5 LỜI MỞ ĐẦU Trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ tiến tới 5.0, việc chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận tại Việt Nam.. Từ việc phân tích x
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quỳnh Trang
Mã nhóm lớp: : FIN91A07
Hà Nội, ngày 08 tháng 04, 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SỐ 6
1.1 Khái niệm 6
1.1.1 Công nghệ số 6
1.1.2 Chuyển đổi số 6
1.2 Tính cấp thiết của chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 6
1.3 Xu hướng chuyển đổi số 7
1.3.1 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới 7
1.3.2 Xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 8
1.4 Hoạt động chuyển đổi số tại một số quốc gia trên thế giới 9
1.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 13
2.1 Thực trạng chuyển đổi số tại các NHTM Việt Nam 13
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng 17
2.2.1 Yếu tố khách hàng 17
2.2.2 Yếu tố chiến lược và quản lý 18
2.2.3 Yếu tố công nghệ 18
2.2.4 Yếu tố nhân lực 19
2.3 Cơ hội và thách thức trong hoạt động chuyển đổi số đối với NHTM Việt Nam 20
2.4 Đánh giá kết quả 23
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 26
3.1 Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước: 26
3.2 Giải pháp với các ngân hàng 26
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 55
LỜI MỞ ĐẦU
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ tiến tới 5.0, việc chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận tại Việt Nam Nhờ sự phát triển của công nghệ cao và sự phổ biến của Internet đã mang tới lợi ích to lớn cùng với sự thúc đẩy mạnh mẽ, các ngân hàng tại Việt Nam phải thích ứng và tiến xa hơn trên con đường chuyển đổi số Việc này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Trong hoàn cảnh này, việc nghiên cứu về thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Từ việc phân tích xu hướng chuyển đổi số, những thách thức và cơ hội đối với ngành ngân hàng, đến việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp chuyển đổi số đã và đang được triển khai, nghiên cứu sẽ cung cấp toàn cảnh và chi tiết về quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng tại Việt Nam
Nắm bắt được điều này, nhóm chúng em đã thực hiện nghiên cứu này để đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số, đồng thời đề xuất các giải pháp
để tối ưu hóa quá trình chuyển đổi và nâng cao hiệu suất của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu
Trang 6Các đặc điểm của công nghệ số:
Số hóa: Chuyển đổi các dữ liệu từ dạng truyền thống (vật lý) sang dạng số hóa ( dữ liệu điện tử) để có thể xử lý bằng máy tính
Kết nối: Khả năng kết nối giữa các thiết bị, hệ thống và người dùng để truyền tải thông tin
Tích hợp: Sự tương tác và tích hợp giữa các công nghệ và hệ thống khác nhau để tạo ra các giải pháp toàn diện và hiệu quả
Linh hoạt và đổi mới: Tính linh hoạt cao, cho phép dễ dàng mở rộng và điều chỉnh đồng thời luôn đổi mới với sự ra đời của các công nghệ và các ứng dụng tiên tiến để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu mới
1.1.2 Chuyển đổi số
Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình tái cơ cấu hoặc thay đổi cách hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan công cộng bằng cách sử dụng công nghệ số
Cụ thể hơn, trong lĩnh vực ngân hàng, Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain thay vào đó là chuyển đổi toàn bộ mô hình, chiến lược và văn hóa kinh doanh của ngân hàng trên nền tảng đổi mới công nghệ
1.2 Tính cấp thiết của chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Trong kỷ nguyên số hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng không thể phủ nhận và vô cùng cấp thiết trên toàn thế giới Đặc biệt, việc chuyển đổi này trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đã và đang là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển sự cạnh tranh, đảm bảo tính bền vững và cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng
Dưới đây là một số lý do đáng kể về tính cần thiết của việc chuyển đổi số trong lĩnh
Trang 77
vực này:
