1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng quản lý trường hợp trong trợ giúp người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám ngoại trú Hoàng Mai – thành phố Hà Nội

118 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ VAN ANH

TRU HOANG MAI - THÀNH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SI CONG TAC XA HOI

Hà Nội — Năm 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ VÂN ANH

Chuyên ngành: Công tác xã hội (định hướng ứng dung)

Mã số : 8760101.01(UD)

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Tuyết Hạnh

Hà Nội - Năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, các kêt quả nghiên cứuđược trình bày trong luận văn là trung thực và khách quan Tôi xin cam đoan răng

các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thị Vân Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua chặng đường học tập và rèn luyện tại Khoa Xã hội học — Trường

Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn, tôi đã được truyền đạt và chia sẻ những trithức mới, những kinh nghiệm thực tế từ các thầy cô giáo và các bạn đồng khóa.Những kiến thức và kinh nghiệm này có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi cách

thức tiếp cận, thực hành và tiếp tục hành trình mở mang những hiểu biết của tôi về

lĩnh vực công tác xã hội.

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Xãhội học Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn đến Tiến sỹ Mai Tuyết Hạnh, người đãtham gia giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập cũng nhưgiúp tôi có được định hướng phù hợp trong việc lựa chọn can thiệp và thực hiệnnghiên cứu ứng dụng gan với thực tiễn công việc này.

Lời cảm ơn cũng xin được gửi tới lãnh đạo, nhân viên tại bộ phận phòng

khám ngoại trú Hoàng Mai — Phòng khám đa khoa Linh Dam và những người sốngvới HIV sử dụng dịch vụ tại phòng khám Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng nàysẽ không thé thực hiện được nếu như không có sự hỗ trợ và chỉ bảo nhiệt tình củalãnh đạo và các nhân viên y tế tại đây cũng như sự sẵn lòng chia sẻ và phối hợptham gia của những người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám déviệc áp dụng những kiến thức và kỹ năng được trải nghiệm bằng thực tế và gópphần rút ra những bài học thiết thực cho việc điều chỉnh cũng như áp dụng mô hình

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viét tắt - - St kEEkSEEEEEEEEKEEEEE E111 1111111111111 111k, 3

P1090, ằẮ -((-+⁄£ 4

95210057 51 Lý do thực hiện đề tài - - 2-52 SeSE2 1 E2EE21EE11111211211211 2111111111110 52 Tổng quan van đề nghiên cứu - 2-2 2 s+x++E+EE+EE+EE£EEE+EEEEEEEEerEerrrrrkerkee 73 Ý nghĩa lý luận va thực tiễn của nghiên cứu 2-2 2 ++x+txe+E++xxerxerseee 14

4 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiÊn CỨU - 5 625 E311 k**EE+EEErEeeeeekrseerre 15

5 Đối tượng, khách thé và phạm vi của nghiên cứu -¿scs++-x++sze- l6

6 Câu hỏi nghiÊn CỨU - - 5 << 3111311112311 93 1 910 1911 91H ng nh rưy 17

CHƯNG 2: -©5- ©5221 EEEE2211221271211211211111112112111111111 111111111111 na 34

NHU CÂU VÀ THỰC TRẠNG HỖ TRỢ NGƯỜI SÓNG VOI HIV TẠI PHONG

KHÁM NGOẠI TRU HOANG MAI 2:©22 2 x2Et2E+2EE£EEeEEzEeerxerxerrrrex 34

2.1 Đặc điểm nhân khâu học người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại phòng

kham ngoai tr Hoang Mai 0110Ề77 34

Trang 6

2.2 Nhu cầu của người có HIV dương tính trong quá trình sử dụng dịch vụ tại phòng

khám ngoại trú Hoàng Mai .- - 2< 11111 1H HH ng 36

2.3 Thực trạng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ và trợ giúp liên quan đến HIV củangười sông với HIV tại phòng khám ngoại trú Hoàng Mai -5- 5: 52 47Iï)08< 80220158 .4 55

CHƯNG 3: - 2-52 SE SE EE211221271711211211111112112111111211 211111111111.57

THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP TRONG HỖ TRỢ NGƯỜI SÔNG VỚI

HIV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRU HOANG MAI -.: 2 5¿5:55+ 57

3.1 Hồ sơ khách hàng -¿- 2-2 £+S£+ềEEỀEE9EE£EE2EE2EE2EE7171212111211 71.111 11E.cye 573.2 Tiến trình quản lý trường hợp đối với 3 trường hợp - -: s:-z-: 59II )08< 0n 0n“ aia35< 97KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-2 £©2S£22E2E££EE£SEE2EEeEEerrkesrkerred 101KGt TWA 8N 4 101Khuyến nghị, ¿52 2S SE E E9 1211211215 217121111111 1111111111111 cv 105DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. -¿- 2 2 +2x++E+£xerxezxezreersee 107

PHU LỤC - ¿22-5252 EEEEEEEEE2112717171121121171111211111111 1111.111 112

Trang 7

Danh mục các chữ viêt tat

Acquired Immune Deficiency Syndrome

Hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải ở người

Human Immunodeficiency Virus

Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

Trang 8

Danh mục hình vẽ

Hình 2.1: Tudi & giới của người bệnh đang điều trị tại phòng khámHình 2.2: Phân bố tuéi- giới theo khoảng thời gian điều trị 1 năm

Hình 2.3: Nơi thường trú của người bệnh đang điều trị tại phòng khám

Hình 2.4: Phân nhóm nguy cơ người bệnh điều trị tại phòng khám (đến 31/3/2020)Hình 3.1: Sơ đồ sinh thái của các khách hàng

Hình 3.2: Đánh giá nhu cầu khách hàng T

Hình 3.3: Đánh giá nhu cầu khách hàng H-XHình 3.4: Đánh giá nhu cầu khách hàng D

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do thực hiện đề tài

HIV/AIDS được thế giới biết đến và quan tâm từ những năm đầu thập kỷ 80của thế kỷ 20 đến nay Các số liệu ghi nhận sự gia tăng hằng năm cả số ngườinhiễm HIV và tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS Kê từ khi dịch xuất hiệnđến cuối năm 2019, thế giới có 75,7 triệu người nhiễm HIV, trong đó 32,7 triệungười đã tử vong do các bệnh có liên quan đến AIDS [40] Người có HIV dươngtính phải đương đầu với các van đề về sức khỏe do sự suy giảm hệ thống miễn dịchdo vi rút gây nên và phải chấp nhận chung sống với tình trạng có HIV suốt đời.Quản lý trường hợp được coi là một cau phan thiết yếu của chăm sóc HIV bởi hauhết những người sống với HIV thường có nhiều nhu cầu phức tạp ngoài các van dévề y tế hoặc liên quan đến sức khỏe Họ có thé cần hỗ trợ thêm với các vấn đề vềcảm xúc, tài chính, pháp lý và xã hội trong các giai đoạn khác nhau của tiến triển

bệnh liên quan đến HIV [20, tr.42] Các tài liệu nghiên cứu cho thấy quản lý trường

hợp người có HIV dương tính cũng đã va dang được triển khai ở nhiều nơi trên thégiới và được áp dụng tại các cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội cũng như các tổ chứcdựa vào cộng đồng mang lại những hiệu quả nhất định trong hỗ trợ cho nhóm đốitượng này [35] Quản lý trường hợp cũng được cho là phù hợp trong sự phát triển

của các mô hình dịch vụ công tác xã hội (CTXH) tại Việt Nam hiện nay [9, tr.27].

Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm HIV lần đầu tiên vào tháng 12/1990 vàcho đến nay diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễmtrong cộng đồng Tính đến 31/10/2019, Việt Nam có 211,981 người hiện đang sống

chung với HIV và 103,426 người nhiễm HIV đã tử vong [3, tr.1] Thang 8/2020,

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt

chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 với mục tiêu đâymạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV vàtử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030 và giảmtối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội Đề thực hiệnthành công mục tiêu, tiễn tới kết thúc dịch AIDS, Việt Nam được cho rằng cần phải

Trang 10

quyết liệt triển khai toàn diện các dịch vụ từ dự phòng, chan đoán và chăm sóc, điều

trị HIV/AIDS.

Tại Việt Nam, hệ thống các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được thiết lập và mởrộng nhanh chóng dé tăng độ bao phủ điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người cóHIV dương tính tiếp cận dịch vụ điều trị và duy trì điều trị lâu dài với khoảng 446phòng khám ngoại trú trên toàn quốc, cung cấp điều trị ARV cho 150,984 ngườibệnh (tính đến 30/6/2020) [14] PKNT Hoàng Mai là một trong 22 cơ sở điều trịARV tại Hà Nội với số người bệnh đang điều trị ARV tính đến hết tháng 03/2020 là1,053 người bệnh [15,16] Phòng khám đặt tại Phòng khám đa khoa Linh Đàm, trựcthuộc Trung tâm y tế Quận Hoàng Mai, là cơ sở điều trị ARV có lồng ghép dịch vụtư vấn xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) và đặt cùngđịa điểm với dịch vụ điều trị Methadone mang lại sự thuận tiện của nhiều dịch vụ cóthê được cung cấp tại một địa điểm cho các khách hàng đến nhận dịch vụ Đây cũnglà cơ sở dịch vụ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động liênquan đến HIV và đang nhận hỗ trợ của các dự án phòng chống HIV/AIDS trên địa

bàn Hà Nội.

Với những lý do đã trình bày ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Ứng dụngquản lý trường hợp trong trợ giúp người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tạiphòng khám ngoại trú Hoàng Mai — thành phố Hà Nội” Nghiên cứu này tập trungtìm hiểu các nhu cầu hỗ trợ, thực trạng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sócđiều trị và các hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS của người sống với HIV đang sử

dụng dịch vụ tại phòng khám ngoại trú Hoàng Mai và ứng dụng quản lý trường hợp

trợ giúp người có HIV dương tính tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc điều trị và các

hé trợ liên quan đến HIV/AIDS nhằm rút ra các điểm mạnh, điểm yếu, vai trò của

nhân viên công tác xã hội và khuyến nghị cho việc áp dụng phương pháp này trongbối cảnh tại cơ sở điều trị ngoại trú góp phần thúc đây các nỗ lực hỗ trợ người sốngvới HIV đóng góp vào hiệu quả điều trị HIV tại các cơ sở điều trị ngoại trú HIVhiện nay, hướng tới việc đạt được mục tiêu kết thúc đại dịch HIV/AIDS mà ViệtNam đã cam kết.

Trang 11

2 Tống quan van đề nghiên cứu

Thế giới cho đến nay đã trải qua 40 năm đương đầu với HIV/AIDS và ViệtNam cũng trải qua 30 năm ứng phó với đại dịch này Bởi vậy có rất nhiều nghiêncứu tại Việt Nam và trên thé giới về HIV/AIDS Phan này tập trung tong quan mộtsố tài liệu, nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với người sốngvới HIV, nhu cầu và thực trạng hỗ trợ người có HIV dương tính, một số can thiệphỗ trợ người bệnh tại cơ sở điều trị, quản lý trường hợp và hiệu quả của quản lýtrường hợp đối với người sống với HIV.

Anh hưởng của HIV/AIDS déi với người sống với HIV:

Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy những tác động củaHIV/AIDS đối với người sống với HIV thể hiện trên nhiều khía cạnh Nghiên cứucủa Dejman và cộng sự xác định các vấn đề tâm lý, xã hội và gia đình của nhữngngười có HIV đương tính ở Iran đúc kết các vấn đề chính của họ là: bị ruồng bỏ,trầm cảm, lo lăng, xu hướng trả thù và không sợ lây nhiễm cho người khác, thất

vọng, cô lập xã hội, các vấn đề quan hệ và sợ do sự kỳ thị của xã hội Họ cũng gặpcác vấn đề tâm lý liên quan hôn nhân, xung đột gia đình, thiếu sự hỗ trợ của giađình, khó khăn về kinh tế, gia đình bị xã hội cô lập Các vấn đề gia đình của họ gồmthất nghiệp, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu cơ bản, tình trạng vô gia cư và thiếu các cơquan, tô chức hỗ trợ xã hội [25] Tại Việt Nam, báo cáo của Chương trình phát triểnliên hợp quốc (UNDP) về tác động của HIV/AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thươngvà nghéo đói tại các hộ gia đình tại Việt Nam [40] cho thấy chi phí cho chăm sócsức khỏe của các hộ gia đình có người có HIV dương tính cao hơn 13 lần so vớimức chi tiêu cho y tế bình quân của các gia đình Việt Nam Bên cạnh đó, mat thunhập của người có HIV dương tính và người chăm sóc họ cũng ảnh hưởng đáng kể.Một đánh giá hệ thống tại Châu Phi với 21 bài báo cáo kết quả của 23 nghiên cứu từnăm 1994-1998 rút ra rằng hầu hết các nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa sốngười lớn có HIV dương tính được nghiên cứu mắc một số dạng rỗi loan tâm than,trong đó tram cảm là van đề cá nhân phổ biến nhất [37] Đánh giá hệ thong 94 bàibáo về các nghiên cứu liên quan sức khỏe tâm trí của người có HIV dương tính tại

Trang 12

Trung Quốc từ năm 1998-2014 cũng cho thấy trầm cảm là vấn đề được nghiên cứurộng rãi nhất và những người có HIV dương tính dễ bị các vấn đề về sức khỏe tâmthần và có nhu cầu đáng kê về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần [29] Nghiêncứu của Matsumoto và các cộng sự tiến hành trên 1,505 người có HIV dương tinhđang điều trị tại hai phòng khám ngoại trú lớn về HIV tại Hà Nội năm 2016 chothấy bệnh tram cảm phô biến trong 26,2% người tham gia nghiên cứu [33] Bêncạnh đó, kỳ thị và phân biệt đối xử cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến ngườicó HIV dương tính Đánh giá hệ thống các nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xửVỚI người sống với HIV của Khotibul Umam và cộng sự [42] tại các nước phát triểnvà đang phát triển cho thay đây là những van đề xã hội phức tạp có thé ảnh hưởngtrực tiếp đến tình trạng sức khỏe, tâm lý Tại Việt Nam, nghiên cứu định tính mô tảsự kỳ thị liên quan đến HIV của Gaudine và cộng sự cho thấy kỳ thị là ảnh hưởngtâm lý quan trọng nhất đối với những người có HIV đương tính Kỳ thị và phân biệtđối xử dẫn đến những ảnh hưởng lên cuộc sống của người sống với HIV như ngăncản khả năng tiếp cận với các dịch vụ xét nghiệm, phòng chống, chăm sóc và điềutrị HIV, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, liên quan đến trầm cảm, ngăn cản ngườisống với HIV tiết lộ tình trạng HIV của mình cho bạn tình, gia đình, và bạn bè,khiến cho người sống với HIV phải che giấu tình trạng có HIV vì sợ bị từ chối các

dịch vụ [27] Có thể thấy, tình trạng có HIV dương tính không chỉ là một vấn đề

liên quan đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt về tâm lý, xã hộivà dưới góc độ công tác xã hội, hiểu về những ảnh hưởng tiêu cực này cũng giúp

cho việc hỗ trợ, kết nối các nguồn lực phù hợp cho nhóm đối tượng yếu thế này.Nhu cau và thực trạng hỗ trợ người sống với HIV:

Nghiên cứu định tính đánh giá nhu cầu liên quan đến HIV của Sở Y tế

Wisconsin (Hoa Ky) năm 2016 trên nhóm người có HIV dương tính và người cung

cấp dịch vụ đã cho thay người có HIV dương tính có nhu cầu giải quyết van đề liênquan đến kỳ thị và phân biệt đối xử dé giúp họ có thê tiếp cận xét nghiệm và duy trìđiều trị Bên cạnh đó, họ cũng lo lắng về vấn đề bảo mật tình trạng nhiễm và mongmuốn có các hoạt động nâng cao nhận thức của mọi người về HIV/AIDS để tránh

Trang 13

những hiểu biết sai lệch của cộng đồng về họ giúp bình thường hóa van dé HIV Họcũng mong muốn người cung cấp dịch vụ liên quan đến HIV cho họ có kinhnghiệm, kiến thức và kỹ năng về HIV Họ cũng gặp phải các vấn đề về sức khỏetâm trí, sử dụng rượu và chất gây nghiện ở các mức độ khác nhau, nhất là khi họmới được chân đoán HIV dương tính Một số người có nhu cầu hỗ trợ về bảo hiểmvà chỉ phí chăm sóc sức khỏe Một số gặp các vấn đề khi điều trị ARV như các tácdụng phụ của thuốc, quên uống thuốc đúng lịch Người có HIV dương tính cũng cónhu cầu về người hỗ trợ như một ai đó họ có thé chia sé các vấn đề liên quan đếnHIV của ho Người có HIV dương tính cũng có những xung đột về các van đề ưutiên và quan tâm trong cuộc sống như việc tham gia điều trị và duy trì việc làm haychăm sóc gia đình Bên cạnh những cảm xúc tích cực về nơi cung cấp dịch vụ liênquan đến HIV dành cho họ, người có HIV dương tính cũng có những nhu cầu liênquan đến sự cải thiện về chất lượng và cơ sở vật chất của nơi cung cấp và ngườicung cấp dịch vụ Một số dịch vụ mà người có HIV dương tính cần nhưng bị hạnchế về khả năng tiếp cận và tính sẵn có là nhà ở, phương tiện đi lại, thuốc dự phòngtrước phơi nhiễm (PrEP), các hệ thống và các nhóm hỗ trợ, các dịch vụ dự phòng vàđiều trị viêm gan C [44].

Tại Việt Nam, nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng (trên 3,406 người bệnh

ARV tại 4 bệnh viện và 6 trung tâm y tế quận/huyện tại Hà Nội) kết hợp định tính

về nhu cầu và thực trạng chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS đang điềutrị ARV tại thành phố Hà Nội cho thay 99,23% người sống với HIV được cung cấpthông tin về HIV/AIDS và điều tri ARV Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế ở tỉ lệ ngườibệnh được cung cấp kiến thức khi sử dụng ARV như tác dụng phụ, cách xử trí(46,64%) và kiến thức về tuân thủ điều trị (43,96%) Nghiên cứu nảy cũng chỉ ra44,74% người bệnh có nhu cầu về hỗ trợ dinh dưỡng và trong số đó 32,94% nhậnđược hỗ trợ về dinh dưỡng Về chăm sóc y tế tai các phòng khám ngoại trú, nghiêncứu cho thấy thực trạng 23,17% người bệnh trả lời phỏng van cho rằng họ chưa

từng được khám các bệnh nhiễm trùng cơ hội Nghiên cứu cũng chỉ ra 60,08%

Trang 14

người được phỏng van sống tự do và thất nghiệp và chỉ có 1 tỉ lệ nhỏ (22,01%) nhậnđược gợi ý giới thiệu việc làm và vay vốn của các phòng khám ngoại trú [4].

Can thiệp hỗ trợ người bệnh điều trị ARV:

Bhatta và cộng sự thực hiện nghiên cứu đánh giá hệ thống và phân tích tổnghợp trên nguồn dữ liệu điện tử về các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sốngcủa người có HIV đương tính cho thấy các can thiệp về hành vi và xã hội đối vớingười có HIV dương tính có thể cải thiện chất lượng cuộc song trên các khía cạnhsức khỏe, tâm trí, thể chất, môi trường của người điều trị ARV Hiệu quả của canthiệp có thể được cải thiện thông qua việc thiết lập các mạng lưới, các dịch vụ lâmsàng, và hệ thống chuyển gửi cộng đồng Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấyviệc thiết lập các dịch vụ về xã hội và hành vi cho người có HIV dương tính vẫn

luôn là thách thức [21].

Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trịARV Steve Kanters trong đánh giá hệ thống va phân tích tổng hợp về các can thiệpcải thiện tuân thủ điều trị ARV đã hệ thống 10 can thiệp khác nhau [28, tr.23] vàcho thay hiệu quả tuân thủ điều trị sẽ tốt hơn khi áp dụng nhiều biện pháp can thiệphơn là các can thiệp đơn lẻ Đề đạt được hiệu quả ức chế tải lượng vi rút, can thiệp

liệu pháp hành vi nhận thức và can thiệp người hỗ trợ có hiệu quả hơn là can thiệp

chăm sóc điều trị chuẩn.

Tại Việt Nam, nghiên cứu về vai trò của đồng dang viên tại Quang Ninh chothấy vai trò của đồng đăng viên giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở những ngườibệnh ARV khi bắt đầu điều trị ở giai đoạn lâm sàng 3, 4 và không có hiệu quả ởnhững người bệnh bắt đầu điều trị ở giai đoạn lâm sáng 1, 2 Can thiệp cũng khôngcho thấy hiệu quả đối với vẫn đề tự kỳ thị liên quan đến AIDS Nghiên cứu này chorang dé cải thiện chất lượng cuộc sống của người có HIV dương tính đang điều trịARV, các biện pháp áp dụng cần phải gắn với các nhu cầu xã hội và nhu cầu lâm

sàng của từng cá nhân người bệnh [43] Nghiên cứu cua Matsumoto và các cộng sự

tại Việt Nam khuyến nghị việc mở rộng các mạng lưới xã hội giữa cộng đồng cóHIV và xã hội như là một lựa chọn tiềm năng và quan trọng cho giảm tỉ lệ tram cảm

10

Trang 15

ở người có HIV dương tính [33] Nghiên cứu của Phan Văn Tường, Nguyễn Minh

Hạnh về sự tuân thủ điều trị ARV của người có HIV dương tính điều trị ngoại trú vàmột số yếu tố liên quan tại 8 quận huyện thành phố Hà Nội năm 2007 đưa rakhuyến nghị về việc duy trì và day mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông

về thuốc ARV và nhắn mạnh đến các loại thuốc điều trị, các biện pháp khắc phục

việc không tuân thủ điều trị và lưu ý đến nhóm đối tượng dưới 35 tudi- nhóm tuổicó tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn, duy trì tư vấn trước điều trị cho những ngườichuẩn bị điều trị với nội dung nhấn mạnh vào tác dụng phụ, hướng xử trí, nguyêntắc tuân thủ điều trị, các lý do không tuân thủ và biện pháp khắc phục, các loạithuốc điều trị Nghiên cứu này cũng khuyến nghị việc tô chức các câu lạc bộ chongười bệnh và gia đình tham gia và có tập huấn cho người hỗ trợ người bệnh [L7].

Mô hình quản lý trường họp:

Trần Văn Kham trong bài “Tổng quan các quan điểm về quản lý trường hợp

trong CTXH và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” đã nhắn mạnh rằng trong sự phát

triển các mô hình dịch vụ CTXH ở Việt Nam, quản lý trường hợp được xem là phù

hợp đối với các hoạt động CTXH tại bệnh viện, trường học, tại cộng đồng, trong

các hoạt động vãng gia có sự phối hợp các dịch vụ và cần điều phối các dịch vụ [9,tr.27] Báo cáo tình hình thực hiện quyết định 32/2020/QĐ-Tg về phát triển nghềCTXH tại Việt Nam dựa trên các rà soát được tiễn hành ở cấp quốc gia và tại 3 tỉnhđại diện cho Bắc-Trung-Nam tại Việt Nam là Quảng Ninh, Thanh Hóa và ĐồngTháp tập trung vào đánh giá sự phát triển các trung tâm CTXH cho thấy cả 3 tỉnhđều ghi nhận có quan tâm đến phát triển dịch vụ CTXH, một trong các nhóm dịchvụ có liên quan đến CTXH đó là dịch vụ CTXH với phòng chống tệ nạn xã hộitrong đó có đối tượng là HIV/AIDS và phạm vi các phương pháp thực hành vàphương pháp tiếp cận ở 3 tỉnh cũng rất giống nhau, trong đó “đánh giá và quản lýtrường hợp xuất hiện như một hoạt động CTXH chủ yếu” [1, tr.15].

Nhiều nghiên cứu và xuất bản trên thế giới đề cập đến việc áp dụng các môhình quản lý trường hợp nói chung và quản lý trường hợp đối với người sống vớiHIV nói riêng Nhằm nêu bật tính linh hoạt của các dịch vụ quản lý trường hợp và

11

Trang 16

đặc thù của dịch vụ sao cho phù hợp với kết quả hướng đến, Denis M Green đã

tong hợp 3 loại mô hình quản lý trường hợp hiện nay [24, tr.11] Đó là các mô hình

(1) quản lý trường hợp dựa trên vai trò; (2) quản lý trường hợp dựa vào tô chức; (3)

quan lý trường hợp dựa trên trách nhiệm Trong khi đó, nhóm tac gia Sue

Lukersmith, Michael Millington va Luis Salvador-Carulla, với dữ liệu tổng hopđược từ 79 nghiên cứu về quan lý trường hop từ năm 1988 đến năm 2013 đã rút ra 5

mô hình quản lý trường hop với các tên gọi liên quan [31, tr7-10] Đó là các môhình: (1) mô hình người môi giớ1/người môi giới dịch vụ/chăm sóc có quản lý/ quan

lý trường hợp y té/téng quát viên/người giữ cửa; (2) mô hình lâm sàng/ phục hồichức năng/ chăm sóc trực tiếp; (3) mô hình chăm sóc mãn tính/lâu dài/chăm sóclồng ghép/tiêu chuẩn; (3) mô hình dựa vào điểm mạnh va (4) mô hình quản lýtrường hợp chuyên sâu/phục hồi/chăm sóc toàn diện chuyên sâu.

Trong lĩnh vực HIV/AIDS, với những thay đổi diễn ra của đại dịch này vàcác nhu cầu đa dạng của người sống với HIV, quản lý trường hợp HIV/AIDS cũngđược triển khai tại nhiều nơi và dưới các loại hình khác nhau Bộ tiêu chuẩn quản lýtrường hợp HIV/AIDS của Viện AIDS- Sở Y tế bang New York [34] đưa ra 2 môhình quản lý trường hợp HIV/AIDS có thê áp dụng tại cơ sở y tế hoặc tại cơ sở dịchvu xã hội, tại các tổ chức dựa vào cộng đồng có nguy cơ nhỏ hoặc tại các tô chức

lớn Đó là quản lý trường hợp toàn diện và quản lý trường hợp hỗ trợ Mục tiêu của

quản lý trường hợp toàn diện là giải quyết các nhu cầu cho các dịch vụ cụ thể nhưchăm sóc sức khỏe, quyên lợi, nhà ở và dinh dưỡng, cũng như phát triển mối quanhệ cần thiết dé hỗ trợ khách hàng giải quyết các van đề khác bao gồm sử dụng chatgây nghiện, sức khỏe tâm thần và bạo lực gia đình trong bối cảnh của gia đình/hệ

thống hỗ trợ gần với họ Do quản lý trường hợp toàn diện cần phải đạt được kết quả

cụ thê liên quan đến tình trạng sức khỏe và sự chăm sóc y tế của khách hàng, do đó,cũng được xếp vào mô hình quản lý trường hợp y tế Mục tiêu của quản lý trườnghợp hỗ trợ là đáp ứng nhu cầu về sức khỏe và tâm lý xã hội ngay lập tức của kháchhàng ở mức độ sẵn sàng dé khôi phục hoặc duy trì sự 6n định của khách hang vàthiết lập mối quan hệ hỗ trợ có thể dẫn đến đăng ký các dịch vụ quản lý trường hợp

12

Trang 17

toàn diện hơn nếu cần thiết Phần lớn các can thiệp của quản lý trường hợp hỗ trợ cóliên quan đến kết quả về sức khỏe và chăm sóc y tế của khách hàng nên cũng đượcxem như là quan lý trường hợp y tế Tuy nhiên, một số hoạt động có thé phù hợphơn khi được xem như là “quản lý trường hợp phi y tế” Bên cạnh mô hình quản lý

trường hợp HIV/AIDS phân loại theo 2 mức độ như trên, còn có mô hình phân loại

theo 3 mức độ: toàn diện-hỗ trợ-có giới hạn [39, tr.7] Trong đó 2 mức ban đầutương tự như đã đề cập ở trên Khách hàng nhận dịch vụ “quản lý trường hợp hạnchế” sẽ nhận dịch vụ theo nhu cau, điều kiện, với đánh giá ngắn gon và chuyền gửi.“Quản lý trường hợp hạn chế” không yêu cầu sàng lọc, tiếp nhận và đánh giá lại.

Hiệu quá của quản lý trường hợp HIV/AIDS:

Các nghiên cứu về hiệu quả của quản lý trường hợp HIV/AIDS cũng đã chứngminh một số hiệu quả của phương pháp này trong việc hỗ trợ người sống với HIV.Nghiên cứu của Lytt I Gardner và cộng sự được tiến hành với những người mới đượcchan đoán HIV tai Atlanta, Baltimore, Los Angeles va Miami (Mỹ) cho rằng quản lýtrường hợp (trong vòng 90 ngày) là có hiệu quả rõ ràng và các cơ sở y tế có thé triển khaiđược, giúp làm tăng đáng kể tỉ lệ kết nối thành công vào điều trị HIV [32, tr.430] Mộtnghiên cứu khác của Samet và cộng sự về hiệu quả của quản lý trường hợp dựa vào cácđiểm mạnh trong vòng 6 tháng can thiệp trên 349 người sống với HIV tiêm chích ma túyvà chưa vào điều trị tại Nga đưa ra kết luận rằng can thiệp này có hiệu quả so với chămsóc thông thường trong việc liên kết người sử dụng ma túy vào chăm sóc HIV, nhưngcan thiệp này không làm cải thiện số lượng tế bào CD4 có thể do mức CD4 bắt đầu điềutrị ARV tổng thé thấp trong số các trường hop được can thiệp [38, tr.1468-1474].Nghiên cứu của Yung Chen Chiu trên dit liệu thứ cập về 704 người bệnh điều tri HIV tại

một phòng khám vùng trung nam của Pennsylvania (Mỹ) cho thấy quản lý trường hợp là

cần thiết cho nhóm người sống với HIV có nguy cơ cao không tiếp cận điều trị và quảnlý trường hợp có mối liên quan tích cực đến hiệu quả điều trị của người sống với HIV, dođó cần phải đưa quản lý trường hợp như là một dịch vụ cơ bản trong điều trị hướng đếnchăm sóc HIV toàn diện Yung Chen Chiu cũng đưa ra kết luận răng các yếu tố về môitrường và cá nhân có liên quan đên kêt quả sức khỏe và duy trì điêu tri của người sông

13

Trang 18

với HIV, theo đó nhân viên quản lý trường hợp cần được đào tạo dé năm bắt các nhu cầuphúc tạp của họ [45, tr.91] Bismark Sarfo và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 201người bệnh điều trị tại phòng khám ARV tại Ghana-vùng cận Sahara (Chau Phi), trongđó 67% người bệnh đã nhận dịch vụ quản lý trường hợp đưa ra kết luận rằng dịch vụ hỗtrợ quản lý trường hợp cho người bệnh đang điều trị ARV giúp cải thiện số lượng tế bàoCD4 trên 350 tế bào/mm3 và khuyến nghị đưa dịch vụ này vào trong quá trình điều trị

ARV của người bệnh nên được coi là ưu tiên tai vùng cận Saharan Châu Phi [22, tr.1-5].

