1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠ I CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2013

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Tài chính - Ngân hàng 19Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 Journal of Science of Lac Hong University Vol. 5 (2016), pp. 19-24 T ạp chí Khoa họ c Lạ c Hồ ng Số 5 (2016), trang 19-24 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠ I CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2013 Determinants of the liquidity of commercial banks in Vietnam in 2006 – 2013 Nguyễn Thị Ngọc Diệp 1 , Nguyễn Thanh Lâm2 1 diep.dhlhyahoo.com.vn; 2 green4rest.vngmail.com 1 Khoa Tài chính-K ế toán Trường Đại học Lạc Hồng, Đồ ng Nai 2Khoa Sau đại học Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai Đến tòa soạ n: 1852016; Chấ p nhận đăng: 2672016 Tóm tắt. Hiện nay, quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mạ i (NHTM). Tính thanh khoản của NHTM luôn luôn chịu tác động của nhiều yếu tố. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2013 bằng cách sử dụ ng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Với bộ dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính củ a 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn đó, nghiên cứu này cho thấy: khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi ba yế u tố chính: (1) qui mô ngân hàng, (2) tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tổng tiền gửi từ khách hàng và (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữ u ngân hàng tổng tài sản có ngân hàng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các NHTM nhằm giúp các nhà quả n lý ngân hàng sớm nhận diện các tác động tiêu cực của các yếu tố này, và các khuyến nghị về mặt chính sách quản lý đối với Ngân hàng nhà nước. Từ khoá: Nhân tố ảnh hưởng thanh khoản; Rủi ro thanh khoản; Quản trị rủi ro ngân hàng; Ngân hàng thương mại Việt Nam Abstract. Commercial banks increasingly emphasize the importance of liquidity risk management in daily operations, in which several factors affect liquidity. This study identifies major determinants of the liquidity of commercial banks in Vietnam from 2006-2013 by using a regression model with the ordinary least square (OLS) method. According to data from the financial reports of 32 commercial banks in Vietnam during this period, bank size, ratio of loan-to-deposit, and ratio of equity-to-asset significantly affect the liquidity of a bank. Based on the results of this study, managerial implications for commercial banks in Vietnam are made to allow them to easily recognize the negative impacts incurred by the identified factors. Recommendations are also made for the State Bank of Vietnam to improve their relevant policies. Keywords: Determinants of liquidity; Liquidity risk; Risk management in banks; Commercial banks in Vietnam 1. GIỚ I THI ỆU Trong nh ững năm gần đây, ngành ngân hàng thu hút sự quan tâm đặ c bi ệ t c ủa nhi ều thành phầ n kinh t ế và phát triể n khá mạ nh vớ i s ự gia tăng nhanh chóng về giá trị vố n c ủa các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hộ i cho vay các khoản vay có giá trị l ớ n. Tuy nhiên, điều này cũng chứ a nhiề u rủ i ro ti ề m ẩ n. Có thể nói, rủ i ro ngân hàng, đặ c biệt là rủi ro thanh khoả n, không chỉ ảnh hưởng sâu sắ c đế n hoạ t động an toàn của chính ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đế n ho ạt độ ng c ủ a c ả hệ th ống tài chính của chính quốc gia đó. Đố i vớ i nhữ ng quốc gia mà thị trườ ng vốn chưa phát triể n như ở Việt Nam, thì hệ thống ngân hàng thương mạ i (NHTM) chính là nơi cung cấp vố n chính cho nề n kinh t ế . Vì vậ y, hiệ n nay, quả n tr ị rủi ro ngân hàng mà đặ c biệt là quản tr ị r ủi ro thanh kho ản là mộ t vấn đề ngày càng trở nên quan tr ọng đố i vớ i các NHTM trên thế gi ới nói chung và Việ t Nam nói riêng. Trong hoạt độ ng c ủa ngân hàng, trong khi các yếu t ố ả nh hưở ng như rủi ro t ín dụ ng, t ỷ giá, lãi suất thường có độ trễ nhất đị nh thì thanh khoản ngân hàng lại mang tính tứ c thờ i, rấ t hiế m khi t ạ i mộ t thời điểm trong ngân hàng tổ ng cầ u thanh kho ả n b ằng t ổ ng cung thanh kho ả n 1 . Vì thế, việ c thường xuyên đối phó với thâm hụ t ho ặ c thặng dư thanh khoản luôn là yế u t ố thườ ng trự c t ại các NHTM. Nế u việ c thi ế u vố n khả dụng kéo dài, chậ m kh ắc phục có thể làm mấ t uy tín của ngân hàng trên thị trườ ng, giả m khả năng huy độ ng vốn và khả năng sinh lờ i c ủa chính ngân hàng đó. Và nghiêm trọng hơ n khi ngân hàng phải đố i mặ t với tình huố ng ngườ i gử i ti ề n tiến hành rút tiền ồ ạ t trong hệ thố ng mà lượ ng vố n khả dụng không đả m bảo; điều này có thể đẩ y NHTM đế n bờ vực phá sả n, bị bán hoặc sát nhập và cuối cùng có thể d ẫ n đế n sụp đổ hệ thống ngân hàng tài chính củ a mộ t quố c gia. Tính thanh khoả n c ủ a NHTM có đặc tính là luôn ở trạ ng thái độ ng bởi vì nó luôn chịu tác độ ng c ủ a nhiề u yế u tố. Trên thế giới đã có rấ t nhiều các nghiên cứu tìm hiể u về các yế u t ố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoả n của các NHTM. Nghiên c ứ u c ủa Akhtar c.s. 2 đã tìm ra mố i quan hệ gi ữ a khả năng thanh khoản c ủa ngân hàng với quy mô ngân hàng và tỷ l ệ vốn lưu động ròng tổng tài sả n n gân hàng. Abdullah Khan 3 cũng cho thấy thêm có sự tác độ ng củ a t ỷ lệ tổ ng nợ ngắ n hạ nvố n ch ủ sở hữu ngân hàng và tỷ lệ tổng dư nợ cho vaytổ ng tiề n gử i c ủa khách hàng. Ahmed c.s. 4 tìm thấy có sự tác độ ng c ủ a việ c s ử d ụng tài sả n hiệ u quả và tỷ l ệ vố n ch ủ sở hữ u tổng tài sản ngân hàng đế n khả năng thanh kho ản. Và nghiên cứ u c ủa Iqbal 5 lại tìm thấy có sự Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoả n tại các ngân hàng thương mạ i Vi ệt Nam giai đoạ n 2006 – 2013 20 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 tác độ ng c ủa hệ số an toàn vốn đế n khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng . Do hệ thống ngân hàng củ a Việt Nam có những đặc thù nhất đị nh, vi ệc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưở ng đến kh ả năng thanh kho ả n c ủa NHTM Việ t Nam cũng trở nên vô cùng c ầ n thiế t. Cho nên, trong bài viết này, để có thể xác đị nh đượ c nhữ ng yế u tố tác động trong giai đoạn 2006 – 2013, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình hoạt độ ng c ủa các NHTM Việt Nam trong giai đoạ n đó và sử d ụng mô hình hồ i quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾ T 2.1 Quy mô ngân hàng (SIZE) Hiện nay, các NHTM thườ ng huy độ ng vố n ch ủ yếu t ừ nguồ n vố n ngắn