Camellia lấy tiêu chí ngon bổ dưỡng làm đặc trưng của quán.Với phong cách trang trí đẹp, sáng tạo, phù hợp với giới trẻ, tiệm bánh ngọt Camellia sẽlà một điểm đến lý tưởng để khách hàng
Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế: Việt Nam được biết là 1 trong 3 quốc gia trong Đông Nam Á lọt vào top 50 nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới do tạp chí Bloomberg thực hiện Nước ta đang phát triển với GDP tăng trưởng ổn định Vì thế thu nhập của người dân tại Việt Nam đều tăng ở mức độ từ thấp tới cao Trong năm 2021, kinh tế Việt Nam vẫn mang một gam màu sáng trong khi nền kinh tế thế giới chao đảo vì đại dịch Covid-19 khi vẫn tiếp tục duy trì ổn định và đạt được một số kết quả tích cực đáng lạc quan bất chấp sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19 Tính đến tháng 5 năm 2022 diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng của thị trường thực phẩm Việt Nam dần hồi phục, du lịch được hoạt động trở lại qua đó sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong tương lai
Môi trường xã hội: dân số ở Hà Nội cao với hơn 8 triệu dân, mật độ dân cư đông đúc Văn hóa xã hội đa dạng phong phú, đặc biệt ảnh hưởng mạnh của văn hóa Phương Tây Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển hòa nhập cùng các nước trên thế giới, đời sống người dân dần được cải thiện Chính vì thế, nhu cầu tiêu dùng, ăn uống của mọi người dần nâng cao và được chú trọng hơn, người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng của các sản phẩm, không chq có nhu cầu thưởng thức các loại bánh ngọt truyền thống tại Việt Nam các loại bánh ngọt đến từ các quốc gia trên thế giới dần được trở thành thực phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm Bánh ngọt lại thích hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng như học sinh, sinh viên, công nhân viên chức và các tầng lớp lao động khác…Đặc biệt, đối với giới trẻ họ thường muốn thưởng thức nhiều loại bánh mới lạ thì việc ở tại Việt Nam mà lại được thưởng thức các loại bánh ngọt từ nhiều quốc gia trên thế giới là điều mà tiệm bánh Camellia có thể đáp ứng
Môi trường tự nhiên: về khí hậu, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới Nhiệt độ trung bình năm từ
22 – 27 độ C, rất thích hợp cho việc kinh doanh, buôn bán
Môi trường công nghệ: công nghệ luôn thay đổi rất nhanh chóng, sự xuất hiện của công nghệ mới tạo ra những sản phẩm mới đe dọa sản phẩm cũ Vì thế các công ty công nghệ cũ trở nên lạc hậu trước đối thủ cạnh tranh Hiện nay, khi công nghệ thế giới ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội, tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất với mức giá hợp lý
Môi trường chính trị: nước ta được biết đến với nền chính trị bình ổn, cùng với môi trường kinh tế và đầu tư ngày càng mở rộng hơn, luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Việt Nam là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, do có một đảng thống nhất là Đảng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước quan tâm đến sự bình đẳng về cơ hội phát triển và nâng cao năng lực để đón bắt các cơ hội phát triển cho tất cả mọi người dân và cho mọi vùng của đất nước, gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tôn trọng sự bình đẳng và tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả các chủ thể kinh tế đều phát triển, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng theo luật định.
Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh: mặc dù mở các tiệm bánh có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan Nhưng muốn mở một tiệm bánh thành công, đặc biệt là tiệm bánh ngọt, ta cần hiểu rõ thị trường kinh doanh bánh ngọt tại Việt Nam Vì tất cả những người chủ cũng đều muốn đạt được những gì họ muốn khi mở kinh doanh bánh ngọt Do đó ta phải làm tốt hơn đối thủ, cung cấp những sản phẩm dịch vụ khác biệt hơn thì mới thu hút được khách hàng Để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ khác thì tiệm bánh ngọt Camellia không chq chú trọng vào chất lượng bánh mà còn cung cấp dịch vụ tốt, khả năng phục vụ nhanh chóng, thái độ nhân viên phục vụ luôn ân cần, nhiệt tình…
Khách hàng mục tiêu: do khách hàng chính của Camellia chủ yếu là học sinh, sinh viên, dân văn phòng và người lao động Vì thế mỗi đối tượng sẽ có những sự lựa chọn khác nhau cho mình Khi đến quán, điều người dùng quan tâm là chất lượng bánh, giá cả và cách phục vụ của nhân viên tại Camellia Chính vì thế sẽ cần có những mức giá cả từ trung bình đến cao và Camellia sẽ đa dạng hóa các loại bánh cho phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Đồng thời Camellia sẽ đào tạo nhân viên để trở nên chuyên nghiệp hơn.
