Khái niệm NHTW
Ngân hàng trung ương (tên tiếng anh là Central Bank) là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền trung ương, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu tránh nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.
Lịch sử hình thành
Sự ra đời của NHTW trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành NH sơ khai (từ 3500 – 1800 tr.CN)
- Giai đoạn hình thành NHTW (từ V đến XVIII)
- Giai đoạn phân hóa hệ thống NHTW (từ XVIII đến XX)
- Giai đoạn hình thành NHTW (đầu thế kỉ XX đến nay)
Sự ra đời của NHTW là kết quả của quá trình lịch sử phát triển và phân hóa trong hệ thống ngân hàng.
Vị trí pháp lý
Vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương được thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, luật ngân hàng trung ương hoặc những quy định khác do các cơ quan pháp luật quốc gia ban hành Những văn bản này quy định quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng trung ương, cũng như quản lý và giám sát hoạt động của nó.
Mô hình của NHTW
Hiện nay trên thế giới có hai mô hình Ngân hàng Trung ương tồn tại phổ biến nhất, đó là: Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ. a
Ngân hàng Trung ương trực thu ộ c Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW thuộc cơ cấu bộ máy của Chính phủ, chịu sự điều hành trực tiếp từ Chính phủ Như vậy, Chính phủ có quyền can thiệp rất lớn, trên các lĩnh vực của NHTW như phương diện tổ chức, điều hành và các hoạt động thực hiện Chính sách tiền tệ Quốc gia
NHTW được coi như công cụ của Chính phủ trong việc kiểm soát và điều tiết giá trị của đồng tiền và vận động các nguồn tài chính trong nền kinh tế Mô hình này được xác định dựa trên cơ sở: Chính phủ là cơ quan hành pháp, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế Vì thế, Chính phủ phải nắm trong tay các công cụ kinh tế vĩ mô để sử dụng nó một cách đồng bộ và phối hợp các công cụ nhằm vận hành nền kinh tế một cách có hiệu quả Bản chất của mô hình này đó là Chính phủ điều hành NHTW và thông qua NHTW tác động đến Chính sách tiền tệ Quốc gia Tiêu biểu cho mô hình này là NHTW ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam b
Ngân hàng Trung ương độc lập v ớ i Chính ph ủ
Là mô hình mà Ngân hàng Trung ương được tổ chức, chỉ đạo trực tiếp từ Quốc hội, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Quốc hội và độc lập với Chính phủ trong điều hành chính sách tiền tệ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong cơ cấu bộ máy của Chính phủ, không chịu điều tiết và quản lý của Chính phủ Do đó, Chính phủ không có quyền can thiệp vào sự vận hành của NHTW Tuy nhiên, ban lãnh đạo của NHTW là do Tổng thống hay Thủ tướng bổ nhiệm, chính quyền không được phép phế truất thống đốc
Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ thường được thiết lập ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nga.
Mô hình này được thiết lập tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính nhân sự Nó có các mục tiêu và các công cụ chính sách tiền tệ không chịu sự quản lý của Chính phủ, có thể hoàn toàn tự do thực hiện các chính sách tiền tệ mà không chịu áp lực chính trị hay chi tiêu ngân sách.
Tuy nhiên, mô hình này còn tồn tại một số những thách thức như khó khăn trong việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khi mà Chính phủ và NHTW có những mục tiêu khác nhau.
Chức năng của NHTW
a Chức năng phát hành tiền tệ và điều tiết sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế Đây được coi là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTW Bởi, đây là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện chức năng này tại phần lớn các quốc gia Ngân hàng trung ương đơn vị độc quyền phát hành tiền mặt (gồm tiền giấy và tiền kim loại).
