1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG

55 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG
Tác giả Lò Thị Thanh
Người hướng dẫn TS. Bùi Ngọc Sơn
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Chăn nuôi thú y
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 198,01 KB

Cấu trúc

  • Phần 1 MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài (9)
  • Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở nơi thực tập (10)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (11)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi (12)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu, những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước (13)
      • 2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu (13)
      • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước (29)
  • Phần 3 ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH (33)
    • 3.1. Đối tượng (33)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (33)
    • 3.3. Nội dung tiến hành (33)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (33)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (33)
      • 3.4.2. Phương pháp theo dõi (34)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (34)
  • Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (35)
    • 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù (35)
      • 4.1.1. Đặc điểm giống lợn đen Lũng Pù (35)
      • 4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù (36)
    • 4.2. Điều tra tình hình bệnh trên đàn lợn đen Lũng Pù (38)
    • 4.3. Các biện pháp đã thực hiện để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn đen (41)
      • 4.3.1. Công tác thú y (41)
      • 4.3.2. Các biện pháp đã triển khai (42)
    • 4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng chống và điều trị dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc (45)
  • Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (49)
    • 5.1. Kết luận (49)
    • 5.2. Đề nghị (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (52)
    • I. Tài liệu tiếng Việt (52)

Nội dung

Hà Giang nói chung và huyện Mèo Vạc nói riêng là nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, người dân vẫn chủ yếu canh tác trong ngành nông nghiệp như trồng lúa, trồng ngô và chăn nuôi; ngoài phát triển đàn trâu, bò của địa phương, huyện Mèo vạc cũng chú trọng để phát triển giống lợn địa phương (lợn đen Lũng Pù). Đây là một trong những giải pháp chính để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân. Ở huyện Mèo Vạc, người dân chăn nuôi nhiều giống lợn có nguồn gốc khác nhau như: lợn mán, lợn ỉ, lợn rừng, lợn cỏ… Nhưng được ưu chuộng, chăn nuôi nhiều và xác định có nguồn gốc bản địa là giống lợn đen Lũng Pù. Giống lợn đen Lũng Pù có nguồn gốc từ xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, được thuần hóa và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương. Đây là giống vật nuôi quý hiếm và mang tính đa dạng sinh học đã được Viện Chăn nuôi và Dự án BIODIVA khẳng định cần được nghiên cứu bảo tồn và khai thác có hiệu quả cho cộng đồng. Hiện nay, giống lợn đen Lũng Pù đã được UBND huyện Mèo Vạc đưa vào bảo tồn qua Đề án bảo tồn và phát triển giống lợn đen Lũng Pù. Người dân và các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã dần dần nâng cao ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, phát triển đàn lợn ổn định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như tỷ lệ thoái hóa giống cao do người dân thường xuyên cho phối giống cận huyết, giao phối không chọn lọc, sử dụng lợn đực không đạt tiêu chuẩn; công tác phòng chống dịch và năng lực của đội ngũ y tế ở cơ sở còn yếu kém… Nhằm tìm hiểu quá trình chăn nuôi, tình hình chăn nuôi, tìm hiểu các loại dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn đen Lũng Pù, đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát triển đàn lợn đen Lũng Pù, để giống lợn đen Lũng Pù tiếp tục được nhân rộng và phát triển khắp vùng Cao nguyên đá Hà Giang, các sản phẩm từ lợn đen Lũng Pù đến được với người tiêu dùng trong tỉnh, ngoài tỉnh và tương lai là ra thế giới; được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của TS. Bùi Ngọc Sơn, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tình hình chăn nuôi và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”.

ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Đối tượng

- Đàn lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

- Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn.

Địa điểm và thời gian tiến hành

Địa điểm: Hợp tác xã Tuấn Dũng, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc và một số hộ gia đình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Thời gian: Từ ngày 07 tháng 7 năm 2020 đến ngày 30 tháng 10 năm 2020.

Nội dung tiến hành

- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi đàn lợn đen Lũng Pù trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

- Điều tra một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn đen Lũng Pù.

- Các biện pháp đã thực hiện để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn đen.

- Công tác điều trị bệnh.

- Đề ra một số biện pháp phòng chống và điều trị dịch bệnh truyền nhiễm hiệu quả cho đàn lợn đen.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh x 100 Tổng số con theo dõi

Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết x 100 Tổng số con theo dõi

Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con điều trị khỏi bệnh x 100

Tổng số con điều trị

Tỷ lệ tái nhiễm (%) = Tổng số con tái nhiễm bệnh x 100 Tổng số con điều trị khỏi bệnh

- Thống kê qua số liệu của Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện và cán bộ thú y xã, cán bộ thú y thôn bản.

- Điều tra, so sánh số liệu với đàn lợn đen thực tế tại các cơ sở và hộ chăn nuôi lợn đen Lũng Pù trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

- Quan sát trực tiếp các ca bệnh xảy ra trong thời gian thực tập và điều trị một số ca bệnh xảy ra trên đàn lợn đen tại cơ sở chăn nuôi của HTX Tuấn Dũng.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phần mềmMicrosoft Excel trên máy tính.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Tình hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù

4.1.1 Đặc điểm giống lợn đen Lũng Pù

Giống lợn Lũng Pù được phát hiện tại xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang Do đặc tính dễ nuôi, chịu đựng kham khổ rất tốt, phàm ăn, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon nên vẫn được người dân nuôi phổ biến ở vùng núi cao này mặc dù tăng khối lượng thấp Hơn nữa, do điều kiện chăn nuôi còn hạn chế và giao thông không thuận tiện nên cũng chưa có giống lợn nào có thể mang lại hiệu quả cao hơn giống Lũng Pù tại vùng này Giống lợn Lũng Pù hiện đang nuôi phổ biến tại một số thôn bản khu vực lân cận với xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang Ngoài ra, hiện nay thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển đàn lợn đen Lũng Pù của UBND huyện Mèo Vạc, giống lợn này cũng đã được triển khai nuôi nhân rộng ra các xã như Khâu Vai, Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Pả Vi, Pải Lủng…

Về đặc điểm ngoại hình, hầu hết các nghiên cứu về giống lợn Lũng Pù đều kết luận: đặc trưng nhất về ngoại hình của giống là chòm lông trắng ở trán của giống lợn Lũng Pù dài tạo thành một xoáy ngược lên đỉnh đầu, dễ nuôi, ít bệnh tật, tầm vóc nhỏ, động dục và đẻ sớm, nuôi con tương đối tốt, thích nghi với hầu hết các môi trường, phàm ăn nhưng tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng cao, tăng khối lượng thấp, tỷ lệ nạc thấp, tỷ lệ mỡ cao và thịt thơm ngon.

Lợn Lũng Pù có tầm vóc tương đối to so với các giống lợn nội Việt Nam khác: Khối lượng sơ sinh là 0,5-0,6kg, nuôi thịt 10-12 tháng đạt tới 90-100kg và trưởng thành khoảng 130-140kg; trung bình giống lợn Lũng Pù có 10 vú và đẻ từ 6 đến 10 con/ổ.

Về khả năng thích nghi của giống lợn đen Lũng Pù, nhìn chung, lợn đenLũng Pù được mọi người chăn nuôi đánh giá rất tốt: chống chịu bệnh tật tốt, ít hoặc hầu như không bị bệnh tật gì mặc dù điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém; chịu kham khổ rất tốt, ăn tạp, phàm ăn kể cả thức ăn kém chất lượng vẫn sống; sinh trưởng phát triển trung bình như các giống lợn nội khác thể hiện tăng khối lượng thấp, sinh sản kém, đẻ ít con và số con cai sữa rất thấp Ngoài thiếu ăn và chất lượng thức ăn không tốt, lợn phải chịu giá lạnh của vùng núi đá vào mùa đông ở Mèo Vạc song chúng vẫn sống và phát triển bình thường.

Về khả năng sinh trưởng và cho thịt: Đối với chăn nuôi lợn thịt, khả năng sinh trưởng mà sản phẩm cuối cùng là khối lượng lợn thịt là một trong những yếu tố quyết định của sự thành bại trong ngành chăn nuôi lợn Kết quả điều tra về khả năng sinh trưởng và cho thịt chủ yếu về tốc độ tăng khối lượng của giống lợn đen Lũng Pù tại huyện Mèo Vạc cho thấy, khả năng sinh trưởng (tăng khối lượng) của giống lợn này không cao, trung bình 250g-350g/ngày, thời gian nuôi để xuất chuồng khá dài, có thể lên đến 12 tháng; tuy nhiên, chất lượng cho thịt lại khá tốt, khi tỷ lệ thăn, mỡ, nạc khá đồng đều, chất lượng thịt được đánh giá cao trên thị trường.

4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù

Theo kết quả khảo sát và báo cáo của các xã do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đến hết tháng 6 năm 2020, giống lợn đen Lũng

Pù có 22.680 con, gồm: lợn nái đang khai thác 5.407 con, lợn đực giống 152 con, lợn thịt 10.528 con, lợn con trên 28 ngày tuổi 9.328 con, lợn sữa (dưới 20 ngày tuổi) 2.010 con.

Bảng 4.1 Tăng trưởng đàn lợn đen Lũng Pù trong giai đoạn 2017 đến tháng 6 năm 2020 trên địa bàn huyện Mèo Vạc

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc)

Phương thức chăn nuôi lợn: Trên địa bàn huyện Mèo Vạc chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, hộ gia đình tự phát, chưa có tổ chức, thiếu sự liên kết, mạnh ai người đấy làm, chưa tạo thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Tính đến hiện tại toàn huyện có 9.106 hộ gia đình tham gia nuôi lợn; trung bình mỗi hộ hiện nay nuôi khoảng 3 con (hộ nuôi nhiều nhất khoảng 30 con, hộ nuôi ít nhất 01 con); có 01 HTX (HTX Tuấn Dũng) nuôi lợn, quy mô duy trì thường xuyên 200 - 300 con (gồm lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn con và lợn thịt).

Công tác khuyến nông, thú y: Hiện tại trung bình mỗi xã có 01 khuyến nông viên và 01 thú y viên thực hiện công tác khuyến nông và dịch vụ thú y, tiêm phòng, chữa bệnh cho đàn lợn của địa phương, thống kê báo cáo diễn biến đàn lợn và diễn biến dịch bệnh Nhìn chung, năng lực hoạt động của đội ngũ này còn hạn chế, chưa hiệu quả; riêng đội ngũ khuyến nông thôn bản và thú y thôn bản hầu như không hoạt động.

Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn cho lợn: Trên địa bàn huyện hiện có 02 cửa hàng kinh doanh bán lẻ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; 10 hộ gia đình kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Khâu thu mua, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Đến thời điểm điều tra, trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã hay tổ chức nào mạnh dạn đứng ra làm trụ cột tham gia đầu mối thu mua, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đen Lũng Pù Toàn huyện hiện có 25 hộ gia đình (riêng khu vực trung tâm huyện có 15 hộ) thường xuyên có hoạt động thu mua, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tươi quy mô nhỏ (bình quân 0l con/hộ/ngày); sản lượng thịt lợn đen Lũng Pù được thương lái thu gom tiêu thụ nội huyện (tại chợ trung tâm huyện và chợ phiên trung tâm các xã) ước khoảng 600 tấn/năm Ngoài ra còn một số lượng lợn đen Lũng Pù được xuất bán ra ngoài địa bàn theo các đường tiểu ngạch Có 10 hộ gia đình có hoạt động chế biến sản phẩm thịt xông khói, xúc xích, lạp sườn, giò từ nguyên liệu thịt lợn đen Lũng Pù, sản lượng chế biến đạt trên 2,5 tấn/năm Các sản phẩm thịt lợn đen Lũng Pù tiêu thụ trên địa bàn 100% dưới dạng thô, chưa công bố tiêu chuẩn, chỉ dẫn địa lý; chưa có kiểu dáng mẫu mã bao bì, bao gói sản phẩm, nhãn mác, lô-gô, chưa đăng ký truy xuất nguồn gốc, xuất sứ sản phẩm.

Bảng 4.2 Số tổ chức, cá nhân thu mua, giết mổ và bán sản phẩm thịt từ lợn đen Lũng Pù trên địa bàn huyện Mèo Vạc Địa bàn

Thịt lợn Sản phẩm khác (giò, xúc xích…)

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Điều tra tình hình bệnh trên đàn lợn đen Lũng Pù

Là địa bàn có khí hậu khắc nghiệt nên hằng năm, trên địa bàn huyện MèoVạc thường xuyên xảy ra các loại dịch bệnh trên đàn lợn nói chung và lợn đenLũng Pù nói riêng Vấn đề vệ sinh chăm sóc phòng ngừa dịch bệnh của người dân chăn nuôi lợn đen Lũng Pù đã từng bước được nâng cao như xây dựng chuồng trại kiên cố, có hố gom phân và nước tiểu để xử lý, hộ chăn nuôi với quy mô lớn đều có hệ thống máng ăn máng uống tự động trong chuồng, những hộ chăn nuôi lợn nái chuồng trại xây dựng đã có ô đẻ, ổ úm để nhốt lợn riêng, những hộ chăn nuôi lợn thịt thì hệ thống máng ăn uống luôn được giữ sạch. Người nông dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh nên phần nào đã phòng ngừa được dịch bệnh xảy ra nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít hộ dân do chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại nên vẫn còn tình trạng chuồng trại bẩn lẫn cả phân và nước tiểu, lợn sống trên phân và nước tiểu là nguyên nhân gây ra các bệnh như: ghẻ, đậu, viêm loét da, tiêu chảy… ảnh hưởng tới sinh trưởng của đàn lợn.

Hàng năm, Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện thường xuyên hướng dẫn cán bộ khuyến nông và trưởng ban thú y các xã triển khai tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh cho đàn lợn; các xã đã tổ chức các đợt tiêm phòng theo định kỳ cho đàn lợn, các loại vắc-xin chủ yếu: Tụ huyết trùng, Dịch tả cũng đã phần nào hạn chế được dịch bệnh xảy ra Tuy nhiên, do điều kiện chăn nuôi ở nông hộ có nhiều hạn chế về điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi, chủ yếu nuôi theo cách truyền thống, mạng lưới thú y còn mỏng nên bệnh dịch vẫn xuất hiện.

Dưới đây là những thống kê sơ bộ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn đenLũng Pù huyện Mèo Vạc trong những năm gần đây:

Bảng 4.3 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn đen

Dịch tả lợn Phó thương hàn

Tụ huyết trùng Đóng dấu lợn Số mắc (con)

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Mèo Vạc)

Từ bảng 4.3, ta thấy tình hình dịch bệnh trên đàn lợn đen Lũng Pù vẫn xuất hiện nhưng tỷ lệ khá thấp, chỉ trên dưới 5% tổng số đàn Có được điều này là do khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệp của vùng núi cao huyện Mèo Vạc, bà con nhân dân nơi đây chăn nuôi chủ yếu từ nguồn thức ăn tự nhiên, đồng thời hằng năm nhà nước đều hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm cho người dân Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn vẫn còn như: bệnh dịch tả lợn, bệnh phó thương hàn và tụ huyết trùng Năm 2018, diễn biến bệnh dịch tả lợn tăng cao là do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập vào địa bàn Như vậy, đàn lợn đen Lũng Pù hay gặp các bệnh truyền nhiễm chính gồm: dịch tả lợn, tụ huyết trùng.

Từ thực trạng trên chính quyền địa phương và người chăn nuôi đã và đang từng bước khắc phục những hạn chế trong chăn nuôi, nhất là chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn nói chung và đàn lợn đén Lũng Pù nói riêng.

