1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ MINH NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ MINH NGỌC

BUOC DAU KHAO SÁT HIỆN TƯỢNG

TIỂU DIEM HOÁ CÁU TRÚC CHỦ - VỊCUA CÂU TIENG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Mã số: 60.22.01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYEN HONG CON

Hà Nội - 2010

Trang 3

MỤC LỤC

3900, 5710577 7 11 Lido chon dé nh hố ẽ ẽ ẽ ẽẽ Ô 1

2 Đối tượng và phạm vỉ nghiên Cứu . -e-° s°s< se s=sessessesseseesseseeses 2

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên Uw - << 5< se 953 996856.” 3

4 Ý nghĩa của luận văn s-s- se ss£©ssEss£xseEseEsstsstrsersersssssrrserssrssesee 3

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liỆU 555 5< 55 S5 554 559965995595 4

5.1 Phương pháp nghién CỨU - c2 1113311811191 191119111 1111 111 1 11 nh ng rên 45.2 Tư liệu khảo Sat - 2 E1 1111122301111 10230 11119031111 vn Hy 4

6 CAu tric cita IWAN VAM 086 5

CHUONG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SO Li THUYÉT 6

1.1.Tình hình nghién tru d 2 2 5 9.9 9 99.99.980.990 905899980995 6

1.1.1.Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học - 61.1.1.1 Lý thuyết 00 20050098/001ã-)0 0n 61.1.1.2 Cau trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng -2 2¿©2+z++++zxzzzx++rxz 61.1.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học - .- 91.1.2.1 Về cau trúc cú pháp ¿5£ +s+ESE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111111211111111 1.1 91.1.2.2 Về cau trúc thông thông tin -¿- 2 2£ ©5£+2E+EEt£EE£EEtEEEEEEEEEErEkrrkerrrerkres 12

1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài - -s- s22 sesssessessessessessee 14

1.2.1.Cấu trúc thông tin - 2-52 SE Sk‡EEE2EEEEE211271211211711111211111111121 1111 re 141.2.2.Các thành tố của cấu trúc thông tin - 22 + +E£+E++EE£EEE2EEEEEEEEEErkerrrrrkees l5

1.2.2.1 Co sO thong in 15

1.2.2.2 Tiêu điểm thông tith ccecceccccscsssessesssessessssssesssssessecsssssessessusssessesssessesseseseesessseess 17

1.2.3 Tiêu điểm hoá và phương thức tiêu điểm hoá 2 2 ¿2 £+£++£xzzzeered 201.2.3.1 Quan niệm về tiêu điểm hoá - - 2+ sSềEÉEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerg 201.2.3.2 Phương thức đánh dấu tiêu điỀm - 22 2© £+EE+EE£EEE2EEEEEEEEEEEErrerrkeri 21

1.2.4 Lý thuyết đánh dau oceccccccccccccssesssesssesssecssecssecsnecsssssssesssssssssssssscssceseessecssecssecasecses 261.2.4.1 Lý thuyết đánh dau của Jakobson -2¿- 2¿+++++2Ex+2£x2Ex++rxzrxzrxrrree 26

1.2.4.2 Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng 27

1.3 TiGU Ket ae 29

CHUONG 2 CAC PHƯƠNG THỨC TIEU DIEM HOÁ - 30

2.1 Cơ sở xác định tiêu điểm thông tit sccsssssessescessesssessessessesssesseseeeseeeseesees 30

QLD ác — 30

Trang 4

2.1.2 Tiền giả định ¿- 5c set x2 E21 21127121127121211211111 211.1111.111 11 1e 33“my ¡02 34

2.2 Câc phương thức tiíu điểm hoâ cấu trúc chủ - vị của cđu tiếng Việt 35

2.2.1 Tiíu điểm hóa bang trong 4 v.ceeceecceccscsecsessesssessessessessesssessessesssessesssesesseeseesseene 35

2.2.2 Tiíu điểm hóa bang tinh lược cơ sở thông tin -2- 2 s2 s++s++cs+zxczzscred 36

2.2.2.1 Phât ngôn tinh lược chủ ngữữ - - + + k* vs 9 TH HH ng gnưệp 372.2.2.2 Phât ngôn tinh lược VỊ ngữỮ - că t1 HS HH 11111112111 T1 HH Hiệp 382.2.2.3 Phât ngôn tinh lược chủ - VỊ - - c1 3 E11 9n TH ng ngư 38

2.2.3 Tidu diĩm hoa bang HU n8“ 4 392.2.3.1 Trợ từ tiíu điỀm ooeeccecceccccceseseesscssessssecsessessessessessessesatsstsstsssssesussesseessesesssseasesees 39

2.2.3.2 THOU na 402.2.3.3 Tổ hợp trợ từ tiểu tỪ -¿-©5cce 2k2E21127121121111121111111211 11111111 40

2.2.4 Tiíu điểm hóa bang thay đổi trật tự từ :-©5c22ccckecEccEerkerkrrrkerkrrrrred 4l2.2.4.1 Tiền đảo ¿6c se 2s k2 211021211211211 11112111111 11 1111121111111 41

2.2.4.2 HAU GA0 nẽẽ Ả Ẵ.ố.Ỗ 44

2.2.4.3 CAU Di GONG ngả ắ“š:i1n 48

2.3 Câc loại tiíu điểm thông tin - 2 s<se©ss+ssexeExserseesseesserssess 51

2.3.1 Tiíu điểm khang Gin c.ccccccccccssesssessessesssessesssssecsessuessessusssessecsesssessessueesesseessees 512.3.1.1 Cđu trả lời gồm phần cơ sở vă tiíu điểm -¿- +¿©+¿2c+++zxvrxrrrxrrree 512.3.1.2 Cđu trả lời chỉ có tiíu điểm 2¿- 22 5£++++EE+2EE+2EE2EESEEEEEEEEkrrrkrrrkerree 51

2.3.2 Tiíu điỂm hỏi -¿-2¿- +5 S22EE9EE2E12717112117112112111112111121111 11.1111 592.3.2.1 Cđu hỏi gồm cả phan cơ sở vă tiíu điểm hỏi - - 22-5255 25z2csccxzzsczed 60

2.3.2.2 Cđu hỏi chỉ có tiíu điểm hỏi - 2-22 222EE++2EE£9EEEEEEECEEEEEEEEEEEErrrkrrrt 622.3.2.3 Cđu hỏi chỉ có phần cơ SỞ - ¿2-22 £©E£2EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrkrred 62

2.3.3 Tiíu điểm tương phản -¿- +: 5: ©52+SS9ESEEEEE2EEEEEE211211271711211211211 2111 xe 642.3.3.1 TDTP thay thẾ: ¿5522 SE E9 EEEEEE1711111211111111111 1.1.1 1 te 65

2.3.3.2 TDTP M0 nh 66

2.3.3.3 TDTP han Ginh: 011077 662.3.3.4 TDTP lựa Chon: - - - c E1 12011111129301 1111 931111199 11g vn ng vn 66

2.4 Tiểu kẾt ¿6c ©cc S1 2x E12 11271211211711211 1111121111111 11 11.1111.1111 67

CHUONG 3: PHAM VI TIEU DIEM HOA CAU TRÚC CHỦ- VI 68

3.1 Cấu trúc chủ - vi có tiíu điểm thông tin lă vị từ -. -s sc-se<ses< 68

3.1.1 Điều kiện xuất hiện của tiíu điểm thông tin lă vị từ -¿-2 sz©szecxee: 683.1.1.1 Đối với những cđu hỏi 2 2c ©5£+S£‡EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEESEEEEECEEEErkrrkrrrrees 69

Trang 5

3.1.1.2 Đối với những phát ngôn không phải là câu hỏi .2 ¿- 527552522: 703.1.2 Phương tiện thé hiện tiêu điểm thông tin là vị từ - 2-2-2 + xxx 713.1.2.1 Khả năng hoạt động của tiêu điểm vị từ ¿- 2-52 52+E£+E2E2EzEzErrrerrees 713.1.2.2 Phương tiện thé hiện của tiêu điểm thông tin là vị từ -¿<=5+¿ 75

3.2 Cau trúc chủ - vị có tiêu điểm thông tin là tham tỐ -. -s s<< 79

3.2.1 Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là tham VÀ SH rêu 793.2.1.1 Đối với những câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tỉn -. ¿- ¿555252 793.2.1.2 Đối với những câu hỏi nhằm xác nhận tính chân thực thông tin 793.2.2 Phương tiện thể hiện tiêu điểm thông tin là tham tỐ - 2-52 5z: 803.2.2.1 Khả năng hoạt động của tiêu điểm tham tỐ ccccccceessessessessesstsssessessesseeseesses 803.2.2.2 Phương tiện thé hiện của tiêu điểm thông tin tham tỐ :-5:- 5 84

3.3 Cấu trúc thông tin có tiêu điểm thông tin là câu . -s-s°- 91

3.3.1 Điều kiện xuất hiện của tiêu điểm thông tin là câu - 2-2 2 22+: 91

ky 0 777 ).).) 95

3:7 98.90007000 96TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-5 << s2 s2 Ss£ se s£Es£SsESsEseEseEseEsersessessese 99

3:1000000057 103

CAU TRÚC CHỦ - VỊ CÓ TIEU DIEM THONG TIN LA VỊ TỪ 103TƯ LIEU TRÍCH DAN 2- <2 se ©s£©Ss£Ss£EsEseEssExserserssesserserssrse 123

Trang 6

PHAN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, chúng ta vẫn thường gặp trường hợp cùng

một nội dung phát ngôn nhưng trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ tạo ra những giá trị

thông tin khác nhau (được biểu hiện qua việc đặt câu hỏi) Ví dụ:(1) Lan mua hai cuốn sách (Ai mua hai cuốn sách?)

(2) Lan mua hai cuốn sách (Lan mua gi?)(3) Lan mua hai cuốn sách (Lan lam gì?)

(4) Lan mua hai cuốn sách (Có chuyện øì?)

Dễ nhận thấy đây là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến và có vai trò quan trọng đốivới hoạt động thực tiễn của tiếng Việt Giới nghiên cứu ngôn ngữ học đã chú ý đếnhiện tượng này và gọi nó băng thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại" Tuy nhiên, kháiniệm phân đoạn thực tại mãi đến năm 1939 mới bắt đầu được quan tâm nhiều màkhởi nguồn là Mathesius và các học giải thuộc trường phái Praha Sau đó, tư tưởng

của nhóm ngôn ngữ học này đã được các nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo

nhiều hướng khác nhau như M.A K Halliday, S.Dik, J.Firbas, R.Dooley, Li &

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngữnghĩa học và ngữ dụng học, vẫn đề nghiên cứu câu đã có những bước phát triểnmạnh mẽ Người ta quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người trong ngôn ngữ, xemgiao tiếp ngôn ngữ là một dạng hoạt động của con người, trong đó con người sửdụng ngôn ngữ như một chủ thé có ý thức phục vụ cho lợi ích của mình Theo cáchtiếp cận như vậy, các nhà ngôn ngữ học đã chuyền trọng tâm nghiên cứu từ phântích câu theo cấu trúc cú pháp sang phân tích câu theo cấu trúc thông tin của nó Lí

thuyết về cấu trúc thông tin cũng vì thế đã có sự phát triển trong hàng loạt các công

trình nghiên cứu của các tác giả (Trần Ngọc Thêm, Lý Toàn Thắng, Diệp Quang

Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hồng Cén ) Tham khảo, tiếp thu các công trình và

bài viết của những người đi trước, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đã ítnhiều gợi mở cho người đọc hình dung về cấu trúc thông tin của câu Song, hầu hếthọ chỉ lấy bản thân cấu trúc thông tin làm đối tượng nghiên cứu chứ không nghiên

cứu một cách trực tiêp và chuyên sâu Những vân đê xung quanh một câu trúc

Trang 7

thông tin như các thành tố của cấu trúc thông tin, các kiểu cấu trúc thông tin

được họ gợi nhắc một cách sơ lược và có phần đơn giản hóa Tìm hiểu toàn diện vàcó độ sâu cần thiết thì phải nói tới tập hợp những bài viết của PGS Nguyễn HồngCôn trong công trình nghiên cứu của mình.

