1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập - Notephân Tích Công Tác Quản Lí Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Trà Ngọc Duy – Tp. Đà Lạt.pdf

39 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Công Tác Quản Lí Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Trà Ngọc Duy – Tp. Đà Lạt
Tác giả Võ Mai Trúc Phương
Người hướng dẫn Nguyễn Xuân Hoàng
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Bài Báo Cáo Thực Tập Thực Tế 2
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Bố cục của đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TRÀ NGỌC DUY (13)
    • 1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (13)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp (13)
    • 1.3. Loại hình của doanh nghiệp (16)
      • 1.3.1. Cơ cấu tổ chức (16)
      • 1.3.2. Xây dựng thương hiệu trà Atiso Ngọc Duy (17)
    • 1.4. Chiến lược và phương hướng phát triển của doanh nghiệp (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG (18)
    • 2.1. Tổng quan về kho của công ty (18)
      • 2.1.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật của kho (18)
      • 2.1.2. Các quy định quản lý kho (0)
    • 2.2. Quy trình nhập, xuất hàng trong kho của công ty (0)
      • 2.2.1. Quy trình nhập kho (0)
      • 2.2.2. Quy trình xuất kho (0)
    • 2.3. Một số rủi ro trong quá trình nhập, xuất hàng hóa của công ty (26)
    • 2.4. Các mặt hàng và phân loại quản lí hàng hóa trong kho của công ty (0)
      • 2.4.1. Các mặt hàng trong kho (26)
      • 2.4.2. Phân loại hàng hóa trong kho (29)
    • 2.5. Những cơ hội và thách thức trong công tác quản lí hàng hóa tại công ty (31)
      • 2.5.1. Các thách thức mà công ty phải đối mặt trong công tác quản lý hàng hóa (31)
      • 2.5.2. Cơ hội nâng cao hiệu suất để tối ứu hóa công tác quản lý hàng hóa (0)
    • 2.6. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hàng tồn kho trong công ty (34)
    • 2.7. Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động đến hàng tồn kho của công ty (35)
      • 2.7.1. Yếu tố khách quan (35)
      • 2.7.2. Yếu tố chủ quan (36)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG CÔNG TY (0)
    • 3.1.1. Điểm mạnh (36)
    • 3.1.2. Điểm yếu (38)
    • 3.2. Giải pháp quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Trà Ngọc Duy (38)
      • 3.2.1. Xác định mức tồn kho lý tưởng (38)
      • 3.2.2. Áp dụng phương pháp chu kỳ hóa hàng tồn kho...................................27 3.2.3. Ưu tiên hàng tồn kho dễ bán.........................Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Xác định và giải quyết nguyên nhân gây lãng phí. . .Error! Bookmark not defined (38)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể đề báo cáo thực tập này được hoàn thành một cách trọn vẹn nhất, trước hết em xingửi cảm ơn đến quý thầy,cô giáo trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đạihọc Đà Lạt

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích công tác quản lí hàng tồn kho và nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hàng tồn kho tại công ty TNHH Trà Ngọc Duy.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm phân tích quản lí nhập, xuất tồn hàng hóa và phân tích hiệu quả quản lí hàng tồn kho tại công ty.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, báo cáo thực tập được chia làm 3 phần:

Chương 1:Tìm hiểu khái quát về công ty TNHH Trà Ngọc Duy:

Chương 2:Thực tế công tác quản lí hàng tồn kho tại công ty TNHH Trà Ngọc Duy:

2Chương 3:Nhận xét về quản lí hàng tồn kho trong công ty TNHH Trà Ngọc Duy:

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TRÀ NGỌC DUY

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Tên quốc tế: NGOC DUY TEA LIMITED COMPANY

Tên viết tắt: NGOC DUY TEA CO., LTD

Mã số thuế: 5800466303 do sở KHĐT Lâm Đồng cấp ngày 25/10/2005 Địa chỉ: Số 73/17 Phan Chu Trinh, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Người đại diện: PHẠM NGUYỄN NGỌC DUY ( sinh năm 1977 - Lâm Đồng ) Điện thoại: 02633 549284- 026330991985

Mail:Trangocduy.co@gmail.com/

Website Chính thức: www:https://trangocduy.com/

Ngày hoạt động: 25-10-2005 quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh Lâm Đồng

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Đà Lạt, vùng đất nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước không chỉ vì là thiên đường du lịch mà còn bởi những sản phẩm từ nhiều sản phẩm như: rau, hoa, mứt và đặc biệt là Atiso Cây Atisô (tên khoa học là Cynara Scolymus l) là một lọai cây dược liệu quý được du nhập vào Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX Cây Atiso được coi như là đặc sản Đà Lạt, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn được coi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người trồng Sự kết hợp hòa quyện giữa những dược chất sẵn có với khí hậu, thổ nhưỡng Đà lạt đã cho ra đời một lọai dược phẩm quí giá có tính năng hết sức tuyệt vời, không chỉ là một món ăn đặc sản sang trọng, bổ dưỡng mà còn được chế biến thành các lọai sản phẩm dược liệu quí có công dụng chữa bệnh và bồi bổ rất tốt đối với sức khoẻ của con người như: mát gan, thông mật, lợi tiểu, chống suy dinh dưỡng, làm đẹp da mặt, chống lão hoá da…cùng nhiều công hiệu khác Người ta gọi Atiso là hoa hay rau đều được chúng vì có nhiều công dụng tuyệt vời, các bộ phận được sử dụng vào các mục đích khác nhau, được ví như thảo dược có tính mát, vị ngọt ngọt hơi nhận đắng, lành tính, nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người Vậy nên,người bản địa hay lấy hoa để nấu cùng các nguyên liệu khác để tẩm bổ, hoa còn chế biến thành trà uống hàng ngày

NGƯỜI PHỤ NỮ KHAI SINH RA TRÀ TÚI LỌC ATISO – BÀ NGUYỄN THỊ LỘC

Bà Nguyễn Thị Lộc – một người phụ nữ gốc Huế đã bỏ ngang công việc kế toán trưởng ở Xí nghiệp Liên hiệp Dược Lâm Đồng để làm trà túi lọc Atiso Nhiều người khi đó đã bảo bà gàn dở khi ôm cực vào thân Nhưng với niềm say mê với nghiên cứu cùng với máu kinh doanh, bà đã chứng minh điều bà lựa chọn là đúng bằng việc ký hợp đồng xuất khẩu đơn hàng trà túi lọc Atiso sang Đài Loan với mức giá cao gấp 4 lần giá bán ở thị trường nội địa, đánh dấu bước ngoặt khai sinh thương hiệu trà túi lọc Atiso Ngọc Duy.

Năm 1990, sau ba tháng nghỉ việc, ở nhà tự mày mò, nghiên cứu cách làm trà túi lọc Atiso, bà Lộc đã giới thiệu ra thị trường Đà Lạt trà túi lọc Atiso mang thương hiệu Ngọc Duy Ban đầu, người Đà Lạt không quen sử dụng, nhưng với lợi thế thuận tiện, vệ sinh, trà túi lọc Atiso đã dần khiến nhiều người tiêu dùng ưa chuộng Bà trở thành người tiên phong trong việc tìm ra một sản phẩm mới làm từ Atiso Trước khi quyết định ra làm trà bà đã có kinh nghiệm gần 20 năm làm việc tại Xí nghiệp Liên hiệp Dược Lâm Đồng Giai đoạn đó, Xí nghiệp nhận lệnh của UBND tỉnh là phải quan tâm sản xuất trà Atiso để cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và nhắm tới xuất khẩu

Dù làm ở lĩnh vực kế toán trưởng nhưng bà kiêm thêm nhiệm vụ theo dõi định mức trồng Atiso ở khu vực Thái Phiên (TP Đà Lạt).

Mỗi vụ thu hoạch, Xí nghiệp chỉ mua lá Atiso tươi để sản xuất thuốc viên, hoa Atiso để xuất khẩu, còn thân và rễ không thu mua do có vị đắng Nhìn hàng đống thân, rễ Atiso bỏ ngổn ngang, bà cảm thấy tiếc nuối, nên cứ suy nghĩ đắn đo mãi không lẽ cây dược liệu quý như vậy mà chỉ xài được lá và hoa thôi sao? Và bà đã nhờ các dược sĩ trong Xí nghiệp nghiên cứu giúp xem thân và rễ Atiso có tác dụng gì không Khi biết được chúng cũng có tác dụng không thua gì lá và hoa, bà đã bắt đầu nghĩ đến việc làm trà Lúc này trên thị trường đã có trà túi lọc Lipton, nên bà mới nghĩ đến việc bắt chước họ để làm trà túi lọc từ Atiso Do ban đầu còn mới mẻ nên mọi thứ đều làm bằng tay Bà phải đích thân xuống vườn Atiso ở Thái Phiên vác thân và rễ về nhà mày mò làm trà, mục tiêu đầu tiên là làm sao cho trà không bị đắng Thử nghiệm không biết bao nhiêu lần, sau 3 tháng sau thì thành công Nhưng khó khăn lại tiếp nối khi bà phải tìm khắp Đà Lạt, Sài Gòn để tìm được loại giấy gói trà ưng ý giống với loại giấy gói trà Lipton Cuối cùng, bà phải nhờ một người bạn định cư ở Canada bay sang Pháp mua gửi về Nhưng khó khăn chưa dừng lại ở đó, vào thời điểm năm 1990 công nghệ còn chưa phát triển, tất cả mọi thứ đều phải được làm thủ công, chưa có cơ hội được

4 tiếp cận với công nghệ nên việc làm hộp, làm bao rất khổ Bởi đó, việc tạo ra một sản phẩm hoàn thiện đưa đến cho người tiêu dùng với một người mới bắt đầu kinh doanh như bà là muôn trùng thử thách.

Thời gian đầu, khi trà túi lọc Atiso được hoàn thành thì hàng lại không bán được Lúc đó, người Đà Lạt chỉ quen dùng hoa Atiso sấy khô, không ai uống trà Atiso làm từ thân và rễ, mặc dù bà đã tận dụng hết các mối quen biết với các nhà thuốc tại TP.HCM và Đà Lạt để nhờ bán giúp Kết quả trà không bán được, họ cất chung với thuốc trong kho hóa chất nên lô hàng đầu tiên hỏng hết, bay sạch mười lăm triệu đồng vốn ban đầu.Thế là chồng của bà không cho làm nữa, bà cố gắng thuyết phục để thử vận may lần hai với cam kết nếu thất bại sẽ bỏ hết tất cả Rút kinh nghiệm lần trước, với số vốn hai mươi lăm triệu đồng mượn từ người chị, bà đầu tư bài bản hơn, lần này còn mời cả báo chí tham gia giới thiệu giúp Bà còn mạnh dạn sẽ cam kết thu mua thân và rễ Atiso cho người dân Cuối cùng mọi sự nỗ lực của bà cũng đã được đền đáp vì đã có được đơn hàng của một khách hàng Đài Loan với số lượng 15.000 hộp trà túi lọc Atiso, giá 10.000 đồng/hộp, cao gấp 4 lần giá bán ở thị trường nội địa Nhờ vậy bà mới trả được nợ cũ lẫn nợ mới và có vốn để tái sản xuất trà với thương hiệu Ngọc Duy (tên con trai đầu lòng của bà)

Giai đoạn đầu lúc làm sản phẩm này, ở Đà Lạt hầu như chưa có ai làm, mãi đến khi bà chuyển qua nghiên cứu làm hai, ba công đoạn từ mỏ hàn, dập tay và cuối cùng là đặt máy móc một cách bài bản để sản xuất thì các doanh nghiệp sản xuất trà Atiso ở Đà Lạt mới bắt đầu ra đời Khoảng năm 1997, có đến 52 đơn vị sản xuất nhỏ lẻ trà túi lọc Atiso Giai đoạn này mới thực sự là cuộc chiến giữa các doanh nghiệp về giá bán sản phẩm, chứ nguyên liệu thì không thiếu Cụ thể, thấy giá trị kinh tế tăng cao, người dân ngày càng trồng nhiều Atiso, và trong khi Ngọc Duy mua thân Atiso với giá 135.000 đồng/kg thì các cơ sở khác mua cọng với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg để trộn vào làm trà.

Hàng bán ra vì thế vàng thau lẫn lộn Ngọc Duy suýt phá sản vì cạnh tranh không lại về giá, hàng bán không được Song bà không thể giảm giá sản phẩm vì điều này đồng nghĩa với làm giảm uy tín của Ngọc Duy Cuối cùng bà đành phải chấp nhận bù lỗ cho các đại lý, hàng mới lưu thông trở lại Ở Sài Gòn bấy giờ, Ngọc Duy hầu như đã mất thị trường cũng vì lý do này Lúc đó, có một xí nghiệp dược đề nghị hợp tác, nhưng do không có người quản lý nên bà đã phải từ chối. Để sản phẩm đến được đến tay người tiêu dùng nhiều hơn nữa , công ty TNHH Trà

Ngọc Duy đã tìm cách tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại để cải tiến quy trình, đồng thời chăm chút cho nguồn nguyên liệu atiso nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Năm 1992, Ngọc Duy lại phát triển tiếp với dòng sản phẩm cao atiso dạng đặc và dành được sự tin tưởng tuyệt đối từ người tiêu dùng Đặc biệt, vào tháng 6 năm