Các biện pháp đã thực hiện để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn đen

Hiện nay, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Mèo Vạc gồm 04 cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ sư chăn nuôi thú y, hoạt động theo sự chỉ đạo chuyên môn và được hưởng lương hàng tháng của Chi Cục Thú y tỉnh Mạng lưới thú y các xã, thị trấn gồm cán bộ khuyến nông cấp xã và Trưởng ban thú y Các thôn bản có nhân viên thú y (còn gọi là thú y viên) Tuy mạng lưới thú y trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã được phủ rộng khắp đến tận thôn bản nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, hầu hết Trưởng ban thú y các xã, thị trấn và nhân viên thú y thôn bản chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên rất khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thú y Nắm bắt được khó khăn này, hằng năm UBND huyện Mèo Vạc đều bố trí một phần kinh phí để bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và những hiểu biết cơ bản cho Trưởng ban thú y và nhân viên thú y Qua đó, góp phần giúp những cán bộ trực tiếp làm công tác thú y nắm rõ hơn và hiểu biết cơ bản về biểu hiện lâm sàng của động vật để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh cũng như kịp thời báo cáo lên cấp trên nếu dịch bệnh có khả năng lây lan rộng.

Hàng năm, UBND huyện đều chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y tổ chức các buổi tập huấn và các đợt tiêm phòng định kỳ 1 năm 03 đợt tiêm phòng như sau: Đợt I từ ngày 15 tháng 03 đến ngày 30 tháng 05, đợt II từ ngày 15 tháng 08 đến ngày 15 tháng 09 và đợt III từ ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Trước các đợt tiêm phòng cho động vật nuôi, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn thông báo đến hộ chăn nuôi lịch tiêm phòng và tiến hành thống kê đầu gia súc, gia cầm; giao nhiệm vụ trực tiếp để Trưởng ban thú y xã và nhân viên thú y các thôn, bản trực tiếp thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ chuyên môn Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện.

Ngoài ra lãnh đạo Trạm còn thành lập các ban kiểm tra liên ngành về các lĩnh vực buôn bán thuốc thú y, kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm tươi sống và kiểm tra các lò mổ, lò ấp Do vậy đã kiểm soát, ngăn chặn được các mầm bệnh, nguồn bệnh trên địa bàn huyện đưa ngành chăn nuôi phát triển, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.

4.3.2 Các biện pháp đã triển khai

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận nhân dân vẫn còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biên pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm luôn được cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan chuyên môn quan tâm đặt lên hàng đầu và tổ chức triển khai thường xuyên Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tổ chức tuyên truyền người dân chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo quy định; hướng dẫn người dân chủ động báo cho nhân viên thú y thôn, trưởng thôn biết nếu phát hiện gia súc bị bệnh, nhất là các bệnh không rõ nguyên nhân để kịp thời xác minh bệnh, thực hiện phun thuốc tiêu độc khử trùng theo quy định Công tác tuyên truyền đã góp phần giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức đối với việc chủ động bảo vệ tài sản (gia súc, gia cầm) cuả gia đình, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, góp phần chung cho công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn huyện.

Hàng năm theo sự chỉ đạo của tỉnh và huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện đã tổ chức tiêm phòng vắc-xin đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện, trong đó có đàn lợn đen Lũng Pù UBND các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo công tác tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia xúc,chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã; gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, phó ban là Trưởng ban thú y và các thành viên khác có liên quan Đồng thời thành lập các Tổ tiêm phòng ở các thôn gồm thú y viên, trưởng thôn UBND các xã, thị trấn xử phạt vi phạm đối với các chủ hộ không thực hiện tiêm phòng bắt buộc theo quy định của Luật Thú y Sau khi tiêm phòng, UBND cấp xã cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng động vật cho các hộ gia đình, mỗi con một tờ chứng nhận và lập sổ sách để theo dõi.

Bảng 4.4 Kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn đen Lũng Pù từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2020

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện)

Từ bảng 4.4 có thể thấy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn đen Lũng Pù chưa cao, có năm tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin có xu hướng giảm dần theo năm do tổng đàn lợn tăng lên nhưng lượng vắc-xin được tiêm hầu như giữ nguyên Nguyên nhân chính là số vắc-xin được tiêm phòng chủ yếu do ngân sách nhà nước mua và cấp phát để tiêm, người dân và chủ chăn nuôi chưa chủ động mua vắc-xin phòng ngừa về tiêm; vắc-xin và chất lượng vắc-xin ở các cửa hàng bán thuốc và vật tư y tế chưa được kiểm định kỹ chất lượng nên người dân có phần e dè khi mua vắc-xin từ các nhà cung cấp này Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, không nhận biết được tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc-xin và chưa hiểu sâu về các bệnh xảy ra trên động vật; cán bộ thú y viên trình độ chuyên môn có phần hạn chế

Ngoài ra, đàn lợn đen Lũng Pù chủ yếu được tiêm 2 loại vắc-xin chính là dịch tả lợn và tụ huyết trùng, việc tiêm phòng các loại bệnh khác cũng chưa được chú trọng và quan tâm.

4.3.2.3 Công tác điều trị bệnh

Quá trình chăn nuôi, theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và Trưởng ban thú y các xã, thị trấn, khi người dân phát hiện lợn có biểu bệnh thì phải kịp thời thông báo cho cán bộ thôn, nhân viên thú y và trưởng ban thú y biết để xác minh tình hình bệnh, lên phác đồ điều trị phù hợp Kết quả điều trị bệnh từ năm

2017 đến tháng 6 năm 2020 trên đàn lợn đen Lũng Pù thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5 Kết quả điều trị bệnh xảy ra trên đàn lợn đen Lũng Pù

Dịch tả lợn Phó thương hàn Tụ huyết trùng Đóng dấu lợn

(Nguồn: Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Mèo Vạc)

Qua bảng 4.5 ta thấy số đàn lợn đen Lũng Pù được điều trị thành công khá cao, hầu hết trên 98% số lợn bị bệnh Hai bệnh phổ biến là dịch tả lợn và tụ huyết trùng tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng cao Qua đó, có thể thấy nhờ Đề án bảo tồn và phát triển giống lợn đen Lũng Pù mà sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của người dân và doanh nghiệp, các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn huyện khá hiệu quả Do đó, đàn lợn đen Lũng Pù trong những năm qua tăng trưởng khá nhanh, số xuất bán ra thị trường và số lợn sinh sản hằng năm đều tăng.

Đề xuất một số biện pháp phòng chống và điều trị dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn đen Lũng Pù huyện Mèo Vạc

4.4.1 Công tác thông tin, tuyên truyền Để người dân chủ động phòng chống và tránh được dịch bệnh trên đàn lợn thì trước hết người chăn nuôi phải được tiếp cận với các thông tin chính thống khi có dịch bệnh xảy ra Các cơ quan nhà nước tại địa phương cần có kênh thông tin chính thức cho việc công bố và thông tin dịch bệnh, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân chủ động phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi; tránh để người dân tiếp nhận các thông tin không chính sách từ các nguồn tin không chính thống.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến người dân bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động vệ sinh, sát trùng phòng dịch; rà soát, kịp thời tiêm vắc- xin cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng nhất là tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao.

4.4.2 Công tác phòng ngừa dịch bệnh

- Công tác giám sát: Giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, với mục đích không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng Thực hiện giám sát chủ động, lấy mẫu xét nghiệm định kỳ sự lưu hành của vi rút gây bệnh; theo dõi tình hình dịch bệnh, sử dụng thuốc phòng trị bệnh trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở chăn nuôi; tổ chức giám sát chặt chẽ các chương trình, dự án, các hộ chăn nuôi để kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra Thực hiện giám sát bị động: tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp nghi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Ngoài ra, thực hiện giám sát dịch bệnh theo các chương trình, dự án của ngành Thú y khi có yêu cầu.

- Công tác tiêm phòng: Tiêm phòng vẫn là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất, giúp chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh nên được xem là công tác trọng tâm và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục Lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tiêm phòng là Trưởng ban Thú y các xã, thị trấn và những thành viên trong đội tiêm phòng Trưởng ban Thú y xã, thị trấn là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và thực hiện việc tiêm phòng cho đàn lợn trên địa bàn quản lý.

Tổ chức triển khai tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ 2 đợt/năm đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin theo quy định Ngoài ra, hàng tháng tổ chức rà soát, tiêm phòng bổ sung thường xuyên cho vật nuôi bị bỏ sót hoặc mới phát sinh cũng như đã hết thời gian miễn dịch (tái chủng) để tạo miễn dịch chủ động.

Chủ nuôi có trách nhiệm theo dõi sức khỏe đàn lợn trong vòng 36 giờ sau khi tiêm phòng, nếu thấy có biểu hiện khác thường báo cáo ngay cho Trưởng ban Thú y xã hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện để có hướng xử lý.

Các cơ quan nhà nước chủ động dự phòng nguồn vắc-xin để có đủ cho tiêm phòng và chữa trị khi có dịch bệnh xảy ra.

- Công tác tiêu độc khử trùng: Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu độc phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đúng theo quy định;hướng dẫn, giám sát và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở úm ấp, cơ sở chăn nuôi tập trung đồng thời có biện pháp xử lý đối với các cơ sở không chấp hành việc tiêu độc,khử trùng theo quy định Tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi” Ngoài ra, công tác tổ chức thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng còn được tiến hành đột xuất tại các hộ gia đình có gia súc, gia cầm bệnh chết nhưng chưa xác định được nguyên nhân, các địa phương tiếp giáp với vùng có dịch của các tỉnh lân cận hoặc tại các ổ dịch xảy ra trên địa bàn (nếu có)

- Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Tổ chức tốt công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, nhất là trên đàn lợn Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không đúng theo quy định, góp phần ngăn ngừa dịch bệnh từ nơi khác đến địa phương Thực hiện thông tin hai chiều giữa nơi xuất, nơi nhập động vật, sản phẩm động vật để quản lý Triển khai thực hiện quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ tại tất cả các cơ sở giết mổ trên địa bàn; thực hiện kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở giết mổ trên địa bàn theo định kỳ và theo quy định.

- Duy trì tốt chế độ thông tin và báo cáo: Thành lập đường dây nóng về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn để phục vụ cho việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thông tin, phản ảnh của người dân về tình hình dịch bệnh; đồng thời thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo Công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh, các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy bắt buộc theo quy định

4.4.3 Công tác thanh tra, kiểm tra

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các hoạt động có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn Giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình chỉ đạo, điều hành, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở giết mổ, chăn nuôi tập trung trên địa bàn theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng thời, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật.

4.4.4 Tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thú y

- Tổ chức tập huấn củng cố, nâng cao năng lực quản lý về công tác phòng, chống dịch bệnh trên lợn cho lực lượng làm công tác phòng, chống dịch bệnh tỉnh đến cơ sở, nhất là những người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở như Trưởng ban Thú y xã, nhân viên thú y thôn bản.

- Rà soát nhu cầu thực tế, cử công chức, viên chức lao động tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.

4.4.5 Công tác ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra

Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, tùy theo từng bệnh cụ thể và mức độ lây lan, cơ quan nhà nước phải thông tin kịp thời cho Trưởng ban thú y các xã, thị trấn, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu Thực hiện tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y, khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh ra vào địa bàn.

Ngoài ra, cơ quan Thú y cần lập ngay kế hoạch chống dịch bệnh động vật theo quy định tại Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm

2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Ngày đăng: 25/06/2024, 21:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bùi Quang Anh, Nguyễn Xuân Thủy, Hoàng Bá Thăng (2000), “Kết quả khảo sát một số phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh dịch tả lợn cổ điển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ”, Tạp chí khoa học thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kếtquả khảo sát một số phương pháp chẩn đoán phân biệt bệnh dịch tảlợn cổ điển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tác giả: Bùi Quang Anh, Nguyễn Xuân Thủy, Hoàng Bá Thăng
Năm: 2000
3. Nguyễn Xuân Bình (1998), “Một số kết quả xét nghiệm bệnh dịch tả lợn mạn tính ở Long An”, Tạp chí Khoa học Thú y, 5(1) tr. 70 – 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả xét nghiệm bệnh dịch tảlợn mạn tính ở Long An
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình
Năm: 1998
5. Lê Minh Chí, Hồ Đình Chúc, Bùi Quý Huy (1998) “Kết quả điều tra dịch bệnh gia súc, gia cầm ở 5 tỉnh phía Bắc từ 1995 – 1997”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, 3 tr. 75-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tradịch bệnh gia súc, gia cầm ở 5 tỉnh phía Bắc từ 1995 – 1997
6. Đinh Văn Chỉnh và cộng sự (1995) “Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp”, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu khoa họcnông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
10.Nguyễn Tiến Dũng (2002), “Tình hình bệnh dịch tả lợn trên thế giới và hướng điều trị”, Khoa học Kỹ thuật Thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh dịch tả lợn trên thế giớivà hướng điều trị
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2002
30.Võ Bích Thủy (2002), “Tình trạng ô nhiễm Salmonella trong thực phẩm nguồn gốc động vật trên địa bàn Hà Nội”, Khoa học Kỹ thuật Thú y, 9(3), tr.20- 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng ô nhiễm Salmonella trong thựcphẩm nguồn gốc động vật trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Võ Bích Thủy
Năm: 2002
1. Ayanud J.M (2003), “Sự phát triển các loại vaccine phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển” (Hà Ninh dịch), Khoa học Kỹ thuật Thú y, 10(3), tr.70- 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển các loại vaccine phòng bệnh dịchtả lợn cổ điển
Tác giả: Ayanud J.M
Năm: 2003
1. Archie Hunter, Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 - 207 Khác
4. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29-35 Khác
7. Trần Văn Chương (2007), Nguyên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Dịch tả lợn cổ điển và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
8. Phùng Quốc Chướng (1995), Tình hình nhiễm Salmonella tại Đắc Lắc và khả năng điều trị, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
9. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
11.Đào Trọng Đạt, Nguyễn Tiến Dũng (1985), Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp (1981 – 1985), NXB Nông Nghiệp Hà Nội Khác
12.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
13.Nguyễn Ngọc Hải, Đỗ Tiến Duy (2017), Các bệnh truyền nhiễm quan trọng và mới nổi trên heo, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
14.Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Vũ Đình Tôn, Đinh Thị Nông (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
15.Cao Văn Hồng, Trương Quang, Nguyễn Như Thanh (2002), Nghiên cứu về mùa dịch và ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến bệnh Tụ huyết trùng của gia súc ở Đắc Lắc”, Khoa học Kỹ thuật Thú y Khác
16.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
17.Võ Văn Hùng (1999), Đặc điểm dịch tễ học bệnh Tụ huyết trùng lợn, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
18.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, tr.44 - 52 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Quá trình truyền lây dịch bệnh - TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG
Hình 2.1. Quá trình truyền lây dịch bệnh (Trang 13)
Bảng 4.1. Tăng trưởng đàn lợn đen Lũng Pù trong giai đoạn 2017 đến - TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG
Bảng 4.1. Tăng trưởng đàn lợn đen Lũng Pù trong giai đoạn 2017 đến (Trang 37)
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn đen Lũng Pù - TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn đen Lũng Pù (Trang 43)
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh xảy ra trên đàn lợn đen Lũng Pù - TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐÀN LỢN ĐEN LŨNG PÙ HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh xảy ra trên đàn lợn đen Lũng Pù (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w