1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI DỰA VÀO NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG: KHÍA CẠNH GIỚI

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Khoa học xã hội - Dịch vụ - Du lịch Giói trong ứng phó vói thiên tai A A dựa vào nguôn lực cộng đông Đặng Thanh Nhàn ThS., Viện Nghiên cứu Gia đinh và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Bài viết là sản phâm của Đe tài cấp Cơ sở “Sự tham gia cùa phụ nữ trong phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng" do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì thực hiện năm 2021. Tóm tắt: Dựa trên dừ liệu nghiên cứu định tính về ứng phó của người dân với thiên tai tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quáng Bình năm 2021, bài viết trình bày về khía cạnh giới trong ứng phó với thiên tai của người dân nơi đây dựa trên những nguồn lực tại cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ứng phó cua người dân còn mang tính ngắn hạn, tạm thời, đặc biệt là các hộ nghèo, neo đơn, phụ nữ đơn thản... do hạn chế về nguồn lực như vốn con người (kiến thức, kỹ năng); vốn xà hội (mạng lưới xã hội, thân tộc); vốn vật chất (ruộng đất; chuồng trại đê chăn nuôi). Mặc dù sở hữu nhiều kinh nghiệm và có đóng góp quan trọng đối với gia đình và cộng đồng nhưng việc tham gia vào các hoạt động phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng của phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại vì những bất binh đẳng giới trong phân công lao động việc nhà và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ ít tham gia các buôi hợp tuyên truyền, phô biến kiến thức, diễn tập, lập kế hoạch phòng chống thiên tai (PCTT) và các quyết định ứng phó ơ cộng đồng. Do đó họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận và tận dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để ứng phó với thiên tai một cách hiệu qua và bền vững1. Từ khóa: ứng phó với thiên tai; ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng; Phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng. Ngày nhận bài: 13102021; ngày chinh sửa: 25102021; ngày duyệt đăng: 15112021. 1. Đặt vấn đề ửng phó với thiên tai hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết, đòi hởi sự tham gia cua cả xã hội. Trước đây, khi nói đến thiên tai, thảm họa người ta Đặng Thanh Nhàn 51 thường nghĩ đến những ứng phó khẩn cấp, nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, để ứng phó một cách bền vững thì cần có những chiến lược dài hạn và vận dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng. Chúng ta không thể ngăn chặn thiên tai nhưng có thể hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai bằng cách giảm nhẹ mức độ dễ tổn thương và nâng cao khả năng ứng phó của người dân dựa vào sức mạnh, các nguồn lực nội tại của mồi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gắn kết của cá nhân với mạng lưới xã hội, cộng đồng và chính quyền địa phương là một trong những yếu tố quan trọng giúp người dân ứng phó tổt hơn khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống và sinh kế (Adger, 2001; Shaw, 2006). Mặt khác, hoạt động của chính quyền, các tổ chức đoàn thể có tác động đáng kể đến ý thức sinh thái cộng đồng, bảo vệ môi trường và góp phần phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu một cách bền vững (Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính, 2010; Nguyễn Minh Nhựt, 2020). Dưới góc nhìn nhân học, ứng phó với thiên tai dựa vào cộng đồng là cách người dân vận dụng các tri thức bản địa vào việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên rừng, chăm sóc sức khỏe, cách thức canh tác, thay đôi mô hình sinh kế để giảm thiểu những tác động của thiên tai (Nguyễn Công Thảo, 2009, 2019). Hiệu quả ứng phó với thiên tai còn phụ thuộc vào hiểu biết, nhận thức của người dân về nguy cơ xảy ra thiên tai; mức độ họ được tham gia vào việc lập kế hoạch phòng chống thiên tai ở cộng đồng (Milfront, 2012) hay quá trình trải nghiệm thiên tai (Dessai, Sims, 2010; Spence và cộng sự, 2011). Môi trường xã hội hay các giá trị chuẩn mực tại địa phương nơi cá nhân sinh sống cũng có tác động đáng kể đến việc cá nhân thích ứng với thiên tai (Stevenson và cộng sự, 2014). Có thể thấy, thiên tai có tác động đến hầu hết mọi người trong cộng đồng, nhưng ảnh hưởng của chúng tới phụ nữ và nam giới là khác nhau. Vai trò khác nhau của nam giới và phụ nữ trong gia đình và cộng đồng ảnh hưởng đến bản chất và năng lực của họ khi tham gia ứng phó với thiên tai. Sẽ khó có thể đạt được ứng phó hiệu quả và bền vững nếu không thúc đấy sự tham gia bình đẳng của cả nam và nữ trong khâu ra quyết định và triển khai các hoạt động ứng phó trong cộng đồng nhằm mục đích tạo nên sự chuyên đôi tích cực lâu dài (CARE, 2016). Giới, bên cạnh các yếu tố đặc điểm nhân khẩu khác như trình độ học vấn, tuôi, nghề nghiệp, mức sống, nơi cư trú... được đánh giá là một trong những yếu tố rất quan trọng, rất cần được quan tâm trong quản lý rủi ro thiên tai và đánh 52 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 50-60 giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đảm bảo hiệu quả bền vừng (Lê Thành Ý, 2011; Nguyễn Ngọc Diễm, 2013; Quang Thu Nguyệt, 2014; Nguyền Minh Nhựt, 2020). Trên thực tế, phụ nữ là nhân tố tích cực, chủ động trong phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng. Sự tham gia của phụ nữ trong công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu qua một số các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã cho thấy đem lại hiệu quả rõ ràng và bền vững. Bài viết tìm hiểu cách thức nam và nữ ứng phó với thiên tai dựa trên những nguồn lực nội tại trong cộng đồng như vốn con người (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhân lực vốn xã hội (mạng lưới xã hội, mối quan hệ thân tộc giúp đờ nhau chuyển đổi nghề, đa dạng hóa nguồn thu nhập), vốn vật chất (nhà cửa, ruộng đất, chuồng trại để chăn nuôi) vốn tự nhiên (môi trường tự nhiên, đất, nước, thời tiết, khí hậu...) để hạn chế, giảm nhẹ những tác động tiêu cực của thiên tai và phát triển sinh kế bền vững. 2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Tân Ninh là một xã thuần nông, nằm ở phía nam của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Xã có 5 thôn với tổng diện tích là 11,567 km2, dân số là 6.038 người, 1.871 hộ. Đây là địa bàn thấp trũng nên thường xuyên bị tác động nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lụt. Trong những năm gần đây, lũ lụt xuất hiện trên địa bàn xã Tân Ninh có tần suất ngày càng tăng (2-3 đợtnăm), thậm chí xuất hiện lũ kép như năm 2020 với mức ngập sâu trung bình Im đến 2m, có nơi trên 3m. Tình hình lũ diễn biến bất ngờ và khó lường, cường độ ngày càng mạnh, để lại hậu quà hết sức nặng nề cho cuộc sống cùa người dân ờ địa phương (ủy ban nhân dân xã Tân Ninh, 2020). Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu định tính của Đe tài “Sự tham gia của phụ nữ trong phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng” được thực hiện năm 2021 tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quàng Bình nhằm phân tích cách thức nam và nữ (cụ thể là vợ và chồng trong hộ gia đình) ứng phó với thiên tai dựa trên những nguồn lực sằn có trong cộng đồng đế hạn chế, giảm nhẹ những tác động tiêu cực của thiên tai và nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cung cấp các thông tin về bối cảnh địa bàn nghiên cứu, tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra ờ địa phương và các cách thức của nam và nữ ứng phó với thiên tai dựa trên các nguồn lực sẵn có tại cộng đồng. Mầu nghiên cứu gồm 1 thảo luận nhóm cán bộ xã, thôn; 10 phỏng vấn sâu các đại diện gồm vợ Đặng Thanh Nhàn 53 hoặc chồng trong các hộ gia đình chịu ảnh hường bởi thiên tai (lũ lụt) năm 2020 (4 người vợ, 3 người chồng là đại diện của 7 gia đình khác nhau; đại diện 1 trưởng thôn, 1 cán bộ xã và 1 cán bộ phụ trách Ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) của xã. 3. Chiều cạnh giói trong úng phó vói thiên tai dựa vào cộng đồng 3.1. Tham gia lập kế hoạch phòng chống thiên tai Ở giai đoạn lập kế hoạch phòng chống thiên tai có thể thấy, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN ở địa phương định kỳ hàng năm đều có xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống trước mùa thiên tai, đặc biệt là bố trí các điểm sơ tán và di dời dân; tuyên truyền cho người dân trước, trong và sau mùa thiên tai. Các kịch bản sơ tán dân đã được Ban PCTT và TKCN, chính quyền xã, thôn bàn bạc, thảo luận và lập kế hoạch để kịp thời ứng phó trong tình huống cần thiết. Trụ sở ủy ban nhân dân, trạm Y tế, trường học ở xã Tân Ninh đã được xây dựng kiên cố, cao tầng, đây chính là điềm tránh trú an toàn phục vụ tốt quá trình sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra. Bản thân người dân cũng chủ động tận dụng những nguồn lực tại chồ để ứng phó khẩn cấp, cứu người, cứu tài sản trong điều kiện cấp bách khi lũ lụt xảy ra. Những nhóm dễ bị tổn thương như những hộ gia đình nghèo, sống trong các vùng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai như ven sông, vùng trũng thấp là những đối tượng cần được ưu tiên tham gia vào việc tập huấn lập kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai. “Qua các lớp tập huấn người dân được trang bị một sô kiên thức, khái niệm cơ bản về phòng chống thiên tai, tìm hiểu về những hiểm họa chính thường gặp tại địa phương mình đang sinh sống và được hướng dẫn tự đánh giá nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai cùa bản thân và hộ gia đình và từ đó tự lên kê hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho chính gia đình mình ” (Trưởng thôn HT). Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một công cụ cơ bản và quan trọng trong việc nâng cao hiếu biết cho người dân về những công việc gì phải làm trong các giai đoạn ứng phó với thiên tai. Qua đó, kế hoạch sẽ giúp hộ gia đình chủ động chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó khi có thiên tai xảy ra nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của bản thân và gia đình mình. Ngoài ra kế hoạch PCTT cũng chỉ ra những việc cần phải làm, những gi cần chuẩn bị đế tự khắc phục những thiệt hại có thể có nếu thiên tai xảy ra trong khả năng của hộ trước khi yêu cầu người ngoài hay cấp trên trợ giúp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về giới trong thành phần tham gia các buổi họp lập kể hoạch PCTT, các lớp tập huấn và diễn tập liên 54 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 50-60 quan đến PCTT. Tỷ lệ nam giới tham gia nhiều hơn nữ do cơ cấu của Ban PCTT và TKCN của xã và các trưởng thôn phần lớn là nam giới. Bản thân các hộ gia đình khi được mời đại diện hộ tham dự cũng cừ đại diện là nam giới đi tham gia nhiều hơn. Điều này dẫn đến hiểu biết của phụ nữ bị hạn chế về các kiến thức liên quan đến thời tiết, khí hậu, các thông tin cành báo sớm cũng như các biện pháp PCTT dựa vào mạng lưới sẵn có của cộng đồng. “Chúng em nhiêu khi được mời cũng không đi do bận việc ruộng đồng, con cái nên đè chồng đại diện tham gia. Như nhà em, nếu chồng em có ở nhà thì thường là chồng đi họp. Nam giới họ hiêu biết về van đề đó tốt hơn mình vì họ là trụ cột gia đình, là người tham gia các hoạt động xă hội, đông thời cũng là người tham gia công tác phòng chống thiên tai nhiều hơn ” (Nữ, 36 tuổi). Việc tham gia các buổi hội họp, tập huấn, diễn tập liên quan đến PCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong PCTT dựa vào nguồn lực của cộng đồng, nó góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn con người trong ứng phó với thiên tai bởi khi người dân được trực tiếp tham gia, ý thức và kỳ năng cùa họ trong công tác ứng phó sẽ được nâng cao và qua đó họ cũng cập nhật được thông tin, xây dựng mạng lưới hồ trợ nhau trong công việc và cuộc sống cũng như có điều kiện, cơ hội đê bày tỏ nguyện vọng, nêu ra những khó khăn và nhu cầu riêng biệt của mình. Thiếu nắm bắt thông tin sẽ khiến người dân, các hộ gia đình mà đặc biệt là những hộ nghèo, phụ nữ đơn thân... gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác ứng phó. “Lụt vô nhà mà bị bất ngờ quá không kịp chạy, không thề nghĩ lụt to thế được, nước ngập trong nhà hơn hai mét nên bị măc kẹt trong nhà. Cháu nó bị bệnh thân kinh nên chăng giúp được gì. chồng cũng bị bệnh thần kinh đã bỏ đi cá chục năm nay. Mấy mẹ con bị đói, nước ngập mênh mông không biết đi đâu. Đứng lên cái sàn đã kê cao hơn ỉ mét rồi bám vào bàn thờ để khỏi bị trôi đi. Đô đạc dự trữ bị ngập, trôi mất hết nên đói quá phải nhai gạo sống để cầm hơi; 5-6 ngày sau mới có mạnh thường quân đen cho quần áo, mì tôm, cơm... mảy mẹ con ngâm nước lâu, đói là vì rét, bệnh... sau này hết lụt vẫn còn bị đau hoài không khỏi được do bữa đó ngâm nước lâu quá, nhiễm lạnh vào người’’ (Nữ, 53 tuổi). Phụ nữ bị hạn chế trong việc tham gia công tác lập kế hoạch PCTT nhưng họ lại đóng vai trò rất quan trọng cùng với nam giới trong việc thực hiện các hành động ứng phó với thiên tai. 3.2. Tham gia thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai Việc thực hiện các biện pháp PCTT trong cộng đồng nơi đây vần tuân theo mô hình phân công lao động theo giới truyền thống. Đặng Thanh Nhàn 55 “Trước đợt thiên tai, việc gia cố, chăng chống nhà cửa và các công trình công cộng thường do nam giới đảm nhận. Phụ nữ trong gia đình thường là người lo việc dự trừ lương thực, thực phâm cho người, gia súc gia cám cũng như các đô dùng thiết yêu cho gia đình như dự trữ gạo, mỳ tôm, nhu yêu phâm thiêtyêu và nước uống cho cà gia đình. Nam làm những việc nặng nhọc, phụ nữ làm những việc nhẹ hơn nhưng cũng rất nhiều đầu việc và đó là những việc liên quan đến bêp núc, đảm bảo nguôn nhu yêu phảm dự trữ chăm sóc sức khỏe của các thành viên gia đình ” (TLN cán bộ xã, thôn). Vốn con người được người dân, đặc biệt là phụ nữ vận dụng tối đa trong công tác PCTT. Qua phỏng vấn một số phụ nữ tại địa phương cho thấy, các chị em phụ nữ kết hợp cả kinh nghiệm truyền thống được lưu giữ trong cộng đồng cũng như những kiến thức được học hỏi được qua sách báo, truyền thông để làm tốt công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai như dự trữ gạo, thuốc men, mi tôm, nước trong can, bình, túi ni lông cỡ lớn để...

Trang 1

Giói trong ứng phó vói thiên tai

dựa vào nguôn lực cộng đôngĐặngThanh Nhàn*

* ThS., Viện Nghiên cứu Gia đinh và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

1 Bài viết là sản phâm của Đe tài cấp Cơ sở “Sự tham gia cùa phụ nữ trong phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng" do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì thực hiện năm 2021.

Tóm tắt: Dựa trêndừ liệu nghiên cứu định tính về ứng phócủa người dân với thiên tai tạixã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnhQuáng Bình năm 2021,bài

viết trình bày về khía cạnh giới trong ứngphó vớithiêntai của người dân nơi

đâydựa trên những nguồn lực tại cộng đồng Kết quả nghiên cứu chothấy các ứng phó cua người dân còn mang tính ngắn hạn, tạm thời, đặc biệt là các hộ

nghèo, neo đơn, phụ nữ đơn thản do hạn chế về nguồn lực như vốn con

người (kiến thức, kỹ năng); vốn xà hội (mạng lưới xã hội, thân tộc); vốn vậtchất (ruộng đất; chuồng trại đêchăn nuôi) Mặc dù sở hữu nhiều kinhnghiệm

và có đóng góp quan trọng đối với giađìnhvà cộng đồngnhưng việctham giavào các hoạt động phòng chống thiên tai dựavào cộng đồng của phụnữcòngặp nhiều trởngạivìnhữngbấtbinh đẳng giới trong phân công lao động việcnhà và tronghoạt động sản xuất nôngnghiệp Phụnữ ít tham gia các buôi hợp tuyên truyền, phô biến kiến thức,diễntập, lậpkế hoạch phòng chống thiên tai

(PCTT) và cácquyết địnhứngphó ơ cộng đồng Do đó họ gặpnhiều khókhăn hơn trong việc tiếp cận và tận dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để

ứng phó với thiêntai một cách hiệuqua và bền vững*1.

Từkhóa:ứng phó với thiên tai;ứng phó vớithiên tai dựa vào cộngđồng; Phòng chống thiêntai dựa vào cộng đồng.

Ngày nhận bài: 13/10/2021; ngày chinhsửa: 25/10/2021; ngày duyệt đăng: 15/11/2021.

1 Đặt vấn đề

ửngphó vớithiên tai hiện nay đang là một vấn đề cấpthiết, đòi hởi sự

tham gia cua cả xã hội Trước đây, khi nói đến thiên tai, thảm họa người ta

Trang 2

thường nghĩđến những ứng phó khẩn cấp, nhưng trong bối cảnh biến đổi khíhậunhư hiện nay, để ứng phómột cách bềnvững thì cần có những chiến lược

dài hạn và vận dụng các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng Chúng ta không thể ngăn chặn thiên tai nhưng có thể hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai

bằng cáchgiảm nhẹ mức độ dễ tổn thương vànâng cao khảnăng ứng phó của người dândựa vào sức mạnh,các nguồn lực nội tạicủa mồi cá nhân, gia đình

và cộng đồng Một số nghiên cứuđã chỉ ra rằng sự gắn kết của cá nhân với mạng lưới xã hội, cộng đồng và chính quyền địa phương là một trong nhữngyếu tố quan trọng giúp người dânứngphó tổt hơn khiđối mặt với những khókhăn trong cuộc sống và sinh kế (Adger, 2001; Shaw, 2006) Mặt khác, hoạt

động của chính quyền, các tổ chức đoàn thể có tác động đáng kể đến ý thức

sinh thái cộng đồng, bảo vệ môi trường và góp phần phòng chống thiên tai,

thích ứng với biến đổi khí hậu một cách bền vững (LêThanh Sang, Bùi Đức

Kính, 2010; Nguyễn Minh Nhựt, 2020).

Dưới gócnhìn nhân học, ứng phóvới thiên tai dựa vào cộngđồng là cách người dânvận dụng các tri thứcbản địa vào việc quản lý, sử dụngtài nguyên nước, tài nguyên rừng, chăm sóc sức khỏe, cách thức canh tác, thay đôi môhình sinh kế để giảm thiểu những tác động của thiên tai (Nguyễn Công Thảo, 2009, 2019).

Hiệu quả ứng phó với thiên tai còn phụ thuộc vào hiểu biết, nhận thức

củangười dân về nguy cơ xảy rathiên tai; mức độ họ được tham gia vào việc

lập kế hoạchphòng chốngthiên taiở cộngđồng (Milfront, 2012) hay quá trình

trải nghiệm thiên tai (Dessai, Sims, 2010; Spence và cộng sự, 2011) Môitrường xã hội hay các giá trị chuẩn mực tại địa phươngnơi cá nhân sinh sống

cũng có tác động đáng kể đến việc cá nhân thích ứng với thiên tai (Stevenson và cộngsự, 2014).

Có thể thấy, thiên tai có tác động đến hầu hết mọi người trong cộng

đồng, nhưng ảnh hưởng của chúng tớiphụ nữ vànam giới là khác nhau Vai

trò khác nhau của nam giới và phụ nữ trong giađình và cộng đồngảnh hưởng

đến bản chất và năng lực của họ khi tham gia ứng phó với thiên tai Sẽ khócó thể đạt được ứng phó hiệu quả và bền vững nếu không thúc đấy sự tham gia bình đẳng của cả nam và nữ trong khâu ra quyết định và triển khai các

hoạt động ứng phó trong cộng đồng nhằm mục đích tạo nên sự chuyên đôi

tích cực lâu dài (CARE, 2016).

Giới, bêncạnh cácyếu tố đặc điểm nhânkhẩu khácnhư trình độhọc vấn,tuôi, nghề nghiệp, mức sống, nơi cư trú đượcđánh giá là một trong những yếutố rất quan trọng, rất cần được quan tâm trong quản lý rủi ro thiên tai và đánh

Trang 3

giá rủi ro thiên tai dựa vào cộngđồng để đảm bảo hiệu quả bền vừng (Lê Thành

Ý, 2011; Nguyễn Ngọc Diễm, 2013; Quang Thu Nguyệt, 2014; Nguyền Minh

Nhựt, 2020) Trên thực tế, phụ nữ là nhân tố tích cực, chủ động trong phòng

chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như xây dựng khả năng phục hồi củacộng đồng Sự tham gia của phụnữ trong công tác giảm nhẹrủi ro thiên tai,thích

ứng với biểnđổi khí hậuqua một số các nghiên cứu trongthời gian gần đây đãchothấyđem lại hiệu quảrõ ràng và bền vững.

Bài viếttìmhiểu cách thức nam và nữ ứngphó vớithiêntaidựa trênnhững nguồn lực nội tại trong cộng đồng nhưvốn conngười (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, nhân lực vốn xã hội (mạng lưới xã hội, mối quan hệ thântộc giúp đờnhau chuyển đổi nghề, đa dạng hóa nguồn thu nhập), vốn vật chất (nhà cửa,

ruộng đất, chuồng trại để chăn nuôi) vốn tự nhiên (môi trường tự nhiên, đất,nước, thờitiết, khí hậu ) để hạn chế, giảm nhẹ những tác động tiêu cựccủa thiên taivà phát triển sinh kếbền vững.

2 Khái quát về địa bàn nghiêncứu và phươngpháp nghiên cứu

Tân Ninh là mộtxãthuần nông, nằm ở phía nam của huyện QuảngNinh,

tỉnhQuảng Bình.Xãcó 5 thônvới tổng diện tíchlà 11,567 km2,dân số là 6.038 người, 1.871 hộ Đây là địabàn thấp trũng nên thường xuyên bị tác động nặngnề bởithiên tai, đặc biệt là bão, lụt Trong những năm gần đây, lũ lụt xuất hiện trênđịa bàn xã Tân Ninh cótần suấtngàycàngtăng (2-3đợt/năm), thậm chíxuấthiện lũkép như năm 2020 với mức ngập sâutrung bình Im đến 2m, có nơitrên 3m Tình hình lũdiễnbiến bất ngờ và khó lường, cường độngày càngmạnh, đểlại hậu quà hếtsức nặngnề cho cuộc sống cùangười dân ờđịa phương (ủy ban

nhândân xã TânNinh, 2020).

Bài viếtsử dụng kết quả nghiên cứuđịnh tính của Đe tài “Sự tham gia của

phụ nữ trong phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng” được thực hiện năm

2021 tại xãTân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quàng Bình nhằm phân tích cáchthức nam và nữ (cụ thể là vợvà chồng trong hộ gia đình)ứng phó với thiên tai

dựa trên những nguồn lực sằn có trong cộng đồng đế hạn chế, giảm nhẹnhững tácđộng tiêucực của thiên tai và nângcao hiệuquảphòng chống thiên tai.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích tài liệu, phỏng vấnsâu, thảo luận nhóm cung cấpcác thông tin vềbối cảnh địabànnghiêncứu, tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu diễn ra ờ địa phương và các cách thức của nam và nữ ứngphó với thiêntai dựa trên các nguồn lực sẵncó tại cộng đồng Mầu nghiên cứugồm 1 thảo luận nhóm cán bộ xã, thôn; 10 phỏng vấn sâu cácđại diện gồm vợ

Trang 4

hoặcchồng trong các hộ giađìnhchịu ảnh hường bởi thiêntai (lũ lụt) năm 2020

(4 người vợ, 3 người chồng là đại diện của 7 gia đình khác nhau; đại diện 1

trưởng thôn, 1 cán bộxã và 1 cán bộ phụ trách Ban phòng chốngthiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) của xã.

3 Chiều cạnhgiói trong úng phó vói thiêntai dựa vàocộng đồng

3.1 Tham gia lập kế hoạch phòng chống thiên tai

Ở giaiđoạn lập kế hoạch phòng chốngthiên tai có thể thấy, Ban Chỉ huyPCTT và TKCN ở địa phương định kỳ hàng năm đều có xây dựng kế hoạch và

phươngán phòngchống trước mùa thiên tai, đặc biệt làbốtrí cácđiểm sơ tán vàdi dời dân; tuyên truyền cho người dân trước, trong và saumùa thiên tai Các

kịch bảnsơ tán dân đã đượcBan PCTT và TKCN, chínhquyền xã, thôn bàn bạc, thảo luận vàlập kế hoạch để kịp thời ứng phó trong tình huống cần thiết Trụ sởủy ban nhân dân,trạm Y tế, trườnghọc ở xãTân Ninh đã được xây dựng kiên

cố, cao tầng, đây chính là điềm tránh trú an toànphụcvụ tốt quá trình sơ tán dânkhi có thiên taixảy ra Bảnthân người dân cũng chủ động tận dụng nhữngnguồnlực tại chồ để ứng phó khẩn cấp, cứu người, cứu tàisảntrong điềukiện cấp báchkhi lũlụtxảy ra.

Những nhóm dễ bị tổn thương như những hộ gia đình nghèo, sống trong

các vùng dễ bị ảnhhưởngbởi thiên tai như ven sông, vùng trũngthấp lànhững

đối tượng cần được ưu tiên tham gia vào việc tập huấn lập kế hoạch giảm nhẹrủi ro thiên tai.

“Qua các lớp tập huấn người dân được trang bị mộtsôkiên thức, khái niệmcơ bản về phòng chống thiên tai, tìm hiểu về những hiểmhọachính thườnggặp tại

địa phương mìnhđang sinh sống và được hướng dẫntựđánh giá nguy cơbị ảnh

hưởng dothiên tai cùa bản thânvà hộ giađìnhvà từđótự lên kê hoạch giảm nhẹ

rủi ro thiên tai cho chính gia đình mình ” (Trưởng thônHT).

Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một công cụ cơ bản và quan trọngtrong việc nâng cao hiếu biết cho người dân về những công việc gì phải làm trong các giai đoạn ứng phóvới thiên tai Qua đó, kế hoạch sẽ giúp hộ gia đình chủ động chuẩn bị phòngngừa, ứng phó khi cóthiên tai xảyranhằm bảo vệ an

toàn tính mạngvà tài sản của bản thânvàgiađình mình Ngoài ra kế hoạch PCTTcũng chỉ ra những việc cần phải làm, những gi cần chuẩn bị đế tự khắc phục những thiệt hại có thể có nếu thiên tai xảy ra trong khả năng của hộ trước khi

yêu cầu ngườingoài hay cấp trên trợ giúp.

Kết quả nghiên cứu chothấy cósự chênh lệch đángkểvề giới trong thành

phầntham gia cácbuổi họplập kể hoạchPCTT,các lớptập huấnvàdiễn tập liên

Trang 5

quan đến PCTT Tỷlệ nam giới tham gia nhiều hơn nữdo cơ cấu của BanPCTT và TKCN của xã vàcác trưởng thôn phần lớn là nam giới Bản thân các hộ gia đình khiđược mờiđại diện hộ tham dựcũng cừ đại diện lànam giới đi tham gia nhiều hơn Điều này dẫn đến hiểu biết của phụ nữ bị hạn chế về các kiếnthức

liên quan đến thời tiết, khí hậu, các thông tin cành báo sớm cũng như các biệnphápPCTT dựa vào mạnglưới sẵn cócủa cộng đồng.

“Chúng em nhiêu khi được mời cũng khôngđi do bận việc ruộng đồng,con cái

nên đè chồng đại diệntham gia Như nhà em, nếu chồng em có ở nhà thìthường

làchồng đi họp Nam giới họ hiêu biếtvề van đề đótốt hơn mìnhvì họlà trụ cộtgia đình,là người tham gia cáchoạtđộng xă hội, đông thờicũng là ngườitham

gia công tác phòng chống thiên tai nhiều hơn ” (Nữ, 36tuổi).

Việc tham gia cácbuổi hội họp, tậphuấn, diễn tậpliên quan đến PCTTcó ý nghĩa rất quan trọng trong PCTT dựa vào nguồn lực của cộng đồng, nógóp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn con người trong ứng phó với thiên taibởi khi người dân được trực tiếp tham gia, ý thức và kỳ năng cùa họ trongcông tác ứng phó sẽ được nâng cao và qua đó họ cũng cập nhật được thông tin, xây dựng mạng lưới hồtrợ nhau trong công việc và cuộc sống cũng nhưcó điều kiện, cơ hội đê bày tỏ nguyện vọng, nêu ra những khó khăn và nhu cầu riêng biệt của mình Thiếunắm bắt thông tin sẽ khiến người dân, các hộ

gia đình mà đặc biệt là những hộ nghèo, phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó

khăn hơn trong công tác ứng phó.

“Lụtvônhàmàbị bất ngờ quá khôngkịp chạy, không thềnghĩ lụt to thế được,

nước ngập trong nhà hơn hai métnên bị măc kẹt trong nhà Cháu nó bị bệnh

thân kinh nên chăng giúp được gì chồng cũng bị bệnh thần kinhđãbỏ đi cáchục năm nay.Mấy mẹ con bị đói, nước ngập mênh môngkhông biết đi đâu Đứng lên cáisàn đã kêcao hơnỉ mét rồi bám vào bànthờ đểkhỏi bị trôi đi.Đô đạc dự trữ bị ngập, trôi mất hết nên đói quáphải nhai gạosốngđểcầm

hơi; 5-6ngày sau mớicómạnhthường quân đen cho quần áo, mì tôm,cơm mảy mẹ con ngâm nướclâu, đói là vì rét, bệnh sau này hết lụtvẫn cònbịđau hoài không khỏi được do bữa đó ngâm nước lâu quá, nhiễm lạnh vàongười’’ (Nữ, 53 tuổi).

Phụ nữ bịhạn chếtrong việc tham gia công tác lập kếhoạchPCTT nhưng

họ lại đóng vai trò rất quan trọng cùng với nam giới trong việc thực hiện các

hành động ứng phóvới thiên tai.

3.2 Tham gia thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai

Việc thực hiện các biệnphápPCTT trong cộng đồng nơi đây vầntuân theo

mô hình phâncông laođộng theo giới truyền thống.

Trang 6

“Trước đợt thiên tai,việc gia cố, chăng chống nhà cửa và cáccông trìnhcông cộng thườngdo nam giới đảm nhận.Phụ nữ trong gia đìnhthường làngườilo

việc dự trừ lương thực,thực phâm cho người,gia súcgia cámcũngnhư cácđô dùng thiếtyêu cho gia đình như dự trữgạo, mỳ tôm,nhu yêuphâmthiêtyêu vànước uống cho cà giađình Nam làm nhữngviệc nặng nhọc, phụ nữ làmnhững việc nhẹ hơn nhưng cũngrất nhiều đầu việc và đó là những việc liên quan đến

bêp núc, đảmbảo nguônnhu yêuphảm dự trữ chăm sóc sức khỏe của cácthành viên gia đình” (TLN cán bộ xã,thôn).

Vốncon người được người dân, đặc biệt là phụ nữvậndụng tối đa trongcông tácPCTT Qua phỏng vấn một số phụnữ tại địa phương cho thấy, các chị em phụ nữ kếthợp cả kinh nghiệm truyền thống được lưu giữ trong cộng đồng

cũng như nhữngkiến thức được họchỏiđược quasách báo, truyền thôngđể làm tốt côngtác chuẩn bịphòng chống thiêntai như dự trữ gạo, thuốc men, mi tôm,nướctrong can, bình, túi ni lông cỡlớnđể đảm bảo nguồnnước ăntối thiếu trong

những ngày lũ Đối với nước giếng thì các chịem truyền đạtkinh nghiệm đựng

nước trongbaoni lông để các chấtbẩn lắng đọng trướckhi sử dụng.

Phụ nữ với chức năng tái sinh sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việcứng phó vớithiên tai, đặc biệtlà lũ lụt Trong thời gian ngập lũ, nhiều nam giớiđi làm ăn xachưa kịp trờ về nhàthì những người phụ nừ luôn chúđộngứngphó với sự hỗ trợ của cộng đồng, chính quyền địa phương đế sơtán lên những địa

điểm cao, antoàn hơn hay chia sẻnguồnthựcphẩm hạn hẹp trong tình thế khẩn

cấp.Nguồn vốn xã hội,haynói cách khác là mạng lưới xã hộivới chính quyền,đoàn thể và những người dân trong cộng đồng cùng sinh sống được phát huy

nhiều hơn trong ứng phó khẩn cấp với thiên tai.

“Con gái tôi đilấy chồng, theo tụclệ thì khi đèthìvề nhà mệ (nhà mẹ đẻ),cháu

đẻ được 7 ngày thì gặp lụt Khi đónhàngập 2,3m.Nước ngập gần kincửa chính,

chồng đilàmthợnề còn chưavề kịp nênphái cầu cứu hàngxóm và bà con và

các bácở thôn.Họ phải điều thuyềnđến, bỏ cháu bévào chậuđấy ra cửa đê mọi người đưamẹ con cháuđi sơ tán.Neu không có bà con, cộngđông thìmáy mẹ con bàcháu không biết phảixoay sở như thế nàovìlũ lên rất nhanh, bất ngờkhôngkịptrở tay” (Nữ,44tuổi).

Phụ nữ cũng tham gia trực tiếp vào công tác phân phát, tiếp nhận lương

thực, thực phâm (chủ yếu mì tôm, lương khô, bánh trưng, nước)từ chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân cứu trợ khẩn cấp trong và sau lũ Đặc biệttronggiai đoạn khi nước rút phụ nữ đảm nhiệm chính việc rửa, dọn vệ sinh nhà,trang thiết bị trong nhà (giường, tủ, bàn ghế ) Nam giới sửa chữa nhà cửa,chuồng trại và các công việc nặngnhọc hơn Công việc củaphụnữ vànam giới

lúc này không chỉ ởphạm vihộ gia đình mà cònởphạmvi cộng đồngbởi lượng

Trang 7

rác thài, xácđộng vật rất lớn ở khu vực ngoài nhà, đường làng ngõ xóm Trong

bối cảnhnày người dân và chính quyềnphối hợpthực hiện vàphụnữ tham giatíchcực trong công tác khắcphục hậu quảsau thiên tai không chỉ tronggiaiđoạn ngắn hạn ngaysau khi thiên tai mà còn duytrì vệ sinh môi trường, phục hồicảnh

quan dàihạn khi phần lớn nam giới rời nhà đi tìm kiếm việclàm.

“Vê mặt lảu dài, công việcdọn dẹp, khắcphục hậuquả trong nhiều thángsaulũchù yếu dựa vào các bà vợở nhà ” (Nam,50tuôi).

Phụ nữkhông chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt

động ứng phó với thiên tai trongđời sống mà cảtrong hoạt động sản xuất nông

nghiệp của hộ gia đình ỞTân Ninh, nông nghiệp là nguồn sinh kếchính với haivụ trồng lúa nước, xencanhhoamàuvàchăn nuôi Khoảng 10 năm trởlại đây thiên

taigia tăng cả về tần suất lẫn cường độ đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt

động trồng trọtvà chăn nuôi Đe ứng phó vớinhữngtácđộng tiêu cực củathiên tai,nhiềuhộ gia đình đã tìm cách chuyển đổi nghề hoặc đadạng hóa nguồnthu nhập bằng cách đi làm thuê trong thời giannông nhàn hay bò làm ruộng để đi làm công nhân trong các nhàmáy, khucông nghiệp trong tinh hoặc tinh khácnhư Thành phố HồChí Minh, Bình Dưoug,ĐồngNai

Nam giới thường lựachọncác công việc laođộng tự do như thợ mộc, thợnề,

phụxây và đilàm thuêđề bù đắp thu nhập Họ thườngđi theo nhóm nhỏ,tự phát

như nhóm anh em, bạn bè, người thân, cùng làng người đi trước mách cho

ngườiđi sau để cóđiềukiệnhồtrợ giúp đỡ lần nhau.

“Mọi người thường đi theo nhómnam giớivớiđộ tuổi trên, dưới 30 để có thểgiúp nhau trong công việc ở nơi làmmới, giúp họ cónhiều thôngtin về việc làm,

và dođódễtìm kiêm việc làm hơn” (Cán bộ xã).

Trong khi nam giới dựa vào nguồn vốn xã hội nhằm chuyển đổi sinh kế tạm thời để đối phó với tình trạng suy giảm thu nhập do tácđộngcủa thiên tai

thì phụ nữ có xu hướng dựa vào nguồn vốn tự nhiên (đất đai, ruộng vườn) và

vốn con người (các kỳ năng, kinh nghiệm sản xuất) để xoay sở, thích nghi để

vừa đảm bảo được an ninh lưoug thực cho hộ vừa đảm nhiệm các công việc

chăm sócgia đình.

“Nam giớihọ ít vướng bậnviệc gia đình,con cái thì họ quyết đi dễhơn Mình

cũng đi thì lấyai chăm lo con cái,ruộng vườn.Con cái đang tuốiăn, tuổihọcmà

mẹ cũngđi xa nốt thì ai kèm cặp cho con Xác địnhlà phụ nữ thì ở nhà lo chohậu phươngvững chắc" (Nữ, 40 tuổi).

Xác định kiên trì gan bóvới sinh kế nông nghiệp trong bối cảnh thiên tai

gia tăng và diễn biến phứctạp, người dân, đặc biệt là phụ nữ phái bỏ công sứcnhiều hon để giảm thiệt hại chomùa màng.

Trang 8

“Các kháu trong môi vụ lúa giờphụnữ làm là chinh, từ gieo sạ, bón phân,làmcỏ,phun thuốc đến thu hoạch cũngthấy chị em làmchủyếu Các ông chồngthườngvề lúcgiặthải thôi.Thế hệ trước thìchồng cósức khỏe hơn thườngđảm

nhiệmkhâucày ải, giờ toànthuêmáycày hết Năm ngoái ngậplụt sâu nên môi

trườngbịô nhiễm dần đến vụ đòng xuân vừa rồisâu bệnh nhiều,cỏ nhiềunên phải đầutư phân, thuốc, công sứcnhiều hơn.Mùa bão thường bắt đầu vào tháng

9 hằng năm nên vụ hèthu phải tính saocholúa chín và thu hoạch trước khi bão

đến Những điều này làdongười đitrước truyền đạtcho người đisau Mình tự nghe ngóngthời tiết kết họp với bên khuyến nông họ cũng thông báonữa đểlàmsao cho hiệuquả ”(Nừ, 55 tuôi).

Thay đổi cơ cấu giống cây trồng, chọn giống mới có khả năng thích nghitốt hơn đối với sự thay đổi của thời tiết,khí hậu cũng là mộtcách ứng phó đượcngười dânnơiđây áp dụng phổbiến Đe chống chọivới ngập lụt,ngườidân xã Tân Ninh đã chuyển sang cấy những loại giốnglúa chốngchịu đượcvớithời tiết

thất thường Các loại giống này giúp ổn định năng suất, giảm thiệt hại khi có biếnđộng về thời tiết.

“Vụ hèthubao giờ chúng tôi cũng phảichọn giống ngắn ngày, năngsuất cao đế

nhanh được thu hoạch Đe chắc chắn thì thườngchiadiện tích cấythànhhai phần, một phần để làm các giong lùa ngan ngày, năng suấtcao, dễ thích nghi với

thời tiết một phần khác thì trồnggiống gạo ngon hơn để ăn hoặc bán với giácaohơn”(Nữ, 52 tuổi).

Hoạt động chăn nuôi gia súc trước kia do nam giới phụtrách nhiềuhơn

nhưng do mưalũ, dịchbệnh khiến diện tích chăn thả và số lượngchănnuôi gia súc đãbị thu hẹp, việcchăn nuôigiasúcdần chuyểnđổi sangchăn nuôigia cầm

có nguồnvốn đầu tư ít, thời gian thuhoạch ngắnnên hiện nay côngviệc này chủ

yếu do nữ đảm nhiệm Ổ nôngthôn, trâu, bò được coi là tài sản có giá trị lớn của các hộ gia đìnhbởi nó đem lại nguồn thu nhập đáng kểvàđócũng là khoảnđầu tư rủi rocao trước thiêntai Việc nữ hóa trong hoạtđộng chăn nuôi và chuyểnđổicơ cấuvật nuôi này là một giải phápcầnthiết và phù hợpvới một cộng đồng thường xuyên phảihứng chịu lũ lụt như Tân Ninh hiệnnay.

“Đê mua mộtcon bò, trâu giông cũng phải mát5-7 triệu, phảinuôi 1-2 năm

mayra mới cho nguồn thu mà không maylũ caothì mât cá chìlân chài Thôi

thì để vợ ở nhà chăm con, làm mấy sào lúa và nuôi con gà con vịt.Mình đànông cósức khỏe thì theo mẩy anh em trong làng đây đithợnềkiếm thêm”

Trang 9

lụt là những khó khănthường gặp đối với các chị em phụnữ, đặc biệtlà đối với các hộ nghèo,hộngười khuyết tật,neo đon.

“Không dám đầu tưnuôi trâubò vì vonđầu tưnhiều, tiền mua giong,thức ăn

ngoái lụt trâu bò chết hết thì lấytiềnđâu đê trà nợ nên nuôigà,vịt thả vườn,nuôichìvàithángđược bándù lợi nhuận ít hơn Năm ngoái, định nuôi đến Tếtthìlũ

đên,nước ngập cao quá cá trăm con vịt, mây chục con gà lớn có,bé có, gà đẻ

cũng có chéttrôi hết’’ (Nữ, 45 tuổi).

Người dân đã vận dụng các nguồn vốnsằn có trong cộng đồng để chuyểnđổi sinh kế nhằm ứng phóvới thiên tai như vốn xã hội (mạng lưới xã hội), vốncon người (tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng), vốn vật chất (công cụ, chuồng trạiđể phục vụ chăn nuôi), vốn tự nhiên (vườn, ruộng, ao, hồ) để duy trì, và phát

triển sinh kê nôngnghiệp trongbối cảnhthiên tai gia tăng Tuy nhiên, việc vậndụng các nguồn vốnvẫn còn nhiều hạn chế Việc người dân đi làm ăn xa cũng

hoàn toàn tự phát, mang tính chất nhỏ lẻ, không cótổ chức và dựa trên các mối

quan hệquen biết củamình đểtìm kiểm việc làm Phụ nữbị hạn chế trongtham gia lập kế hoạch phòng chống thiên tai tại cộng đồng, tiếpcận, cập nhật thôngtin về thời tiết, các loạihình ứng phó với thiên tai Phụ nữ cũng gặp khó khăn hon so với nam giới trong chuyênđôi nghề và đa dạng hóa nghề nghiệp để thích

ứng với những tác độngtiêu cựccủa thiên tai mang lại.

4.Ket luận

Trước tác động của thiên tai, phần lớn người dân ứng phó chưathực sự

chủ động và hiệu quà Các ứng phó vẫn mang tính ngắn hạn, tạm thời, do hạn chế vềnguồnlựcnhưvốn con người(kiến thức, kỳnăng, nhân lực); vốn tài chính (các khoảnđầutư, khả năng chi trả các khoảnvayđầutư); vốn xã hội (mạng lưới

xã hội thân tộc); vốn vật chất (ruộng đất, chồ chăn thả gia súc chuồng trại để

chăn nuôi).

Người dânchủyếu dựa vàonguồnlực sẵn cócủa bản thân, gia đình và cộng đồng Đối với các hộnghèo, cận nghèo, các hộ neođơn thì khảnăng chống đỡvàphục hồi sau thiên tai gặp nhiều khó khănhơn Thiên tai có tác động không nhỏ đến hoạt độngsản xuất nông nghiệp và qua đó ảnh hưởngđến khối lượng công

việc, nguồn thu nhập, thời gian dành cho san xuất và thời gian dành cho các hoạt

động không được trả công trong gia đình Do phâncông laođộngtheo giớitrong gia đình và hoạt động sản xuất nông nghiệp, phụ nữ và nam giới đang ứng phó

theo những cách thức, khốilượng côngviệc khácnhau và theo hướng bất lợihơn

đối với phụ nữ Phụ nữ sở hữu nhiều kinh nghiệm và có các đóng góp tích cực

Trang 10

trongPCTT dựa vào cộng đồng.Tuy nhiên, sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt

động phòng chống thiên tai dựa vàocộng đồng như tham gia các buổi họp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, diễn tập phòng chống,lập kế hoạch PCTTvàcác quyết định ứng phóở cộng đồng chưađược quan tâmđúngmức Vì vậy,huy động sựtham giacông bằng của nam giớivà phụ nữtrong PCTTnóichung và PCTT dựavào cộng đồng nói riêng là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả của côngtác

PCTT cũng như hướng đến bìnhđẳng giới Điều nàysẽ giúppháthuy vai trò; tạo

cơ hội tham giađầyđủ vào quátrìnhra quyết định; đảm bảo quyền thụ hưởng

phúc lợi và chịutrách nhiệm với xã hội như nhau củanam giới, phụ nữ và tăng

cườngnănglực ứng phó vớithiên tai củamỗi giới cũng như khả năng chống chịu

cho cảcộng đồng.

Tài liệu trích dẫn

Adger, w N., Kelly, p M., & Nguyen, H N (Eds.) 2001. Living with environmentalchange: Socialvulnerability, adaptation andresilience in Vietnam, Routledge, London.

CARE 2016. Planning for Resilience: A Practitiinner's Manualto Support

Dessai, s., Sims, c 2010 “Public Perception of Drought and Climate Change inSoutheast England”.Environmental Hazards, 9 (4): pp.340-357, doi: 10.3763/

Lê Thanh Sang, Bùi Đức Kính 2010 “Đồng bằng sông Cửu Long thíchứng với biến

đổi khí hậu” Tạp chỉ Khoa học xãhội, số 11 + 12, tr.41-54.

Milfont, T L 2012 “The Interplay between Knowledge, Perceived Efficacy, and

Concern about Global Warming andClimate Change: A One-Year Longitudinal

Study” Risk Analysis 32 (6): pp.1003-1020, doi: 10.1111/j 1539-6924.2012.01800.x.

Nguyễn Công Thào(Chủbiên) 2019. Trithứctộc người trongứng phó với biến đôi khỉ

hậu của người Kinh và Khơ-me ở tinh Cà Mau. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.Nguyễn CôngThảo 2009 “Một số hướng tiếp cận nghiêncứu về mối quan hệ giữacon

ngườivà môi trường”. Tạp chíDân tộchọc, số 3, tr.47-59.

Nguyễn Minh Nhựt.2020 ứngphóvới thiêntai dựa vào cộng đồng và vai trò tham

gia của hội chữ thập đỏ (Nghiên cún trường hợp tại huyện cầnGiờ, thành phố

Hồ ChíMinh). Luận án Tiến sĩ Xã hội học Học viện Khoahọc xã hội.

Nguyền Ngọc Diễm 2013 “Truyền thông và thông tin về thích ứng biến đổi khí

hậu ở vùngven biển đồng bằngsông CửuLong vàmột số vấn đề đặtra” Tạp

chí Khoa học xã hội, số 8 (192), tr 65-73.

Ngày đăng: 23/06/2024, 14:21

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w