Lý thuyết về cấu trúc thông tin khơi dậy một vấn đề quan trọng trong nghiêncứu các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ: đó là người nói muốn lưu ý đến điều gì vàmuốn người nghe chú ý, tiếp nhận đến phần thông tin nào được cho là quan trọng.Dễ nhận thấy sự đánh giá, lựa chọn thông tin khác nhau của người nói trong nhữnghoàn cảnh nhận thức khác nhau có thể làm cho một sự kiện được diễn đạt bởi cùng

một nội dung mệnh đề, cùng một cấu trúc cú pháp như nhau nhưng được thể hiện

bằng những cấu trúc thông tin khác nhau Từ đó đã gợi mở cho chúng tôi một đề tài

nghiên cứu khá thú vị: đó là người Việt đã sử dụng những đơn vị ngôn ngữ sẵn có

như thé nào dé truyền đạt thông tin và đặc biệt là phần thông tin được nhắn mạnh.

Trong cấu trúc thông tin có một bộ phận chứa đựng thông tin coi là quan trọng nhất

và được gọi là tiêu điểm thông tin Cùng một nội dung phát ngôn nhưng thông tin

tiêu điểm hoá lại rơi vào các thành tố cú pháp khác nhau dé tạo ra những giá trị

thông tin khác nhau Chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất khi tiến hành phântích cấu trúc thông tin của một phát ngôn là phải nhận diện được giá trị thông tinnăm ở bộ phận nào của phát ngôn (nhận diện tiêu điểm thông tin) Do đó, van dé

cau trúc thông tin của câu nói chung va thông tin mang tinh tiêu điểm hoa của câu

nói riêng đã đặt ra cho chúng tôi những câu hỏi như: Tiêu điểm thông tin đượcnhận diện như thế nào? Phương tiện nào làm nôi bật những thông tin được cho làquan trọng đó? Cấu trúc thông tin và cấu trúc cú pháp của câu có mối quan hệ rasao? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi muốn đi sâu vào hiện tượng tiêu

điểm hóa cấu trúc chủ - vị - một phương thức thé hiện sự tập trung thông tin dé hyvọng những kết quả của luận văn sẽ phần nào hữu ích trong việc sử dụng ngôn ngữ

nhằm tạo ra những hiệu quả giao tiếp nhất định.

2 Đôi tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là các hiện tượng tiêu điểm hoá

câu trúc chủ - vị tiêng Việt trong đó tập trung vào những vân đê sau:

- Quan niệm về cau trúc thông tin nói chung; tiêu điểm hóa và tiêu điểm thông tin

nói riêng trong ngôn ngữ học và trong Việt ngữ học.

2

Trang 8

- Cac phương thức đánh dấu và những mô hình tiêu điểm hóa trong cấu trúc thông

tin của câu tiếng Việt.

- Vị trí đánh dấu tiêu điểm thông tin của câu tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc chủ - vị.Tuy nhiên do khuôn khổ và trình độ hạn hẹp của một luận văn cao học nên đề tài

chỉ giới hạn phạm vi là những phát ngôn don phan (câu đơn) mà chưa đủ khả năng

để xem xét vấn đề tiêu điểm hoá ở các phát ngôn song phần (câu ghép) của tiếng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau:

- Xác nhận hiện tượng tiêu điểm có vai trò quan trọng trong cấu trúc thôngtin khi sử dụng câu với tư cách như 1 đơn vị thông tin trong giao tiếp.

- Đề tài góp phần miêu tả, phân tích các mô hình tiêu điểm hoá của cấu trúccâu tiếng Việt nhằm rút ra những những đặc thù của cấu trúc thông tin bên cạnhcấu trúc chủ - vị và đề - thuyết.

Từ đó chúng tôi cần phải giải quyết những vấn đề sau:

- Điểm lại những ý kiến về cấu trúc thông tin và tiêu điểm của các công trìnhnghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

- Khảo sát và miêu tả các hiện tượng tiêu điểm của câu tiếng Việt.

- Phân loại các kiểu cấu trúc tiêu điểm của câu qua đó thấy được sự phong

phú của cấu trúc thông tin tiếng Việt.

4 Y nghĩa của luận văn

Về mặt lí luận, luận văn đã đi sâu vào việc nghiên cứu một cách tương đôi

tỉ mi và có hệ thống về van đề tiêu điểm Với việc miêu tả một cách hệ thống nhưvậy, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định vào lí thuyết cấu trúc thôngtin nói riêng và cau trúc câu tiếng Việt nói chung.

Về mặt thực tiễn, trên thực tế, như mọi người đều biết, bối cảnh ngôn ngữhọc hiện nay dang đòi hỏi phải day mạnh việc nghiên cứu một cách sâu sắc, toàndiện và có hệ thống hơn những vấn đề liên quan đến cấu trúc thông tin của câu

tiếng Việt Qua khảo sát trên ngữ liệu cụ thể về hiện tượng tiêu điểm hóa, chúng tôi

đã rút ra một số nhận xét trong thực tế giao tiếp của người Việt Nam Bên cạnh đó,là người tham gia trực tiếp công việc giảng dạy ngôn ngữ cho sinh viên khoa Ngữvăn Trường Đại học Hải Phòng, trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy nhiều

3

Trang 9

thắc mặc của sinh viên có liên quan đến sự nhận diện bộ phận nào trong một cau

trúc chủ - vi được đánh dấu là nồi bat về mặt thông tin Khi đó, người học đã vấp

phải khó khăn trong việc phân tích và miêu tả ngữ nghĩa - ngữ dụng của phát ngôn.

Hơn nữa, việc chỉ ra những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa, chức năng của cáckiểu loại cấu trúc tiêu điểm còn nhằm phục vụ cho một số lĩnh vực liên quan đếncấu trúc tiêu điểm thông tin như báo chí, văn hoc dé góp phan tạo nên hiệu quảcao của các lĩnh vực đó Xuất phát từ những lí do như trên, chúng tôi thấy đây là

một địa hạt cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có một cái nhìn toàn diện về hiện

tượng này.

5 Phương pháp nghiên cứu và tư liệu5.1 Phương pháp nghiên cứu

Dé tìm ra hiện tượng tiêu diém hoá thông tin, luận văn này đã chọn cách tiép

cận khoa học là: quy nạp kết hợp với diễn dịch.

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu chủ yếu là miêu tả, chúng tôi còn áp dụng

phương pháp:

- Phương pháp phân tích câu trên cơ sở lí thuyết chức năng.

- Phương pháp phân tích cấu trúc thông tin của câu theo quan điểm lí thuyếtvề cau trúc thông tin.

Từ những phương pháp trên, chúng tôi đã tiến hành các bước:

- Ghi chép, thu thập các phát ngôn có chứa hiện tượng tiêu điểm trong 20 tácpham văn học cũng như các cuộc giao tiếp hàng ngày.

- Théng kê, xác lập một danh sách các hiện tượng tiêu điểm đã thu được.

- Phân tích, miêu tả rồi phân loại danh sách đã thu được đó thành nhữngnhóm có những đặc điểm chung Sau đó chúng tôi rút ra được những mô hình cấu

trúc chung cho từng nhóm.

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như: cải biên, so sánh,

thống kê khi cần thiết để khăng định được độ chính xác của các kiểu loại tiêu

điểm đã phân loại.

5.2 Tư liệu khảo sát

Tư liệu mà chúng tôi dựa vào khảo sát là những phát ngôn đơn phần (câu

đơn) trong tác phâm văn học của cả giai đoạn văn học hiện thực và văn học hiện

Trang 10

đại Hiện tượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu nói chung trong tiếng Việt

là phạm vi quá rộng so với đề tài nên luận văn này chúng tôi chỉ tập trung chủ yếutìm hiểu ở ngôn ngữ đối thoại và một phần rất nhỏ là ngôn ngữ đơn thoại thuộc 20tác phâm kể trên Số lượng tư liệu thu thập được gồm khoảng hon 5000 phiếu ghi

lại các phát ngôn có chứa hiện tượng tiêu diém.6 Cầu trúc của luận văn

Ngoài Phân mở đâu và kết luận, luận văn gôm có 3 chương được sắp xêpnhư sau:

Chương I: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của cấu trúc thông tin.

Chương 2: Các phương thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt.

Chương 3: Phạm vi tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt.

Trang 11

CHƯƠNG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÍ THUYET

1.1 Tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ học1.1.1.1 Lý thuyết phân đoạn thực tại

Trong các công trình nghiên cứu những năm gân đây thường hay nói tới

thuật ngữ "sự phân đoạn thực tại câu" (Actual Division of the Sentence), "phối

cảnh chức năng của câu" (Functional Sentence Perspective) Tuy khác nhau về têngọi nhưng chúng đều cùng thuộc về lý thuyết phân đoạn thực tại câu Người đặtnền móng cho lý thuyết này là A.Weil (1818 - 1909) - nhà ngôn ngữ học Pháp.

Những ý tưởng của ông đã được V.Mathesius (1882 - 1945) phát triển và đề xuất ra

thuật ngữ "phân đoạn thực tại câu" Theo bài viết của ông, "các yếu tố cơ bản của

phân đoạn thực tại câu là điểm xuất phát [hay là cơ sở], tức là cái mà, trong tình

huống đã cho, là cái đã biết hoặc chí ít cũng dé dàng hiểu được và người nói xuấtphát từ đó, và hạt nhân của phát ngôn, tức là cái mà người nói thông báo về điểm

xuất phat của phát ngôn." (dẫn theo Diệp Quang Ban [1, 25 - 32])

Sau V.Mathesius, một số nhà nghiên cứu mà đại diện là nhà ngôn ngữ họcTiệp Khắc J.Firbas chủ trương bé sung thêm một thành phan thứ ba vào sự phânđoạn là "chuyển dé" (transition) với chức năng là phần chuyên tiếp từ chủ dé sangthuật đề (hoặc ngược lai).

Trái với xu hướng trên là quan điểm của R.Dooley khi tiến hành phân tích

cấu trúc câu của tiếng Guarani (1982) Theo ông, phần duy nhất bắt buộc phải có

trong câu là hạt nhân dụng pháp và phần này ít nhất phải chứa đựng một cái lõi hay

tâm (core) Đó là một cái lõi mang tính thông báo cao độ, phần xung quanh chỉ là

một cái khung (frame) ma nội dung là một tiền giả định được chia sẻ giữa người

nói và người nghe (người hỏi và người trả lời) Do vậy, cấu trúc thông báo của câusẽ chỉ có một trung tâm hay còn gọi là tiêu điểm.

Dù có những xu hướng khác nhau như vậy nhưng đa số các tác giả thongnhất một quan niệm chung là xếp cấu trúc thông báo vào bình diện cú pháp.

1.1.1.2 Cau trúc thông tin theo ngữ pháp chức năng

Lý thuyết do Mathesius và nhóm ngôn ngữ học Praha đề xướng được nhiềunhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo những chiều hướng khác nhau Cho đến

Trang 12

nay, cách phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng đã phát triển và ngàycàng có ảnh hưởng đến giới ngôn ngữ học Việt Nam nói chung và giới nghiên cứungữ pháp tiếng Việt nói riêng.

S Dik (1981) tạo nền tảng lý thuyết cho ngữ pháp chức năng bằng cách giới

thiệu về hệ hình chức năng qua việc trả lời một số câu hỏi về chức năng của ngôn

ngữ tự nhiên S Dik cho rằng ngữ pháp chức năng xem ngôn ngữ như là một "côngcụ giao tiếp xã hội" Chức năng chính của ngôn ngữ tự nhiên là "thiết lập giao tiếp"

giữa những người sử dụng ngôn ngữ Giao tiếp có thể được xem như là một mô

hình tương tác tác động qua đó người sử dụng ngôn ngữ tạo nên một sự thay đôi

nào đó trong thông tin dụng học của người cùng giao tiếp Như vậy, ngữ pháp chức

năng đề cao tầm quan trọng của dụng học, một khi nó nghiên cứu mối quan hệ giữangôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ (người nói và người nghe) và bối cảnh giaotiếp.

Dik cũng đã phân biệt trong dụng học có 4 chức năng khác nhau đối với bản thân

kết cau vị ngữ: chủ dé (theme), hậu dé (tail), đề (topic), tiêu điểm (focus) Hai chức

năng dụng học dưới đây nằm ngoài khung vị ngữ:

- Chủ đề (theme): chủ đề chỉ định toàn bộ diễn ngôn có liên quan đến điềumà kết cấu vị ngữ đi sau biểu thị một sự quan yếu.

- Hậu dé (tail): hậu đề biểu thị, như một "hậu ý" đối với kết cấu vị ngữ,những thông tin làm rõ hay bé nghĩa cho nó.

Hai chức năng dụng học còn lại nằm trong khung vị ngữ:

- Đề (topic): đề biéu thị những thực thé mà kết cấu vị ngữ xác định điều giđó "về" nó trong bối cảnh đã biết.

- Tiêu điểm (focus): tiêu điểm biểu thị những thông tin được xem là quantrong hay nôi bật nhất trong bối cảnh đã biết [10,35]

Bên cạnh quan niệm của S.Dik, một công trình có tầm ảnh hưởng sâu rộng

khi nói tới ngữ pháp chức năng là "An Introduction to Functional Grammar"(Dẫn

luận Ngữ pháp chức năng) được xuất bản lần đầu tiên vào 1985 của M.A.K.

Halliday Ông cho răng câu được dùng với 3 siêu chức năng khác nhau: câu trong

văn bản ứng với siêu chức năng văn bản (textual), câu trong giao tiếp ứng với siêuchức năng liên nhân (interpersonal), câu dùng làm cái biểu hiện ứng với siêu chức

năng quan niệm (ideational) Theo đó ứng với mỗi chức năng có một cách tô chức

Trang 13

đặc thù trong câu; mỗi cách tổ chức đặc thù đó làm thành kiểu cấu trúc dành riêng

cho việc thực hiện một chức năng nhất định, không trùng lặp với cau trúc của chứcnăng khác: qua cấu trúc đề - thuyết, câu với tư cách là một thông điệp ứng với siêu

chức năng văn bản Qua cấu trúc thức, câu với tư cách lời trao đáp ứng với siêu

chức năng liên nhân Qua cau trúc nghĩa biểu hiện, câu với tư cách như là một sựthé hiện ứng với chức năng quan niệm [3,18].

Từ đó, Halliday quan niệm khi đưa câu vào văn bản, vào tình huống ngườisử dụng, người nói phải chọn từ ngữ làm điểm xuất phát cho việc tổ chức câu Yếu

tố được chọn làm xuất phát điểm cho câu được gọi là phần khởi đề, phần còn lại làphan trần thuyết, tức là phần diễn giải có liên quan đến phan dé, gọi gọn lại là phần

dé và phần thuyết Quan hệ giữa hai phan này được gọi là cau trúc đề hay cấu trúcđề - thuyết.

Theo ông, "có một mối quan hệ gần gũi giữa cấu trúc thông tin và cấu trúc

đề ngữ Nếu mọi cái đều ngang bằng nhau thì người nói sẽ chọn đề ngữ từ trongthành phần thông tin cũ và đặt tiêu điểm, đỉnh điểm ở thông tin mới ở một nơi nàođó trong thành phần thuyết ngữ Nhưng mặc dù chúng có quan hệ với nhau, thông

tin cũ - mới và đề ngữ - thuyết ngữ không giống nhau Đề ngữ là cái tôi, người nói,chọn làm xuất điểm Thông tin cũ là cái bạn, người nghe đã biết hoặc có và bạn cóthể tiếp cận được Đề - thuyết hướng tới người nói trong khi thông tin cũ - mới lạihướng tới người nghe" [16,478] Có thé thay, Halliday khang định cấu trúc đề -thuyết và cấu trúc thông tin không đồng nhất với nhau.

Từ những sự trình bày trên nhận thấy ngữ pháp chức năng của S.Dik vàHalliday có nét khác biệt nhưng nhìn chung đều tiếp cận van dé của ngôn ngữ theomột chiều hướng khác với ngữ pháp cấu trúc Thực tế hai cách miêu tả bố sung chonhau và làm hoàn thiện công việc nghiên cứu ngôn ngữ để nhằm những mục đíchnhất định Bởi thiết nghĩ hai biểu thức ngôn ngữ khác nhau cho dù cùng diễn đạt

một thông tin nội dung mệnh đề nhưng chắc chắn dé thé hiện cho hai mục dich

khác nhau Một trong những ý nghĩa có thé sản sinh khi ta sử dụng những cấu trúc

ngữ pháp và từ vựng khác nhau là nêu bật một sự tình mang tính tiêu điểm mà luận

văn của chúng tôi muốn bàn tới Ý nghĩa khác nhau đó nằm trong tầm phạm vi của

dụng học Khi S.Dik [49,9] bàn đến cấu trúc thông tin dụng học, ông đã chia thành

ba thành tố chính:

Trang 14

(i) Thông tin chung: bao gồm những thông tin dài hạn về thé giới, những

đặc trưng văn hoá và thiên nhiên của nó và những thông tin về bat kỳ một thé giới

nào khác, dù thực hay tưởng tượng.

(ii) Thông tin tình huống: bao gồm những thông tin xuất phát từ người tham

gia giao tiếp hay tình huong giao tiếp.

(iii) Thông tin ngữ cảnh: là những thông tin từ các biểu thức ngôn ngữ ditrước và sau thời điểm giao tiếp được xét đến.

Từ sự phân loại thông tin trên cho chúng ta thấy phần thông tin tình huống sẽ rất đadạng và phong phú vì xuất phat từ tình giao tiếp cụ thé trong thực tế Do đó, phầnthông tin dụng học mà luận văn này chúng tôi muốn xem xét khi bàn đến hiệntượng tiêu điểm hoá chỉ nằm trong phạm vi của phần thông tin thể hiện trong ngữcảnh, nghĩa là chúng tôi muốn xét hiện tượng tiêu điểm chỉ trên cơ sở phát ngôn

trong ngữ cảnh của văn bản mà thôi.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu cấu trúc thông tin trong Việt ngữ học

Bên cạnh việc điểm qua các quan niệm khác nhau ở trên, chúng tôi nhận

thấy cấu trúc cú pháp và cấu trúc thông tin dù không đồng nhất với nhau nhưng

giữa hai loại cấu trúc này có mối liên hệ mật thiết trong từng ngữ cảnh cụ thể.Trong khi cấu trúc cú pháp chịu sự quy định đặc thù về loại hình cấu trúc của hệthống ngôn ngữ thì cấu trúc thông tin là một loại cấu trúc thực hiện chức năng Bat

cứ một thông tin mới nào trong phát ngôn cũng đều được thé hiện qua một hìnhthức cú pháp nhất định Do đó việc xem xét cấu trúc thông tin không thể không đặt

trong mối quan hệ với cấu trúc cú pháp dé có cơ sở vững chắc lí giải được nhữngquy tắc trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt.

1.1.2.1 Về cấu trúc cú pháp

1.1.2.1.1 Phân tích câu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị

Trong Việt ngữ học tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về cấu trúc cú pháp

tiếng Việt Sự khác nhau đó khiến việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, phức tạp Nhìn

chung có hai đường hướng chính xung quanh cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt.

Đường hướng nghiên cứu phổ biến vẫn ton tại trong ngữ pháp nhà trườngcho đến nay là phân tích cấu trúc câu ở bình điện kết học theo quan hệ chủ - vi.Những nhà nghiên cứu theo hướng này là Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến,

Lê Xuân Thại, Diệp Quang Ban

Trang 15

Tuy hầu hết các nhà nghiên cứu đều lưỡng phân cấu trúc cú pháp của câu

(đơn) theo quan hệ chủ - vị và dùng các thuật ngữ khác nhau như: cụm chủ - vị

(Nguyễn Kim Thản, 1964; Diệp Quang Ban, 1984), kết cấu chủ - vị (Hoàng Trọng

Phiến 1980), câu chủ - vị (Lê Xuân Thại 1994) nhưng họ chưa thống nhất với nhau

về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ Một số tác giả cho rằng cấu trúc chủ - vị biểuhiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (quátrình hay trạng thái) còn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ

thé) Một số khác cho răng cấu trúc chủ - vị không chỉ có chức năng biểu hiện của

sự tình mà còn có chức năng truyền tải một thông điệp (dẫn theo Nguyễn Hồng

1.1.2.1.2 Phân tích cau trúc cú pháp theo quan hệ đề - thuyết

Những người đi theo đường hướng này phải kế đến Lưu Vân Lăng, CaoXuân Hạo, nhóm tác giả của "Ngữ pháp tiếng Việt" (UBKHXH 1983) Cao XuânHạo (một trong những học giả đầu tiên của Việt Nam đi theo đường hướng của ngữ

pháp chức năng) là người đầu tiên áp dụng quan hệ đề - thuyết vào việc phân tích

cấu trúc cú pháp câu tiếng Việt Theo ông, cấu trúc chủ - vị là kết quả của một quátrình quy chế hoá (hình thái hoá, ngữ pháp hoá) cấu trúc đề - thuyết, đưa đến sự likhai giữa hai cấu trúc này [17,56] Tác giả Lưu Vân Lăng nhận định rằng "Phânbiệt đề - thuyết khác chủ - vị cũng như phân biệt chủ ngữ khác chủ đề hay chủ ngữ

tâm lý, phân biệt chủ ngữ ngữ pháp, hình thức và chủ ngữ logíc, ngữ nghĩa không

những không cần thiết đối với tiếng Việt, tiếng Hán mà còn thiếu căn cứ vững chắcbởi đây là những ngôn ngữ không biến hình" [27,32].

Trước sự tồn tại của hai đường hướng lí thuyết như trên, nhiều tác giả đãchọn cho mình một giải pháp là tích hợp cả hai cau trúc trên khi đề xuất ra một đơnvị ngôn ngữ là "cú" trong tiếng Việt và phân biệt nó với câu Lưu Vân Lăng trên cơsở lý thuyết tầng bậc hạt nhân cho rằng câu và cú giống nhau ở chỗ đều là những

ngữ đoạn thuyết ngữ tính (phân biệt với ngữ không có thuyết ngữ tính) có cấu trúc

10

Trang 16

đề - thuyết nhưng khác nhau ở chỗ: cú là một "ngữ đoạn chưa kết thúc", mới "ít

nhiều có chức năng thông bao" còn câu là một ngữ đoạn kết thúc, mang một nộidung thông báo hoàn chỉnh" [27,11] Trên cơ sở phân biệt cú/ câu về mặt chứcnăng, PGS Nguyễn Hồng Cén đã chỉ ra: "chức năng quan trọng nhất của câu làchức năng truyền đạt một thông báo chứ không phải là chức năng biểu hiện phánđoán hay biểu hiện sự tình Chức năng biểu hiện sự tình theo chúng tôi là của cu"

[7.40] Đồng thời tác giả cũng tán thành quan điểm cấu trúc cú pháp của câu được

tổ chức dựa trên cấu trúc đề - thuyết còn cấu trúc chủ - vị là cấu trúc của cú

(clause) Theo chúng tôi, việc đề xuất thêm khái niệm "cú" trong tiếng Việt và phân

biệt nó với "câu" về mặt chức năng là cơ sở quan trọng dé nghiên cứu câu Trong

ngữ pháp hiện nay, nhiều người coi "cú" tương đương với cái gọi là "câu đơn"trong ngữ pháp truyền thống Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, mặc dù dùngtên gọi "cú" thay cho "câu đơn" thì vẫn không thê tránh khỏi tên gọi "câu" Do đó,

ở đề tài này, thay vì dùng thuật ngữ "cú", chúng tôi sử dụng cách gọi là "câu" theo

ngữ pháp truyền thống Chúng tôi cho rằng việc xác định và phân tích cấu trúc câu

theo cấu trúc đề - thuyết dù mang lại nhiều ích lợi song không thể thay thế cho cấu

trúc chủ - vị Xét về phương diện tính phổ quát, nhiều nhà nghiên cứu nhận địnhquan hệ chủ - vị cũng là một phổ niệm có tần suất cao trong các ngôn ngữ của loàingười Xét ở phương diện công dụng trong đời sống ngôn ngữ, quan hệ chủ - vịbám chắc hơn vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các thành tố trực tiếp trong cấu tạo cấutạo câu; do đó làm thành cấu trúc hình thức của câu và góp phần chuyền tải nộidung thông báo của câu Khi so sánh chủ ngữ với đề, Li, Ch.N & S.A.Thompson

[56, 461- 466], cũng chỉ ra một số đặc điểm của chủ ngữ mà theo chúng tôi là kháưu việt: Trong khi đề luôn phải được đánh dấu bởi vị trí đầu câu thì chủ ngữ khôngnhất thiết lúc nào cũng phải cần có một vi trí xác định như vậy Hơn nữa, nếu cho

ta một động từ thì bao giờ ta cũng có thé đoán ra chủ ngữ vì nó đòi hỏi sự hợp dang

hay tuân theo quy tắc ngữ pháp nào đó với cau trúc câu và các thành phan còn lạitrong câu Chính đặc điểm này đã tạo nên một thuộc tính cơ bản của cấu trúc chủ -vị là có tính 6n định cao Trong luận văn này, khi xem xét cấu trúc chủ - vị của câu

tiếng Việt như một đối tượng nghiên cứu cơ sở làm nên tảng tạo nên hiện tượng

tiêu điểm hoá thông tin, chúng tôi đi theo quan điểm hẹp, cấu trúc cú pháp là cấu

trúc chủ - vị Cơ sở chung của các yêu tô trong "câu trúc cú pháp nòng côt có thê

11

Trang 17

được mô tả bằng ba chức năng ngữ pháp cơ bản là chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và

bồ ngữ (BN), trong đó vị ngữ là trung tâm, chủ ngữ là thành tố bắt buộc thứ nhất(có ở mọi kiểu câu) và bổ ngữ là thành tố bắt buộc thứ hai (chỉ có ở một số kiểucâu)" [7,43] Phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị cho thấy cách tô chứcchung của các kiểu câu có thể có trong một hệ thống ngôn ngữ cụ thể, giúp làm rõ

các đặc điêm vê cú pháp của ngôn ngữ đó.

1.1.2.2 Về cấu trúc thông thông tin

Lý thuyết về cau trúc thông tin (hay còn gọi là cấu trúc thông báo) là một

van đề được các nhà ngôn ngữ học thế giới nghiên cứu và đã có những thành tựuđáng kể Ở Việt Nam, van đề này mới chỉ được chú ý nhiều năm trở lại đây nhưng

nó đã mở ra một hướng tiếp cận mới Dưới đây là những trình bày khái quát nhấtvề những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cấu trúc thông tin của các

nhà Việt ngữ học.

Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Lý Toàn Thắng vớibài viết "Giới thiệu về ly thuyết phân đoạn thực tại câu" Trong bài này, ông chủ

yếu giới thiệu về sự phân đoạn chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tại câu Tác

giả đưa ra hai cách hiểu về thành phần chủ đề - thuật đề của sự phân đoạn thực tạicâu: a) một cách hiểu cho răng chủ dé là cái mà vào thời điểm giao tiếp người ngheđã biết (hoặc đoán nhận được) nhờ vào ngữ cảnh hoặc vốn tri thức chung Còn

thuật đề là cái mới, cái chưa biết Do đó mà có một số nhà nghiên cứu đề nghị dùng

các thuật ngữ "cái đã biết" và "cái mới"; b) một cách hiểu khác cho rằng chủ đề làcái được nói đến, được nêu làm đề mục của câu, còn thuật đề là cái nói về chủ đề,là trung tâm thông báo của câu Theo cách hiểu thứ hai này về chủ đề và thuật đềthì cái đã biết và cái mới không liên quan đến sự phân đoạn thực tại câu mà liên

quan đến cấu trúc từ vựng- ngữ nghĩa của câu (trang 34) Tuy là những trình bàykhông trực tiếp về cấu trúc thông tin nhưng qua việc đưa ra những cách hiéu về chủ

đề với thuật đề, người đọc bước đầu tiếp cận về nó.

Sau Lý Toàn Thăng, tác giả Trần Ngọc Thêm trình bày vấn đề cấu trúcthông báo của câu một cách rõ ràng hơn trong "Hệ thống liên kết văn bản tiếngViệt" Các phát ngôn hoàn chỉnh về cấu trúc trên văn bản bao giờ cũng được chiathành hai phần rõ rệt xét theo sự phân đoạn thông báo: phần nêu (cái mà người đọc

12

Trang 18

đã biết hoặc gia định là biết) và phần báo (cái mới) Chúng ta sẽ gọi sự phân đoạn

này là phân đoạn thông báo (phân đoạn ngữ nghĩa).

Cao Xuân Hạo lại bác bỏ ý kiến đồng nhất cấu trúc đề - thuyết và cấu trúcthông tin Ong khang định cấu trúc đề - thuyết thuộc bình diện cú pháp còn cau trúc

thông tin thuộc bình diện ngữ dụng Theo ông, cấu trúc đề - thuyết với tư cách là

cấu trúc cú pháp của câu, luôn "chia hết câu làm hai phần" còn cấu trúc thông báotrình bày "thông tin mới" có hạt nhân là tiêu điểm có thể hết cả câu hoặc một phần

bat kỳ (đôi khi là một từ làm bổ ngữ hoặc định ngữ) hoặc hai phan cách nhau trong

câu (chăng hạn như khi trả lời một câu hỏi như "ai đánh ai?") [17,117].

Tác giả Diệp Quang Ban thì quan niệm câu với tư cách thông điệp có thểchứa phan nội dung "cho san" (given) và phần nội dung "mới" (new) là phần mangtin Cách tô chức phan "cho sẵn" và phần "mới" tạo thành cấu trúc thông tin trong

câu Cau trúc đề - thuyết và cấu trúc thông tin cùng thực hiện chức năng văn bản

nhưng vẫn là hai hiện tượng khác nhau về bản chất, chúng được phân định trên

những cơ sở khác nhau và trong câu các bộ phận của mỗi cấu trúc cũng được phânbố khác nhau "Một hiện tượng thường gặp là phần "cho sẵn" trùng với phần đề,

phần "mới" trùng với phần thuyết trong cấu trúc đề - thuyết của câu, thực ra đó vẫnlà hai cau trúc tách biệt" [3,275].

Quan niệm về cấu trúc thông tin hay cấu trúc thông báo của câu tiếng Việtvới trung tâm là tiêu điểm hay trọng tâm thông báo cũng là quan điểm của tác giảNguyễn Hong Cổn Tác giả chỉ ra răng "để nhận diện cấu trúc thông báo của mộtcâu hay phân biệt một cấu trúc thông báo này với một cấu trúc thông báo khác theochúng tôi chỉ cần căn cứ vào bộ phận quan yếu của nó là tiêu điểm thông báo: phântích cấu trúc thông báo của câu thực chất là chỉ ra thành tố (ngữ pháp và/hoặc ngữnghĩa) nào của câu đóng vai trò là tiêu điểm thông báo" [5,46]

Vẫn đề cấu trúc thông tin: cau trúc cho sẵn - mới (cũ - mới) được trình bày

thống nhất trong các công trình nghiên cứu về ngữ dụng và ngữ pháp tiếng Việtnhư: Đỗ Hữu Châu ("Giản yếu về dụng học - Giáo trình Đại học từ xa, 1980");

Nguyễn Duc Dân ("Ngữ dụng hoc" tập 1, Nxb Giáo dục, 1998); Nguyễn Thiện

Giáp ("Dụng học Việt ngữ", 2000); Nguyễn Thị Thuý (2001), Luận văn thạc sỹ

"Cấu trúc thông báo của câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi chính danh"; Bùi Minh

Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, "Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt"); Bùi Thị Bình

13

Trang 19

(2008, Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc đề thuyết và cấu trúc tin trong ca dao tình

nghĩa"), Nguyễn Thị Thu Dung (2009), Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc tin và cau trúccú pháp trong câu đơn tiếng Việt qua một số truyện ngắn Nguyễn Công Hoan";

Khúc Bích Ngọc (2009), Luận văn thạc sỹ "Cấu trúc tin của cặp thoại hỏi - đáp

(dựa trên ngữ liệu trong các sáng tác của một số tác giả nữ)"

Điểm qua những công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tàiđã được công bồ trong thời gian gần đây dé có thé thấy những quan điểm về cau

trúc thông tin đã nêu trên là nền tảng ban đầu về mặt lý thuyết cho chúng tôi nghiên

cứu về hiện tượng tiêu diém hoá câu trúc chủ - vi câu tiêng Việt.

1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài1.2.1 Cấu trúc thông tin

Câu trúc thông tin được nhìn nhận và phân tích từ nhiêu góc độ khác nhau.

Trong luận văn này, khi xem xét hiện tượng tiêu điểm trong cấu trúc thông tin làđối tượng nghiên cứu chính, chúng tôi tiếp cận quan niệm coi cấu trúc thông tinkhông phải là sự đối lập giữa hai phần đề - thuyết hay chủ đề - tiêu điểm, nêu - báo,cũ - mới mà cấu trúc thông tin theo đánh giá của tác giả Nguyễn Hồng Cồn là "hình

thức cú pháp bề mặt của một câu phản ánh những khác biệt về sự phân bồ thông tin

của câu trong các tình huống giao tiếp cụ thé biểu hiện qua sự khác biệt về vị thé

thông tin của hai bộ phận là tiêu điểm thông tin và cơ sở thông tin" [7,27] sẽ được

trình bày cụ thé ở mục sau Chúng tôi phải nhấn mạnh thêm rang dù trong cấu trúcthông tin có hai phần nhưng chỉ có một bộ phận mang trọng tâm thông báo đượcgọi là tiêu điểm thông tin (information focus) Vì vậy, phân tích cấu trúc thông tinchính là chỉ ra bộ phận nao trong câu chứa đựng thông tin nổi bật nhất Hơn nữa,cấu trúc thông tin của một phát ngôn sẽ chịu sự quy định của người nói, ảnh hưởngcủa người nghe và có thể có cả hoàn cảnh giao tiếp Chăng hạn so sánh các tìnhhuống sử dụng của câu "Bình làm vỡ lọ hoa" trong các ví dụ sau đây:

[1:1] 1) a.Có chuyện gi thế?

b Bình làm vỡ lọ hoa.

2) a Bình làm gì?

b Bình làm vỡ lọ hoa.3) a Bình làm vỡ cái gì?

b Bình làm vỡ lọ hoa.

14

Trang 20

4) a AI làm vỡ lọ hoa?

b Bình làm vỡ lọ hoa.

Chúng ta thấy rõ ràng trong mỗi tình huống trên, dựa vào ngữ cảnh xung quanh

xuất hiện trước nó, cùng một nội dung câu "Bình làm vỡ lọ hoa" có thể có những

trọng tâm thông tin khác nhau.

Nhu vậy, yếu t6 quan trọng nhất trong câu, quyết định cho một cấu trúcthông tin này khu biệt với một cấu trúc thông tin khác chính là trọng tâm thông tinhay gọi là tiêu điểm thông tin Vì tiêu điểm thông tin liên quan chặt chẽ với cấutrúc thông tin và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phân biệt các kiểu cau

trúc thông tin của câu nên chúng tôi sẽ đê cập ở mục sau.

1.2.2 Các thành tô của cau trúc thông tin

1.2.2.1 Cơ sở thông tin

Mặc dù tồn tại nhiều quan niệm cũng như cách dùng thuật ngữ khác nhau về

thành tố cấu trúc thông tin của câu như đã trình bày ở trên song các tác giả đều cóchung ý kiến răng trong cấu trúc thông tin, có một thành tố "không mang tin theođúng nghĩa của từ tin" Thành tố đó được chúng tôi gọi là cơ sở thông tin (thuật

ngữ theo PGS.Nguyén Hồng Cén) trong sự phân biệt với tiêu điểm thông tin và gọi

tắt là cơ sở.

Phan cơ sở sẽ không mang lại những thông tin được coi là nỗi bật trong ngữ

cảnh hay trong tình huống giao tiếp cu thé Khi dé cập đến thành tố này, Hallidayđã mô tả nó như một phan thông tin được người nói cho là có thé phục hồi được từngữ cảnh hay một phần văn bản đi trước Ví dụ:

[1:2] a Người ta vẫn chờ anh và mong anh tha lỗi?b Chờ thì có Nhưng mong tha lỗi thì không.