Nhà cung cấp: để tạo nên những loại bánh chất lượng thì điều quan trọng nhất phải kể đến là nguyên liệu làm bánh Vì vậy, tính ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tiệm bánh ngọt Camellia Để thành công trong kinh doanh Camellia tìm đến những nhà cung cấp nguyên liệu có uy tín, có thương hiệu để chọn được nguồn nguyên liệu tốt, đảm bảo chất lượng.
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thông tin cơ bản về dự án
Tên dự án: dự án kinh doanh bánh ngọt Camellia
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại bánh từ bột
Thời gian của dự án: 5 năm Địa điểm xây dựng: số 235 chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội Tổng diện tích: 60 m , 1 tầng 2
Chủ dự án, đại diện pháp luật: Bùi Thị Hồng Bích Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người đi làm
Nguồn vốn đầu tư: 100% vốn tự có
Lịch biểu hoạt động của dự án: sau khi khai trương, quán sẽ hoạt động từ 8h00 sáng đến22h00 hàng ngày.
Thông tin chi tiết dự án
2.2.1 Căn cứ pháp lý Để triển khai hoạt động kinh doanh của quán thì chủ quán bắt buộc phải tiến hành một số thủ tục pháp lý trước khi kinh doanh bao gồm:
Giấy phép đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Chứng minh thư nhân dân của chủ hộ kinh doanh
Hoá đơn đóng thuế môn bài
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Để hoàn thành những thủ tục này, chủ quán sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký gửi lên cơ quan cấp quận là UBND quận Đống Đa để đăng ký
2.2.2 Tổng vốn đầu tư và nguồn cung cấp tài chính
Tổng số vốn đầu tư: 1.000.000.000 đồng, 100% vốn tự có, trong đó:
Bùi Thị Hồng Bích : 125.000.000 đồng
Lê Thị Khánh Linh: 125.000.000 đồng
Vũ Thị Hải Anh: 125.000.000 đồng
Nguyễn Khắc Thùy Linh: 125.000.000 đồng
2.2.3 Nguồn cung cấp sản phẩm Để đem đến cho khách hàng những loại bánh thơm ngon và chất lượng nhất thì việc tìm kiếm một nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín phải được đặt lên hàng đầu Tiệm bánh Camellia ưu tiên lựa chọn những nhà cung cấp nguồn nguyên liệu làm bánh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam như Meizan, Baker’s choice, Hoa Ngọc Lan,
… Ngoài ra, việc lựa chọn các loại hoa quả tại các chợ đầu mối cũng sẽ giúp quán tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào
2.2.4 Địa điểm cửa hàng Địa chq: số 235 chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội Diện tích: 60 m , 1 tầng, vqa hè rộng 1,5m 2
Khu vực Quang Trung, Đống Đa là khu vực tập trung đông dân cư và đặc biệt là nơi tập trung đông các tòa nhà văn phòng với số lượng nhân viên công sở lớn, gần 3 trường đại học lớn: Học viện Ngân Hàng, Đại học Công Đoàn, Đại học Thủy Lợi Với vị trí trung tâm đắc địa, thuận lợi cho việc giao hàng và có đa dạng khách hàng có nhu cầu cao về thưởng thức các loại bánh ngọt.
Hình ảnh khu vực Quang Trung – Đống Đa với mật độ dân cư đông, giao thông nhộn nhịp, nơi tập trung đông người sinh sống và làm việc.
Do nhà mới, chủ nhà thiết kế phù hợp để kinh doanh, làm văn phòng, công ty nên không cần phải sửa sang lại nhiều, sau khi thay đổi thiết kế lại như sau:
+ Quầy order, thu ngân, trưng bày bánh (diện tích khoảng 2mx3m) để dọc bên phải ngay cạnh lối vào cửa tầng một
+ Khu làm bánh diện tích khoảng 5m x 9m
+ Buồng vệ sinh khép kín 4m2
Trang trí cửa hàng theo phong cách hiện đại, sử dụng tông màu sáng tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái. Để thiết kế và thi công, cửa hàng đã liên hệ với studio thiết kế nội thất Royal chịu trách nhiệm thiết kế và bài trí không gian cho cửa hàng:
Trụ sở: số 80, ngõ 15 Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội
Website: www.Royal.com.vn
2.2.6 Sản phẩm của dự án
Dự án tiệm bánh Camellia phục vụ đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên và người đi làm do đó quán sẽ chú trọng vào việc kinh doanh các loại bánh chất lượng với hương vị mới lạ, trang trí đẹp mắt và có lợi cho sức khỏe
Dưới đây là bảng menu của quán:
13 Bánh bông lan trứng muối
Nhân viên làm bánh (1 người): Nguyễn Xuân Anh - đã qua đào tạo tại trung tâm Kitchen Art, kinh nghiệm làm bánh 5 năm.