Nghiên cứu khác về kết quả của quản lý trường hợp HIV/AIDS tại New-York [30] chothấy các dịch vụ do bên cung cấp quản lý trường hợp sắp xếp sẽ được sử dụng thường

xuyên hơn là do một bên khác cung cấp Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về y tế duoc sử

dụng nhiều hơn là các dịch vụ về pháp lý Thời gian để thu xếp dịch vụ về y tế ít hơn làthời gian cho dịch vụ pháp lý.

Có thể nói, các nghiên cứu đã cho thấy những tác động, ảnh hưởng của

HIV/AIDS đến người có HIV dương tính trên nhiều khía cạnh Các nhu cầu của họ

là đa dạng và việc đáp ứng các nhu cầu đó còn tùy thuộc vào nguồn lực và mô hìnhcan thiệp hỗ trợ người có HIV dương tính Hiệu quả các can thiệp đến chất lượngcuộc sống của người có HIV dương tính muốn cải thiện đòi hỏi sự thiết lập cácmạng lưới, các dịch vụ lâm sàng và hệ thống chuyển gửi Quản lý trường hợp nóichung và quản lý trường hợp người có HIV dương tính đã được triển khai, áp dụngnhiều nơi trên thế giới và cho thấy những hiệu quả nhất định trong hỗ trợ người cóHIV trong đó có hiệu quả về điều trị Quản lý trường hợp được cho là phù hợp déáp dụng trong bối cảnh công tác xã hội tại Việt Nam Do đó, nghiên cứu này nhằmvận dụng quản lý trường hợp trong hỗ trợ người sống với HIV tại phòng khám

ngoại trú điều trị ARV.

3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu3.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài đã vận dụng một số lý thuyết xã hội học và tâm lý học để xác địnhnhững nhu cầu hỗ trợ của người sông với HIV và áp dụng quản lý trường hợp - một

14

Trang 19

trong các phương pháp can thiệp của CTXH dé hỗ trợ người sống với HIV dang sửdụng dịch vụ tại PKNT Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội.

Đề tài này góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống cơ sở dit liệu về quanlý trường hợp và vai trò của CTXH trong hỗ trợ người sống với HIV, đặc biệt trongbối cảnh cơ sở điều trị HIV tại Việt Nam hiện nay.

Đề tài cũng góp phần mở ra thêm những hướng nghiên cứu tiếp theo về quảnlý trường hợp người sống với HIV và hiệu quả đóng góp trong công tác phòng,chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh các nhu cầu hỗ trợ của người có HIV dươngtính, ghi nhận thực trạng trong cung cấp dịch vụ và các hỗ trợ liên quan đến HIVcho đối tượng này trong bối cảnh tại cơ sở điều trị ARV.

Đề tài cung cấp cho các cơ sở điều trị ARV một phương pháp can thiệp trongtrợ giúp người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám, hướng đến cơsở dịch vụ HIV toàn diện, chất lượng và thu hút thêm người bệnh Kết quả nghiêncứu cũng có thể được sử dụng tham khảo bởi các đơn vị y tế khác, các tổ chức cộngđồng hoặc dự án có mong muốn áp dụng quản lý trường hợp trong việc hỗ trợ ngườisong với HIV nhằm nâng cao hiệu quả các can thiệp và hỗ trợ cho nhóm đối tượng

khách hàng này hiện nay.

Đề tài cũng khăng định vai trò quan trọng của nhân viên quản lý trường hợptrong hỗ trợ và kết nối các nguồn lực hỗ trợ người có HIV đang sử dụng dịch vụ tạicơ sở y tế góp phần vào hiệu quả can thiệp và điều trị bên cạnh các dịch vụ y tếdành cho người có HIV.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu4.1 Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá những nhu cau hỗ trợ của người sống

với HIV đang sử dụng dịch vụ tại PKNT Hoàng Mai, thực trạng trong hỗ trợ người

sông với HIV tiêp cận và sử dụng dich vụ chăm sóc điêu tri và các hỗ trợ liên quan

15

Trang 20

đến HIV/AIDS tại phòng khám và ứng dụng quản lý trường hợp hỗ trợ người sốngvới HIV đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu này có những nhiệm vụ như sau:

=" Xác định các đặc trưng nhân khẩu học-xã hội, các nhu cầu cần hỗ trợ của ngườisông với HIV đang sử dụng dịch vụ tại PKNT Hoàng Mai thông qua phỏng vấnsâu người có HIV dương tính và người cung cấp dịch vụ tại phòng khám.

" Xác định thực trạng trong hỗ trợ người sống với HIV tiếp cận và sử dụng dichvụ chăm sóc điều trị và các hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS tại PKNT HoàngMai thông qua phỏng van sâu người có HIV dương tính và người cung cấp dịch

vụ tại phòng khám.

“_ Thực hiện quản lý trường hợp trong hỗ trợ đối với 3 trường hợp là người sốngvới HIV sử dụng dịch vụ tại phòng khám Hoàng Mai.

5 Đối tượng, khách thể và phạm vỉ của nghiên cứu

" Doi tượng nghiên cứu: Các nhu cầu hỗ trợ liên quan đến tình trạng có HIVdương tính; thực trạng tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc điều trị và các hỗ trợliên quan đến HIV/AIDS trong trợ giúp người sống với HIV.

"_ Khách thể nghiên cứu: Người sống với HIV đang sử dung dịch vụ tai PKNT

Hoàng Mai.

=" Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: nghiên cứu này được thực hiện tai PKNT Hoàng Mai- Ha

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện: từ tháng 06/2019 đến tháng 10/2020.

Thời gian của đối tượng nghiên cứu: đối tượng đang sử dụng dịch vụ tại PKNT

Hoàng Mai bao gồm đối tượng mới được chan đoán HIV dương tính hoặc dangsử dụng dịch vụ chăm sóc điều trị tại phòng khám trong thời gian tiến hành

nghiên cứu.

- Pham vi nội dung:

16

Trang 21

Trong khuôn khổ luận văn, điều kiện nguồn lực và thời gian hạn chế, tác giả giới

hạn nghiên cứu tập trung những nội dung sau:

+ Tìm hiểu những nhu cầu hỗ trợ liên quan đến tình trạng có HIV đương tính

của khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại phòng khám ngoại trú Hoàng Mai, thực

trạng tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc điều trị, các hỗ trợ liên quan đếnHIV/AIDS của họ tại phòng khám trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

+ Tìm hiểu những điểm thuận lợi và khó khăn khi tiến hành vận dụng quản lýtrường hợp trong hỗ trợ 3 trường hợp người sống với HIV đang sử dụng dịch vụtại PKNT Hoàng Mai ở thời điểm nghiên cứu và vai trò của nhân viên CTXH

trong việc thực hiện phương pháp can thiệp này.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Đặc trưng nhân khẩu học-xã hội của người sống với HIV đang sử dụng dịch vụtại PKNT Hoàng Mai như thế nào?

Người sống với HIV có những nhu cầu hỗ trợ gì sau chân đoán nhiễm HIVvà/hoặc trong quá trình điều trị HIV?

Thực trạng trong hỗ trợ cho người sống với HIV trong việc tiếp cận, sử dụng

dịch vụ chăm sóc điều trị và các hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS tại phòng khámhiện nay như thế nào?

Quản lý trường hợp hỗ trợ người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại PKNTHoàng Mai có những điểm mạnh, điểm hạn chế nào? Vai trò của nhân viên

CTXH trong triển khai hoạt động quản lý trường hợp tại cơ sở điều trị ARV?

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các nghiên cứu liên quan đến ảnhhưởng của HIV đối với người sống với HIV, các nhu cầu hỗ trợ, các rào cản tiếpcận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc điều trị và các hỗ trợ liên quan đếnHIV/AIDS của người sống với HIV, các can thiệp tại cơ sở điều trị và phươngpháp quản lý trường hợp hỗ trợ người sống với HIV.

Phương pháp phỏng van sâu: Đây là phương pháp chính dé thu thập thông tintừ cán bộ y tế, đại diện nhóm hỗ trợ cộng đồng và người sông với HIV tại PKNT

17

Trang 22

Hoàng Mai Nghiên cứu này áp dụng phỏng vấn sâu không cấu trúc, sử dụng cáccâu hỏi mở dựa trên chủ đề nghiên cứu nhằm tạo tâm lý thoải mái cho ngườiđược phỏng vấn Phỏng vấn sâu được thực hiện với từng cán bộ y tế, trưởngnhóm hỗ trợ cộng đồng và người sống với HIV tại cơ sở Khu vực phỏng vấnđảm bảo sự riêng tư và có sự đồng thuận trước khi tham gia phỏng vấn củangười được phỏng van.

Phỏng vấn sâu cán bộ y tế: nhằm có thêm thông tin từ góc nhìn của cán bộ y tế,nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo phòng khám; 01 bác sỹ điều trị,02 nhân viên tư vấn tại phòng khám nhằm tìm hiểu những nhu cầu của ngườisong với HIV và thực tiễn hỗ trợ họ trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ chămsóc điều trị và các hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS tại phòng khám trong quátrình tham gia dịch vụ chăm sóc điều trị tại phòng khám.

Phỏng van sâu trưởng nhóm tiếp cận cộng đồng: nghiên cứu này cũng phỏngvan sâu trưởng nhóm của đại diện 1 nhóm hỗ trợ cộng đồng đang phối hopchuyên gửi khách hàng đến xét nghiệm và điều trị tại PKNT Hoang Mai nhằmcó thêm thông tin từ góc nhìn của cộng đồng.

Phỏng vấn sâu người sống với HIV: nhằm có thêm thông tin từ góc nhìn củachính người có HIV dương tính, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu 20 ngườisống với HIV đang sử dung dịch vụ tại PKNT người lớn Hoàng Mai nhằm tìmhiểu các nhu cầu và thực tế hỗ trợ trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chămsóc điều trị và các hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS Do đặc thù đối tượng phỏngvấn là người có HIV nên việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện theophương pháp chọn mẫu thuận tiện và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cũng như

sự đồng ý của cơ sở quản lý người bệnh.

Phỏng vấn sâu đã được thực hiện với 20 người sống với HIV bao gồm 13 namvà 07 nữ đang sử dụng dich vụ tại PKNT Hoàng Mai, 04 cán bộ y tế tại phòngkhám và 01 trưởng nhóm hỗ trợ cộng đồng.

18

Trang 23

8 Phương pháp can thiệp

Luận văn này ứng dụng phương pháp quản lý trường hợp nhằm hỗ trợ 03trường hợp người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tại PKNT Hoàng Mai Quản

lý trường hợp được thực hiện theo 05 bước (chi tiết tại chương 3) của quản lý

trường hợp:

Bước 1: Thiết lập quan hệ, thảo luận ban dau.

Bước 2: Lấy đồng thuận, thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu, mức độ hỗ trợvà thảo luận, thống nhất kế hoạch hỗ trợ.

Bước 3: Hỗ trợ và điều phối thực hiện các hoạt động trong kế hoạch.

Bước 4: Rà soát và đánh giá

Bước 5: Kết thúc quản lý trường hợp

9, Đạo đức trong nghiên cứu

Trước khi tham gia phỏng vấn, người được phỏng vấn được giới thiệu về mụcđích của phỏng van và lay sự đồng thuận tham gia phỏng van Các trường hợp thamgia quản lý trường hợp được lấy thêm chấp thuận tham gia quản lý trường trườnghợp Khách hàng được thông báo đầy đủ về các quyền và trách nhiệm của họ vàcung cấp tờ thông tin dành cho khách hàng bao gồm các quyền và trách nhiệm,quyền riêng tư, bảo mật và quyền khiếu nại Bản ghi âm được mã hóa và lưu tạimáy tính có mật khâu Các hồ sơ băng giấy được lưu trữ tại tủ có khóa, đảm bảo

nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.10 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung chính, kết luận-khuyến nghị, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục Trong đó nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.

Chương 2: Nhu cầu và thực trạng hỗ trợ người sống với HIV tại PKNT Hoàng Mai.Chương 3: Ứng dụng quản lý trường hợp trong hỗ trợ người sống với HIV tại

PKNT Hoàng Mai.

19

Trang 24

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA NGHIEN CUU

1.1 Cac khai niém

1.1.1 HIV/AIDS và điều tri ARV

HIV là từ viết tắt của cum từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” có

nghĩa là “vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người” Các nhà nghiên cứu xác định có

hai chủng vi rút HIV: HIV-1 và HIV-2 Ở Việt Nam, các trường hợp nhiễm HIV-1 làchủ yếu Một người có thể đồng thời bị lây nhiễm cả hai loại vi rút HIV [2, tr.1-2].

AIDS là từ viết tắt của cụm từ “Acquired Immuno Deficiency Syndrome” cónghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” “Mắc phải” nghĩa là khôngphải do bam sinh, cũng không phải do di truyền mà do bi lây truyền từ người sangngười; “Miễn dịch” là hệ thống bảo vệ cơ thể; “Suy giảm” nghĩa là không hoạt độngđúng cấp độ và “Hội chứng” nghĩa là một nhóm các dấu hiệu và triệu chứng AIDS

là nhiễm HIV ở giai đoạn cuối [2, tr.1-2].

Điều trị ARV: ARV là viết tắt của từ “Antiretroviral”, có nghĩa là “Thuốckháng retro vi rút” Thuốc ARV là loại thuốc kháng vi rút được sử dụng trong điềutrị HIV Văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết địnhsố 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 nêu rõ: điều trị ARV nhằm mục đích ức chế tốiđa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể, phục hồi chứng năng miễndịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến HIV, dự phòng lâytruyền HIV từ người nhiễm sang người khác và dự phòng lây truyền HIV từ mẹsang con Người có HIV dương tính cần được điều trị ARV ngay khi người bệnhđược chân đoán nhiễm HIV, phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV và đảmbảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục cũng như suốt đời.

1.1.2 Người sống với HIV

Cụm từ “người sống với HIV” trong luận văn này nhằm đề cập đến nhữngngười đã được chân đoán HIV dương tính qua xét nghiệm khang định HIV Trênthực tế, trong các báo cáo, văn bản hiện đang sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau đểchỉ những người đã được chân đoán HIV dương tính Luật phòng, chống nhiễm vi

20

Trang 25

rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật số 64/2006/QH11của Quốc hội) và một số văn bản liên quan sử dụng cụm từ “người nhiễm HIV” hoặcmột số tài liệu khác sử dụng các cụm từ “người nhiễm HIV/AIDS” hoặc “người sống

với HIV/AIDS” và “người có HIV/AIDS” Nghiên cứu này sử dụng các cụm từ

“người sống với HIV” hoặc “người có HIV dương tính” theo như tài liệu “Hướngdẫn sử dụng thuật ngữ của UNAIDS” [19, tr.11] Trong một số trường hợp, luận văncó sử dụng cụm từ “người nhiễm HIV” khi đề cập đến nội dung hoặc trích dẫn liênquan đến văn bản theo như cách dùng từ của các văn bản này.

1.2 Các hướng tiếp cận lý thuyết1.2.1 Lý thuyết nhu cầu

Abraham Maslow (1908-1970) đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của conngười vào những năm 1950 Trong lý thuyết của ông, nhu cầu của con người đượcsắp xếp theo một thứ bậc nhất định từ thấp đến cao theo tính đòi hỏi và thứ tự phátsinh, trong đó nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn trước và tiếp đó là sự xuất hiện, thúcđây con người hoạt động để thỏa mãn các nhu cầu bậc cao hơn Ở thời điểm banđầu, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc Sau đó, sự phâncấp này được điều chỉnh thành 7 bậc, 8 bậc và cuối cùng là 9 bậc, về cơ bản van làcụ thể hóa của 5 nhu cầu ban đầu Đó là các nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhucầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện mình.

Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp NVQLTH xác định đượcnhững nhu cầu nao trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của khách hàng còn chưa đượcthỏa mãn ở thời điểm hiện tại và cần hỗ trợ đáp ứng NVQLTH cũng hiểu được conngười có những nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và tinh thần.

Người sống với HIV thường chịu những ảnh hưởng tâm lý xã hội bắt đầu sớmkhi có chân đoán ban đầu và phát sinh trong cả thời gian bệnh Những ảnh hưởngphô biến có thé liên quan đến y tế (không chắc chắn về tiến triển của bệnh, tuôi thotrung bình, nguy cơ thất bại điều trị, tác dụng phụ, các van đề về sức khỏe tâmthần), kinh tế (mat việc do phân biệt đối xử, bệnh tật không làm việc được, mat tiềndành dụm do phải điều trị), cảm xúc (mất sự tự trọng bản thân, sợ chết, mất đi sự

21

Trang 26

yêu quý, cô đơn, tội lỗi, sợ bị bỏ rơi), xã hội (cô lập với gia đình và cộng đồng dokỳ thị và ruồng bỏ, sợ bị tiết lộ) [6, tr.5] Có thé thấy với những ảnh hưởng tâm lyxã hội như trên, người sống với HIV có thể có một hoặc nhiều nhu cầu khác nhau.Những nhu cầu chung của người có HIV bao gồm: tư vấn trước và sau xét nghiệmmáu; khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; chế độ dinh dưỡng phù hợp dé chống lạibệnh tật; trang bị kiến thức về HIV; yêu thương, chia sẻ từ gia đình, cộng đồng; tạođiều kiện về việc làm, tôn trọng và bình đăng tiếp cận các dịch vụ xã hội; hỗ trợvượt qua các rao cản tâm lý, xã hội [12, tr.43] Việc nắm được nhu cầu của kháchhang trong từng bối cảnh cụ thé sẽ giúp NVQLTH biết làm thế nào dé lập kế hoạch

can thiệp phù hợp với từng trường hợp khách hàng.

Thứ bậc trong thang nhu cầu của Maslow giúp NVQLTH lưu tâm trong kếhoạch hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết những vấn đề ưu tiên ở bậc thang nhucầu thấp trước và hướng dần đến các bậc thang nhu cầu cao hơn Trường hợp khách

hàng không có khả năng thỏa mãn nhu cầu cơ bản, việc kết nối với các nguồn lực là

cần thiết dé hỗ trợ khách hàng.

1.2.2 Lý thuyết hệ thống sinh thái

Có 2 dạng thuyết hệ thống nổi bật được dé cập trong CTXH là lý thuyết hệthống tổng quát và lý thuyết hệ thống sinh thái và sự hình thành hai nhóm lý thuyếtnày xuất phát từ lịch sử hình thành lý thuyết, còn trong ứng dụng thường được kếthợp [11, tr.84] Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH ứng dụng lý thuyết sinhthái và hệ thống sinh thái Lý thuyết hệ thống sinh thái coi các sinh vật tồn tại với

nhau trong môi trường sinh thái và có tác động lên nhau cũng như tác động vào môitrường và chịu sự tác động trở lại của môi trường [11, tr.84] Day được coi là lý

thuyết quan trọng, nói lên sự liên kết giữa các hệ thống và vai trò của các cá nhântrong môi trường xã hội Hành vi và sự phát triển của mỗi cá nhân được đặt trongbối cảnh một chuỗi hệ thống các mối quan hệ tạo nên môi trường sinh thái của conngười ấy [11, tr 110] trong đó:

Cấp độ vi mô: hệ thống và nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến thân chủ như giađình, bạn bè, trường học, hàng xóm, dịch vụ y tế.

22

Trang 27

Cấp độ trung mô nội sinh: mối quan hệ giữa các thành tố của cấp độ vi mô.Cấp độ trung mô ngoại sinh: bối cảnh xã hội gián tiếp ảnh hưởng thân chủ.

Cấp độ vĩ mô: văn hóa mà con người sống trong đó gồm các yếu tố: kinh tế,

văn hóa, xã hội, nghẻo đói

Quản lý trường hợp được cho là một cách tiếp cận sinh thái - nhìn vào hệ sinhthái nơi một cá nhân/gia đình sinh sống và hành vi của con người được lý giải mộtcách tốt nhất như là một hệ thống-tập trung vào hành vi của con người và những trảinghiệm trong các hệ thống phức hợp [26, tr.40] Lý thuyết này giúp cho NVQLTHphân tích thấu đáo sự tương tác giữa khách hàng với hệ thống sinh thái - môi trườngxã hội mà họ đang sinh sông và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi củakhách hàng trong đời sống xã hội Mỗi cá nhân đều có một môi trường sông và mộthoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tổ trong môi trường sống và cũng ảnhhưởng đến môi trường xung quanh của họ Như vậy các cá nhân và các yếu tố liênhệ lẫn nhau rat chặt chẽ Dé hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường cần nghiêncứu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bat cứ việc can thiệp hoặc giúpđỡ khách hàng của NVQLTH đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.Lý thuyết hệ thống sinh thái cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thựchiện trong quan lý trường hợp NVQLTH vẽ sơ đồ sinh thái cùng với khách hang.Khách hàng/gia đình khách hàng cũng hiểu và nhận thức rõ hơn các van đề của họ.

1.2.3 Lý thuyết vai trò xã hội

Sự ra đời của thuyết vai trò xã hội được cho rằng có sự đóng góp lớn của khoa

học xã hội học và tâm lý học va có ý nghĩa lớn trong thực hành CTXH Có hai lý

thuyết về vai trò: lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết vai tuồng (trò đời) [5,tr.93] Lý thuyết cấu trúc chức năng cho rằng “mỗi người có một vi trí trong cautrúc xã hội Mỗi vị trí trong cấu trúc đều có một vai trò gan với nó Bởi vay, vai tròđược định nghĩa là một tập hợp các mong đợi hoặc hành vi gan voi một vi trí trongcau trúc xã hội” [5, tr.93] Trong một tình huống hoặc bối cảnh sẵn có, vai trò giúpchỉ ra những hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có và cụ thê cách thức nhằm đạt được

mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ [7, tr.145] Lý thuyết về vai tuồng thi coi “vai trò

23

Trang 28

là hành động đối với sự mong đợi của xã hội về một trạng thái xã hội nhất định” [5,tr.93] và những mong muốn đối mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai tròmà cá nhân thực hiện hoặc thé hiện trong cuộc sống hàng ngày Một hành vi có thê

chấp nhận ở vai trò này nhưng không được chấp nhận ở vai trò khác [7, tr.145].

Vận dụng thuyết vai trò trong thực hiện quản lý trường hợp, NVQLTH hiểu rõmỗi cá nhân, nhóm hay gia đình là những hệ thống và mỗi hệ thống ấy lại gồmnhững thành tố với các vai trò khác nhau Hệ thống sẽ vận hành tốt khi mỗi thành tố

trong đó thực hiện tốt các vai trò của mình [7, tr.145] NVQLTH, CBYT đóngnhững vai trò khác nhau trong quá trình hỗ trợ người sống với HIV của phòngkhám Người có HIV dương tính khi biết tình trạng HIV của mình, xuất hiện nhữngvai trò mới đối với họ Vậy việc xác định được vai trò cụ thể của NVQLTH, củaCBYT và của người sống với HIV cũng như những người khác trong việc thực hiệnquản lý trường hợp sẽ giúp hướng đến được các mục tiêu của quản lý trường hợp.

Khi đề cập đến thuyết vai trò, người ta cũng thường đề cập đến những nộidung về mơ hồ vai trò - hoàn cảnh mà cá nhân thấy khó khăn không biết mình phảithực hiện vai trò nào; xung đột vai trò - hoàn cảnh khi cá nhân cảm thấy căng thăngvì chưa đủ năng lực đáp ứng với các đòi hỏi của vai trò và sợ hãi vai trò — cá nhâncảm thấy khó khăn hoàn thành bồn phận vai trò [7, tr143-144] Hiểu được điều nàygiúp NVQLTH vận dụng trong việc hỗ trợ thân chủ điều chỉnh những hành vi/hoạtđộng chưa phù hợp với vai trò của thân chủ bằng cách xác định xem thân chủ đanggap những van dé gì liên quan đến vai trò của họ: sợ hãi, mơ hồ hay xung đột vai tròbằng việc nhận diện những khó khăn, rào cản trong quá trình khi thực hiện các vaitrò trong quá trình sống chung với HIV của người có HIV dương tính Năm được lýthuyết vai trò cũng giúp NVQLTH có thể vận dụng trong quá trình tìm hiểu cácthông tin liên quan đến thân chủ tương ứng với các vai trò của họ.

1.3 Quản lý trường hợp người sống với HIV

1.3.1 Khái niệm Quản lý trường hợp người sống với HIV

Có những khái niệm khác nhau về quản lý trường hợp (một số tài liệu tiếngViệt sử dụng là quản lý ca) nói chung của nhiều tác giả trên thế giới Tổng hợp từ

24

Trang 29

các khái niệm khác nhau, các tác giả cuốn giáo trình Quản lý trường hợp người sửdụng ma túy đã định nghĩa quản lý trường hợp là “một tiến trình hợp tác giữa cácnhà chuyên môn với các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình),xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cậnnguôn lực dé giải quyết van đề và đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả” [18, tr.14].

Với đối tượng cụ thê là người sống với HIV, trong mô hình quản lý trườnghợp người sống với HIV của Phi-líp-pin, quản lý trường hợp được định nghĩa là“việc cung cấp dịch vụ toàn diện hỗ trợ về xã hội, tâm trí, giáo dục và các hỗ trợkhác từ khi khách hàng được chân đoán HIV dương tính tới khi khách hàng đạt

được tải lượng vi rút được khống chế như là kết quả của việc điều trị HIV thành

công và sự điều chỉnh các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội” [36, tr.16].

Piette, Thompson, Fleishman, và Mor (1993) đã xác định hai mục tiêu chi phối

cho quản lý trường hợp: quản lý trường hợp nên kết nối khách hàng với các dịch vụphù hợp dé cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và quản lý trường hợp nên giảmviệc sử dụng dịch vụ chăm sóc người bệnh nội trú đắt tiền, do đó cần đảm bảo rằngcó nhiều nguồn lực hơn cho những người có nhu cầu [20, tr.242].

Về cơ bản, trong luận văn này, có thể hiểu quản lý trường hợp người sống vớiHIV là một phương pháp can thiệp, một quá trình trợ giúp của CTXH, bao gồm cáchoạt động đánh giá nhu cầu, xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụgiữa các bên có liên quan nhằm giúp khách hàng là người có HIV đương tính tiếpcận với các nguồn lực dé giải quyết van dé của họ một cách hiệu quả nhằm hỗ trợkhách hàng tiếp cận và duy trì điều trị HIV, tuân thủ các dịch vụ và yêu cầu điều trị

cũng như giảm các hành vi nguy co.

1.3.2 Cách thức ứng dụng quản lý trường hợp người sống với HIV vào thực

hiện luận văn

Các bước cung cấp quan lý trường hợp cho người sống với HIV được Piette,Fleishman, Mor và Thompson đưa ra gồm: đánh giá, lập kế hoạch chăm sóc, chuyên

gửi, theo dõi và vận động [23, tr.203] Các mô hình quản lý trường hợp đối vớingười sống với HIV được áp dụng hiện nay chia các bước thực hiện quản lý trường

25

Trang 30

hợp thành thành các bước khác nhau Số lượng bước tùy thuộc vào từng mô hình,dao động từ 5-11 bước Một số cụ thể hơn bước đánh giá lại, cập nhật kế hoạch thực

hiện Trong phạm vi luận văn này, các bước và công cụ thực hiện quản lý trườnghợp được học tập và điều chỉnh từ mô hình quản lý trường hợp HIV lấy khách hàng

là trọng tâm của Sở Y tế thành phố Quezon- Phi-líp-pin [36] bởi một số lý do sau:

Mô hình quản lý trường hợp này được dựa trên những kinh nghiệm thực hành

tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn, quản lý trường hợp và hỗ trợ ngườisống với HIV tại Trung A, Đông Nam A và khu vực Thái Bình Dương.

Đây là mô hình được phát triển dựa trên kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chongười mới biết kết quả xét nghiệm HIV là nam tình dục đồng giới và người chuyêngiới tại Thái Lan, ban đầu được phát triển bởi APMG Global Health và Quy HIVvới sự tài trợ của Cơ quan phát triển hợp tác quốc tế Hoa Kỳ vào năm 2013 và cậpnhật dé áp dung tại Phi-líp-pin năm 2017 trong bối cảnh gia tăng số người nhiễm

HIV là nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới tại đây Trong bối

cảnh tình hình dịch tại Việt Nam những năm gần đây, báo cáo kết quả công tácphòng, chống HIV/AIDS năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 2020 nhắn mạnh sự giatăng tỉ lệ lây nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trẻ tuổi dần

sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam [3, tr.5] Tại PKNT Hoàng Mai nơi

thực hiện nghiên cứu ứng dụng này, MSM cũng là một trong số 3 nhóm chiếm sốlượng nhiều nhất trong những người đang điều trị tại phòng khám Mô hình quản lýtrường hợp người sống với HIV nay được thực hiện theo một tiến trình gồm 5 bước.Bước 1: Thiết lập quan hệ, thảo luận ban đầu.

