1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

Giảng viên: Diệp Quốc Bảo

Mã lớp học phần: 24D1MAN50200707Sinh viên: PHẠM THỊ NGỌC TRÂMKhóa – Lớp: KHÓA 47 – AU002MSSV: 31211022171

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2NỘI DUNG: HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 3

I) Khái quát về hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 3II) Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại doanh nghiệp Những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể phải đối diện trong quá trị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng 51 Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001 tại doanh nghiệp 52 Những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể đối diện trong quá trình xây dựng hệ thống quản trị chất lượng 8III) Xây dựng kế hoạch hành động vào quá trình học tập, làm việc của bản thân từ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 9

KẾT LUẬN 12TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khi mà bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt ngày nay, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không chỉ đơn thuần là một yếu tố phụ thuộc, mà đã trở thành một yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Quản trị chất lượng không chỉ liên quan đến việc duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm, mà còn bao gồm việc nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều tổ chức đã áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, trong đó ISO 9001 là một trong những tiêu chuẩn được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu.

ISO 9001 cung cấp một khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hiệu quả Tiêu chuẩn này không chỉ giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường sự hài lòng của khách hàng, và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Bài luận này sẽ đi sâu vào việc phân tích hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Đồng thời xem xét quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại doanh nghiệp và những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể phải đối diện trong quá trình xây dựng hệ thống chất lượng Và từ đó ứng dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISP 9001 vào quá trình học tập và làm việc của bản thân.

Trang 4

NỘI DUNG: HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001

I) Khái quát về hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000:

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là gì?

ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) thiết lập để đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của các tổ chức ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn cụ thể về cách thức quản lý chất lượng, mà là một bộ tiêu chuẩn hướng dẫn tổ chức xây dựng, triển khai, và duy trì hệ thống quản lý chất lượng Nó tập trung vào việc thiết lập các nguyên tắc quản lý chất lượng cơ bản mà các tổ chức cần áp dụng để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và mong đợi của khách hàng

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được vận hành theo mô hình quản lý PDCA (Plan: Lập kế hoạch – Do: Thực hiện – Check: Kiểm tra – Act: Hành động)

Hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một tập hợp các nguyên tắc và quy trình được thiết kế để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và mong đợi của khách hàng.

Trang 5

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đầu tiên được công bố chính thức vào năm 1987, qua bốn lần tu chỉnh, cập nhật và ban hành lại, đến cuối năm 2015 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành gồm các tiêu chuẩn cơ bản sau:

 ISO 9000: 2015 nêu cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và các khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng

 ISO 9001: 2015 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức cần chứng tỏnăng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng, nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng và các bên quan tâm

ISO 9004: 2009 cung cấp các hướng dẫn về quản lý chất lượng nhằm đạt được những thành công bền

vững cho mọi tổ chức trong một môi trường hoạt động phức tạp với những đòi hỏi khắt khe và liên tục thay đổi của thị trường Tiêu 89 chuẩn này hướng vào nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm cũng như việc thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua việc cải tiến liên tục và có hệ thống các hoạt động của tổ chức

ISO 19011: 2011 cung cấp hướng dẫn về đánh giá các hệ thống quản lý, bao gồm hệ thống quản lý chất

lượng, hệ thống quản lý môi trường, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các hệ thống quản lý khác.

 Các nguyên tắc của ISO 9000:

Hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9000 từ thời điểm 9/2015 về trước dựa trên 8 nguyên tắc , tuy nhiêntính tới thời điểm hiện tại thì nội dung yêu cầu của ISO 9001:2015 dựa trên 7 nguyên tắc quản lý chấtlượng:

 Đảm bảo tập trung vào sự hài lòng của khách hàng: Trọng tâm chính của quản lý chất lượng là đáp ứngđược các nhu cầu của khách hàng và nỗ lực vượt xa hơn mong đợi của khách hàng.