Nhân viên bán hàng (1 nhân viên): tiếp đón, bán bánh cho khách hàng; trực tổng đài điện thoại; chăm sóc khách hàng, trả lời thư điện tử khi khách hàng đặt bánh, giúp đỡ khách hàng khi có yêu cầu,…
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí sinh hoạt (tiền điện, nước, internet)
Chi phí mua sắm tài sản cố định
Chi phí thiết kế website, logo của tiệm bánh ngọt Camellia
Chi phí thiết kế, trang trí lại tiệm bánh
Quán gần các trường đại học, các cơ quan, doanh nghiệp Khách hàng mục tiêu mà quán muốn hướng tới là học sinh, sinh viên, người đi làm ở gần khu vực Đống Đa. 2.2.10 Chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (tháng đầu tiên): xâm nhập thị trường
+ Tạo sự chú ý đến khách hàng mục tiêu nói riêng và khách hàng nói chung
- Giai đoạn 2 (2 tháng tiếp theo): trải nghiệm người dùng
+ Tăng độ nhận biết thương hiệu
+ Thiết kế chương trình trải nghiệm khách hàng
+ Thu hút khách hàng tiềm năng
- Giai đoạn 3 (3 tháng tiếp theo): khuếch đại thương hiệu
+ Giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng
- Giai đoạn 4 (những tháng tiếp): tăng cường củng cố thương hiệu
+ Củng cố thương hiệu vững chắc thu hút thêm được nhiều loại đối tượng khách hàng a Chiến lược sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn là giá trị cốt lõi trong mọi lĩnh vực kinh doanh Đảm bảo chất lượng và hoàn thành tốt các sản phẩm trong thực đơn của tiệm bánh, bên cạnh đó tiệm bánh phải nghiên cứu và phát triển phong phú thêm các loại bánh phù hợp với từng đối tượng khách hàng hướng tới và tạo nên sự khác biệt so với các tiệm bánh khác để gây ấn tượng với khách hàng
Song song đó, các dịch vụ như mở lớp dạy làm bánh được đẩy mạnh, nhằm thu hút khách hàng có niềm đam mê làm bánh giúp tăng thêm thu nhập từ hoạt động đào tạo kỹ năng làm bánh với thông tin các khóa học như sau:
+ Khóa học làm bánh cơ bản: 10 triệu/12 buổi
+ Khóa học làm bánh nâng cao: 20 triệu/15 buổi
Tiệm bánh ngọt Camellia cam kết chất lượng mỗi khóa học, hơn nữa giá mỗi khóa đều nằm ở mức thấp so với các tiệm bánh khác hiện nay trên thị trường. Để cải thiện và làm mới sản phẩm, Camellia sẽ áp dụng một trong số các cách sau: + Làm mới bao bì sản phẩm: dựa trên sản phẩm hiện có trên thị trường, quán sẽ
‘khoác’ lên cho chúng “áo mới” có kiểu dáng và ý nghĩa đặc biệt, hợp với thời điểm và thị hiếu chung của khách hàng mục tiêu Khi sản phẩm bao bì đẹp mắt thì giới trẻ có xu hướng chụp hình đăng lên trang mạng xã hội Điều đó giúp thương hiệu Camellia trở nên phổ biến hơn và đặc biệt tiết kiệm được chi phí quảng cáo
+ Tạo menu với một số loại bánh độc quyền: bổ sung thêm những loại bánh mới cho menu và tạo nên sự khác biệt cho cửa tiệm. b Đẩy mạnh việc kinh doanh online
Hiện nay, công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, việc kinh doanh online trở nên phổ biến hơn với sự bùng nổ của các app đặt đồ ăn như NOW, BEAMIN hay GRAB FOOD khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm trong ngành thực phẩm diễn ra một cách dễ dàng hơn khách hàng có thể đặt bánh một cách thuận tiện và nhanh Điều đó cũng sẽ tạo điều kiện cho kinh doanh online phát triển mạnh mẽ
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
Điểm mạnh
Sản phẩm: đến với Camellia là đến với những hương vị bánh đa chủng loại: bánh ngọt, bánh mì tươi, dòng bánh theo sự kiện, theo mùa,… Các loại bánh luôn được chú trọng sản xuất trong ngày để đảm bảo độ tươi ngon và hợp vệ sinh Camellia cũng chăm chút cho hình thức bánh với nhiều kiểu mẫu sáng tạo, độc đáo Thế mạnh của Camellia nằm ở những dòng bánh kem tươi mềm mịn ngọt dịu, bánh mì nướng 2 lần đặc biệt giòn thơm, bánh bông lan với lớp kem sữa thơm ngon,… rất được ưa chuộng Trong mỗi dịp lễ, bánh của Camellia luôn là một lựa chọn hàng đầu, bởi độ ngọt vừa phải, mẫu bánh đẹp, giá thành hợp lý Bên cạnh đó, đồng hành với khách hàng mỗi ngày là các sản phẩm bánh mì tươi vô cùng tiện lợi và đầy đủ dinh dưỡng Đi cùng quy trình làm bánh nghiêm ngặt, khép kín, đòi hỏi nhân viên phải cẩn thận, tq mq và chăm chút trong từng công đoạn nhỏ, chất lượng bánh Camellia được đầu tư rất kỹ ngay từ khâu chọn nguyên liệu, chủ yếu nguyên liệu sử dụng đều đến từ những nhãn hiệu có uy tín hàng đầu Việt Nam nhưMeizan, Baker’s choice, Hoa Ngọc Lan,…Đằng sau Camellia là đội ngũ nhân viên, thợ làm bánh luôn nỗ lực sáng tạo, không ngừng đam mê để có thể đưa ra những sản phẩm ngon, chất lượng, đẹp mắt và an toàn cho sức khỏe khách hàng.
Không gian: quán có không gian rộng rãi thoáng mát, góc nào góc nấy được bài trí cẩn thận, tq mq Từ tủ bánh, bình hoa, bàn ghế… dù là tiểu tiết hay bao quát không gian thì cũng đều nhìn thấy được sự chăm chút, đầu tư Trang thiết bị cũng vô cùng “xịn sò” như quầy chế biến, ghế sofa, kệ trang trí cách điệu… Đến nơi đây, hòa mình vào sự trong trẻo ngập tràn hương bánh, thực sự khiến tâm hồn bạn trở nên “sweet” và “fresh” vô cùng.
Vị trí địa lý: tọa lạc ngay giữa lòng thủ đô, là khu vực tập trung đông dân cư và đặc biệt là nơi tập trung đông các tòa nhà văn phòng với số lượng nhân viên công sở lớn, gần
3 trường đại học lớn: Học viện Ngân Hàng, Đại học Công Đoàn, Đại học Thủy Lợi Với vị trí trung tâm đắc địa sẽ giúp Camellia thuận lợi trong việc giao hàng và có đa dạng khách hàng với nhu cầu cao về việc thưởng thức các loại bánh ngọt.
Giá thành: giá bánh của Camellia luôn được giữ ở mức trung bình để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Không chq hương vị tinh tế, hợp khẩu vị nhiều người mà mức giá cũng phải chăng, dễ chịu với “túi tiền”. Đội ngũ nhân viên: không chq sở hữu phong cách thiết kế hiện đại cùng rất nhiều loại bánh bắt mắt, nhân viên của Camellia còn dễ mến vô cùng Mỗi vị khách ghé qua đều sẽ ấn tượng với nụ cười thường trực trên môi Phong thái chuyên nghiệp cùng sự săn sóc khách hàng tận tình giúp tiệm bánh luôn giữ được hảo cảm tốt đẹp của khách hàng Về nhân viên làm bánh, chúng tôi ưu tiên những thành viên có nhiều năm kinh nghiệm và có chứng nhận về các khóa học làm bánh để nhắm tới mục tiêu quan trọng là chất lượng sản phẩm.
Điểm yếu
Vị trí: do nằm trên tuyến đường cao điểm (có nhiều trường đại học xung quanh) do đó giao thông sẽ không được thuận tiện (tắc đường trong giờ cao điểm), gây cản trở tới quá trình kinh doanh.
Nguồn vốn: việc sử dụng 100% vốn tự có ngoài những mặt lợi thì cũng có những hạn chế: vốn sử dụng có hạn; vẫn phải vay vốn ngoài khi vốn chủ sở hữu không đủ để chi trả các khoản chi phí phát sinh; khi có lợi nhuận thì chủ sở hữu sẽ được hưởng hết nhưng khi kinh doanh không được tốt thì mọi chi phí, lỗ thì chủ sở hữu phải chịu toàn bộ.Chi phí: chi phí thuê mặt bằng cao hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác do mặt bằng ở vị trí đẹp và thuận lợi. Đối thủ cạnh tranh: xung quanh có khá nhiều đối thủ cạnh tranh với mô hình kinh doanh tương tự Có nhiều quán giá rẻ hơn và không gian rộng rãi hơn.
Cơ hội
Nhu cầu thị trường: ngành bánh ngọt còn được biết đến là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Là nước có dân số đông, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bánh ngọt giàu tiềm năng của khu vực khi bánh ngọt đang dần trở thành món ăn không thể thiếu đối với nhu cầu hàng ngày của mỗi người Với phân khúc khách hàng tiêu dùng bánh ngọt đa dạng ở mọi lứa tuổi, có thể thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm là rất lớn
Vị trí: việc đặt vị trí ở khu vực tập trung đông dân cư và gần các trường đại học, doanh nghiệp,… sẽ giúp Camellia dễ dàng tiếp cận, thu hút sự chú ý của khách hàng hơn, đặc biệt là các bạn sinh viên.
Marketing online: sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội khiến cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều Chq cần đăng thông tin giới thiệu,quảng cáo cửa hàng kèm với menu, giá cả, địa chq, giờ mở cửa thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok sẽ giúp tăng lượng khách hàng tiếp cận,biết đến các sản phẩm và tiệm bánh ngọt của mình.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thì việc mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt cũng đem lại một số thách thức như sau:
- Đối thủ cạnh tranh: đối với một cửa hàng mới thành lập và chưa có nhiều kinh nghiệm, việc tiếp cận khách hàng và để mọi người biết đến thương hiệu là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh trong tương lai Camellia sẽ phải chịu sức ép, thách thức rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh khi mà trên thị trường có rất nhiều các cửa hàng mới mở cùng với những thương hiệu lớn với thời gian hoạt động lâu dài và đã xây dựng được uy tín trên thị trường, sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý, bán hàng Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những thương hiệu đã có tiếng và được đánh giá cao Vì vậy cần phải mau chóng xây dựng được thương hiệu thông qua các chiến lược marketing phù hợp, không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng, tạo ra sự khác biệt kèm theo những chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng biết tới Camellia, tăng độ nhận diện trên thị trường.
- Chi phí: dự án mới bắt đầu xây dựng do đó chưa có kinh nghiệm trong việc kinh doanh, quản lý chi tiêu, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và vận hành dòng tiền dẫn đến tình trạng thua lỗ Đứng trước nguy cơ đó đòi hỏi Camellia phải có kế hoạch cụ thể, chính sách điều chqnh hợp lý cũng như sự thích ứng linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn, cân đối giữa chi tiêu và thu nhập, lập kế hoạch mở rộng kinh doanh qua các kênh online để phù hợp với xu hướng, thói quen tiêu dùng của khách hàng trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa kết thúc
- Chất lượng sản phẩm: bánh ngọt là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng nếu để quá lâu. Hạn sử dụng của các loại bánh cũng khác nhau do đặc thù nguyên liệu không giống nhau. Nếu không biết cách bảo quản hay điều kiện bảo quản không tốt sẽ làm giảm chất lượng bánh Những chiếc bánh hỏng sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu cửa hàng Còn trong trường hợp bánh kém chất lượng bán cho khách hàng sẽ làm mất uy tín của tiệm bánh Do đó ngoài việc tập trung vào phát triển các loại bánh, cửa hàng cũng cần phải tìm hiểu kỹ về cách bảo quản tốt nhất cho mỗi loại bánh khác nhau, chq nên làm một số lượng bánh vừa đủ để bán trong ngày.
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Dự toán chi phí
4.1.1 Vốn đầu tư trước khi đi vào hoạt động
- Chi phí thuê mặt bằng
Thời gian Tính theo tháng Tính theo năm
- Các khoản chi phí khác
STT Tên hạng mục Chi phí dự tính
2 Chi phí thiết kế và trang trí quán 20
4.1.2 Chi phí đầu tư tài sản cố định (trang thiết bị, dụng cụ)
STT Tên thiết bị dụng cụ Đơn vị
Số lượng Đơn giá dự tính
1 Máy nhồi bột Philips HR3750/00 chiếc 1 1,8 1,8
2 Tủ lên men ủ bột bánh Taikisha BC06 chiếc 1 8 8
3 Lò nướng southstar 2 tầng 4 khay dùng điện YXD-40C chiếc 1 18 18
4 Lò nướng Southstar 1 tầng 2 khay dùng điện YXD-20C chiếc 1 9 9
5 Máy đánh trứng AVA HM9103-GS chiếc 4 0,5 2
6 Máy cán bột DZM-200B chiếc 1 5 5
7 Bếp ga đôi Sunhouse SHB 201MT chiếc 1 0,7 0,7
8 Bình gas Petrolimex 12kg chiếc 1 0,4 0,4
9 Bình đun siêu tốc Sunhouse 1.8 lít
10 Tủ lạnh Samsung 280 lít chiếc 1 7 7
16 Khay nướng bánh 12 cup chiếc 3 0,15 0,45
17 Cân điện tử loại nhỏ chiếc 2 0,1 0,2
18 Cân điện tử loại lớn chiếc 1 0,3 0,3
STT Tên thiết bị dụng cụ Đơn vị
Số lượng Đơn giá dự tính
1 Máy thu ngân cảm ứng PosApp
2 Máy in hóa đơn Xprinter XP –
3 Điện thoại bàn Panasonic KX-
4 Bảng treo menu quán đặt thiết kế chiếc 1 1 1
5 Giấy in hóa đơn A6 100x150 mm bịch 1 0,29 0,29
6 Quầy thu ngân giả đá vân mây chiếc 1 3,5 3,5
STT Tên thiết bị dụng cụ Đơn vị
Số lượng Đơn giá dự tính
1 Máy điều hòa Digital Inverter
2 Đèn Led âm trần DOWNLIGHT 25 W chiếc 5 0,4 2
3 Quạt treo tường Midea FW40-15VF chiếc 2 0,4 0,8
4 Loa treo tường Carton Plus MX3 chiếc 1 2,5 2,5
6 Ghế gỗ băng dài chiếc 3 0,8 2,4
7 Tủ kính trưng bánh chiếc 2 4,5 9
8 Tủ trưng bánh ngọt chiếc 1 20 20
9 Bộ phát wifi TP-link chiếc 1 0,3 0,3
10 Camera Hikvison DS-2CE56D0T-IR chiếc 2 0,5 1
Mức lương đang được thanh toán thực tế tại cửa hàng, chưa tính chênh lệch số ngày trong tháng, số ngày xin nghq của nhân viên.
Tên Số lượng Mức lương/tháng Tổng lương/năm
Tổng mức lương trung bình năm là 138 triệu/năm Dự kiến các năm tiếp theo, mỗi năm tổng mức lương sẽ tăng khoảng 4% theo tốc độ tăng doanh thu của quán.
4.1.4 Chi phí nguyên liệu (giá vốn hàng bán)
Giá vốn hàng bán ở đây là giá nhập vào của các sản phẩm phục vụ cho việc pha chế các loại đồ uống tại quán trong vòng 1 tháng.
STT Nguyên liệu Đơn vị Số lượng/ tháng
Giá trung bình dự tính/ sản phẩm
Giá trung bình dự tính/ tháng
1 Bột mì loại 1kg thùng
2 Whipping cream Anchor thùng (12 hộp)
3 Bột nở loại 1 kg lọ 3 0,06 0,18
4 Trứng gà CP vq (30 trứng)
6 Sữa Vinamilk loại 1 lít thùng (12 hộp)
Dự tính giá vốn hàng bán trung bình một tháng là 23,57 triệu đồng và một năm kinh doanh 12 tháng là 282,84 triệu đồng Dựa theo chq số giá tiêu dùng, từ năm thứ 2 giá của các sản phẩm nguyên liệu đầu vào sẽ tăng trung bình ở mức 2% theo giá cả của thị trường.
Khoản chi phí Chi phí/tháng Số tháng Tổng chi phí/năm
Dự tính các khoản chi phí sinh hoạt năm thứ nhất là 51.96 triệu đồng Kể từ năm thứ
2, các khoản chi phí sinh hoạt tăng trung bình 5% so với năm trước.
Chi phí quảng cáo trên các website, instagram, tiktok, in và phát tờ rơi, kết nối với các app đặt đồ ăn như: Now, Baemin, GrabFood Để tăng hiệu quả kinh doanh và bắt kịp xu hướng, Camellia đẩy mạnh quảng cáo thông qua các KOL, reviewer.
STT Hạng mục Giá trị dự tính
2 Chạy quảng cáo trên các ứng dụng đồ ăn 5
3 Mời các Tiktoker và reviewer 25
4 Tổ chức chương trình khuyến mãi, ăn thử, ưu đãi ngày đặc biệt 10
Tổng (Chi phí quảng cáo năm đầu tiên) 40,7
4.1.7 Chi phí khác và khoản dự phòng
STT Các khoản mục chi phí Năm 1 Năm 2-3 Năm 4-5
2 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 2,1
Phí đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: khi bắt đầu mở quán kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ xin giấy cấp phép kinh doanh quán bánh mì: giấy đăng ký kinh doanh, bản sao căn cước của người đại diện xin cấp phép, hợp đồng thuê mặt bằng và phải có hồ sơ giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,…Các khoản dự phòng: năm 1-3 là 30 triệu đồng và khoản dự phòng năm 4-5 là 40 triệu đồng Các khoản dự phòng bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và các chi phí phát sinh như sửa chữa và nâng cấp máy móc, thiết bị,…
Trích lập dự phòng giúp hoạt động kinh doanh giảm thiểu rủi ro và hoạt động hiệu quả hơn.
Chi phí khác: gồm các khoản chi phí không lường trước được trong quá trình kinh doanh của cửa hàng nên ước tính chi phí khác năm 1 là 10 triệu đồng, năm 2-3 là 11 triệu đồng và năm 4-5 là 12 triệu đồng.
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn = Tiền + Hàng tồn kho + Các khoản phải thu
Tiền: quán bánh mì cần phải lưu trữ một lượng tiền mặt để thanh toán, trả tiền thừa cho khách, chi trả chi phí sinh hoạt, chi phí nguyên vật liệu và sửa chữa máy móc trong trường hợp phát sinh hỏng nhằm đảo bảo cho hoạt động của quán diễn ra thuận lợi Dự tính lượng tiền mặt lưu trữ 1 ngày của quán là 17 triệu và 25 triệu gửi ngân hàng. Hàng tồn kho: đến từ nguyên liệu làm bánh và các sản phẩm đã hoàn thiện Quán dự tính hàng tồn kho là 25 triệu đồng
Các khoản phải thu: thực tế các khoản phải thu của quán không đáng kể do khách chủ yếu của quán là khách lẻ và thanh toán ngay Tuy nhiên cần dự tính đến việc đặt cọc tiền mua nguyên vật liệu và tiền cọc thuê mặt bằng của quán Dự tính khoản phải thu là
⇒ Tài sản ngắn hạn = 17 + 25 + 15 + 17 = 84 triệu đồng
Nợ ngắn hạn: các khoản nợ ngắn hạn đến từ nợ lương nhân viên, tiền đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên…ước tính là 16 triệu đồng.
⇒ Nợ ngắn hạn = 16 triệu đồng
⇒ Vốn lưu động ròng = 84 - 16 = 68 triệu đồng
Bảng tổng hợp dự toán chi phí đầu tư ban đầu
STT Khoản chi phí Số tiền (triệu đồng)
1 Chi phí thiết kế và trang trí quán 20
2 Chi phí đăng kí kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
3 Chi đầu tư TSCĐ (Trang thiết bị, dụng cụ) 121,905
Bảng tính chi phí hoạt động kinh doanh dự tính hàng năm
Chi phí khấu hao từ năm 1-5 năm theo phương pháp đường thẳng
Chi phí khấu hao hàng năm = 121,9055$,381 triệu đồng
(TSCĐ sau 5 năm khi dự án kết thúc thanh lý với giá trị ước tính là 16,2 triệu đồng)
STT Các loại chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1 Chi phí thuê mặt bằng
Dự toán doanh thu
STT Menu Số lượng Giá bán
13 Bánh bông lan trứng muối 1 0,07
4.2.3 Bảng doanh thu dự tính của dự án
Bước đầu kinh doanh quán còn gặp nhiều khó khăn Lượng khách chưa được ổn định, hơn hết còn cạnh tranh cao trên thị trường làm cho doanh thu năm đầu tiên không cao Trong những năm tiếp theo, quán đã có lượng khách ổn định, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc kinh doanh Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng để hoàn thiện những điều còn thiếu sót Từ đó việc kinh doanh buôn bán cũng trở nên thuận lợi hơn, doanh thu được kỳ vọng sẽ càng tăng cao qua từng năm.
Doanh thu = Giá bán x Số lượng (chiếc)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
13 Bánh bông lan trứng muối
Bảng lợi nhuận dự kiến
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT (T sv )
Do dự án nhóm đề xuất không phát sinh nguồn vốn đi vay, được dùng bằng 100% vốn tự có nên nhóm đưa ra tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 5% hay r (vcsh) = 5%
Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư (T )sv
PBQ: lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm của dự án
VĐTBQ: vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án
Tính lợi nhuận sau thuế bình quân hàng năm của dự án:
PBQ = 110,33 + 223,75 + 282,07 + 327,9+ 400,55= 268,91 (triệu đồng) Tính VĐT bình quân:
Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư (Tsv):
Tsv = = 1,641 (164,1% > 0) Đây là phương pháp đánh giá dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư, tức là trên cơ sở so sánh kết quả dự án đầu tư đem lại (lợi nhuận sau thuế) với số vốn đầu tư vào dự án và dự án sẽ được chấp nhận khi tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn không
Ta thấy T > 0 => Nên đầu tư vào dự án này.sv
Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư
Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án r = 5%
VĐT ban đầu (thời điểm To) = 166,655
Dòng tiền thuần từ HĐKD hàng năm = LNST + Khấu hao
+ Dòng tiền thuần từ năm 1: 110,33 + 24,381 = 134,711
+ Dòng tiền thuần từ năm 2: 223,75 + 24,381 = 248,131
+ Dòng tiền thuần từ năm 3: 282,07 + 24,381 = 306,451
+ Dòng tiền thuần từ năm 4: 327,9 + 24,381 = 352,281
+ Dòng tiền thuần từ năm 5: 400,05 +24,381 = 424,431
Năm Dòng tiền thuần Dòng tiền chiết khấu Vốn đầu tư phải thu hồi cuối năm
Vậy thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án là:
Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án: r = 5 %
Vốn lưu động thu hồi cuối năm thứ 5 = 68 triệu đồng
TSCĐ sau 5 năm khi dự án kết thúc thanh lý ước tính = 16,2 triệu
Bảng dòng tiền của dự án
STT Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
3 DTT hàng năm từ HĐKD 134,711 248,131 306,451 352,281 422,031
9 Dòng tiền thuần (280,205) 134,711 248,131 306,451 352,481 506,231 Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính thường sử dụng chq tiêu thu nhập thuần Chq tiêu này được tính chuyển về mặt bằng hiện tại, phản ánh quy mô lãi của dự án Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) còn được gọi là hiện giá thu nhập thuần và được xác định theo công thức:
Với dự án (r = 5%) , ta có:
=> Dự án khả thi, nên đầu tư vào dự án này.
5.4 Phương pháp chỉ số sinh lời PI
Chq số lợi nhuận (PI) là tỷ số giữa giá trị hiện tại ròng của các khoản thu nhập từ dự án trên tổng các khoản đầu tư ban đầu Chq số PI được tính như sau:
Phương pháp chq số sinh lời PI
=> Võ êy cú thể chấp nhõ ên đầu tư dự ỏn.
RỦI RO VÀ KIẾN NGHỊ CHO DỰ ÁN
Những rủi ro có thể gặp
Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư bánh ngọt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng dự án.
- Rủi ro về thị trường: các đối thủ cạnh tranh gay gắt gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khách hàng chuyên sử dụng các sản phẩm thay thế khác, sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn, sự biến động về giá cả nguyên vật liệu khiến cho doanh thu của quán thay đổi Khách hàng tẩy chay bánh ngọt vì nghi ngờ có sử dụng chất độc hại, kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt về chất lượng bánh ngọt tràn lan trên mạng xã hội, gây mất uy tín của quán.
- Rủi ro về sản xuất: chế biến thực phẩm cần sự cẩn thận, sạch sẽ Tuy nhiên, trong quá trình chế biến có thể xảy ra sơ xuất làm hư, hỏng sản phẩm Rủi ro khi không kiểm tra kĩ nguyên vật liệu đầu vào Nhà phân phối cung cấp thiếu nguyên vật liệu, nguyên vật liệu không đạt chất lượng, gây thiếu nguyên vật liệu trong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Rủi ro gây ngộ độc thực phẩm hay dị ứng cho khách hàng Ngộ độc thực phẩm khi nguyên liệu bị hỏng, bị nhiễm khuẩn Trường hợp dị ứng ít xảy ra hơn, tuy nhiên nên phòng ngừa vì pha chế sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
- Rủi ro hoạt động: quán kinh doanh không được thị trường ủng hộ, rơi vào tình trạng thua lỗ Chủ quán thiếu kinh nghiệm trong quản lý nhân viên, các nhân viên mâu thuẫn với nhau, thái độ làm việc không tốt với khách hàng Chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh bánh ngọt Trong quá trình kinh doanh không xây dựng được thương hiệu Quán bị trộm cắp khi đóng cửa và đang kinh doanh.
Kiến nghị
Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư hiểu rõ được những rủi ro trước khi thực hiện dự án Để biết được yếu tố rủi ro nào là quan trọng nhất để xử lý kịp thời.
Khuyến khích mọi người khi tiến hành thực hiện dự án cần thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Quản lý và kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án, để kịp thời khắc phục sửa chữa những sai sót, để cửa hàng được hoàn thành tốt và đạt được thành công mong muốn.
Luôn nâng cấp trang thiết bị của cửa hàng theo đúng xu hướng thị trường để đảm bảo chất lượng bánh được đặt lên hàng đầu. Đưa ra các chiến lược cạnh tranh hợp lý đối với các đối thủ cạnh tranh của cửa hàng.Giúp cửa hàng có một vị thế lớn trong thị trường bánh ngọt của địa bàn thành phố.