1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về tổng công ty lắp máy việt nam

22 739 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang MỤC LỤC Chương 3: PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA TỔNG CÔNG TY 14 LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) 14 1.Giới thiệu về phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 14 2.Hoạt động quản trị nhân lực tại phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 16 SV: Kiều Đăng Khiêm GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý nhân sự là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng đến hiệu quả và sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt được những tín hiệu từ thị trường lao động, xác định đúng nhu cầu về nhân lực cũng như sử dụng nhân lực để đạt hiệu quả cao nhất. Muốn như vậy doanh nghiệp phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ, xu hướng tác động của từng nhân tố đến quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sơ phân tích cơ cấu doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại tổng công ty lắp máy Việt Nam em đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và đã thực hiện một báo cáo về tình hình quản lý nhân sự , nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài luận văn tốt nghiệp sau này. Em xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Vĩnh Giang và sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cô chú và các anh chị trong tổng công ty lắp máy Việt Nam đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cám ơn! SV: Kiều Đăng Khiêm 1 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 1.1Thông tin chung về tổng công ty lắp máy Việt Nam Tên gọi: tổng công ty lắp máy việt nam Tên tiếng anh:LILAMA Trụ sở: 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email: info@LILAMA.com.vn SĐT: (+844) 3863 3067 Fax : (+844) 3863 8104 Loại hình: doanh nghiệp nhà nước Ngành nghề kinh doanh: lắp máy, xây lắp, chế tạo máy, các dịch vụ khác. Sản phẩm: lắp máy, tổng thầu xây lắp, chế tạo máy, dịch vụ đa ngành. Khẩu hiệu: công đồng phú cường- quốc gia hưng thịnh Thành viên chủ chốt: -Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Đình Hải -Tổng giám đốc: Lê Văn Tuấn 1.2.Lịch sử hình thành tổng công ty lắp máy việt nam Tổng công ty lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của nhà nước chuyên nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công nghiệp, dân dụng trong và ngoài nước. Ngày 1/12/1960, Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay thuộc Bộ Xây dựng) quyết định chuyển Cục cơ khi điện nước thành Công ty lắp máy Hà Nội, đơn vị tiền thân của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Công ty ra đời từ ba công trường lắp máy lớn nhất miền bắc: Công trường lắp máy Hải Phòng, Công trường lắp máy Việt Trì và Công trường lắp máy Hà Nội. Toàn bộ công ty có 591 cán bộ công nhân viên, 02 kỹ sư cơ khí và 08 kỹ thuật viên lắp máy. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chính là khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1960 đến 1975, LILAMA đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy như: Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình, các nhà máy thuộc khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc. Và trong giai đoạn 1960 – 1979: công ty có tên gọi là công ty lắp máy thuộc bộ xây dựng Và đến giai đoạn 1979 – 1995: công ty có tên gọi là liên hiệp các xí nghiệp lắp máy thuộc Bộ Xây Dựng. Đây là giai đoạn đất nước mới thống nhất, đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn của nền kinh tế thời hậu chiến, trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp SV: Kiều Đăng Khiêm 2 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang đã đem lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó LILAMA không phải là ngoại lệ. Do đó, tháng 10/1980 Công ty lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình “ Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy”, và vượt lên muôn vanfkhos khăn Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy đã lắp đặt thành công và cho đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ như nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Sông Hinh, Yaly, Kiên Lương, các trạm biến áp, đường dây tải điện 500kV Bắc-Nam v.v Để khắc phục những yếu kém của nền kinh tế quan liêu bao cấp, 1986 đất nước mở cửa nền kinh tế. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường ngày 1/ 12/ 1995 Tổng công ty lắp máy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 999/BXD- TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị thành viên của Liên hiệp xí nghiệp lắp máy theo mô hình Tổng công ty 90. Là một đơn vị xây lắp chuyên ngành của Bộ xây dựng, tham gia vào các công trình xây dựng lớn của đất nước trong các lĩnh vực: điện, xi măng, dầu khí, cơ khí, khai thác mỏ, hoá chất, phân bón, lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng. Từ khi chuyển thành Tổng công ty thì việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên được tăng cường hơn đã có những bước chuyển đổi từ một đơn vị chỉ nhận thầu xây lắp đơn thuần đến nay đã tăng cường và mở rộng khả năng chế tạo thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, tư vấn thiết kế, và mở rộng hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Và sau 40 năm phát triển và trưởng thành từ năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao LILAMA làm tổng thầu EPC thực hiện các dự án. Trải qua 50 năm không ngừng phát triển, LILAMA đã lớn mạnh với lực lượng lao động hơn 25000 CBCNV. LILAMA có trên 20 công ty thành viên, 1 viện công nghệ hàn, 2 trường đào tạo nghề và nhiều chủng loại máy móc thiết bị thi công tiên tiến. 1.3.Cơ cấu tổ chức và năng lực của tổng công ty lắp máy việt nam 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Với sự lớn mạnh về quy mô đòi hỏi LILAMA phải có một bộ máy quản lý hiệu quả, năng động đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hiện tại, sơ đồ tổ chức của LILAMA gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, các Phòng Ban chức năng, các văn phòng đại diện, công ty thành viên, công SV: Kiều Đăng Khiêm 3 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang ty liên kết, các trường đào tạo được thể hiện trong hình: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tổng công ty Qua sơ đồ trên ta thấy rằng cơ cấu Tổng công ty lắp máy Việt Nam gồm: Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Đồng thời Hội đồng quản trị cũng thực hiện chức năng hoạch định các chiến lược phát triển của Tổng công ty trong tương lai. Ban kiểm soát: thực hiện chức năng lập các kế hoạch, chiến lược và kiểm soát tình hình tài chính và hoạt động của tổng công ty, đảm bảo tổng công ty hoạt động hiệu quả và đúng nhiệm vụ được giao. Ban Tổng giám đốc: thực hiện các chức năng quản lý trực tiếp, điều hành và vận hành hoạt động của Tổng công ty theo kế hoạch và chiến lược đặt ra, kiểm soát SV: Kiều Đăng Khiêm 4 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang trực tiếp tình hình hoạt động của các phó Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc: thực hiện các chức năng giám sát, kiểm tra và điều hành các hoạt động của các phòng ban chức năng của Tổng công ty. Phòng tổ chức nhân sự: thực hiện các chức năng liên quan đến hoạt động quản trị nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, phúc lợi, thực hiện các hợp đồng lao động, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với một số CBCNV, xây dựng các quy chế, nội quy, tham mưu cho ban Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc về các chính sách phúc lợi, giải quyết các chế độ cho CBCNV. Phòng Tài chính- kế toán: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn thu chi ngoại tệ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu chi tiền mặt, tiền séc có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời phòng còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp hoạt động độc lập trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiến hành. Phòng còn là cơ quan quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn vị thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo qui định hiện hành của nhà nước. Phòng quản lý cơ giới: thực hiện quản lý các phương tiện và xe cơ giới trong xây lắp công trình và phục vụ cho hoạt động của Tổng công ty. Phòng kinh tế kỹ thuật: phụ trách kỹ thuật và thi công của Tổng công ty, kiểm tra và xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm định mức kinh tế kỹ thuật. Xây dựng các chiến lược phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm. Phòng đầu tư: thực hiện các chức năng về quản lý xây dựng đầu tư, tham mưu chiến lược cho cấp trên về lĩnh vực xây lắp công trình. Phòng thẩm định: thực hiện chức năng kiểm tra lại các hoạt động, dự án đầu tư có hiệu quả, có lợi hay không. Phòng kế hoạch: xây dựng các kế hoạch chiến lược, tham mưu cho cấp trên các kế hoạch về đấu thầu, xây lắp, nhân sự… Viện công nghệ Hàn: thực hiện chức năng nghiên cứu các phương pháp hiệu quả để áp dụng trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. 