Bước 2: Lấy đồng thuận, thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu, mức độ hỗ trợ vàthảo luận, thống nhất kế hoạch hỗ trợ.

Bước 3: Hỗ trợ và điều phối thực hiện các hoạt động trong kế hoạch.

Bước 4: Rà soát và đánh giá

Bước 5: Kết thúc quản lý trường hợp

Một số giáo trình đào tạo CTXH và tài liệu đào tao của một số dự án tại Việt Namcũng đã đưa các nội dung về quản lý trường hợp như quản lý trường hợp người

26

Trang 31

khuyết tat [8], quan lý trường hợp với gia đình [10], quản lý trường hợp tại bệnh

viện [13], quản lý trường hợp người sử dụng ma túy [30] với các bước quản lý

trường hợp dao động từ 5 đến 6 bước Trên khía cạnh văn bản hướng dẫn hiện hành

tại Việt Nam, thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH ngày 14/02/2020 hướng dẫn quản

lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ CTXH tại cơ sở và tại xã,

phường, thị trấn Thông tư này hướng dẫn quy trình 5 bước thực hiện quản lýtrường hợp bao gồm: thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu; xây dựng kế hoạch, thựchiện kế hoạch; theo dõi, rà soát và điều chỉnh kế hoạch và đánh giá, kết thúc quản lýđối tượng Về cơ bản, 5 bước trong mô hình quản lý trường hợp người sống vớiHIV trên cũng tương đồng với các nội dung trong tiến trình quản lý trường hợp nóichung ở các nhóm đối tượng khác như đề cập trong các tài liệu đào tạo tại Việt Namvà trong hướng dẫn của thông tư 02 nói trên Chi tiết việc thực hiện các bước sẽđược đề cập cụ thé tai Chương 3 của luận van nay.

1.4 Một số chính sách của nha nước đối với người sống với HIV tại Việt Nam

Năm 1995, Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chốngnhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, tập trung vàocác biện pháp chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống HIV/AIDS Năm 2006, Pháplệnh này đã được thay thế bởi Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suygiảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật số 64/2006/QH11 ngày 29/06/2006, viết tắtlà Luật phòng, chống HIV/AIDS) Quốc hội đã chính thức thông qua Luật số71/2020/QH14 ngày 26/11/2020 sửa đổi, b6 sung một số điều của Luật Phong,chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

Tại Điều 4, chương I Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy

giảm miễn dịch mac phải ở người (2006) quy định quyền và nghĩa vụ của người

nhiễm HIV Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: sống hòa nhập với cộng đồng

và xã hội; được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; học văn hoá, học nghề, làm việc;

được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; từ chối khám bệnh, chữa bệnhkhi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; các quyền khác theo quy định củaLuật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan Người nhiễm HIV có các

27

Trang 32

nghĩa vụ sau đây: thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;

thông báo kết quả xét nghiệm HIV đương tính của mình cho vợ, chồng hoặc chongười chuẩn bị kết hôn với mình biết; thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc

khang HIV; các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.

Nhà nước có nhiều chính sách quan trọng trong việc chăm sóc hỗ trợ ngườisông với HIV được nêu rõ trong luật như: tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua cácchương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; nhà nước cung cấp ARVmiễn phí cho người người bị phơi nhiễm hoặc nhiễm HIV do nghề nghiệp, người bịnhiễm HIV do điều trị y tế, phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em nhiễm HIV dưới6 tudi sẽ được nhà nước cung cấp thuốc ARV miễn phí; thuốc kháng HIV do ngânsách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợđược cấp miễn phí do người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tựưu tiên: trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV; người nhiễm HIV tích cựctham gia phòng chống HIV/AIDS; người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn, những người khác nhiễm HIV.

Luật số 71/2020/QH14 ngày 26/11/2020 sửa đổi, bố sung một số điều củaLuật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ởngười đã điều chỉnh, mở rộng sự tham gia của người nhiễm HIV, người có hành vinguy cơ cao được tham gia một số biện pháp phòng, chống HIV/AIDS như: cungcấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm sàng lọc HIV chongười có nguy cơ cao tại cộng đồng theo quy định của pháp luật; giới thiệu, tư vấnsử dụng và tuân thủ điều trị, chuyển gửi người nguy cơ cao tham gia điều trị dự

phòng trước và sau phơi nhiễm HIV (Điều 20) Bên cạnh đó, điều 35 cũng điều

chỉnh quy định phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí như

quy định hiện hành và có thêm nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế đối với người có thẻtheo yêu cầu chuyên môn Luật điều chỉnh cũng bổ sung đối tượng được điều trịmiễn phí do không tiếp cận bảo hiểm y tế của các phạm nhân (Điều 39).

28

Trang 33

Gần đây nhất ngày 14/08/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết địnhsố 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia cham dứt dịch bệnh AIDSvào năm 2030 Nhiều giải pháp được đưa ra trong đó nhóm giải pháp về hỗ trợ xã

hội hướng đến đây mạnh các hoạt động dao tạo nghề, tạo việc làm; phát triển các

mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lâynhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; hỗ trợ vật chất, tinh thần cho

người nhiễm HIV và gia đình họ dé người nhiễm HIV 6n định cuộc song, hoa nhap

va được chăm sóc tai gia đình va cộng đồng: bảo đảm sự công bằng và bình đăngtrong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tiếp tục triển khai chính sách trợcấp xã hội cho trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người nhiễm HIV thuộc hộnghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã

hội theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Chỉ thị của Thủtướng và Bộ Y tế, Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng và Bộtrưởng Bộ Y tế cũng như hàng loạt các Thông tư của Bộ Y tế và các bộ, ngành khácđược ban hành trong 30 năm qua tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công tácphòng chống HIV/AIDS Nhà nước xây dựng các chế tài quy định xử phạt hànhchính trong việc phân biệt đối xử với người có HIV đương tính được quy định trongđiều 17, nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 quy định xửphạt hành chính trong lĩnh vực y tế Người có HIV dương tính tham gia bảo hiểm ytế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả khám và chữa bệnh Thông tư 15/2015/TT-BYTvề Hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễmHIV và người sử dụng dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS Nghị định số136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợgiúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó quy định các đối tượng đượchưởng trợ cấp xã hội có trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người có HIV dươngtính thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàngtháng khác Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg quy định về tín dụng đối với hộ gia

29

Trang 34

đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện cácchất dạng thuốc phiện băng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương Nhữngngười có HIV dương tính được nhà nước hỗ trợ vay vốn tạo điều kiện phát triển

việc làm tăng thu nhập cho cá nhân và gia đình.

Như vậy, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người có HIV được quy

định trong các văn bản hiện hành không chỉ nhằm quy định các biện pháp xã hội đốivới việc phòng/chống HIV/AIDS tại Việt Nam mà còn thể hiện sự tôn trọng quyềncon người, chống kỳ thị phân biệt đối xử, đảm bảo tính bảo mật, quyền và lợi íchhợp pháp của người sông với HIV; tăng cường trách nhiệm của gia đình, xã hội đối

với họ và của chính họ đối với gia đình, xã hội; đồng thời tăng cường phối hợp liên

ngành và huy động toàn xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS.1.5 Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam

Cơ quan điều hành chiến lược công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Namlà Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.Bộ Y tế là cơ quan thường trực cho công tác phòng chống HIV/AIDS Từ năm

2005, Cục Phòng chống HIV/AIDS được thành lập với nhiệm vụ tham mưu cho BộY tế quản lý nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tại tuyến tỉnh, thành phó, để bảo đảm công tác chỉ đạo được mạnh mẽ và

xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốthành lập ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

hoặc một ban chỉ đạo tương đương, có sự tham gia của các sở, ban, ngành và do

lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Chủ tịch.

Các tỉnh, thành phố trước đây có Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở

Y tế mà hiện nay là Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tại các trung tâm này có Khoa

Phòng, chống HIV/AIDS Tại Trung tâm y tế tuyến huyện có Khoa kiểm soát dịchbệnh HIV/AIDS; các xã, phường, thị trấn đều có cán bộ kiêm nhiệm về phòngchống HIV/AIDS và lực lượng nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên, tuyên truyền

viên của các ban, ngành, đoàn thê cùng lực lượng nhân viên tiêp cận cộng đông.

30

Trang 35

Các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS được gan liền với hệ thống y tế, tùy theocác dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có thé triển khai tại các cơ sở y tế như tư vấn

xét nghiệm HIV, điều trị methadone, điều trị ARV và dự phòng lây truyền HIV từ

mẹ sang con Các cơ sở khám và điều trị ARV được thành lập tại các cơ sở y tế, chủyêu tại các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cáchoạt động tiếp cận cộng đồng thực hiện thông qua hệ thống tuyên truyền viên đồngđăng và tổ chức cộng đồng Ngoài ra, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cũng gắnliền với chức năng của các bộ ngành như trong các trại tạm giam, trại giam, trungtâm chữa bệnh, giáo dục, lao động, xã hội, các hoạt động thông tin giáo dục truyềnthông Ngoài phòng khám ngoại trú tại cơ sở y tế còn có cơ sở điều trị ARV tại trại

giam; trung tâm 06, cơ sở tôn giáo và một số phòng khám tư nhân.1.6 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Hoàng Mai là quận năm phía Đông Nam của thành phố Hà Nội, phía Đônggiáp Sông Hồng và Quận Long Biên, phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì, phíaBắc giáp quận Thanh Xuân và Quận Hai Bà Trưng Quận Hoàng Mai có diện tích40,32km2, dân số khoảng 364,900 người Các đơn vị hành chính gồm 14 phường:

Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai

Động, Tân Mai, Tương Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Yên Sở.

PKNT Hoàng Mai đặt tại Phòng khám đa khoa Linh Đàm Đây là phòng khám

đa khoa khu vực-cơ sở y tế thuộc hệ thống phòng bệnh, chữa bệnh đảm bảo chămsóc ngoại trú về dự phòng và điều trị ở mức độ chuyên khoa cho cán bộ, công nhân

viên và nhân dân trên địa bàn Phòng khám đa khoa khu vực thuộc sự quản lý, chỉ

đạo về mọi mặt của Trung tâm y tế Quận Hoàng Mai Các dịch vụ về các bệnh đa

khoa tại phòng khám bao gồm: nội, nhi, lây, da liễu, tai-mũi-họng, sản Bên cạnhđó, bộ phận PKNT cung cấp các dịch vụ liên quan đến HIV bao gồm: tư vấn xét

nghiệm HIV, chăm sóc điều tri ARV, điều trị PrEP.

Vào tháng 4/2007, theo đề nghị của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS HàNội (hiện nay được sát nhập với Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Noi) và Trung

tâm y tế Quận Hoàng Mai, với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa

31

Trang 36

Kỳ, Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế đã hỗ trợ Trung tâm y tế Quận Hoàng Mai

thành lập PKNT Hoàng Mai- một bộ phận của phòng khám đa khoa Linh Đàm cung

cấp dịch vụ dự phòng, tư vấn xét nghiệm HIV và chăm sóc điều trị HIV từ tháng6/2007 Tháng 1/2015, với sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước, dịch vụ điều trị nghiệnbằng Methadone (MMT) được triển khai tại phòng khám.

Từ năm 2015, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội (nay là Trung tâmkiểm soát bệnh tật Hà Nội), Trung tâm y tế Quận Hoàng Mai và Tổ chức Sức khỏeGia đình Quốc tế với dự án Hỗ trợ kỹ thuật hướng tới chương trình phòng chốngHIV/AIDS bền vững (USAID SHIFT) đã làm việc chặt chẽ dé cùng chuẩn bị cho sựchuyền giao dịch vụ nhằm lồng ghép dịch vụ vào cơ sở y tế, thay thế nhân viên hợpđồng do dự án hỗ trợ bằng nhân viên nhà nước và giảm các chi phi vận hành do dựán hỗ trợ Hiện phòng khám là cơ sở thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cậncác dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, chăm sóc điều trị ARV, dự phòng trước phơi

nhiễm HIV và MMT trên cùng 1 địa điểm bên cạnh các dịch vụ khác của phòng

khám đa khoa Linh Đàm.

Nhân sự tại PKNT HIV bao gồm các 4 nhân sự trực tiếp làm toàn thời giancho PKNT HIV và một số cán bộ kiêm nhiệm khác thuộc phòng khám đa khoa LinhĐàm PKNT HIV đang nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính của dự ánHoàn thành Mục tiêu và Duy trì kiểm soát dịch HIV/AIDS (USAID EpIC) cho việctriển khai các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV va chăm sóc điều trị ARV Đối vớidịch vụ Tư vấn xét nghiệm HIV: đây là cơ sở y tế được cấp phép làm xét nghiệmsàng lọc HIV, cung cấp tư vấn trước xét nghiệm và xét nghiệm sàng lọc HIV chongười có nguy cơ cao đến xét nghiệm, hoặc người đã được xét nghiệm khôngchuyên ngoài cộng đồng sàng lọc ban đầu chuyên đến, lay mẫu, chuyển mẫu đi xét

nghiệm khang định HIV cho người xét nghiệm sang lọc có phan ứng, tư vấn sâu sau

xét nghiệm, kết nối người có kết quả chan đoán HIV dương tính vào dich vụ chămsóc điều trị HIV và kết nối các trường hợp xét nghiệm âm tính đến các dịch vụ dựphòng phù hợp Các dich vụ tư vấn xét nghiệm HIV tại phòng khám hiện tại là hoàn

toàn miền phí Đôi với dịch vụ chăm sóc và điêu trị ARV: cơ sở cung câp dịch vụ

32

Trang 37

điều trị dự phòng và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc va điều trị ARV chongười có HIV dương tính Tính đến 31/3/2020, có 1,053 người có HIV dương tínhđang điều trị tại phòng khám.

Tiểu kết Chương 1:

Các nghiên cứu đã cho thấy những tác động, ảnh hưởng của HIV/AIDS đếnngười có HIV dương tính trên nhiều khía cạnh Cùng với đó là các nhu cầu đa dạngcủa người sống với HIV cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu Dé tăng cườnghiệu quả các can thiệp lên chất lượng cuộc sống của người có HIV dương tính đòihỏi sự thiết lập các mạng lưới, các dịch vụ lâm sàng, và hệ thống chuyên gửi Trênthế giới, đã có nhiều nghiên cứu tông hợp, đánh giá các mô hình quản lý trường hợpkhác nhau, trong đó có quản lý trường hợp người sống với HIV Nhiều nghiên cứucũng đã đưa ra những bằng chứng của quản lý trường hợp người sống với HIV vàkhuyến nghị đưa quan lý trường hợp vào trong quá trình điều trị ARV của ho.

Việt Nam đã trải qua 30 năm thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS vớinhiều hoạt động từ dự phòng, tư vấn xét nghiệm, chăm sóc điều trị và các hoạt độngliên quan khác Có nhiều văn bản quy định quyền lợi của người có HIV và nhữngchính sách của nhà nước cho nhóm đối tượng này Việt Nam đang tiến tới mục tiêuchấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và được cho rằng cần phải có các biệnpháp toàn diện hơn nữa trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Chương tiếp theo của luận văn này trình bày kết quả thực hiện đánh giá nhucầu hỗ trợ và thực trạng sử dụng và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc điều trị và các hỗtrợ liên quan đến HIV của các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại PKNT HoàngMai cho thấy những nhu cầu nổi bật và thực tế đáp ứng các nhu cầu này trong phạmvi hoạt động của phòng khám ngoại trú điều trị ARV.

33

Trang 38

CHƯƠNG 2:

NHU CAU VÀ THUC TRANG HỖ TRỢ NGƯỜI SÓNG VỚI HIV TẠI

PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HOÀNG MAI

2.1 Đặc điểm nhân khẩu học người sống với HIV đang sử dụng dịch vụ tạiphòng khám ngoại trú Hoàng Mai

Tính đến 31/3/2020, theo số liệu báo cáo chỉ số của PKNT Hoàng Mai, có1,053 người bệnh đang điều trị tại phòng khám Biểu đồ tuổi và giới của các ngườibệnh đang điều trị tại phòng khám dưới đây cho thấy tỉ lệ người bệnh là nam giới

đang điều trị tại phòng khám chiếm phần lớn so với nữ.

Độ tuổi của người bệnh dao động từ 16 tuổi đến 79 tuổi Trong số nhữngngười đang tham gia điều trị ARV là nam giới, nhóm trong độ tuổi từ 20 đến 46chiếm số lượng chủ yếu Trong số các người bệnh là nữ giới, độ tuôi từ 32 đến 46lại chiếm phần đông Điều này phản ánh người bệnh đang điều trị tai PKNT HoangMai tương đối thuộc nhóm dân số trẻ, trong độ tuổi lao động.

Nguôn: Phòng khám ngoại trú Hoàng Mai (2020)

Đôi với các người bệnh mới điêu tri trong vòng | năm trở lại đây, sô lượngngười bệnh nam là chủ yêu và chiêm đa sô là nhóm trẻ tuôi từ 20-30 tuôi Độ tuôicủa người bệnh nữ phân bô rải rác ở các mộc tuôi khác nhau.

34

Trang 39

20 Hình 2.2: Phân bố tudi- giới theo khoảng thời gian

Nguồn: Phòng khám ngoại trú Hoàng Mai (2020)

Về nơi thường trú, biểu đồ dưới đây cho thấy lượng người bệnh nội tinh vàngoại tỉnh đang điều trị tại Hoàng Mai là gần tương đương nhau với 46% người

bệnh ngoại tỉnh và 54% người bệnh nội tỉnh.

Hình 2.3: Nơi thường trú của người bệnh đang điềutrị ARV tại phòng khám (đên 31/3/2020)

Hà Nội

Tỉnh khác

Nguồn: Phòng khám ngoại trú Hoàng Mai (2020)

Nhóm bạn tình của người có HIV (36,37%), nhóm tiêm chích ma túy

(35,61%) và nhóm MSM (17,95%) là 3 nhóm chiếm số lượng nhiều nhất trong cácnhóm nguy cơ của người bệnh đang điều trị tại PKNT Hoàng Mai.

35

Trang 40

Hình 2.4 Phân nhóm nguy cơ người bệnh đang điều

trị ARV tại phòng khám (dén 31/3/2020)

Bạn tình củangười tiêmchích ma túy

Người bán

Bạn tình củangười nhiễm

Nguồn: Phòng khám ngoại trú Hoàng Mai (2020)

Có thể thấy, người bệnh đang điều trị tại PKNT Hoàng Mai chiếm đa phần lànam giới, có độ tuổi trung bình trẻ và thuộc các nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV

như bạn tình của người có HIV, bạn tình của người tiêm chích ma túy, người tiêm

chích ma túy và MSM Nơi cư trú của người bệnh bao gồm cả những người nội tỉnhvà ngoại tỉnh với số lượng gần tương đương nhau cho thấy một lượng lớn nhữngngười từ các tỉnh thành khác vẫn có nhu cầu duy trì điều trị tại Hà Nội.

2.2 Nhu cầu của người có HIV dương tính trong quá trình sử dụng dịch vụ tại

phòng khám ngoại trú Hoàng Mai.

Người sống với HIV được phỏng vấn có thời gian điều trị tại phòng khámtương đối đa dạng từ mới bắt đầu điều trị đến một vài tháng và tối đa là 11 năm điềutrị ARV Ở những người mới bắt đầu điều trị là những chia sẻ về cảm xúc, nhữngnhu cầu hiện tại khi họ bắt đầu sống chung với HIV Ở những người đã có thâmniên điều trị là những nhìn nhận lại về những nhu cầu trong quá trình sống với HIVcủa chính họ và những người có HIV khác mà họ biết Kết quả phỏng vấn sâu chothấy một số nhu cầu nổi bật của người sống với HIV tập trung chủ yếu vào giaiđoạn đầu khi khách hàng mới biết kết quả xét nghiệm HIV và tham gia vào điều trị.Các nhu cầu đó liên quan đến hỗ trợ về tâm lý; bảo mật thông tin; bộc lộ thông tintình trạng nhiễm; tìm hiểu thông tin, kiến thức liên quan đến HIV/AIDS; có người

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w