1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Hiện Báo Cáo Tìm Hiểu Năng Lực Số Cho Nguồn Ngân Lực Ngành Ngân Hàng Để Đáp Ứng Yêu Cầu Chuyển Đổi Số Tại Thụy Sĩ.pdf

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: Thực hiện báo cáo tìm hiểu năng lực số cho nguồn ngân

lực ngành ngân hàng để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại Thụy Sĩ

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Mai Chi Nhóm lớp : 07

Nhóm thực hiện : 07

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

4 Bối cảnh và xu hướng chuyển đổi số 6

Phần II: Thực trạng năng lực số cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ 9

1 Giới thiệu chung hệ thống ngân hàng tại Thụy Sĩ 9

2 Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ 9

3 Năng lực số của nhân lực ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) và chuyển đổi số làthực tế tất yếu, mang lại sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống mới tốt đẹp hơn chocon người Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của một quốc gia, sẽ làmột trong những ngành dẫn đầu về chuyển đổi số và là nền tảng để các ngành, lĩnh vựckhác tiến tới chuyển đổi số Đây là thách thức đối với nguồn nhân lực của ngân hàng.Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của CMCN 4.0 và quá trìnhchuyển đổi số của ngành ngân hàng chính là yếu tố con người Để nâng cao năng lực tổchức và khả năng đổi mới, một ngân hàng phải xem xét các yếu tố như năng lực quản lýnhân sự, quản lý thông tin, cũng như năng suất lao động, dựa trên kiến thức và kỹ nănglàm việc của nguồn nhân lực Các thành tựu khoa học công nghệ gần đây đã đặt ra nhiềuthách thức cho ngân hàng đến từ sự đa dạng, kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng đốivới chất lượng sản phẩm và dịch vụ Các ngân hàng đang buộc phải thay đổi do tiến bộcông nghệ Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy, đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực sẽ vừagiúp các ngân hàng giữ chân nhân viên tốt, vừa mang lại lợi thế cạnh tranh Để đảm bảothành công cho hoạt động chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, vấn đề nâng cao nănglực số hóa của nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng cần thu hút sự quan tâm lớn củaChính phủ, ngành ngân hàng và các tổ chức liên quan và cần được coi là vấn đề quantrọng

Trang 5

Phần I: Tổng quan về năng lực số của nguồn nhân lực ngành ngân hàng1 Khái niệm

Năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông một cách tựtin, tư duy phê phán và sáng tạo để đạt được các mục tiêu liên quan đến việc làm, khảnăng được tuyển dụng, học tập, giải trí, hòa nhập, và tham gia vào xã hội

2 Yêu cầu

Khoảng hơn 20 năm trở về trước, một nhân viên ngân hàng chỉ cần giỏi tính toánlãi suất, tư vấn dịch vụ, ghi chép sổ sách chuẩn chỉnh là đã được đánh giá làm tốt côngviệc Nhưng từ khi hệ thống ngân hàng được hiện đại hóa, áp dụng máy tính, công nghệvào việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, sau đó là sự ra đời của internet, rồi đến các công nghệchuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), đòi hỏi nhân sựngành Ngân hàng không những chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải làm chủ được côngnghệ cao Thêm vào đó, sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều ngân hàng, khiếncho nhân viên càng ngày phải càng trở nên khéo léo, tâm lý, nhiệt tình, chăm sóc chu đáothì mới có thể giữ chân khách hàng Một nhân viên đáp ứng yêu cầu về năng lực số cầnđảm bảo các khía cạnh:

i) Khía cạnh an toàn: yêu cầu các kỹ năng về bảo vệ thiết bị; bảo vệ dữ liệu cá nhân và

quyền riêng tư.

- Xác lập mật khẩu đủ mạnh, quản lý mật khẩu hiệu quả, kích hoạt xác thực 2 lần.- Biết phát hiện các email đáng ngờ có chứa phần mềm độc hại hoặc cố lấy thông tinnhạy cảm.

- Phản ứng thích hợp với hành vi vi phạm an ninh mạng

ii) Khía cạnh Giao tiếp và Phối hợp: yêu cầu các kỹ năng về Nắm rõ quy cách giao tiếp

trên mạng xã hội; Quản lý danh tính kỹ thuật số; Tương tác và chia sẻ thông qua côngnghệ số.

Trang 6

- Biết cách ngừng nhận các tin nhắn hoặc email làm phiền.

- Nhận biết được các thông điệp thù địch, xúc phạm hoặc các hoạt động trực tuyến tấncông cá nhân hoặc nhóm.

- Biết sửa đổi cấu hình người dùng để ngăn chặn hoặc kiểm duyệt hệ thống AI đang theodõi, thu thập hoặc phân tích dữ liệu.

- Sử dụng nhiều tính năng hội nghị truyền hình.

- Giao tiếp hiệu quả thông qua các công cụ làm việc nhóm.

- Biết báo cáo thông tin xuyên tạc và thông tin sai lệch cho các tổ chức xác minh tính xácthực và các nền tảng truyền thông xã hội để ngăn chặn sự lan truyền.

iii) Khía cạnh Thông tin và dữ liệu: yêu cầu các kỹ năng về Đánh giá và quản lý dữ liệu,

thông tin, nội dung số.

- Xem xét cẩn thận các kết quả tìm kiếm hàng đầu/đầu tiên trong cả tìm kiếm dựa trênvăn bản và tìm kiếm âm thanh, vì chúng có thể phản ánh các sở thích thương mại và cácsở thích khác chứ không phải là kết quả phù hợp nhất cho truy vấn.

- Biết cách thu thập dữ liệu kỹ thuật số bằng các công cụ cơ bản như biểu mẫu trực tuyếnvà trình bày theo cách dễ tiếp cận.

- Sử dụng được các công cụ thống kê cơ bản cho dữ liệu, tạo biểu đồ và các hình ảnh trựcquan.

iv) Đối với Khoa học dữ liệu: yêu cầu các kỹ năng về Trực quan hóa dữ liệu; Phân tích

dữ liệu thăm dò; Làm sạch/chuẩn bị dữ liệu; Xử lý dữ liệu thông qua các công cụ nhưTableau, Hadoop, R và Python…

Trang 7

- Hiểu cách công nghệ Blcokchain cho phép các giao dịch phi tập trung mà không có sựtham gia của bên thứ ba; có thể sử dụng mạng lưới những người tham gia Blockchain đểtheo dõi các thay đổi hoặc bổ sung thông tin.

3 Vai trò và mục tiêu

Chất lượng nguồn nhân sự là vấn đề cốt lõi quyết định thành công và sự phát triểnbền vững trong quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Vì vậy, gia tăng nhu cầutuyển dụng nhân sự công nghệ có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này là nhiệm vụ"sống còn".

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Tại Chiến lược phát triển ngànhNgân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có nói tới việc chú trọngphát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng Theo đó nhấn mạnh việc đào tạo lựclượng cán bộ nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn củaNgành, đồng thời trang bị, đào tạo kỹ năng mới cho đội ngũ cán bộ hiện hữu; xây dựngđội ngũ cán bộ công nghệ thông tin tại các TCTD, có trình độ nghiệp vụ giỏi, tính chuyênnghiệp cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiệnđại.

4 Bối cảnh và xu hướng chuyển đổi số4.1 Trong nước

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng số đã làm thayđổi sâu sắc đời sống xã hội, thậm chí cả cục diện chung của nền kinh tế toàn cầu, tácđộng mạnh mẽ đến mọi tầng lớp xã hội Thời gian qua,, ngành ngân hàng đã tích cựctriển khai chuyển đổi số toàn diện từ nhiều khía cạnh như chuyển đổi nhận thức, đổi mớithể chế, xây dựng hạ tầng công nghệ, phát triển dịch vụ và bảo lãnh Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chuyển đổi nhận thức: Để thực hiện chuyển đổi từ môi trường truyền

thống lên môi trường số hiệu quả Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tọa đàm, hội thảo,khóa đào tạo cho các cấp lãnh đạo, nhân viên về công tác chuyển đổi số, đồng thời chútrọng triển khai chương trình phổ biến kiến thức ngân hàng - tài chính cho người dân.

Trang 8

Thứ hai, về kiến tạo thể chế: Hoạt động tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực có tính tuân

thủ cao, do đó khung khổ pháp lý có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với sựvận hành và phát triển của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số

Theo hướng này, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung: 1- Nghiên cứu, rà soát, đềxuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề cần được luật hóa để phù hợp với thực tiễn hoạt động(1); 2- Ban hành và tổ chức triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩychuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng (2); 3- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các vănbản tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số của ngành Ngân hàng Nhànước cũng đang trong tiến trình hoàn thiện Dự thảo Luật và trình Chính phủ các nghịđịnh (3) để tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng

Thứ ba, về phát triển hạ tầng chuyển đổi số: Thời gian qua, hạ tầng chuyển đổi số

luôn được quan tâm đầu tư, tạo nền tảng cho quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng.Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừđiện tử thường xuyên được nâng cấp về năng lực xử lý, bảo đảm hoạt động liên tục,thông suốt và an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử toàn quốc

Bên cạnh đó, hạ tầng thông tin tín dụng cũng được đầu tư, nâng cấp để tăng mứcđộ xử lý, khả năng tự động cập nhật, đồng thời tăng khả năng thu thập và xử lý dữ liệutrong và ngoài ngành Đến nay, CIC đã phối hợp hoàn thành xác thực 4 đợt với 42,3 triệuhồ sơ khách hàng theo phương thức ngoại tuyến (offline), tạo cơ sở quan trọng để lànhmạnh thông tin tín dụng, phòng, tránh việc lừa đảo, tội phạm hoạt động trong lĩnh vựcnày.

Thứ tư, về phát triển các mô hình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số: Các ngân

hàng đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số tiên tiến, như điện toán đám mây,phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy học vào các hoạt động ngân hàng, cung ứngcác sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.Nhiềungân hàng chủ động hợp tác với hãng công nghệ lớn (BigTech), công ty công nghệ tàichính (Fintech) để nâng cao hiệu quả vận hành qua ứng dụng các công nghệ, giải pháp sốtiên tiến, cho ra đời các dịch vụ ngân hàng số thế hệ mới (Neobanking) hướng đến đối

Trang 9

tượng khách hàng trẻ, năng động, am hiểu công nghệ và chú trọng vào trải nghiệm kháchhàng.

Đến nay, hầu hết ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số và pháttriển dịch vụ ứng dụng trên internet và điện thoại di động Các ngân hàng thương mạiViệt Nam cũng đã cho ra mắt ứng dụng ngân hàng số và nỗ lực tạo sự khác biệt cho sảnphẩm số giữa các ngân hàng thương mại

Thứ năm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin khách hàng: Chuyểnđổi số cần đi liền với bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của kháchhàng, qua đó bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, giúp tạo lập niềmtin và sự gắn bó của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ số Theo đó, Ngân hàngNhà nước đã và đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai đồng bộ 5 nhómgiải pháp nhằm bảo đảm an toàn, an ninh mạng hệ thống thông tin và bảo mật dữ liệukhách hàng Về phía tổ chức tín dụng, các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ đượcbảo đảm an toàn, hoạt động liên tục, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.Với những nỗ lực trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã được Bộ Thông tin và Truyềnthông đánh giá xếp hạng cao nhất trong các ngành về mức độ sẵn sàng ứng dụng côngnghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin trong năm 2020 và năm 2021.

4.2 Quốc tế

Các Ngân hàng trên thế giới đang tập trung mạnh mẽ vào việc cung cấp dịch vụngân hàng trực tuyến - cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch ngân hàng từ xathông qua ứng dụng di động, trang web và các kênh trực tuyến khác Khách hàng có thểthực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản, quản lýtài chính cá nhân một cách tiện lợi và linh hoạt.

Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang được áp dụng rộngrãi, trong khi AI được sử dụng để cải thiện quá trình phân tích dữ liệu, dự báo rủi ro vàcung cấp hỗ trợ khách hàng thông qua chatbot hoặc trợ lý ảo Thì tự động hóa giúp tối ưuhóa các quy trình nội bộ của ngân hàng, từ xử lý hồ sơ vay mượn đến quản lý rủi ro tíndụng.

Trang 10

Ví điện tử và thanh toán di động cũng trở thành xu hướng phổ biến trong ngành ngânhàng Hay sự phát triển của blockchain và bitcoin đã thu hút sự quan tâm của các ngânhàng hiện tại Blockchain có tiềm năng để cung cấp sự an toàn và minh bạch cho các giaodịch tài chính, chuyển đổi quy trình giữa các ngân hàng Nhiều ngân hàng trên thế giớiđang nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng của blockchain trong việc tăng cường tính bảomật và tốc độ giao dịch.

Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới ngày càng rõ nét Đặc biệt trong và sau đạidịch COVID-19, chuyển đổi số đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc và là xuhướng tất yếu để có thể phát triển và sinh tồn.

 Tương lai của tiền - Tiền kỹ thuật số của NHTW (CBDC)

CBDC được định nghĩa là một định dạng kỹ thuật số của tiền ngân hàng trungương, thường được thể hiện trong phiên bản mã hóa được hỗ trợ bởi công nghệ sổ cáiphân tán Hiện có 105 quốc gia và khu vực pháp lý đang trong các giai đoạn khác nhautrong việc tiếp cận với CBDC.Thông qua các cuộc thảo luận với các ngân hàng trungương cho thấy, 4 động lực chính để triển khai CBDC, bao gồm: bảo vệ sự ổn định tàichính; phổ cập tài chính; phòng chống tội phạm; cải thiện trải nghiệm thanh toán trongnước và xuyên biên giới.

 Kết nối các hệ thống thanh toán xuyên biên giới

Hơn 60 khu vực pháp lý đã phát triển hệ thống thanh toán nhanh Nhìn chung, cáchệ thống này cho phép chuyển trực tiếp 24/7 trong thời gian thực từ tài khoản ngân hànghoặc ví điện tử sang tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử khác, trong hầu hết các trườnghợp, người dùng không phải trả phí.

Phần II: Thực trạng năng lực số cho nguồn nhân lực ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ1 Giới thiệu chung hệ thống ngân hàng tại Thụy Sĩ

Thụy Sĩ được biết đến là một trong những đất nước nổi tiếng sở hữu hệ thốngngân hàng sầm uất nhất châu Âu và trên thế giới Được xem là “Ngân hàng của thế giới”,bằng sự bảo mật và an toàn tuyệt đối, khách hàng rất “ưa chuộng” việc gửi tiền, hiện kimtại các ngân hàng tại Thụy Sĩ Với số dân chưa đầy 8 triệu người, Thụy Sĩ có tới 338

Trang 11

ngân hàng các loại, trong đó có 148 ngân hàng nước ngoài Hầu như tất cả những ngânhàng lớn trên thế giới đều có chi nhánh, văn phòng đại diện ở các thành phố Zurich,Bern, Geneva hay Lugano của Thụy Sĩ Nổi tiếng là mô †t trong những trung tâm ngânhàng, bảo hiểm lớn nhất trên toàn cầu, Thụy Sĩ có thể được coi là "nơi xuất xứ của mọingân hàng".

2 Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ

Quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ đã bắt đầu từ nhiều nămtrước và đang được tiếp tục triển khai Các ngân hàng tại Thụy Sĩ đã đầu tư mạnh vàocông nghệ số và phát triển các sản phẩm và dịch vụ số để cung cấp cho khách hàng.

Một số ứng dụng của công nghệ số trong ngành ngân hàng Thụy Sĩ bao gồm:

Các ứng dụng di động: Các ngân hàng đã phát triển các ứng dụng di động để

cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trực tuyến như thanh toán hóa đơn, chuyểnkhoản và quản lý tài khoản.

Blockchain: Các ngân hàng đang đầu tư vào công nghệ blockchain để cải thiện

tính bảo mật và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khách hàng.

Trí tuệ nhân tạo: Các ngân hàng đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ

liệu và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn đầu tư.

Các dịch vụ tài chính số: Các ngân hàng đang phát triển các sản phẩm và dịch

vụ tài chính số như các khoản vay trực tuyến và các tài khoản tiết kiệm trựctuyến.

Ngoài ra, ngành ngân hàng Thụy Sĩ cũng đang tập trung vào việc cải thiện anninh thông tin và bảo vệ dữ liệu khách hàng Các ngân hàng đang đầu tư vào các côngnghệ bảo mật mới như blockchain và công nghệ nhận dạng sinh trắc học để đảm bảo antoàn cho thông tin khách hàng.

Với lợi thế về tiềm lực tài chính mạnh mẽ, Hiệp Hội Ngân Hàng Thụy Sĩ đã chỉđạo hệ thống ngân hàng và công ty Fintech tại Thụy Sĩ áp dụng những tiến bộ côngnghệ và hợp nhất phát triển để trở thành trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu về

Trang 12

blockchain và các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác Trong bảng xếp hạng thànhphố có năng lực mạnh về Fintech của Thụy Sĩ thì Zurich và Geneva xếp vị trí thứ 2 và3 Năm 2018, có khoảng 220 công ty Fintech hoạt động tại Thụy Sỹ Quy mô trung bìnhcủa các công ty Fintech cũng tăng mạnh trong năm 2018 cả về mức vốn hóa và nguồnnhân lực Xu hướng hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng là điều tất yếu Việc sốhóa các quy trình kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cần chú ý đến vấn đề an ninhmạng, rủi ro về tội phạm mạng đang gia tăng Vi phạm an ninh mạng có thể gây nênnhững tổn thất nghiêm trọng về tài chính cũng như ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cácngân hàng, làm suy giảm niềm tin của người dân về các tổ chức tài chính Hiệp hội ngânhàng Thụy Sĩ đã phối hợp với ban cố vấn Hội đồng Liên bang trong nỗ lực đánh giá vấnđề, thảo luận để đưa ra các khuyến nghị khác nhau về an ninh mạng Một trong nhữngđề xuất, giải pháp cho vấn đề an ninh mạng được đưa ra, đó là nâng cao nhận thứcngười dùng và đào tạo chuyên môn sâu cho các chuyên gia mạng.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Thụy Sĩ còn đối mặt vớinhiều thách thức như sự phát triển của các công nghệ mới, sự thay đổi nhanh chóng củathị trường và sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty công nghệ Do đó, các ngân hàngđang phải nỗ lực không ngừng để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cải thiện tínhcạnh tranh của mình.

3 Năng lực số của nhân lực ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ

Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp ThụySĩ đứng thứ 4 trên thế giới về chỉ số năng lực số của nhân lực, bao gồm các yếu tố nhưgiáo dục, kỹ năng và sức khỏe Cụ thể, trong ngành ngân hàng Thụy Sĩ được biết đếnvới đội ngũ lao động có trình độ cao và được đào tạo chuyên sâu về tài chính và các lĩnhvực liên quan Ngoài ra, đất nước này còn có truyền thống mạnh về các chương trìnhhọc việc và đào tạo nghề để phát triển kỹ năng cho người lao động trong nhiều ngành,bao gồm cả ngành ngân hàng.

Năng lực số của nhân lực ngành ngân hàng tại Thụy Sĩ bao gồm:

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN