1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Chuyển Đổi Số - Xúc Tiến Thương Mại, Thúc Đẩy Giao Dịch Thanh Toán Không Tiền Mặt Tại Việt Nam.pdf

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Phạm Trần Huyền Linh26A4020017

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cuộc đua tiến tới Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi các quốc gia phải sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng hàng đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp, quốc gia phải cấp thiết thực hiện Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận thấy tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số đã ngay lập tức bước vào một cuộc đua mới.

Tiên phong trong cuộc đua này, Việt Nam là một trong những quốc gia đầutiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược chuyển đổi số quốc gia Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi số Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từ doanh nghiệp đến chính phủ đều có những kết quả đáng kinh ngạc ngay cả khi chúng ta vẫn đang là một nước nhỏ và bị tụt hậu khánhiều so với thế giới

Nổi bật trong quá trình chuyển đổi số ở nước ta bên cạnh các hoạt động củachính quyền thì các hoạt động thương mại cũng được đổi mới đem lại những dịch vụ mới mẻ, thuận tiện cho người dân Nhóm chúng tôi đã nhận thấy điểm nổi bật của chuyển đổi số trong các lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử Từ đó, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu, tìm hiểu về chuyển đổi số trong các lĩnh vực này.

Mong bài nghiên cứu của nhóm chúng em sẽ nhận được sự ủng hộ, chiếu cố từ phía cô.

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1.1.2 Phân biệt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số 5

1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số? 5

1.1.4 Mục tiêu của chuyển đổi số 5

1.1.5 Chuyển đổi số như thế nào? 6

CHƯƠNG 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 6

2.1 Thanh toán điện tử là gì? 6

2.1.1 Khái niệm 6

2.1.2 Lịch sử ra đời của thanh toán điện tử 6

2.1.3 Công cụ thanh toán điện tử 6

2.1.4 Phân loại thanh toán điện tử 8

2.2 Trước khi chuyển đổi số 8

2.3 Tình hình hiện tại 9

2.4 Triển vọng TTĐT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam 10

2.5 Thách thức của TTĐT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam 11

2.6 So sánh: Thanh toán truyền thống và thanh toán tiện ích 11

2.6.1 Thuận lợi 11

2.6.2 Một số phương thức thanh toán phổ biến 12

2.6.3 Khó khăn 13

CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 14

3.1 Giới thiệu chung 14

3.1.1 Một số khái niệm 14

3.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử 14

3.1.3 Các loại hình thương mại điện tử phổ biến 15

3.1.4 Lợi ích mà thương mại điện tử đem lại 15

3.1.5 Hạn chế của thương mại điện tử 16

Trang 5

3.2 Thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số 16

3.2.1 Trên thế giới 16

3.2.2 Ở Việt Nam 17

3.3 Shopee trong bối cảnh chuyển đổi số 17

3.3.1 Chiến lược kinh doanh 17

3.3.2 Phương thức thanh toán của Shopee 18

3.3.3 Chiến dịch Marketing 18

3.3.4 Kết quả 19

3.3.5 Những hạn chế cần khắc phục 20

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN 20

4.1 Tình hình chuyển đổi số tại Việt Nam 20

4.1.1 Mục tiêu chuyển đổi số tại Việt Nam 20

4.1.2 Hạn chế 21

4.1.3 Việt Nam đã làm được gì khi chuyển đổi số 21

4.2 Thanh toán điện tử 21

4.3 Thương mại điện tử 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 NACHA Hiệp hội Nhà thanh toán tự động quốc gia2 A/P Khoản phải trả

3 A/R Khoản phải thu

4 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt5 NHNN Ngân hàng nhà nước

6 ATM Máy rút tiền tự động7 L/C Thư tín dụng8 TTR Điện chuyển ti9 CMCN Cách mạng công nghiệp10.TMĐT Thương mại điện tử11.TVC Quảng cáo truyền hình12.KOL Người có sức ảnh hưởng

13.ACH Hệ thống thanh toán bù trừ tự động

Trang 7

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Chuyển đổi số là gì?

1.1.1 Khái niệm

Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số [3].

1.1.2 Phân biệt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

- Ứng dụng công nghệ thông tin: là tối ưu hóa quy trình đã có, hoạt động theo mô hình đã có, để cung cấp dịch vụ đã có [3].

- Chuyển đổi số: là thay đổi quy trình mới, mô hình hoạt động mới, để cungcấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có nhưng theo cách mới [3].1.1.3 Tại sao phải chuyển đổi số?

Chuyển đổi số giúp tăng năng suất, giảm chi phí và mở ra không gian phát triển mới rộng hơn, nhanh chóng hơn, tạo ra các giá trị mới bên cạnh các giá trị truyền thống vốn có.

Nghiên cứu của Microsoft đã cho thấy: Năm 2017, hoạt động chuyển đổi số tăng trưởng năng suất lao động ở khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.

Chuyển đổi số là điều tất yếu trong Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Sự tồn tại của các doanh nghiệp, sự phát triển, tiến bộ về kinh tế-xã hội đềucó phụ thuộc vào sự nhanh hay chậm, thành công hay thất bại của chuyển đổi số.Vì thế trong cuộc đua ngày càng khốc liệt của Cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, chỉ có chuyển đổi số để vượt lên hoặc phải chịu kết quả bị loạikhỏi cuộc đua này.

1.1.4 Mục tiêu của chuyển đổi số

Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến 5 mục đích cuối cùng bao gồm:

- Tăng tốc độ ra thị trường;

- Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường;- Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu;

- Tăng năng suất của nhân viên;

- Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Trang 8

1.1.5 Chuyển đổi số như thế nào?

Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả Vì vậy, từng tổ chức, cá nhân cần xác định con đường riêng, quá trình thực hiện riêng, thích hợp với mình Trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề lại có cách thực hiện chuyển đổi số khác nhau Ở đây, ta xét 3 trụ cột chínhcủa chuyển đổi số: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.

CHƯƠNG 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ2.1 Thanh toán điện tử là gì?

2.1.1 Khái niệm

Thanh toán điện tử (Online payment) là hình thức thanh toán, tiến hànhgiao dịch online trả và nhận tiền online thông qua các thiết bị kết nối internet.Theo nghĩa rộng, đó là việc thực hiện thanh toán thông qua các phương tiện điệntử thay cho việc trao tay bằng tiền mặt Với hình thức thanh toán này, ngườimua có thể thực hiện các giao dịch gửi, nạp, rút tiền từ tài khoản điện tử đơngiản, nhanh chóng thay vì sử dụng tiền mặt.

2.1.2 Lịch sử ra đời của thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới cùng với sự pháttriển của Internet Công nghệ là yếu tố quan trọng, hàng đầu góp phần thúc đẩysự phát triển của thanh toán điện tử Cùng với sự phát triển của các trang webthương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử ngày càng tăng cao và phát triểncho đến ngày nay.

Thanh toán điện tử ra đời vào khoảng năm 1870, khi Western Union radịch vụ chuyển tiền điện tử vào năm 1871 Kể từ đó, mọi người đã chú trọng tớiviệc gửi tiền để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà không cần phải có mặttại các điểm bán hàng[13]

Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện tử gắn liền cùngvới sự phát triển của Internet, 3G, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng và cáctrang thương mại điện tử, đặc biệt là từ khoảng 2015 Người tiêu dùng thời đạimới đề cao sự tiện lợi nên sự ra đời của những trang thương mại điện tử kéotheo sự ra đời của thanh toán điện tử giúp cho người dùng tiết kiệm được thờigian trong việc mua sắm cũng như thanh toán các hóa đơn mỗi ngày [12].

Trang 9

2.1.3 Công cụ thanh toán điện tử - Thanh toán bằng thẻ:

Thanh toán bằng thẻ là một trong những phương thức thông dụng và phổbiến nhất hiện nay Với việc sử dụng thẻ, khách hàng có thể tiến hành giao dịchonline hoặc trực tiếp tại cửa hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện Hiệnnay, hai loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Các nhà cungcấp thẻ lớn và được chấp nhận hiện nay là Visa, MasterCard, American Expressvà EuroPay [1].

+ Thẻ tín dụng: Tỷ lệ thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổnggiá trị các giao dịch trực tuyến Chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng giúp cácdoanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng, nâng cao doanh số bánhàng nhờ cung cấp phương thức thanh toán tiện lợi và tiết kiệm cho doanhnghiệp [9].

HÌNH 1 QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG THẺ TÍN DỤNG

+ Thẻ ghi nợ: Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (làthẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tàikhoản của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được hoàntất Đốid với người bán, điều thuận lợi là họ có thể biết người mua có tiền đểmua hàng thực sự hay không Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ đượcthực hiện riêng biệt ngay lập tức đối với mỗi giao dịch [1].

HÌNH 2 QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG THẺ GHI NỢ

Trang 10

Nguồn: Ecommerce, Turban, 2006- Thanh toán bằng ví điện tử:

Ví điện tử là một phần mềm trong đó người dùng có thể lưu trữ số thẻ tíndụng cùng các thông tin cá nhân khác Khi mua hàng trên mạng, người muahàng chỉ cần kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin cánhân cần thiết của khách hàng để thực hiện việc mua hàng [4].

HÌNH 3 QUY TRÌNH THANH TOÁN BẰNG VÍ ĐIỆN TỬ

Nguồn: Internet

- Thanh toán bằng mobile banking:

Mobile banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến được cung cấp trên cácthiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng Dịch vụ này hỗ trợkhách hàng thực hiện các giao dịch online như thanh toán trực tuyến, chuyểntiền nhanh 24/7 mọi lúc, mọi nơi Thanh toán trên điện thoại thông minh bằngmobile banking là một tính năng tiện ích được các ngân hàng cung cấp chokhách hàng Người dùng có thể thực hiện dễ dàng các giao dịch tài chính trênđiện thoại của mình bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu [4].

2.1.4 Phân loại thanh toán điện tử

- Thanh toán điện tử B2C (Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và ngườitiêu dùng)

Trang 11

- Thanh toán điện tử B2B (Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và doanhnghiệp)

2.2 Trước khi chuyển đổi số

Trước khi chuyển đổi số, hình thức thanh toán trong tiêu dùng được ngườidân sử dụng là thanh toán bằng tiền mặt Thế nhưng hình thức thanh toán này cóthể thực hiện dễ dàng, thuận tiện song cũng tiềm ẩn nhiều bất cập mà mặt hại thìnhiều hơn lợi

Theo nhận định của các chuyên gia, mức độ thanh toán bằng tiền mặt ởViệt Nam vẫn đang phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toánlà khá cao so với nhiều nước trên thế giới [7].

Thực tế cho thấy, thói quen tiêu dùng tiền mặt dường như đã ăn sâu vàotiềm thức, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam Nhiều người thường ngại tiếpxúc với một loại hình mới mẻ, đặc biệt là công nghệ, dẫn tới ngại thay đổi thóiquen tiêu dùng của mình - thanh toán bằng tiền mặt Thêm nữa, đại đa số ngườitiêu dùng còn có tâm lý “đồng tiền đi liền khúc ruột”, tiền cầm trong tay vẫn làan toàn nhất Do vậy, họ vẫn ưu tiên và lựa chọn hình thức giữ tiền mặt hoặc gửingân hàng để đảm bảo an toàn hơn là việc lực chọn giao dịch qua các kênhthanh toán hiện đại [7].

Tuy nhiên, thói quen này trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng củaViệt Nam sẽ buộc phải thay đổi bởi lẽ nếu không bắt kịp thời đại công nghệ sốthì chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước đang phát triển trên thế giới.

2.3 Tình hình hiện tại

Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19,thanh toán điện tử tại Việt Nam dần trở thành phương thức thanh toán đượcnhiều người tiêu dùng ưa chuộng

Các ngân hàng trong và ngoài nước cũng như các tổ chức tài chính đangthực hiện các chương trình hoàn lại tiền và sử dụng miễn phí trong năm đầu tiên,đồng thời có các cơ chế để khuyến khích các nhà hàng, khách sạn và đại lý dulịch giảm giá cho khách hàng nếu sử dụng phương thức TTKDTM TheoNHNN, hiện nay, Việt Nam đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán trên internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobilepayment) [8]

Trang 12

Theo Cục Viễn thông, ước tính tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng điện thoạithông minh đạt khoảng 73,5% Số lượng dân số sử dụng điện thoại thông minhtại Việt Nam được dự báo sẽ đạt ngưỡng 82,17 triệu người vào năm 2025 [7]

Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệcao nhất từ trước tới nay Đây là những điều kiện cơ bản để Việt Nam phát triểnthanh toán điện tử trong thời gian tới, bởi vì những người trẻ được đánh giá cósự nhạy bén, nhanh nhạy trong nắm bắt xu hướng, thích trải nghiệm những sảnphẩm công nghệ mới có nhiều tiện ích Đồng thời, tầng lớp dân cư ở độ tuổi từ32,5 - 34,6 tuổi cũng là tầng lớp dân cư đa phần đã có việc làm và thu nhập ổnđịnh do đó việc tiêu dùng và trải nghiệm mua sắm cũng dễ dàng và ổn định hơn[7].

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, chương trình và dự ánkhác nhau nhằm khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán diđộng, nhất là ngành y tế, giáo dục Đặc biệt, các trường học, bệnh viện sẽ phảilắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR, cho phép phụ huynh,sinh viên, bệnh nhân dùng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanhtoán giống với việc mua hàng hoá trong siêu thị.

Bên cạnh đó, với những nỗ lực của Chính phủ, hoạt động thu hút đầu tưnước ngoài đối với lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam tăng cao trongthời gian qua Tiêu biểu là đạt được khoản đầu tư của Momo - công ty lớn nhấttrong lĩnh vực thanh toán điện tử với 94% thị phần - đã huy động thànhcông 100 triệu USD trong Series D vào năm 2021 [7].

Những định hướng và nỗ lực hết sức rõ ràng của Chính phủ nhằm tạodựng một môi trường thanh toán điện tử thuận tiện, đơn giản, dễ dàng sửdụng, phù hợp với mọi người dân, đã dần đưa thanh toán điện tử đi vào đờisống và trong tương lai tới, có thể trở thành phương thức thanh toán được sửdụng rộng rãi bởi cả doanh nghiệp và người dân Việt Nam

2.4 Triển vọng TTĐT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường ứng dụng TTĐTphát triển tương đối nhanh trên thế giới, có nhiều triển vọng để phục vụ hiệu quảcho nền kinh tế số

- TTĐT là xu hướng tất yếu: Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế92% không dùng tiền mặt vào năm 2025 bằng cách giảm giao dịch tiền mặt và

Trang 13

một hình thức thanh toán phổ biến với người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giớitrẻ và có tiềm năng phát triển, trở thành xu hướng thanh toán chính trong tươnglai.

- TTĐT song hành cùng sự phát triển của TMĐT: TTĐT đã trở thành mộtphương thức giao dịch phổ biến của các tập đoàn thương mại hàng đầu trên thếgiới và đang ngày càng phát triển tại Việt Nam Với số lượng người mua sắmtrực tuyến và doanh thu TMĐT tăng trưởng qua từng năm, Việt Nam được đánhgiá cao về sự tăng trưởng của ngành TMĐT.

- Hạ tầng viễn thông, internet phát triển: Theo thống kê của Statista.com,năm 2020, Việt Nam có khoảng 69,17 triệu smartphone, trong đó có 64% thuêbao đã kết nối 3G, 4G và 95% thiết bị sử dụng internet Tỷ lệ phổ biến củaInternet và điện thoại thông minh là yếu tố để Việt Nam phát triển TTĐT [8].

- Mở rộng thị trường tiềm năng: Gần đây, việc sử dụng điện thoại, Internethay các phương tiện thanh toán hiện đại cũng được người dân ở các khu vựcnông thôn quan tâm Từ đó có thể thấy, đây là thị trường đầy tiềm năng pháttriển đối với TTĐT

- Hạ tầng kỹ thuật TTĐT hoàn thiện: Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụTTĐT đã chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầuthanh toán ngày càng tăng của xã hội Hiện nay, hầu hết các siêu thị, trung tâmmua sắm, sàn TMĐT và cơ sở phân phối hiện đại trên toàn quốc ứng dụng cáchình thức thanh toán hiện đại [7]

2.5 Thách thức của TTĐT trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam

Để TTĐT ngày càng phát triển, hỗ trợ và phục vụ tốt hơn nữa cho nền kinhtế số trong thời gian tới thì Việt Nam cần vượt qua những thách thức lớn sau:

- Thói quen thanh toán bằng tiền mặt: Theo thống kê từ các sàn TMĐT,thanh toán trực tiếp khi nhận hàng (COD) vẫn là phương thức thanh toán chủyếu nhất Thực trạng này xuất phát từ thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở ViệtNam rất lớn cùng với tâm lý, cảm giác phương thức này an toàn hơn [7]

- Trình độ công nghệ của người dùng: Hiện nay, có khoảng 40% dân sốViệt Nam có tài khoản ngân hàng và 60% số người chưa có tài khoản, chủ yếutập trung ở các vùng thôn quê, vùng sâu, vùng xa nên TTĐT vẫn còn mới mẻ, xalạ [9]

- Rủi ro trong TTĐT: Vấn đề an ninh thông tin phục vụ cho các mục tiêu số hóa

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w