hạn và gia tăng các khoản cho vay ngắ n, trung và dài hạ n. Khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng thể hi ệ n khả năng thự c hi ện nghĩa vụ thanh toán của m ột ngân hàng tạ i mộ t thời điể m với chi phí thấ p, ho ặ c kh ả năng ngân hàng nhanh chóng huy độ ng đượ c vốn thông qua con đườ ng vay nợ hay bán tài sả n. Việc gia tăng cấp tín dụ ng sẽ dẫn đến có nhữ ng khoản vay không tố t dễ d ẫn đế n rủi ro, mộ t trong nh ữ ng rủi ro mà các NHTM phải đố i mặt là rủ i ro thanh khoả n. Theo th ống kê của Ngân hàng Nhà nướ c (NHNN) cho bi ết, đến đầu tháng 72014, nhóm các NHTM Nhà nước có vốn điề u l ệ 130.634 t ỷ đồ ng, và vốn điề u l ệ c ủa NHTM cổ phầ n là 190.314 tỷ đồ ng, t ổ ng c ộ ng chi ế m 75 vố n c ủa toàn hệ thố ng. Thự c tế cho thấy, đố i với các NHTM có lượ ng vố n dồi dào sẽ có nhữ ng chiế n lược phát triể n nhằ m t ối đa lợ i nhuận và có cơ hộ i cho vay nhữ ng kho ản vay l ớn, điều này dễ dẫn đến rủi ro, trong đó có rủ i ro thanh kho ả n. Tuy nhiên, nếu NHTM có quy mô vố n lớ n s ẽ có khả năng chống đỡ và vượ t qua rủ i ro thanh kho ản t ốt hơn đố i v ới các NHTM có quy mô vố n nhỏ. Do đó, quy mô vố n c ủa các NHTM có ả nh hưởng đế n khả năng thanh khoả n. Trong nghiên cứ u c ủa Akhtar c.s. 2 và Ahmed c.s. 4 đã tìm ra mố i quan hệ dương và mạ nh gi ữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoả n c ủa nó , t ức là ngân hàng nào có tổng tài sản có càng lớn thì khả năng thanh khoả n s ẽ càng cao. Ngượ c lạ i, Abdullah Khan 3 l ại tìm thấ y mố i quan hệ ngượ c chi ề u giữ a bi ến số này và khả năng thanh khoả n, có nghĩa là ngân hàng mà có tổng tài sản càng cao thì khả năng thanh khoả n l ại càng giả m. Ở Việ t Nam, thông thườ ng khi các ngân hàng ở Việ t N am có quy mô tổng tài sả n l ớ n s ẽ có tác động tích cực đế n khả năng thanh khoả n c ủa chính nó. Do đó, giả thuyế t thứ nhất được đưa ra trong bài nghiên cứ u này như sau: Giả thuy ế t 1: Quy mô ngân hàng càng lớn thì khả năng thanh kho ản càng cao 2.2 Tỷ lệ tổ ng n ợ ngắ n hạ nv ốn chủ sở hữu ngân hàng (DE) T ỷ số này cho thấy cơ cấu tài chính của mộ t NHTM. T ỷ l ệ này giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sứ c mạ nh tài chính, cấu trúc tài chính củ a các NHTM . Nó thể hiệ n kh ả năng chi tr ả cho các khoả n nợ phát sinh. Đặc thù củ a NHTM là huy độ ng vốn để cho vay, n ế u t ỷ l ệ nợ ngắ n hạn trên vố n chủ sở hữu gia tăng thì khả năng thanh khoả n sẽ có xu hướ ng gi ả m. Abdullah Khan 3 và Ahmed c.s. 4 đã tìm thấ y mố i quan hệ ngượ c chi ề u c ủa t ỷ số này vớ i khả năng thanh khoả n c ủa NHTM. Trên thự c t ế, nế u nợ ngắ n hạ n quá nhiề u so vớ i vố n ch ủ sở hữ u c ủa ngân hàng thì ngân hàng đã huy độ ng nhi ều hơn số vố n hi ện có. N ếu t ỷ số này cao so v ới bình quân ngành thì có thể kế t luậ n r ằng nguồ n vố n c ủa ngân hàng được huy độ ng chủ yế u từ các nguồ n vố n ngắ n hạn, ít ổ n định. Điều này sẽ làm tăng nhu cầ u thanh kho ả n trong ngắ n hạn và có thể làm giả m khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng. Cho nên , gi ả thuyế t thứ hai trong nghiên cứu này được phát biểu như sau: Giả thuy ế t 2: T ỷ lệ t ổ ng nợ phả i trả ng ắ n hạn v ố n ch ủ sở h ữu ngân hàng càng lớn thì khả năng thanh khoản c ủa ngân hàng càng giả m. 2.3 Tỷ lệ tổng dư nợ cho vaytổ ng tiề n gử i c ủa khách hàng (LA) Chỉ tiêu này thể hiệ n khả năng kế t hợ p giữ a sử d ụ ng nguồ n vốn huy động để đả m bả o việ c cho vay tạ o lợ i nhuậ n cho ngân hàng , đồ ng thời đả m b ảo đượ c nhu cầ u thanh khoả n c ủ a khách hàng . Ngoài ra, c hỉ tiêu này tăng cho thấy ngân hàng hiện đang đẩ y mạ nh sử dụ ng nguồ n vố n trong cho vay, t ậ p trung vào chỉ tiêu lợ i nhuận. Điều này sẽ gián tiếp làm giả m nguồ n vố n khả d ụng đáp ứ ng cho nhu c ầu thanh toán cho khách hàng và khiến khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng d ễ b ị tác độ ng do ảnh hưở ng b ất ngờ từ các yế u tố bên ngoài . Cho nên, LA có mố i quan hệ ngượ c chi ề u vớ i khả năng thanh kho ả n c ủa ngân hàng 3. Tuy vậy, Vodová 6 lạ i không tìm thấ y mố i quan hệ này trong các NHTM củ a Cộ ng hòa Séc. Do đó, trong nghiên cứu này, giả thuyế t thứ ba đượ c nêu ra như sau: Giả thuyết 3: T ỷ lệ tổng dư nợ cho vay t ổ ng tiề n gử i t ừ khách hàng càng tăng, khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng càng giả m. 2.4 Hiệ u quả sử dụng tài sả n (ROA) Hiệ u quả s ử d ụng tài sản hay suấ t sinh l ời trên tổng tài sả n ngân hàng (ROA) thể hi ệ n hi ệ u suấ t quả n lý tài sả n của ngân hàng. M ặc dù Abdullah Khan (2010) tìm thấ y mố i quan hệ ngượ c chiề u giữ a chỉ số này vớ i khả năng thanh khoả n c ủa các NHTM Pakistan, nhiều tác giả nghiên cứ u thự c nghiệ m như Akhtar c.s. 2, Ahmed c.s. 4, và Iqbal 5 l ạ i tìm thấ y có mố i quan hệ đồ ng biến c ủ a chỉ số này vớ i kh ả năng thanh khoả n của ngân hàng; theo đó, một ngân hàng có chỉ tiêu hiệ u quả sử dụ ng tài sản cao và ổn đị nh sẽ có kh ả năng điều hành t ố t hoạt độ ng kinh doanh cũng như vấn đề quả n tr ị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồ m c ả quả n tr ị rủ i ro thanh kho ản. Do đó, bài nghiên cứu này đề xuấ t giả thuyế t thứ tư như sau: Giả thuy ế t 4: Hiệ u qu ả sử d ụng tài sản càng cao, khả năng thanh kho ản ngân hàng càng lớ n. 2.5 Tỷ l ệ giữ a v ố n chủ sở hữu ngân hàn gtổng tài sản có c ủa ngân hàng (CAP) T ỷ l ệ gi ữ a vố n chủ sở hữu ngân hàng tổng tài sản có củ a ngân hàng (CAP) thể hi ệ n năng lực tài chính của mộ t NHTM. M ột ngân hàng có tỷ lệ này cao so với trung bình ngành ắ t hẳn có năng lự c t ốt hơn về tài chính trong việ c huy độ ng, cho vay và đả m bả o khả năng chi trả . Ho ạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay phải đối phó vớ i vớ i rấ t nhiề u r ủ i ro, nhữ ng r ủi ro này khi xảy ra có thể s ẽ gây ra nhữ ng thiệ t hạ i l ớ n, trườ ng hợ p xấ u nhất có thể làm cho ngân hàng b ị phá sả n. Khi đó , một ngân hàng vớ i vố n chủ sở hữ u mạ nh s ẽ giúp bù đắp đượ c nhữ ng thi ệ t hại phát sinh và đả m b ảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên. Trong mộ t số trườ ng hợp ngân hàng mấ t khả năng chi trả thì vố n chủ sở hữ u sẽ đượ c s ử d ụng để hoàn trả cho khách hàng. T ỷ l ệ vố n chủ sở hữ u tổng tài sả n có mố i quan hệ đồ ng biến và đáng kể vớ i khả năng thanh 21Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 Nguy ễ n Thị Ng ọ c Di ệ p, Nguy ễn Thanh Lâm khoả n của các ngân hàng 4,6; t ức là khi tỷ s ố này tăng sẽ làm tăng khả năng thanh khoản cho các NHTM. Giả thuy ết 5: Tỷ lệ v ố n chủ sở h ữu t ổng tài sản ngân hàng có quan hệ dương với tỷ lệ rủ i ro thanh kho ản. 3. PHƯƠNG PHP NGHIÊN CU V MÔ HÌNH NGHIÊN CU 3.1 Phương pháp nghiên cứ u Dựa vào khảo sát lý thuyết t ừ các kế t quả nghiên cứ u củ a Abdullah Khan 3, Ahmed 4, Iqbal 5, và Vodová 6, nhóm tác giả ti ến hành lự a chọ n bi ến nghiên cứu và ti ến hành thu th ậ p số liệ u nghiên cứ u d ự a trên số li ệu báo cáo tài chính đã kiểm toán của 32 NHTM c ủa Việ t Nam t ừ 2006 đến năm 2013. Dựa vào cơ số liệ u thu thập đượ c, nhóm tác giả sử dụ ng mô hình hồ i quy theo phương pháp bình phương bé nhấ t (OLS) để nghiên cứ u mố i quan hệ gi ữa các biế n vớ i sự hỗ tr ợ củ a phầ n mề m Eviews 6.0. 3.2 Mô hình nghiên cứ u Theo lý thuyết 7, mô hình hồi quy đượ c di ễn đạt như sau : Yi = β 0 + β 1 X 1i+ β 2X 2i+ β 3X 3i + …..+ β n X ni +ε i Trong đó: Y: là biế n ph ụ thuộ c (bi ến đượ c gi ải thích) Xj : là biến độ c lậ p (biế n giải thích) β0, ..., β n: là các hằng số c ần được ước lượ ng. ε i: là phần dư (chênh lệch gi ữa giá trị thự c t ế và giá trị có đượ c t ừ mô hình c ủa quan sát thứ i). Bảng 1. Diễn giải các biến và cách đo lường Biến Cách đo lường Nguồn LIQ (Khả năng thanh khoả n) LIQ = (Tiền mặt + các khoản tương đương tiề n + tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác) (Tổng tài sản ngân hàng) 5,6 SIZE (Qui mô ngân hàng) SIZE = Ln(Tổng tài sản) 2-6 ROA (Hiệu quả sử dụng tài sả n) ROA = (Lợi nhuậ n sau thuế ) (Tổng tài sản ngân hàng) 2,4,5 DE (Tỷ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạ n vốn chủ sở hữu ngân hàng) DE = (Tổng nợ ngắn hạ n phải trả) (Vốn chủ sở hữu ngân hàng) 3,4 LA (Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tổ ng tiền gửi t ừ khách hàng) LA = (Tổng dư nợ cho vay) (Tổng tiền gửi khách hàng) 3,6 CAP (Tỷ lệ giữ a vốn chủ sở hữu ngân hàng tổng tài sản có ngân hàng) CAP = (Vốn chủ sở hữu) (Tổng tài sản có ngân hàng) 4,6 Do đó, mô hình toán đượ c đề xuấ t trong nghiên cứu này đượ c thể hi ệ n như sau: LIQ=α+β 1 SIZE+β 2 ROA+β 3 DE+β 4LA+β 5 CAP+ ε Dự ki ế n về d ấ u c ủ a các hệ số trong mô hình như sau : β 1, β 2, β5 ≥ 0; β 3, β 4 ≤ 0. 3.3 Dữ liệu nghiên cứu Dữ li ệu trong nghiên cứu đượ c thu thập t ừ các báo cáo tài chính đã đượ c kiểm toán củ a 32 NHTM Việ t Nam t ừ năm 2006 đến năm 2013. Sau khi dữ liệu đượ c thu thập, nhóm tác gi ả ti ến hành tính toán lại các biế n d ựa trên số liệ u thu thậ p được để phù hợ p vớ i nghiên cứ u. Bảng 2 mô tả giá trị trung bình, giá trị t ố i thi ểu cũng như giá trị tối đa của các biế n s ố này. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN C U 4. 1 Phân tích tương quan Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Tên biến Tối thiểu Tối đa Trung bình LIQ 0.027 0.610 0.262 DE 0.977 20.094 11.822 LA 0.274 2.669 0.981 CAP 0.005 0.506 0.128 ROA -0.004 0.060 0.013 SIZE 12.985 20.090 17.259 Để kiể m tra khả năng xuấ t hiệ n hiện tượng đa cộ ng tuyế n gi ữa các biế n số, nhóm tác giả thiế t lậ p ma tr ận hệ số tương quan c ủa các biến như trong Bả ng 3. T ừ B ảng 3, các hệ s ố tương quan cho thấ y r ằ ng khả năng xuấ t hiện đa cộ ng tuyế n trong mô hình hồ i quy r ấ t thấ p. Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập SIZE ROA DE LA CAP SIZE 1.00 ROA -0.28 1.00 DE 0.41 -0.28 1.00 LA -0.41 -0.02 -0.01 1.00 CAP -0.75 0.52 -0.39 0.30 1.00 4.2 Ki ểm định đa cộ ng tuyế n Kế t quả ki ểm định đa cộ ng tuyến đượ c trình bày trong B ảng 4. Hệ số phóng đại phương sai ( VIF) c ủa từ ng biến độ c l ập đề u nhỏ hơn 10 ; do đó , hi ện tượng đa cộ ng tuyế n không xuấ t hi ệ n trong mô hình hồ i quy. Bảng 4. Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến Biến số VIF 1 SIZE 2.70 2 ROA 1.48 3 DE 1.28 4 LA 1.28 5 CAP 3.00 4.3 K ế t quả h ồ i quy Thự c hi ện phân tích hồ i quy với mô hình đề xuấ t, trong 5 biến độ c l ập được nêu trong mô hình, hai biế n ROA và DE không có ý nghĩa thống kê ở m ức ý nghĩa 5. Mô hình thu đượ c như sau: LIQ = 0.963 + 0.130 SIZE - 0.146 LA - 0.336 CAP Mô hình trên cho thấ y có 3 nhân tố tác động đế n khả năng thanh khoản ngân hàng là qui mô ngân hàng, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay t ổ ng ti ền gử i t ừ khách hàng, tỷ lệ giữ a vố n chủ sở hữu ngân hàng t ổng tài sản có ngân hàng ; trong đó , quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều và hai nhân tố còn lạ i có tác động ngượ c chiều đến thanh kho ản ngân hàng. 4.4 Ki ể m tra hiện tượng phương sai củ a sai số thay đổ i Độ chính xác của mô hình hồi qui theo phương pháp OLS phụ thu ộc khá nhiều vào giả định phương sai có sai số không đổi. Phương sai của sai số thay đổ i sẽ làm cho các ước lượ ng hệ số hồi qui không chệch nhưng không phải là các ướ c Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoả n tại các ngân hàng thương mạ i Vi ệt Nam giai đoạ n 2006 – 2013 22 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 lượng phù hợ p nhấ t dẫn đế n việ c ki ểm định các giả thuyết xác đị nh ch ất lượng mô hình bị mất tính hiệ u l ự c 7. Nghiên c ứ u này sử dụ ng ki ểm định White để ki ểm định hiện tượ ng phương sai củ a sai số thay đổ i. Kế t quả kiểm định cho thấ y rằng không có hiện tượng này trong mô hình. 4.5 Diễ n gi ả i kết quả nghiên cứu và thả o luậ n Ba yế u t ố : Qui mô ngân hàng, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay t ổ ng ti ề n gử i t ừ khách hàng và tỷ lệ gi ữ a vố n chủ sở h ữu ngân hàng tổng tài sản có ngân hàng được xác định có ảnh hưở ng đế n khả năng thanh khoản c ủa ngân hàng trong mô hình hồ i qui ở M ục 4.3 đượ c gi ải thích như sau: 4.5.1 Y ế u tố “Qui mô ngân hàng” Yế u t ố này được đưa vào để tìm hiể u sự ảnh hưở ng c ủa quy mô ngân hàng tớ i khả năng thanh khoản c ủ a các NHTM, được đo lườ ng bằ ng Logarit t ự nhiên cơ số e c ủa tổng tài sả n có của ngân hàng. Y ế u t ố “Quy mô ngân hàng” có ý nghĩa thống kê trong mô hình và mức độ tác độ ng cùng chi ều đế n khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng vớ i hệ số Bêta là 0.13. Về mặt lý thuyế t, mộ t ngân hàng có quy mô tổng tài sản càng l ớn thườ ng thể hiệ n khả năng huy độ ng vốn và năng lự c cho vay càng cao vì vậ y sẽ làm cho khả năng thanh khoả n c ủa ngân hàng này tăng lên. Kế t quả nghiên cứu cũng tương đồ ng vớ i kế t quả nghiên cứ u củ a Akhtar c.s. 2 và Ahmed c.s. 4. Kế t quả nghiên cứ u cho thấ y nhữ ng NHTM có quy mô càng lớn thì khả năng thanh khoả n lại càng tăng . Ở Việ t Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản l ớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nướ c chi ếm đa số. Các ngân hàng này nhậ n đượ c nhi ều ưu đãi của nhà nướ c trong vi ệ c tiế p c ận các ...

Trang 1

Vol 5 (2016), pp 19-24 Số5 (2016), trang 19-24

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2013

Nguyễn Thị Ngọc Diệp1, Nguyễn Thanh Lâm2

1diep.dhlh@yahoo.com.vn; 2green4rest.vn@gmail.com1Khoa Tài chính-Kế toánTrường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai

2Khoa Sau đại họcTrường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai

Đến tòa soạn: 18/5/2016; Chấp nhận đăng: 26/7/2016Tóm tắt Hiện nay, quản trị rủi ro thanh khoản là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Tính thanh khoản của NHTM luôn luôn chịu tác động của nhiều yếu tố Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2013 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) Với bộ dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn đó, nghiên cứu này cho thấy: khả năng thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: (1) qui mô ngân hàng, (2) tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và (3) tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các NHTM nhằm giúp các nhà quản lý ngân hàng sớm nhận diện các tác động tiêu cực của các yếu tố này, và các khuyến nghị về mặt chính sách quản lý đối với Ngân hàng nhà nước

Từ khoá: Nhân tố ảnh hưởng thanh khoản; Rủi ro thanh khoản; Quản trị rủi ro ngân hàng; Ngân hàng thương mại Việt Nam Abstract Commercial banks increasingly emphasize the importance of liquidity risk management in daily operations, in which several factors affect liquidity This study identifies major determinants of the liquidity of commercial banks in Vietnam from 2006-2013 by using a regression model with the ordinary least square (OLS) method According to data from the financial reports of 32 commercial banks in Vietnam during this period, bank size, ratio of loan-to-deposit, and ratio of equity-to-asset significantly affect the liquidity of a bank Based on the results of this study, managerial implications for commercial banks in Vietnam are made to allow them to easily recognize the negative impacts incurred by the identified factors Recommendations are also made for the State Bank of Vietnam to improve their relevant policies

Keywords: Determinants of liquidity; Liquidity risk; Risk management in banks; Commercial banks in Vietnam

1 GII THIU

Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng thu hút sựquan tâm đặc biệt của nhiều thành phần kinh tế và phát triển khá mạnh với sự gia tăng nhanh chóng về giá trịvốn của các ngân hàng Do đó, các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội cho vay các khoản vay có giá trịlớn Tuy nhiên, điều này cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn Có thể nói, rủi rongân hàng,đặc biệt là rủi ro thanh khoản,không chỉ ảnh hưởng sâu sắcđến hoạt động an toàn của chính ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cảhệthống tài chính của chính quốc gia đó Đối với những quốc gia mà thị trường vốn chưa phát triển như ở Việt Nam, thì hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) chính là nơi cung cấp vốn chính cho nền kinh tế Vì vậy, hiện nay, quản trịrủi ro ngân hàng mà đặc biệt là quản trịrủi ro thanh khoản là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng đối với các NHTMtrên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trong hoạt động của ngân hàng, trong khi các yếu tố ảnh hưởng như rủi ro tín dụng, tỷ giá, lãi suất thường có độtrễnhất địnhthìthanh khoản ngân hàng lại mang tính tức thời, rất hiếm khi tại một thời điểm trong ngân hàng tổng cầu thanh khoản bằng tổng cung thanh khoản [1] Vì thế, việc

thường xuyên đối phó với thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản luôn là yếu tố thường trực tại các NHTM Nếu việc thiếu vốn khảdụng kéo dài, chậm khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, giảm khả năng huy động vốn và khả năng sinh lời của chính ngân hàng đó Và nghiêm trọng hơn khi ngân hàng phải đối mặt với tình huốngngười gửi tiền tiến hành rút tiền ồ ạt trong hệthống mà lượng vốn khảdụng không đảm bảo; điều này có thể đẩy NHTMđến bờvực phá sản, bị bán hoặc sát nhập và cuối cùng có thểdẫn đến sụp đổhệthống ngân hàng tài chính của một quốc gia.

Tính thanh khoản của NHTMcó đặc tính là luôn ởtrạng thái động bởi vì nó luôn chịu tác động của nhiều yếu tố Trên thếgiới đã có rất nhiều các nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM Nghiêncứu của Akhtar & c.s [2]đã tìm ra mối quan hệgiữa khả năng thanh khoản của ngân hàng với quy mô ngân hàng và tỷlệvốn lưu động ròng / tổng tài sản ngân hàng Abdullah & Khan [3] cũng cho thấy thêm có sự tác động của tỷlệtổngnợngắn hạn/vốn chủsởhữu ngân hàng và tỷlệtổng dư nợcho vay/tổng tiền gửi của khách hàng Ahmed & c.s [4] tìm thấy có sự tác động của việc sửdụng tài sản hiệu quả và tỷlệvốn chủsở hữu / tổng tài sản ngân hàng đến khả năng thanh khoản Và nghiên cứu của Iqbal [5] lại tìm thấy có sự

Trang 2

tác động của hệsố an toàn vốn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Do hệthống ngân hàng của Việt Nam có những đặc thùnhất định, việc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản của NHTM Việt Nam cũng trở nên vô cùng cần thiết Cho nên, trong bài viết này, để có thể xác định được những yếu tố tác động trong giai đoạn 2006 –2013, nhóm tác giảtiến hành nghiên cứu tình hình hoạt động của các NHTMViệt Namtrong giai đoạn đó vàsửdụng mô hìnhhồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Quy mô ngân hàng(SIZE)

Hiện nay, các NHTM thường huy động vốn chủyếu từnguồn vốn ngắn hạn và gia tăng các khoản cho vay ngắn, trungvà dài hạn Khả năng thanh khoản của ngân hàng thểhiện khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng tại một thời điểm với chi phí thấp, hoặc khả năng ngân hàng nhanh chóng huy động được vốn thông qua conđường vay nợ hay bán tài sản Việc gia tăng cấp tín dụng sẽdẫn đến có những khoản vay không tốt dễdẫn đến rủi ro, một trong những rủi ro mà các NHTM phải đối mặt là rủi ro thanh khoản Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến đầu tháng 7/2014, nhóm các NHTMNhà nước có vốn điều lệ130.634 tỷ đồng, và vốn điều lệcủa NHTM cổphầnlà 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệthống Thực tếcho thấy, đối với các NHTMcó lượng vốn dồi dào sẽ có những chiến lược phát triển nhằm tối đa lợi nhuận và có cơ hội cho vay những khoản vay lớn, điều này dễdẫn đến rủi ro, trong đó córủi ro thanh khoản.Tuy nhiên, nếu NHTM có quy mô vốn lớn sẽ có khả năng chống đỡ và vượt qua rủi ro thanh khoản tốt hơn đối với các NHTM có quy mô vốn nhỏ Do đó, quy mô vốn của các NHTM có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

Trong nghiên cứu của Akhtar & c.s [2]và Ahmed & c.s [4]đã tìm ra mối quan hệ dương và mạnh giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của nó, tức là ngân hàng nào có tổng tài sản có càng lớn thì khả năng thanh khoản sẽ càng cao Ngược lại, Abdullah & Khan [3] lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa biến số này và khả năng thanh khoản, có nghĩa là ngân hàng mà có tổng tài sản càng cao thì khảnăng thanh khoản lại càng giảm ỞViệt Nam,thông thường khi các ngân hàng ởViệt Nam có quy mô tổng tài sản lớn sẽcó tác động tích cực đến khả năng thanh khoản của chính nó.Do đó, giảthuyết thứnhất được đưa ra trong bài nghiên cứu này như sau:

Githuyết 1:Quy mô ngân hàngcàng lớn thì khả năng thanh khoản càng cao

2.2 Tltng nngn hn/vn chshữu ngân hàng

Tỷsố này cho thấy cơ cấu tài chính của một NHTM Tỷlệ này giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát vềsức mạnhtài chính, cấu trúc tài chính của các NHTM Nó thểhiện khảnăng chi trảcho các khoản nợ phát sinh Đặc thù của NHTM là huy động vốn đểcho vay, nếu tỷlệnợngắn hạn trên vốn chủsởhữu gia tăng thì khả năng thanh khoản sẽ có xu hướng giảm

Abdullah & Khan [3] và Ahmed & c.s [4] đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều của tỷsố này với khả năng thanh khoản của NHTM.Trên thực tế, nếu nợngắn hạnquá nhiều so với vốn chủsởhữu của ngân hàng thì ngân hàng đã huy động nhiều hơn sốvốn hiện có Nếu tỷsố nàycao so với bình

quân ngành thì có thểkết luận rằng nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủyếu từ các nguồn vốn ngắn hạn, ít ổn định Điều này sẽ làm tăng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn và cóthể làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng.Cho nên, giảthuyết thứ hai trong nghiên cứu này được phát biểu như sau:

Githuyết 3:Tltổng dư nợcho vay / tng tin gi từkhách hàng càng tăng, khả năng thanh khoản của ngân hàng càng giảm.

2.4 Hiu qusdụng tài sản (ROA)

Hiệu quảsửdụng tài sản hay suất sinh lời trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thểhiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng Mặc dù Abdullah & Khan (2010) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa chỉsố này với khả năng thanh khoản của các NHTM Pakistan, nhiều tác giả nghiên cứu thực nghiệm như Akhtar & c.s [2], Ahmed & c.s [4], và Iqbal [5]lạitìm thấycó mối quan hệ đồng biến của chỉsố này với khảnăng thanh khoản của ngân hàng; theo đó, một ngân hàng có chỉ tiêu hiệu quảsửdụngtài sản cao và ổn định sẽ cókhảnăng điều hành tốt hoạt động kinh doanh cũng như vấn đềquản trị các rủi ro trong ngân hàng, bao gồm cảquản trịrủi ro thanh khoản Do đó, bài nghiên cứu này đềxuất giảthuyết thứ tư như sau:

Githuyết 4:Hiu qusdụng tài sản càng cao, khả năng

thanh khoản ngân hàng càng lớn.

2.5 Tlgia vn chshữu ngân hàng/tổng tài sản có

của ngân hàng (CAP)

Tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng / tổng tài sản có của ngân hàng (CAP) thểhiện năng lực tài chính của một NHTM Một ngân hàng có tỷlệ nàycao so với trung bình ngành ắt hẳn có năng lực tốt hơn về tài chính trong việc huy động, cho vay và đảm bảo khả năng chi trả Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay phải đối phó với với rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra có thểsẽ gây ra những thiệt hại lớn, trường hợp xấu nhất có thể làm cho ngân hàng bị phá sản Khi đó, một ngân hàng với vốn chủsởhữu mạnh sẽ giúp bù đắp được những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn chủsởhữu sẽ được sửdụng đểhoàntrả cho khách hàng Tỷlệvốn chủsởhữu / tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến và đáng kểvới khả năng thanh

Trang 3

khoản của các ngân hàng[4,6]; tức là khi tỷsố này tăng sẽlàm tăng khả năng thanh khoản cho các NHTM.

Githuyết 5: Tlvn chshu / tổng tài sản ngân hàngcó quan hệ dương với tỷ lệ rủi ro thanh khon.

NGHIÊN C U3.1 Phương pháp nghiên cứu

Dựa vào khảo sát lý thuyết từ các kết quả nghiên cứu của Abdullah & Khan [3], Ahmed [4], Iqbal [5], và Vodová [6],nhóm tác giảtiến hành lựa chọn biến nghiên cứu vàtiến hành thu thập sốliệu nghiên cứu dựatrên sốliệu báo cáo tài chính đã kiểm toán của 32 NHTM của Việt Nam từ2006đến năm 2013.

Dựa vào cơ sốliệu thu thập được, nhóm tác giảsửdụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến với sựhỗtrợcủa phần mềm Eviews 6.0.

3.2Mô hình nghiên cứu

Theo lý thuyết [7], mô hình hồi quy được diễn đạt như sau:

Yi= β0+ β1X1i+ β2X2i+ β3X3i+… + βnXnii

Trong đó:

Y: là biến phụthuộc (biến được giải thích)

Xj: là biến độc lập (biến giải thích)

β0, ,βn: là các hằng sốcần được ước lượng.

εi: là phần dư (chênh lệch giữa giá trịthực tế và giá trị có được từ mô hìnhcủa quan sát thứi).

Bảng 1 Diễn giải các biến và cách đo lường

LIQ (Khả năng thanh khoản)

LIQ = [(Tiền mặt + các khoản tương đương tiền + tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác) / (Tổng tài sản

ngân hàng)]

SIZE (Qui mô ngân

hàng) SIZE = Ln(Tổng tài sản) [2-6]ROA (Hiệu quả sử

dụng tài sản)

ROA = [(Lợi nhuận sau thuế)/

(Tổng tài sản ngân hàng)] [2,4,5]D/E (Tỷ lệ tổng nợ

phải trả ngắn hạn / vốn chủ sở hữu

ngân hàng)

D/E = [(Tổng nợ ngắn hạn phải trả) / (Vốn chủ sở hữu

ngân hàng)] [3,4]

L/A (Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách

sản có ngân hàng)

CAP = [(Vốn chủ sởhữu)/ (Tổng tài sản

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Dữliệu trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài

chính đã được kiểm toán của 32 NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013 Sau khi dữliệu được thu thập, nhóm tác giảtiến hành tính toán lại các biến dựa trên sốliệu thu thập được để phù hợp với nghiên cứu.Bảng 2 mô tả giá trịtrung bình, giá trịtối thiểu cũng như giá trịtối đa của các biến sốnày.

4 KT QUẢ NGHIÊN C U4.1 Phân tích tương quan

Bảng 2 Thống kê mô tả các biến

Tên biếnTối thiểuTối đa Trung bình

Bảng 3 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập

Bảng 4 Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến

LIQ = 0.963 + 0.130 SIZE - 0.146 L/A - 0.336 CAP

Mô hình trên cho thấy có 3 nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản ngân hàng làqui mô ngân hàng, tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng /tổng tài sản có ngân hàng; trong đó, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều và hai nhân tố còn lại có tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng.

4.4 Kim tra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi

Độ chính xác của mô hình hồi qui theo phương pháp OLSphụthuộc khá nhiều vào giả định phương sai có sai số không đổi Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng hệ số hồi qui không chệch nhưng không phải là các ước

Trang 4

lượng phù hợp nhất dẫn đến việc kiểm định các giảthuyết xác định chất lượng mô hình bịmất tính hiệu lực [7].Nghiên cứu này sửdụng kiểm định White đểkiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi Kết quảkiểm định cho thấy rằng không có hiện tượng này trong mô hình.

4.5 Din gii kết quả nghiên cứu và thảo lun

Ba yếu tố:Qui mô ngân hàng, tỷlệtổng dư nợcho vay/ tổng tiền gửi từ khách hàng và tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng được xác định có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng trong mô hình hồi qui ởMục 4.3 được giải thích như sau:

Yếu tố này được đưa vào để tìm hiểu sự ảnh hưởng của quy mô ngân hàng tới khả năng thanh khoản của các NHTM,được đo lường bằng Logarit tự nhiên cơ sốe của tổng tài sản có của ngân hàng Yếu tố “Quy mô ngân hàng” có ý nghĩa thống kê trong mô hình và mức độ tác động cùngchiều đến khả năngthanh khoản của ngân hàng với hệsố Bêta là 0.13.Vềmặt lý thuyết, một ngân hàng có quy mô tổng tài sản càng lớn thường thểhiện khả năng huy động vốn và năng lực cho vay càng cao vì vậy sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng này tăng lên Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Akhtar & c.s [2] và Ahmed&c.s [4].

Kết quả nghiên cứu cho thấy những NHTMcó quy mô càng lớn thì khả năngthanh khoản lại càng tăng.ỞViệt Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm đa số Các ngân hàng này nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với giá rẻ, điều này cho thấy quy mô vốn của các NHTM cao cũng đồng nghĩa với khả năng thanh khoản được cải thiện.

4.5.2 Yếu tố “Tỷltổng dư nợcho vay / tng tin gi từkhách hàng”

Yếu tố này được đưa vào mô hình để tìm hiểu sự ảnh hưởng của tỷlệ tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi từkhách hàng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Hay nói cách khác, nó được dùng để tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc kết hợp giữa sửdụng nguồn vốn đểkinh doanh cho vay tạo lợi nhuậnlên khả năng thanh khoản của ngân hàng Yếu tố “Tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng” có ý nghĩa thống kê trong mô hình và mức độ tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng (hệ số -0.146); điều này có nghĩa là ngân hàng có tỷlệtổng dư nợcho vay trên tổng tiền gửi từ khách hàng càng cao thì càng làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng Kết quả nàycũng tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm của Abdullah & Khan [3], và Vodová[6] Như vậy, việc ngân hàng gia tăng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi huy động vốn sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của mình Điều này có thểgiải thích là khi các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, gia tăng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy độngvào ngày càng khó khăn và hạn chếsẽ làm giảm nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng

4.5.3 Yếu tố “Tỷlgia vn chshữu ngân hàng / tổng

tài sản có ngân hàng”

Yếu tố “Tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng” xem xét ảnh hưởng của năng lực tài chính đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng Về mặt lý thuyết, ngân hàng có tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng trên tổng tài sản có càng cao thì khả năng thanh khoản càng cao [4,6]

Tuy nhiên,trong nghiên cứu thực nghiệm tại các NHTMViệt Nam, yếu tố này có ý nghĩa thống kê trong mô hình và mức độ tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng (hệsố-0.336).Điều này có thểgiải thích là ởViệt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 –2013, để đáp ứng yêu cầu của NHNN bắt buộc tăng vốn điều lệ ngân hàng nhằm cải thiện hệsố an toàn vốn tối thiểu (CAR), các NHTMluôn phải tìm mọi cách để tăng vốn tự có của mình Tuy nhiên,việc tăng vốn này sẽ gián tiếp làm giảm hiệu quảkinh doanh của đồng vốn chủsởhữu (ROE) Vì vậy để ROE không giảm trong khi hệsố an toàn vốn tăng, các nhà điều hành ngân hàng buộc phải tăng tỷsuất sinh lời trên tổng tài sản bằng cách tăng hệsố đòn bẩy tài chính thông qua mởrộng đầu tư, tín dụng… Chính vì vậy, khi kinh tếthếgiới và Việt Nam bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng cũng bị rơi vào rủi ro và giảm khả năng thanh khoản của mình.

5 KT LUẬN V GỢI Ý CHÍNH S CH

5.1 Kết lun

Trong những năm gần đây, hoạt động ngân hàng diễn ra khá sôi nổi với áp lực đảm bảo vốn phápđịnh cùng với đảm bảo khả năng thanh khoảnngày càng tăng Các ngân hàng buộc phải chạy đua huy động vốn, dẫn đến lãi suất huy động cao thường ởmức trần biên độ cho phép của NHNN Lãi suất huy động cao buộc lãi suất cấp tín dụng cao; do đó, việc xem xét chất lượng các khoản vay dẫn đến khó cho vay Cuộc đua lãi suất để huy động tiền gửi trong những năm qua ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thanh khoản trong ngân hàng, mà nguyên nhân chính là do không đảm bảo tính thanh khoản.Nghiên cứu này đã tìm ra 3 nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản ngân hàng, bao gồm: qui mô ngân hàng, tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng Trong đó,quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều và hai nhân tốcòn lại có tác động ngược chiều đến thanh khoản ngân hàng Từkết quả nghiên cứu, nhóm tác giả có một sốkhuyến nghịđối với NHNN và các NHTM như sau.

5.2 Gợi ý chính sách

5.2.1 Đối vi NHNN

NHNN cần nghiêm túc, tăng cường hơn nữa công tác quản lý tín dụng tại các NHTM Việt Nam Quy định cụthểtỷlệcho vay trên tổng nguồn huy động vốn; vàvấn đềxử lý nợxấu cũng cần phải được xử lý quyết liệt hơn Vấn đề này đã được cụ thể hoá bằng thông tư 36/2014/TT-NHNN mà NHNN đã ban hành ngày 20/11/2014 nhằm quy định về các giới hạn, tỷlệbảo đảm an toànvốn trong hoạt động của các tổchức tín dụng [8] NHNN phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc trích lập dự phòng rủi ro, dựtrữbắt buộc dựtrữthanh khoản, đảm bảo không đểviệc nợxấu của một số ngân hàng làm ảnh hưởng chung đến toànbộhệthống và cảnền kinh tế.

Nghiên cứu cho thấy yếu tố “dư nợcho vay/tổng tiền gửi từ khách hàng” có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của các NHTM trong giai đoạn 2006-2013 Kết quảnày cũng phù hợp với nhận định thực tếcủa NHNN; do đó, vấn đề này đã được quy định tại thông tư 36 như nêu ở trên Thông tư này có hiệu lực ngày01/02/2015và Điều 15 đã quy định vềtỷlệdựtrữthanh khoản cụthể hơn so với điều 12 tại thông tư 13/2010 [9], cụthể là tỷlệdựtrữthanh khoản đối với NHTMlà 10% và tỷlệkhả năng chi trả trong vòng 30 ngày là 50%.Do đó, NHNN cần có cơ chếkiểm tra giám sát chặt chẽviệc các NHTMnghiêm túc chấp hành thông tư này

Trang 5

nhằm nâng cao chất lượng của việc quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng Từ đó, NHNN dần đưa các tiêu chuẩn quốc tếvềquản trịrủi ro thanh khoản theo Basel II và Basel III vào các NHTM Việt Nam giúp hoạt động ngân hàng ởViệt Nam ngày càng hiệu quả và lành mạnh hơn

NHNN cần đa dạng hóa hơn nữa các công cụ tái cấp vốn, đồng thời khuyến khích các NHTMtăng cường phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh nhằm giúp các NHTM giảm bớt lợi nhuận tập trung từ tín dụng và thu hút nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức khác Đối với các NHTM nhỏ,không đủgiấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗtrợ thông qua công cụ tái cấp vốn Việc hỗtrợ này của NHNN rất ngắn hạn và các NHTM được yêu cầu phải điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn và sửdụng nguồn vốn cho phù hợp, hạn chếthấp nhất rủi ro thanh khoản.

Hiện nay, cho vay đầu tư cổphiếu là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận cho NHTM, nhưng trong thời gian tới, những ngân hàng có tỷlệnợxấu trên 3% sẽ không được phép cho vay đầu tư cổphiếu [8].Thông tư 36[8]quy định, tín dụng cho vay đầu tư cổphiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệcủa tổchức tín dụng, thay vì tỷlệ 20% đang áp dụng (dành cho chứng khoán nói chung, trong đó có cổphiếu, trái phiếu) Ngoài ra, tổchức tín dụng chỉ được cho vay đầu tư cổphiếu khi đáp ứng được đầy đủ các tỷlệ an toàn hoạt động và có tỷlệnợxấu dưới 3% [8] Mặc dù Thông tư 36 quy định các tổchức tín dụng không được cấp tín dụng cho các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổchức tín dụng nắm quyền kiểm soát, nhưngtrong thực tế thì nhữngngân hàng muốn cho vay vượt 5% vốn điều lệ hay ngân hàng mẹmuốn cấp tín dụng cho công ty chứng khoáncon vẫn cócách “lách” thông qua đơn vị trung gian để dòng chảy vốn thông suốt khi cần.Do đó, NHNN cần có những kênh kiểm soát đểkiểm soát vấn đề này nhằm hạn chếrủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản trong toàn hệthống ngân hàng.5.2.2 Đối vi NHTM

Với thực trạng các NHTM hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡnợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài toán khó,đặt ra không chỉvới một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệthống từNHNN cho tới các NHTM Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như “tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng”, “Tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng” và “quy mô ngân hàng” có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Trên thực tế, những năm vừa qua,các NHTMtrong đã quản lý vốn chưa tốt, tỷlệnợxấu gia tăng Theo Trung tâm Thông tin & Dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia (NCEIF), tại thời điểm 30/6/2013, nợnhóm 5 chiếm gần 50% tổng nợxấu của 15 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 (các ngân hàng này chiếm khoảng 75% dư nợ toàn hệ thống ngân hàng);trong đó, SHB, Navibank và Techcombank là ba ngân hàng có tỷlệnợxấu cao nhất, lần lượt chiếm 9%, 6,1%, và 5,28% [10] Điều này cho thấy việc quản lý cho vay chưa chặt chẽdẫn đến nợxấu cao.Cho nên, nhóm tác giả đềxuấtmột sốkhuyến nghị đối với các nhà quản lý NHTMnhư sau:

Thnht: Về quy mô vốn ngân hàng và vốn chs

hu

Vốn và quản trịvốn phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động, đây là yếu tốbảo vệ chính của mỗi ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản góp phần tránh và vượt qua được các cuộc khủng hoảng tài chính Có thểnhận định rằngởViệt Nam, các NHTMđều đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình

phát triển nêncần phải nỗlực quản lý vốn có hiệu quả đểngày càng phát triển hơn Do đó, việc quản lý vốn trong ngân hàng cần có chương trình quản lý vốn hiệu quả, cần cải thiện năng lực trong đánh giá đúng vềmức độ an toàn của vốn; phân bổ và quản trịvốn hiệu quả hơn và tiết kiệm vốnhơn; đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị Ngoài các quy định chung về đảm bảo đủvốn pháp định theo Thông tư 36 [8], các ngân hàng cần phải có các quy định riêng Để đảm bảo vốn này,các ngân hàng cần có phương pháp đo lường, đánh giá vềhiện trạng vốn và tác động của các đòn bẩy đểgiảm lãng phí vốn, điều chỉnh các mảng kinh doanh có hiệu quả cao nhưng cần ít vốn hơn, xác định cơ cấu tổchức và quản trịnhằm thúc đẩy các mô hình quản lý vốn có hiệu quả cũng như các mô hình phối hợp cho các bộphận có liên quan đến quản trị tài chính và rủi ro trong ngân hàng.

Đồng thời, các ngân hàng cần xây dựng chính sách cân đối trong quá trình phân phối kết quả tài chính cho việc chi trảcổtức, phần lợi nhuận giữlại đểbổ sung vào vốn chủsởhữu để tăng quy mô vốn Đây là nguồn vốn tự tàitrợ không tốn chi phí nhằm tăng khả năng tựchủvềmặt tài chính góp phần tăng khả năng thanh khoản

Việctăng vốn điều lệcủa các NHTM trong những năm vừa qua đã làm tăng năng lực tài chính,nâng cao khả năng thanh khoản, khả năng cạnh tranh và bảo đảm các hệsốan toàn vốn (hệsốCAR) cũng như đáp ứng tốt cho việc tăng trưởng nóng của tín dụngngân hàng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản Mặc dù việc tăng trưởng về quy mô (vốn tối thiểu 3.000 tỷ đồng) có thểtuỳthuộc vào từng ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý trong việc phát triển hoạt động cho vay, tín dụng.Điều này dễdẫn đến chất lượng tài sản suy giảm và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, hiệu quảhoạt động vốn của các ngân hàng

Thhai: Vdư ncho vay

Đểnâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTMvà tránh đểnợxấu làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng, các nhà lãnh đạo của các ngân hàng cần có sựquyết tâm cao và có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với việc quản lý thanh khoản tạichính ngân hàng của mình Theo đó, họcần phải ưu tiên vấn đềthanh khoản ngân hàng lên hàng đầu trong sự phát triển lâu dài của ngân hàng Theo kết quảcủa mô hình, yếu tố “tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng” có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thanh khoản của các NHTM Do đó, các NHTMnên cải thiện chính sách này bằng một sốgiải pháp như sau:

(1) Xây dựng hệthống quản lýrủi ro chặt chẽ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, chính xác theo 6 yêu cầu trong Thông tư 36 [8] vềtỷlệbảo đảm an toàn vốn, bao gồm giới hạn cấp tín dụng, các tỷlệvề an toàn vốn tối thiểu, tỷlệkhả năng chi trả, dựtrữthanh khoản, tỷlệvốn cho vay trung và dài hạn, và dư nợcho vay (2) Xây dựng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộtrongngân

hàng đúng với thực tế phát triển của kinh tếViệt Nam và đánh giá đúng năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân Ngân hàng cần có một bộphận độc lập đểxếp hạng tín dụng khách hàngmột cách khách quan Bộphận đó không được tiếp xúc riêngvới khách hàng.

(3) Việc định giá và xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng cũng cần phải có một bộphận xử lý độc lập và chuyên nghiệp nhằmgiúp các ngân hàng khách quan và định giá tài sản chính xác hơn khi thẩm định giá trị tài sản so với nhu cầu vay vốn của khách hàng Ngoài ra, bộphận này cũng giúp ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nguồn vốn khi cần xử lý tài sản giúp ngân hàng có thể xoay

Trang 6

vòng chu kỳ cho vay và thanh toán mới, không bị ứ đọng vốn trong các khoản nợxấu làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của mình.

(4) Thị trường tiền tệ phái sinh ởViệt Namcòn rất hạn chế Tuy nhiên, sau đợt biến động của thị trường tiền tệtrong thời gian qua, các ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tài sản nợ, tài sản có của mình thông qua các biện pháp hạn chếrủi ro trênthị trường REPO Thị trường này là công cụ khá hiệu quảtrong việc tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán nợ và cơ cấu tài sản có nhằm hỗ trợ thanh khoản một cách nhanh chóng Các công cụ tài chính phái sinh như Forward và Future là những công cụ đểnắm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chếrủi ro khi lãi suất thị trường biến động Đặc biệt,SWAP là công cụquan trọng để các ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế các tác động của rủi ro lãi suất kỳhạn.

(5) Bên cạnh đó, các NHTM cần đa dạng hơn các sản phẩm dịch vụcủa mình thông qua việc tăng cường đầu tưcho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tìm hiểu các nhu cầu thực tếcủa người dân để có thể đưa ra các dịch vụ thích hợp; từ đó,thu hút tiền gửi và sửdụng dịch vụcủa người dân.

(6) Ngoài ra,các NHTMcũng cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giúp người dân giảm thói quen sửdụng tiền mặt Việc này không chỉtạo ra mối quan hệ thân thiết giữa các khách hàng với ngân hàng của mình hơn, mà còn làm tăng doanh thu từhoạt động dịch vụ cho ngân hàng và thu hút hơn nữa tiền gửi của khách hàng đến với ngân hàng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn có nhiều ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng; cụthể là:

Thứnhất, vềmặt lý thuyết, rủi ro thanh khoản được xemlà rủi ro của hầu hết các ngân hàng hiện nay,đặc biệt là hệthống các NHTM Nghiên cứu này đã tìm ra và định lượng ba yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là: Qui mô ngân hàng, Tỷlệtổng dư nợcho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và Tỷlệgiữa vốn chủsởhữu ngân hàng/tổng tài sản có ngân hàng.Cảba yếu tố này giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận diện và đánh giá các tác động của chúng đến rủi ro thanh khoản để có các quyết sách kịp thời

Thứ hai, nghiên cứu làm giàu thêm kho tàng khoa học vềrủi ro thanh khoản, sửdụng dữliệu Việt Nam

Ngoài ra, nghiên cứu còn mở ra hướng nghiên cứu khác là đưa các biến vĩ mô, biến phân loại các khoản vay, v.v… Hiện tại, thị trường tài chính ngân hàng ở nước ta ngoài các NHTMtrong nước còn có các NHTMnước ngoài Do đó, nghiên cứu tiếptheo có thểthực hiện trên cảNHTM trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính lên hai nhóm ngân hàng này với nhau dựa trên mô hình nghiên cứu đã kiểm định Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý của khách hàng khi có thông tin khôngtốt từhệthống ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản của các ngân hàng Do vậy, có thểthực hiện nghiên cứu mởrộng cho cả hai nhóm yếu tố tài chính và mức độ tin tưởng của người dân về các NHTMđểcó thể đánh giá tổng quát hơn trong các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam.

[3] A Abdullah, and A Q Khan,“Liquidity risk management: A comparative study between domestic and foreign banks in Pakistan,” J Managerial Sci., vol 6, no 1, pp 61-72, 2010.[4] N Ahmed, M F Akhtar, and M Usman, “Risk management

practices and Islamic Banks: An empirical investigation from Pakistan,” Interdiscip J Res Bus., vol 1, no 6, pp 50-57, 2011.

[5] A Iqbal,“ Liquidity risk management: A comparative study between conventional and Islamic banks of Pakistan,” Global J Manage Bus Res., vol 12, no 5, pp 55-64, 2012.[6] P Vodová, “Liquidity of Czech commercial banks and its

determinants,” Int J Math Models Methods Appl Sci., vol 5 No 6, pp 1060-1067, 2011.

[7] Hoàng Trọng, và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Thống kê, 2010.[8] Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

[9] Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

[10] Trung tâm Thông tin & Dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia (NCEIF), “Tình hình nợ xấu ngân hàng nửa đầu năm 2013”, truy cập ngày 20/12/2014 tại http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/tinhhinhnoxaunganhang-nd-16659.html

TIỂU SỬ T C GIẢ

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Năm sinh 1980, Hà Nam, tốt nghiệp Đại học tại Trường Đại học Lạc Hồng năm 2002, Thạc sĩ tại Trường Đại học Mởthành phố Hồ Chí Minh năm 2012 Hiện đang là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Ngân hàng K19-2014, là trưởng bộmôn Ngân hàng tại trường Đại học Lạc Hồng Lĩnh vực nghiên cứu: tài chính, ngân hàng, chứng khoán v.v

T.S Nguyễn Thanh LâmHiện đang là giảng viên của Khoa Sau đại học - Trường Đại học Lạc Hồng, Biên Hòa, Đồng Nai Năm 2011, với học bổng của Chính phủ Đài Loan, Lâm sang Đài Loan làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý công nghiệp tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Cao Hùng và đã xuất sắc tốt nghiệp vào tháng 6/2014 với nhiều bài báo khoa học đăng trên tạp chí uy tín và các kỷ yếu hội thảo quốc tế (http://orcid.org/0000-0002-8268-9854) Hướng nghiên cứu chính: quản lý chất lượng, thống kê, dự báo kinh tế & tài chính, phân tích hành vi, v.v…

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:36

Xem thêm: