1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà Nội

249 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà Nội Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà NộiHệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên Địa bàn Hà Nội

Trang 1

TRẦN THỊ MINH XUÂN

HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

Hà Nội - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRẦN THỊ MINH XUÂN

HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Ngành đào tạo: Kế toán Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Phạm Đức Cường 2 TS Nguyễn Thị Thanh Loan

Hà Nội - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Số liệu, kết quả sử dụng trong luận án tiến sĩ của tôi là trung thực Những kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trần Thị Minh Xuân

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Trung tâm đào tạo sau đại học, khoa Kế toán- Kiểm toán, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy cô giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Đức Cường và TS Nguyễn Thị Thanh Loan đã luôn nhiệt tình chỉ dẫn và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã có những lời khuyên quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án

Xin cảm ơn bạn bè, các Bệnh viện đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát

Cuối cùng, nghiên cứu sinh bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, hỗ trợ những lúc nghiên cứu sinh khó khăn nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 5

2.1 Tổng quan nghiên cứu 9

2.1.1 Tổng quan nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán 9

2.1.2 Tổng quan nghiên cứu về chất lượng HTTTKT 17

Trang 6

2.1.3 Nghiên cứu HTTTKT tại các đơn vị SNCL 28

2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu 31

2.2 Cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 33

2.2.1 Cơ sở lý luận về đơn vị SNCL 33

2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị SNCL 40

2.2.3 Chất lượng hệ thống thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Hệ thống thông tin kế toán 59

2.2.4 Các lý thuyết nền tảng 67

Tiểu kết chương 2 71

Chương 3: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 72

3.1 Quy trình nghiên cứu 72

3.2 Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 73

3.3 Phương pháp nghiên cứu 76

4.1 Khái quát chung về các BVCL trên địa bàn Hà Nội 86

4.1.1 Đặc điểm hoạt động 86

4.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính 92

4.1.3 Định hướng phát triển 94

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính 98

4.3 Kết quả khảo sát định lượng về thực trạng HTTTKT trong các BVCL trên địa bàn Hà Nội 101

Trang 7

4.4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu 141

4.4.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 145

4.4.3 Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) 148 4.4.4 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT 151

Tiểu kết chương 4 154

Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 155

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 155

5.1.1 Những kết quả chung 155

5.1.2 Những tồn tại cần khắc phục 157

5.1.3 Nguyên nhân của các tồn tại 160

5.2 Các khuyến nghị đề xuất hoàn thiện các yếu tố thuộc HTTTKT 161 5.2.1 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi hoàn thiện các yếu tố thuộc HTTTKT 161

5.2.2 Khuyến nghị hoàn thiện các yếu tố thuộc HTTTKT trong các BVCL 165 5.3.Các khuyến nghị nâng cao chất lượng HTTTKT trong các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội 170

5.3.1 Đầu tư xứng đáng cho công nghệ thông tin 171

5.3.2 Gia tăng sự tham gia của người quản lý 171

5.3.3 Nâng cao năng lực đội ngũ kế toán và sự gắn bó với bệnh viện 172

5.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 174

5.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 174

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 181

TÀI LIỆU THAM KHẢO 182

PHỤ LỤC 200

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính BVCL Bệnh viện công lập CNTT Công nghệ thông tin HTTT Hệ thống thông tin

HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán KTQT Kế toán quản trị

HTTT KTQT Hệ thống thông tin kế toán quản trị SNCL Sự nghiệp công lập

TCKT Tài chính kế toán TCTC

TW

Tự chủ tài chính Trung ương

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1 BẢNG

Bảng 2.1: Các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán 14 Bảng 3.1: Tổng hợp các biến đề xuất trong mô hình 75 Bảng 3.2: Kết quả xử lý chỉ tiêu trong bảng hỏi khảo sát diện rộng 81 Bảng 4.1: Kết quả phỏng vấn về yếu tố cấu thành HTTTKT và chất lượng HTTTKT 98 Bảng 4.2: Mô hình tổ chức kế toán trong các bệnh viện 101 Bảng 4.3: Thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát 102 Bảng 4.4: Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kế toán 103 Bảng 4.5: Thực trạng phần cứng 104 Bảng 4.6: Thực trạng sử dụng phần mềm trong HTTTKT của BVCL 107 Bảng 4.7: Thực trạng dữ liệu báo cáo kế toán tại các BVCL trên địa bàn Hà Nội 113 Bảng 4.8: Thực trạng dữ liệu về hoạt động của các phòng khám bên ngoài khuôn viên BV tại BVCL trên địa bàn Hà Nội 116 Bảng 4.9: Thực trạng dữ liệu về quản lý, sử dụng vật tư, hóa chất… tại BVCL địa bàn Hà Nội 117 Bảng 4.10: Thực trạng dữ liệu về tiền lương, thu nhập tăng thêm… tại BVCL trên địa bàn Hà Nội 120 Bảng 4.11: Thực trạng nguồn kinh phí dự án, đề tài, viện trợ nước ngoài… tại BVCL trên địa bàn Hà Nội 122 Bảng 4.12: Thực trạng quy trình tổ chức thu tại các BV công lập trên địa bàn Hà Nội 123 Bảng 4.13: Thực trạng quy trình tổ chức chi tại các BV công lập trên địa bàn Hà Nội 129 Bảng 4.14: Thực trạng quy trình lập báo cáo tài chính tại các BVCL trên địa bàn Hà Nội 131 Bảng 4.15: Thực trạng kiểm soát thu, chi của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội 133

Trang 11

Bảng 4.16: Thực trạng bảo mật dữ liệu của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội 138 Bảng 4.17: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 142 Bảng 4.18: Kết quả bình quân chỉ tiêu công nghệ thông tin ảnh hưởng tới HTTTKT 143 Bảng 4.19: Kết quả bình quân khảo sát chỉ tiêu cam kết của nhân viên 143 Bảng 4.20: Kết quả trung bình chỉ tiêu sự hỗ trợ của quản lsý cấp cao 144 Bảng 4.21: Kết quả trung bình chỉ tiêu huấn luyện và đào tạo nhân viên kế toán 145 Bảng 4.22 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu Biến – Tổng hiệu chỉnh (Item-Total Statistics) 146 Bảng 4.23 Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc-Chất lượng HTTTKT 149 Bảng 4.24 Kết quả phân tích EFA đối với các biến độc lập 150 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định tương quan các biến trong mô hình 151 Bảng 4.26: Kết quả hồi quy các biến độc lập và phụ thuộc của mô hình nghiên cứu 152

2 HÌNH

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Rapina 22 Hình 2.2 Hệ thống thông tin 42 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 73 Hình 3.2: Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng HTTTKT trong BVCL trên địa bàn

Hà Nội 74 Hình 4.1: Xếp hạng các BVCL lập trên địa bàn Hà Nội 86 Hình 4.1: Tổ chức bộ máy quản lý của các BVCL lập trên địa bàn Hà Nội 92

3 SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả hệ thống thông tin kế toán 13 Sơ đồ 4.1: Hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện công 90

Trang 12

Tuy nhiên, tự chủ bệnh viện thì phải bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh phải được nâng cao và khả năng tiếp cận của người bệnh đối với các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, với chất lượng cao hơn và giá cả dịch vụ vừa phải Ngoài ra, việc thực hiện tự chủ vẫn phải bảo đảm đây là đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội

Với điều kiện hoạt động theo cơ chế tự chủ đòi hỏi các BVCL phải nhanh chóng đổi mới các công cụ quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là một trong những công cụ đắc lực cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời HTTTKT đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong việc ra quyết định, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát, mà còn đóng vai trò trong phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro

Trang 13

Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ HTTTKT và chúng được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả, hợp lý, đem lại hiệu quả cao cho tổ chức

Để có được thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng trong điều kiện tự chủ tài chính toàn diện, đòi hỏi các bệnh viện công lập phải tổ chức được một HTTTKT có chất lượng cao nhằm cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản trị ra quyết định hiệu quả và kịp thời

Hệ thống thông tin kế toán truyền thống gắn với bộ máy kế toán nhiều người, công tác kế toán thực hiện thủ công với hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán chi tiết và tổng hợp và các quy trình quy định riêng cho từng nghiệp vụ kế toán Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng dẫn đến những thay đổi đáng kể trong môi trường hoạt động, đặc biệt là yếu tố công nghệ với phần cứng và phần mềm hiện đại, cập nhật và kết nối nội bộ cũng như toàn cầu Trong môi trường CNTT, nhiều chức năng kế toán truyền thống đã được hợp nhất và đưa vào các hệ thống mới, đòi hỏi sự kết hợp giữa kiến thức công nghệ và kế toán Vì vậy, các đơn vị SNCL nói chung và các BVCL nói riêng cần nâng cao chất lượng HTTTKT trong điều kiện mới, đảm bảo thông tin kế toán cung cấp có chất lượng cao (Alsharayri, 2012; Anggraini, 2012) Để thực hiện được điều đó, các BVCL xác định được những nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT

Xuất phát từ các thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống thông tin kế toán trong các Bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội” làm nội dung

nghiên cứu của luận án Luận án trên cơ sở nghiên cứu thực trạng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội thông qua việc đánh giá thực trạng sử dụng các yếu tố của HTTTKT, và sau đó xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Trên cơ sở đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng HTTTKT luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng áp dụng HTTTKT, xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án cần giải quyết được các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng sử dụng hệ thống thông tin kế toán tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội như thế nào? có những tồn tại gì và nguyên nhân của những tồn tại đó?

Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thông tin kế toán tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội, với đối tượng nghiên cứu cụ thể tập trung vào các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán, chất lượng HTTTKT và

Trang 15

các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng HTTTKT trong các các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tiếp cận HTTTKT dựa vào đối tượng cấu thành hệ thống, bao gồm bao gồm 6 thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, quy trình, dữ liệu và hệ thống kiểm soát nội bộ Luận án cũng xem xét các yếu tố thuộc chất lượng HTTTKT và nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng HTTTKT

- Về không gian: Đề tài tập trung vào khảo sát các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội, 73 bệnh viện, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện phổi Hà nội, Bệnh viện phổi Trung ương…

- Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội giai đoạn từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2023 Số liệu thứ cấp được lấy từ các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội qua các

năm 2021-2023

1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm phỏng vấn kết hợp xin ý kiến chuyên gia để hình thành bảng hỏi khảo sát về tình trạng sử dụng các yếu tố thuộc HTTTKT, các tiêu chí đánh giá chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng HTTTKT, và nghiên cứu trường hợp điển hình

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng liên quan đến việc sử dụng HTTTKT tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội, sau đó dùng công cụ phần mềm SPSS26 để kiểm định dữ liệu, đo lường và khẳng định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT

Trang 16

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu

1.5.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Luận án đã làm rõ hơn về đặc điểm của đơn vị SNCL cũng như HTTTKT tại các đơn vị này Luận án đã tiếp cận và nghiên cứu HTTTKT theo 6 thành phần: con người, phần cứng, phần mềm, quy trình, dữ liệu, và hệ thống kiểm soát nội bộ

Trên cơ sở lý thuyết dự phòng, lý thuyết xử lý thông tin, lý thuyết hành vi quản lý, lý thuyết khuếch tán đổi mới và kế thừa mô hình lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003), luận án đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng

HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội 1.5.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Luận án đã phản ánh và làm rõ thực trạng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội, xác định và đo lường các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội Luận án đã đưa ra mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành y tế, luận án đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực có liên quan đến hệ thống thông tin và hệ thống thông tin kế toán, đồng thời là gợi ý cho các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội nói riêng, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung vận dụng vào việc tổ chức, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin kế toán cho đơn vị mình nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay

1.6 Các kết quả nghiên cứu

Luận án đã làm rõ hơn về hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp theo cách tiếp cận với 6 yếu tố cấu thành Trên cơ sở đó, kết hợp với đặc

Trang 17

điểm của đơn vị sự nghiệp nói chung, các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội nói riêng, đã xác lập khung lý thuyết về nội dung hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị sự nghiệp cũng như các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

Luận án đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, đặc biệt là chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc tổ chức vận hành hệ thống thông tin kế toán tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án đã kiểm định mô hình 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội: (1) Công nghệ thông tin, (2) Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, (3) Kiến thức của nhà quản lý, (4) Văn hoá đơn vị, (5) Cam kết của nhân viên gắn bó với bệnh viện, (6) Huấn luyện và đào tạo nhân viên đơn vị Trong đó nhân tố công nghệ thông tin ảnh hưởng nhiều nhất Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường chất lượng HTTTKT tại các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội

1.7 Kết cấu luận án

Ngoài phần phụ lục, đề tài luận án được tổ chức thành 05 chương như sau:

Chương 1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu khái

quát về đề tài gồm tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của luận án và kết cấu của luận án

Chương 2 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hệ thống thông tin

kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập Chương này thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm xác định những nội dung nghiên mà đề tài sẽ kế thừa và phát triển, đồng thời trình bày những cơ sở lý luận làm nền tảng nghiên cứu của đề tài

Chương 3 Quy trình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Chương

này mô tả các bước nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án

Trang 18

Chương 4 Kết quả nghiên cứu thực trạng hệ thống thông tin kế toán

trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu thực trạng về các yếu tố cấu thành HTTTKT, chất lượng HTTTKT và kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội

Chương 5 Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và các

khuyến nghị Chương này trình bày định hướng phát triển của các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội, các nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện và các khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội, điều kiện thực hiện giải pháp

Trang 19

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận án đã làm rõ tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn khi lựa chọn đề tài và xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát và bốn mục tiêu cụ thể của đề tài luận án Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra hai câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu khái quát được sử dụng trong quá trình nghiên cứu Chương này cũng nêu về đối tượng và phạm vi nghiên cứu theo cả thời gian, nội dung và không gian nghiên cứu Luận án bao gồm một chương riêng về phương pháp nghiên cứu nên trong chương này phần phương pháp nghiên cứu chỉ trình bày những điểm khái quát Cuối chương, luận án tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài luận án

Trang 20

Chương 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

2.1 Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là một công cụ được tích hợp vào lĩnh vực hệ thống thông tin và hệ thống công nghệ (IT), được thiết kế để hỗ trợ quản lý và kiểm soát các chủ đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế - tài chính Nhiều học giả đã khẳng định rằng hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là thành phần rất quan trọng đối với mọi tổ chức kinh tế (Wilkinson et al., 2000)

HTTTKT là chìa khóa thành công của tổ chức vì nó cho phép tích hợp, điều phối và kiểm soát các hoạt động kinh doanh (Wilkinson et al., 2000) HTTTKT là một phần không thể thiếu của hệ thống thông tin quản lý (MIS) tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy, phân loại, phân tích và cung cấp các thông tin tài chính thông tin cho các bên liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện các quyết định chiến lược (Wilkinson et al., 2000) Các nghiên cứu trước đây đã phát triển nhiều cách giải thích về HTTTKT Trong nghiên cứu của Trương Văn Tú (2022) diễn giải HTTTKT như một tập hợp các hoạt động có mối liên hệ với nhau, chuẩn hóa tài liệu và công nghệ vận hành để thu thập, xử lý, và báo cáo thông tin cho bên thứ ba Tương tự, Alsharayri (2012) mô tả HTTTKT như một hệ thống được thiết lập để ghi lại các sự kiện/giao dịch và tạo ra thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc toàn diện về các giao dịch tài chính (Soudani, 2012) Nhìn chung, HTTTKT đại diện cho các công nghệ và tài nguyên dựa trên thông tin và máy tính được thiết lập bởi tổ chức nhằm theo dõi và báo cáo hoạt động kế toán cho những người sử dụng thông tin Gần đây một số nghiên cứu đã khẳng định rằng HTTTKT đóng vai trò chủ động trong việc quản lý chiến lược, hoạt động như một cơ chế hỗ trợ chiến lược tổ chức (Chenhall, 2003)

Trang 21

Có nhiều nghiên cứu về HTTTKT theo các cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu Có những nghiên cứu tiếp cận HTTTKT theo chu trình hay theo các yếu tố cấu thành của HTTTKT Các phần viết dưới đây cụ thể hóa các nghiên cứu này

2.1.1.1 Các nghiên cứu về HTTTKT theo chu trình

Senin (2011) cho thấy rằng quá trình xử lý thông tin kế toán trong đơn vị bao gồm quá trình thu thập, tính toán, lưu trữ, phân tích, báo cáo và quản lý thông tin Hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp bao gồm hai hệ thống con: hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị, trong đó hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp thông tin cho người dùng nội bộ và hệ thống thông tin kế toán tài chính cung cấp thông tin cho bên ngoài Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng cho rằng, chu trình HTTTKT bao gồm: thu thập thông tin, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin và kiểm soát thông tin Trong đó, với HTTTKT tài chính sử dụng các dữ liệu đầu vào và tuân thủ các chuẩn mực kế toán Thông tin kế toán được trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đối với HTTTKT quản trị phục vụ cho việc thu thập, đo lường, phân loại và báo cáo cho người dùng nội bộ trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định Thông tin kế toán từ HTTTKT quản trị được thực hiện theo yêu cầu của các nhà quản trị Đồng tình với các quan điểm trên, Susanto (2013) cho rằng mô hình của HTTTKT là quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, xử lý theo các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán, chính sách kế toán, các phương pháp kế toán, các công cụ ghi chép để thu thập các thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho nhu cầu của nhiều người sử dụng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, nhà nước, bên cho vay, nhà cung cấp, hiệp hội, ban giám sát, cổ đông và các nhà đầu tư

Tương tự, Hall (2011) cho rằng HTTTKT bao gồm: hệ thống xử lý nghiệp vụ hàng ngày như báo cáo, chứng từ liên quan, hệ thống sổ cái, báo cáo tài chính tổng hợp và hệ thống báo cáo quản trị dành riêng mục đích như ra quyết định, lập kế hoạch ngân sách và lập báo cáo trách nhiệm,… Vì vậy, HTTTKT bao gồm các hệ thống dữ liệu, xử lý số liệu và báo cáo, cung cấp

Trang 22

thông tin kế toán, bao gồm kế toán tài chính và thông tin kinh tế quốc tế cho người dùng trong và ngoài nước

Nghiên cứu trong nước theo cách tiếp cận HTTTKT theo chu trình xử lý thông tin cũng đồng tình cho rằng HTTTKT là quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin theo các kỹ thuật khác nhau nhằm cung cấp thông tin tài chính phục vụ ra quyết định của các nhà quản trị

Trong luận án, tác giả giả Hoàng Văn Ninh (2010) đã nghiên cứu chu trình xử lý thông tin tại các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam Tác giả nghiên cứu thực trạng tổ chức HTTTKT và đưa ra chu trình xử lý thông tin Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu chu trình từ thu thập dữ liệu đầu vào và trình bày thông tin trên báo cáo của HTTKT tài chính Luận án chưa nghiên cứu HTTTK của các công ty con thuộc tập đoàn cũng như HTTTKT quản trị Đây cũng là khoảng trống của nghiên cứu

Cũng nghiên cứu HTTKT theo chu trình tại các doanh nghiệp sản xuất, Trần Thị Nhung (2016) lại nghiên cứu HTTTKT quản trị Tác giả chỉ rõ quy trình của HTTT KTQT gồm 4 giai đoạn là thu nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin và lưu trữ dữ liệu Tác giả Nguyễn Hoàng Dũng (2017) tiếp cận nghiên cứu tổ chức HTTT KTQT theo tiến trình thông tin trong điều kiện ứng dụng hệ thống ERP với mục tiêu hỗ trợ thông tin quản trị chiến lược và phục vụ ra quyết định của các nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Trong nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận theo tiến trình thông tin KTQT gồm: (1) Tổ chức hệ thống thu nhận dữ liệu đầu vào; (2) Tổ chức hệ thống xử lý thông tin; (3) Tổ chức hệ thống cung cấp thông tin; (4) Tổ chức sử dụng thông tin KTQT thực hiện các mục tiêu quản lý; (5) Tổ chức hệ thống lưu trữ thông tin; (6) Tổ chức hệ thống kiểm soát thông tin Đề tài đã làm sáng tỏ quá trình tổ chức thiết lập và sử dụng thông tin KTQT trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý nhằm tăng cường hiệu quả quản trị nguồn lực chiến lược và nâng cao khả năng cạnh tranh cho DN Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại đối với các doanh nghiệp sản xuất và dưới góc độ KTQT

Trang 23

Nguyễn Thị Mai Lê (2021) đã tiếp cận chu trình xử lý thông tin của HTTTKT quản trị trong thời đại công nghệ 4.0 Tác giả tiếp cận và hoàn thiện HTTT KTQT theo quy trình thông tin và tác động của công nghệ 4.0 đối với HTTT KTQT, bao gồm: (1) Quá trình thu thập dữ liệu đầu vào (trong đó làm rõ tác động của số hóa tài liệu lưu trữ tại chính DN và các cơ quan chức năng của Nhà nước), (2) Quá trình xử lý dữ liệu, (3) Quá trình cung cấp thông tin đầu ra (4) Hệ thống kiểm soát nội bộ (5) Hạ tầng công nghệ thông tin, chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0 trong HTTT KTQT

Như vậy, dù nghiên cứu trong nước hay nước ngoài, chu trình xử lý thông tin của HTTTKT cũng được các tác giả đều thống nhất quan điểm đó là quy trình chung của HTTKT bao gồm: Thu thập thông tin, xử lý – phân tích thông tin và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

2.1.1.2 Các nghiên cứu về HTTTKT theo các yếu tố cấu thành

Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán được các nhà nghiên cứu phân chia theo các cách khác nhau Theo O’Brien và George (2005) thì hệ thống thông tin kế toán có thành phần bao gồm phần cứng, phần mềm, bộ xử lý, các quy trình, cơ sở dữ liệu và công nghệ, truyền thông

Rapina (2014), và Taber và cộng sự (2014) tiếp theo Piccoli (2012) cho rằng một hệ thống thông tin tốt sẽ bao gồm 4 thành phần là công nghệ thông tin, con người, các quy trình xử lý và các cấu trúc Sau đó, 4 thành phần này được nhóm thành 2 hệ thống con đó là hệ thống thuộc về mặt kỹ thuật (technical subsystem) gồm có công nghệ thông tin và các quy trình xử lý, và hệ thống thuộc về mặt xã hội (social subsystem) bao gồm con người và những tương tác của các cá nhân trong hệ thống

HTTTKT là một hệ thống bao gồm nguồn nhân lực, các phương tiện, phương pháp kế toán được tổ chức khoa học, nhằm thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp (Hall, 2011) Theo đó, HTTTKT bao gồm các yếu tố cơ bản: hệ thống thu nhận thông

Trang 24

tin kế toán, hệ thống xử lý thông tin kế toán, hệ thống cung cấp thông tin kế toán Các yếu tố này đóng vai trò là những tiểu hệ thống trong hệ thống HTTTKT Mà trong mỗi hệ thống đó lại bao gồm các thành phần (yếu tố) của một hệ thống, thực hiện những công việc nhất định của hệ thống

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả hệ thống thông tin kế toán

(Nguồn: Hall, (2011)- Hệ thống thông tin kế toán

Trong khi đó, Romney và Steinbart (2015) đưa ra 6 thành phần của hệ thống thông tin kế toán gồm: Con người; Quy trình; Dữ liệu thông tin; Phần

Môi trường bên ngoài

Nguồn DL bên

ngoài

Nguồn dữ liệu bên

trong

Người SD bên

trong

Người SD bên

ngoài HTTT Quản trị

CSDL

Thu thập dữ

liệu

Xử lý dữ liệu

Thông tin tạo

ra

Tổ chức doanh nghiệp

Trang 25

mềm sử dụng để xử lý dữ liệu; Phần cứng; Kiểm soát nội bộ và đánh giá an ninh để đảm bảo cho dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán Các yếu tố này giúp cho HTTTKT thực hiện được ba chức năng cơ bản: (1) thu thập và lưu trữ CSDL về con người, các nguồn lực và các hoạt động của DN, (2) chuyển đổi CSDL thành những thông tin quan trọng, thiết yếu phục vụ cho các nhà quản lý DN trong việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và đánh giá con người, các nguồn lực cũng như các hoạt động diễn ra ở DN, (3) cung cấp các giải pháp kiểm soát để giúp bảo vệ tài sản và dữ liệu của DN

Bảng 2.1: Các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán

1 Con người

Là người sử dụng HTTTKT, là các chuyên gia cần sử dụng HTTTKT trong một doanh nghiệp (kế toán viên, nhà quản lý, giám đốc tài chính, kiểm toán viên, chuyên gia phân tích kinh doanh )

2 Quy trình

Các phương pháp kế toán, các chính sách, quy định, quy trình, thủ tục trong quá trình sử dụng, vận hành hệ thống, trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp dữ liệu, thông tin kế toán

3 Dữ liệu, thông tin

- Các dữ liệu về doanh nghiệp, nghiệp vụ và hoạt động SXKD của doanh nghiệp

- Các thông tin từ hệ thống báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo định dạng bản mềm trên phần mềm hoặc bản cứng được in ra từ phần mềm 4 Phần mềm Các ứng dụng tích hợp các nghiệp vụ, các phần mềm

kế toán, hệ thống ERP được sử dụng để xử lý dữ liệu 5 Phần cứng Các thiết bị xử lý trung tâm, máy tính, thiết bị kết nối

thông tin được sử dụng trong HTTTKT 6 Kiểm soát

nội bộ

Là thành phần giúp HTTTKT vận hành ổn định, bảo vệ dữ liệu, thông tin của HTTTKT

Nguồn: Romney và Steinbart (2015)

Trang 26

Các nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành của HTTTKT ở Việt Nam gần đây có một số công trình như của tác giả Nguyễn Hữu Đồng (2012) đã cho rằng cấu trúc của HTTTKT bao gồm bộ máy kế toán, phương tiện kỹ thuật, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán, các quá trình kế toán cơ bản và hệ thống kiểm soát kế toán Với cách tiếp cận này, việc tổ chức bộ máy kế toán đóng vai trò then chốt trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin kế toán, thể hiện được sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng kế toán viên và xác định quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát kế toán Tuy nhiên, tác giả chỉ chú trọng đến yếu tố con người và tổ chức bộ máy nhân sự trong hoạt động kế toán sử dụng trong công tác kế toán thủ công, chưa thể hiện được rõ nét mối liên hệ với các yếu tố khác của HTTTKT

Tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014) đứng trên quan điểm về tổ chức HTTT KTQT chi phí bao gồm các nội dung như nhận diện chi phí, tổ chức hệ thống thông tin dự toán chi phí, hệ thống thông tin chi phí thực hiện và hệ thống thông tin kiểm soát chi phí phục vụ cho việc ra quyết định và áp dụng trong các DN may Việt Nam Như vậy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu tổ chức HTTTKT theo các nội dung công tác kế toán quản trị trong đơn vị, chưa nêu nổi bật được cấu trúc, nội dung của HTTTKT nói chung và HTTTKT quản trị chi phí nói riêng Đồng thời, tác giả chỉ nghiên cứu phạm vi liên quan đến HTTTKT quản trị, do đó chủ yếu cung cấp thông tin nhằm mục đích quản trị trong nội bộ DN để dự báo các sự kiện sẽ xảy ra và dự đoán các ảnh hưởng về tài chính kinh tế đối với DN Các thông tin cung cấp cho các đối tượng bên ngoài DN còn hạn chế

Tương tự, Vũ Bá Anh (2015) nghiên cứu Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, đã tiến hành nêu ra HTTTKT trong các DNSX kinh doanh ở Việt Nam gồm có 5 thành phần là yếu tố con người, dữ liệu kế toán, thủ tục kế toán, hệ thống phần cứng kế toán, hệ thống phần mềm kế toán Tác giả phân tích thực trạng tổ chức HTTTKT trong 75 doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn

Trang 27

thiện tổ chức HTTTKT trong các DNSX kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT Trong nghiên cứu, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu HTTTKT phục vụ cho công tác KTTC mà không nghiên cứu HTTTKT phục vụ cho công tác KTQT Đồng thời, phạm vi nghiên cứu của luận án quá rộng, chỉ nghiên cứu trong các doanh nghiệp sản xuất chung chung nên các giải pháp đề xuất chỉ mang tính định hướng, chưa có các giải pháp cụ thể gắn với đặc điểm kinh doanh của từng ngành Cùng quan điểm với các tác giả trên và cũng nghiên cứu về HTTTKT quản trị, tác giả Lê Thị Hồng (2016) nghiên cứu HTTTKT quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho mục đích quản trị trong khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định Đây là nghiên cứu có tính mới và có tính ứng dụng cao Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu khác, luận án này chỉ tập trung nghiên cứu về HTTTKT phục vụ cho công tác KTQT, còn HTTTKT phục vụ cho công tác KTTC không được đề cập đến

Luận án của Đặng Thị Thúy Hà (2016), đã tiếp cận nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành nên hệ thống với 05 yếu tố: (1) yếu tố con người, (2) hệ thống chứng từ- tài khoản- sổ và báo cáo kế toán, (3) các chu trình kế toán, (4) cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và (5) kiểm soát nội bộ Ngoài ra, luận án đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam trong hội nhập và phát triển Tác giả đã đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng: (1) nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp như: nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, văn hóa doanh nghiệp) và (2) nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm yếu tố môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường công nghệ thông tin

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Nga (2017), đã phát triển HTTTKT dưới góc độ các yếu tố cấu thành trong loại hình đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù quỹ trong việc quản lý quỹ BHYT nói riêng bao gồm 5 yếu tố: (1) con người, (2) phương tiện kĩ thuật - CNTT, (3) dữ liệu kế toán, (4) các quy trình và (5) hệ thống kiểm soát

Trang 28

Có nhiều nghiên cứu về HTTTKT với các yếu tố cấu thành khác nhau Tuy nhiên, các tác giả trong nước hay nước ngoài đều cho rằng HTTTKT bao gồm các yếu tố: con người, dữ liệu kế toán, quy trình, cơ sở hạ tầng - công nghệ

thông tin và kiểm soát nội bộ Đây cũng là góc độ tiếp cận HTTTKT trong luận án này

2.1.2 Tổng quan nghiên cứu về chất lượng HTTTKT

a Các nghiên cứu khái quát về chất lượng HTTTKT

Chất lượng HTTTKT được nhiều tác giả nghiên cứu theo từng khía cạnh, khu vực cũng như quy mô doanh nghiệp khác nhau Chất lượng HTTTKT đã được các tác giả nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ trong nghiên cứu của Nicolaou (2000) Theo Nicolaou (2000), sự hữu hiệu của HTTT được đo lường thông qua sự hài lòng của những người quyết định về chất lượng thông tin được tạo ra nhờ chất lượng HTTTKT Nghiên cứu về chất lượng HTTTKT cũng được thực hiện trong các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh khác nhau Yếu tố về đặc điểm quy mô cũng dẫn sự lựa chọn các tiêu chí đo lường chất lượng HTTTKT có điểm khác nhau hay các đối tượng liên quan đến chất lượng HTTTKT là khác nhau Ví dụ như, các doanh nghiệp niêm yết hay các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu công nghiệp thì có bộ phận tài chính riêng biệt, có bộ phận CNTT riêng biệt Chính vì vậy, các nghiên cứu về chất lượng HTTTKT trong các doanh nghiệp lớn, ngoài giám đốc và bộ phận kế toán, cần phải khảo sát các đánh giá của giám đốc tài chính hay bộ phận CNTT (Nicolaou, 2000) Trong khi đó, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, với sự hạn chế về nguồn lực có thể không có bộ phận tài chính hay CNTT riêng Do vậy, các nghiên cứu trong bối cảnh doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thường tập trung vào khảo sát đánh giá của các bên liên quan như giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng và kế toán viên là chủ yếu

Bên cạnh đó, nhiều tác giả nghiên cứu chất lượng HTTTKT thông qua việc nghiên cứu tác động của HTTTKT đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp Các tác giả Sajady, và cộng sự (2008) nghiên cứu tại các công ty niêm

Trang 29

yết trên sàn chứng khoán Tehran về đánh giá chất lượng của hệ thống thông tin kế toán, khảo sát thu thập ngẫu nhiên 87 phiếu với đối tượng khảo sát là giám đốc tài chính của các công ty niêm yết Nghiên cứu đưa ra mô hình để đánh giá chất lượng của HTTTKT thông qua tác động của HTTTKT Tác động của HTTTKT đến doanh nghiệp được đo lường thông qua việc cải thiện quá trình ra quyết định kinh doanh, cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, cải thiện chất lượng của các báo cáo tài chính, cải thiện quy trình nghiệp vụ trong các công ty và cải tiến quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho cho thấy việc tổ chức thực hiện HTTTKT sẽ giúp cho cải thiện quá trình ra quyết định kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, và chất lượng của các báo cáo tài chính cũng như làm cho các nghiệp vụ trong các công ty được thuận lợi hơn, trong khi đó, nghiên cứu không thấy ảnh hưởng của HTTTKT trong việc cải tiến quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã đóng góp về mặt lý luận khi cung cấp cách tiếp cận đánh giá chất lượng hệ thống thông tin kế toán dựa trên tiêu chí về tác động của HTTTKT, và đóng góp về mặt thực tiễn về chất lượng HTTTKT của các doanh nghiệp niêm yết tại Tehran Với cách tiếp cận tương tự như nhóm tác giả Sajady và cộng sự (2008) thì nghiên cứu của tác giả AyyoubAl (2014) cũng đo lường chất lượng HTTTKT qua tác động của HTTTKT nhưng chỉ nghiên cứu trong môi trường doanh nghiệp áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) Kết quả nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả dùng t-test với 63 nhân viên kế toán và giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp sử dụng ERP đã khẳng định tác động của ERP đến việc cải thiện chất lượng đầu ra và chất lượng kiểm soát nội bộ của HTTTKT Tuy nhiên, nghiên cứu áp dụng trong bối cảnh ERP này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn và sự trang bị công nghệ cao, bởi để trang bị hệ thống ERP đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu này cũng đã có những đóng góp về mặt lý luận trong đo lường chất lượng HTTTKT

Nghiên cứu tại các hợp tác xã tại Thừa Thiên Huế đã đánh giá chất lượng HTTTKT của 2 tác giả Lê Ngọc Mỹ Hằng và Hoàng Giang Bằng cách sử dụng

Trang 30

Phân tích nhân tố, kiểm tra Cronbach's Alpha, Mô hình hồi quy tuyến tính, 138 câu trả lời đã được phân tích để dự đoán tính hiệu quả của HTTTKT, kết quả cho thấy có sáu yếu tố đánh giá xác suất hiệu quả của HTTTKT Việc triển khai HTTTKT tại các Hợp tác xã này đã giúp cải thiện quy trình ra quyết định, kiểm soát nội bộ, đo lường hiệu suất và chất lượng của báo cáo tài chính cũng như sự hài lòng về thông tin của người dùng Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch tài chính Mô hình này có thể được sử dụng để hỗ trợ người dùng phần mềm không chỉ đánh giá sự thành công của việc triển khai HTTTKT mà còn phát triển các chiến lược tích lũy lợi ích đáng kể từ hệ thống kế toán trên máy vi tính Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chưa xem xét toàn diện các vấn đề của chất lượng HTTTKT như chất lượng của quá trình xử lý của hệ thống, chất lượng đầu ra của HTTTKT Để khắc phục những hạn chế trong đánh giá chất lượng HTTTKT, các nghiên cứu trong các năm gần đây có xu hướng sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu sử dụng kết hợp đa tiêu chí khi đo lường chất lượng HTTTKT Cụ thể: Tác giả Nicolaou (2000) đã tìm hiểu các biến ngẫu nhiên ảnh hưởng đến thiết kế HTTTKT và chất lượng của HTTTKT đã sử dụng 2 tiêu chí gồm thước đo cảm nhận về sự hài lòng về thông tin của người dùng và cảm nhận về hiệu quả giám sát của hệ thống thông tin Có thể thấy, các tiêu chí mà nghiên cứu này đưa ra dựa sự hài lòng của người dùng nhưng lại chỉ chú ý đến sự hài lòng về thông tin và hiệu quả giám sát của hệ thống thông tin kế toán, trong khi không đề cập đến sự hài lòng về chất lượng hệ thống, tiêu chí phản ánh chính sự hoạt động của hệ thống đó như thế nào

Một cách tiếp cận khác, tác giả Fardinal (2013) đã thực hiện đo lường chất lượng HTTTKT dựa trên mô hình TAM với 3 tiêu chí gồm cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận tính hữu dụng và cách sử dụng

Fitriati và Mulyani (2015) nghiên cứu các đối tượng kế toán viên làm việc tại Indonesia về các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT và chất lượng thông tin kế toán cũng sử dụng các tiêu chí về tính dễ sử dụng, tính hữu

Trang 31

dụng và cách sử dụng để đo lường chất lượng HTTTKT Có thể nói, những tiêu chí trong các nghiên cứu này lại hướng đến sự đáp ứng yêu cầu của người dùng về mặt kỹ thuật, các tiêu chí như tính dễ sử dụng, cách sử dụng phản ánh tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật trong quá trình xử lý thông tin nhiều hơn, chưa phản ánh được chất lượng thông tin đầu ra của hệ thống thông tin kế toán Trong khi đó, tác giả Susanto (2017) đã sử dụng kết hợp cả tiêu chí phản ánh đặc điểm kỹ thuật cũng như sự hài lòng của người dùng Cụ thể nghiên cứu đo lường chất lượng của HTTTKT thông qua sự hài lòng của người dùng và cách sử dụng Nghiên cứu đo lường tác động của chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin Kết quả nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng của chất lượng HTTTKT đến chất lượng thông tin kế toán, kết quả này củng cố kết quả của nhóm tác giả Gorla, và cộng sự (2010) về tác động của chất lượng hệ thống đến chất lượng thông tin Cách tiếp cận của các nghiên cứu này tập trung đo lường chất lượng HTTTTKT dựa trên phương diện kỹ thuật và sự hài lòng của người dùng Tiêu chí về chất lượng thông tin được tách riêng khỏi chất lượng HTTTKT trong khi đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng thông tin cũng là một tiêu chí đo lường chất lượng hệ thống thông tin kế toán Nhận thấy sự toàn diện khi sử dụng nhiều tiêu chí khi đánh giá chất lượng HTTTKT, tác giả Chalu (2012) đã tổng quan một cách có hệ thống về đo lường chất lượng HTTTKT Nghiên cứu khẳng định rằng chất lượng HTTTKT là thang đo đa chiều vì HTTTKT là hệ thống con của hệ thống thông tin quản lý (MIS) và kế toán nên có nhiều cách tiếp cận Do vậy, nghiên cứu đã thực hiện đo lường chất lượng HTTTKT bởi 4 khía tiêu chí gồm: thành quả của doanh nghiệp, sự hài lòng của người dùng, chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin kế toán Nội dung chính của nghiên cứu này là tác động của yếu tố về các bên liên quan đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán Tuy nhiên, việc đo lường chất lượng hệ thống thông tin kế toán bởi thang đo đa chiều của tác giả cho thấy xu hướng và lợi ích của sử dụng thang đo đa chiều sẽ giúp phản ảnh đa diện và chính xác hơn về chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Trang 32

Tại Việt Nam, nghiên cứu của 2 tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2013) đã đề xuất sử dụng đa tiêu chí trong đánh giá chất lượng HTTTKT Các tác giả đã thực hiện đo lường chất lượng HTTTKT theo cách tiếp cận mô hình hệ thống thông tin thành công, đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả của HTTTKT theo mức độ hài lòng của người sử dụng kết hợp 4 tiêu chí chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, tính hữu dụng và sự hài lòng của người dùng Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở lý thuyết trong việc đề xuất mô hình mà chưa có các bằng chứng thực nghiệm để kiểm chứng mô hình nghiên cứu

b Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT

Các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán được tiếp cận theo nhiều lý thuyết nền tảng khác nhau nên các yếu tố ảnh hưởng cũng được đề cập khác nhau trong mỗi nghiên cứu Trong nghiên cứu tác giả dựa trên các lý thuyết nền tảng: lý thuyết dự phòng, lý thuyết xử lý thông tin, lý thuyết hành vi quản lý, lý thuyết khuếch tán đổi mới

Theo lý thuyết dự phòng thì không có một phong cách quản trị nào có thể hiệu quả trong mọi trường hợp Do vậy, nhà quản trị cần linh hoạt hơn trong quá trình quản trị doanh nghiệp Vai trò của nhà quản trị trong việc tìm và khắc phục các hạn chế trong doanh nghiệp sẽ giúp đoanh nghiệp đạt được sự thành công trong các mục tiêu đề ra Nhà quản trị là đối tượng liên quan mật thiết đối với hệ thống thông tin kế toán, cũng là một khách hàng sử dụng thông tin sinh ra từ hệ thống thông tin kế toán Thông tin kế toán sinh ra từ hệ thống thông tin kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh (Boczko, 2007; Sajady và cộng sự 2008) và cảm nhận của nhà quản trị và chủ sở hữu doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin (Foster, 2012) Trong nghiên cứu này, yếu tố về quản trị doanh nghiệp sẽ được đề cập chính là Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và Kiến thức của nhà quản lý

Trang 33

Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao được định nghĩa là các nhiệm vụ và hành vi mà nhà quản trị thể hiện cũng như trạng thái tâm lý của nhà quản trị liên quan đến quá trình thực hiện dự án hay hệ thống (Sabherwal và cộng sự, 2006)

Rapina (2014) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát để lấy ý kiến của các nhân viên kế toán đang làm việc tại 33 hợp tác xã ở Bandung, Indonesia để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cam kết quản lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến chất lượng HTTTKT tại các đơn vị này, đồng thời đo lường sự tác động của HTTTKT, hỗ trợ của nhà quản lý, văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức đến chất lượng thông tin kế toán Từ kết quả phân tích, tác giả đã khẳng định thông tin kế toán là đầu ra của HTTTKT do đó những tác động của các nhân tố đến HTTTKT cũng tác động đến chất lượng thông tin kế toán

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Rapina

Nguồn: Rapina (2014)

Với phương pháp nghiên cứu định lượng, Nurhayati (2014) đã xác định có sự ảnh hưởng đáng kể của nhân tố cam kết quản lý và kiến thức của nhà quản lý (là trình độ chuyên môn của nhà quản lý về HTTTKT thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm) đến việc thực hiện thành công HTTTKT thông qua sử dụng công cụ ANOVA trong SPSS để kiểm định giả thuyết và xác định mối liên hệ

Hỗ trợ của nhà quản lý

Văn hoá tổ chức

Cơ cấu tổ chức

Chất lượng hệ thống thông tin

Chất lượng thông tin kế

toán

Trang 34

Indahwati (2015) đã xây dựng hai giả thuyết: cam kết quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT; thẩm quyền của người sử dụng có ảnh hưởng đến chất lượng của HTTTKT Sau khi sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định các yếu tố Cam kết quản lý, Văn hóa tổ chức, Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, Deni Iskandar đã khẳng định nhân tố cam kết quản lý và thẩm quyền của người sử dụng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của HTTTKT

Cam kết của lãnh đạo cấp cao là yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lý vận hành thành công trong việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán, nếu không thì việc triển khai hệ thống thông tin sẽ thất bại (Sabherwal, 2006; Meiryani, 2014) Al-Hiyari và cộng sự (2013) đã tìm thấy ảnh hưởng của cam kết của lãnh đạo cao nhất đối với triển khai hệ thống thông tin kế toán Lãnh đạo cấp cao đóng góp vào việc triển khai hệ thống thông tin thông qua việc tham gia xây dựng các mục tiêu Mọi thay đổi trong thói quen làm việc, thủ tục và sắp xếp lại hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức phụ thuộc vào sự hỗ trợ của quản lý (Laudon & Laudon, 2015) Hơn nữa Laudon và Laudon (2015) cho rằng Cam kết của quản lý ảnh hưởng đến việc thực hiện HTTTKT thông qua người sử dụng và nhân viên dịch vụ thông tin kỹ thuật Phát biểu tương tự của Lương Đức Thuận (2019) rằng việc triển khai hiệu quả hệ thống thông tin đòi hỏi sự cam kết của lãnh đạo cao nhất Hơn nữa nhiều học giả cho rằng việc triển khai thành công hệ thống ERP bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phù hợp và cam kết của lãnh đạo cấp cao Tại Việt Nam, Vũ Thị Thanh Bình (2020) cho rằng chương trình cài đặt có hiệu quả phụ thuộc vào ở mức độ cam kết của lãnh đạo cao nhất thì cam kết thì khả năng thành công của chương trình ứng dụng

Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao cũng sẽ khuyến khích nhân viên phát triển thái độ tích cực đối với việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán và do đó có nhiều khả năng dẫn đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán cao hơn Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả về sự ảnh hưởng của sự tham gia của

Trang 35

nhà quản trị đến việc thiết kế và thành quả của hệ thống thông tin (Choe, 1996, 1998; Lê Mộng Huyền & Trần Quốc Bảo, 2017) Các tác giả đã đo lường hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán thông qua chất lượng thông tin kế toán trên 5 thành tố: Đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng và dễ sử dụng Yếu tố quản lý được đo lường bởi các khía cạnh về kiến thức, sự tham gia, sự hỗ trợ của nhà quản lý/chủ sở hữu Nghiên cứu sử dụng phân tích khám phá và hồi quy đa biến nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20, với 169 phiếu khảo sát thu hồi Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 khía cạnh của yếu tố quản lý đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của HTTTKT Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng yếu tố về nhà quản lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT Đây là yếu tố quan trọng đối với thực hiện và phát triển HTTTK trong mỗi doanh nghiệp Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu này đã gợi mở cho các nghiên cứu sau về chất lượng HTTTKT không nên bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố quản lý

Vũ Thị Thanh Bình (2020) trên cơ sở lý thuyết dự phòng, tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội Dựa trên phân tích các bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu cho thấy rằng 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đều có tác động đến chất lượng HTTTKT: (1) Môi trường kinh doanh, (2) cấu trúc doanh nghiệp, (3) công nghệ thông tin, (4) Sự tham gia của nhà quản trị trong thực hiện HTTTKT, (5) Đội ngũ kế toán Đáng chú ý, yếu tố công nghệ thông tin và yếu tố sự tham gia của nhà quản trị vào quá trình thực hiện HTTTKT có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng của HTTTKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội Cụ thể, yếu tố công nghệ thông tin ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng hệ thống, hay chính là chất lượng của quá trình xử lý thông tin, trong khi, yếu tố sự tham gia của nhà quản trị vào thực hiện HTTTKT lại tác động nhiều nhất đến chất lượng thông tin

Một cách tiếp cận lý thuyết khác đó là lý thuyết xử lý thông tin trong nghiên cứu của 2 tác giả Ismail và Malcom (2007) về chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong 214 doanh nghiệp sản xuất quy mô DNNVV tại

Trang 36

Malaysia Nghiên cứu sử dụng phân tích cụm để phân biệt thành 2 nhóm có mức độ đáp ứng cao và mức độ đáp ứng thấp Sau đó, nghiên cứu thực hiện kiểm định các giải thuyết bằng cách so sánh 2 nhóm này với từng yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố đề xuất gồm: Mức độ phức tạp của HTTTKT, kiến thức của nhà quản trị, cam kết của nhà quản trị, các chuyên gia bên trong, các chuyên gia bên ngoài, quy mô doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy tác động của các yếu tố mức độ phức tạp của HTTTKT, kiến thức kế toán và công nghệ thông tin của nhà quản trị, việc sử dụng các chuyên gia từ các hiệp hội, hãng kế toán và sự tồn tại đội ngũ công nghệ thông tin đến mức độ đáp ứng của HTTTKT

Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng CNTT tới chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn ở Croatia, Sacer và Oluic (2013), đã cho rằng cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ kế toán mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như giảm chi phí, thông tin chất lượng cao hơn và nâng cao năng suất thông tin Cũng tập trung vào các nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng CNTT, Taber và cộng sự (2014) đã tìm thấy mối quan hệ ý nghĩa của cơ sở hạ tầng CNTT gồm đặc điểm phần mềm, phần cứng, cơ sở dữ liệu và tính hữu hiệu của HTTTKT tại các cơ sở giáo dục tư thục ở Jordanian Trong một nghiên cứu về chất lượng HTTTKT, Indahwati (2015) cũng đã cho thấy ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng CNTT đến chất lượng của HTTTKT Hiện nay, các doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT trong HTTTKT, nên việc lựa chọn một cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp sẽ dẫn đến một HTTTKT hữu hiệu Sự phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT là ưu tiên hàng đầu trong quản lý CNTT tổng thể Fardinal (2013) khẳng định rằng sự phù hợp của các thành phần liên quan đến HTTTKT là rất quan trọng với sự phát triển KSNB mạnh mẽ trong tổ chức KSNB mạnh mẽ là quan trọng, đặc biệt là trong môi trường công nghệ, làm giảm thiểu rủi ro liên quan đến HTTTKT (Sacer và Oluic, 2013)

Cũng nghiên cứu về tác động của yếu tố công nghệ thông tin đến chất lượng HTTTKT, nhưng các tác giả Meiryani (2014) đã kiểm định tác động của việc sử dụng công nghệ thông tin đến chất lượng của HTTTKT tại các doanh

Trang 37

nghiệp các bộ thuộc sở hữu nhà nước tại Indonesia Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi và phân tích dữ liệu sử dụng mô hình cấu trúc SEM PLS Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố sử dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng nhưng rất nhỏ (0,84%) đến chất lượng HTTTKT Điều này được lý giải bởi việc trang bị và sử dụng công nghệ thông tin trong HTTTKT tại các tổ chức này chưa hiệu quả, nên dẫn đến chưa giúp cải thiện chất lượng HTTTKT Kết quả nghiên cứu này cho thấy yếu tố công nghệ thông tin chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và cần đánh giá yếu tố nào có ảnh hưởng đáng kể đưa vào mô hình nghiên cứu, để xem xét yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất thì mới có thể có các biện pháp phù hợp cải thiện chất lượng HTTTKT

Nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ trang bị CNTT và chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, Vũ Thị Thanh Bình (2020) cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn có mức độ trang bị CNTT gồm các hệ thống công nghệ và các ứng dụng công nghệ phục vụ cho công tác kế toán tốt hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa Từ đó, tác giả cũng đưa ra nhận định chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp quy mô lớn tốt hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa

Trong bối cảnh ứng dụng tin học hoá tại các doanh nghiệp, Vũ Quốc Thông và Trần Thị Tường Vi (2023) thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang Nhóm tác giả tiến hành thu thập trên 220 phiếu khảo sát và thu được 199 phiếu hợp lệ Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT trong môi trường ứng dụng tin học hoá: (1) Chất lượng dữ liệu, (2) Trình độ nhân viên kế toán, (3) Cơ sở hạ tầng CNTT, (4) Kiến thức về kế toán của nhà quản lý, (5) Hệ thống KSNB,

Một cách tiếp cận khác đó là sử dụng đa dạng các lý thuyết, trong nghiên cứu của Sabherwal, và cộng sự (2006), các tác giả đã thực hiện nghiên cứu khá phức tạp liên quan đến đánh giá chất lượng hệ thống thông tin và các yếu tố

Trang 38

ảnh hưởng Nghiên cứu là sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết nền tảng gồm có mô hình hệ thống thông tin thành công (mô hình D&M) của Delone & McLean, lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM), lý thuyết hành động hợp lý (TRA), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) để xây dựng các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu Biến phụ thuộc sự thành công của hệ thống thông tin được đo lường qua 4 khía cạnh là chất lượng hệ thống, sự hài lòng của người dùng, cảm nhận về tính hữu dụng, cách sử dụng hệ thống Trong khi đó, các yếu tố ảnh hưởng được tác giả xem xét trên 2 nhóm yếu tố, nhóm thứ nhất là những yếu tố liên quan đến người dùng bao gồm: Kinh nghiệm, thái độ, trình độ đào tạo và sự tham gia của người dùng; trong khi, nhóm thứ 2 là các yếu tố về bối cảnh gồm: Sự trợ giúp của nhà quản trị cấp cao và những điều kiện thuận lợi tại doanh nghiệp Nghiên cứu đã sử dụng phân tích tổng hợp (meta-analysis) để thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu trước để xây dựng nên các giả thuyết nghiên cứu, sau đó, sử dụng phân tích SEM để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều giả thuyết nghiên cứu được khẳng định Một số giả thuyết về tương tác giữa các thành tố đo lường chất lượng HTTT bị bác bỏ như ảnh hưởng của tính hữu dụng đến sự hài lòng của người dùng, hay sự hài lòng của người dùng đến cách sử dụng hệ thống, và một số giả thuyết về tác động của các biến độc lập với nhau và tác động đến biến phụ thuộc cũng bị bác bỏ như thái độ của người dùng đến sự tham gia của người dùng, hay giả thuyết sự tham gia của người dùng đến cách sử dụng hệ thống, sự trợ giúp của nhà quản trị đến chất lượng hệ thống Đặc biệt, nghiên cứu khám phá ra một số mối quan hệ giữa các biến mà giả thuyết nghiên cứu chưa đề cập đến gồm có: Kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dùng, thái độ của người dùng tác động thuận chiều đáng kể đến chất lượng hệ thống, và chất lượng hệ thống tác động thuận chiều đến cách sử dụng hệ thống

Lương Đức Thuận (2019) với nghiên cứu đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT - bằng chứng từ Việt Nam, đã dựa trên các

Trang 39

quan điểm lý thuyết khác nhau về chất lượng HTTTKT để xác định các thuộc tính của chất lượng HTTTKT Tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, gồm: sự tham gia của người sử dụng HTTTKT, chuyên gia bên ngoài và cơ cấu tổ chức Dựa theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tác giả kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy chỉ có nhân tố sự tham gia của người sử dụng HTTTKT và cơ cấu của tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và mức độ tác động gần như nhau Nghiên cứu này có hạn chế là chỉ khảo sát tại một thành phố duy nhất là thành phố Hồ Chí Minh, chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, cỡ mẫu chưa lớn và cần tìm kiếm thêm các nhân tố ảnh hưởng khác để kiểm định mối quan hệ với chất lượng HTTTKT tại thị trường Việt Nam

Nguyễn Thị Thuận (2021) sử dụng đa dạng các lý thuyết như lý thuyết xử lý thông tin, lý thuyết khuếch tán đổi mới Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của các nhân tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Văn hóa doanh nghiệp, Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của Ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý trong các doanh nghiệp Đây là các nhân tố có tác động tích cực đến chất lượng HTTTKT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

2.1.3 Nghiên cứu HTTTKT tại các đơn vị SNCL

HTTTKT trong các tổ chức doanh nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong việc ra quyết định, hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát, mà còn đóng vai trò trong phân tích, dự báo và phòng ngừa rủi ro Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ HTTTKT và chúng được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả, hợp lý, đem lại lợi ích hài hòa lớn nhất cho các cổ đông và vai trò của báo cáo tài chính là kênh chuyển thông tin hiệu quả cho những người bên ngoài cũng như bên trong tổ chức một cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh, H., 2009) Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế

Trang 40

toán giúp cho các tổ chức, các nhà quản lý thấy được những tác động của hệ thống này đến công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán không chỉ tại các doanh nghiệp mà cả các đơn vị SNCL Chính vì vậy, nhiều tác giả đã nghiên cứu HTTTKT tại các đơn vị SNCL

Al-Hiyari và cộng sự (2013), đã nghiên cứu chất lượng HTTTKT tại trường đại học Utara Malaysia Một cuộc khảo sát gồm 119 người trả lời được chọn để thu thập thông tin nhằm kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu Những phát hiện chính chỉ ra rằng có mối quan hệ đáng kể giữa cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu và HTTTKT Tuy nhiên, mối quan hệ này không liên quan nhiều đến nguồn nhân lực Hơn nữa, mối quan hệ giữa cam kết quản lý và chất lượng dữ liệu không liên quan nhiều đến chất lượng thông tin kế toán mà liên quan đáng kể đến HTTTKT và nguồn nhân lực Nghiên cứu khuyến nghị các chương trình đào tạo toàn diện để có đủ kiến thức về triển khai HTTTKT và tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu, hơn nữa, ban lãnh đạo cấp cao nên hỗ trợ triển khai HTTTKT để nhận được đầy đủ lợi ích từ HTTTKT

Ane và Anggraini (2012), đã nghiên cứu chất lượng HTTTKT tại các tổ chức thuộc khu vực công ở Indonesia Dữ liệu được thu thập thông qua kỹ thuật khảo sát bằng cách phân phát bảng câu hỏi đến 31 cơ quan thuế ở Bandung và Jakarta Kết quả cho thấy cam kết của lãnh đạo cấp cao có tác động đáng kể đến chất lượng dữ liệu và việc triển khai HTTTKT Cam kết quản lý chất lượng dữ liệu và HTTTKT cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán

Khi nghiên cứu về HTTTKT trong các đơn vị SNCL, tác giả Đậu Thị Kim Thoa (2015) nghiên cứu thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã phân tích 8 nhân tố gồm: ban quản lý cấp cao, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, cơ cấu tổ chức, môi trường pháp lý tác động đến chất lượng thông tin kế toán Tác giả cũng đã tổng hợp các nghiên cứu trước để làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình, đồng thời đề xuất 4 tiêu chuẩn đo lường chất lượng thông tin kế toán gồm: dễ

Ngày đăng: 25/06/2024, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w