Thứ nhất, gia tăng tiện ích khách hàng Khách hàng ngày càng mong đợi sự tiện lợi và linh hoạt trong các dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt nhu cầu này càng được - phổ biến và nhân rộng sau đại dịch Covid 19 Chuyển đổi số giúp các đơn vị trong lĩnh vực này cung cấp các dịch vụ trực tuyến và di động, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng từ bất kỳ nơi đâu Thay vì phải đến chi nhánh ngân hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính từ ứng dụng di động hoặc trang web của ngân hàng Hay là, các tính năng như chức năng tìm kiếm, chăm sóc khách hàng
tự động và giao diện người dùng thân thiện giúp tạo ra một môi trường tài chính trực tuyến
dễ tiếp cận và sử dụng
Thứ hai, tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn Chuyển đổi số tại ngân hàng đã giúp các tổ chức tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng và ít tốn kém hơn Người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận về tổ chức thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, các trang web và quảng cáo
Thứ ba, tăng cường bảo mật và quản lý rủi ro Công nghệ số cung cấp các giải pháp bảo mật tiên tiến, như xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu, và phát hiện gian lận Việc áp dụng các công nghệ này giúp ngân hàng bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng một cách hiệu quả hơn
Thứ tư, tăng trải nghiệm khách hàng và tăng tính cạnh tranh Các ngân hàng cần cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể để giữ chân khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh Chuyển đổi số giúp tạo ra các dịch vụ cá nhân hóa và tùy chỉnh, từ việc cung cấp gợi ý dịch vụ cho đến quản lý tài sản thông minh
Thứ năm, thích ứng với xu hướng toàn cầu: Trên thế giới, ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính ngân hàng đang chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số hóa Việc chuyển đổi số tại Việt Nam giúp các ngân hàng thích ứng với xu hướng toàn cầu và duy trì
-sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế
1.3 Xu hướng chuyển đổi số
1.3.1 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới
Dịch vụ ngân hàng trực Tuyến và ứng dụng di động: Người tiêu dùng trên toàn cầu dần chuyển sang sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để thực hiện các giao dịch
và quản lý tài khoản một cách tiện lợi và nhanh chóng Thống kê của World Bank cho thấy
Trang 8Công nghệ Blockchain, NFT và Metaverse Trong đó, Blockchain hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn ngành ngân hàng vào năm 2024 nhờ khả năng truyền tải dữ liệu một cách an toàn, minh bạch dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp
1.3.2 Xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Hiện nay, xu hướng tiến hóa của hệ thống ngân hàng có 5 mức
Mức 1, Ngân hàng truyền thống
Mức 2, Ngân hàng số
Mức 3, Ngân hàng mở và hơn thế nữa
Mức 4, Tài chính phi tập trung
Mức 5, Ngân hàng Metaverse
Hình 1.1: Xu hướng tiến hóa của hệ thống ngân hàng
Đa số các NHTM Việt Nam đang dừng lại ở mức 2 và lộ trình chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số của hệ thống ngân hàng được phân chia làm 3 cấp độ
Trang 99
Cấp độ 1, Số hóa thông tin và giao diện
Cấp độ 2, Số hóa quy trình
Cấp độ 3, Số hóa toàn diện
Dựa trên lộ trình này, xu hướng chuyển đổi số của các NHTM chủ yếu bao gồm: Ngân hàng số và ứng dụng di động: NHTM Việt Nam đẩy mạnh cung cấp các dịch
vụ tài chính trực tuyến và qua điện thoại di động Ứng dụng di động của các ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển tiền, và thanh toán hóa đơn mọi lúc mọi nơi, cho vay cá nhân
An toàn và bảo mật dữ liệu: Với sự gia tăng của giao dịch trực tuyến, bảo mật dữ liệu đã trở thành một ưu tiên quan trọng Hệ thống ngân hàng tại Việt nam đang chú trọng đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố, và phát hiện gian lận để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của khách hàng
Điện toán đám mây (Cloud Computing): Cho phép các ngân hàng lưu trữ, quản lý
dữ liệu, khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố Ngoài ra, công nghệ Cloud này cho phép người dùng phân tích và khai thác thông tin dựa trên nền tảng Internet
Sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (AI/Big Data): NHTM ở Việt Nam bắt đầu
áp dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa quy trình nội bộ và cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa
1.4 Hoạt động chuyển đổi số tại một số quốc gia trên thế giới
Trong vài năm trở lại đây, chuyển đổi số đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong nước và trên thế giới Tại các nền kinh tế phát triển, đã xuất hiện một số ngân hàng triển khai thành công mô hình chuyển đổi số và được thống kê tại bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Kết quả chuyển đổi số của một số ngân hàng thành công trên thế giới
Thay đổi mô hình
kinh doanh
MyBank (Alibaba), WeBank (Tencent), KakaBank (KakaoTalk)
Skandiabanken (Thụy Điển), HSBC, WeBank (Trung Quốc), NAB (Australia)
Trang 1010
(Mỹ), NAB, Westpac (Australia), OCBC (Singapore), Standard Chartered (Anh)
(Nguồn: Phạm Thị Bích Liên và Trần Thị Bình Nguyên (2018))
Tại Mỹ, hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng Mỹ bắt đầu từ sự ra đời của Mobile Banking Với s đầu tư mự ạnh tay vào công nghệ, hiện nay, các ngân hàng Mỹ đã đạt được những bước tiến xa hơn nhiều so với Mobile Banking
Bank of America đã triển khai thành công ngân hàng số, tự động hóa hoàn toàn với Chatbot để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động
tự thực hiện các giao dịch cơ bản mà không cần tới giao dịch viên Cũng tại quốc gia này, JPMorgan Chase, một trong những ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ đã triển khai các chatbot trên trang web và ứng dụng di động của mình để cung cấp hỗ trợ tự động cho khách hàng Nhìn chung, số hóa dữ liệu giúp các ngân hàng Mỹ tập trung triển khai việc khai thác và phân tích dữ liệu của khách hàng ừ đ t ó có được bản tóm tắt hành vi chi tiêu của
m vỗi ị khách, đưa ra kế hoạch giúp khách hàng quản lý tài chính ệu qu hi ả hơn
Bên cạnh đó, quốc gia này có nhiều thành công lớn về mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech Việc hợp tác này hỗ trợ ngân hàng rất nheiefu trong cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, ví dụ như sử dụng công cụ phân tích AI/ML của Fintech để phân tích cấu trúc dữ liệu và đánh giá danh mục tài sản của khách hàng trong quy trình cho vay Bởi sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp, các ngân hàng Mỹ
ưu tiên lựa chọn Fintech là nhà cung cấp dịch vụ thay vì là đối tác xây dựng sản phẩm/giải pháp số
Tại Trung Quốc, người dân tại quốc gia này có thói quen sử dụng thanh toán điện
tử trong mọi ho động hạt àng ngày Đây là minh chứng cho thành công của Trung Quốc trong việc triển khai Mobile Money Với hệ sinh thái to lớn và được ủng hộ bởi thói quen
sử dụng sản phẩm nội địa của người dân, AliPay của Alibaba và WeChatPay - hai ứng dụng
ví điện tử nội địa có hệ sinh thái rất lớn đã thu hút đông đảo người dùng, thành công thay đổi thói quen hàng ngày của người dân
Những năm gần đây, cũng giống như các ngân hàng Mỹ, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đ đầu tư rất nhiều vã ào khoa học công nghệ cùng với sự hỗ tr ừ Chợ t ính phủ - ban
Trang 1111
hành nhiều chính sách nhằm phát triển ngân hàng số một cách minh bạch, bảo vệ người sử dụng ngân hàng số và đẩy mạnh người dân sử dụng thanh toán điện tử thông qua các chính sách tiêu dùng, nỗ lực nâng cấp hệ thống Internet và khai phóng đổi mới 5G, Wifi 6 để tạo sức mạnh AI, IoT mạnh mẽ hơn, xây dựng khung pháp lý cho thanh toán điện tử, đảm bảo tối đa hóa l ích cho khách hàng Các khợi oản đầu tư này đã thúc đẩy cả sự phát triển của Fintech và làm thay đổi đáng kể hoạt động của ngân hàng
Dưới sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng và chính phủ, hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc
đã triển khai thành công ngân hàng tự động hóa hoàn toàn cùng với Robot Tiểu Long (Xiao Long) để phục vụ khách hàng, ATM có khả năng mở tài khoản mới cho khách hàng và giao dịch ngoại hối WeBank (Trung Quốc) đã ứng dụng thành công AI cho ra các trợ l
ảo để tiếp xúc khách hàng ban đầu, trả lời các câu h i của khách hàng cũng như tư vấn và hướng d n Trường hợp ph n h i d kiả ự ến đưa ra chưa đủ độ tin c y, tậ ổng đài viên AI s kẽ ết nối với tư vấn viên v tà ự động ghi nh n câu hậ i cùng câu tr lả ời mới để ó thể có những ccâu trả l i ch nh x c cao cho khờ í á ách hàng trong những lần sau
Tại Singapore, hai ngân hàng nổi bật nhất trong hoạt động chuyển đổi số là DBS
và UOB Điểm chung giữa hai ngân hàng này là họ đều chú trọng đầu tư ngu n lực tài chính và nhân sự để thực hiện chiến lược chuyển đổi số, đặc biệt là hệ sinh thái s Tuy ốnhiên, những thành công trong hoạt động chuyển đổi số ở Singapore có được, một phần là nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ Thời gian qua, