1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách tiền tệ của việt nam trong đại dịch covid 19

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đã có nhiều nghiêncứu về đề tài này đã khẳng định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có tác độngtrực tiếp đến các biến số tại các nước phát triển như: Tỉ lệ thất nghiệp, giá cả,

Trang 1

Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2021

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

Nguyễn Lê Dung Nhi24A4010415 K24TCE

Nguyễn Thị Huyền Anh24A4012506 K24TCEĐặng Thị Tuyết Trinh24A4012116 K24TCE

Trang 3

MỤC LỤC

A KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

I) Lý do chọn đề tài 4

II) Mục đích nghiên cứu 5

III) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

IV) Phương pháp nghiên cứu 5

B NỘI DUNG CHI TIẾT 6

PHẦN I: Khái quát về chính sách tiền tệ 6

1_Khái niệm 6

2_Vị trí của các chính sách tiền tệ 7

3_Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 7

4_Các công cụ của chính sách tiền tệ 9

a) Công cụ trực tiếp 9

b) Công cụ gián tiếp 10

PHẦN II: Chính sách tiền tệ trong đại dịch Covid-19 11

1_Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam 11

PHẦN III: Đánh giá chung về sự thay đổi chính sách tiền tệ ở Việt Nam 18

1_ Nhiều khu vực lấy lại đà tăng trưởng 18

2_ Nhiều cơ hội để nền kinh tế tăng tốc 20

C TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

I) Tài liệu tiếng việt 22

II) Tài liệu trực tuyến 22

Trang 4

A KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUI) Lý do chọn đề tài

- Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những yếu tố quan trọng trong điều hành kinhtế vĩ mô của các nền kinh tế mở Thông qua việc tác động đến các biến số vĩ mô, chínhsách tiền tệ giúp duy trì sự ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế Đã có nhiều nghiêncứu về đề tài này đã khẳng định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương có tác độngtrực tiếp đến các biến số tại các nước phát triển như: Tỉ lệ thất nghiệp, giá cả, tốc độ tăngtrưởng kinh tế (GDP), cán cân thanh toán,… Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăngtrưởng kinh tế phụ thuộc vào việc xây dựng và điều hành các công cụ chính sách tiền tệcủa ngân hàng trung ương

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và ngày càng diễn biến phức tạp trên thếgiới và trong nước khiến cho triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc Việc điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) vẫn ổn định duy trìthực hiện theo mục tiêu kép của Chính phủ: “vừa chống dịch, vừa đảm bảo kinh tế pháttriển”, vừa hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, tạo điều kiện chi phí vay vốn cho người dân, doanhnghiệp, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Thực tiễn đòi hỏi cần nắm bắtnhững hiểu biết về chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, chúng em đãchọn đề tài “Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong đại dịch covid 19” để nghiên cứuđồng thời phân tích những hiệu quả cũng như ảnh hưởng của CSTT nước nhà mang lại chochính quốc gia mình.

II) Mục đích nghiên cứu

- Mục đích tổng quát: Nắm được lý thuyết về CSTT, công cụ, mục tiêu, vai trò của

CSTT trong nền kinh tế Việt Nam

- Mục đích cụ thể: Hệ thống hóa lý thuyết về CSTT của Việt Nam cũng như công cụ,

thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp mới được đưa ra, triển khai dưới tác động của dịch

Trang 5

Covid-19 và một số nhận định, ý kiến đánh giá khách quan của CSTT Việt Nam sau đạidịch.

III) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: CSTT của Việt Nam, các công cụ của CSTT, những thay đổi trong CSTTứng phó với tác động của dịch Covid-19

- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian sau đại dịch Covid-19

IV) Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp- Thu thập, xử lý số liệu

Trang 6

B NỘI DUNG CHI TIẾT

PHẦN I: Khái quát về chính sách tiền tệ

1_Khái niệm

- Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương (NHTW)khởi thảo và thực thi NHTW thông qua các biện pháp và công cụ của mình nhằm đạt đượccác mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duytrì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động…

- Dựa vào tình hình kinh tế của từng quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lậptheo hai hướng:

+Chính sách tiền tệ mở rộng: Tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinhdoanh

→ Giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng→ Chính sách tiền tệ: chống thất nghiệp

+Chính sách tiền tệ thắt chặt: Giảm cung tiền, tăng lãi suất để hạn chế đầu tư, sảnxuất, kinh doanh

→ Giảm lạm phát, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng

Trang 7

→ Chính sách tiền tệ: ổn định giá trị đồng tiền

2_Vị trí của các chính sách tiền tệ

- Trong hê ƒ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tê ƒ là mô ƒttrong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác đô ƒng trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiềntê ƒ Xong nó cũng có quan hê ƒ chă ƒt ch… với các chính sách kinh tế vĩ mô khác: chính sách tàikhóa, chính sách thu nhâ ƒp, chính sách kinh tế đối ngoại…

- Đối với NHTW, viê ƒc hoạch định và thực thi chính sách tiền tê ƒ là hoạt đô ƒng cơ bản nhất,mọi hoạt đô ƒng của nó đều làm cho chính sách tiền tê ƒ quốc gia được thực hiê ƒn có hiê ƒu quảhơn.

3_Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ thường tập chung vào các mục tiêu sau:

- Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền:

Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn củachính sách tiền tệ NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trịđồng tiền của nước mình Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt:

+Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước) +Sức mua đối ngoại (tỷ giá đồng tiền nước mình so với ngoại tệ)

Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phátbằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được Trong điều kiện nền kinh tếtrì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỉ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) s… kích thíchtăng trưởng kinh tế trở lại.

- Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp:

CSTT mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệpcủa nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia

Trang 8

tăng Tình hình đó đặt ra cho NHTW trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mìnhgóp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cựcvào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mứctăng thất nghiệp tự nhiên.

- Mục tiêu tăng trưởng kinh tế:

Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát,từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượngquốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế.

- Mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái:

Trong điều kiện mở cửa kinh tế, các luồng hàng hóa và tiền vốn vào ra một quốc giagắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Việc ngăn ngừanhững biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái s… giúp cho các hoạt động kinh tếđối ngoại được hiệu quả hơn nhờ dự đoán được chính xác về mặt khối lượng giá trị Thêmvào đó, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước vớinước ngoài về mặt giá cả.

- Mục tiêu ổn định lãi suất:

Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế do nó ảnhhưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình Những biến động bấtthường trong lãi suất s… gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tínhchi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh Do đó ổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quantrọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.- Mục tiêu ổn định thị trường tài chính:

Thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế Nó gópphần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn trong nền kinh tế Với vai trò như vậy, sự ổn định của thị trường tài chínhcó ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia NHTW với khả năng tác động tớikhối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính.- Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Trang 9

Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt ch…, hỗ trợ nhau, không tách rời Tuynhiên, các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ chonhau Trong một số trường hợp, vẫn có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau khiến cho việctheo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những hi sinh nhất định về mục tiêu kia Mối quanhệ giữa mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một minh chứng rõrệt Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiệnCSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

4_Các công cụ của chính sách tiền tệ

Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò của mình, NHTW đãsử dụng hàng loạt các công cụ như: tỉ số đối hoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trườngmở Mỗi loại công cụ đều có cơ chế vận hành cũng như ưu nhược điểm khác nhau Tùythuộc vào nền kinh tế thực tế mà sử dụng các công cụ này một cách phù hợp, hiệu quả.

- Quản lý lãi suất của Ngân hàng Thương Mại (NHTM)

NHTW đưa ra một khoảng lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướngcác NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới quy mô tín dụng củanền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý cung tiền của mình

- Công cụ tỷ giá đối hoái

Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ vàđồng ngoại tệ, hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiền khác Nó

Trang 10

vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối Côngcụ này là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu, các hoạtđộng kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá đối hoái tác động một cách nhạy bén đếntình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính; tiền tệ, cán cân thanhtoán quốc tế

(Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì nó không làm thay đổilượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở một số nước đặc biệt là các nước đang có nềnkinh tế chuyển đổi, có mức đô la hóa cao thì tỷ giá được coi là một công cụ quan trọng chochính sách tiền tệ)

b) Công cụ gián tiếp

Là công cụ mà tác dụng của nó có được là nhờ cơ chế thị trường Nó bao gồm:- Công cụ dự trữ bắt buộc

Đây là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huyđộng ảnh nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM Phần dự trữ nàyđược gửi vào tài khoản chuyên dùng ở NHTW và để tại quỹ của mình với mục đích gópphần bảo đảm khả năng thanh toán của NHTM và dùng làm phương tiện kiểm soát khốilượng tín dụng của ngân hàng này.

Khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc s… có tác dụng làm giảm khả năng cho vay và đầu tưcủa ngân hàng thương mại từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông góp phần làm giảm cầutiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội và ngược lại.

- Công cụ tái cấp vốn

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHTW nhằm cung ứng vốnngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và các tổ chức tín dụng Một mặt,ngân hàng trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng mặt khác tạo cơ sở cho các tổ chức tíndụng tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điềuhòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các ngân hàng

Trang 11

thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làmtăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

- Công cụ lãi suất tín dụng:

Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ vì sự thay đổilãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông mà có thểlàm kích thích hay kìm hãm sản xuất Nó là một công cụ rất lợi hại Cơ chế điều hành lãisuất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của NHTWnhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ tín dụng trong từng thời kỳ nhất định

PHẦN II: Chính sách tiền tệ trong đại dịch Covid-19

1_Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam

Qua 35 năm đổi mới (1986 – 2020) từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nềnkinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành mộtđiểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cảithiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, tronghơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt Nam nhiều lần chịu tác động của các cú sốc bênngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thếgiới năm 2008 và cú sốc dịch tễ năm 2020 Khác với 2 cú sốc trước, cú sốc Covid-19 lầnnày chưa từng có tiền lệ, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta, thể hiện tậptrung ở 2 yếu tố là cung và cầu.

a) Tác động đến cầu

- Dịch Covid-19 dần được kiểm soát, tiến độ tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 đạt kếtquả khả quan và Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ được banhành kịp thời đã đảm bảo việc tiếp tục thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịchbệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội” nên tổng mức bán lŽ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng có nhiều khởi sắc.

- Dịch vụ hàng hóa nhu yếu phẩm: Theo số liệu của tổng cục thống kê tổng mức bán lŽhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2021 giảm 7,1% so với cùng kỳ nămtrước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,1%).

Trang 12

+ Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước tính đạt 977,7 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷtrọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng với 35,2%, tăng 5% so cùng kỳ năm trước dođây là nhóm hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt hàng ngày của người dânnên vẫn duy trì ổn định và một phần nguyên nhân do giá nhóm hàng lương thực tăng so vớicùng kỳ 2020.

+ Nhóm hàng may mặc ước tính đạt 142,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,1%, giảm 9,6% sovới cùng kỳ năm trước.

+ Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 337,3 nghìn tỷ đồng, chiếm12,1%, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước

+ Nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục ước tính đạt 32,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,2%,giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước, đây là một trong những nhóm hàng chịu ảnh hưởngnặng nhất bởi dịch Covid-19.

+ Nhóm phương tiện đi lại đạt 148,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,3%, giảm 6,4% so vớicùng kỳ năm trước.

+ Nhóm xăng dầu các loại đạt 313,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3%, tăng 3,5% so vớicùng kỳ năm trước nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tăng trưởng khá hơn do các địa phương bắt đầu thực hiện nớilỏng dần các biện pháp giãn cách nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo chống dịchvừa phát triển kinh tế xã hội nhưng 9 tháng đầu năm 2021 vẫn giảm so với cùng kỳ nămtrước Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng 2021 ước tính đạt 279,4 nghìn tỷ đồng,giảm 22,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 19,5 nghìntỷ đồng, giảm 37,1%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 259,9 nghìn tỷ đồng, giảm 20,7%.- Ngành dịch vụ du lịch lữ hành: tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19,nhiều tỉnh/thành phố hoạt động du lịch lữ hành trong tháng 9 vẫn đóng băng Tính chung 9tháng năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 114,5 nghìn lượt người, giảm97% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân là do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biệnpháp biện pháp phòng tránh chống dịch covid-19 chưa mở cửa du lịch quốc tế thế nên

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN