1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hội nhập quốc tế có giúp gì việt nam trong vấn đề biển đông không nếu có thì như thế nào

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và có vị trí địa chiến lược quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, việc hội nhập quốc tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội mà cò

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

Nội dung: Hội nhập quốc tế có giúp gì Việt Nam trong vấn đề Biển

Đông không? Nếu có thì như thế nào?

Giảng viên

Nhóm sinh viên

: TS Nguyễn Văn Đáp TS Ngô Tuấn Thắng: QH-2022-X-BC.TT23

: Nguyễn Minh Huyền - 22031754 Phạm Ngân Giang - 22031744 Hoàng Mỹ Linh - 22031757

Đào Thị Phương Thảo - 22031777 Nguyễn Diệu Thảo - 22031778

Hà Nội, 12 tháng 05 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

GIỚI THIỆU 1

I VẤN ĐỀ VỀ BIỂN ĐÔNG 2

1.1 Vị trí địa lý và tầm quan trọng của Biển Đông 2

1.1.1 Đối với các nước trong và ngoài khu vực 2

1.1.2 Đối với Việt Nam 3

1.2 Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông 5

II PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ 7

2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế và các lĩnh vực hội nhập quốc tế của Việt Nam 7

2.1.1 Hội nhập quốc tế 7

2.1.2 Các lĩnh vực hội nhập quốc tế của Việt Nam 8

2.2 Xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay 9

III PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 3 độ vĩBắc đến 26 độ vĩ Bắc và từ 1000 kinh Đông đến 1210 kinh Đông; là một trong nhữngbiển lớn nhất trên thế giới Có 9 nước tiếp giáp với biển Đông là: Việt Nam, TrungQuốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và mộtvùng lãnh thổ là Đài Loan Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống củakhoảng 300 triệu dân các nước và vùng lãnh thổ Biển Đông không chỉ là địa bànchiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á- TháiBình Dương và châu Mỹ Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyếtmạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – Á, Trung Đông – châu Á.Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Mỗi ngàycó khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông Tranh chấp Biển Đông là một vấnđề phức tạp và lâu đời, liên quan đến nhiều quốc gia ven biển trong khu vực, bao gồmViệt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei Mỗi quốc gia đều cónhững cơ sở lịch sử và pháp lý riêng để khẳng định chủ quyền của mình đối với cácđảo, bãi đá và vùng biển trong khu vực.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại và đóng vai trò vô cùng quan trọngđối với sự phát triển của mỗi quốc gia Hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích to lớnvề kinh tế, văn hóa - xã hội và chính trị, góp phần thúc đẩy phát triển và nâng cao vịthế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế Tuy nhiên, để hội nhập quốc tế một cáchhiệu quả và bền vững, các quốc gia cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nâng cao năng lựccạnh tranh và hợp tác chặt chẽ với nhau.

Với những vai trò to lớn của mình, chúng ta cùng đặt ra câu hỏi liệu rằng Hộinhập quốc tế có giúp gì Việt Nam trong vấn đề Biển Đông không? Và nếu có thì sẽnhư thế nào?

GIỚI THIỆU

Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia trên thế giới Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và có vị trí địa chiến lược quan trọng tại khu vực Đông Nam Á, việc hội nhập quốc tế không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội mà còn đóng vai trò quantrọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, đặc biệt là vấn đề Biển Đông Từ xưa

Trang 4

đến nay, vấn đề Biển Đông không chỉ là một trong những điểm nóng an ninh khu vực mà còn liên quan mật thiết đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích kinh tế của ViệtNam Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những ảnh hưởng to lớn, mở ra nhiều cơ hội và đồng thời đặt ra không ít thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông Nhóm…sẽ phân tích những tác động của hội nhập quốc tế đối với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nhằm đưa ra những nhận định khách quan và đề xuất các giải pháp khả thi.

I VẤN ĐỀ VỀ BIỂN ĐÔNG

1.1 Vị trí địa lý và tầm quan trọng của Biển Đông

1.1.1 Đối với các nước trong và ngoài khu vực

Xét về mặt địa lý, Biển Đông (theo tên gọi Việt Nam) là biển rìa lớn nhất củaThái Bình Dương, là biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc,Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam)và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan) Biển Đông, là tuyến đường ngắn nhất nối Ấn ĐộDương với Thái Bình Dương, đóng vai trò quan trọng như một cửa ngõ thương mạiquốc tế Tuyến vận tải biển quốc tế qua Biển Đông được xem là tuyến đường bận rộnthứ hai trên thế giới, chiếm hơn một nửa trọng lượng hàng hải thương mại vận chuyểntoàn cầu Điều này mang ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các quốc gia và vùnglãnh thổ lân cận mà còn cho cả khu vực Đông Á và toàn thế giới.

Xét về mặt tài nguyên thiên nhiên, Biển Đông rất giàu tài nguyên cả nguồn tàinguyên sinh vật và phi sinh vật Ngoài ra, trữ lượng dầu khí, khoáng sản, hải sản ởBiển Đông có thể đảm bảo đáng kể an ninh năng lượng và lương thực cho các quốc gialân cận Theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông cóthể vượt khu vực Trung Đông Về nguồn lợi hải sản, theo Tổ chức Lương thực vàNông nghiệp Liên hợp quốc, Biển Đông đứng thứ 4 trong 19 ngư trường tốt nhất thếgiới về tổng sản lượng đánh bắt hàng năm Cụ thể, ngành công nghiệp thủy sản đóngvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và cung cấp nguồn thu nhập cho cácquốc gia ven Biển Đông Mỗi năm, hơn 06 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại khu vựcnày, đóng góp tới khoảng 10% tổng sản lượng hải sản đánh bắt trên toàn thế giới.1

1 Pham Binh (2021), The role and significance of the East Sea to the world, the region and Vietnam, Nation

Defence Journal tapchiqptd.vn [14/05/2024]

Trang 5

Khu vực Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia do sự hiệndiện của các eo biển chiến lược, trong đó eo biển Ma-lắc-ca nổi tiếng là một trongnhững eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới Điều này làm cho vùng biển này trởthành tâm điểm của nhiều quốc gia trong khu vực, không chỉ về mặt địa lý và chiếnlược, mà còn về an ninh, giao thông hàng hải và phát triển kinh tế.Xét về mặt an ninhquốc phòng, các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đặc biệt,đóng vai trò như các trung tâm phòng thủ quan trọng đối với nhiều quốc gia Hai quầnđảo Hoàng Sa và Trường Sa, nằm ở trung tâm của Biển Đông, được xem là điểm lýtưởng để đặt các trạm thông tin, cũng như xây dựng các trạm dừng chân và trạm tiếpnhiên liệu, nhằm phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.2

1.1.2 Đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò không thể phủ nhận trong quá trìnhxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai Với đường bờbiển dài khoảng 3.260km, tỷ lệ đất liền trên mỗi kilomet bờ biển của Việt Nam chỉkhoảng 100km2 (so với mức trung bình thế giới là 600km2), cùng với hơn 3.000 hònđảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Biển Đông mang lại sự đặc biệt vàquan trọng cho quốc gia Trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có tới 28 tỉnh, thànhphố giáp biển Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từhàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quanhệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế,là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế và chính trị, không chỉ cung cấp nguồn lương thực chocư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay mà Biển Đông còn tạo điều kiện thuận lợi choviệc phát triển các thành phần kinh tế và là cửa ngõ thương mại để Việt Nam tiếp cậncác thị trường khu vực và quốc tế.3 Hơn nữa, Biển Đông có ý nghĩa quan trọng để ViệtNam phát triển bền vững các ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giaothông hàng hải, đóng tàu, du lịch Ngoài ra, bờ biển Việt Nam còn có tiềm năng lớnvề quặng sa khoáng như than đá, thiếc, vàng, đất hiếm trong đó cát nặng và cát đenlà nguồn tài nguyên quý giá của đất nước Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chụcmỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một

2 Mai Hoa (2014), Vị trí chiến lược của Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, Tạp chí

Dân chủ & Pháp luật https://tcdcpl.moj.gov.vn [14/05/2024]

3 Pham Binh (2021), The role and significance of the East Sea to the world, the region and Vietnam, Nation

Defence Journal tapchiqptd.vn [14/05/2024]

Trang 6

chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng chục triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụcho phát triển kinh tế và dân sinh Nguồn lợi hải sản của Việt Nam được đánh giá vàoloại phong phú trong khu vực với nhiều loài có giá trị kinh tế cao Ngành thủy sản đãtrở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, đóng góp giá trị xuấtkhẩu đứng thứ ba cả nước Không chỉ tạo nguồn thu nhập cho người dân ven biển, gópphần phát triển kinh tế địa phương, mà còn cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho thịtrường trong nước và xuất khẩu Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để pháttriển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nềnkinh tế của đất nước Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sátbiển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cáttrắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thểdu lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hìnhdu lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứukhoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảysóng, đua thuyền ; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanhnăm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.4 Điều kiện tự nhiên của bờ biểnViệt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiềuđiểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệutấn/năm.Vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trườngcó sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi rấthấp dẫn trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và cũng là nơi rất nhạy cảm trước cácbiến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.

Về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòngthủ hướng đông của đất nước Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là Quầnđảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở trung tâm Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiếnlược rất quan trọng, thuận lợi cho việc bố trí các trạm thông tin, kiểm soát không lưu,dẫn đường, dừng đỗ, tiếp nhiên liệu cho tàu, thuyền trên tuyến hàng hải này và cótầm quan trọng đặc biệt đối với quốc phòng hướng biển Vùng biển Việt Nam được vínhư mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hìnhthành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoànbảo vệ Tổ quốc Ngày nay, trong nỗ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển và đảo củaViệt Nam đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc mở rộng chiều sâu của hệ thống

4 Pháp luật biển Việt Nam (2021) stp.thuathienhue.gov.vn [14/05/2024]

Trang 7

phòng thủ quốc gia ra biển Với địa hình hẹp của đất liền ven biển từ Bắc vào Nam,việc tận dụng quần đảo và đảo gần bờ biển để xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai cáclực lượng quốc phòng, đặc biệt là Hải quân, sẽ nâng cao khả năng phòng thủ của quốcgia một cách hiệu quả.

Vì vậy, Biển Đông giữ vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

1.2 Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là văn kiệnpháp lý quốc tế quan trọng, phổ quát toàn bộ các vấn liên quan đến biển và đại dương.Đây là cơ sở để các nước có biển khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tàiphán quốc gia trên biển; giải quyết hòa bình các vấn đề, tranh chấp về biển và đạidương Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Việt Nam đẩy mạnh thực thi UNCLOS,góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững biển và đại dương.5 Không chỉ thiếtlập một hệ thống pháp lý toàn diện và cơ chế giải quyết tranh chấp sáng tạo để thúcđẩy hòa bình và ổn định trên biển, mà còn điều chỉnh theo hướng quản trị và thực hiệnmục tiêu phát triển bền vững về biển và đại dương trong tương lai UNCLOS đề xuấtviệc tăng cường hợp tác, thực hiện các chương trình nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật đểbảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm, và thúc đẩy chuyển giao công nghệ biển.Mục tiêu UNCLOS hướng tới thiết lập một trật tự pháp lý cho các vùng biển và đạidương, tạo thuận lợi cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, bảotồn những nguồn lợi sinh vật trên các vùng biển và đại dương cũng như nghiên cứu,bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, góp phần thực hiện bảo tồn và sử dụng bền vữngbiển, đại dương và tài nguyên biển.

Là quốc gia khởi xướng và thành viên sáng lập nhóm Bạn bè UNCLOS, ViệtNam không ngừng cam kết tuân thủ và tôn trọng UNCLOS, đóng góp tích cực vàoquản lý đại dương, bảo tồn và khai thác biển một cách bền vững, và nâng cao nhậnthức về UNCLOS, nhằm hỗ trợ "bảo tồn và sử dụng biển, đại dương và tài nguyênbiển một cách bền vững", phản ánh sự quan tâm chung của cộng đồng quốc tế Songsong với đó, Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp thực tế vào các cuộc đàm phánvề các điều ước quốc tế, các quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cũng nhưcác tuyên bố liên quan đến việc thực thi UNCLOS và bảo vệ môi trường biển Bêncạnh đó, Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị đa phương, cơ chế quốc tế;

5 Lê Đức Hạnh Pham (2022), Thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và đóng góp của Việt

Nam trong phát triển bền vững biển và đại dương, Tạp chí Quốc phòng toàn dân tapchiqptd.vn [14/05/2024]

Trang 8

tăng cường hợp tác và thực hiện nghiêm túc các điều ước quốc tế về phân định biển,bảo vệ và sử dụng bền vững biển và đại dương Cho đến nay, Việt Nam vẫn đối mặtvới nhiều thách thức trên Biển Đông Bao gồm bảo vệ chủ quyền trên quần đảo HoàngSa và giải quyết tranh chấp trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên Trong nhữngnăm qua, hành động của Trung Quốc như hạ đặt giàn khoan HD981 và xây đảo nhântạo đã đặt Việt Nam đều mang lại nhiều rủi ro tiềm tàng và đặt Việt Nam trong tình thếcăng thẳng và phải đối mặt với những tình huống khó đoán định Nguy cơ về đụng độquân sự cao, trong khi khả năng kiểm soát của Việt Nam trên Biển Đông còn hạn chế.Việc leo thang không tuân thủ luật pháp quốc tế từ phía Trung Quốc yêu cầu sự ưutiên của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh biển Ngoài ra, các vấn đề như ô nhiễmmôi trường, đánh bắt cá trộm trên biển và mất an toàn hàng hải cũng góp phần làm ảnhhưởng đến an ninh chủ quyền biển và an ninh trên biển nói chung

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao (16/07/2020), Người Phát ngôn Lê ThịThu Hằng nêu rõ: “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyệnvọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.Việc thượng tôn pháp luật quốc tế, tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầyđủ, có trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS1982) có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu nói trên.6” Bên cạnh đó, Việt Namcũng thể hiện lập trường và chủ trương của mình trong việc giải quyết các tranh chấptrên Biển Đông này ở các điểm chính Bao gồm, khẳng định chủ quyền đối với quầnđảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế Lập trường nàyđã được khẳng định nhiều lần trong các văn kiện của Đảng, sách Trắng, tuyên bố củaBộ Ngoại giao và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong các cuộc họp, traođổi và đàm phán với các nước.Và xem UNCLOS là văn bản duy nhất, toàn diện vànhất quán để giải quyết các tranh chấp trên biển Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS1982 ngày 23/6/1994 của Việt Nam khẳng định rõ “bằng việc phê chuẩn Công ước củaLiên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồngquốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp táctrên biển” Bên cạnh đó, giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế Chủ trương nhấtquán của Việt Nam là áp dụng các biện pháp hoà bình Đây là một trong các nguyêntắc cơ bản của luật pháp quốc tế, được ghi nhận rõ tại Điều 2 và Điều 33 của Hiến

6 Mạnh Hùng (2020), Lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

dangcongsan.vn.

Trang 9

chương Liên Hợp Quốc Đồng thời, cơ sở để giải quyết các tranh chấp tại Biển Đônglà luật pháp quốc tế.7

II PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1 Khái niệm hội nhập quốc tế và các lĩnh vực hội nhập quốc tế của Việt Nam.

2.1.1 Hội nhập quốc tế

Trong thế giới ngày nay, mối liên kết giữa con người không chỉ là điều cần thiếtđể tồn tại và phát triển trong xã hội, mà còn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Khôngchỉ riêng tại cấp độ quốc gia, mà còn ở phạm vi toàn cầu, sự kết nối giữa các quốc giađang trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển Trong bối cảnh củanền kinh tế thị trường ngày nay, mở rộng thị trường và xây dựng sự hợp tác khu vựcvà quốc tế đã trở thành những yếu tố quan trọng, thậm chí là không thể tránh khỏi.Chính sự phát triển của kinh tế thị trường đang thúc đẩy các quốc gia phải tìm kiếmcách để kết nối và hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu Với những độnglực mạnh mẽ này, quá trình hội nhập quốc tế đang trở thành một xu hướng không thểphủ nhận đối với các quốc gia trên toàn thế giới

Hội nhập quốc tế là một hình thức phát triển cao hơn của hợp tác quốc tế, trongđó các quốc gia hoà mình vào một cộng đồng lớn để cùng hoạt động và phát triển.Thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, hội nhập quốc tế đặc trưngbởi sự chủ động trong việc chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ vàchuẩn mực quốc tế nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia và dân tộc.

Có ba cách tiếp cận chính đối với hội nhập quốc tế Theo ông Bùi Thanh Sơn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đó là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng vàtham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế để tối đa hóa lợi ích quốc gia.Trong khi đó, theo GS.TS Hoàng Khắc Nam: “Hội nhập quốc tế là quá trình kết hợpcác quốc gia riêng rẽ vào 1 trạng thái của chỉnh thể mới trên cơ sở bảo đảm lợi ích cơbản của quốc gia.8”

-Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khuvực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được

7 GS.TS Nguyễn Hồng Thao (2023), Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh

chấp trên Biển Đông, Trang thông tin Đối ngoại ttdn.vn.

8 Hoàng Khắc Nam (2017), Lý thuyết quan hệ quốc tế, NXB Hà Nội.

Trang 10

triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tếquốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tếtrong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác.9

2.1.2 Các lĩnh vực hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hiện nay, hội nhập quốc tế của Việt Nam đang phát triển tích cực và đa chiềutrên nhiều lĩnh vực Đặc biệt, trong quan hệ hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tham giamạnh mẽ vào các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, RCEP, CPTPP, EVFTA,và UKVFTA Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tính đến tháng 9 năm 2023, Việt Namđã ký kết 17 hiệp định thương mại đa phương và hai hiệp định thương mại khu vực,đánh dấu bước tiến lớn trong nỗ lực hội nhập kinh tế toàn cầu Sự tham gia này khôngchỉ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn tăng cường khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Quan hệ ngoại giao của Việt Nam cũng được mở rộng đáng kể Việt Nam đã thiếtlập quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia và khu vực, trong đó có các nền kinh tếlớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU Sự mở rộng này được thực hiện thông quacác chuyến thăm cấp cao, các hiệp định hợp tác và đối thoại chiến lược Theo BộNgoại giao, sự hợp tác này không chỉ giúp Việt Nam thúc đẩy thương mại và đầu tư,mà còn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học - công nghệ vàvăn hóa Đồng thời, Việt Nam cũng đã nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trêntrường quốc tế qua việc tham gia vào các tổ chức như Liên Hợp Quốc, cũng như thamgia vào các cam kết và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và an ninh toàn cầu.

Trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuếquan và đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mạivà đầu tư Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2023, tổng giá trị vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã đạt khoảng 430 tỷ USD Các ngànhxuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử, nông sản và thuỷ sản đã có những bước pháttriển mạnh mẽ, giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 360 tỷ USD vàonăm 2023, tăng 18% so với năm trước Ngoài ra, Việt Nam còn thu hút vốn đầu tưnước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất sạch và năng lượng tái tạo, gópphần thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

9 Trần Anh Tuấn, “KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”, Bộ

Tư pháp, [14/05/2024]

Ngày đăng: 28/06/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w