1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro tại các dự án năng lượng tái tạo trường hợp dự án helio water của marine tech

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KINH TẾBÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯChủ đề: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝRỦI RO TẠI CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOTRƯỜNG HỢP DỰ ÁN HE

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ

Chủ đề: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

RỦI RO TẠI CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠOTRƯỜNG HỢP DỰ ÁN HELIO WATER CỦA MARINE TECH

Hà Nội, Tháng 10 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP THÀNH VIÊN NHÓM 3

1 Phan Thị Huyền Diệu 23A4070038 11,10%2 Nguyễn Thị Ánh Dương 23A4070047 11,10%3 Trương Thị Hương Giang 23A4070058 11,10%4 Chu Thị Thắm 23A4070176 11,10%5 Đàm Thị Thanh Thủy 23A4070180 11,10%6 Lê Thu Thủy 23A4070182 11,10%7 Trần Thị Tuyền 23A4070203 11,10%8 Nguyễn Hồng Tuyết 23A4070204 11,10%9 Nguyễn Thị Hà Vi 23A4070208 11,10%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 2

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1 Khái quát chung về rủi ro 2

1.2 Rủi ro trong kinh doanh 2

1.3 Phân loại rủi ro dự án 2

1.4 Nguyên nhân rủi ro dự án cơ bản 3

1.5 Quản trị rủi ro dự án đầu tư 4

2 KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO HELIO WATER CỦA MARINE TECH 52.1 Tổng quan về hoạt động của các dự án năng lượng tái tạo 5

2.2 Giới thiệu về dự án Helio Water của Marine Tech 7

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN HELIO WATER CỦA MARINE TECH 10

1 NHẬN DIỆN RỦI RO 10

1.6 Rủi ro về môi trường 15

2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO 16

3 ỨNG PHÓ VÀ GIÁM SÁT RỦI RO 21

3.1 Kế hoạch ứng phó rủi ro 21

3.2 Giám sát rủi ro 28

4 ĐÁNH GIÁ 28

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, năng lượng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống conngười Mọi hoạt động sống của con người đều cần đến năng lượng, đặc biệt, trong thời đạicông nghiệp hóa hiện nay, nhu cầu về sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăngcao, đặc biệt là năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là nănglượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như nănglượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt Nguyên tắc cơ bản của việc sửdụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tụctrong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật.

Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái tạo, với10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu được dùng để cung cấpnhiệt, và 3,4% từ thủy điện Các nguồn năng lượng tái tạo mới (small hydro, sinh khốihiện đại, gió, mặt trời, địa nhiệt, và nhiên liệu sinh học) chiếm thêm 3% và đang pháttriển nhanh chóng Ở cấp quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng nănglượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng cho đất nước của họ.

Trong thời gian vừa qua, dự án HelioWater của công ty Marine Tech được biết đếnlà một trong những dự án nổi bật nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo HELIO là đơn vịsản xuất nước uống từ nước biển hoặc bất kỳ loại nước nào không phù hợp với nhu cầutiêu dùng của con người và chỉ hoạt động bằng năng lượng tái tạo có sẵn tại chỗ Điều đốđã giải quyết vấn đề thiếu nước trên thế giới hiện nay

Có thể thấy, năng lượng tái tạo ngày càng quan trọng hơn, tuy nhiên, đi đôi vớiđiều đó, các dự án năng lượng tái tạo cũng tồn tại những rủi ro, khó khăn để đưa các dựán đi vào thực tế

Chính vì hiểu được tầm quan trọng của các dự án năng lượng tái tạo nói chung vànhững rủi ro, khó khăn các dự án gặp phải, đồng thời với mong muốn chỉ rõ các rủi ro,

nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Tổng quan về rủi ro và biện pháp quản lý

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN1.Cơ sở lý luận

1.1.Khái quát chung về rủi ro

Rủi ro là sự tổng hợp những sự kiện ngẫu nhiên tác động đến sự vật, hiện tượnglàm thay đổi kết quả của sự vạt, hiện tượng (thường theo chiều hướng bất lợi) và nhữngtác động ngẫu nhiên đó có thể đo lường được bằng xác suất

1.2.Rủi ro trong kinh doanh

a Khái niệm rủi ro trong dự án đầu tư

Rủi ro trong quản lý dự án là một đại lượng có thể đo lường Trên cơ sở tần suấtxuất hiện lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện trong tươnglai Trong quản lý dự án, một hiện tượng được xem là rủi ro nếu có thể xác định được xácsuất xuất hiện của nó Trong trường hợp đó, rủi ro có thể được lượng hóa như sau:

Rủi ro = Xác suất xuất hiện * Mức thiệt hại/kết quảb Một số đặc điểm của rủi ro dự án

Một hay nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có tác độngđến dự án

Được nhận biết dựa vào dấu hiệu báo trước hoặc kinh nghiệm.

Những yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất, gây nên thiệt hại Rủi ro đã biết và rủi ro chưa biết đều quan trọng đối với dự án.

1.3.Phân loại rủi ro dự án

a Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư: Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin) Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội) Rủi ro sau quyết định

b Theo mức độ khống chế rủi ro

Rủi ro không thể không chế được (bất khả kháng)2

Trang 6

Rủi ro có thể khống chế được c Theo giai đoạn đầu tư Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư Rủi ro giai đoạn khai thác dự án d Theo bản chất rủi ro Rủi ro về chính trị Rủi ro về kinh tế Rủi ro về xã hội Rủi ro về công nghệ Rủi ro về pháp lý Rủi ro về môi trường

1.4.Nguyên nhân rủi ro dự án cơ bản

Tiến độGiá cả/ Chi phí Chất lượng Phạm vi Tài nguyên

Trang 7

Hợp đồng thầu phụ Nguyên liệu cho xây dựng Số liệu quá khứ Xác định dự án Tổ chức dự án

1.5.Quản trị rủi ro dự án đầu tư

a Khái niệm

Quản trị rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mứcđộ rủi ro, lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế vàloại trừ rủi ro, trong suốt vòng đời dự án

Quản trị rủi ro là việc chủ động kiểm soát các sự kiện trong tương lai dựa trên cơsở kết quả dự báo trước các sự kiện xảy ra mà không phải là phản ứng thụ động.

Quản lý rủi ro là quá trình liên tục, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn củachu kỳ dự án, kể từ khi mới hình thành cho đến khi kết thúc dự án

Mục tiêu của quản lý rủi ro đầu tư là tăng khả năng và tác động tích cực lên các dựán, đồng thời làm giảm khả năng và tác động tiêu cực lên dự án

b Các tiếp cận quản trị rủi ro

Phân tích lợi ích chi phí (Cost-Benefit Analysis)Nguyên lý thận trọng (Precautionary Principle)

Ác cảm với mơ hồ (không chắc chắn) (Uncertainty (Ambiguity) Aversion)c Vai trò

Quản lý rủi ro giúp làm tăng hiểu biết về dự án cặn kẽ hơn, tạo điều kiện cho việclập kế hoạch dự án sát thực hơn, chính xác hơn cả về chi phí và thời gian

Xác định và phân tích rủi ro một các cụ thể khách quan có thể đánh giá được ảnhhưởng của nó đến giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia dự án hoặc phân bố rủi ro chobên nào có khả năng giải quyết nhất

4

Trang 8

Nếu nhà quản lý có khả năng dự báo được các rủi ro và đưa ra các kế hoạch đốiphó thì hoạt động sản xuất sẽ luôn ở thế chủ động và đạt hiệu quả hơn

d Quy trình quản trị rủi ro dự ánLập kế hoạch

Nhận diện rủi ro: Xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động củadoanh nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro

Phân tích và đo lường rủi ro: Phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do rủiro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm giải pháp phòngngừa, loại bỏ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại

Ứng phó rủi ro: Lập kế hoach ứng phó rủi ro là quá trình phát triển các phương án,lựa chọn chiến lược và thống nhất các hoạt động để tăng cường các cơ hội và giảm thiệthại đối với các mục tiêu của dự án.

Kiểm soát rủi ro: Là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặn vàgiảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất.

2.Khái quát về thực trạng hoạt động quản lý rủi ro của các dự án nănglượng tái tạo helio water của marine tech

2.1.Tổng quan về hoạt động của các dự án năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo hay còn được biết đến là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn vàchúng trái ngược với nhiên liệu hóa thạch Năng lượng tái tạo được tạo ra từ các nguồnhình thành liên tục và gần như là vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều,

Cách đây không lâu, việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời và năng lượnggió thường do các công ty nhỏ cùng với chi phí cao hơn so với các loại năng lượng khácnhư từ than đá, dầu mỏ Tuy nhiên, ngày nay, chi phí năng lượng tái tạo đã giảm mạnh vớinhiều dự án năng lượng tái tạo được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia lớn và công bốcác mục tiêu phát triển mới

Trang 9

Trong 10 năm trở lại đây, sự phát triển của năng lượng tái tạo đã tăng mạnh vượtqua những dự đoán của những chuyên gia

Nguồn: IEA World Energy Outlook, New Policy Scenario and Stated Policy Scenario,updated Septemper 2022

Công suất năng lượng mặt trời và năng lượng gió năm 2030 từ các dự án nănglượng tái tạo được dự đoán sẽ tăng nhiều so số liệu năm 2006.

Tuy nhiên đây mới là những bước đầu trong sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo.Khi các quốc gia đặt mục tiêu lớn hơn trong giảm thải carbon, năng lượng tái tạo – dẫnđầu là gió và mặt trời sẵn sàng trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính của thế giới.Cùng với việc bổ sung công suất từ các nguồn cung cấp năng lượng lớn, các quốc gia, tậpđoàn mới tham gia thị trường Những quốc gia theo sau bao gồm cả các công ty dầu khílớn, nhằm mục đích thay đổi mô hình kinh doanh để thu lợi được do nhu cầu ngày càngtăng về năng lượng tái tạo và điện khí hóa phương tiện, cũng như các nhà đầu tư cổ phầntư nhân và các nhà đầu tư tổ chức coi năng lượng tái tạo là thành phần trung tâm trongchiến lược đầu tư của họ Các công ty hàng đầu trong ngành vận tải biển đang đầu tư vàonăng lượng tái tạo có thể sản xuất hydro xanh để khử carbon trong sản xuất thép của họ,với năng lượng tái tạo cung cấp điện xanh cho quá trình này Các công ty sản xuất ô tô

6

Trang 10

cũng đang đạt được các thỏa thuận về năng lượng tái tạo để giúp cung cấp năng lượng chohoạt động sản xuất của họ, cũng như đầu tư vào các dự án năng lượng gió, năng lượngmặt trời

2.2.Giới thiệu về dự án Helio Water của Marine Tech

Helio Water đã hoàn thành đợt gọi vốn 10 triệu euro vào ngày 29/01/2023 để tài trợcho sự phát triển của mình Vòng cấp vốn này được thực hiện với một số nhà đầu tư: LboFrance, Daphni, v.v.

Được thành lập cách đây vài năm, MarineTech là một công ty khởi nghiệp có trụsở tại Paris, có người sáng lập và quản lý chính là Thierry Carlin…

Lĩnh vực hoạt động chính của Helio Water là Nông nghiệp thực phẩm Công tynhắm đến thị trường B2C.

Helio Water là một dự án của Marine Tech, một doanh nghiệp với những kĩ sư cókiến thức chuyên môn về môi trường biển Với chiến lược đề xuất những đổi mới mangtính đột phá để đáp ứng những thách thức về môi trường trong tương lai

Sự chuyển đổi về sinh thái và năng lượng có ý nghĩa là kim chỉ nam cho tất cả cácchương trình nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.

Hệ thống Helio là thành quả của hơn 6 năm nghiên cứu được tài trợ bởi Chính phủPháp và Liên minh Châu Âu

Trang 11

Theo báo cáo do UNESCO, trên toàn cầu, gần 2 tỷ người (khoảng 26% dân số thếgiới) không có nước uống an toàn và 3,6 tỷ người (46%) không được tiếp cận với hệthống vệ sinh được quản lý an toàn

Gần 3 tỷ người phải chịu tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong ít nhất một thángmỗi năm, gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sinh kế, đặc biệt là an ninh lượng thưc.Dân số đô thị toàn cầu phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước được dự đoán sẽ tănggấp đôi từ 930 triệu người vào năm 2016 lên 1,7–2,4 tỷ người vào năm 2050 Tỷ lệ hạnhán cực đoan và kéo dài ngày càng tăng cũng đang gây căng thẳng cho hệ sinh thái, gâyhậu quả thảm khốc cho cả các loài thực vật và động vật.

Do đó, có một nhu cầu cấp thiết để thiết lập quan hệ quốc tế mạnh mẽ để giải quyếtnhu cầu về nguồn nước trên toàn thế giới

HelioWater là hệ thống biến bất kỳ loại nước nào, kể cả nước không hợp vệ sinhhoặc nước mặn, thành nước uống Nó chỉ hoạt động với năng lượng tái tạo, vô tận và

8

Trang 12

miễn phí: “Mặt trời! Hệ thống này tự chủ, bền bỉ, tiết kiệm và tỏ ra cần thiết trong các dựán nhân đạo hoặc thậm chí là các thảm họa liên quan đến thiếu nước uống (bệnh tật, mấtnước ở trẻ em, v.v.)” Thiết bị HelioWater có thể dễ dàng vận chuyển trong hộp và rất dễlắp đặt Nó hoạt động thông qua quá trình chưng cất và khoáng hóa, đảm bảo chất lượngnước uống được sản xuất từ nó Cuối cùng, một mô-đun 1 mét khối có thể tạo ra 10 lítnước

Ý tưởng của hệ thống là tái tạo lại chu trình nước trong thực tế Cụ thể là sự bayhơi, ngưng tụ rồi đến khoáng hóa HelioWater có dạng quả cầu được chia thành hai phầnbằng bộ lọc đặc biệt Nước biển hay nước không tốt cho sức khỏe được bơm trực tiếp từnguồn sau đó dâng lên đỉnh địa cầu và bốc hơi dưới tác dụng của sức nóng mặt trời Sauđó, nó ngưng tụ trên thành, đi xuống qua bộ lọc rồi được lưu trữ ở bể chứa phía dưới vàđược bơm đi.

Trang 13

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG TÁITẠO TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN HELIO WATER CỦA MARINE TECH

1.Nhận diện rủi ro

1.1.Rủi ro đến từ chính trị

Khi quá trình hồi phục kinh tế sau đại dịch đang tập trung vào việc xây dựng lại tốthơn, nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách để giảm tỷ trọng điện, nước được tạo ra từcác nguyên liệu hóa thạch Đồng thời, nhiều nhà đầu tư đang muốn làm cho danh mục đầutư của họ trở nên bền vững hơn và những dự án nguồn năng lượng tái tạo (RES) được cholà mang lại những cơ hội đầu tư tiềm năng Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào những dự ánnăng lượng tái tạo lại này đang gặp phải một số rủi ro chính trị liên quan đến đầu tư vàogió và mặt trời

Cách mạng xanh

Việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và các công ty năng lượng bền vữngđang bùng nổ trên toàn cầu Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( The InternationalEnergy Agency) dự báo đầu tư vào năng lượng tái tạo (RES) sẽ đạt mức tăng trưởng10%/năm vào năm 2021 Một số chuyên gia ước tình dự báo sẽ có hơn 3,4 nghìn tỷ USDđầu tư mới vào năng lượng tái tạo trong thập kỷ tới, bao gồm 2,72 nghìn tỷ USD vào gióvà mặt trời Trong khi các quốc gia bị chi phối bởi các nền kinh tế phát triển và mới nổichỉ thi thu hút khoảng 15% đầu tư vào năng lượng tái tạo trước đại dịch, trong hai thập kỷtới, các khu vực này sẽ dự kiến sẽ tạo ra tỷ trọng lớn hơn trong công suất tái tạo bổ dungso với Châu Âu và Bắc Mỹ

Những rủi ro chính trị gia tăng

Khi các dự án công nghệ tái tạo đang được mở rộng trên toàn thế giới, những rủi romà nhà đầu tư phải đối mặt cũng tăng theo, đặc biệt khi họ chuyển sự chú ý từ các nềnkinh tế tiên tiến sang thị trường mới nổi Trung Quốc vẫn dần đầu thế giới về công suấtgió và năng lượng mặt trời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt mục tiêu tăng công suấtnăng lượng tại tạo từ 175GW vào năm 2022 lên 450GW vào năm 2030; và Brazil đang

10

Trang 14

đặt mục tiêu mở rộng công suất năng lượng gió lên gần 27GW vào năm 2027 và côngsuất năng lượng mặt trời ở nước này dự kiến sẽ còn mở rộng nhanh hơn nữa

Nguồn: IEA, stated policy scenario

Những lợi nhuận tài chính sẽ vẫn là mối quan tâm chính của hầu hết các nhà đầu tưRES Tuy nhiên, các quy định phát triển nhanh chóng và việc chính trị hóa các dự án nănglượng mặt trời và gió có nghĩa là việc đánh giá rủi ro chính trị đang trở thành một bướcngày càng quan trọng trong quá trình đầu tư Trong đó, có ba rủi ro chính trị quan trọng cóthể đóng vai trò quyết định trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư vào năng lượng tái tạo –không chỉ ở các thị trường mới nổi mà còn ở nhiều nền kinh tế phát triển hơn ở Châu Âu,Châu Á và Châu Mỹ:

Trang 15

Môi trường pháp lý không ổn định: Các chính phủ trên khắp thế giới đang nângcấp các mục tiêu giảm biến đổi khí hậu và đưa ra các biện pháp khuyến khích (và hạnchế) mới để thu hút FDI vào các dự án RES

Quy trình mua sắm công: Các chính phủ ngày càng dựa vào đầu giá cạnh tranh đểphân bổ thêm công suất năng lượng tái tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài Ở các quốc giacó hệ thống mua sắm công kém phát triển và đôi khi tham nhũng, các nhà đầu tư cần điềuchỉnh các quy trình ra quyết định phức tạp đồng thời quản lý tội pháp tài chính.

1.2.Rủi ro về kinh tế dự án

Hệ thống lọc nước Helio Water của Marine Tech được cấu tạo từ: Nhôm, Thép vàMethacrylate Trong đó, Nhôm là kim loại rất khó hàn và mối hàn của nó cũng không thểduy trì được lâu dài Do đó, chi phí cho việc duy trì, bảo dưỡng cũng như bổ sung thêmcác chi tiết khác để đảm bảo hệ thống có thể được sử dụng lâu dài tăng lên

Chất liệu nhựa để tạo nên quả cầu ngưng tụ nước của Helio Water là nhựa PolyMethyl Methacrylate (PMMA) hay còn được gọi là thủy tinh hữu cơ, một loại nhựa dẻotrong suốt thông dụng có tác dụng thay thế rất tốt cho thủy tinh Tuy nhiên, chất liệu nàycó khả năng chịu nhiệt thấp, chỉ chống chịu tốt ở nhiệt độ từ 60 – 80 độ C là một nhượcđiểm lớn đối với một hệ thống được vận hành bởi năng lượng mặt trời Do đó, dự án phảigia tăng chi phí đầu tư vào những vật liệu cách nhiệt bên ngoài lớp nhựa PMMA

Do những rào cản về chính trị và những quy định của chính phủ Pháp nói riêng vàtoàn cầu nói chung, nhiều nhà đầu tư trở nên quan ngại khi đầu tư vào các dự án nănglượng tái tạo Từ đó, việc kêu gọi vốn của dự án Helio Water cũng trở nên khó khăn vàmới chỉ vừa hoàn thành công tác gọi vốn 10 triệu euro vào 29/01/2023 để đầu tư pháttriển dự án

Cơ cấu ngành dễ bị thay đổi do mức giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào:

Sự tăng trưởng đáng chú ý của năng lượng mặt trời cho thấy rõ ràng rằng việc tăngcường triển khai gắn liền với việc giảm chi phí Năng lượng mặt trời đang cạnh tranh vớicác nguồn nhiên liệu giá rẻ khác, do đó, ngay cả khi giá mô-đun tăng nhẹ nhất cũng có thể

12

Trang 16

có nghĩa là các cơ sở tiện ích và doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp thay thế cho việc sảnxuất của họ.

Đó là lý do tại sao các mức thuế này gây rủi ro đáng kể cho ngành năng lượng tái tạotrong nước Khi chi phí phần cứng tăng do phí nhập khẩu, một số dự án sẽ không bao giờthành hiện thực, điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng việc làm và đầu tư kinh tế - một cơhội bị bỏ lỡ để phát triển nền kinh tế Pháp.

Marine Tech có thể nhập khẩu pin và mô – đun từ nước ngoài Nhưng với chi phícao hơn do thuế quan, một số dự án quy mô tiện ích có thể bị loại bỏ hoặc tạm dừng vì lýdo ngân sách, và năng lượng mặt trời có thể nằm ngoài khả năng tiếp cận của nhiều nhàđầu tư, khiến giá của người trả giá tăng cao.

1.3.Rủi ro về xã hội

Việc sử dụng năng lượng tái tạo là một thành phần quan trọng trong việc giảm lượngkhí thải CO2cần thiết để duy trì mức nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5°C vào cuối thế kỷnày Xây dựng các dự án năng lượng tái tạo có thể là một bước đi mạnh mẽ nhằm đa dạnghóa hệ thống nước sạch của một quốc gia hoặc mang lại khả năng tiếp cận nước sạch chocác cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ

Tuy nhiên, với mục tiêu mang hệ thống lọc nước tới những khu vực chưa được tiếpcận với nguồn nước an toàn đòi hỏi dự án phải nghiên cứu và có cách thức tiếp cận kháchhàng khác biệt vì:

Thứ nhất, dân trí người dân ở những khu vực mục tiêu còn thấp và thiếu nhận thứcvề sự cần thiết của việc sử dụng các hệ thống năng lượng bền vững Khả năng tiếp cận vớithông tin về dự án còn thấp khiến dự án khó có thể triển khai được với những thị trườngrộng hơn

Thứ hai, những hệ thống lọc nước từ những nhà mày sử dụng năng lượng hóa thạchđang chiếm một lượng cung lớn trong thị phần nước sạch trên thế giới và đã trở thành mộtthói quen đối với người tiêu dùng cũng như với những nhà cung cấp nước do đó việc

Trang 17

An ninh mạng: được coi là mối lo ngại lớn, 39% dự án đánh giá là có rủi ro cao và49% rủi ro trung bình về an ninh mạng Tua – bin gió và pin năng lượng mặt trời thườngđược lắp đặt ở những địa điểm biệt lập và được điều kiển từ xa bằng công nghệ máy tínhtập trung, điều này khiến sự tấn công của tội phạm mạng tăng cao An ninh mạng là mốilo lớn về nguồn cung cấp năng lượng tái tạo Các nhà thầu, nhà cung cấp và nhà sản xuấtthiết bị làm việc trong các dự án lớn cũng thường xuyên chia sẽ hệ thống, thêm các điểmxâm nhập tiềm năng cho phần mềm độc hại vào thiết bị nhạy cảm

1.5.Rủi ro về pháp lý

Thứ nhất, độ dài của thủ tục hành chính

Trở ngại đầu tiên là sự phức tạp và kéo dài của quy trình hành chính để có được giấyphép xây dựng và môi trường cần thiết Giấy phép môi trường mới nhằm mục đích cungcấp thêm thông tin chi tiết cho các nhà chức trách về giai đoạn đầu của dự án.

Sự khan hiếm của các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn tại Pháp phần lớn là docác rào cản pháp lý, đặc biệt là hạn chế về quy mô liên quan đến hàng dân dụng và quânsự

Thứ hai, dự án sử dụng vật liệu không bền vững

Nhựa Poly Methyl Methacrylate là chất liệu khi đã thi công là không thể tái chế, chỉcó thể được sử dụng cho một bản thiết kế duy nhất sau khi đã tạo hình Trong bối cảnh,các chất liệu thân thiện với môi trường đang được ưu tiên sử dụng trong các dự án, việc

15

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w