Trong ví dụ, phần in đậm được người nói chọn làm điểm khởi đầu trong câu trả lờicủa mình đồng thời cũng là nội dung đã được đề cập đến trong câu hỏi đi trước Nó

chính là thông tin cơ sở của câu.

Ủng hộ ý kiến này, Chafe [47] nhấn mạnh thêm thông tin cơ sở phải được

giới hạn trong phạm vi kiến thức mà người nói cho là ở trong trạng thái nhận thứccủa người nghe tại thời điểm phát ngôn hay nói cách khác, tại thời điểm phát ngôn

15

Trang 21

xuất hiện, cả người nói và người nghe cùng có chung một hiểu biết về thông tin đó;

vì vậy mà ngữ "một cuốn truyện tranh mới" trong ví dụ sau:

[1:3] Mẹ ơi, có một cuốn truyện tranh mới trên bàn học của con!

theo quan điểm của Chafe và Halliday, có thể được xem là thông tin cơ sở nếu

người nghe là người đã đặt cuốn truyện tranh lên bàn học.

Góp ý kiến vào van đề này, Prince (1981) [xem 46] đã đưa ra khái niệm vềcác thực thé thông tin trong dién ngôn Trong số những thực thé ba đưa ra có "thực

thể được gợi lên trong văn bản" Đó là "thực thể đã được giới thiệu vào trong diễn

ngôn và đang được dé cập đến trong lần sau" Những cơ sở thông tin được in đậm

trong hai ví dụ dưới đây đã tồn tại ở phát ngôn trước và được gợi nhắc lại ở phát

Từ những nhận định trên, chúng tôi thấy rõ ràng phần cơ sở phải được xácđịnh trước như một kiến thức nền - cái mà người nghe cần phải có khi tiếp nhậnthông tin mà người nói cho là đã biết đối với người nghe đồng thời xét về mặt vai

trò, nó không phải là phần quan yếu trong cấu trúc thông tin, không mang lại giá trị

thông tin mà theo người nói đánh giá là đáng phải quan tâm Nhưng thành tố này

lại có chức năng "cung cấp các tiền giả định cho nghĩa hiển ngôn của câu, và trên

cơ sở đó giúp xác lập tiêu điểm thông tin của câu" [7,59] Hơn nữa, sự khác biệt

giữa tiêu điểm và tiền giả định ở chỗ: "tiêu điểm là trung tâm phức hợp ngữ điệu

-nội dung của câu còn tiền giả định là biểu thức thu được khi thay tiêu điểm bằng

một biến nhất định" [5,45].

16

Trang 22

Tóm lại, vì không phải là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài này nênchúng tôi chỉ coi cơ sở thông tin - cái sẽ được triển khai và làm sáng tỏ thêm ởtrong câu (bởi phần tiêu điểm) - là một trong hai bộ phận góp phần tạo nên cấu trúcthông tin của câu như một cái nền dé làm nỗi bật tiêu điểm thông tin - phan trongtâm bàn luận trong đề tài này.

1.2.2.2 Tiêu điểm thông tin

Khi nói đến tiêu điểm, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng nó là phầnmang thông tin quan trọng nhất, phần trong tâm thông báo của câu Bàn về van dénày, S.Dik đã xác định tiêu điểm (Focus) là "các chức năng dụng pháp trình bày

các thông báo tương đối quan trọng nhất hay nổi bật nhất đối với việc trao đôi

thông tin giữa người nói và người nghe" (dẫn theo Cao Xuân Hạo 1991/2006:40]).

Dik cũng lưu ý rằng không phải lúc nào thông tin tiêu điểm cũng là phần thông tinhoàn toàn mới Phần thông tin tiêu điểm có thể được người nghe biết đến nhưngvẫn được đặt ở vị trí tiêu điểm do một sự tương phản nào đó.

Cùng chung quan điểm trên của Dik là Lambrecht khi ông khăng định"Không có câu nao là không có cấu trúc thông báo" và "tat cả mọi câu đều phải có

một tiêu điểm thông báo" đồng thời ông cũng lưu ý răng tiêu điểm thông tin và

thông tin mới không trùng khít lên nhau, vì thông tin mới của một câu không trùng

với thành phần nào trong câu mà được đánh dấu bởi mối quan hệ dụng học giữa

một sở chỉ và một mệnh đề Ví dụ:

[1:6] a Đêm qua cô út mơ thấy gì?

b Đêm qua cô út mơ thấy cháy nhà.

"Cháy nhà" là tiêu điểm thông báo nhưng thông tin người nói muốn truyền đạt phảilà toàn bộ mệnh đề: "Điều mà đêm qua cô út mơ thấy là cháy nhà".

Chúng tôi cũng tán thành với cách hiểu của Lambrecht về chức năng của việc đánh

dấu tiêu điểm thông tin không phải để đánh dấu một thành tổ là mới mà là để đánhdấu một mối quan hệ về tiêu điểm giữa một yếu tố của mệnh đề và toàn bộmệnh đề đó Trong những ngữ liệu không tồn tại một mối quan hệ như thế điều đócó nghĩa là yếu tố tiêu điểm trùng với toàn bộ mệnh dé.

Ta có thé hình dung mô hình thông tin mới là tiêu điểm thông báo như sau:

17

Trang 23

(i) Câu trần thuậtTiền giả định: pXKhang định: X= X'

— X' là thông tin mới và cũng là tiêu điểm thông báo.

(ii) Câu hỏi đóng:

Tiền giả định: pX

Khang định: Người nói muốn biết X' hay X" (X= X' hay X")

X' hay X" trả lời cho điều mà người nghe muốn biết về sự lựa chọn của người nói.Có thé nói X' hay X" là tiêu điểm thông báo và là thông tin mới tuy có thể có sở chỉ

(iii) Câu hỏi mở:

Tiền giả định: pX

Khang định: Người nói muốn biết X' (X= X')

X' trả lời cho câu hỏi hay tự hỏi ở trên, và là mục đích giao tiếp của người nói X' là

thông tin mới và là tiêu điểm thông báo [33,32].

Một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo khăng định "tiêu điểm là một từ hay

một ngữ được nêu bật lên trong phần thông tin mới của câu bằng trọng âm cườngđiệu Việc nhấn mạnh vào từ (ngữ) này nêu rõ sự đối lập giữa nó với những từ(ngỡ) cùng hệ đối vị lẽ ra có thé đặt ở vị trí của nó trong câu" [17,77] Cách hiểu

như vậy cho thấy rằng tiêu điểm thông báo cũng có thé mang tính tương phản Như

ý kiến của Chafe về khái niệm "tương phản" (constrative) rằng giả sử trong đầungười nghe đã có một loạt hạn định các khả năng cho câu trả lời thì phần trả lờitrên có thé được coi là tương phản; nó không là tương phản khi người nghe khôngcó một giả thiết nào về các khả năng được lựa chọn Ví dụ:

hỏi chưa biết đến Có thé nói phan thông tin "nằm chơi" tương phản với phan thông

tin ở trong câu hỏi.

18

Trang 24

Trên cơ sở lí thuyết trên, PGS.Nguyễn Hồng Cén đã chỉ ra rằng cấu trúc

thông báo của một câu là một sự thể hiện bề mặt của cấu trúc ngữ pháp và/ hoặccau trúc ngữ nghĩa của câu ở một tình huống giao tiếp nhất định, qua đó cho phép

"hiểu được các cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của câu đã hành chức như

thế nào trong từng hành động giao tiếp, tức là khi chúng được dùng để truyền tảicác thực thực tế ngoại ngôn được tư duy phản ánh và xuất hiện dưới một dạng thức

phối cảnh thoả dang" [Dane, tr.277] [5,45])

Vẫn duy tri quan điểm trên, theo sự phân tích của tác gia, tiêu điểm thông bao

của câu mang "thông tin moi" có hai khả năng xảy ra: hoặc đó là "cái mới" mà

"người nói cho là không có trong ý thức của người nghe lúc sắp nói" hoặc đó là"cái mới" mà người nói chưa biết nhưng người nghe đã biết Khả năng thứ nhất chỉđúng với trường hợp câu tường thuật, mà chủ yếu là của các câu trả lời cho câu hỏi

ai? gì? nào? Khả năng thứ hai áp dụng cho trường hợp của các câu hỏi: người

nói sử dụng những câu hỏi với các đại từ ai? gì? nào? thế nào?, đề được cung

cấp thông tin Nhìn nhận "tiêu điểm thông báo" từ một góc độ khái quát và toàndiện hơn trong mối quan hệ với "thông tin mới", đã chứng minh được rằng tiêuđiểm thông báo không phải bao giờ cũng "mới" nhưng vẫn luôn có tư cách là bộphận mang "thông báo quan trọng nhất" hay là "trọng tâm thông báo" của câu Điềunày được làm sáng tỏ khi quan niệm rằng "tiêu điểm của câu" là phần thông tin

trong câu mà người nói giả định rằng nó không được người nói và người nghe cùng

chia sẻ" [5,47]

Trong luận văn này, chúng tôi nghiêng theo ý kiến của tác giả Nguyễn HồngCén trong sự chia sẻ quan niệm với Jackendoff rằng "tiéu điểm thông báo là phan

duy nhất trong cau trúc thông báo của câu cho thấy sự chênh lệch về thông tin

giữa người nói và người nghe, xét theo sự đánh giá của người noi" [5.47].

Vì một phần nhỏ đối tượng nghiên cứu của luận văn là các diễn ngôn đơnthoại nên tiêu điểm thông báo của chúng có chức năng biểu hiện thông tin màngười nói đã biết và giả định là người nghe chưa biết ở thời điểm sắp nói Sự chênhlệch thông tin này là lý do dé người nói thực hiện các hành vi ngôn ngữ như kể haytrả lời (khăng định hay phủ định) Trong việc tìm hiểu chức năng đánh dấu tiêu

điêm thông tin của câu tiêng Việt, mục đích của chúng tôi là phân biệt các câu trúc

19

Trang 25

có tiêu diém trùng với một thành phan câu cụ thê (vi từ, tham tô) và các câu trúc có

tiêu điểm thông tin bao trùm toàn bộ câu (xin xem chương Ba).1.2.3 Tiêu điểm hoá và phương thức tiêu điểm hoá

1.2.3.1 Quan niệm về tiêu điểm hoá

Tiêu điểm hoá được định nghĩa là "sự thể hiện thông tin tường thuật để chọnlọc phối cảnh" (The Cambridge companion to narrative) (Focalization is the

submission of narrative to a perspective filter)

Trong các tai liệu ngôn ngữ hoc, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tiêu

điểm hóa là một đặc điểm của cấu trúc diễn ngôn làm cho một bộ phận thông tin trởnên có ý nghĩa hơn hoặc nôi bật hơn so với một bộ phận thông tin khác.

Tiêu điểm hóa có thé được xem xét nhờ vào sự phân biệt giữa thông tin cận

cảnh (foreground material) và thông tin hậu cảnh (background material) Thông tin

cận cảnh đóng vai trò thiết yếu đối với sự tập trung tiêu điểm thông tin của câu.

Còn thông tin hậu cảnh chi mang tính chất bổ sung hay phụ trợ Chang hạn trongmột phát ngôn "Lan mua hai cuốn sách", néu tách khỏi ngữ cảnh cụ thé thì có thé

được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nghĩa là không xác định được thông tin tiêuđiểm sẽ nằm ở chỗ nao Từ câu này, một cách tất yếu logic có thé rút ra một số ý

ngang hàng nhau, chúng được gọi là thông tin hậu cảnh như những ý dưới đây:

(i) Ai đó mua hai cuốn sách (ứng với từ Lan)

(ii) Lan mua cái gì đó (ứng với các ngữ hai cuốn sách)

(iii) Lan làm một việc gi đó (ứng với cắc ngữ mua hai cuốn sách)

Trong số các thông tin hậu cảnh trên có một ý được người nói chọn để gửi đếnngười nghe và làm nổi rõ nó lên để người nghe nhận biết nó, cho nên nó trở thànhthông tin cận cảnh Nếu tình huống phát ngôn không cho phép người nghe hiểuđược người nói muốn nhắn mạnh vào ý nào trong số các thông tin hậu cảnh đó, thìngười nghe phải tìm cách đánh dấu vào cái chỗ chứa điểm mà mình muốn nhấnmạnh Làm như vậy được gọi là tạo tiêu điểm hóa thông tin cho phát ngôn.Halliday [51] cũng chia sẻ quan niệm của mình khi cho rằng thực hiện tiêu điểmhóa là "người nói đánh dấu ra một phần (cũng có thể là toàn bộ) của một khối thôngtin mà người nói mong muốn phải được cắt nghĩa là có tính thông báo".

Theo chúng tôi, tiéu điểm hoá là một hiện tượng thuộc phạm vi ngữ dụng

học, là một hoạt động có chủ ý của người nói sử dụng các phương tiện ngôn ngữ

20

Trang 26

khác nhau để làm nổi bật những phân đoạn thông tin quan trọng, đáng chú ý

trong văn bản, nhờ đó định hướng cho người nghe nhận thức đúng vai trò củanhững thông tin được cho là quan trọng đó, tập trung sự quan tam của mình vàothông tin đó một cách thích hợp và xử li chúng một cách chính xác.

Với sự tập trung thông tin này, tiêu điểm hoá có chức năng giống như mộtchiếc đèn pha (spotlight) Nó lựa chọn một bộ phận thông tin nào đó và tuyên bố:

"Phần thông tin này có tầm quan trọng đặc biệt" Nói cách khác, người nói thông

báo cho người nghe rằng: "Đây là điều quan trọng, xin hãy lắng nghe!"

Tóm lại, khi bàn về hiện tượng ngôn ngữ này, chúng tôi muốn nhắn mạnh tới

mặt hiệu quả hay tác dụng của việc sử dụng tiêu điểm hóa là nhằm giúp cho người

nói hay người viết đặt trọng tâm vào những phần thông tin được cho là quan yếutrong cau trúc thông báo của câu và được thé hiện thông qua nhiều phương tiện bề

mặt (surface structure devices) Mà những phương tiện này rất đa dạng về hìnhthức Chúng tôi sẽ bàn đến nó ngay sau đây.

1.2.3.2 Phương thức đánh dấu tiêu điểm

Nói tới hiện tượng tiêu điểm hóa không thé không nhắc tới các phương tiện

biểu hiện Có ba loại phương tiện phổ biến của ngôn ngữ được dùng dé thé hiệntính tiêu điểm hóa thông tin Đó là các phương tiện về mặt ngữ âm - âm vi hoc,

phương tiện từ vựng và phương tiện cú pháp.

() Các phương tiện về mặt ngữ âm - âm vị học

Về mặt ngữ âm, thông tin mang tính tiêu điểm có thé được nhận diện nhờ vào

phương tiện trọng âm, dấu nhấn Có thé khang định rang một trong những cách

đánh dấu tiêu điểm của câu là tạo điểm nhấn giọng (pitch) Người nói sẽ "làm rõtiêu điểm bằng cách phát âm các từ ngữ ở tiêu điểm khác hắn với những từ ngữkhông năm trong tiêu điểm, kể cả cách phát âm căng hơn, mạnh hơn, to hơn thậm

chí nhỏ hơn một cách khác thường" [3,276] Và vị trí thông thường của tiêu điểm

bằng dấu nhấn là ở vị trí cuối câu Ví dụ:

Trang 27

[1:8b] An lam vỡ kính nhà hàng xóm (Hành động do An gây ra với kínhnhà hàng xóm là lam v6)

[1:8c] An làm vỡ kính nhà hàng xóm (Kính mà An làm vỡ là của nhahàng xóm chứ không phải là của ai khác)

[1:8d] An làm vỡ kính nhà hàng xóm (An làm vỡ kinh chứ không phải làmvỡ vật gì khác)

Xem xét hiện tượng đánh dấu tiêu điểm hóa dưới góc độ trọng âm và ngữ

điệu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (xem Quirk, R [54] Gần đây tác

giả Chungmin Lee [53] có công trình nghiên cứu về các cách diễn đạt tiêu điểm và

chủ đề tương phản trong tiếng Anh và tiếng Han Song chính họ cũng nhân mạnh

thêm trọng âm và ngữ điệu không phải là cách duy nhất thé hiện tiêu điểm.

Tuy nhiên van đề này đòi hỏi những công cụ khảo sát và quá trình nghiêncứu về ngữ âm và âm vi học rất tinh xảo nên ở luận văn này chúng tôi chỉ đề cậpmà không có ý định tìm hiểu quá sâu về nó.

(ii) Các phương tiện v mặt từ vựng

Hiệu quả của tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị có thé được tạo ra khi một từ hay một

ngữ được thêm vào hay được sử dụng lại trong một phát ngôn.a Thêm từ

Những từ có ý nghĩa tạo tiêu điểm thông tin có thê được thêm vào trước hoặc sau

từ chứa phần thông tin được làm nồi bật Ví dụ:

[1:9] Bức ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Bé treo ngay chính giữa lều, cạnh một

dãy sách.

(NTNT:455)b Lap từ

Biéu thức chứa phan thông tin được chọn làm tiêu điểm hóa có thé được lặp lại déthể hiện giá trị nổi bật của nó Phần được lặp lại có thé là một từ hay một ngữ, có théđược lặp lại hoàn toàn hay lặp đi kèm với một số thay đổi nào đó Ví du:

[1:10] Sao trời đã sinh ra cô là con gái, con gái phố Hàng Dao; con gái phốHang Đào có nhan sắc; con gái phố Hàng Đào có nhan sắc của một nhà giàu;

con gái phố Hàng Đào có nhan sắc của một nhà giàu đương thì đào tơ mơn mỏn,mà không được sinh trưởng vào một cái gia đình được ăn mặc tự do, dé được xứng

đáng với từng ấy cái mà cô được hơn người.

22

Trang 28

Trong tiếng Việt, những công cụ từ vựng dé tạo tiêu điểm thông tin rất đadạng, phong phú (có thé là những trợ từ nhẫn mạnh như chính, ngay, cả, riêng tiểu từ tình thái như cơ, day, chứ ; tổ hợp trợ từ và tiểu từ như chi thôi, có thì

có ) và luôn đi kèm với các công cụ về mặt cấu trúc để tạo nên một hệ thống chặt

chẽ Do đó, khi nghiên cứu về công cụ dé biéu đạt tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vịcủa câu cần phải khảo sát cả những phương tiện về mặt cú pháp mà chúng tôi sẽ

nêu ở phần dưới.

(iti) Các phương tiện cú pháp

Quirk đề nghị "cách tốt nhất để xem xét vị trí của tiêu điểm là đặt nó trong

mối quan hệ với cấu trúc cú pháp của cú" [54,938] Ông đưa ra ý kiến giải thích

cho vấn đề này như sau: "Cú (câu đơn) là đơn vị ngữ pháp có tương quan mật thiếtvới đơn vị ngữ điệu, hay đơn vị thông tin" và do đó cấu trúc thông tin được truyền

đạt thông qua cấu trúc cú pháp của câu Nói như vậy, tác giả có ý nhân mạnh rằngcấu trúc cú pháp của câu là sự hiện thực hóa cấu trúc thông tin và là đơn vị cú pháp

cụ thể để khảo sát các phương tiện tiêu điểm Các phương tiện cú pháp thường

được thê hiện qua các phép cải biến cú pháp Các phép cải biến cú pháp là thao tác

chuyên đôi từ một cấu trúc này sang một cấu trúc khác mà không làm biến đổi quanhệ của các thực từ tham gia vào phép cải biến đó Sự thay đổi cấu trúc cú phápkhông làm thay đổi nội dung của câu mà làm thay đổi về giá trị ngữ nghĩa - ngữ

dung; thông qua đó tạo nên hiệu quả nhắn mạnh về mặt thông tin (tiêu điểm hóa

thông tin) Ở đây chúng ta thay được tính chất phi đối xứng trong ngôn ngữ nghĩalà không có sự tương ứng một đối một giữa hai mặt tín hiệu của ngôn ngữ: cùngmột hình thức (cái biểu đạt), có thé chứa đựng nhiều nội dung (cái được biểu đạt)và ngược lại, cùng một nội dung (cái được biểu đạt) có thể được biểu đạt bằngnhiều hình thức (cái biểu đạt) Liên hệ với hiện tượng tiêu điểm hóa, chúng tôi chorằng người nói không tạo ra một cau trúc mới dé diễn đạt thông tin mới mà chỉ sử

dụng một cách khéo léo, sáng tạo những cau trúc san có dé thực hiện mục đích giaotiếp một cách hiệu quả Chính vì vậy, trong mỗi ngôn ngữ nói chung và tiếng Việtnói riêng luôn tồn tại những cách diễn đạt nhất định Đó là lí do khiến chúng tôimuốn tìm hiểu những phương tiện để đánh dấu tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị câutiếng Việt.

23

Trang 29

Bên cạnh đó, dé tổng kết và phân tích các phương tiện từ vựng và phương

tiện cú pháp được dùng dé tạo nên hiệu quả của các hiện tượng tiêu điểm, chúng tôidựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một số điều kiện cần và đủ cho

các phương tiện biểu đạt tiêu điểm thông tin:

(a) Nguyên tắc cộng tác của Grice (cooperative principle) [4]

Nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát: Hay làm cho phan đóng

góp cua anh, chị (vào cuộc hội thoại) dung như nó được doi hỏi ở giai đoạn (của

cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội

thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [4,229])

Nguyên tắc này có bốn phạm trù là phạm trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan

hệ, phạm trù cách thức theo tinh thần các phạm trù của nhà triết học Kant Mỗiphạm trù đó, tương ứng với một "tiểu nguyên tắc" ma Grice gọi là phương châm

(i) Phương châm về lượng:

- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của đích đangdiễn ra của từng phần của cuộc hội thoại)

- Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi(ii) Phương châm về chất

- Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng

- Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực

(iii) Phương châm quan hệ

Hãy nói cho đúng chỗ

(iv) Phương châm cách thức

- Tránh lối nói tối nghĩa

- Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)- Hãy ngắn gọn (tránh đài dòng)

- Hãy nói có trật tự

Nguyên tắc này áp dụng cho các cấu trúc câu đặc biệt - như một phương tiện cúpháp thé hiện hiện tượng tiêu điểm của câu Vi dụ thay vì một cấu trúc có đầy đủcác thành phan và theo một trật tự thông thường như Chủ ngữ - Vị ngữ - Bồ ngữ thìngười đọc có thê tìm thay một cấu trúc thiếu thành phan: Trạng ngữ - Vị ngữ - Chủ

24

Trang 30

ngữ Trật tự đảo này, áp dụng nguyên tắc của Grice chắc chắn vì một mục đích nhất

định khi người nói cé tinh đưa phan trạng ngữ lên làm đề cho phát ngôn của mình.Chính Grice cũng thừa nhận rằng ngoài những phương châm trên "Người ta

có thé thêm vào những phương châm khác nữa" (4) Ông cũng khang định thêm

trong các phương châm đó một vài phương châm cần được tôn trọng hơn các

phương châm kia.

(b) Điều kiện chân trị

J.Lyons [28,157] khi bàn về mệnh đề và nội dung mệnh đề đã nêu ra quanđiểm của các nhà triết học về bốn tiêu chí của một mệnh đề thông thường:

(i) hoặc đúng hoặc sai;

(ii) có thé được biết, tin tưởng hay ngờ vực;

(iii) có thể được xác nhận, bác bỏ hay nêu câu hỏi;

(iv) không đổi khi chuyên dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.

Thông tin về nội dung mệnh đề như vậy được xác định trong điều kiện chân

thực (truth- condition) của phát ngôn Hai câu khác nhau cùng diễn đạt một nội

dung mệnh đề tức có cùng một điều kiện chân thực, thì hai câu đó sẽ cùng đúng

hoặc cùng sai Trong trường hợp đó ta có thể nói là hai câu trên mang cùng một nộidung thông tin về mặt nghĩa học: thông tin mệnh đề.

Trên cơ sở quan niệm này, một phương tiện được dùng dé đánh dấu tiêu điểm

Trong luận văn này, chúng tôi không có ý muốn tìm hiểu tat cả các phương tiện từ

vựng và cú pháp của tiếng Việt mà chỉ những phương tiện từ vựng và cú pháp nào

có tác dụng tạo tiêu điểm, làm nỗi bật thông tin đáng chú ý Do đó trong quá trìnhnghiên cứu, chúng tôi thấy có những thuật ngữ chưa có trong tiếng Việt thì phảimượn từ tiếng Anh dé chuyển dịch sang tiếng Việt như cấu trúc đảo thành tố lênđầu câu gọi là tiền đảo (preposing) hay đảo một thành tô nào đó xuống cuối câu gọi

là hậu đảo (postposing) Điều này sẽ được chúng tôi trình bày trong chương II một

cách cụ thê.

25

Trang 31

1.2.4 Lý thuyết đánh dấu

1.2.4.1 Ly thuyết đánh dau của Jakobson

Trubetzkoy là người đâu tiên phát hiện ra khái niệm có dâu hiệu/ không có

dấu hiệu Sau đó khái niệm này đã được gọi bang thuật ngữ "đánh dấu" và pháttriển lý thuyết đánh dấu trong âm vi hoc băng cách đưa ra ba đối lập âm vi:

(i) Đối lập có/ không: tức đối lập giữa hai âm vị, tat cả các nét khu biệt khácđều đồng nhất, chúng chỉ khác nhau ở một nét khu biệt theo hai giá trị có hoặckhông có nét khu biệt đó Ông còn lý giải thêm, thành phần có dấu hiệu của một

cặp đối lập là âm vị được đặc trưng bởi sự tồn tại của giá trị tích cực (cua sự có)

của nét khu biệt Thành phần không có dấu hiệu là thành phần được đặc trưng bởisự vắng mặt (sự không) nét khu biệt đó Ta có thé lay ví dụ đối với cặp /d/ và A/ thì/d/ là thành phần có dấu hiệu vì nó hữu thanh, còn /t/ là không có dấu hiệu vì ở nó

văng mặt nét hữu thanh (vô thanh).

(ii) Đối lập thang độ: tức đối lập giữa một số âm vị đồng nhất về tat ca các

nét khu biệt, chỉ khác nhau ở các mức độ khác nhau của một nét khu biệt nào đó.

Ví dụ sự đôi lập giữa ba âm vị /i/, /e/, /e/ tiếng Việt Chúng đều là nguyên âm hàngtrước, chỉ khác nhau ở mức độ độ mở của miệng: /i/ có độ mở hẹp nhất rồi đến /e/

(chữ viết ê) Rộng nhất là nguyên âm /£/ (chữ viết e).

(iii) Đối lập đăng trị: tất cả những trường hợp đối lập khác, không phải đối

lập có/ không, không phải đối lập thang độ Nói cách khác, mỗi thành viên trong

một nhóm có một đặc tính ma các thành viên khác trong cùng nhóm không có Vi

dụ hai phụ âm /p/ và /t/ đều là phụ âm tắc, vô thanh nhưng /p/ là phụ âm môi, /t/ làphụ âm đầu lưỡi- răng Nét khu biệt môi đăng trị với nét khu biệt đầu lưỡi - răng(đây không phải là thế đối lập có/ không vì nét đầu lưỡi- răng không phải là nét

Cấu trúc âm vị của Trubetzkoy và của trường phái Praha được R.Jakobson,

một đại điện xuất sắc của trường phái này kế tục Vào khoảng 1940, R.Jakobson đãphát triển thêm một bước mới lý thuyết về nét khu biệt âm vị học Nhưng giữa

Trubetzkoy và R Jakobson có sự khác nhau ở chỗ Trubetzkoy do hạn chế về điều

kiện kĩ thuật của thời đại chỉ dùng các đặc tính cầu âm, thì R.Jakobson nhờ các máy

móc âm hoc khá tinh xảo đã dùng các đặc tính âm học làm nét khu biệt 4m vi học.

26

Trang 32

Nghiên cứu hàng loạt những ngôn ngữ rất khác nhau, Jakobson cho thấy chỉ cầnmột số nét khu biệt, khoảng 12 nét khu biệt là đủ để miêu tả chúng.

Mặt khác, lý thuyết đánh dấu của Jakobson là lý thuyết bàn về mối quan hệ

giữa các đơn vị đánh dấu và không đánh dấu trong các cặp đối lập nhị phân Ông

định nghĩa đơn vị đánh dấu là phát biểu của một đặc tính A, trong khi đơn vị khôngđánh dấu có thé được chia làm hai phần: hoặc là không phải là phát biểu của Ahoặc phát biểu của A Đặc tính A được Jakobson định nghĩa là một đặc tính nghĩa

được cho và tương đối độc lập với thực tế ngoài ngôn ngữ Ông lưu ý rằng phải xét

đến giá trị đánh dau trong mối quan hệ với những đơn vị không đánh dau.

Ví dụ, trong tiếng Anh, danh từ đếm được có hai hình thức: số it (book) và sốnhiều (books) Hình thức số nhiều được thể hiện bang sự có mặt một cách hiểnngôn bang "_s" vào cuối từ; hình thức số ít là sự văng mặt một biến tố tương tự.Một sự có mặt hay văng mặt một chỉ dấu về mặt hình thức như thế thì tương ứngvới một khác biệt về ngữ nghĩa: hình thức số nhiều (books) được quy chiếu cho số

sách nhiều hơn một đơn vị; nhưng hình thức số ít cũng không hắn được giới hạntrong một đơn vị nghĩa là "sách" mà ta thấy xuất hiện trong nhiều ví dụ như:

bookshop, bookseller, book- shelf, bookstore, v.v Những trường hợp như vậy

không han là số nhiều có thé là số ít mà cũng có thé là trung tính Do chúng chiếmnhiều khả năng xuất hiện hơn hình thức số nhiều nên chúng được coi là không đánh

dấu Tất cả những yếu tố không đánh dấu trong ví dụ này bao gồm tất cả những

trường hop book số it va book không chỉ số, và những yếu tô đối lập (những yếu tốkhông đánh dấu) là những trường hợp books số nhiều Cặp đối lập trên, ta có thể

mô tả như sau:

[1:12] book Books

tính đánh dấu không đánh dấu đánh dấu

hình thức vắng mặt hậu tố có mặt hậu tố

nghĩa không chỉ số nhiều chỉ số nhiều

1.2.4.2 Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng

Trên cơ sở lý thuyết của Jakobson về tính đánh dấu, Dik đã ứng dụng cácthuật ngữ đánh dấu và không đánh dấu cho ngôn ngữ Theo Dik, những trường hợpcó tần số xuất hiện thường xuyên là trường hợp không đánh dấu và những trường

hợp có tần số xuất hiện ít hơn là những trường hợp đánh dấu Ông đưa ra một ví dụ

27

Trang 33

về trật tự từ trong tiếng Anh với cấu trúc phố biến: S + Vf + X (S= chủ ngữ; Vf=

động từ chính được chia hợp với chủ ngữ; X= các thành tô khác) Qua khảo sát 100cú tiếng Anh, ông nghĩ trật tự đảo ngữ trong tiếng Anh chắc chắn phải diễn đạt mộtý nghĩa nào khác ngoài chức năng cung cấp thông tin.

So sánh với cấu trúc thông tin của tiếng Việt, vị trí chủ đề thông thườngđược đặt trùng với vị trí chủ đề và chủ ngữ, nhưng khi một thành tố khác của câuđược đề bạt lên vi trí này, ta có đề đánh dấu và tạo được một tiêu điểm thông tin

trong phát ngôn.

Dik cũng đưa ra luận điểm:

(i) Một hiện tượng được coi là đánh dấu trong môi trường (ngôn ngữ) này cóthé là không đánh dấu trong môi trường (ngôn ngữ) khác;

(ii) Khi dùng hình thức đánh dấu thường xuyên, chúng dan dan mat đi tínhđánh dau và có thê một hình thức được đánh dau mới ra đời dé thay thé.

Những quan điểm của Dik về tính đánh dấu đã giúp chúng tôi có được điểm

nhìn sâu hơn về hiện tượng tiêu điểm hoá: người nói/ viết có thể dùng một từ nào

đó dé thay thé hay bé sung cho một từ khác để nhằm truyền đạt một thông điệp cần

nhấn mạnh nào đó hay có thể sử dụng một cấu trúc bất thường dé thé hiện một ýnghĩa đặc biệt, tạo ra một tiêu điểm thông tin trong câu nhằm thu hút sự chú ý của

người nghe (cấu trúc tiêu điểm) dé thay thé cho một cau trúc không đánh dấu vàkhông có giá tri tạo tiêu điểm thông tin, giá tri nhắn mạnh.

Chúng tôi đơn cử một ví dụ mà áp dụng lý thuyết đánh dấu thông qua việcsử dụng phương thức tiêu điểm hoá là cau trúc có chứa yếu tô hạn định đứng ở đầucâu Ngoài những phụ từ dùng dé tách câu như thì/ là/ mà, câu tiếng Việt có thé cónhững phụ từ tình thái như mãi/mới để góp phần tạo nên tiêu điểm thông tin Xem

ví dụ:

[1:11] Mãi đến lúc anh nghe thấy có tiếng anh Hai Thép gọi ở trước hang,

anh mới đứng dậy.

[1:12] Chỉ có tiếng nước chảy sốt ruột dưới khe, phụ hoạ vào câu nói đó.

28

Trang 34

Bên cạnh yếu tố trên, dé nhấn mạnh thông tin mang nghĩa phủ định, tiếng Việt cònsử dụng những yếu tố phủ định hay hạn định như những hư từ ngữ pháp hay tình

thái như chẳng, hé, chang hé, khong hé, tuyét nhién Vi du:

[1:13] Chưa bao giờ chúng dam mong có được số tiền to đến thé.

Trên cơ sở lí thuyết này đánh dấu này, chúng tôi đã áp dụng vào khảo sát hiệntượng tiêu điểm của câu tiếng Việt Bởi một yếu tố có tính đánh dau càng cao thìgiá trị tiêu điểm thông tin mà nó thé hiện càng lớn Đó cũng là phan cơ sở nền tang

dé tiên hành luận văn này.

1.3 Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày các cơ sở phân tích câu theo quan

điểm của ngữ pháp chức năng đặc biệt là thành tố về thông tin cơ sở và tiêu điểmthông tin là trong tâm cho việc khảo sat, lí giải về hiện tượng tiêu điểm hoá cau trúccâu tiếng Việt Cũng trong chương này, chúng tôi có đề cập tới thuật ngữ "đánhdấu" làm nền tảng cho việc khảo sát dữ liệu một cách sâu sắc.

Như chúng tôi đã nhận thức rất rõ răng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp

quan trọng nhất của con người Do đó, một hoạt động giao tiếp bên cạnh việc traođổi thái độ, tình cảm của người nói/ viết với người đọc/ nghe thì mục đích quan yếuchính là cung cấp thông tin Nên giới hạn của luận văn này là tập trung vào tiêu

điểm thông tin Vẫn đề đặt ra là có những phương tiện và cách thức nào giúp người

nói biểu đạt được cái thông tin mang tính tiêu điểm đó Day chính là nhiệm vụ của

chúng tôi trong hai chương tiếp theo.

29

Trang 35

CHUONG 2 CÁC PHƯƠNG THỨC TIỂU DIEM HOÁCAU TRÚC CHU- VỊ CÂU TIENG VIET

2.1 Cơ sở xác định tiêu điểm thông tin

2.1.1 Ngữ cảnh

Khi xác định tiêu điêm của câu trúc thông tin không thê không nhắc tới ngữcảnh Giorge Yule dùng thuật ngữ ngữ cảnh (context) và văn cảnh (co-text), ngữcảnh là một môi trường phi ngôn ngữ trong đó ngôn ngữ được sử dụng.

Nguyễn Thiện Giáp phân biệt hai khái niệm: øgữ cảnh tình huống và ngữcảnh văn hoá Tác giả cho răng: "Ngữ cảnh tình huống là thế giới, xã hội và tâm lýmà trong đó, ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ Nó có thê bao

gồm sự hiểu biết về vị thế của người nói và người nghe, sự hiểu biết về vị trí, thời

gian và không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mãngôn ngữ được dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnhgiao tiếp" Và đôi khi "ngữ cảnh tình huống còn có cả sự chấp nhận ngầm của

người nói và người nghe" [Nguyễn Thiện Giáp 2004:23] Còn "ngữ cảnh văn hoá

bao gồm hàng loạt nhân tố văn hoá như phong tục, tập quán, chuẩn tắc hành vi,quan niệm gia tri, sự kiện lịch sử, những tri thức về tự nhiên và xã hội, về chính triva kinh tế" Như vậy, theo cách hiểu rộng, ngữ cảnh được coi là những nhân tố cómặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn (vai giao tiếp, hoàn cảnhgiao tiép, )

Theo Từ điền tiếng Việt: "Ngữ cảnh là toàn bộ nói chung những don vị đứng

trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá tri cụ thécủa đơn vị ngôn ngữ đó trong chuỗi lời nói" [34,861] Đây có thé coi là một cách

hiểu ngữ cảnh theo nghĩa hẹp.

Đối với các văn bản viết, chúng tôi xác định ngữ cảnh theo nghĩa hẹp baogồm những phát ngôn đặt trước và đặt tiếp sau phát ngôn cần xác định tiêu điểmthông tin Việc hiểu như vậy cũng giúp chúng tôi dễ dàng xác định phần cơ sở vàtiêu điểm trong một cấu trúc thông tin.

Trong diễn ngôn đối thoại, câu hỏi là yếu tố quan trọng của ngữ cảnh giúp

xác định cau trúc thông tin trong câu trả lời Những loại câu hỏi có thé là:

30

Trang 36

- Câu hỏi hiển ngôn: là loại câu hỏi mà cả phan thông tin đã biết và phan tin

mà người nói muốn biết có thể cùng xuất hiện ngay trên bề mặt của cấu trúc cúpháp câu Do đó, tiêu điểm thông tin của câu là phần mà trả lời trực tiếp cho câu

hỏi Ví dụ:

[2:1] a Chị làm công tác gì?

b Tôi trông nom thư viện của nhà máy.

(TNT: 264)

Câu hỏi đã dẫn gồm hai phần: "Chị làm công tác" được coi là thông tin đã biết hoặc

dễ nhận biết còn "gì" là điều chưa biết, cần biết Hai phần này xuất hiện trực tiếp

trên cấu trúc bề mặt của câu hỏi Căn cứ vào đó mà ta dễ dàng xác định rằng chỉ có

"trông nom thư viện của nhà máy" là thông tin mới, thông tin trả lời cho điều cầnbiết được nêu ra trong câu hỏi.

Khi trả lời cho câu hỏi thuộc dạng này, người trả lời có thé dùng câu đầy đủ

Tin đã biết nằm ở ngôn cảnh với tư cách như các tiền giả định của câu hỏi Chúng

ta không thé hiểu được cặp thoại hỏi - trả lời ở đây là hỏi và trả lời về van dé gì khikhông đặt nó vào một ngữ cảnh cụ thể: cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật về việccải giá hay không cải giá Câu trả lời của nhân vật nữ đưa ra nguyên nhân khiến côkhông thé cải giá Đó chính là phan tin hoàn toàn mới đối với người đang chờ đợi

câu trả lời.

31

Trang 37

- Câu hỏi hàm ẩn: là loại câu hỏi không xuất hiện trực tiếp trên bề mặt củaphát ngôn mà được rút ra từ ngữ cảnh tình huống có chứa câu cần xác định tiêuđiểm thông tin.

Đối với những câu hỏi loại này, ngữ cảnh có ý nghĩa quan trọng trong việcxác định cau trúc thông tin trong câu trả lời Điều này có thé thấy rõ khi cùng mộtcâu hỏi, cùng một câu trả lời nhưng nếu đặt câu hỏi - trả lời này ở hai hay nhiềungữ cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau thì ý nghĩa hàm 4n (tin mới) trong câu trả

lời có sự khác nhau Ví dụ:

[2:5] a Thế này mà bảo không phải thuốc cao?

b Thôi, tôi chịu ông rồi ma! Ở vùng này chỉ có một ông biếtnghề thuốc!

(VTP: 188)Trong cặp thoại trên, nhân vật trong phát ngôn (a) hỏi người trong phát ngôn (b) có

đồng ý hay không đồng ý loại thuốc đó là thuốc cao Câu hỏi này được đưa ra nhân

dip trong làng có mở hội do những người làm trò quỷ thuật biéu diễn Cuộc vui này

thực chất chỉ là một cái cớ để hai thầy lang chê bai, vạch trần những điểm dốt nát

của nhau trong việc chữa bệnh cho dân làng Do đó đáp lại câu hỏi, người trả lời

phản bác ý kiến cho đó là thuốc cao và nội dung này chính là tiêu điểm mà ngườinói muốn đưa ra Nhưng nếu đặt cặp thoại trên vào tình huống khác thì nội dungthông tin hồi đáp của người trả lời lại có sự thay đổi Ví như phát ngôn của người

trả lời được đặt trong hoan cảnh là mối quan hệ của hai người là tốt đẹp và thực sự

là nhân vật trong phát ngôn (b) khâm phục tài năng thực sự của nhân vật trong phát

ngôn (a) thì vẫn là lời nhận xét, vẫn là hành động xác tín nhưng nó ngầm ấn ý nghĩakhang định Và ý nghĩa khang định tài năng của nhân vật trong (a) là phần manggiá trị thông tin mà người hỏi chờ đợi từ phía người trả lời Có thé biểu thị cấu trúc

thông tin của phát ngôn như sau:

Tình huống giao tiếp 1:

Thôi, tôi chịu ông rồi mà! |Ở vùng nay chỉ có một ông biết nghéthuốc!

Câu trúc tiêu điểm CƠ SỞ

thông tin (phản bác) (đã nằm trong nhận thức của người nghe)

32

Trang 38

Tình huống giao tiếp 2:

Thôi, tôi chịu ông rôi ma!O vùng này chỉ có một ông biệt nghê

Cau trúc | tiêu điểm (khang định- đó Id thudc cao) và nêu lí do khang định

thông tin

Nhu vậy, có thé dựa vào cấu trúc thông tin của câu hỏi dé xác định tin mới

trong câu trả lời cũng như toàn bộ kết cấu của câu trả lời Cấu trúc thông tin của

câu hỏi và câu trả lời có quan hệ mật thiết với nhau bởi mỗi loại câu hỏi có một đặc

trưng riêng và chính những đặc trưng đó lại quy định cau trúc cho câu trả lời Hỏi trả lời không chỉ là tiền đề tồn tại của nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất

-về mặt chức năng ở chỗ giải quyết mâu thuẫn giữa biết và chưa biết mà chúng còn

thống nhất, biện chứng với nhau giữa tin đã biết, tin cần biết và tiêu điểm thông tin.

2.1.2 Tiền giả định

Trong lĩnh vực ngữ nghĩa và ngữ dụng, mọi người đã nói nhiêu tới thuật ngữ

"tiền giả định" (presupposition) và có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau

xung quanh nó Mỗi phát ngôn dù ngắn gon hay day đủ, trực tiếp hay gián tiếp

cũng đều mang một ý nghĩa và đáp ứng nhu cầu thông tin nhất định Để đảm bảo

cho phát ngôn có giá trị trong hoàn cảnh sử dụng cụ thé đó, nó phải có trong nhận

thức của cả người nói và người nghe, nói cách khác là thông tin đó được người nói

và người nghe đã biết hoặc giả định biết.

Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm: "Tiền giả định là những hiểu biết đượcxem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vậtgiao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tườngminh trong phát ngôn của mình" [4,366] Còn GS Hoàng Phê cho răng: "nhữngđiều mà phải coi như đã biết rồi hoặc nếu chưa biết thì cũng phải thừa nhận là đúngnhư vậy thì câu hoặc lời nói mới thật sự có ý nghĩa được gọi là tiền giả định".

Câu đã dẫn có tiền gia định là:

- Có một nhân vật tên là Đào

33

Trang 39

- Nhân vật Đảo đã có một lời thể nào đó

Câu đã dẫn sẽ có giá trị và được sử dụng bình thường nếu cả người nói vàngười nghe đều chấp nhận hai tiền giả định trên Nếu một trong những tiền giả địnhlà sai thi phát ngôn sẽ trở thành có van đề Vi thé dé phản bác lại, người nghe có

thé dùng cách phủ định lại tiền giả định như: 76¡ có thé gì đâu Nhưng trong tác

phẩm này, nhân vật Đào đáp lại: Thé gì nào? không phải phản bác lại tiền giả địnhmà để lảng tránh câu trả lời.

Về mặt chức năng, tiền giả định không có giá trị thông báo, có nghĩa là nó

không mang lại cho người nghe thông tin mới, hay thông tin được người nói cho là

quan trọng, cần chú ý Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tiền giả định không có

vai trò gì trong cấu trúc thông tin của phát ngôn Với tư cách là phần thông tinchung được cả người nói và người nghe chia sẻ, dựa vào tiền giả định ta có thể xáclập tiêu điểm thông tin của câu.

[2:8] a Ông thi ra năm nào?

b (Tôi thi) Năm hai mươi bốn.

(KH): 19)[2:9] a Bà đẻ con so hay con ra?

b Thưa ba, (bà đẻ) con so.

(NCH: 30)

Bên cạnh việc dựa vào ngữ cảnh, tiền giả định và khả năng lược bỏ, hiệntượng tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt còn được xác định bằngcác phương tiện biểu hiện như trọng âm, hư từ, trật tự từ, phương thức tỉnh lược.Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập tới các phương thức này với tư cách là một tiêu chí

quan trọng dé xác định tiêu điểm của cấu trúc thông tin.

34

Trang 40

2.2 Các phương thức tiêu điểm hoá cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt2.2.1 Tiêu điểm hóa bằng trọng âm

Các phương tiện ngôn điệu như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu thường quan

hệ với một đơn vị độc lập trong hệ thống ngôn ngữ (âm tiết, tir, ngữ đoạn hoặccâu) Trong các ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, một trong nhữngphương tiện phổ biến đánh dấu thành tố tiêu điểm hoá là trọng âm câu (sentencestress) [7,63] Trọng âm là sự nêu bật một số đơn vị nào đó so với những đơn vị

khác trong chuỗi lời nói [14,187] Trọng âm câu nêu bật một từ trong câu Thông

thường đơn vi có trọng âm trong một ngôn ngữ vừa mạnh hơn, dài hơn và cao hơn

(hoặc thấp hơn) đơn vị không có trọng âm Cùng một phát ngôn với một cấu trúc cúpháp và ngữ nghĩa nhất định nhưng tuỳ thuộc vào những điểm nhắn (trong âm) rơi

vào những chỗ khác nhau mà tạo ra tiêu điểm thông tin khác nhau và vì vậy có các

cau trúc thông báo khác nhau Ví dụ:

[2:10] a Hương đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi ai dan khăn cho bà)b Hương đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Hương làm gì)c Hương đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Hương đan cái gì cho bà)

d Hương đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Huong dan khăn cho ai)e Hương đan khăn cho bà.

(Trả lời câu hỏi Có chuyện gì vậy)

Trong các biến thé cú pháp trên, tiêu điểm rơi vào thành tố cú pháp khácnhau (in chữ đậm), được đánh dau bằng phương thức trọng âm giúp chúng ta nhậndiện cấu trúc thông tin và giải thích sự khác biệt về hình thức bề mặt của các biến

thé cú pháp của câu.

Các ngôn ngữ không chỉ khác nhau về kiểu trọng âm mà còn khác nhau vềvị trí phân bố của nó Đối với tiếng Việt, "xét theo vị trí phân bố của tiêu điểm

được đánh dấu bằng trọng âm, có thé phân biệt các biến thé cú pháp có trọng âm

tiêu điểm ở đầu câu với các biến thể cú pháp có trọng âm tiêu điểm ở cuối câu.Trọng âm được thể hiện trong hai loại biến thé này có sự khác nhau là do yếu tố

35

Ngày đăng: 29/06/2024, 03:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN