1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 211,55 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, cũng có những lo ngạivề vấn đề đạo đức của AI khi AI phát triển tới cấp độ tự nhận thức, và liệu nó có thểgây hại tới cuộc sống con người hay không.Nếu phân loại AI dựa trên

Trang 1

MỤC LỤC

1.1 Lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo 1

1.2 Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo 2

1.3 Ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo 3

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG LĨNH VỰC Y TẾ 4 2.1 Phẫu thuật với sự hỗ trợ từ robot có công nghệ AI 4

2.2 Trợ lý y tá ảo 5

2.3 Hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng 5

2.4 Phân tích hình ảnh 6

2.5 Quản lý hồ sơ y tế và cơ sở dữ liệu 7

PHẦN 3: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 7 3.1 Thách thức 7

3.2 Giải pháp 8

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sức khỏe là nền tảng của thành tựu, sự hài lòng, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội Bên cạnh các vấn đề nghiêm trọng như biến đổi khí hậu và đói nghèo, sức khỏe của người dân chính là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu, tiêu tốn nhiều nguồn lực của các quốc gia Chủ đề sức khỏe càng quan trọng hơn khi được đặt trong bối cảnh thế giới đang bước vào một kỉ nguyên mới với những thay đổi mang tính cách mạng Trong đó, công cuộc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế trên toàn thế giới đóng vai trò động lực chủ đạo Chúng em lựa chọn nghiên cứu này nhằm giúp tìm hiểu, phân tích và làm rõ các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế, đánh giá thực trạng trí tuệ nhân tạo trong nền y học thế giới nói chung và nền y học Việt Nam nói riêng Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển lĩnh vực y tế gắn liền với AI.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đưa trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống, đặc biệt là lĩnh vực y tế; đồng thời tạo nguồn cảm hứng, khơi gợi hứng thú của lớp trẻ đặc biệt là sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển trong lĩnh vực này.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Tóm gọn trong việc phân tích các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế, nêu lên thực trạng trên thế giới hiện nay Từ đó nhìn nhận được những ưu điểm tích cực cũng như thách thức, rủi ro; đưa ra các giải pháp để hoàn thiện.

NỘI DUNG PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO - AI

1.1 Lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo

❖ 1950 - Thời điểm mà tất cả mọi thứ mới bắt đầu

Mặc dù khái niệm này đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ trước đó nhưng cho đến năm 1950, nhiều người vẫn chưa biết đến thuật ngữ này John McCarthy, người được biết đến với tư cách là người sáng lập trí tuệ nhân tạo đã đưa ra thuật ngữ về “Trí tuệ nhân tạo AI” vào những năm 1955.

McCarthy cùng với Alan Turing, Allen Newell, Herbert A Simon và Marvin Minsky được biết đến như những cha đẻ của AI Alan đã đưa ra gợi ý đầu tiên

về AI rằng: Nếu con người sử dụng thông tin có sẵn và tư duy lý trí, để giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định - thì tại sao việc này không thể được thực hiện với sự trợ giúp của máy móc?

Trang 3

❖ 1974 - Máy tính phát triển mạnh mẽ

Dần dần cùng với thời gian, làn sóng máy tính bắt đầu phát triển và bùng nổ mạnh mẽ Càng ngày, máy tính càng có tốc độ xử lý nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn và có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn Và đặc điểm quan trọng nhất chúng ta cần bàn đến ở đây là máy tính cũng có thể suy nghĩ trừu tượng, có

thể tự nhận thức và đạt được khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural

Language Processing)

❖ 1980 - Năm của AI

Vào năm 1980, nghiên cứu về AI đã bắt đầu trở lại với việc mở rộng quỹ đầu

tư và các công cụ thuật toán Với kỹ thuật Deep Learning, máy tính đã dần học được trải nghiệm của người dùng.

❖ 2000's - Cán mốc

Sau tất cả những nỗ lực và có cả thất bại, công nghệ này đã được thành lập thành công nhưng phải đến những năm 2000, chúng ta mới xem như đạt được các mục tiêu quan trọng về AI Vào thời điểm đó, AI đã phát triển mạnh, mặc

dù thiếu vốn đầu tư của chính phủ và sự chú ý của công chúng.

1.2 Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo

Nếu chia công nghệ AI theo chức năng, trí tuệ nhân tạo gồm 4 ngành chính: Công nghệ AI phản ứng, Công nghệ AI bộ nhớ giới hạn, Giả thuyết Trí tuệ nhân tạo và cuối cùng là Trí tuệ nhân tạo Tự nhận thức

❖ Công nghệ AI phản ứng

Đây là công nghệ AI có thể phân tích những động thái tác động lên nó và đưa ra phản hồi lại tác động một cách tối ưu Ví dụ tiêu biểu của công nghệ AI phản ứng

đó chính là trình chơi cờ tự động Những siêu máy tính hiện nay đã có thể chơi thắng được cả những kỳ thủ lừng danh, kiện tướng nhiều lần vô địch thế giới, chứng

tỏ sức mạnh không giới hạn của công nghệ AI trong tương lai

❖ Công nghệ AI bộ nhớ giới hạn

Đây là công nghệ có khả năng sử dụng những kinh nghiệm đã được “học tập” để đưa ra dự đoán và cuối cùng là đưa đến những quyết định, phản hồi khi gặp tình huống mới trong tương lai Xe không người lái là đại diện tiêu biểu của công nghệ

AI này Với hệ thống cảm biến được gắn quanh xe giúp máy tính trong xe thu thập

dữ liệu về vật cản xung quanh xe, từ đó chủ động tăng/giảm tốc độ, điều chỉnh hướng lái,… phù hợp nhất

❖ Giả thuyết Trí tuệ nhân tạo

“Giả thuyết AI” đề xuất để hiểu các thực thể trên phạm vi rộng mà chúng xử lý Quan trọng là, ‘sự hiểu biết’ này cũng sẽ bao gồm cảm xúc, hệ thống niềm tin và

Trang 4

mô hình tư duy Các nhà công nghệ và nhà nghiên cứu cố gắng làm cho máy móc hiểu con người hơn và học hỏi từ các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của họ

❖ Trí tuệ nhân tạo Tự nhận thức

Đây là cấp độ phát triển cao nhất của AI, nơi mà các hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ có thế tự nhận thức đến mức độ mà chúng tự có ý thức về “bản thân” Hiện tại, AI tự nhận thức mới chỉ tồn tại dưới dạng ý tưởng Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại

về vấn đề đạo đức của AI khi AI phát triển tới cấp độ tự nhận thức, và liệu nó có thể gây hại tới cuộc sống con người hay không

Nếu phân loại AI dựa trên công nghệ, trí tuệ nhân tạo được phân loại thành Trí tuệ nhân tạo hẹp (ANI), Trí tuệ nhân tạo chung (AGI) và Siêu trí tuệ nhân tạo (ASI)

❖ Trí tuệ nhân tạo hẹp

ANI là loại AI đang được áp dụng phổ biến nhất trong thời đại hiện nay ANI sử dụng dữ liệu đã được đào tạo từ ban đầu cùng những kinh nghiệm học hỏi từ các sự kiện trước đó Nó hoạt động theo một tập hợp các ràng buộc giới hạn và được xác định trước

❖ Trí tuệ nhân tạo chung

AGI là công nghệ trí tuệ nhân tạo khá gần bộ não con người, với việc bắt chước cách bộ não con người hoạt động, đặc biệt là khả năng thực hiện các cảm xúc Loại

AI này vẫn đang được phát triển, với mục tiêu trong tương lai là có thể tạo kết nối trên các miền trí tuệ khác nhau một cách độc lập

❖ Siêu trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của ASI nhân tạo có thể sẽ đánh dấu đỉnh cao của nghiên cứu AI, vì AGI sẽ trở thành hình thức thông minh có khả năng nhất trên trái đất ASI, ngoài việc tái tạo trí thông minh đa diện của con người, sẽ cực kỳ tốt hơn trong mọi việc

họ làm vì bộ nhớ lớn hơn nhiều, xử lý và phân tích dữ liệu nhanh hơn và khả năng

ra quyết định Sự phát triển của AGI và ASI sẽ dẫn đến một kịch bản phổ biến nhất được gọi là điểm kỳ dị Và trong khi tiềm năng có những cỗ máy mạnh mẽ như vậy theo ý của chúng ta có vẻ hấp dẫn, những cỗ máy này cũng có thể đe dọa sự tồn tại của chúng ta hoặc ít nhất là cách sống của chúng ta

1.3 Ưu và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo

1.3.1 Ưu điểm

❖ Trí thông minh

AI là một loại trí tuệ nhân tạo biểu hiện trí tuệ thông qua máy móc Chúng có khả năng biểu đạt mọi suy nghĩ, hành động, nhận thức như một con người thực sự Sau khi trải qua hàng loạt các quá trình nghiên cứu và phát triển, trí tuệ nhân tạo có thể sánh ngang với con người Trong một lĩnh vực nào đó, chúng có khả năng bắt chước và thực hiện lại một cách thành thạo Ngay từ năm 1997 đại kiện tướng cờ

Trang 5

vua người Nga - Garry Kasparov đã thu dưới “tay” của Deep Blue Sự kiện này đã khiến cả giới chơi cờ lẫn thế giới chấn động

❖ Tự động hóa

Con người luôn phải làm tất cả mọi việc từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, không đâu là dấu ấn của con người Tuy nhiên, khi AI xuất hiện lại hoàn toàn khác Trí tuệ nhân tạo có thể được “học tập” một lĩnh vực như đã lập trình Sau đó, nó có thể tự điều hành mọi công việc AI điều khiển các robot, người máy khác làm việc

mà không cần sự điều hành của con người Mọi thứ đều được tự động hóa

❖ Tính nhanh chóng và chuẩn xác

Một trong những ưu điểm của AI là tự động hóa Đi kèm với tự động hóa chính là

sự nhanh nhạy Nhờ vào những lập trình sẵn có của mình, trí tuệ nhân tạo có khả năng điều khiển các người máy khác làm việc một cách nhanh chóng và đảm bảo chính xác Bởi người máy thì không cần nghỉ ngơi như con người Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người

1.3.2 Nhược điểm

❖ Chi phí cao

Việc tạo ra trí tuệ nhân tạo đòi hỏi chi phí rất lớn với những loại máy móc phức tạp Việc sửa chữa và bảo trì cũng đòi hỏi chi phí cao Những chương trình cần được phân cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cho sự thay đổi của môi trường và những yêu cầu cải tiến máy móc Trong trường hợp có hỏng hóc nghiêm trọng, thủ tục khôi phục lại các mã và tái kích hoạt hệ thống cũng đòi hỏi một khoảng thời gian lớn và chi phí đắt đỏ

❖ Không sáng tạo

Một nhược điểm lớn của AI là không thể học cách suy nghĩ sáng tạo AI có khả năng học hỏi theo thời gian với dữ liệu được cung cấp trước và kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng không thể sáng tạo trong cách tiếp cận của nó Một ví dụ điển hình

là bot Quill, người có thể viết báo cáo thu nhập của Forbes Các báo cáo này chỉ chứa dữ liệu và sự kiện đã được cung cấp cho bot, nhưng nó thiếu sự tiếp xúc của con người như trong các bài báo khác của Forbes

❖ Thất nghiệp

Một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo là robot, đang thay thế việc làm và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp (trong một số trường hợp) Do đó, một số người cho rằng luôn có khả năng thất nghiệp do chatbot và robot thay thế con người

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG LĨNH VỰC

Y TẾ

Trang 6

2.1 Phẫu thuật với sự hỗ trợ từ robot có công nghệ AI

Một trong những ứng dụng quan trọng của AI đối với ngành y tế đó là sử dụng robot phẫu thuật để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tính chính xác, khả năng linh hoạt cao Cụ thể, robot được tích hợp cánh tay cơ học, máy ảnh và dụng cụ phẫu thuật thiết yếu, hỗ trợ bác sĩ thực hiện những thao tác phức tạp an toàn hơn

Theo đó, bác sĩ có thể ngồi máy tính và điều khiển cánh tay cơ học của robot từ xa Mỗi robot phẫu thuật đều được trang bị chế độ xem 3 chiều, phóng to vị trí phẫu thuật, giúp bác sĩ quan sát rõ hơn - kể cả ở những nơi mắt thường có thể bỏ sót Các robot thực hiện phẫu thuật sẽ kết hợp giữa việc nhận thức và thông tin từ những kinh nghiệm phẫu thuật thực tế để cải thiện kỹ năng phẫu thuật Để làm được điều này, các nhà khoa học đã tích hợp dữ liệu từ hồ sơ y tế cũ với số liệu hoạt động trong thời gian thực tế để cải thiện kết quả phẫu thuật Kỹ thuật này cũng giúp tăng cường độ chính xác cho dụng cụ phẫu thuật của bác sĩ và có thể giảm 21% thời gian nằm viện của bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật Những ca phẫu thuật được hỗ trợ bởi robot trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích như: ít biến chứng hơn, ít đau đớn hơn

và tốc độ hồi phục nhanh hơn

HIện nay, công nghệ phẫu thuật với Robot da Vinci là robot phẫu thuật tiên tiến cho phép các bác sĩ thực hiện một loạt các thủ tục phức tạp với sự linh hoạt và kiểm soát tốt hơn Robot da Vinci có chân tay với các dụng cụ phẫu thuật đi kèm cho phép các bác sĩ quan sát khu vực phẫu thuật qua hình ảnh độ nét cao, có thể thu phóng với hình ảnh 3D Điều này cho phép các bác sĩ phẫu thuật thực hiện thành công ca phẫu thuật với tỷ lệ thành công cao

2.2 Trợ lý y tá ảo

Theo Forbes, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa y tế theo nhiều cách và thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều từ các nhà đầu tư Một trong số đó là sự phát triển của các trợ lý y tá ảo giúp giảm số lượt bệnh nhân đến bệnh viện không cần thiết Đây được xem là vấn đề gây căng thẳng lớn cho các dịch vụ y tế trên toàn thế giới Hầu hết, các ứng dụng của trợ lý y tá ảo hiện nay cho phép bệnh nhân và nhân viên

y tế giao tiếp thường xuyên hơn giữa các lần thăm khám tại bệnh viện Thông qua giọng nói và AI, trợ lý y tá ảo có thể trả lời các câu hỏi, theo dõi, tương tác, hướng dẫn bệnh nhân, thực hiện các biện pháp chăm sóc Điều này giúp tiết kiệm cho ngành chăm sóc sức khỏe 20 tỷ USD mỗi năm, giúp công việc của các chuyên gia thêm phần hiệu quả và không phải lo lắng về việc thay thế nhân viên Trợ lý y tá ảo Care Angel còn có thể kiểm tra sức khỏe thông qua giọng nói và AI

2.3 Hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng

Trí tuệ nhân tạo AI thường được sử dụng chẩn đoán, phát hiện bệnh lý và xây dựng

cơ sở dữ liệu lâm sàng để nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến ung thư Các nhà khoa học tại Đại học Stanford, Mỹ đã thử nghiệm thuật toán AI để phát hiện ung thư da và kết quả cho thấy AI có thể thực hiện các thao tác mức độ chính xác như con người Đồng thời, hãng phần mềm AI của Đan Mạch

Trang 7

phát hiện một thuật toán phân tích nội dung người nói, giọng nói, âm thanh nền và phát hiện tim ngừng đập với tỷ lệ thành công 93% so với mức 73% khi con người thực hiện

Baidu Research gần đây thông báo kết quả của các thử nghiệm sớm về thuật toán học sâu chỉ ra rằng nó có thể làm tốt hơn con người trong việc xác định di căn ung thư vú Thủ tướng Anh Theresa May cho hay cuộc cách mạng AI sẽ giúp Cơ quan

Y tế Quốc gia Anh (NHS) dự báo những người đang có ung thư giai đoạn đầu vào năm 2033 Thuật toán kiểm tra hồ sơ y tế, thói quen, thông tin di truyền được gộp lại từ các tổ chức từ thiện y tế

2.4 Phân tích hình ảnh

Hiện tại, việc phân tích hình ảnh tốn rất nhiều thời gian của nhân viên y tế Song một nhóm nghiên cứu do Đại học MIT dẫn dắt vừa phát triển thuật toán máy học có khả năng phân tích bản scan 3D nhanh hơn 1.000 lần so với hiện thời Việc đánh giá tức thì như thế có thể giúp bác sĩ đang trong ca phẫu thuật có nguồn thông tin quan trọng

Công nghệ AI có thể cải thiện thế hệ công cụ X-quang kế tiếp mà không phụ thuộc vào các mẫu mô và hỗ trợ bệnh nhân tại những vùng sâu vùng xa Các công cụ AI

có thể hỗ trợ nhân viên y tế cung cấp dịch vụ nhanh chóng hơn, chẩn đoán các vấn

đề và phân tích dữ liệu thông qua hình ảnh để xác định xu hướng và thông tin gen di truyền có thể gây nguy hiểm cho một bệnh nhân nào đó Một số ứng dụng cụ thể:

❖ X - quang:

Sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong giải thích hình ảnh X-quang đã chứng minh khả năng hỗ trợ phát hiện các biến đổi nhỏ mà bác sĩ có thể bỏ sót Aidoc là một hệ thống Al đã tương tác hiệu quả với bác sĩ X-quang để nhận diện và đánh dấu các tình trạng cấp tỉnh trong hình ảnh CT, giúp giảm thời gian chăm sóc và quản lý bệnh nhân một cách hiệu quả Dữ liệu cho thấy Aidoc đã phân tích hơn 3 triệu hình ảnh, gửi hơn 880 nghìn thông báo và ưu tiên chữa trị cho hơn 580 nghìn trường hợp, tiết kiệm tới 3.5 triệu phút quay vòng Hơn nữa, trong việc phát hiện ung thư

vú, Al đã chỉ ra một độ nhạy ưu việt, với tỷ lệ phát hiện tăng đáng kể khi được hỗ trợ bởi Al

❖ Chụp cộng hưởng từ (MRI):

Năm 2022, công ty cổ phần công nghệ Hekate đã phát triển dự án hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh về não bằng công nghệ AI Dự án này giúp xác định mạch máu và bệnh phình, tắc mạch máu não từ ảnh chụp CT, MRI Các dữ liệu về hình ảnh bình thường bệnh lý sẽ được các kỹ sư AI trực quan hóa thông qua thư viện Matplotlib -một thư viện vẽ đồ thị cho ngôn ngữ lập trình python và phần mềm mở rộng numpy của nó Bên cạnh đó các kỹ sư cũng sử dụng thư viện NOMAI Từ đó, máy tính có thể nhận diện, phân loại và chẩn đoán qua các hình ảnh

❖ Siêu âm:

Trang 8

Thông qua siêu âm, AI có thể giúp chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, chẩn đoán các bệnh tim mạch như suy tim và bệnh van tim hoặc các bệnh về gan, thận,

và các cơ quan khác bằng cách phân tích hình ảnh siêu âm

❖ Các ứng dụng khác:

- Phân tích hình ảnh da: AI có thể giúp phát hiện sớm ung thư da

- Phân tích hình ảnh mắt: AI có thể giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh võng mạc đái tháo đường

- Phân tích dữ liệu y sinh: AI có thể giúp phân tích dữ liệu y sinh để phát hiện các mục tiêu thuốc mới và thiết kế các loại thuốc mới hiệu quả hơn

