1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tìm hiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của ngân hàng trung ương hiện tại ở singapore

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Tìmhiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân Hàng Trung Ương hiện đạitại Singapore: MAS Monetary Authority of

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚNMôn: TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HIỆN TẠI ỞSINGAPORE

Giảng viên hướng dẫn Phạm Thị Lâm Anh:

Sinh viên thực hiện : Nhóm 4 Mã lớp học phần : 231FIN82A09

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

I - Cơ sở lý thuyết liên quan đến vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW 4

1.Khái niệm ngân hàng trung ương 4

2.Vị trí pháp lý 4

3.Mô hình của ngân hàng trung ương 4

4.Các chức năng của ngân hàng trung ương 5

5.Nhiệm vụ của NHTW 5

6.Tính độc lập của NHTW 6

7 Tóm tắt các đặc điểm chung của một NHTW hiện đại và hiệu quả 6

II - Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW ở Singapore 7

1.Giới thiệu về NHTW Singapore 7

2.Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW ở Singapore 7

3.3.Về ưu diểm, nhược điểm 10

III - Đề xuất, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam 11

1.Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW Việt Nam hiện nay? 111.1.Vị trí pháp lý 11

1.2.Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12

2.So sánh mô hình tổ chức NHTW tại Việt Nam và Singapore 12

3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của NHTW Việt Nam 14

3.1 Điểm mạnh 14

3.2 Điểm yếu 14

4 Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương(NHTW) chính là trái tim của nền kinh tế Một nền kinh tế chỉ có thể phát triểnlành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ.Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ranhững cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế Có thể nói, NHTW ở bất kỳ quốc gianào đều có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềmchế lạm phát và sự an toàn của hệ thống ngân hàng Kinh nghiệm từ khủnghoảng tài chính của nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn vừa qua (đặc biệt làMỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) đã cho thấy vai trò “người dẫn đường”đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế của một quốc gia của NHTW Nhờcó NHTW với thẩm quyền của mình trong việc xây dựng, thực thi chính sáchtiền tệ quốc gia (CSTTQG) và với tư cách là “ngân hàng mẹ của hệ thống ngânhàng” mà nhiều ngân hàng đã được giải cứu, thoát khỏi tình trạng phá sản vàduy trì được tính thanh khoản cho toàn hệ thống tài chính Hơn nữa, ViệcNHTW có triển khai và phát huy được tối đa sức mạnh các công cụ chính sáchtiền tệ của mình hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí pháp lý và môhình tổ chức của nó Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về NHTW ở một số nướcđể có những kinh nghiệm, gợi ý cho Việt Nam khi hoàn thiện pháp luật vềNHTW là rất hữu ích.

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Tìmhiểu về vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân Hàng Trung Ương hiện đạitại Singapore: MAS (Monetary Authority of Singapore)”- Đây cũng là cơ quanquốc gia quản lý về lĩnh vực tài chính tổng thể trong vai trò là một trung tâm tàichính quốc tế lớn nhất của Singapore Từ đó, định hướng mô hình NHNN tạiViệt Nam một cách phù hợp nhằm nâng cao vị thế của NHTW theo mô hìnhNHTW hiện đại.

Trang 4

I - Cơ sở lý thuyết liên quan đến vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW

1 Khái niệm ngân hàng trung ương

- Ngân hàng trung ương là một cơ quan của nhà nước có trách nhiệm quản lý hệ thống tiền tệ của một quốc gia.

- Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 thì ngân hàng trung ương (hay ngân hàng dự trữ) là ngân hàng thực hiện các hoạt động của Nhà nước về tiền tệ và dịch vụngân hàng, giữ vai trò trung tâm của hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính của mộtquốc gia.

2 Vị trí pháp lý

- Ngân hàng Trung ương là một cơ quan chính phủ có trách nhiệm quản lý và giám sát hệ thống ngân hàng trong một quốc gia Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương thường được quy định trong pháp lệnh hoặc luật ngân hàng của quốc gia đó.- Trong nhiều quốc gia, Ngân hàng Trung ương được thiết lập dưới dạng một cơ quan

độc lập hoạt động dưới sự điều hành của một Hội đồng quản trị hoặc một Ủy ban ngân hàng Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương thường được định rõ trong hiến pháp hoặc luật ngân hàng của quốc gia đó.