2018, trong Đêm hội atiso Đà Lạt, Ngọc Duy đã cho ra mắt dòng sản phẩm mới “Cao nước Atiso Ngọc Duy” với chất lượng hàng đầu, tiện sử dụng với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe Qua công nghệ sản xuất ,quản lý chất lượng và chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý,các sản phẩm mang thương hiệu Ngọc Duy đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc cũng như xuất khẩu đi rất nhiều quốc gia khác trên thế giới Thị phần của công ty trong những năm vừa qua luôn chiếm khoảng 20% – 25% thị phần trong nước (các sản phẩm trà túi lọc) Với gần 33 năm trên thương trường, nhìn lại từ thời mới thành lập, Ngọc Duy chỉ là một cơ sở nhỏ, đến nay công ty đã có rất nhiều mặt hàng được bán trên toàn quốc và xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật, Mỹ, Canada, Đài Loan, Mông Cổ, Lào, Campuchia,

Loại hình của doanh nghiệp

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Trà Ngọc Duy

1.3.2 Xây dựng thương hiệu trà Atiso Ngọc Duy:

CÔNG TY TNHH TRÀ NGỌC DUY – TỰ HÀO LÀ NHÀ SẢN XUẤT ATISO ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Xuất hiện trên thị trường vào năm 1990, Công ty TNHH Trà Ngọc Duy là một trong những doanh nghiệp Việt Nam uy tín và lâu đời trong lĩnh vực sản xuất trà atiso và trà thảo dược Bằng phát minh trà atiso túi lọc đầu tiên của Bà Nguyễn Thị Lộc – hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Trà Ngọc Duy, Ngọc Duy đã tạo nên một làn sóng của sự đổi mới và sáng tạo khi đưa trà atiso túi lọc vào thị trường, thay thế cho cách dùng bông nấu nước uống, khai sinh một thế hệ trà Việt Nam vươn xa ra tầm thế giới.

Các sản phẩm của thương hiệu Ngọc Duy rất đa dạng và phong phú, từ các sản phẩm từ cây atiso – đặc trưng của Đà Lạt, cho đến các sản phẩm trà thảo dược khác cũng như các dòng sản phẩm sấy khô Điều làm nên sự khác biệt của thương hiệu Ngọc Duy chính là cái tâm trong nghề với một niềm đam mê mãnh liệt nhất để tạo ra những sản phẩm có hương vị chân thật nhất Chính vì vậy, tất cả các sản phẩm của Ngọc Duy đều mang trên mình sứ mệnh “Nâng tầm hương vị thật”, và đó là lí do mà Ngọc Duy đã được thị trường yêu thương và đón nhận.

Chiến lược và phương hướng phát triển của doanh nghiệp

Trở thành nhà cung cấp các sản phẩm từ Atiso, đặc sản của Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung, cũng như các sản phẩm thảo dược tốt cho sức khỏe Nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của người tiêu dùng với slogan “Atiso Ngọc Duy – nâng tầm vị thật” Chiến lược phát triển của công ty đã được đề ra như sau:

Xây dựng và giới thiệu rộng rãi dòng sản phẩm mới Cao Atisô bằng các phương thức tiếp cận trực tiếp (mời khách hàng dùng thử mẫu, phát hàng mẫu) và phương thức gián tiếp (quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, website, fanpage).

Lan tỏa thương hiệu Ngọc Duy ra khắp cả nước bằng việc phủ khắp ba miền Bắc Trung Nam với các chi nhánh Ngọc Duy, nhằm đưa thương hiệu Ngọc Duy hiện lên đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng khi nhắc đến các sản phẩm trà tốt cho sức khỏe. Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực năng động, trẻ trung, nhiệt huyết; mang đến một môi trường làm việc mà nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình để đóng góp vào thành tựu chung và cùng nhau đưa công ty vươn ra thế giới. Đạt được sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý và hệ thống phân phối thuộc hàng tốt nhất Việt Nam.

7Trở thành 1 trong 10 nhà sản xuất trà thảo mộc lớn nhất Việt Nam.

THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG

Tổng quan về kho của công ty

2.1.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật của kho:

Công ty TNHH Trà Ngọc Duy được xây dựng theo tiêu chuẩn HS GMP:

Tiêu chuẩn HS GMP (Good Manufacturing Practices) hiện đại là một hệ thống quy định và hướng dẫn về việc sản xuất, kiểm tra và đảm bảo chất lượng trong ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá Đây là một phương pháp tổ chức và quản lý quy trình sản xuất, nhằm đảm bảo sản phẩm hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả Đối với bảo quản hàng hoá theo tiêu chuẩn HS GMP hiện đại, có rất nhiều yếu tố quan trọng tối thiểu mà công ty đã đạt được Đầu tiên, công ty đảm bảo rằng môi trường sản xuất và lưu trữ đã đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh và an toàn Điều này bao gồm việc giữ môi trường sạch sẽ và mất cân bằng, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, khử trùng, và quản lý chất thải Thứ hai, công ty đã thiết lập các quy trình rõ ràng và chi tiết cho việc kiểm soát chất lượng và quản lý nguy cơ Điều này bao gồm việc kiểm tra chất lượng từ nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, đến sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn Thứ ba, đảm bảo rằng doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám sát để đảm bảo rằng quy trình sản xuất đang hoạt động một cách hiệu quả và đáng tin cậy Các báo cáo về chất lượng, giám sát năng lực và quản lý rủi ro cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm Cuối cùng, bên cạnh việc bảo quản hàng hoá theo tiêu chuẩn HS GMP hiện đại không chỉ là việc tuân thủ các quy tắc và quy định, mà còn là một quá trình liên tục thì công ty luôn nắm bắt các xu hướng mới, cập nhật kiến thức và công nghệ mới nhất, và thực hiện cải tiến liên tục để đảm bảo rằng Ngọc Duy đang thực hiện những phương pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình Điều đó càng được thể hiện rõ qua hệ thống kho hàng hóa của công ty.

- Hệ thống lưu trữ: Kho được trang bị các hệ thống lưu trữ phù hợp như kệ kho, giá đỡ pallet các kệ hoặc giá để sắp xếp hàng hóa một cách có tổ chức và tiết kiệm không gian.

- Hệ thống chiếu sáng và điện: Đảm bảo rằng kho được cung cấp đủ ánh sáng và điện để tiện lợi cho việc kiểm tra và định vị hàng hóa.

- Hệ thống bảo mật: Bảo vệ hàng hóa và tránh mất mát, bạn cần có hệ thống bảo mật

8 an toàn như camera giám sát, chìa khóa kho chỉ hạn chế những người có thể giữ và sử dụng.

- Hệ thống vệ sinh và thông gió: Đảm bảo kho được giữ sạch sẽ và thông gió tốt để bảo đảm chất lượng hàng hóa được bảo quản tốt.

- Diện tích và bố trí: Đảm bảo diện tích trong kho hàng đủ để chứa số lượng hàng hóa dự kiến và phù hợp với hoạt động của công ty Bố trí kho hàng thống nhất, dễ dàng tìm kiếm và tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập hàng hóa.

- Trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy lạnh đảm bảo không gian lưu trữ hàng hóa luôn thoáng mát và an toàn.

- Hiện tại, công ty TNHH trà Ngọc Duy có hai kho cơ bản chính: Kho luân chuyển cũng là kho ở trụ sở chính ở địa chỉ là 73/17 Phan Chu Trinh, phường 9, TP Đà Lạt và kho thứ hai được gọi là tổng kho ở địa chỉ là Tổ Thái An, Thái Phiên, Phường 12, TP Đà Lạt Kho luân chuyển sẽ là kho nhập hàng và xuất hàng, ở đây sẽ đóng những hàng hóa gửi đi bưu điện, những sản phẩm được đặt online hoặc những đơn hàng đóng cho Phương Trang, Thành Bưởi và cũng là kho xuất hàng cho các sản phẩm showroom tại các cơ sở ở Đà Lạt được gọi chung là các đơn nhỏ lẻ Còn các đơn lớn, đơn gửi đi cho các tỉnh sẽ có bộ phận bán hàng đến nhận hàng tại kho tổng ở Thái Phiên Khi nhận đơn của các tỉnh ở bộ phận bán hàng, kho luân chuyển sẽ nhận hàng từ bộ phận sản xuất đưa xuống, tiến hành nhập một phần sản phẩm cần thiết đã có định mức sẵn đưa vào trong kho và toàn bộ số hàng còn lại sẽ được xuất vào kho tổng.

2.1.2 Quy định quản lý kho:

2.1.2.1 Hàng hoá phải được sắp xếp trên pallet:

- Tiết kiệm không gian: Hàng được sắp xếp trên pallet giúp tận dụng tối đa không gian Các pallet thường có kích thước chuẩn và được thiết kế để vừa với kích thước của xe tải hoặc kho hàng Điều này giúp tiết kiệm không gian và tối ưu hóa quy trình vận chuyển

- Bảo vệ hàng hoá: Sự bảo quản trên pallet giúp bảo vệ hàng hoá khỏi va chạm, hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển Pallet cung cấp một lớp bảo vệ thêm cho hàng hoá và giảm nguy cơ bị hỏng.

- Tiện lợi trong vận chuyển: Có hàng hoá được xếp chặt chẽ và ổn định trên pallet, việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn Điều này giảm nguy cơ hàng bị rơi hay lạc trong quá trình vận chuyển Việc sử dụng pallet cũng giúp tốn ít thời gian và công sức khi xếp dỡ hàng hóa.

- Dễ dàng kiểm tra và quản lý: Khi hàng hoá được xếp trên pallet, việc kiểm tra số lượng và quản lý hàng hoá trở nên thuận tiện hơn Bạn có thể đếm số pallet để biết được số lượng hàng hoá một cách nhanh chóng và chính xác.

2.1.2.2 Mọi công nhân viên đều được trang bị áo blouse trắng và mũ trùm đầu: Trước hết, áo blouse đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của công nhân Áo blouse được làm từ vải bền chắc, có khả năng chống thấm, chống nhiễm bẩn và kháng dầu Điều này giúp bảo vệ da và quần áo của công nhân khỏi các chất độc hại, bụi bẩn, hoá chất hay nguyên liệu sản xuất

Ngoài ra, áo blouse còn giúp phân biệt công nhân trong quá trình làm việc Khi mọi người đều mặc trang phục đồng nhất, như áo blouse có màu sắc hoặc họa tiết đặc trưng, việc nhận diện và quản lý công nhân trở nên dễ dàng hơn Điều này cũng giúp tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng khi thấy công nhân được đảm bảo sự an toàn và sự chu đáo.

Hơn nữa, áo blouse góp phần xây dựng một không gian làm việc chuyên nghiệp Khi tất cả các công nhân mặc áo blouse, họ trông gọn gàng, chuyên nghiệp và chung một tinh thần đoàn kết Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự hợp tác và sự cống hiến.

Mũ trùm đầu là một phần quan trọng của bộ trang phục bảo hộ trong công việc Đầu là một phần cơ thể nhạy cảm và dễ bị thương tổn, nên mũ trùm đầu sẽ bảo vệ công nhân khỏi các va chạm, khiếm khuyết và các tác động tiềm ẩn khác Ngoài ra, mũ trùm đầu có thể giúp giảm thiểu các vấn đề như tóc hay vật thể khác có thể xuất hiện trong sản phẩm trà.

2.1.2.3 Trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ:

- Trang bị thiết bị phòng cháy nổ là một yêu cầu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho các khu vực lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa nhạy cảm và dễ cháy nổ.

- Bảo vệ tính mạng và tài sản: Thiết bị phòng cháy nổ đảm bảo an toàn cho con người và tài sản trong trường hợp xảy ra cháy nổ Chúng giúp giảm thiểu nguy cơ thiệt hại lớn và bảo vệ tài sản của bạn.

Các mặt hàng và phân loại quản lí hàng hóa trong kho của công ty

05/07/2023 Nhân viên TPT057 Trà Thảo Quyết Minh

TPT028 Trà Gừng hòa tan – hộp 10T

Bảng 2.3: Bảng kê xuất hàng hóa

2.3 Một số rủi ro trong quá trình nhập, xuất hàng hóa của công ty:

- Thiếu chính xác về số lượng và chất lượng hàng hóa, một lỗi thông thường là những sai sót trong đếm số lượng hàng hóa cũng như kiểm tra chất lượng của chúng.

- Hỏng hóc trong quá trình vận chuyển, khi hàng hóa được vận chuyển từ nhà máy đến kho, nó có thể bị hỏng, móp méo khi va chạm hoặc mất mát

- Lỗi trong quá trình đóng gói, việc đóng gói không đúng cách có thể làm cho hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình nhập kho.

- Thiếu hàng hóa, điều này có thể xảy ra khi thủ kho không kiểm tra kỹ lưỡng số lượng hàng hóa trước khi nhập vào kho.

- Nhầm lẫn về sản phẩm, trong quá trình nhập hàng, khi khách hàng đặt nhiều sản phẩm cao Atiso, trà Atiso nhiều lần có thể xảy ra nhầm lẫn về sản phẩm Điều này có thể dẫn đến việc nhận hàng không đúng sản phẩm đã đặt gây nên tình trạng có nhiều hàng tồn kho.

- Rủi ro về quản lý kho cũng là một yếu tố quan trọng Sự cẩn thận trong việc lưu trữ, đóng gói và xếp chồng hàng hóa có thể giảm thiểu rủi ro hư hỏng và mất mát Thủ kho cần xây dựng quy trình quản lý kho chính xác và đảm bảo có hệ thống kiểm kê thường xuyên.

- Rủi ro về kiểm tra và xác nhận, khi hàng hóa đã nhập vào kho, hãy đảm bảo rằng quá trình kiểm tra và xác nhận hàng hóa được tiến hành đáng tin cậy và chính xác Điều này sẽ giúp phát hiện và khắc phục sự cố, nếu có, sớm nhất có thể.

2.4 Các mặt hàng, phân loại quản lí hàng hóa trong kho:

2.4.1 Các mặt hàng trong kho:

Trà Atiso Thượng hạng 50 túi – Hộp cam

Trà Hà Thủ Ô 20 túi X 2 gr

Cao Atiso ( cao đắng ) 1kg

Trà Atiso Thượng hạng 50 túi – Gói cam Trà Khổ Qua 20 túi X 2gr

Trà xanh 350 gr giấy Grap

Cao đắng Atiso hũ 200gr

Trà Atiso Thượng hạng 100 túi – Gói cam Trà Gừng Lipton 15 túi X 2 gr

Trà Atiso Túi lọc 50 túi – Hộp xanh Cao Atiso Ngọc Duy hũ 1kg

Olong Ngọc Duy cao cấp 100gr

Bông Atiso nguyên chất 400gr ( thời giá ) Trà xanh Sâm Dứa ( 200 gr )

Trà Gừng Hòa tan hộp 10 gói X 5gr Trà Atiso Túi lọc 50 túi – Gói xanh Bột Atiso có đường 400gr ( 2 hũ X 200gr ) Trà Gừng Hòa tan 40 gói X 5 gr

Cao Atiso Ngọc Duy hũ 0.5 kg

Trà Linh Chi hộp 20 túi X 2gr

Trà Atiso Túi lọc 100 túi – Gói xanh Trà Linh Chi 100 túi

Olong Ngọc Duy cao cấp 150gr ( Mới ) Cao ngọt Atiso hũ 200gr

Lá Trinh Nữ Hoàng Cung 200gr

Trà Hoa Cúc 20 túi X 2gr

Trà Atiso Sao vàng 80 túi

Trà Thảo Quyết Minh 50 túi X 10 gr Cao lá tươi Atiso hũ 200gr

Trà Cỏ Ngọt hộp 50 túi X 2gr

Trà xanh ướp Sen ( 200 gr )

Trà Atiso Sao vàng 50 túi – Hộp đỏ Trà Cỏ Ngọt gói 100 túi X 2gr

Trà Trinh Nữ Hoàng Cung

Trà xanh ướp Gừng ( 200 gr )

Olong Ngọc Duy cao cấp 250gr

Bột Atiso nguyên chất 250gr Ngọc Duy Trà Diệp Hạ Châu 20 túi

Trà Atiso Sao vàng 50 túi – Gói đỏ Trà Diệp Hạ Châu gói 80 túi

Cao nước Atiso Ngọc Duy ( có hộp ) Trà Tim Sen 20 túi

Trà Atiso Sao vàng 20 túi

Cao nước Atiso Ngọc Duy ( không hộp ) Trà Atiso Giấy bạc 50 túi – KS

Cao nước Khổ qua Cỏ ngọt

Bột Atiso có đường ( không bao bì ) Trà Atiso 100 túi – Giấy Grap

Cao nước Atiso Cỏ ngọt

Trà Atiso loại cam ( không tem )

Cao nước Nhàu Cỏ Ngọt

Trà Atiso loại xanh (không tem )

Trà Atiso loại đỏ ( không tem )

Bột Atiso nguyên chất Hũ 1kg ( không bao bì ) Cao nước không đường ( có hộp )

Cao nước Vitamin C Ngọc Duy

Cao nước gừng – sả Ngọc Duy

Bông Atiso nguyên chất 200gr ( thời giá ) Cao nước Atiso Sâm ống uống Ngọc Duy 2.4.2 Phân loại hàng hóa trong kho: 2.4.2.1 Theo Trà Atiso:

Trà Atiso Thượng hạng 50 túi – Hộp cam Trà Atiso Thượng hạng 50 túi – Gói cam Trà Atiso Thượng hạng 100 túi – Gói cam Trà Atiso Túi lọc 50 túi – Hộp xanh

Trà Atiso Túi lọc 50 túi – Gói xanh

Trà Atiso Túi lọc 100 túi – Gói xanh Trà Atiso Sao vàng 80 túi

Trà Atiso Sao vàng 50 túi – Hộp đỏ

Trà Atiso Sao vàng 50 túi – Gói đỏ

Trà Atiso Sao vàng 20 túi

Trà Atiso Giấy bạc 50 túi – KS

Trà Atiso 100 túi – Giấy Grap

Trà Atiso loại cam ( không tem )

Trà Atiso loại xanh (không tem )

Trà Atiso loại đỏ ( không tem )

Cao Atiso ( cao đắng ) 1kg

Cao đắng Atiso hũ 200gr

Cao Atiso Ngọc Duy hũ 1kg

Cao Atiso Ngọc Duy hũ 0.5 kg

Cao ngọt Atiso hũ 200gr

Cao lá tươi Atiso hũ 200gr

Cao nước Atiso Ngọc Duy ( có hộp ) Cao nước Atiso Ngọc Duy ( không hộp ) Cao nước Khổ qua Cỏ ngọt

Cao nước Atiso Cỏ ngọt

Cao nước Nhàu Cỏ Ngọt

Cao nước không đường ( có hộp )

Cao nước Vitamin C Ngọc Duy

Cao nước gừng – sả Ngọc Duy

Cao nước Atiso Sâm ống uống Ngọc Duy 2.4.2.3 Theo Trà thảo mộc:

Trà Hà Thủ Ô 20 túi X 2 gr

Trà Khổ Qua 20 túi X 2gr

Trà Gừng Lipton 15 túi X 2 gr

Trà Gừng Hòa tan hộp 10 gói X 5gr

Trà Gừng Hòa tan 40 gói X 5 gr

Trà Linh Chi hộp 20 túi X 2gr

Trà Hoa Cúc 20 túi X 2gr

Trà Thảo Quyết Minh 50 túi X 10 gr Trà Cỏ Ngọt hộp 50 túi X 2gr

Trà Cỏ Ngọt gói 100 túi X 2gr

Trà Trinh Nữ Hoàng Cung

Trà Diệp Hạ Châu 20 túi

Trà Diệp Hạ Châu gói 80 túi

Bột Atiso nguyên chất Hũ 1kg ( không bao bì )Bột Atiso có đường ( không bao bì )

Bột Atiso nguyên chất 250gr Ngọc Duy

Bột Atiso có đường 400gr ( 2 hũ X 200gr )

Olong Ngọc Duy cao cấp 100gr

Olong Ngọc Duy cao cấp 150gr ( Mới )

Olong Ngọc Duy cao cấp 250gr

2.4.2.6 Theo nguyên liệu thảo mộc:

Bông Atiso nguyên chất 200gr ( thời giá )

Bông Atiso nguyên chất 400gr ( thời giá )

Lá Trinh Nữ Hoàng Cung 200gr

Trà xanh ướp Gừng ( 200 gr )

Trà xanh ướp Sen ( 200 gr )

Trà xanh Sâm Dứa ( 200 gr )

Trà xanh 350 gr giấy Grap

Những cơ hội và thách thức trong công tác quản lí hàng hóa tại công ty

Không chính xác dự đoán nhu cầu: Việc dự đoán nhu cầu hàng hóa là một thách thức lớn trong quản lý hàng hóa Nếu công ty không dự đoán chính xác nhu cầu của khách hàng, có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho quá cao hoặc thiếu hụt hàng Nhu

21 cầu của khách hàng thường biến đổi theo thời gian, có thể do thị trường, mùa vụ hoặc các yếu tố khác Quản lý hàng hóa cần linh hoạt để ứng phó với biến động này và không để xảy ra hàng tồn kho không cần thiết hoặc thiếu hàng khi có nhu cầu cao. Thiếu tính linh hoạt: Một vấn đề khác là thiếu tính linh hoạt trong quản lý hàng hóa Khi công ty không thể điều chỉnh nhanh chóng sản xuất hoặc cung ứng hàng hóa theo yêu cầu, có thể gây ra sự cản trở trong quá trình quản lý hàng hóa và dẫn đến sự chậm trễ hoặc thiếu hụt hàng.

Quản lý nhà cung cấp không hiệu quả: Nếu quản lý nhà cung cấp không được thực hiện một cách hiệu quả, có thể xảy ra các vấn đề như việc không kịp thời cung cấp hàng, sự thiếu chính xác trong đơn hàng hoặc khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.

Thiếu kiểm soát và theo dõi hàng tồn kho: Nếu công ty không có hệ thống kiểm soát và theo dõi hàng tồn kho hiệu quả, có thể gây ra sự lãng phí, hàng tồn kho bị hỏng hoặc thất thoát, và khó khăn trong việc xác định số lượng chính xác của hàng tồn kho Tồn kho quá cao có thể làm tăng chi phí lưu trữ và nguy cơ hàng hóa bị hư hỏng hoặc lỗi thời Ngược lại, thiếu hàng có thể dẫn đến mất cơ hội kinh doanh và mất lòng tin của khách hàng Tìm được sự cân bằng hợp lý trong quản lý tồn kho là một thách thức quan trọng.

Vấn đề về không gian lưu trữ: Nếu không có đủ không gian lưu trữ hoặc không được xử lý một cách hiệu quả, công ty có thể gặp khó khăn trong việc quản lý hàng hóa Các vấn đề như giao thông không thuận lợi, hạn chế không gian lưu trữ hoặc cơ sở hạ tầng kém cỏi có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hàng hóa Công tác quản lý hàng hóa đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức Đồng bộ hóa thông tin: Quản lý hàng hóa đòi hỏi sự đồng bộ và chính xác của thông tin từ các bộ phận khác nhau trong công ty và từ các đối tác Tuy nhiên, việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác có thể dẫn đến sai sót trong đặt hàng, giao nhận và quản lý tồn kho.

Công nghệ và hệ thống quản lý: Sử dụng công nghệ và hệ thống quản lý phù hợp có thể là một thách thức Công ty cần đầu tư vào hệ thống quản lý hàng hóa hiệu quả, từ quản lý kho, quy trình đặt hàng, theo dõi vận chuyển đến quản lý dữ liệu Đồng thời, việc áp dụng công nghệ mới và đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống cũng là một thách thức trong công tác quản lý hàng hóa.

2.5.2 Cơ hội nâng cao hiệu suất để tối ưu hóa công tác quản kí hàng hóa:

Tích hợp hệ thống quản lý hàng hóa: Đầu tiên, một cơ hội quan trọng là tích hợp các hệ thống quản lý hàng hóa của công ty Bằng cách sử dụng phần mềm quản lý kho hoặc hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, công ty có thể theo dõi hàng hóa từ đầu đến cuối, từ quá trình đặt hàng cho đến lưu trữ và giao nhận Việc tích hợp hệ thống giúp cải thiện khả năng quản lý, nhìn nhận toàn diện và tối ưu hóa quy trình. Đào tạo nhân viên: Đầu tư vào đào tạo nhân viên là một cơ hội quan trọng để nâng cao hiệu suất trong công tác quản lý hàng hóa Bằng cách cung cấp đào tạo về kiến thức và kỹ năng quản lý hàng hóa, nhân viên sẽ trở nên nắm vững quy trình, kỹ thuật và phương pháp tốt nhất để quản lý hàng hóa một cách hiệu quả Đồng thời, việc khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp ý tưởng từ nhân viên cũng có thể mang lại các giải pháp tốt hơn cho công tác quản lý hàng hóa.

Tối ưu hóa quy trình: Xem xét và tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa là một cơ hội quan trọng để nâng cao hiệu suất Điều này bao gồm việc xem xét các bước, luồng công việc, và thời gian thực hiện Bằng cách tối ưu hóa quy trình, công ty có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi, chi phí vận hành, và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng. Tăng cường dự đoán nhu cầu: Một cơ hội quan trọng là nâng cao khả năng dự đoán nhu cầu hàng hóa Sử dụng các phương pháp và công nghệ dự đoán tiên tiến, có thể giúp cung cấp dự đoán chính xác hơn về nhu cầu của khách hàng Điều này cho phép công ty điều chỉnh sản xuất và cung ứng hàng hóa một cách linh hoạt và hiệu quả. Tối ưu hóa quy trình đặt hàng và giao nhận: Cải thiện quy trình đặt hàng và giao nhận có thể giảm thiểu thời gian và chi phí Đồng thời, xem xét việc áp dụng các chiến lược vận chuyển hiệu quả, như việc sử dụng hợp đồng với các đối tác vận chuyển, để giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.

Quản lý tồn kho thông minh: Sử dụng hệ thống quản lý kho thông minh có thể giúp cải thiện việc quản lý hàng tồn kho Công ty có thể theo dõi số lượng và vị trí của hàng tồn kho một cách chính xác và liên tục, từ đó tối ưu hóa quy trình nhập, xuất, và tái cân bằng hàng tồn kho Điều này giúp giảm thiểu rủi ro hàng tồn kho không cần thiết và đạt được sự linh hoạt trong quản lý hàng hóa.

Quản lý rủi ro: Xác định và quản lý rủi ro liên quan đến quản lý hàng hóa Điều tra, đánh giá và triển khai các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro như mất mát hàng hóa, hư hỏng hoặc mất trộm Đồng thời, có kế hoạch phục hồi và khắc phục sự cố nhanh chóng để duy trì hoạt động suôn sẻ của quy trình quản lý hàng hóa. Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Thiết lập các hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu

23 suất quản lý hàng hóa Sử dụng các chỉ số và thông tin liên quan để đo lường và đánh giá hiệu quả của quy trình, như tỷ lệ hủy đơn hàng, thời gian chu kỳ giao hàng hoặc tỷ lệ lỗi Dựa trên kết quả đánh giá này, tìm ra các cách để cải thiện và tối ưu hóa công tác quản lý hàng hóa.

Tận dụng xu hướng và công nghệ mới: Theo dõi và áp dụng các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực quản lý hàng hóa Trong thời đại công nghệ 4.0, chúng ta đang sống chung với công nghệ và con người phụ thuộc ít nhiều vào công nghệ, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ cho chúng ta thêm nhiều cơ hội.

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hàng tồn kho trong công ty

Đặc tính sản phẩm: Loại sản phẩm và đặc tính của nó có thể ảnh hưởng đến cách quản lý hàng tồn kho Ví dụ: Sản phẩm có tuổi thọ ngắn, hạn sử dụng ngắn hoặc yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt sẽ đòi hỏi quy trình quản lý hàng tồn kho khác biệt. Nhu cầu thị trường: Xu hướng và nhu cầu của thị trường có thể thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho Phân tích xu hướng tiêu thụ, dự báo nhu cầu và điều chỉnh các chiến lược đặt hàng phù hợp là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả.

Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến lưu thông và quản lý hàng tồn kho Hiểu rõ quy trình sản xuất, thời gian chu kỳ, cấu trúc chi phí và quy trình đặt hàng giữa các bộ phận là cần thiết để tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho.

Chiến lược tiếp thị: Chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp có thể tác động đến việc quản lý hàng tồn kho Ví dụ: Chương trình khuyến mãi, chiến dịch quảng cáo hay kế hoạch giảm giá có thể gây ra biến động trong nhu cầu và sự dao động của hàng tồn kho.

Kinh nghiệm quản lý: Kinh nghiệm và khả năng quản lý của đội ngũ quản lý hàng tồn kho cũng ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho Sự hiểu biết về quy trình, công nghệ và các phương pháp quản lý hàng tồn kho có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định và thực hiện quản lý hàng tồn kho.

Chi phí: Quản lý hàng tồn kho đòi hỏi chi phí và tài nguyên Phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến chi phí như chi phí tiếp nhận, lưu trữ, vận chuyển, bảo quản và xử lý hàng tồn kho quá hạn là cần thiết để đưa ra các quyết định quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động đến hàng tồn kho của công ty

Biến động nhu cầu: Sự biến đổi của nhu cầu thị trường, các yếu tố môi trường, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và mức độ cạnh tranh có thể gây ra biến động nhu cầu hàng hóa Nếu không đáp ứng được nhu cầu này một cách nhanh chóng và linh hoạt, có thể xảy ra tình trạng hàng tồn kho thiếu hoặc thừa.

Thay đổi chính sách của nhà cung cấp: Những thay đổi trong chính sách của nhà cung cấp như thay đổi giá cả, điều kiện vận chuyển, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hàng tồn kho Các biến động này có thể yêu cầu điều chỉnh chiến lược đặt hàng và quy trình quản lý để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả.

Khả năng sản xuất: Năng lực và khả năng sản xuất của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hàng tồn kho Nếu công suất sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu hoặc xảy ra sự gián đoạn trong quá trình sản xuất, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng hoặc hàng tồn kho dư thừa. Điều kiện vận chuyển: Điều kiện vận chuyển như thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển và độ tin cậy của hệ thống vận chuyển có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hàng tồn kho Nếu có sự chậm trễ hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển, có thể dẫn đến hàng tồn kho không đáp ứng kịp thời nhu cầu.

Biến động giá cả: Sự biến động của giá cả như giá thành nguyên liệu, chi phí sản xuất và giá bán có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hàng tồn kho Nếu giá cả tăng cao, doanh nghiệp có thể cân nhắc gia tăng hàng tồn kho để tránh mất cơ hội tăng giá; ngược lại, nếu giá cả giảm, doanh nghiệp có thể giảm hàng tồn kho để tránh rủi ro mất giá.

Thời gian vận chuyển: Thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến khách hàng có thể ảnh hưởng đến quản lý hàng tồn kho Nếu thời gian vận chuyển dài, việc dự đoán và kiểm soát hàng tồn kho trở nên phức tạp hơn, do đó, cần có các biện pháp quản lý và tính toán mức độ cần thiết của hàng tồn kho. Đặc điểm về sản phẩm: Các đặc tính của sản phẩm như tuổi thọ, yêu cầu bảo quản đặc biệt, hoặc sự phân hủy có thể ảnh hưởng đến việc quản lý hàng tồn kho Việc hiểu rõ các đặc điểm này là cần thiết để đưa ra các quyết định về đặt hàng, lưu trữ và xử lý hàng tồn kho.

NHẬN XÉT VỀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG CÔNG TY

Điểm mạnh

Áp dụng phương pháp "First-In, First-Out" (FIFO) để quản lí hàng tồn kho: Tùy vào loại sản phẩm và mô hình kinh doanh mà công ty đã chọn phương pháp phù hợp nhằm tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho và giảm rủi ro trong quản lí hàng hóa Phương pháp FIFO đảm bảo rằng hàng hóa được bán theo thứ tự chúng được nhập vào Điều này đảm bảo rằng các mặt hàng cũ không bị lỗi thời hoặc hỏng hóc trong kho lâu nhất, giữ cho nguồn hàng tồn kho của công ty luôn mới nhất và giúp tránh việc mất mát hoặc giảm giá trị hàng tồn kho Ngoài ra, phương pháp FIFO luôn cung cấp thông tin chính xác về giá trị hàng tồn kho Khi tính toán lợi nhuận hoặc các chỉ số tài chính khác như doanh thu, lợi nhuận gộp, FIFO công bằng hơn so với các phương

26 pháp quản lý khác Việc có dữ liệu chính xác làm cho quyết định chiến lược kinh doanh trở nên tỉ mỉ hơn Sử dụng phương pháp FIFO giúp hạn chế các rủi ro liên quan đến mất mát, hỏng hóc hoặc lỗi thời trong hàng tồn kho Bằng cách bán hàng cũ trước tiên, bạn đảm bảo rằng hàng hóa không bị thất thoát do lỗi thời hoặc xuống cấp chất lượng Điều này cũng có thể giúp giảm rủi ro liên quan đến giá trị và giá cả trên thị trường Phương pháp FIFO còn dễ dàng triển khai và theo dõi, công ty chỉ cần theo dõi thứ tự hàng hóa được nhập vào và bán ra Các phương pháp quản lý khác như LIFO có thể phức tạp hơn và đòi hỏi quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo tính chính xác.

Luôn phân tích và phân loại hàng tồn kho, điều đó giúp công ty hiểu được rõ ràng về số lượng hàng hóa mà công ty đang sở hữu trong kho Điều này giúp doanh nghiệp dự đoán và ước tính chính xác nguồn cung cấp, thời gian tái lập kho, và đảm bảo rằng bạn không mất cơ hội kinh doanh do thiếu hàng Bên cạnh đó còn tối ưu hóa được mức tồn kho, hiểu rõ hơn về tốc độ bán hàng và xu hướng tiêu thụ của khách hàng Điều này cho phép công ty điều chỉnh mức tồn kho và đặt các mục tiêu phân phối hợp lý, tránh tình trạng tồn kho cao không cần thiết, tiết kiệm vốn và quản lý rủi ro Công ty còn hiểu rõ hơn về hàng tồn kho không thành công, giúp xác định được các mặt hàng không bán chạy hoặc có tồn kho quá lớn Bằng cách nhận diện và loại bỏ những mặt hàng không cần thiết này, công ty có thể tập trung vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại lợi nhuận cao hơn và giảm thiểu nguy cơ thua lỗ, tăng hiệu suất và lợi nhuận Phân loại và phân tích hàng tồn kho sẽ xác định được những mặt hàng không cần thiết hoặc không bán chạy, từ đó sẽ tối ưu hóa tồn kho và tránh lãng phí tài nguyên Điều này có thể giảm chi phí về lưu trữ, bảo quản, và quản lý hàng tồn kho Ngoài ra, còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, nhận ra xu hướng mua sắm của khách hàng Bằng cách hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng, bạn có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn và đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh để đáp ứng nhu cầu của họ Đặt mức tồn kho tối ưu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho công ty Tiết kiệm được nhiều chi phí, việc đặt mức tồn kho tối ưu tránh việc tồn đọng tồn kho quá lớn, từ đó tiết kiệm được tiền mua hàng và chi phí lưu trữ Đồng thời, nó cũng đảm bảo rằng kho không thiếu nguồn cung cấp khi khách hàng yêu cầu sản phẩm Tăng tính linh hoạt trong công việc, một mức tồn kho tối ưu có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không cần phải chờ đợi quá lâu hoặc bị thừa hưởng xoáy vào việc quản lý hàng tồn kho quá nhiều Bằng cách này, chúng ta có thể giảm thiểu số lượng hàng tồn kho không cần thiết, có thể tăng dòng tiền trong doanh nghiệp của mình Tiền mặt

27 là một yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh và việc đặt mức tồn kho tối ưu đóng góp vào việc cải thiện lưu thông vốn.

Điểm yếu

Công ty còn chưa kiểm soát chặt chẽ chìa khóa kho, việc này có thể mang lại nhiều hệ lụy về sau này Đầu tiên, việc không kiểm soát chìa khóa kho có thể dẫn đến mất an ninh Khi ai đó không có giới hạn hoặc quản lý đối với chìa khóa, có thể dẫn đến việc truy cập trái phép vào các khu vực nhạy cảm của doanh nghiệp hoặc ăn cắp tài sản quan trọng Điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và nhân viên Thứ hai, việc không kiểm soát chìa khóa kho cũng có thể gây ra mất thời gian và làm gián đoạn quá trình kinh doanh Khi không có sự quản lý chặt chẽ, việc tìm kiếm chìa khóa hoặc truy cập vào nguồn tài nguyên cần thiết có thể trở nên khó khăn và gây ra rắc rối Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cuối cùng, việc không kiểm soát chìa khóa kho có thể gây lỗ hổng trong quy trình quản lý rủi ro Khi không có sự kiểm soát chặt chẽ, rủi ro về việc truy cập trái phép, lạm dụng hay thất thoát tài sản có thể tăng cao Điều này có thể dẫn đến việc mất mát tài sản, danh tiếng và có thể thậm chí là việc phải đối mặt với các lệnh phạt hoặc vụ kiện.

Giải pháp quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Trà Ngọc Duy

3.2.1 Xác định mức tồn kho lý tưởng:

Nắm bắt được mức tồn kho lý tưởng cho từng sản phẩm hoặc loại hàng là điểm khởi đầu quan trọng Điều này giúp công ty tránh tình trạng hàng tồn kho quá cao hoặc thiếu hàng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

3.2.2 Áp dụng phương pháp chu kỳ hóa hàng tồn kho: Đánh giá sự bán hàng và chu kỳ tái lập của từng sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn trong việc ước lượng và dự đoán lượng hàng tồn kho cần có để đảm bảo sự liên tục của hoạt động kinh doanh.

3.2.3 Ưu tiên hàng tồn kho dễ bán:

Xác định các sản phẩm hoặc loại hàng có khả năng được tiêu thụ nhanh chóng và ưa chuộng bởi khách hàng Điều này giúp kho giải phóng không gian lưu trữ và tối ưu hóa số lượng hàng tồn kho.

3.2.4 Xác định và giải quyết nguyên nhân gây lãng phí:

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng nhập xuất tồn thành phẩm kho hàng Phan Chu Trinh - Báo Cáo Thực Tập - Notephân Tích Công Tác Quản Lí Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Trà Ngọc Duy – Tp. Đà Lạt.pdf
Bảng 2.1 Bảng nhập xuất tồn thành phẩm kho hàng Phan Chu Trinh (Trang 24)
Bảng 2.3: Bảng kê xuất hàng hóa - Báo Cáo Thực Tập - Notephân Tích Công Tác Quản Lí Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Tnhh Trà Ngọc Duy – Tp. Đà Lạt.pdf
Bảng 2.3 Bảng kê xuất hàng hóa (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w