Việc thực hiện chức năng này của NHTW có ảnh hưởng lớn đến tình hình tiền tệ của mỗi quốc gia và các lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội Ngân hàng Trung ương cung ứng tiền vào nền kinh tế thông qua nhiều kênh như kênh tín dụng với Chính phủ, hệ thống ngân hàng trung gian, Ngoài ra NHTW còn có thể phát hành tiền để cho vay, bình ổn giá và thị trường theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo hợp lý để không gây ra lạm phát.
Phát hành tiền là chức năng quan trọng nhất của NHTW b Ngân hàng của các ngân hàng
NHTW thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng trung gian, đó là:
- Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian: Với hình thức là tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian được yêu cầu phải gửi lại nhằm đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng của họ Còn tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian cần gửi thường xuyên với mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán, và đảm bảo nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhà nước và chi trả cho các ngân hàng thương mại khác
- Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian bằng việc tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn Nói cách khác, đây là một hình thức cấp vốn cho ngân hàng trung gian trong việc mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng nhà nước đóng vai trò bảo vệ các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản Bên cạnh đó, cơ quan này còn là trung tâm thanh toán, bù trừ tiết kiệm chi phí thanh toán và luân chuyển vốn cho các ngân hàng và nền kinh tế.
- Trung gian thanh toán giữa các ngân hàng thương mại: NHTW được coi là trung tâm tín dụng của toàn bộ nền kinh tế và là trung gian thanh toán giữa các NHTM. c Ngân hàng của chính phủ
Ngân hàng trung ương có nghĩa vụ trong việc quản lý tiền tệ của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ cho Chính phủ, đại diện và tư vấn tài chính, cụ thể:
- Làm nhiệm vụ thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước thông qua các công cụ tài chính như trái phiếu, tín phiếu,
- Thực hiện quản lý dự trữ quốc gia và đảm bảo cho việc dữ trữ luôn cân bằng và không bị xuống đến mức tối thiểu.
- Thực hiện cấp tín dụng cho Chính phủ. d Vai trò quản lý nhà nước
- Ngân hàng có trách nhiệm xây dựng và thực thi CSTT quốc gia
+ HNTW xây dựng và thực thi CSTT nhằm điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô
+ Tác động của CSTT đến nền kinh tế được truyền tải qua các kênh: kênh lãi suất, kênh giá tài sản và kênh tín dụng
- Thanh tra giám sát ngân hàng
+ Đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống NH
+ Bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả giữa các NH
- Quản lý dự trữ ngoại hối
Nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương
Nhiệm vụ của NHTW là đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính quốc gia Dưới đây là những nhiệm vụ quan trọng mà NHTW thường được phân định trong hầu hết các quốc gia:
- Quản lý tiền tệ: NHTW quản lý và điều chỉnh chính sách tiền tệ, bao gồm việc quyết định về lãi suất, tỷ giá, cung và cầu tiền tệ Mục tiêu chính là đảm bảo sự ổn định giá và tăng trưởng kinh tế bền vững
- Quản lý thông qua lãi suất: NHTW sử dụng chính sách lãi suất để điều chỉnh việc vay, đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế Việc điều chỉnh lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự tín nhiệm của ngân hàng thương mại
- Quản lý tỷ giá hối đoái: NHTW có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá hối đoái Việc điều chỉnh tỷ giá có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, cạnh tranh và tình hình kinh tế quốc gia
- Quản lý dự trữ ngoại tệ: NHTW quản lý dự trữ ngoại tệ của quốc gia, nhằm đảm bảo có đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và duy trì sự ổn định tài chính quốc gia
- Giám sát hệ thống ngân hàng: NHTW có nhiệm vụ giám sát và điều hành các hoạt động của ngành ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng Điều này bao gồm việc quản lý rủi ro, yêu cầu vốn, đảm bảo tuân thủ quy định và tăng cường sự minh bạch trong các hoạt động ngân hàng
- Cung cấp dịch vụ thanh toán và tài trợ: NHTW thường cung cấp dịch vụ thanh toán quốc gia, như phát hành tiền mặt, quản lý hệ thống thanh toán và quản lý dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại Ngoài ra, NHTW có thể cung cấp tài trợ cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác khi cần thiết
- Định hướng chính sách kinh tế: NHTW có thể chịu trách nhiệm định hướng và đưa ra chính sách kinh tế quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, giảm thiểu biến động và ổn định kinh tế Những nhiệm vụ trên đề cập đến những chức năng chung của Ngân hàng trung ương, tuy nhiên, phạm vi và trọng điểm nhiệm vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia.
Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương
Tính độc lập đã trở thành một trong những đặc trưng được thừa nhận rộng rãi để đảm bảo các NHTW hoạt động một cách nhất quán, hiệu quả để đạt được các mục tiêu phù hợp mà không chịu tác động của các yếu tố chính trị.
Tính độc lập thường được đề cập tới vị thế độc lập của NHTW so với Chính phủ ở các nội dung sau: a Độc lập trong thiết lập mục tiêu hoạt độn g
Tính độc lập về mục tiêu là việc trao cho ngân hàng trung ương quyền quyết định các mục tiêu kinh doanh của mình từ một số mục tiêu luật định Mức độ này được coi là mức độ độc lập cao nhất mà NHTW có thể có mà ví dụ điển hình Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED Tuy nhiên, đây cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất, vì nó đòi hỏi NHTW phải có uy tín cao và năng lực thực thi rất tốt thì mới có thể biến mục tiêu thành hiện thực, nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT thắt chặt Bên cạnh đó, cấp độ độc lập tự chủ này cũng đòi hỏi NHTW có khả năng dự báo chuẩn xác trên cơ sở các thống kê kinh tế - tài chính. b
Độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động Đây là mức độ độc lập mà hoạt động của NHTW có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ở cấp độ này này, NHTW cũng được trao trách nhiệm quyết định CSTT và chế độ tỷ giá Tuy nhiên, khác với cấp độ độc lập về mục tiêu, trong cấp độ độc lập về xây dựng chỉ tiêu hoạt động, luật quy định cụ thể một mục tiêu hoạt động chủ yếu của NHTW
Ví dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTW Châu Âu (ECB) quy định, mục tiêu hoạt động hàng đầu của ngân hàng này là “duy trì sự ổn định giá cả” và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động Với cấp độ độc lập tự chủ này, việc thay đổi mục tiêu duy nhất đòi hỏi phải sửa đổi Luật NHTW. c Độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành
Với mô hình này, chính phủ hoặc quốc hội quyết định chỉ tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTW Khi quyết định được thông qua, NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành CSTT phù hợp nhất
Bởi sự không hoàn hảo của thông tin kinh tế cần đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo trong cách tiếp cận, cùng với các đặc điểm kỹ thuật của thị trường tài chính cho thấy cần cân nhắc lựa chọn công cụ nào là tối ưu nhất Vì thế nó nên thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Trung ương, nơi có chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu sâu rộng để đưa ra các quyết định cho vấn đề này
Tiêu biểu cho cấp độ độc lập tự chủ này là Ngân hàng Dự trữ (NHDT) New Zealand và Ngân hàng Canada Nói cách khác, NHTW được trao đủ thẩm quyền để lựa chọn các công cụ điều hành một cách linh hoạt và phù hợp nhất nhằm đạt được các chỉ tiêu đã được thoả thuận giữa chính phủ/quốc hội với NHTW. d Độc lập tự chủ hạn chế Đây là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó chính phủ là nơi quyết định chính sách (cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi các chính sách tiền tệ Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Độc lập tự chủ hạn chế cũng chính là trường hợp của NHNN ViệtNam hiện nay và trên thực tế thì mức độ độc lập tự chủ này đã từ lâu bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập.
Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW tại Pháp và đánh giá thực trạng dưới góc nhìn đa chiều
Giới thiệu về NHTW Pháp
- Khái niệm: Ngân hàng trung ương Pháp là Banque de France (BDF), được thành lập vào năm 1800 và có trụ sở chính tại Paris BDF có nhiệm vụ quản lý hệ thống tiền tệ, lãi suất, thanh toán quốc tế và các hoạt động của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) BDF cũng là ngân hàng của chính phủ Pháp và là ngân hàng đầu tiên của các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) BDF có một văn phòng đại diện tại Singapore, được mở vào đầu năm 2020.
- Thống đốc ngõn hàng trung ương Phỏp: Franỗois Villeroy de Galhau
+ Chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và tài chính của Pháp
+ Là thành viên của Eurosystem, hệ thống quản lý tiền tệ cho khu vực đồng euro.
+ Giai đoạn 1800-1806: Banque de France trở thành một tổ chức công cộng
Banque de France được thành lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1800 bởi một nhóm chủ ngân hàng theo sự xúi giục của Lãnh sự thứ nhất, Napoléon Bonaparte Là một công ty tư nhân nhưng là một “ngân hàng đại chúng”, sứ mệnh của nó là phát hành các giấy bạc trả ngay và cho người cầm giữ, để đổi lấy khoản chiết khấu trên thương phiếu Năm 1803, nó giành được đặc quyền phát hành cho Paris: đây là bước đầu tiên hướng tới độc quyền phát hành và tạo ra tờ tiền đầu tiên, “1000 franc Mầm” Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1805, quy chế của nó đã được sửa đổi: Banque de France lúc này do một thống đốc đứng đầu và hai phó thống đốc do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm.
+ Giai đoạn 1806-1870: Tại trung tâm sức sống thương mại và công nghiệp của
Vào nửa đầu thế kỷ 19, Banque de France dần dần mở rộng mạng lưới bằng cách mở quầy giao dịch ở các tỉnh Nó phải đối mặt với những biến động chính trị của các cuộc cách mạng năm 1830 và 1848 Năm 1848, nó giành được độc quyền phát hành trên toàn lãnh thổ: các ngân hàng cấp tỉnh được sáp nhập để trở thành chi nhánh Trong cuộc chiến tranh năm 1870, nó đóng vai trò hàng đầu trong việc cung cấp cứu trợ cho Kho bạc và viện trợ đáng kể cho các ngân hàng và thương mại.
+ Giai đoạn từ 1870-1914: Phát triển hoạt động và gắn kết với Nhà nước
Chiến tranh năm 1870 và sau đó là Công xã Paris đã làm gián đoạn hoạt động của Banque de France, tuy nhiên ngân hàng này vẫn cố gắng bảo vệ số dư tiền mặt của mình Trong những năm sau đó, các ngành nghề trở nên rõ ràng hơn, với sự hợp tác ngày càng tăng giữa Kho bạc và Ngân hàng Pháp: tập trung nguồn thu nhà nước, vận chuyển tiền tệ phân chia, quan sát tình hình kinh tế, v.v Trước Thế chiến thứ nhất, Ngân hàng Pháp đã xây dựng kho dự trữ kim loại lớn để chuẩn bị cho cuộc xung đột.
+ Giai đoạn 1914-1918: Đóng góp cho nỗ lực chiến tranh
Trong Thế chiến thứ nhất, mối quan hệ giữa Nhà nước và Ngân hàng Pháp rất chặt chẽ: Ngân hàng Trung ương Pháp hỗ trợ phát hành các khoản vay liên tiếp bằng trái phiếu quốc phòng Nhờ có mạng lưới chi nhánh, Banque de France tham gia tích cực vào chiến dịch do Chính phủ phát động nhằm thu thập số vàng tích trữ của các cá nhân Những sứ mệnh này củng cố hình ảnh của nó và củng cố bền vững vị thế của nó với tư cách là một ngân hàng trung ương.
+ Giai đoạn 1939-1945: Từ chiếm đóng đến quốc hữu hóa
Năm 1936, Banque de France được ban hành các đạo luật mới đặt Hội đồng chung của nó dưới sự kiểm soát của Nhà nước Trước thềm chiến tranh, số vàng do Banque de France nắm giữ, cả ở Paris và các chi nhánh, đã được gửi ra nước ngoài Khi quân Đức tiến vào thủ đô, Ngân hàng Pháp bận rộn và phải đảm bảo thanh toán tiền bồi thường chiến tranh.
Vào thời Giải phóng, Banque de France bị quốc hữu hóa theo luật ngày 2 tháng 12 năm 1945 Nó tích cực tham gia vào chính sách tái thiết và hợp tác với các ngân hàng trung ương khác Trong những năm sau đó, nó cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng tiền tệ châu Âu.
+ Giai đoạn 1999-2002: Tích hợp hệ thống châu Âu và chuyển đổi từ đồng franc sang đồng euro
Là nhân tố chủ chốt trong quá trình hiện đại hóa cơ cấu kinh tế của Pháp và Châu Âu, Banque de France được đảm bảo bởi luật ngày 4 tháng 8 năm 1993 sự độc lập của nó trong việc thực hiện sứ mệnh xác định và thực thi chính sách tiền tệ Là thành viên của Hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ESCB) năm 1998, đây là một trong những cổ đông chính của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Nó gia nhập Hệ thống châu Âu với sự ra đời của đồng euro vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 Do đó, nó tham gia quản lý đồng tiền chung cho hơn 300 triệu người châu Âu.
+ Ngày nay: Một tổ chức độc lập và đáng tin cậy phục vụ người Pháp và người châu Âu
Trụ cột của Hệ thống châu Âu của Pháp, Banque de France đảm bảo chiến lược tiền tệ và ổn định tài chính, đồng thời đảm bảo các dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế và xã hội Với hơn 200 năm lịch sử, nó nắm bắt được những thách thức và kế hoạch đương đại cho tương lai.
Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW tại Pháp
a Vị trí pháp lý của NHTW Pháp
- Ngân hàng trung ương Pháp, được gọi là Banque de France,là một tổ chức có vị trí pháp lý đặc biệt trong hệ thống tài chính của Pháp Vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương Pháp được quy định trong Luật Ngân hàng và Tài chính công cộng của nước này.
- Theo Luật Ngân hàng và Tài chính công cộng, Banque de France được công nhận là ngân hàng trung ương của Pháp và có trách nhiệm thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng Ngân hàng trung ương Pháp có quyền phát hành tiền tệ và quản lý chính sách tiền tệ của quốc gia Nó cũng có trách nhiệm duy trì ổn định tài chính và tiền tệ của Pháp.
- Vị trí pháp lý của Banque de France cũng được thể hiện qua việc nó là một tổ chức độc lập và không phụ thuộc vào chính phủ Ngân hàng trung ương Pháp có quyền tự quyết định về chính sách tiền tệ và tài chính của mình, đồng thời phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ưong Châu Âu.
- Ngoài ra, Banque de France cũng có trách nhiêm giám sát và quản lý các hoạt động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác trong hệ thống tài chính của Pháp Ngân hàng trung ương Pháp cũng tham gia vào các hoạt động quốc tế và hợp tác với các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu.
=> Tóm lại vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương Pháp là rất quan trọng và định đoạt vai trò của nó trong hệ thống tài chính và tiền tệ của quốc gia. b Mô hình tổ chức của NHTW Pháp
Ngân hàng trung ương Pháp (Banque de France) có mô hình tổ chức gồm các cơ quan và bộ phận chính sau:
1 Hội đồng quản trị (Board of Directors): Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định chính của Ngân hàng trung ương Pháp Hội đồng này bao gồm Thống đốc Ngân hàng trung ương, Phó Thống đốc và các thành viên khác được bổ nhiệm bởi Chính phủ Pháp.