- Ngân hàng Trung ương thường có quyền ban hành các quy định và chính sách về tiềntệ, lãi suất, quản lý ngân hàng và giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Trung ương là bảo đảm sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng, đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế của quốc gia.

- Tuy vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương có thể khác nhau trong từng quốc gia, nhưng vai trò quan trọng của nó là đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng và kinh tế quốc gia.

3 Mô hình của ngân hàng trung ương

- Tiêu biểu theo mô hình tổ chức này là hoạt động của hệ thống dự trữ liên bang Mỹ và ngân hàng dự trữ Đức Cơ quan quản lý cao nhất của hệ thống dự trữ liên bang Mỹ là hội đồng thống đốc bao gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 14 năm và mỗi nhiệm kỳ 4 năm tổng thống được quyền chỉ định 2 thành viên để thượng nghị viện bổ nhiệm, như vậy 5 thành viên còn lại do các Tổng thống tiên nhiệm chỉ định Ưu điểm của mô hình này là tranh thủ kinh nghiệm của các thành viên, đảm bảo tính khách quan với những người được tuyển chọn có đầy đủphẩm chất và năng lực; hoạt động và việc ra chính sách là dựa trên thị trường không chịu ảnh hưởng của Tổng thống.

* NHTW phụ thuộc Chính phủ

- Theo mô hình này, Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với NHTW thông qua việc bổ nhiệm các cơ quan quản trị và điều hành, can thiệp vào việc thực thi chínhsách tiền tệ Ví dụ minh họa: mô hình NHTW Anh, Pháp.

Trang 5

* Ngân hàng Nhà nước Việt nam là cơ quan của Chính phủ Hoạt động thu chi tài chính

của Ngân hàng Nhà nước Việt nam tuân theo luật Ngân sách Nhà nước -> Chính phủ quản lý và kiểm soát.

* Mô hình trực thuộc Bộ tài chính: Pháp là nước đầu tiên vận hành theo mô hình này nhưng hiện nay các nước trên thế giới không còn áp dụng mô hình này.

4 Các chức năng của ngân hàng trung ương

- Chức năng phát hành tiền tệ

Đây là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng trungương tại hầu hết các quốc gia Ngân hàng trung ương là cơ quan tài chính duy nhất cóquyền phát hành tiền tệ hoàn toàn hợp pháp theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảosự thống nhất trong lưu thông tiền tệ của đất nước.

Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương là đơn vị duy nhất phát hành tiền giấy, cácloại tiền khác như tiền kim loại sẽ do Chính phủ phát hành.

- Chức năng ngân hàng của các ngân hàng

Nói đến chức năng của ngân hàng trung ương là gì thì nó được coi là ngân hàng của cácngân hàng vì không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng màchỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối với các ngân hàng trung gian.

- Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ ngân hàng trung gian

Các ngân hàng trung gian gian trên cả nước phải gửi tiền tại ngân hàng trung ương dướihình thức tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc Tiền gửi bắt buộc là khoản tiền đảmbảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước nhu cầu rút tiền từ khách hàng Đâylà khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng trung gian phải gửilại.

Trong khi đó, tiền gửi thanh toán nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán tiền, đáp ứng nhucầu giao dịch với ngân hàng trung ương và chi trả cho các ngân hàng khác Khoản tiềnnày các ngân hàng trung gian buộc phải duy trì thường xuyên tại tài khoản thuộc ngânhàng trung ương.

- Cấp tín dụng cho ngân hàng trung gian

Có thể sẽ hơi khó hiểu với những ai không am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng khi nói rằngngân hàng trung ương sẽ thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gianthông qua tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn Hiểu một cách đơn giản thì đây chínhlà hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian trong việcmở rộng hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, đơn vị này còn có chức năng bảo vệ các ngân hàng trung gian khỏi nguy cơphá sản bằng tín dụng.

- Chức năng ngân hàng của chính phủ

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng trung ương còn đóng vai trò quản lý tiền tệcủa Chính phủ thông qua một tài khoản giao dịch không lãi suất Ngân hàng trung ươngsẽ có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tư vấn chính sách về tài chính tiền tệcho Chính phủ Tuy nhiên, tại Việt Nam, cơ quan đảm nhận chức năng này là kho bạcnhà nước.

5 Nhiệm vụ của NHTW

Trang 6

- NHTW có nhiệm vụ phát hành giấy bạc và thực hiện chức năng quản lý tiền tệ ( ổn định giá trị của tiền tệ, nguồn cung tiền , kiểm soát lãi suất , giúp các ngân hàng thương mại thoát khỏi nguy cơ sụp đổ)

- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền , bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn , hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Tổ chức thống kê, điều tra thống kê , thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước nhằm phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát hệ thốngtiền tệ, điều tiết lượng cung tiền và ấn định lãi suất cho các khoản vay và trái phiếu Các ngân hàng trung ương có quyền ban hành các chính sách tiền tệ bằng cách nới lỏng hoặc thắt chặt nguồn cung tiền Điển hình là việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất để làm chậm tăng trưởng và tránh lạm phát, đảm bảo nền kinh tếcủa một quốc gia phát triển đồng đều.

6 Tính độc lập của NHTW

- Tính độc lập của NHTW đề cập đến mức độ tự chủ của các nhà điều hành chính sách tiền tệ trước những tác động chính trị trực tiếp hoặc những can thiệp từ Chínhphủ trong việc thực thi chính sách

- Thứ nhất độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động: NHTW có trách nhiệm quyết định CSTT , chế độ tỷ giá và có quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số các mục tiêu đã được pháp luật quy định.Đây là cấp độ độclập tự chủ cao nhất mà NHTW có thể đạt được mà ví dụ điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED, đây cũng chính là cấp độ độc lập tự chủ khó vận dụng nhất , vì nó đòi hỏi NHTW phải có uy tin cao và năng lực thực thi rất tốt ,nhất là trong giai đoạn thực thi CSTT.

- Thứ hai , tính độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động: Ở cấp độ này, NHTW cũng được trao trách nhiệm quyết định CSTT và chế độ tỷ giá Ví dụ trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHTW Châu Âu ( ECB) quy định , mục tiêu hoạt động hàng đầu của ngân hàng là “duy trì sự ổn định giá cả” và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động.

- Thứ ba , tính độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành : Với mô hình này, chính phủ hoặc quốc hội quyết định chỉ tiêu CSTT sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTW Khi quyết định được thông qua , NHTW có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể lựa chọn những công cụ điều hành CSTT phù hợp nhất.

- Thứ tư, tính độc lập tự chủ hạn chế: là cấp độ độc lập tự chủ thấp nhất, theo đó chính phủ là nơi quyết định chính sách ( cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi CSTT.Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHTW , nhất là trong việc thực hiện mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.

7 Tóm tắt các đặc điểm chung của một NHTW hiện đại và hiệu quả

- Khác với những ngân hàng thương mại thông thường chỉ được phép phát hành các khoản nợ không kỳ hạn, chẳng hạn như tiền gửi séc thì ngân hàng trung ương có một đặc quyền quan trọng chính là phát hành tiền giấy và tiền mặt.

Trang 7

- Ngân hàng trung ương là đơn vị cho vay khẩn cấp đối với các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn và các tổ chức khác, thậm chí là cả chính phủ Nếu không có ngân hàng trung ương thực hiện hoạt động quản lý và điều tiết thì quá trình vận hành hệ thống các ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn Ngoài ra, các ngân hàng nhà nước cũng chính là đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối ở mỗi quốc gia.

- NHTW cần có vai trò , chức năng, cơ sở pháp lý và công cụ đủ mạnh để có khả năng đạt được những mục tiêu quan trọng Các mục tiêu này không được mâu thuẫn với nhau, có thể đo lường được , kiểm soát được và dự đoán được tác động.- Độc lập tương đối với Chính phủ , đặc biệt là chính sách tiền tệ không phải chạy

theo chính sách tài khóa

- Quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ có hiệu lực và hiệu quả , dựa trên những hệ thống thông tin , phân tích vấn đề và nghiên cứu có chất lượng Được thực hiện bởi một đội ngũ các nhà kỹ trị có năng lực.

II - Thực trạng vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW ở Singapore

1 Giới thiệu về NHTW Singapore

Tổng Cục Tiền Tệ của Singapore (Monetary Authority of Singapore – MAS) là ngân hàng trung ương của Singapore, MAS được thành lập vào ngày 1 tháng 1971 sau khi Chính phủ ban hành Đạo luật Cơ quan Tiền tệ Singapore vào năm 1977 chịu trách , nhiệm quản lý tài chính và tiền tệ của quốc gia này Cơ quan này không chỉ là ngân hàng của chính phủ, mà còn đảm bảo nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, bao gồm quản lý nợ công, theo dõi chính sách tiền tệ, quản lý tỷ giá hối đoái và điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Cơ quan tiền tệ Singgapore (MAS) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không bền vững lạm phát, thông qua những chính sách tiền tệ thích hợp và giám sát kinh tế vĩ mô gần các xu hướng đang nổi lên và các lỗ hổng tiềm năng Nó quản lý tỷ giá hối đoái của Singgapore, dự trữ ngoại tệ và thanh khoản trong hệ thống ngân hàng MAS cũng là người giám sát tất cả các tổ chức tài chính tại Singgapore – ngân hàng, bảo hiểm, trung gian thị trường vốn, tư vấn tài chính và thị trường chứng khoán Với nhiệm vụ của mình để thúc đẩy lĩnh vực âm thanh và dịch vụ tài chính tiến bộtại Singgapore, MAS cũng giúp định hình ngành công nghiệp tài chính của Singgapore bằng cách thúc đẩy một khuôn khổ quản trị công ty mạnh và tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế Ngoài ra, nó nhắm tới giáo dục nhà đầu tư bán lẻ MAS đảm bảo rằng ngành công nghiệp tài chính của Singgapore vẫn sôi động, năng động và cạnh tranh bằng cách làm việc chặt chẽ với các cơ quan khác của chính phủ và các tổ chức tài chính để phát triển và thúc đẩy Singgapore như một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

2 Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW ở Singapore

Vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương Singapore là Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề tài chính và tiền tệ của đất nước MAS được thành lập vào năm 1971, kết hợp các chức năng của ngân hàng trung ương, ủy ban chứng khoán, ủy ban bảo hiểm và hội đồng tiền tệ MAS có sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững, không lạm phát của nền kinh tế Singapore và trở thành một trung tâm tài chính tiên tiến và đáng tin cậy MAS cũng đóng vai trò là cơ quan quản lý và giám sát các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và nền tảng công nghệ tài chính MAS cũng tham gia vào các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số, chẳng hạn như cấp giấy phép trao đổi bitcoin, nghiên cứu về tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng tiền kỹ thuật số

Trang 8

2.2.Mô hình tổ chức của NHTW

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương Singapore như sau:

- MAS là một hội đồng theo luật định trực thuộc Bộ Tài chính, nhưng hoạt động độclập với Chính phủ trong việc thực hiện các chức năng giám sát tài chính và chính sách tiền tệ

- MAS chịu trách nhiệm phát hành đồng đô la Singapore, quản lý tỷ giá hối đoái, đảm bảo ổn định giá cả, thúc đẩy ổn định tài chính, giám sát và điều tiết lĩnh vực tài chính và phát triển Singapore thành trung tâm tài chính quốc tế

- MAS được điều chỉnh bởi Đạo luật MAS, trong đó trao cho MAS quyền điều chỉnh tất cả các khía cạnh của hoạt động tiền tệ, ngân hàng và tài chính ở Singapore Đạo luật MAS cũng trao quyền cho MAS đóng vai trò là chủ ngân hàng và đại lý tài chính của Chính phủ, đồng thời tư vấn cho Chính phủ về các vấnđề tài chính và kinh tế

- MAS chịu trách nhiệm trước Quốc hội và công chúng về các chính sách và hành động của mình Nó xuất bản báo cáo thường niên, tuyên bố chính sách tiền tệ nửa năm và bản tin thống kê hàng tháng Nó cũng tổ chức các cuộc họp báo và đối thoại thường xuyên với các bên liên quan khác nhau

- MAS có bốn bộ phận chính: Chính sách và Kinh tế tiền tệ, Ngân hàng và Bảo hiểm, Thị trường và Đầu tư, và Phát triển Doanh nghiệp Mỗi bộ phận do một Phó Giám đốc Điều hành đứng đầu, người này báo cáo cho Giám đốc Điều hành ⁵MAS cũng có một số bộ phận và đơn vị hỗ trợ các chức năng cốt lõi của các phòng ban

- MAS có một ban giám đốc do Tổng thống Singapore bổ nhiệm theo lời khuyên của Thủ tướng Hội đồng quản trị bao gồm Chủ tịch, Giám đốc điều hành và tối đa10 thành viên khác Chủ tịch hiện tại là ông Tharman Shanmugaratnam và Giám đốc điều hành hiện tại là ông Ravi Menon

- MAS cũng có Ban cố vấn quốc tế, bao gồm các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính và học thuật, những người cung cấp lời khuyên và hiểu biết sâu sắc về sự phát triển toàn cầu và khu vực cũng như tác động của chúng đối với Singapore Các thành viên hiện tại của hội thảo là Tiến sĩ Mohamed El-Erian, ÔngJacob Frenkel, Ông Goh Chok Tong, Ông Philipp Hildebrand, Ông Hiroshi Nakaso, Tiến sĩ Raghuram Rajan và Bà Christine Todd Whitman

- Ngân hàng trung ương Singapore, hay còn gọi là Cơ quan Tiền tệ Singapore(MAS), là cơ quan có trách nhiệm quản lý các hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tàichính và bảo hiểm của quốc gia này Chức năng của MAS bao gồm:

- Phát hành tiền tệ Singapore và duy trì sự ổn định của đồng tiền này

- Thực hiện chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và sự ổnđịnh giá cả Toàn bộ các nhiệm vụ của ngân hàng trung ương liên quan đến việcphát triển và thực hiện chính sách tiền tệ được thực hiện bởi MAS Chính sách tiềntệ của Singgapore tập chung vào việc điều tiết tỉ giá hối đoái có trọng số lượngthương mại với mục đích đảm bảo tính nhất quán về giá trong suốt trung hạn làmnền tảng cho sự tăng trưởng liên tục trong nền kinh tế

- Giám sát và quản lý các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm,công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các dịch vụ tài chính khác nhằm giữmột trung tâm tài chính mạnh mẽ đáng tin cậy

- Thúc đẩy và phát triển Singapore là một trung tâm tài chính quốc tế và khu vực,tham gia vào các hoạt động hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia

Trang 9

và các cơ quan khác, MAS hy vọng sẽ nâng Singgapore lên trung tâm tài chínhkhu vực và quốc tế hàng đầu Châu Á cũng như hỗ trợ các hoạt động tài chính đổimới và công nghệ

- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, tài chính và bảohiểm theo sự ủy quyền của Chính phủ

Ngoài ra, MAS còn có vai trò là ngân hàng của Chính phủ Singapore, cung cấp các dịchvụ tài chính và ngân quỹ cho các cơ quan Nhà nước MAS cũng là cơ quan đại diện choSingapore trong các tổ chức quốc tế và khu vực về các vấn đề tiền tệ, ngân hàng, tài chínhvà bảo hiểm

Một số nhiệm vụ chính của ngân hàng trung ương Singapore là:

- Phát hành và quản lý tiền tệ Singapore, cũng như thực hiện chính sách tiền tệnhằm duy trì sự cân bằng giữa giá trị của đồng tiền và sự tăng trưởng kinh tế

- Giám sát và quy định các tổ chức tài chính, bảo đảm tính an toàn, minh bạch vàhiệu quả của hệ thống tài chính Singapore

- Khuyến khích và hỗ trợ sự đổi mới và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tàichính, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hấp dẫn của Singapore là một trungtâm tài chính quốc tế và khu vực

- Đại diện cho Singapore trong các diễn đàn và tổ chức quốc tế và khu vực về cácvấn đề tiền tệ, ngân hàng, tài chính và bảo hiểm, cũng như tham gia vào các hoạtđộng hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia và cơ quan khác - Làm ngân hàng của Chính phủ Singapore, cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân

quỹ cho các cơ quan Nhà nước, cũng như quản lý các quỹ và tài sản của Chínhphủ

3 Đánh giá thực trạng về tính độc lập của Ngân hàng Trung Ương Singapore (MAS) dưới góc nhìn đa chiều.

Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) là một trong những ngân hàng trung ương mạnh nhất và phát triển nhất trên thế giới Vị trí pháp lý của MAS rất đáng tin cậy và đáng khen ngợi Nó được quản lý và giám sát bởi Bộ Tài chính Singapore và các cơ quan quản lý tài chính khác Điều này giúp đảm bảo tất cả hoạt động của MAS đều tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất.

Ngoài ra, ngân hàng này cũng đã đạt được nhiều chứng nhận và giải thưởng an toàn về tàichính và bảo mật thông tin Điều này chứng minh rằng MAS không chỉ đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của hoạt động tài chính của mình, mà còn có khả năng bảo vệ thông tin của khách hàng và người dùng.

Với vị trí pháp lý đáng tin cậy và các chứng nhận an toàn, Ngân hàng Trung ương Singapore là một trong những ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới và được xem là một trong những đối tác tài chính đáng tin cậy nhất trên thế giới.

Trang 10

3.2.Về tính độc lập

Tính độc lập của Ngân hàng trung ương Singapore là cốt lõi để đảm bảo nhiệm vụ của nó.Hiện nay, Ngân hàng trung ương Singapore được quy định trong Chương trình Điều tiết Tiền tệ và Tài chính (MAS Act), đây là một luật quan trọng quy định các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng trung ương Singapore.

MAS được tổ chức như một cơ quan độc lập, nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức nào khác Chủ tịch Ngân hàng trung ương Singapore được bổ nhiệm và phê chuẩn bởi Tổng thống và Hội đồng Quản trị MAS, tương tự như cách mà các chứcdanh ở các tổ chức tài chính quốc tế khác được bổ nhiệm.

Ngân hàng Trung ương Singapore hoạt động với mục tiêu bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế Singapore và duy trì mức lạm phát thấp Ngoài ra, ngân hàng cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý các dự trữ ngoại hối của Singapore Tính độc lập của ngân hàng Trung ương Singapore đã được công nhận và đánh giá cao trên toàn cầu, góp phần tạo nên uy tín và danh tiếng của nền kinh tế Singapore trên thị trường quốctế.

Ưu điể m :

- MAS có thể thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả, nhằm duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền Singapore (SGD) so với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Singapore MAS không áp dụng mục tiêu lạm phát hay tỷ giá hối đoái cố định, mà sử dụng một biên độ dao động cho phép SGD tăng hay giảm theo thị trường, nhưng vẫn nằm trong một giới hạn nhất định Điều này giúp MAS có thể thích ứng với những biến động kinh tế toàn cầu và bảo vệ nền kinh tế Singapore khỏi những tác động tiêu cực.

- MAS cũng có thể thực hiện các chính sách tài chính và ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và minh bạch của hệ thống tài chính Singapore, cũng như khuyến khích sự phát triển và đổi mới của ngành công nghệ tài chính (fintech) MAS đã ban hành nhiều quy định và hướng dẫn cho các tổ chức tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, cũng như cho các hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số, thanh toán điện tử và đầu tư chứng khoán MAS cũng hỗ trợ các doanh nghiệp fintech bằng cách cung cấp các cơ chế hỗ trợ tài chính, tư vấn pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Nhược điể m:

- MAS có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng giữa việc bảo vệ lợi ích quốc gia và việc hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp và biến động MAS có thể phải đối mặt với những áp lực từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (WB) về việc mở cửa thị trường tài chính, ngân hàng và bảo hiểm của Singapore, cũng như việc tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố MAS cũng có thể phải đốiphó với những cạnh tranh và xung đột lợi ích từ các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, về việc thu hút và giữ chân các tổ chức tài chính, ngân hàng và bảo hiểm quốc tế hoạt động tại Singapore.

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w