1.3.2. Cơ cấu lao động Lao động của LILAMA bao gồm cán bộ quản lý, kỹ sư kỹ thuật và công nhân lành nghề, tất cả đều phải được đào tạo chuyên sâu. Tính đến thời điểm 2012 SV: Kiều Đăng Khiêm 5 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang LILAMA có 25.663 người. Chia theo ngành nghề: (1) Cán bộ lãnh đạo có 580 người chiếm tỷ trọng 2,26%; (2) Kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật có 3108 người chiếm tỷ trọng 12,11%, trong đó có 249 kỹ sư thiết kế chiếm 8% trong tổng số kỹ sư kỹ thuật và chiếm 0,97% trong tổng số nguồn nhân lực của LILAMA; (3) Chuyên viên kinh tế có 485 người chiếm tỷ trọng 1,89%; (4) công nhân các loại có 20.017 người, chiếm tỷ trọng 78%; (5) Nhân viên đảm nhận những nhiệm vụ khác có 1473 chiếm tỷ trọng 5,74%. 1.3.3. năng lực kinh nghiệm Nhà thầu EPC số 01 Việt Nam: Khởi đầu bằng Nhiệt điện Uông Bí và thành công trên các Dự án điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1&2…. LILAMA đã chứng minh việc Chính phủ giao cho các Nhà thầu trong nước làm Tổng thầu EPC các Dự án là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho Quốc gia và người lao động. Nhà thầu chế tạo thiết bị cơ khí hàng đầu Việt Nam: Bằng những máy móc chuyên dụng hiện đại, LILAMA đã chế tạo nhiều thiết bị có hình dáng phức tạp, đa dạng về chủng loại như các chỏm cầu có đường kính 6m, tôn dày 35-60 mm, các ống chịu áp lực bằng thép dày tới 90 mm. Chất lượng thiết bị và kết cấu thép do LILAMA chế tạo đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất từ khách hàng. Nhà thầu lắp máy uy tín nhất Việt Nam: Với LILAMA, thành tựu đạt được trong 50 năm qua là hàng ngàn công trình, nhà máy lắp đặt an toàn, chính xác, đưa vào vận hành đúng tiến độ, hoạt động an toàn, mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Nhà thầu tư vấn, thiết kế và quản lý Dự án chuyên nghiệp: Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế và sự chuyên nghiệp trong quản lý đấu thầu và mua sắm (phần E và phần P trong Hợp đồng EPC) đã mang lại một bước tiến mới trong công tác tư vấn thiết kế và quản lý Dự án cho LILAMA. Nhà thầu xây dựng nhiều kinh nghiệm: Ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty, LILAMA đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang một số lĩnh vực khác trong đó có xây dựng. Công việc bắt đầu từ nhận thầu một số công trình, cả xây dựng và lắp máy như: Trạm 500 kV Đà Nẵng, nhà máy SV: Kiều Đăng Khiêm 6 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang thuốc sát trùng Kosvida (Sông Bé); Nhà máy sợi công nghiệp Mai động (Hà Nội); các nhà máy Viguato (Tân Thuận), Deawoo (Sông Bé); làm Tổng thầu công trình thủy điện wartsila (Bà Rịa). Công nghệ hàn đẳng cấp quốc tế: Đến nay, LILAMA đã có đội ngũ thợ hàn hùng hậu với gần 2000 người trong đó có hơn 1000 thợ hàn được đào tạo và cấp chứng chỉ hàn quốc tế. LILAMA áp dụng công nghệ và phương pháp hàn tiên tiến của thế giới tạo nên sự thành công trên các công trình. Máy móc và thiết bị thi công tiên tiến nhất: Với một trung cơ giới, nhiều máy móc và thiết bị thi công tiên tiến công suất lớn, LILAMA có thể đáp ứng tốt yêu cầu về tiến độ thi công và thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Quan hệ hợp tác Quốc tế: Cùng với xu thế toàn cầu hóa, trong những năm gần đây LILAMA đặc biệt quan tâm đến mở rộng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các đối tác ngoài nước. Nhiều Hợp đồng đã được ký kết giữa các tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Alstom, Siemen, ABB, Toshiba, JGC, Torishima Qua việc hợ tác này, đội ngũ kỹ sư LILAMA đã lớn mạnh về mọi mặt đặc biệt là khả năng tư vấn, thiết kế và quản lý các Dự án công nghiệp lớn. Năng lực đào tạo: Hợp tác với các trường đào tạo, chuyên gia trong nước và nước ngoài. LILAMA tổ chức thường xuyên các khóa chuyển giao công nghệ tiên tiến, các giải pháp IT cho thiết kế, quản lý các Dự án EPC. Hiện nay, các trường nghề đã trở thành trung tâm đào tạo bài bản của toàn Tổng công ty, cung cấp nguồn lực có tay nghề cao không chỉ cho LILAMA và tiến tới cho toàn xã hội. Các phần thưởng cao quý: qua hơn 50 năm lao động, xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty Lắp máyViệt Nam LILAMA đã lập được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được đạo Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quí cho các tập thể và cá nhân. Bảng tổng hợp số lượng các phần thưởng LILAMA đã đạt được Stt Tên phần thưởng Số lượng 1 Huân chương Hồ Chí Minh 1 2 Huân chương Độc lập hạng nhất 4 3 Huân chương Độc lập hạng nhì 2 SV: Kiều Đăng Khiêm 7 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang Stt Tên phần thưởng Số lượng 4 Huân chương Độc lập hạng ba 7 5 Huân chương Chiến công 1 6 Huân chương kháng chiến hạng ba 3 7 Huân chương lao động loại nhất 21 8 Huân chương lao động hạng nhì 53 9 Huân chương lao động hạng ba 160 10 Hồ Chủ tịch tặng cờ thi đua năm 1960 1 11 Được tặng lẵng hoa của Chủ tịch nước 4 12 Được tặng cờ thi đua của Chính phủ 26 13 Được tặng cờ thi đua của Bộ xây dựng 137 14 Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng 36 15 Trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho tập thể 7 16 Trao tặng Danh hiệu Anh hùng lao động cho cá nhân 8 Năng lực tài chính: Cho đến nay, LILAMA đã xây dựng cho mình một vị thế vững chắc với hàng ngàn công trình xây dựng thành công. Trong những năm gần đây ngành cơ khí cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn nhưng LILAMA vẫn đứng vững và có những tăng trưởng đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh của LILAMA vẫn nằm trong tầm kiểm soát, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Dưới đây là các chỉ tiêu kinh tế mà LILAMA đã đạt được trong những năm vừa qua. Những chỉ tiêu tài chính cơ bản của LILAMA giai đoạn 2010-2012 Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu chính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng tài sản 16.970.395 18.692.030 19.552.847 Tổng doanh thu 13.738.456 15.570.250 16.893.212 Lợi nhuận trước thuế 314.383 344.808 365.090 Nộp ngân sách Nhà nước 19.712 21.289 23.091 Lợi nhuận sau thuế 294.671 323.519 341.999 1.4. Sản phẩm hiện trạng của tổng công ty Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công ty hoạt động và phát triển trên 9 lĩnh vực : -Nhà thầu EPC -Chế tạp thiết bị cơ khí -Tư vấn, thiết kế và quản lý dự án SV: Kiều Đăng Khiêm 8 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang -Xây dựng nhiều kinh nghiệm -Công nghệ hàn -Máy móc và thiết bị thi công tiên tiến nhất -Quan hệ hợp tác quốc tế -Năng lực đào tạo 1.5. Quy mô và mô hình tổ chức hiện trạng của LILAMA LILAMA là tổng công ty được thành lập theo quyết định 90-TTg có mô hình tổ chức như sau : -Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm có : 4 công ty hạch toán phụ thuộc, các ban dự án quản lý dự án, các văn phòng đại diện, 2 trường cao đẳng nghề và viện điều dưỡng và viện công nghệ hàn. -Các công ty hạch toán độc lập gồm có : 16 công ty cổ phần do LILAMA nằm quyền chi phối, 1 công ty TNHHMTV và 2 công ty liên doanh với nước ngoài. SV: Kiều Đăng Khiêm 9 [...]... 2015 :Thoái vốn của Công ty mẹ tại các doanh nghiệp - Công ty cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp; - Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội; - Công ty cổ phần Thủy điện Sông Vàng; - Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ông; - Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao; - Công ty cổ phần Xi măng Đô Lương; - Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na; - Công ty cổ phần Xi măng Thăng Long; - Công ty cổ phần LILAMA Land; - Công ty cổ phần Cơ điện... công ty ‘ được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho Chính Phủ Việt Nam vay nhằm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất SV: Kiều Đăng Khiêm 13 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang Chương 3: PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) 1 Giới thiệu về phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 1.1.Cơ cấu phòng tổ chức nhân sự Phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty. .. doanh nghiệp LILAMA nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên - Công ty cổ phần LILAMA 3; - Công ty cổ phần LILAMA 5; - Công ty cổ phần LILAMA 7; - Công ty cổ phần LILAMA 45-3; - Công ty cổ phần LILAMA 45-4; - Công ty cổ phần Cơ khí Lắp máy LILAMA; - Công ty cổ phần LILAMA - Thí nghiệm cơ điện; - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị LILAMA; - Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế CIMAS SV: Kiều Đăng Khiêm 11 GVHD:... định; - Viện Công nghệ Hàn; - Một số Ban quản lý dự án, Ban điều hành, văn phòng đại diện; - Trường Cao đẳng nghề LILAMA 1; +Các doanh nghiệp LILAMA nằm giữ trên 75% vốn điều lệ - Công ty cổ phần LISEMCO; - Công ty cổ phần LILAMA 10; - Công ty cổ phần LILAMA 69-1; - Công ty cổ phần LILAMA 69-2; - Công ty cổ phần LILAMA 69-3; - Công ty cổ phần LILAMA 18; - Công ty cổ phần LILAMA 45-1; - Công ty cổ phần... án, các công ty con lại có một bộ phận chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực riêng Tùy quy mô mà ở các chi nhánh, ban dự án hoặc công ty con thành lập một phòng hay ban riêng và có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động liên quan đến quản trị nhân sự đơn vị mình và báo cáo lên tổng công ty để quản lý SV: Kiều Đăng Khiêm 14 GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang Phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy Việt Nam hiện... Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng rất nhiều và đạt kết quả tương đối tốt trong những năm gần đây Để xác định được nhu cầu đào tạo cho công ty, phòng tổ chức nhân sự Tổng công ty lắp máy Việt Nam thường căn cứ vào: - Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu của công việc - Chiến lược phát triển của công ty trong từng giai đoạn - Đánh giá định kỳ của ban lãnh đạo về chất lượng lao động của công. .. GVHD: Nguyễn Vĩnh Giang công việc đạt hiệu quả cao hơn và giúp tạo cho mọi người một sự tin tưởng vững chắc về nơi họ đang làm việc Khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực cơ bản tại phòng tổ chức nhân sự Tổng công ty lắp máy Việt Nam  Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Trong những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Tổng công ty đã và đang được coi trọng Công tác này có tác... Nguyễn Vĩnh Giang CHƯƠNG 2 :PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1.Mục tiêu Bảo đảm Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) có cơ cấu hợp lý, tập trung vào các lĩnh vực tổng thầu EPC, gia công, chế tạo cơ khi, chế tạo thiết bị, tư vấn xây dựng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tiến tới nhận thầu các công trình thi công xây lắp ở nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm hiệu... lãnh đạo về chất lượng lao động của công ty - Nhu cầu được đào tạo của người lao động Hình thức đào tạo trong công việc thường được áp dụng tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam, để đào tạo những lao động học nghề Hình thức này rất hiệu quả vì chi phí thấp và được tận dụng được các cơ sở vật chất có sẵn tại công ty Hiện nay các phương pháp đang được sử dụng tại công ty như kèm cặp, chỉ bảo, đào tạo tại nơi... môn về quản trị nhân lực chiếm đa số Tổng công ty đã chú trọng đến vai trò của quản trị nhân lực trong Tổng công ty Chính điều đó đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay và trong tương lai 1.2.Chức năng,vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn • Chức năng Phòng tổ chức nhân sự có chức năng tham mưu cho Ban Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc về các vấn đề như: công tác tổ chức; công . CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 1.1Thông tin chung về tổng công ty lắp máy Việt Nam Tên gọi: tổng công ty lắp máy việt nam Tên tiếng anh:LILAMA Trụ sở: 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam Email:. thân của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Công ty ra đời từ ba công trường lắp máy lớn nhất miền bắc: Công trường lắp máy Hải Phòng, Công trường lắp máy Việt Trì và Công trường lắp máy Hà. CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) 1. Giới thiệu về phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy Việt Nam 1.1.Cơ cấu phòng tổ chức nhân sự Phòng tổ chức nhân sự của Tổng công ty lắp máy

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w