 Phát triển khả năng lãnh đạo thúc đẩy mục đích của tổ chức: Người lãnh đạo ở tất cả các cấp thiết lậpsự thống nhất trong mục đích, định hướng và tạo ra các điều kiện theo đó mọi người cùng tham gia vàoviệc đạt được mục tiêu chất lượng.

 Thu hút tất cả mọi người trong tổ chức: Nhân sự có năng lực, quyền hạn và được tham gia ở tất cả cáccấp trong tổ chức là điều thiết yếu để nâng cao năng lực của tổ chức trong việc tạo dựng và chuyển giaogiá trị.

Trang 6

 Áp dụng phương pháp tiếp cận theo quy trình để quản lý các hoạt động và nguồn lực: Các kết quả ổnđịnh và có thể dự báo đạt được một cách hiệu lực và hiệu quả hơn khi các hoạt động được hiểu và quảnlý theo các quy trình có liên quan với nhau, vận hành trong một hệ thống gắn kết.

 Quản lý trong mối quan hệ : Để thành công bền vững, một tổ chức phải chú trọng quản lý mối quan hệvới các bên quan tâm (nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên và toàn thể xã hội), bởivì các bên quan tâm có ảnh hưởng to lớn đến kết quả hoạt động của tổ chức Sự thành công bền vữngcủa tổ chức chỉ có thể đạt được khi tổ chức quản lý tốt mối quan hệ với các bên quan tâm để tối ưu hoásự tác động của họ đối với kết quả hoạt động của tổ chức.

 Cải tiến liên tục: Các tổ chức thành công đều tập trung liên tục vào việc cải tiến.

 Sử dụng dữ liệu để thúc đẩy việc ra quyết định: Các quyết định dự trên phân tích và đánh giá dữ liệu vàthông tin sẽ có khả năng cao hơn trong việc tạo ra các kết quả dự kiến.

Các nguyên tắc này không phải là các yếu tố mà tổ chức có thể được đánh giá trực tiếp hoặc chứng nhậnnhưng ảnh hưởng của chúng sẽ tác động đến việc thực hiện các yêu cầu.

II) Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại doanhnghiệp Những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể phải đối diện trong quá trị xây dựng hệ thốngquản lý chất lượng.

Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại doanhnghiệp:

Không có bất kỳ chính phủ của quốc gia nào bắt buộc tổ chức phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Tuynhiên, trong một số trường hợp khách hàng yêu cầu nhà cung cấp phải áp dụng và nhận được giấy chứngnhận hoặc ít nhất là phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.

ISO 9001 được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới Khi có được chứng nhận ISO 9001, chứng tỏ doanhnghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế Các doanhnghiệp áp dụng ISO 9001 để chứng minh rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng các yêu cầu của kháchhàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Không nằm ngoài xu hướng, thời gian qua, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cũng dần đã nhận thức tầmquan trọng của việc áp dụng triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, nên dần

Trang 7

mạnh dạn thực hiện và được cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 Điều này đã mang lại hiệuquả rất lớn cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng mức tiêu thụ sản phẩm cũngnhư nâng cao uy tín đối với khách hàng Từ đó, doanh nghiệp có nền tảng hướng đến việc áp dụng quản trịchất lượng toàn diện

Quy trình triển khai xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại doanh nghiệp baogồm nhiều bước chi tiết Dưới đây là quy trình cơ bản mà doanh nghiệp có thể tuân theo để xây dựng vàtriển khai hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:

1 Chuẩn bị và cam kết từ lãnh đạo:

 Cam kết từ lãnh đạo cấp cao: Đảm bảo rằng lãnh đạo cấp cao cam kết và hỗ trợ quá trình triển khai ISO9001 Họ cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Thành lập nhóm dự án: Tạo một nhóm dự án bao gồm các thành viên chủ chốt từ các phòng ban khác

nhau để chịu trách nhiệm triển khai ISO 9001.2 Đào tạo và nâng cao nhận thức:

 Đào tạo nhân viên: Tổ chức các khóa đào tạo về ISO 9001 cho nhân viên ở mọi cấp độ để họ hiểu rõ vềtiêu chuẩn và vai trò của họ trong hệ thống quản lý chất lượng.

