượng trung tâm khu việt tính chất ngoại đề của đối

tượng này Xét từ góc độ từ nguyên, đặc điềm cấu thành của thành ngữ xuất phát từ

cội nguồn các ngôn ngữ bản địa Thành ngữ tiếng Việt mang đặc điểm của tri thức

dân gian, tính chất cộng đồng bản địa đặc trưng Lớp trầm tích văn hóa mang nhữngđặc điểm của lịch sử văn hóa dân tộc

Khi dé đúc kết một kinh nghiệm trồng trọt canh tác “cay sâu cuốc bam”, hay đi

thuyền của người lao động “thuận buồm xuôi gió” Những kinh nghiệm sống, tri thứcdân gian được truyền khâu, trở thành phương ngôn đúc kết kinh nghiệm sống, bảo

lưu lại trong tiềm thức người lao động.

29

Trang 34

Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ hiện đại, thành ngữ giữ vai trò đặc trưng

trong việc bảo lưu và tiếp biến đặc điểm cá biệt của mình Với đặc điểm nguồn gốcmang nhiều yếu tố tri thức dân gian, lịch sử và điển phạm hóa văn học, thành ngữ bảo

lưu trong mình khối văn hóa rộng lớn Tính chất ấy được xác định dưới góc nhìn

khám phá của ngôn ngữ học Giới nghiên cứu không chỉ chú tâm vào toàn bộ thực

tiễn đặc điểm của đối tượng Nhăm coi như trong lĩnh vực đồng bộ quy chiếu khôngphải những biểu tượng mà con người tự cho mình, không phải những điều kiện xácđịnh họ mà họ không biết Những điều gì con người làm và cách họ làm trong việc

nhận định mỗi sự việc bằng cách mã hóa thông tin đưới dạng ngôn ngữ Các dạng

thức ấy liên kết với nhau theo trật tự nghiêm ngặt, truyền tải những ý nghĩa đa dạng.

Tính chất liên kết ấy được xác lập thông qua các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa cá

thé của thành ngữ Những đặc điểm ấy là kết cau vững chắc của lớp vỏ ngôn ngữ

được tạo lập.

Trong bài luận văn này chúng tôi đã thực hiện sưu tập 1299 thành ngữ tiếng Hán

và 490 thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật Về mặt cau trúc ngữ pháp, thành

ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật giống như các thành ngữ khác có

chung những đặc điểm cấu trúc như là cấu trúc đối xứng, phi đối xứng, so sánh, vàthành ngữ thường Trong giới hạn luận văn chúng tôi sẽ không khảo sát đặc điểm cautrúc ngữ pháp, mà khảo sát và nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa dé phục vụ mục đíchnghiên cứu của luận văn là so sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa cácthành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt có yếu tô đồ vật.

30

Trang 35

2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật

Như chúng ta đã biết thành ngữ là một cụm từ cố định, có kết cấu chặt chẽ vànghĩa bóng bay, chúng hình thành từ điển có, điển tích, truyền thuyết, thi ca văn phú,

ngụ ngôn, tục ngữ ca dao hoặc lời nói của những vị danh nhân Thành ngữ tiếng Hán

là một kết tinh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa, trong dòng sông lịch sử dân tộc người

Trung Hoa, sự hình thành của thành ngữ đã có hơn nghìn năm Theo những nhà

nghiên cứu thống kê các thành ngữ có trích xuất xứ rõ ràng có 4600 đơn vị, trong đócó 3128 thành ngữ đã có ở thời kỳ Thượng cổ đến đời Tần Hán, chiếm

68%(3128/4600); 690 thành ngữ trích từ dữ liệu của thời Nam Bắc chiều, chiếm

15%(690/4600); 414 đơn vị xuất hiện trong thời Tùy Đường, chiếm 9%(414/4600);

276 đơn vị xuất hiện ở thời Tống, chiếm 6%(276/4600); 92 thành ngữ hình thành ởthời Nguyên Minh, chiếm 2%(92/4600) Thời kỳ Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước,

thư đồng văn, xa đồng quỹ, sự giao thoa, hội nhập các nền văn hóa giữa các dân tộc

khác nhau đã bắt đầu, có thé nói đây là một cuộc đại cách mạng về văn hóa của cácdân tộc xưa Trong nghìn năm lịch sử phát triển, sự đi lại giao lưu giữa các dân tộc,

các nền văn hóa lúa nước, du mục; giai cấp thống trị thời đại phong kiến sai quân trấn

chủ biên ải, phát triển học giáo dé phục vụ thống trị, đồng thời phát triển các ngành

khoa học tự nhiên để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chiến tranh, xây dựng, khoa học,

đạo phật, đời sống hàng ngày,vân vân Trong khi đó bộ phận quản lý của chiều đình

ghi chép nhiều sự kiện lịch sử, đời sống xã hội, ca ngợi công tích vua chúa của triều

đại Ngược lại các tầng lớp bị áp bức, lại phản xạ lại đối với những hiện tượng xã hội,họ qua cảm nhận từ thực tế đã sáng tác rất nhiều ngôn từ giản dị, nhưng ý nghĩa sâu

sac và được truyén miệng qua dân tộc này đên dân tộc khác, qua đời nay sang đời

31

Trang 36

khác, dần dần những ngôn từ này trở thành ca dao, tục ngữ, hoặc thành ngữ Ngoài ra

các văn nhân nho sĩ bất mãn với hiện thực xã hội, họ lay kinh nghiém ban than hoaccam hứng từ cuộc sống hiện thực sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học dé lên án xã hội,

đồng tình dân khổ và gửi gam nguyện vọng xã hội hòa bình, cuộc sống người dân

được yên ồn Cho nên trong sáng tác của họ mang tính chân thực, tính thời đại, tínhdân tộc và tính chất nhân văn Có thé nói thành ngữ tiếng Hán có lich sử lâu đời đượcdân tộc Trung Hoa không ngừng bổ sung phong phú cả về số lượng và ngữ nghĩa débiểu đạt nhận thức của dân tộc đối với thế giới, xã hội, cuộc sống, nhân sinh.

Quá trình hình thành và phát triển của thành ngữ là nguyên nhân và động lực tạora ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán có những đặc điểm sắc thái phong phú, ngữnghĩa hoàn chỉnh cô dong và đặc điểm ngữ nghĩa thé hiện con người làm trung tâm.

Trong giới hạn luận văn, chúng tôi nghiên cứu thành ngữ theo trường ngữ nghĩa

là đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt Theo các nhà nghiên cứu, trườngnghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật (về phạm

vi biểu vật) Dé xác định trường nghĩa biểu vật, chúng tôi trước tiên xác lập khái

niệm đồ vật là những thứ do con người tạo ra, tồn tại đưới hình khối nhất định và

dùng dé phục vụ cho con người Sau khi được xác định khái niệm về đồ vật, và theotiêu chí phân chia trường ngữ nghĩa của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Nguyễn ThịNgân Hoa, Đỗ Việt Hùng và Bùi Minh Toán của cuốn sách Nhập môn ngôn ngữ họcchúng tôi đã thu thập 1299 thành ngữ bao gồm 199 loại đồ vật trong thành ngữ tiếng

Hán, va chúng tôi chia ra 11 trường nghĩa.

Trường nghĩa Số lượng đồ vật Số lượng thành ngữ | Tỷ lệĐồ dùng sinh hoạt 47 254 19.5%

32

Trang 37

Vàng bạc đá quý 5 172 13.2%

Vũ khí chiến tranh 17 161 12.4%

Dét may trang phuc 30 160 12.3%

Kiến trúc vật 31 117 9.0%Đồ dùng sáng tác nghệ thuật 14 115 8.8%

Nhac cu 8 97 7.5%Phương tiện giao thông 8 77 5.9%

Công cụ san xuất lao động 18 65 5.0%

Lương thực 16 47 3.6%

Vật phẩm trang sức 5 26 2.0%

2.2.1 Đặc điểm sắc thái phong phú của ngữ nghĩa yếu tô chỉ đồ vật trongthành ngữ tiễng Hán

Thành ngữ là đơn vi định danh bậc hai của ngôn ngữ Thành ngữ không hướng

tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen của các từ tạo nên nó mà ngụ ý đến điều gì

suy ra từ chúng Mỗi một thành ngữ đều có một nghĩa biểu trưng, ví dụ “— -f MLE (yijiàn shuãng dião/nhất tiễn song điêu)”, nghĩa gốc là một tên bắn được hai con chim,

ví kỹ thuật rất cao siêu, nhưng nghĩa bóng của nó lại là một công đôi việc Như thành

ngữ “(EE EL#(yăn qi xi gti/yén cờ tức cổ)” ngoài nghĩa den là ngừng đánh trống,bỏ cờ xuống, mọi người được hiéu theo nghĩa bóng là ngừng hoạt động của một trạngthái Đặc điểm sắc thái phong phú của thành ngữ được thé hiện thông qua đặc điểmgiàu tính hình tượng, tính liên tưởng, tính triết lý của thành ngữ.

1) Tính hình tượng của thành ngữ có yếu to chỉ đồ vật

Thành ngữ “2% L18l|Jl#Ê(/köu fù mì jiàn/mật khẩu kiếm phụ)” có nghĩa là lời nói

ngọt ngào nhưng trong bung lai nghĩ xấu, xuất xứ Tw tri thông giám — Duong Ky

Huyền Tông Thiên Bảo Nguyên Niên trong mồm có mật, nhưng trong lòng thì có

33

Trang 38

gươm, đây là hai đồ vật, mật ở bên ngoài và gươm ở bên trong Cái nổi và cái an đối

lập với nhau rõ rệt, thé hiện mặt xấu của con người trong truyện ghi chép, có tác dụng

nhấn mạnh sắc thái chê bai Thành ngữ “H 3:#II}E(mù guãng rú jù/mục quang như

cự)” xuất xứ Nam sử- Đàm Đạo Tế Truyện nói về một hòa thượng có ánh mắt sáng

như bó đuốc, nghĩa bóng là ví con người có tầm nhìn xa Thành ngữ “Af FE RZ (beizhong shé yïng/bôi trung xà ảnh)” có nguồn gốc từ một truyện cô tích xưa là một

người đến nhà bạn uống rượu khi nâng cốc rượu nhìn thấy một con ran, người đó tự

cảm thấy đau bụng sau khi uống rượu và bị bệnh, có hôm lại đến nhà bạn đó uống

rượu kể lại lần trước uống rượu trong cốc có con ran Người bạn đó qua suy nghĩ phát

hiện hóa ra là do cái cung treo trên tường chiếu vào cốc rượu thành hình con ran, giảithích như vậy người đó khỏi ốm luôn Thành ngữ có ngụ ý là những người mắc bệnh

đa nghi chi làm cho mình buồn khổ, người có trí tuệ sẽ tìm ra nguyên nhân của van

dé dé giải quyết Trong thành ngữ có yếu tổ chỉ đồ vật tiếng Hán, trong 199 loại dévật được thu thập thì còn rất nhiều thành ngữ giau đặc sắc tính hình tượng nữa Như

thành ngữ “—-“Ƒ-]Ì“(yï zì yi băn/nhất tự nhất bản)”, “ÿ£/K##Šï(bẽi shui chẽxin/bôi thủy xa tân)”, “#Jl$#f(fũ di chou xĩn/phủ dé trừu tân)”, “SEK (daipén wang tiãn/đái bồn vọng thiên) ”

2) Tính liên tưởng của thành ngữ có yếu to chỉ đồ vật

Liên tưởng là một hoạt động tâm lý nghĩ một sự vật có liên hệ nhất định vớimột sự vật khác, có thể không chịu han chế bởi thời gian và không gian Đặc điểmcủa nó là có hai sự vật, và có sự liên hệ với nhau nhất định Có nhiều thành ngữ cóthé làm con gười san sinh ra liên tưởng phong phú khi có 2 yếu tố mang tính tương

tự Nội dung và hình thức liên tưởng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa cho nên mang

34

Trang 39

đậm đặc sắc dân tộc, thé hiện đặc trưng tư duy và quan niệm thẩm mỹ của từng dân

tộc Thành ngữ “—-5š—-#5(yï qin yi hè/nhất cầm nhất hac)”, được dùng để khennhững quan chức liêm chính, cuộc sống thanh đạm “Se U7 E(méi rú guãn yù/mỹ

như quán ngọc)”, lay viên ngọc đẹp dé vi trai dep “=EiiUIzK(wéi bù pi fữ/vi bố thấtphu)”, từ những mảnh vải thô ví người bình dân “KAY (yo jiăn xiang xião/ngọc

giảm hương tiêu)”, lay ngọc và hương dé liên tưởng đến người cô gái “EIU (ya

qing bing jié/ngọc thanh băng khiết)”, nguồn biểu trưng lấy ngọc ví con người có

phẩm chat cao quý trong sáng Tính liên tưởng của thành ngữ đồ vật làm con người

liên tưởng đến những sự vật khác có liên hệ với nó nhất đinh Các hình thức: A) liên

tưởng có các vật cùng loại, ví dụ thành ngữ “ð#3# E?%⁄(qióng jiang yu yè/quỳnhtương ngọc dịch)”, “ð4‡R'EMÍ(qióng lin yi shù/quỳnh lâm ngọc thụ)”, guynh va

ngọc đều có nghĩa là ngọc Trong sáng tác văn học có thê vay mượn cùng loại sự vậtliên tưởng đến những sự vật khác cùng loại cùng chất B) Liên tưởng tương tự, đây là

hình thức liên tưởng lay tinh chat tương tự cua mot sự vật dé liên tưởng đến một sự

vật khác, liên tưởng tương tự thể hiện tính tương đồng và tính tương tự của sự vật.Thành ngữ “+:}ŠK#(yù qĩng bing jié/ngọc thanh băng khiết)”, tinh chất của ngọcvà băng và phẩm chat cao quý trong sáng có những điểm tương tự C) Liên tưởngtương cận, hình thức này lay một sự vật có tính chat tương tự giống một sự vật khác ở

xung quanh không gian hoặc thời gian Như thành ngữ “2/2 f3(ài wii ji wũ/ái ốc

cập 6)”, “z#kKÑñi(shuï zhang chuán gão/thủy trưởng thuyền cao)”, D) liên tưởngngược hướng, hình thức này lấy đặc điểm tương phản của một sự vật liên tưởng đếnđặc điểm của một sự vật khác.

3) Tính triết lý của thành ngữ có yếu tố chi đồ vật.

35

Trang 40

Nhu chúng ta đều biết, phan lớn thành ngữ có nguồn gốc xuất xứ từ điển cố,

truyện có tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao Chúng là những don vị ngôn ngữ đúckết kinh nghiệm và trí tuệ của một dân tộc Trong kho tàng thành ngữ tiếng Hán, tính

triết lý của thành ngữ là một đặc điểm nổi bật của chúng, tính triết lý của chúng thé

hiện qua nhiều khía cạnh của dân tộc Trung Hoa đối với vũ trụ, nhân sinh, kinhnghiệm lao động sản xuất và đối nhân xử thế Ví dụ thành ngữ “#8‡#†?Š7†(zài zhoufù zhou/tai châu pho châu)”có nghĩa là nước là cơ bản dé day thuyền đi, nhưng cũngcó thé làm lật thuyền, nghĩa của thành ngữ này mang tư duy biện chứng về quan hệ

sự vật, thể hiện triết lý sự vật tồn tại là nương tựa vào nhau, không thé tự ý đối xử vớinhau Thành ngữ “A A ¡"‡§(rì yuè rú shud/nhat nguyệt như thoa)”, thoa là một loại

dụng cụ trong máy dệt vải xưa, quay rất nhanh Nghĩa của thành ngữ ở đây nói về

thời gian trôi qua rất nhanh, nói về dân tộc Trung Hoa lay đồ vật cuộc sống hàng

ngày biểu trưng cho thời gian, thể hiện triết lý nhân sinh quan phải trân trọng thời

gian Thành ngữ “E12 7 & (bao luó wan xiàng/bao la vạn tượng)”, từ “7 & (wan

xiàng/vạn tượng)” có nghĩa là vũ trụ, ý là bao trùm cả vũ trụ, cái gì cũng có Thành

ngữ này thể hiện cách nhìn nhận sự vật toàn diện, thể hiện phép biện chứng toàn diệncủa triết lý Ngoài ra còn rất nhiều thành ngữ chứa đựng triết lý mộc mạc của dân tộc

được đúc kết từ cuộc sống như “⁄£#|1l AY ##(chẽ dao shan qian bì you lù/xa đáo

sơn tiền tất hữu lộ), “#8 #£*.Zđù chẽ zhi jiàn/phúc xa chi giám)”, “##fÈ ñ⁄H$

Fr(chén tuo sui xiăo ya qian jïn/xứng đà tuy tiểu áp thiên cân)”, “7K BKM ia (shuizhang chuan gão/thủy trưởng thuyền cao)”, “/UHE 2 Jai (chi hud zhi qũ/thước họa chikhuất)”, “#š‡†"È£l'mó chũ chéng zhén/ma chir thành trâm)”

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:16

Xem thêm: