Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa : - Đối với ý nghĩa lý luận: luận văn có ý nghĩa đối với việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn giúp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG 7 1.1 Tổng quan về thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua
Theo C Mác, thi đua là “một hiện tượng xã hội; thi đua nảy sinh trong quá trình tổ chức và phân công lao động xã hội” [17, tr.474]
V.I Lê nin đã kế thừa tư tưởng của C Mác về thi đua và vận dụng trong tình hình mới khi giai cấp công nhân đã giành được chính quyền Ông đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới mở đường “cho cuộc thi đua thực sự có tính chất quần chúng …” [32, tr.232] Ông coi đó là phong trào lao động tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn, xây dựng xã hội mới của quần chúng lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột .
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4 giải thích thi đua “là tác động kích thích lẫn nhau trong quá trình cùng nhau hoạt động nhằm phát huy tài năng của từng người và nhiều người để đạt được kết quả cao hơn” [24, tr.208]
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 định nghĩa: “Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.” [27]
Từ các quan niệm trên, có thể hiểu, thi đua là hoạt động có tính tổ chức, trên cơ sở tự nguyện, tự giác, đoàn kết, công khai, hợp tác, cùng phát triển gắn liền với bản chất của con người, thông qua lao động mà hoàn thiện bản thân và từ đó góp phần tạo dựng xã hội tốt đẹp hơn.
* Đặc điểm của thi đua
Thứ nhất, thi đua là hoạt động có tổ chức Thi đua được tiến hành bởi các cơ quan, đơn vị, là một hoạt động có tổ chức của các cơ quan, đơn vị
Hoạt động thi đua được tiến hành theo một tiến trình chặt chẽ, khoa học bao gồm các bước: lập kế hoạch, xác định mục tiêu, hình thức, đối tượng, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua, kiểm tra, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến,…
Thứ hai, thi đua là hoạt động tự nguyện: thi đua không thể là một hoạt động cưỡng bức hay nói cách khác không nên và không thể cưỡng bức thi đua Chỉ có thi đua tự nguyện mới khơi dậy được sự sáng tạo cũng như sự hứng khởi, nhiệt huyết của con người Tất cả mọi người phấn đấu trên tinh thần tự nguyện thì thi đua mới có ý nghĩa
Thứ ba, thi đua là hoạt động có mục tiêu và hướng đích rõ rệt Mục đích của thi đua là nhằm tăng hiệu quả, chất lượng và năng suất lao động, học tập và công tác từ đó thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt Mục đích cao nhất của thi đua là để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Vai trò của thi đua
- Thứ nhất, thi đua là động lực cách mạng để thực hiện nhiệm vụ chính trị, bồi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước
- Thứ hai, thi đua là một trong những biện pháp giáo dục tư tưởng, xây dựng tình đoàn kết trong một cộng đồng Bởi chính thông qua công tác tổ chức thực tiễn, thông qua các phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực sẽ động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, quần chúng nhân dân
Thứ ba, thi đua góp phần phát huy những điều tốt đẹp, tích cực, đẩy lùi tiêu cực không đáng có Thi đua chính là giải pháp, là phương tiện để phòng, chống tiêu cực, nhân rộng những điều tốt đẹp trong các cơ quan, tổ chức Thi đua chính là lấy cái đẹp để dẹp cái xấu, lấy xây để chống Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng: “Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài năng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ” [25]
Thứ tư, thi đua góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” [22, tr.270]
* Mục tiêu của thi đua
Thi đua nhằm động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, năng động, sáng tạo, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [27]
* Nguyên tắc của thi đua
Khoản 1 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định nguyên tắc thi đua gồm:
“- Tự nguyện, tự giác, công khai;
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.” [27]
Công tác khen thưởng
* Khái niệm về khen thưởng
- Khen là sự, đánh giá tốt về một ai, về cái gì, việc gì với ý hài lòng
- Thưởng là tặng cho bằng hiện vật hoặc bằng tiền
Khen thưởng nhà nước là hình thức nhà nước ghi nhận công lao, thành tích của các cá nhân, tổ chức bằng các quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bằng những hình thức nhất định (cả về vật chất và tinh thần)
Khen thưởng đã ra đời và tồn tại rất lâu gắn liền với việc thưởng phạt của Nhà nước Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư sử giả Ngô Sĩ Liên đã chỉ ra những hình thức khen thưởng đã được áp dụng như sau:
“Khen thưởng người có công trong chiến trận;
Khen thưởng người có công trong việc đi sứ;
Khen thưởng người phò tá có công lao tài đức;
Khen thưởng người tiến cử, người hiền tài;
Khen thưởng người có lời tâu đúng;
Khen thưởng người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên;
Khen thưởng người có công làm thủy lợi;
Khen thưởng người có tài văn chương;
Khen thưởng người cao tuổi…” [19 tr.6]
Khen thưởng trong thời kỳ phong kiến được các nhà nước áp dụng ghi nhận công trạng của những cá nhân có đóng góp cho đất nước Do đó, việc khen thưởng các công trạng chính là đề cao tinh thần yêu nước của dân tộc
Luật Thi đua khen thưởng 2022 định nghĩa: “Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [27]
* Vai trò của khen thưởng
Khen thưởng có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy thi đua, tạo nên động lực khuyến khích con người làm việc
Thứ nhất, khen thưởng là biện pháp động viên, khuyến khích, tạo động lực làm việc, tạo tính sáng tạo trong lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị Với sự tôn vinh, ghi nhận kịp thời những đóng góp, cống hiến sẽ góp phần tạo động lực làm việc, củng cố niềm tin, khơi thêm khát vọng cống hiến, sáng tạo, lao động, sản xuất của cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân, tiếp tục vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Thứ hai, khen thưởng góp phần tăng cường vai trò định hướng đối với cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng lao động, góp phần xây dựng những tấm gương, những điển hình tiên tiến
Thứ ba, khen thưởng góp phần phát triển sâu rộng các phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; là biện pháp giáo dục tư tưởng, xây dựng con người mới, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, khích lệ tinh thần sáng tạo, đổi mới
* Mục tiêu của khen thưởng
Khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần các cá nhân, tập thể đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, lập được thành tích xuất sắc, đột xuất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao [27]
Khen thưởng đúng người, đúng sự việc, kịp thời sẽ tạo được sức lan tỏa sâu rộng, cổvũ phong trào hành động hiệu quả có tác dụng giáo dục, động viên cả về vật chất và tinh thần, góp phần vào sự phát triển bền vững của đơn vị
Có nhiều loại hình thức khen thưởng khác nhau như: huân chương, huy chương, danh hiệu vinh danh nhà nước Vì vậy, công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo vệc sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng cũng như đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
M ối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Thi đua và khen thưởng là hai nội dung có quan hệ biện chứng, bổ sung hỗ trợ cho nhau Thi đua thúc đẩy cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Kết quả của thi đua là cơ sở cho việc thực hiện việc khen thưởng Khen thưởng là kết quả, đồng thời là yếu tố thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, làm gia tăng ý nghĩa của công tác thi đua
Khen thưởng là động lực của thi đua Kết quả thi đua phải được đánh giá, phải được ghi nhận thì mới tạo ra sực thúc đẩy lớn lao về mặt tinh thần để người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua liên tục Khen đúng giúp định hướng đúng hướng đi của phong trào thi đua, là động lực thúc đẩy phong trào ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ Khen thưởng sai sẽ làm thi đua mất đi ý nghĩa thậm chí làm thui chột các phong trào thi đua.
Kết quả của phong trào thi đua yêu nước là cơ sở để lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất, từ đó thực hiện khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thực chất
Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ có tác động tích cực, trở thành nguồn động viên to lớn, giáo dục, nêu gương cho mọi người và qua đó, thúc đẩy phong trào thi đua của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương đạt hiệu quả và phát triển trong những năm tiếp theo.
Nội dung công tác thi đua, khen thưởng
Thi đua, khen thưởng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm sự chấp hành các chính sách, quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng , nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp thường xuyên, nhằm đạt các mục tiêu trong công tác thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng ngành y tế: Cùng với quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng ngành y tế chính là hình thức hoạt động Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi Bộ Y tế, có nội dung bảo đảm sự chấp hành các chính sách, quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng Nhà nước nói chung và của trong ngành y tế nói riêng, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp thường xuyên, nhằm đạt các mục tiêu trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành
1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng và triển khai, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng
Tuyên truyền là hoạt động truyền bá tri thức, tư tưởng đến đối tượng nhằm hình thành ở họ những nhận thức, niềm tin, tình cảm từ đó hành động theo những gì chủ thể tuyên truyền mong muốn Thi đua, khen thưởng là cách thức phát huy khả năng, tiềm lực của mỗi người trong mọi công việc, nhưng cách thức đó chỉ có hiệu quả khi mọi cá nhân hiểu rõ những quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng: Luật thi đua, khen thưởng số
06/2022/QH15 ngày 15/6/2022 của Quốc Hội, Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 25/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi dua, khen thưởng trong ngành Y tế
Bởi vậy, công tác tuyên truyền rất quan trọng để việc triển khai thi đua khen thưởng đi vào thực chất Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua khen thưởng có một số yêu cầu sau đây:
- Đối tượng của tuyên truyền pháp luật thi đua khen thưởng là mọi cá nhân trong tổ chức, trong vùng miền, thậm chí trên phạm vi cả nước Thi đua là hoạt động của mọi người, mọi nhà, được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi thì mới phát huy ý nghĩa; mới tạo ra phong trào to lớn, rộng khắp, từ đó mới khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi nguồn lực
- Tuyên truyền pháp luật về thi đua, khen thưởng cần tập trung làm nổi bật một số vấn đề quan trọng của thi đua, khen thưởng như:
+ Mục đích của thi đua, khen thưởng;
+ Vai trò của thi đua, khen thưởng;
+ Mối quan hệ của thi đua, khen thưởng
+ Cách thức triển khai phong trào thi đua và cách thức khen thưởng
- Công tác tuyên truyền pháp luật thi đua, khen thưởng phải không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung Nội dung thi đua khen thưởng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn, từng thời kỳ; phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng địa phương Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú Trong giai đoạn hiện nay, có thể ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để hoạt động tuyên truyền sinh động, mới mẻ, có độ lan tỏa cao
Về việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, cần chú ý một số công việc:
- Chủ động đề nghị các bộ phận trực thuộc đề xuất các sáng kiến về thi đua, khen thưởng; đề xuất chủ đề thi đua phù hợp với nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn
- Xây dựng, ban hành kế hoạch thi đua theo từng giai đoạn, kế hoạch thi đua hàng năm
- Kịp thời ban hành hướng dẫn khen thưởng trước thời điểm sơ, tổng kết phong trào thi đua Nội dung hướng dẫn khen thưởng gồm các nội dung chính sau:
+ Đối tượng khen thưởng: Các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua Tập trung khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp
+ Tiêu chuẩn khen thưởng: Đối với phong trào thi đua thường xuyên, tiêu chuẩn khen thưởng thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, theo Quy định của ngành Y tế, địa phương và Quy chế (Quy định) về công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt, tiêu chuẩn thi đua tập trung vào các thành tích trong thực hiện phong trào thi đua chuyên đề (giải pháp, sáng kiến, đóng góp cho phong trào…).
+ Hình thức khen thưởng: căn cứ các phong trào thi đua (thường xuyên, đột xuất (chuyên đề) để xác định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
+ Số lượng khen thưởng: Cần nêu số lượng đề nghị khen thưởng cụ thể theo từng cấp để các cơ quan, đơn vị, phòng, ban trực thuộc lựa chọn tập thể, cá nhân để đề nghị khenthưởng.
1.2.2 Tổ chức nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng và đào tạo bồi dưỡng người làm công tác thi đua khen thưởng
Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan, đơn vị là tổ chức triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng Hội đồng Thi đua khen thưởng do lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, các đơn vị, bộ phận trực thuộc để đảm bảo tính tập thể, tính toàn diện, công tâm trong triển khai hoạt động thi đua, khen thưởng Đội ngũ nhân sự làm công tác thi đua khen thưởng giúp việc cho cấp ủy, chính quyền và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Năng lực, có tinh thần trách nhiệm của đội ngũ này là điều kiện để công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện có hiệu quả
Năng lực của đội ngũ này thể hiện 03 khía cạnh: có hiểu biết về pháp luật thi đua khen thưởng, kiến thức tổ chức phong trào thi đua; có phẩm chất liêm chính, công tâm trong thực hiện nhiệm vụ
Muốn đội ngũ nhân sự đạt được yêu cầu năng lực trên, các cấp lãnh đạo quản lý phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thường xuyên Nội dung đào tạo bồi dưỡng bao gồm 03 vấn đề chính là:
+ Bồi dưỡng về chính trị Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ giúp người làm công tác thi đua khen thưởng tham mưu được các nội dung, chủ đề thi đua khen thưởng sát với định hướng phát triển của đất nước, ngành, địa phương
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thi đua, khen thưởng
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng lớn nhất chính là nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ lãnh đạo của chính cơ quan, đơn vị đó về công tác thi đua, khen thưởng Nếu con người không nhận thức được đúng vai trò của thi đua, khen thưởng thì không có động lực để phấn đấu, thi đua, khen thưởng theo kiểu cào bằng, theo lượt
Ngoài ra, hiểu biết vềcông tác thi đua khen thưởng còn ảnh hưởng quyết định đến cách thức tổ chức các phong trào thi đua, hiệu quả thi đua, bởi lẽ con người không thể làm tốt công việc gì nếu như chưa hiểu rõ về công việc đó
Nhận thức của người lãnh đạo quyết định đến chủtrương, biện pháp thực hiện thi đua, khen thưởng trong từng cơ quan, đơn vị Có thể nói, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng ở mỗi đơn vị chịu ảnh hưởng quyết định bởi nhận thức, tầm nhìn, quyết tâm và năng lực tổ chức của người lãnh đạo
- Năng lực của đội ngũ nhận sự làm công tác thi đua khen thưởng Người làm công tác thi đua khen thưởng không chỉ có hiểu biết về pháp luật thi đua, khen thưởng mà còn nắm rõ quan điểm của Đảng, định hướng của Nhà nước về thi đua khen thưởng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; hiểu biết về các vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương, nhiệm vụ chính trị của ngành, cơ quan đơn vịđể tham mưu đúng Bên cạnh đó, phẩm chất liêm chính, công bằng cũng là điều kiện để thực hiện tốt công tác tham mưu về thi đua, khen thưởng Nếu có đội ngũ tham mưu tốt, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện khoa học, có hiệu quả; ngược lại, đội ngũ tham mưu không tốt sẽ khiến hoạt động thi đua khen thưởng không đảm bảo ý nghĩa tích cực của hoạt động này
- Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức tổ chức tuyên truyền, xây dựng nội dung chính sách thi đua, khen thưởng Để nâng cao nhận thức của mọi người về thì đua khen thưởng, công tác tuyên truyền cần phải tiến hành thường xuyên, rộng khắp; hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú Đểlàm được điều đó cần phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh
Khen thưởng là sư ghi nhận, tôn vinh thành tích của tập thể, cá nhân bằng cả vật chất, tinh thần Phần thưởng phải tương xứng với thành tích đạt được thì mới tạo được động lực trong thi đua Vì vậy, ngân sách dành cho khen thưởng phải được đảm bảo
Ngoài ra, công tác quản lý về thi đua, khen thưởng cũng chịu sự chi phối rất lớn từ nguồn lực tài chính Ví dụ như tài chính chi phối đến việc xác định mục tiêu thi đua, lựa chọn phương án tổ chức phong trào thi đua; kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân sựlàm công tác thi đua, khen thưởng
- Trong xã hội, văn hóa là những quy tắc xử sự bất thành văn được mọi người chấp thuận tại một đơn vị, tổ chức, khu vực Một nên văn hóa tốt sẽ tạo được phương hướng, mục đích thực hiện theo đúng quy định, thể hiện rõ sự quyết tâm, nhiệt tình trong thi đua, tạo nên kết quả tốt đẹp và ngược lại
Văn hóa công sở là yếu tố tác động rất lớn đến việc tổ chức các phong trào thi đua Nói cách khác, không khí thi đua, hiệu quả thi đua là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên một công sở có văn hóa Và chính văn hóa được tạo ra đó là nguồn lực để thúc đẩy thi đua luôn mạnh mẽ Ngược lại, không thể tổ chức tốt được phong trào thi đua trong một công sở mà người lao động không có tinh thần trách nhiệm với công việc; thiếu sựđoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
- Chính sách và pháp luật về thi đua, khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng là công việc thường xuyên của bất kì cấp nào Để công tác này được diễn ra rộng khắp thành phong trào chung của cả nước, như như tạo tiền đề cho sự thống nhất trong triển khai, công bằng trong đánh giá kết quả, cần xây dựng hành lang pháp lý về công tác thi đua khen thưởng Các quy định của pháp luật phù hợp với thực tế sẽ tác động, khích lệ con người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp và ngược lại, các quy định pháp luật không phù hợp, không chặt chẽ sẽ tạo ra những phong trào thi đua mang tính hình thức, không phát huy được ý nghĩa của phong trào thi đua Quy định pháp luật không chặt chẽ rõ ràng cũng ảnh hưởng đến sự công bằng trong xét khen thưởng
Thông tin là cơ sở để tiến hành xây dựng mục tiêu, kế hoạch thi đua khen thưởng hàng năm cũng như từng giai đoạn sao cho phù hợp nhất Các hoạt động thi đua, khen thưởng triển khai có hiệu quả phải dựa trên thông tin tình hình thực tế mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ Thông tin cũng là là căn cứ để đánh giá hiệu quả trong công tác triển khai thực hiện Thông tin được cập nhật kịp thời sẽ tạo được những hiệu ứng tốt trong xã hội Để triển khai tốt công tác thi đua khen thưởng thì cần được thể hiện ở các hình thức:
+ Quy định thi đua, khen thưởng;
+ Kế hoạch tổ chức thi đua;
+ Báo cáo sơ kết, tổng kết
Thông tin đầy đủ, kịp thời cho đảm bảo cho sự phối hợp thực hiện dễ dàng hơn, việc sửa chữa những sai sót được kịp thời; kết quả thực hiện được phản ánh chính xác, từ đó đảm bảo hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng
Trong Chương 1, tác giả luận văn đã trình bày khái quát một số vấn đề lí luận về thi đua, khen thưởng gồm khái niệm, vai trò, nguyên tắc, mục đích của công tác thi đua, khen thưởng Nội dung trọng tâm của Chương 1 là tác giả đã làm rõ nội dung công tác thi đua, khen thưởng, bao gồm 05 nội dung cơ bản: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềthi đua, khen thưởng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng tại cơ quan, đơn vị; Tổ chức nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng và đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng; Tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị; Tổ chức công tác khen thưởng; Sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Bên cạnh đó, tác giảcũng trình bày các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các cơ quan, đơn vị Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2 và đưa ra giải pháp ở chương 3.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ ĐÔNG
Quá trình ra đời của Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
Bệnh viện YHCT Hà Đông có tên gọi ban đầu là Bệnh viện Đông y tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 20 tháng 5 năm 1968 Qua trình hình thành, phát triển của Bệnh viện trải qua 04 mốc lớn sau đây
Thời kỳ thuộc tỉnh Hà Tây (từ 1968 - 1976)
Thời kỳ này Bệnh viện vừa mới được thành lập, chưa có trụ sở riêng (lúc này Bệnh viện được bố trí tạm thời tại Khoa Nhi của Bệnh viện Sơn Tây), đội ngũ nhân sự mỏng (35 cán bộ) trong đó có duy nhất một bác sĩ và một dược sĩ đại học Trang thiết bị của Bệnh viện lúc này rất thiếu thốn, hầu như không có các trang thiết bị nào hiện đại
Thời kỳ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình (1976 -1991)
Tỉnh mới dược thành lập nhưng Bệnh viện vẫn đóng trụ sở trên địa bàn Thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội Vị trí không thuận lợi, phương tiện đi lại rất hạn chế gây khó khăn trong việc tiếp nhận bệnh nhân cũng như lương thực, thuốc men và vật tư y tế Đến tháng 2/1982 Bệnh viện được chuyển trụ sở về thị xã Hà Đông Với vị trí gần khu hành chính trung tâm của tỉnh, Bệnh viện có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động Tuy có ở vật chất chưa có nhiều cải thiện, nhưng tập thể y, bác sĩ của Bệnh viện đã nỗ lực vượt khó, khai thác có hiệu quả các bài thuốc cổ truyền của đồng bào dân tộc, từ đó nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thời kỳ tái lập tỉnh Hà Tây (1991 – 2008)
Bệnh viện bước vào thời kỳ có bước phát triển nhanh chóng và khá toàn diện Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện được mở rộng, cải tạo, nâng cấp Các trang thiết bị dần dần được bổ sung, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và sản xuất thuốc Quy mô giường bệnh tăng lên 120 giường, cùng với đó là đội ngũ nhân viên y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện được tổ chức lại, khá đầy đủ với 8 khoa, phòng chức năng Bệnh viện cũng được nâng cấp trở thành trở thành tuyến khám chữa bệnh bằng YHCT cao nhất của tỉnh Hà Tây thực hiện các nhiệm vụ khám, chữa bệnh; kế thừa, nghiên cứu khoa học; đào tạo chuyên môn; chỉ đạo tuyến; phòng, chống dịch; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng; bào chế thuốc YHCTphục vụ cho hoạt động điều trị của Bệnh viện; quản lý kinh tế và hợp tác quốc tế.
Thời kỳ Hà Tây sáp nhập về Hà Nội (từ 2008 đến nay)
Trải qua nhiều thăng trầm, đến năm 2008, khi tỉnh Hà Tây sáp nhập thành một phần của Thủ đô Hà Nội, Bệnh viện YHCT Hà Đông có bước phát triển vượt bậc Hiện nay, quy mô bệnh viện đã lên đến 230 giường bệnh Bệnh viện cũng được nâng từ bệnh viện hạng III lên bệnh viện hạng II, là một trong 2 bệnh viện đầu ngành về YHCT của TP Hà Nội và là tuyến khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cao nhất của Thủ đô
Về cơ cấu tổ chức, Bệnh viện hiện nay gồm có 07 khoa chuyên môn và
04 phòng chức năng với đội ngũ viên chức, người lao độnglên tới 215 người, trong đó có 55 bác sĩ (4 bác sĩ CKII; 11 Thạc sỹ, 11 CKI); 04 dược sĩ đại học (01dược sỹ CKI); 17 cử nhân, cao đẳng ĐD; 8 cử nhân kinh tế; 95 cán bộ trung học và cán bộ khác.
Mô hình ho ạt động Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
Hiện trạng, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện, gồm:
- Ban Giám đốc Bệnh viện, gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
- Các khoa, phòng, gồm: 11 khoa, phòng Trong đó:
+ 04 phòng chức năng: Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Hành chính quản trị và TCCB; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Điều dưỡng;
+ 04 khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh đa khoa; Khoa Nội tổng hợp; Khoa Ngoại phụ; Khoa Châm cứu - PHCN;
+ 03 khoa khác: Khoa Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh; Khoa Dược; Khoa Dinh dưỡng và tiết chế
Bệnh viện đang kiện toàn bố trí và sắp xếp các khoa, phòng đủ về số lượng theo quy định của Bộ Y tế tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh Theo Thông tư này, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện gọn nhẹ hơn nhiều so với bệnh viện tuyến Trung ương, tuy vậy, Bệnh viện lại không có một số đơn vị chuyên môn như bệnh viện tuyến trên Bệnh viện đã khắc phục bằng cách thành lập các tổ (VD: Tổ Hồi sức cấp cứu, Tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn) hoạt động lồng ghép giữa các khoa, phòng với nhau tạo điều kiện phục vụ người bệnh đến khám và điều trị một cách tốt nhất
Về chế độ hoạt động, Bệnh viện được thực hiện quyền tự chủ trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành
Về chức năng, nhiệm vụ, Bệnh viện YHCT Hà Đông hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của bệnh viện YHCT tuyến tỉnh quy định tại Thông tư 37/2022/TT-BYT ngày 26/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Phân tích thực trạng công tác thi đua, khen thưởng đối với viên chức, người lao độ ng t ạ i B ệ nh vi ệ n Y h ọ c c ổ truy ề n Hà Đông
chức, người lao động tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.
2.2.1 Công tác tuyên truy ền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng t ại Bệnh viện YHCT Hà Đông
Công tác thi đua khen thưởng là một trong những động lực quan trọng nhằm động viên cán bộ viên chức Bệnh viện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững sự ổn định và phát triển của Bệnh viện Vì vậy, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thi đua, khen thưởng cho đội ngũ viên chức, người lao động Bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền thi đua khen thưởng tại Bệnh viện còn nhiều hạn chế Trong giai đoạn 2019 – 2023, mới chỉ có 01 lượt viên chức được tham dự hội nghị tập huấn công tác thi đua khen thưởng do UBND Thành phố tổ chức Các hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chủ yếu là phổ biến các văn bản do cấp trên gửi xuống Trên website của Bệnh viện https://bvyhoccotruyenhadong.vn hầu như vắng bóng bài viết liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng Ban lãnh đạo Bệnh viện cũng chưa có những chỉ đạo quyết liệt trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của viên chức, người lao động về thi đua, khen thưởng
Tác giả luận văn đã phỏng vấn 42 viên chức, người lao động đại diện các đơn vị của Bệnh viện với câu hỏi “Thi đua khen thưởng có ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của đồng chí?”, phần lớn người được phỏng vấn (26/42 chiếm 61,9%) cho rằng thi đua khen thưởng có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của họ, 12/42 người (chiếm 28,6%) cho rằng ảnh hưởng không nhiều; có 04 ý kiến (9,5%) cho rằng “không ảnh hưởng vì họ không quan tâm đến thi đua, khen thưởng, ai phấn đấu thì phấn đấu, bản thân họ chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ là được”
Bi ểu đồ 2.1 Khảo sát mức độ ảnh hưởng của TĐKT đến động lực làm việc c ủa viên chức, người lao động Bệnh viện
9% Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng không nhiềuKhông quan tâm đến TĐKT
Kết quả đó phản ánh một phần không nhỏ người lao động chưa thực sự nhận thức được ý nghĩa của thi đua khen thưởng đối với sự phát triển của cá nhân họ nói riêng và của tập thể nói chung Điều này cho thấy công tác tuyên truyền chưa đạt hiệu quả làm thay đổi nhận thức của tất cả viên chức, người lao động về vai trò, ý nghĩa của thi đua, khen thưởng
* Công tác ban hành các văn bản chỉđạo, hướng dẫn vềthi đua, khen thưởng Để hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng tại đơn vị, Bệnh viện YHCT Hà Đông đã ban hành một số văn bản sau đây:
- Xây dựng và ban hành Quy chế Thi đua – Khen thưởng của bệnh viện Theo đó Quy chế Thi đua – Khen thưởng của Bệnh viện đã cụ thể hóa các quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế vào điều kiện thực tế của Bệnh viện
- Thực hiện Kế hoạch công tác thi đua khen thưởng hàng năm của Sở Y tế Hà Nội, ngay từ đầu năm, Bệnh viện xây dựng kế hoạch công tác thi đua khen thưởng năm và thông báo tới toàn thể nhân sự đang thực hiện công tác tại tất cả các khoa, phòng trực thuộc Bệnh viện (xem Phụ lục) Mục tiêu chủ đạo của các Kế hoạch này là:
+ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua và tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, khâu đột phá, chủ đề hành động của Thành phố và của ngành y tế hàng năm tiến tới hoàn thành kế hoạch 5 năm
+ Tăng cường giải pháp thực hiện hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch của
Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Hội đồng thi đua khen thưởng Thành phố về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015-2020; giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng
+ Phát huy truyền thống đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bệnh viện nỗ lực thi đua, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ chính trị hàng năm, thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm
+ Nâng cao chất lượng công tác Thi đua - Khen thưởng, thực hiện tốt các văn bản chỉđạo của Thành phố và của Ngành về thi đua khen thưởng; xây dựng và nhân rộng các nhân tố điển hình tiên tiến tại các khoa, phòng trong Bệnh viện, đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng
+ Công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, chính xác, công bằng, dân chủ; chú trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp; quan tâm khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích đột xuất để động viên, khen thưởng kịp thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác thi đua khen thưởng
Năm 2023 Bệnh viện YHCT Hà Đông rà soát kiện toàn lại Hội đồng thi đua khen, thưởng thông qua Quyết định số 469/QĐ-BV; xây dựng lại Quy chế về thi đua - khen thưởng trong Bệnh viện nhằm xây dựng phong trào thi đua có tiêu chí cụ thể để việc xét khen thưởng công khai, công bằng, chính xác; rà soát, xây dựng quy chế hoạt động Cụm thi đua đảm bảo hoạt động thiết thực, hiệu quả đảm bảo hoạt động cụm thi đua thường xuyên, tránh hình thức, xác định rõ nội dung, chủ đề sinh hoạt Cụm thi đua Quy chế này được thực hiện đối với toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động hiện đang công tác tại Bệnh viện YHCT Hà Đông
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng của Bệnh viện ban hành khá đầy đủ Tuy nhiên, kế hoạch thi đua, khen thưởng hàng năm của Bệnh viện chưa cụ thể, còn rập khuôn dựa trên kế hoạch thi đua khen thưởng của thành phố, chưa sát với chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của Bệnh viện trong từng giai đoạn Các biện pháp tổ chức triển khai các phong trào còn chung chung, thiếu cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế chưa được quan tâm, làm rõ trong kế hoạch
2.2.2 T ổ chức bộ máy và đội ngũ viên chức, người lao động thực hi ện công tác thi đua, khen thưởng tại Bệnh viện
Đánh giá thực hiện thi đua khen thưở ng tại Bệnh viện YHCT Hà Đông
2.3.1 Nh ững kết quả đạt được
- Tập thể cán bộ viên chức người lao động trong bệnh viện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ phát triển trình độ chuyên môn nâng cao chất lượng điều trị các diện bệnh có thế mạnh của YHCT, nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được phát minh và thực hiện
- Các phong trào thi đua được phát động đa dạng, phong phú, trải trên nhiều lĩnh vực Nhìn chung các phong trào thi đua bám sát các nhiệm vụ chính trị mà ngành và địa phương đã đề ra và có tác động tích cực đến tinh thần và thái độ làm việc của viên chức, người lao động
- Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng được kiện toàn đầy đủ, hoạt động ổn định
- Các văn bản về thi đua, khen thưởng ban hành tương đối đầy đủ Bệnh viện đã ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng; đầu năm bệnh viện đều xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng và báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm.
- Công tác khen thưởng được quan tâm Bệnh viện bố trí kinh phí thi đua khen thưởng trong Quy chế chi tiêu nội bộ đúng quy định của pháp luật
2.3.2 Nh ững tồn tại hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của viên chức, người lao động về thi đua, khen thưởng còn hạn chế Ban lãnh đạo còn thiếu những chỉ đạo sâu sát, quyết liệt nhằm biến thi đua, khen thưởng thành động lực phấn đấu, cống hiến của đội ngũ người lao động Nhiều người lao động chưa nhận thức hết ý nghĩa của thi đua khen thưởng trong phát huy năng lực bản thân cũng như sự biến bộ của tập thể
- Vẫn còn một số phong trào thi đua chưa hiệu quả, chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, chiếu lệ; nội dung thi đua đa dạng nhưng chưa sát với sứ mệnh, và nhiệm vụ chính trị của Bệnh viện trong từng thời kỳ Phong trào thi đua tại các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, tinh thần thi đua của các tập thể, cá nhân trong Bệnh viện chưa cao
- Công tác kiểm tra thi đua khen thưởng chưa được chú ý thực hiện Hoạt động sơ kết, tổng kết còn nặng về hình thức, chưa thật sự quan tâm đến tổng kết, rút kinh nghiệm để phát triển phong trào mạnh hơn
- Công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân rộng điển hình tiên tiến chưa có nhiều kết quả Phần nhiều các đơn vị, bộ phận thuộc Bệnh viện chưa thật sự quan tâm chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến
- Việc xét khen thưởng đôi khi còn cảm tính và tỷ lệ khen thưởng cho lãnh đạo còn cao Có những tập thể, cá nhân được khen thưởng nhưng thành tích chưa thật sự tiêu biểu, chưa nêu gương và lan tỏa
Nguyên nhân kết quả đạt được
Có sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ của Sở Y tế và các ban ngành của thành phố Hà Nội
Bệnh viện thực hiện thống nhất chỉ đạo của cấp ủy đảng với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và được sự đồng thuận của viên chức, người lao động trong bệnh viện trong thực hiện nhiệm vụcũng như triển khai các phong trào thi đua Việc phát huy dân chủ được thực hiện tốt, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời
Nguyên nhân của hạn chế
Trong những năm gần đây, YHCT đang chịu sức ép lớn từ y học hiện đại Những thành tựu khoa học kỹ thuật y học hiện đại tạo ra những phát minh lớn trong điều trị bệnh Sốlượng bệnh nhân lựa chọn điều trị bằng YHCT giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh YHCT trong đó có Bệnh viện YHCT Hà Đông Điều đó tác động không nhỏ đến tinh thần, động lực làm việc của viên chức, người lao động trong các cơ sở khám chữa bệnh YHCT Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng thưởng tại Bệnh viện YHCT Hà Đông như đã trình bày ở trên Nguyên nhân chính đến từ yếu tố chủ quan như:
Một là, chưa thường xuyên chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên; các chính sách về thực hiện thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập Một số quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của viên chức, người lao động (ví dụnhư quy định có đăng kí mới được xét thi đua) vì vậy chưa nâng cao hiệu lực quản lí công tác thi đua, khen thưởng và chưa tạo động lực, lôi cuốn động viên khuyến khích toàn thể viên chức, người lao động;
Hai là, cách thức triển khai thi đua vẫn mang tính rập khuôn Các tiêu chí đánh giá thi đua và các tiêu chí bình xét khen thưởng chưa được cụ thể, lượng hóa dẫn đến trong hoạt động đánh giá, bình xét đôi khi vẫn còn cảm tính
Ba là, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng còn hạn chế Do đó, hiệu quả thực hiện chưa cao; chưa chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những điển hình tiên tiến
Bốn là, đội ngũ viên chức làm công tác tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng luôn biến động, không chuyên sâu chưa thực sự nắm vững chuyên môn nghiệp vụ vì làm kiêm nhiệm nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng, vì vậy dẫn đến tình trạng các bộ chỉ tập trung vào việc làm thủ tục khen thưởng mà không quan tâm đến chất lượng phongvtraof công tác thi đua.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA
Quan điểm, định hướng của Đảng, chỉ đạo của Bộ Y tế về đổi mới công tác thi đua, khen thưở ng
mới công tác thi đua, khen thưởng
3.1.1 Định hướng của Đảng vềđổi mới công tác thi đua khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng là động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trước đó Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị đã chỉ ra về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng với một sốđịnh hướng chủđạo sau:
- Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉđạo tổ chức các phong trào thi đua Công tác chỉ đạo, tổ chức thi đua phải bảo đảm yêu cầu thiết thực, hiệu quả
- Thứ hai, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước Tập trung hướng về cơ sở, chú ý khen thưởng người lao động trực tiếp Cần bám sát nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong từng giai đoạn, từng thời kỳ để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức
- Thứ ba, nghiêm túc thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời
- Thứ tư, thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng
- Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng.” [5]
3.1.2 Định hướng công tác thi đua khen thưởng tại Bệnh viện YHCT
Trên cơ sở các quan điểm, chỉ đạo trên, Ban Giám đốc bệnh viện YHCT Hà Đông đã đưa ra mục tiêu, yêu cầu tổ chức thực hiện công tác TĐKT tại Bệnh viện thời gian tới như sau:
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm; thiết thực lập thành tích chào mừng các ngày lễ, các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước
- Phát huy truyền thống đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bệnh viện nỗ lực thi đua, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụhàng năm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thi đua, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng Quan tâm khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích đột xuất để động viên, khen thưởng kịp thời, quan tâm khen thưởng những cá nhân trực tiếp trong công tác phòng chống dịch bệnh và công tác chăm sóc phục vụ người bệnh
- Từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua khen thưởng tại Bệnh viện
- Triển khai các phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Cụm thi đua đảm bảo thiết thực, hiệu quả tạo động lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thực hiện thi đua, khen thưởng tại Bệnh viện YHCT Hà Đông
3.2.1 Nâng cao nh ận thức của đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên v ề công tác thi đua khen thưởng
“Nhận thức đúng thì hình thành tư duy đúng, tư duy đúng dẫn đến hành đông đúng” bởi vậy muốn tăng cường hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, đểcông tác này đi vào thực chất thì phải nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên trong tổ chức về ý nghĩa, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng
- Đổi mới nhận thức của lãnh đạo, quản lý
Nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị có hoàn thành được hay không là nhờ nỗ lực của cả tập thể chứ không phải do một vài cá nhân tạo ra Trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý là làm thế nào để mỗi người lao động trong cơ quan, đơn vị được phát huy hết khả năng, tạo động lực để người lao đọng cống hiến năng lực một cách tự nguyện, tự giác Thi đua, khen thưởng là một trong các biện pháp hữu hiệu đểcác nhà lãnh đạo quản lý thực hiện được điều đó Vì vậy cần phát huy vai trò trách nhiệm của của đội ngũ lãnh đạo, quản lý đối với công tác này
Ban Giám đốc Bệnh viện cũng như Trưởng các bộ phận cần nhận thức rõ rõ đẩy mạnh phong trào thi đua là nhiệm vụ, chức trách của mình, sự thành công trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua chính là sự thể hiện năng lực của người lãnh đạo, quản lý Bản thân những người lãnh đạo quản lý trong Bệnh viện là tấm gương động viên, khuyến khích nhân viên thuộc quyền tham gia phong trào thi đua
- Đối mới nhận thức của viên chức, người lao động Đội ngũ viên chức, người lao động bệnh viện cần hiểu được thi đua không phải là sự hơn thua về thành tích hay những phần thưởng vật chất, tinh thần được nhận mà phải xuất phát nhận thức và trách nhiệm của việc chức, người lao động đối với sự lớn mạnh của đơn vị, là lý tưởng cống hiến cho xã hội, quốc gia, dân tộc Như trên đã đề cập, nghề y là một nghề vất vả, nguy hiểm, yêu cầu về tinh thần trách nhiệm lớn, trong khi chế độ chính sách, đãi ngộ chưa tương xứng Bởi vậy, bên cạnh việc cải cách chính sách, chế độ đãi ngộ của nhà nước, lãnh đạo các đơn vị y tế cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực làm việc cho các nhân viên y tế
+ Đổi mới biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật thi đua khen thưởng Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhận thức của lãnh đạo cũng như nhân viên chưa cao về công tác thi đua, khen thưởng là do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả Bên cạnh việc đầu tư ngân sách cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì rất cẩn phải đổi mới hình thức tuyên tuyền bằng cách đa dạng hóa các hình thức tuyên tuyền, sáng tạo những hình thức tuyên tuyền mới hấp dẫn hơn thu hút sự quan tâm của các chủ thể có liên quan
Kh ả o sát s ự c ầ n thi ế t và kh ả thi c ủ a gi ải pháp đề xu ấ t
Tác giả luận văn đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của viên chức, người lao động về sự cần thiết và tính khả thi của 07 biện pháp đề xuất ở mục 3.2
(mỗi đơn vị tác giả xin 05 ý kiến đánh giá bằng phiếu, tổng thu về 55 phiếu)
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
Tính c ầ n thi ế t Tính kh ả thi Không c ầ n thi ế t SL(TL) Ít c ầ n thi ế t SL(TL)
Không kh ả thi SL(TL) Ít kh ả thi SL(TL)
Nâng cao nhận thức cho độ i ngũ lãnh đạ o và nhân viên về công tác thi đua khen thưở ng
2 Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng
Nâng cao năng lự c cho đội ngũ nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng
Nâng cao ch ất lượ ng công tác sơ kết,
11 (20,00%) t ổ ng k ế t, đánh giá, phát hiện nhân r ộ ng điể n hình tiên ti ế n
Tăng cườ ng hi ệ u qu ả ph ố i k ế t hợp giữa chính quy ề n và các t ổ ch ứ c đoàn thể trong tổ chức th ự c hi ệ n các phong trào thi đua
Tăng cườ ng hi ệ u qu ả kiểm tra công tác thi đua, khen thưở ng
Tăng cườ ng ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin, đẩy mạnh c ả i cách hành chính trong công tác thi đua khen thưở ng
Từ bảng số liệu trên ta có các biểu đồ sau:
Bi ểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hi ệu quả công tác TĐKT tại Bệnh viện YHCT Hà Đông
Bi ểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu qu ả công tác TĐKT tại Bệnh viện YHCT Hà Đông
Nhìn vào các biểu đồ trên, có thể thấy, đội ngũ viên chức, người lao động Bệnh viện YHCT Hà Đông đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả luận văn đã đề xuất Tất cả các biện pháp đều
Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7
Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi được đánh giá ở mức cần thiết, đến rất cần thiết Trong đó, biện pháp Đổi mới công tác thi đua khen thưởng được đánh giá có tính cần thiết cao nhất với 40% đối tượng khảo sát cho rằng rất cần thiết, 60% còn lại cho rằng biện pháp này là cần thiết Biện pháp được đánh giá có mức độ cần thiết thấp nhất là
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác thi đua khen thưởng với 5,5% đối tượng khảo sát cho rằng rất cần thiết và 94,5% đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ cần thiết
Về tính khả thi, Biện pháp Nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên về công tác thi đua khen thưởng có tính khả thi cao nhất với 32.7% đối tượng khả sát cho rằng rất khả thi và 67,3% đối tượng còn lại cho là khả thi Biện pháp Tăng cường hiệu quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng được đánh giá có mức khả thi thấp nhất khi có 01 ý kiến (1,8%) cho rằng biện pháp ít có tính khả thi; tuy nhiên vẫn có 21,8% đối tượng khảo sát đánh giá biện pháp này rất khả thi và 76,4% cho rằng đây là biện pháp khả thi Các biện pháp còn lại đều được đánh giá ở mức khảthi đến rất khả thi
Ti ểu kết Chương 3 Đổi mới công tác thi đua khen thưởng để công tác này đi vào thực chất, cổ vũ, động viên tinh thần lao động, chiến đấu của toàn dân, toàn quân là định hướng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian vừa qua Đó cũng là nhiệm vụ chính trị mà các cơ quan, đơn vị trong đó có Bệnh viện YHCT Hà Đông phải thực hiện thắng lợi Từ cơ sở lý luận và Chương 1 và thực trạng thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại Chương 2, tác giả luận văn đã đề xuất 07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại Bệnh viện YHCT Hà Đông như sau: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên về công tác thi đua khen thưởng; Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng; Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, phát hiện nhân rộng điển hình tiên tiến; Tăng cường hiệu quả phối kết hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua; Tăng cường hiệu quả kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác thi đua khen thưởng Tác giả đã khảo sát ý kiến của đại diện viên chức, người lao động các đơn vị của Bệnh viện về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến có sự đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nói trên Vì vậy, có sơ sở cho rằng, nếu các biện pháp trên cần tiến hành đồng bộ dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện thì có thể tạo ra những bước chuyển biến tích cực trong công tác thi đua khen thưởng tại Bệnh viện YHCT Hà Đông.