2.5 Quản lý hồ sơ y tế và cơ sở dữ liệu

Chăm sóc sức khỏe là một trong những biên giới dữ liệu lớn (Big data) tiếp theo cần được “thuần hóa” Dữ liệu quan trọng và giá trị có thể bị thất lạc trong kho dữ liệu khổng lồ, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la mỗi năm cho ngành Khó khăn từ việc kết nối các điểm dữ liệu quan trọng kìm hãm sự phát triển trong chẩn đoán chính xác cũng như nghiên cứu và tạo ra những loại thuốc, dược phẩm mới

Một số tổ chức trong lĩnh vực y tế - chăm sóc sức khỏe chuyển sang sử dụng AI để ngăn chặn tình trạng “xuất huyết” dữ liệu AI cho phép họ chia nhỏ, lưu trữ và kết nối dữ liệu cần thiết mà trước đó phải mất nhiều năm để xử lý Trí tuệ nhân tạo có thể tự động hóa những hoạt động liên quan đến quản lý dữ liệu như thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí khi thăm khám sức khỏe, đội ngũ y bác sĩ cũng dễ dàng thống kê, hệ thống tình trạng của từng bệnh nhân Một số ứng dụng tiêu biểu:

Một ví dụ về ứng dụng AI trong quản lý hồ sơ y tế và cơ sở dữ liệu đó là IBM Watson Health “Bác sĩ” IBM Watson đã cứu sống một bệnh nhân Nhật qua việc tìm ra chứng ung thư máu hiếm gặp trong khi các bác sĩ “bằng xương bằng thịt” đã

bó tay

Sau khi thu thập và phân tích hết các dữ liệu bệnh án (có thể duyệt cùng lúc 1,5 triệu bệnh án), các kết quả xét nghiệm cũng như các nghiên cứu trước đây trên toàn cầu, Watson đưa ra ý kiến và gợi ý phương hướng cứu chữa chỉ sau vài giây

Trong khuôn khổ của công trình nghiên cứu, IBM Watson và đội ngũ chuyên gia đã nhận được thông tin về bộ gen của bệnh nhân, đã xác định các gen bị đột biến và đọc các tài liệu y khoa để tìm hiểu xem những đột biến đó có xuất hiện trong các trường hợp bị bệnh ung thư khác hay không Kết quả là các bác sĩ mất 160 giờ để đưa ra phác đồ điều trị, trong khi IBM Watson chỉ cần có 10 phút

PHẦN 3: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Thách thức

❖ Dữ liệu

Thiếu dữ liệu y tế chất lượng cao: Việc phát triển và triển khai các ứng dụng AI hiệu quả đòi hỏi lượng dữ liệu y tế lớn và đa dạng Tuy nhiên, dữ liệu y tế thường bị

Trang 9

phân tán, thiếu tiêu chuẩn hóa và bảo mật, cũng như việc chia sẻ các dữ liệu còn hạn chế

❖ Khả năng giải thích

Các hệ thống AI thường hoạt động như "hộp đen", khiến việc giải thích các quyết định của chúng trở nên khó khăn Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của bác

sĩ và bệnh nhân vào các hệ thống AI

❖ Chi phí

Phát triển, triển khai các hệ thống, chương trình bằng trí tuệ nhân tạo AI để ứng dụng rất tốn kém

❖ Vấn đề đạo đức

Trí tuệ nhân tạo AI là một ngành liên quan tới máy tính vì vậy không thể không tránh khỏi các việc liên quan đến những hành vi trái với đạo đức như: Đánh cắp dữ liệu, đánh tráo chuẩn đoán hay tính bảo mật của thông tin cá nhân bị lọt ra ngoài, nhằm lợi dụng, mang lợi ích cá nhân và làm mất tính công bằng, minh bạch

❖ Thiếu nhân lực

Để có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI cần đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên giỏi và

có đủ chuyên môn về AI để phát triển, triển khai và sử dụng các hệ thống AI trong lĩnh vực y tế

3.2 Giải pháp

AI tạo ra hiệu quả nhưng cũng đặt ra bài toán về tính pháp lý và đạo đức bác sĩ Đây

là vấn đề cần tính toán đến khi ứng dụng AI Để ứng dụng AI một cách hợp lý nên

có khung pháp lý riêng Có thể đề ra một số giải pháp như sau:

- Vấn đề về việc thu thập dữ liệu và bảo mật: cần chuẩn hóa các hoạt động y tế khi

số hóa dữ liệu để có được dữ liệu sạch và tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, sử dụng, chia sẻ dữ liệu, cùng với đó là bảo mật chặt chẽ các thông tin tránh các hành

vi sai trái thông qua cách xây dựng luật và quy định cụ thể về thu thập, sử dụng và bảo mật dữ liệu y tế, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích nghiên cứu và quyền riêng tư của bệnh nhân

- Trí tuệ nhân tạo AI là những chương trình hoặc các hệ thống vì vậy muốn ứng dụng và phát triển để có thể đáp ứng các nhu cầu của hiện tại thì cần cải tiến và cập nhật các hệ thống AI theo thời gian giúp các hệ thống phát triển, hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho bác sĩ và cả bệnh nhân

- Có thể cắt giảm chi phí đầu tư phát triển thông qua việc liên kết khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức y tế, các công ty công nghệ và các nhà nghiên cứu AI để chia

sẻ chi phí và nguồn lực, tạo ra các nền tảng chung để chia sẻ dữ liệu và các mô hình

AI, tận dụng các dữ liệu mở, bên cạnh đó về phía nhà nước cũng cần tạo ra các chính sách hỗ trợ việc phát triển, cung cấp các ưu đãi thuế và tài trợ cho các công ty đầu tư vào AI y tế nhằm phát triển và mở rộng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở khắp mọi nơi

Trang 10

- Đề ra các quy định nghiêm ngặt như tính minh bạch, công nghệ deepfake và trách nhiệm giải trình của các hệ thống, tham khảo ý kiến của các chuyên gia đạo đức học trong quá trình phát triển và ứng dụng AI trong y tế và thông qua các cách như sử dụng Blockchain để lưu trữ dữ liệu y tế một cách an toàn và bảo mật, sử dụng federated learning cho các hệ thống AI được đào tạo trên dữ liệu cục bộ mà không cần chia sẻ dữ liệu với nhau hoặc sử dụng differential privacy giúp bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu cá nhân trong quá trình đào tạo mô hình AI,… Cùng với đó là các hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc sử dụng AI trong y tế an toàn và có lợi cho tất cả mọi người

- Tạo ra các chương trình đào tạo chuyên biệt nhằm tạo điều kiện tiếp cận: Các trường đại học và cơ sở đào tạo cần phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu

về AI y tế Các chương trình này cần kết hợp kiến thức về y tế, khoa học máy tính,

và kỹ năng mềm Bên cạnh đó cần có các chương trình hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực AI y tế để thu hút các nhà khoa học và kỹ sư tài năng tham gia vào lĩnh vực này Ngoài ra cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực AI y tế để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nguồn nhân lực

KẾT LUẬN

Trí tuệ nhân tạo AI là một lĩnh vực khoa học máy tính liên quan đến việc thiết kế hệ thống hoặc chương trình máy tính có khả năng tự động hóa các nhiệm vụ thông minh giống con người Hiện nay, trí tuệ nhân tạo AI đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi trên toàn thế giới có thể gọi đây là một xu hướng, nó có thể ứng dụng ở mọi lĩnh vực khác nhau nhưng đặc biệt không thể bỏ qua đó là y tế, một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của con người

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong lĩnh vực y tế đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành này như cải thiện hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế, cá nhân hóa việc điều trị, giảm chi phí y tế, điều trị, chẩn đoán bệnh nhanh chóng, Nhưng bên cạnh đó ta cúng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách ví dụ như liên quan tới các vấn đề dữ liệu, chi phí, kỹ thuật, Những khó khăn ấy cần được giải quyết để đảm bảo việc sử dụng AI trong y tế an toàn, hiệu quả và đạo đức Để khắc phục những khó khăn đó cần có sự nỗ lực chung của tất cả chúng ta Với những nỗ lực chung,

AI có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người

Ngày đăng: 28/06/2024, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w