2 Ban điểu hành (Executive Board): Ban điểu hành là cơ quan quản lý hàng ngày của
Ngân hàng trung ương Pháp Ban này bao gồm Thống đốc, Phó Thống đốc và các thành viên khác.Ban điều hành có trách nhiệm thực hiện các chính sách tiến tệ và quản lý hoạt động của Ngân hàng.
3 Các phân ban chức năng: Ngân hàng trung ương Pháp có các phân ban chức năng chịu trách nhiệm về các lĩnh vực cụ thể như chính sách tiền tệ, quản lý ngân hàng, quản lý tài chính và quản lý rủi ro Các phân ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp cụ thể trong lĩnh vực của mình.
4 Các chi nhánh và đại diện: Ngân hàng trung ương Pháp có mạng lưới các chi nhánh và đại diện trên khắp đất nước Cácchi nhánh này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động ngân hàng trung ương tại địa phương, như quản lý tiền mặt, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng thương mại và thực hiện chính sách tiền tệ.
5 Các ủy ban và hội đồng tư vấn: Ngân hàng trung ương Pháp cũng có các ủy ban và hội đồng tư vấn chuyên môn để cung cấp ý kiến và để xuất cho quyết định của Ngân hàng.
=> Mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương Pháp được thiết kế để đảm bảo sự độc lập và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý ngân hàng. c chức năng của NHTW Pháp
Ngân hàng Trung ương Pháp là một tổ chức độc lập về tài chính và hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội Pháp Đây là một cơ quan quan trọng đối với nền kinh tế Pháp Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cung tiền và lãi suất, phát hành tiền tệ, cung cấp dịch vụ thanh toán và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Chức năng của Ngân hàng Trung ương Pháp được quy định trong Luật Ngân hàng Trung ương Pháp năm 1993 Theo đó, Ngân hàng Trung ương Pháp có các chức năng chính sau:
- Thực hiện chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ương Pháp chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ của Liên minh châu Âu (EU) Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh cung tiền và lãi suất để đạt được mục tiêu ổn định giá cả.
1 Điều chỉnh lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất mà Banque de France tính cho các ngân hàng thương mại khi vay tiền Bằng cách điều chỉnh lãi suất cơ bản, Banque de France có thể tác động đến lãi suất mà các ngân hàng thương mại tính cho khách hàng của họ Điều này có thể ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Đánh giá thực trạng nêu trên của NHTW tại Pháp dưới góc nhìn đa chiều
- Chức Năng và Trách Nhiệm :
Banque de France được giao nhiều trách nhiệm quan trọng như phát hành tiền tệ, duy trì ổn định tài chính và tiền tệ của quốc gia Điều này là quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế.
Ngân hàng Trung ương Pháp không chỉ là một ngân hàng trung ương mà còn có các nhiệm vụ khác, bao gồm quản lý đồng tiền, quản lý dự trữ và tài khóa, đối ngoại và hỗ trợ doanh nghiệp Điều này tạo ra một nguồn thu nhập đa dạng và một cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Thách Thức: Việc giao cho ngân hàng trung ương nhiều chức năng quan trọng đồng thời có thể tạo ra áp lực và thách thức trong việc duy trì cân bằng giữa các mục tiêu khác nhau như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và việc duy trì độc lập tài chính.
- Độc Lập Tài Chính và Quyết Định:
NHTW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác
Mặt khác, theo quan điểm dân chủ cổ truyền của châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công chúng và phải được quyết định bởi quốc hội
- cơ quan đại diện cho quyền lực của toàn dân - chứ không phải một nhóm các nhà chính trị - chính phủ Chính vì vậy, NHTW do có vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chính phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát.
Tăng hiệu quả mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính.
Được trao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp, chỉ đạo từ chính phủ hay cơ quan liên quan khác: rõ ràng, cụ thẻ và thống nhất.
Quyết định trong việc thực thi các chính sách tiền tệ, nên: tăng tính chủ động và giảm độ trễ của CSTT
Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách
Tự chủ về tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự
Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch
Độc lập cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương phải đối mặt với trách nhiệm lớn và có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với các thách thức kinh tế và tài chính đặc biệt.