 Nâng cao nhận thức: Tạo ra các chương trình nâng cao nhận thức về chất lượng và các yêu cầu của ISO9001 trong toàn bộ tổ chức.

3 Đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch:

 Đánh giá hiện trạng: Thực hiện đánh giá hiện trạng để xác định những điểm mạnh và yếu của hệ thống quản lý chất lượng hiện tại.

 Lập kế hoạch triển khai: Dựa trên kết quả đánh giá, lập kế hoạch chi tiết để triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 Kế hoạch này cần bao gồm các bước cụ thể, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết và các trách nhiệm liên quan.

4 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng:

 Phát triển chính sách và mục tiêu chất lượng: Xác định và thiết lập chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 8

 Tài liệu hóa quy trình: Xây dựng và tài liệu hóa các quy trình và thủ tục cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001 Các tài liệu này bao gồm sổ tay chất lượng, các quy trình vận hành chuẩn (SOP), và các biểu mẫu ghi nhận thông tin.

5 Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng:

 Áp dụng hệ thống: Triển khai các quy trình và thủ tục đã được thiết lập trong toàn bộ doanh nghiệp. Theo dõi và ghi nhận: Thu thập và ghi nhận các dữ liệu liên quan đến hoạt động chất lượng để đánh giá

hiệu quả của hệ thống.6 Kiểm tra và đánh giá nội bộ:

 Thực hiện kiểm tra nội bộ: Tổ chức các cuộc kiểm tra nội bộ để đánh giá sự tuân thủ và hiệu quả của hệthống quản lý chất lượng.

 Xác định và giải quyết vấn đề: Phát hiện các điểm không phù hợp và thực hiện các biện pháp khắc phụccần thiết để cải thiện hệ thống.

7 Xem xét của lãnh đạo:

 Tổ chức cuộc họp xem xét quản lý: Lãnh đạo cấp cao cần tiến hành các cuộc họp xem xét quản lý để đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý chất lượng và xác định các cơ hội cải tiến.

Trang 9

 Duy trì chứng nhận: Thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ (thường là hàng năm) để duy trì chứng nhận Liên tục theo dõi và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo nó luôn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001.

10 Cải tiến liên tục:

 Phân tích dữ liệu và phản hồi: Thu thập và phân tích dữ liệu từ các hoạt động chất lượng và phản hồi của khách hàng để xác định các cơ hội cải tiến.

 Thực hiện cải tiến: Áp dụng các biện pháp cải tiến liên tục để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và thị trường.

Việc thực hiện triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 theo quy trình trên sẽ giúp tổ chức nâng cao năng lực nhân viên, có điều kiện làm việc tốt hơn, thõa mãn với công việc, tinh thần được cải thiện và công việc ổn định hơn Bên cạnh đó tổ chức còn thõa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, kiểm soát tốt các chi phí và rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh

Những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể phải đối diện trong quá trị xây dựng hệ thống quản lýchất lượng:

Trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, doanh nghiệp có thể phảiđối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn Dưới đây là một số rủi ro chính mà doanh nghiệp cần lưu ý:

 Thiếu cam kết từ lãnh đạo cấp cao: Thiếu sự cam kết và hỗ trợ từ ban lãnh đạo cấp cao có thể làm giảmtầm quan trọng của việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng.

Biện pháp: Đảm bảo lãnh đạo cấp cao hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của ISO 9001, và họ cần thể hiện sựcam kết qua các hành động cụ thể.

 Kháng cự thay đổi từ nhân viên: Nhân viên có thể kháng cự thay đổi do lo ngại về sự phức tạp, sợ mất việc, hoặc không hiểu rõ lợi ích của hệ thống mới.

Biện pháp: Thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức và giao tiếp rõ ràng về lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng đối với cả tổ chức và cá nhân.

Trang 10

 Thiếu nguồn lực: Thiếu nguồn lực về tài chính, nhân sự, thời gian có thể gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng đến chất lượng triển khai.

Biện pháp: Lập kế hoạch chi tiết và phân bổ nguồn lực hợp lý Đảm bảo sự hỗ trợ từ lãnh đạo và huy động đủ nhân lực cần thiết.

 Quản lý tài liệu không hiệu quả: Tài liệu hóa quy trình và quản lý tài liệu không đúng cách có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, lỗi và thiếu nhất quán.

Biện pháp: Sử dụng hệ thống quản lý tài liệu hiệu quả, đảm bảo tất cả tài liệu được cập nhật, truy cập dễ dàng và đúng quy cách.

 Thiếu đào tạo và nâng cao năng lực: Nhân viên không được đào tạo đầy đủ về các quy trình và tiêu chuẩn ISO 9001 có thể dẫn đến thực hiện sai quy trình và không đạt yêu cầu chất lượng.

Biện pháp: Tổ chức các chương trình đào tạo liên tục, đảm bảo tất cả nhân viên hiểu rõ các yêu cầu và quy trình của hệ thống quản lý chất lượng.

 Không thực hiện đánh giá nội bộ đầy đủ: Không thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ thường xuyên hoặc không thực hiện đầy đủ có thể dẫn đến việc không phát hiện ra các điểm không phù hợp.

Biện pháp: Thiết lập lịch trình đánh giá nội bộ định kỳ, đào tạo kiểm toán viên nội bộ và thực hiện các cuộc kiểm tra chất lượng chi tiết.

 Không duy trì và cải tiến hệ thống: Sau khi đạt chứng nhận, doanh nghiệp có thể không duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, dẫn đến sự suy giảm hiệu quả.

Biện pháp: Thiết lập quy trình cải tiến liên tục, thực hiện các cuộc họp xem xét quản lý định kỳ và khuyến khích văn hóa cải tiến không ngừng.

 Không đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường: Hệ thống quản lý chất lượng không phù hợp hoặc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và thị trường có thể gây mất lòng tin và giảm cơ hội kinh doanh.

Biện pháp: Tìm hiểu và tích hợp các yêu cầu của khách hàng và thị trường vào hệ thống quản lý chất lượng,đảm bảo hệ thống luôn linh hoạt và phù hợp.

Trang 11

 Quá phụ thuộc vào chứng nhận mà bỏ qua chất lượng thực tế: Doanh nghiệp có thể quá tập trung vào việc đạt chứng nhận mà bỏ qua việc thực hiện chất lượng thực tế.

Biện pháp: Đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng thực sự được áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày và không chỉ nhằm mục đích đạt chứng nhận.

 Rủi ro từ bên thứ ba: Đối tác, nhà cung cấp hoặc các bên thứ ba khác có thể không tuân thủ các yêu cầuchất lượng, ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

Biện pháp: Thực hiện đánh giá và lựa chọn cẩn thận đối tác và nhà cung cấp, yêu cầu họ tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và thực hiện kiểm tra định kỳ.

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 không chỉ là một bước tiến trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.Bằng cách nhận diện và quản lý các rủi ro này một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể đảm bảo việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 diễn ra suôn sẻ và đạt được các mục tiêu đề ra.

III) Xây dựng kế hoạch hành động vào quá trình học tập, làm việc của bản thân từ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:

Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào quá trình học tập và làm việc của cá nhân có thể giúp cải thiện hiệu suất và đạt được các mục tiêu đề ra

Điểm mạnh: Ngữ pháp tốt, khả năng đọc hiểu tốt.Điểm yếu: Kỹ năng nghe còn yếu, từ vựng còn hạn chế. Lập kế hoạch hành động:

 Các hoạt động cần thực hiện:

Ngày đăng: 21/06/2024, 14:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w