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ - do ngân hàng trung ương thực hiện và chính sách tài khóa do chính phủ chi phối để quản lí vĩ mô 1 cách hiệu quả.
Đôi khi, độc lập tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Pháp có thể tạo ra mâu thuẫn với các mục tiêu chính trị Có thể có sự căng thẳng giữa chính phủ và ngân hàng trung ương trong việc xác định các chính sách kinh tế và tiền tệ.
Nguy cơ xảy ra thất nghiệp cao.
- Giám Sát Hệ Thống Tài Chính:
Việc Banque de France tham gia giám sát và quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác là quan trọng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.
Loại trừ được các khe hở giám sát do tránh được tình trạng nhiều cơ quan giám sát giải thích và thực hiện cùng một quy định theo những hướng khác nhau, hoặc thậm chí là mâu thuẫn
Ngoài ra cho phép xác định và giám sát một cách đầy đủ các tổ chức chỉ cung cấp một số lượng hạn chế các dịch vụ tài chính, hoặc các tổ chức quá nhỏ để có thể giám sát thận trọng và không nhất thiết phải chịu sự giám sát theo cách truyền thống.
Việc giữ vai trò giám sát cần phải cân nhắc cẩn thận để tránh xung đột quyền lực và đảm bảo sự minh bạch và công bằng.
Phân biệt một hoạt động kinh doanh thuộc về cơ quan giám sát nào quản lý do tính đa dạng và đổi mới của sản phẩm; bất lợi cho các tổ chức tài chính khi cùng lúc chịu sự giám sát của nhiều cơ quan; khó khăn trong giám sát rủi ro hệ thống do thiếu thông tin đầy đủ, xuyên suốt về toàn bộ hoạt động của một tổ chức tài chính.
- Quy Định và Tuân Thủ Quốc Tế:
+ Ưu điểm: Việc Banque de France phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu là quan trọng để duy trì ổn định và tích hợp trong hệ thống tài chính toàn cầu.
+ Thách Thức: Sự ràng buộc này có thể giới hạn quyền tự quyết định của ngân hàng trung ương trong một số trường hợp.
Hợp tác quốc tế của Banque de France với các ngân hàng trung ương khác có thể mang lại lợi ích trong việc giải quyết thách thức toàn cầu.
Đề xuất, khuyến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam
Anon., không ngày tháng NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM [Trực tuyến] Available at: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/hdk/htqt/ qhvctctc/qhvimf? centerWidth%25&leftWidth %25&rightWidth=0%25&showFooterse&sh owHeaderse&_adf.ctrl-state=vgu1vg8ti_4&_afrLoop6706898859026466#
Giang, T N H., 2011 State Bank of VietNam [Trực tuyến]
Available at: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg? dDocName=SBV281401&filename(3169.doc
Available at: https://glints.com/vn/blog/chuc-nang-cua-ngan-hang-trung-uong/ L'histoire de la Banque de France, không ngày tháng Banque de France [Trực tuyến]
Available at: https://www.banque-france.fr/fr/banque-de-france/institution-ancree- histoire/histoire-banque-de-france
PGS, T L T T T., 2013 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP [Trực tuyến]
Available at: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid 7122
Tài chính nhà nước 03k35 - Đại học Kinh Tế TPHCM, không ngày tháng
Available at: https://luanvan.co/luan-van/de-tai-mo-hinh-ngan-hang-trung-uong-lien- he-voi-viet-nam-uu-nhuoc-diem-cua-mo-hinh-ngan-hang-trung-uong-viet-nam- 21480/
TCTC, 2009 BỘ TÀI CHÍNH [Trực tuyến]
Available at: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh? dDocName=BTC340475
ThS Lê Phương Lan, T Đ T B H., 2017 BỘ TÀI CHÍNH [Trực tuyến]
Available at: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM104037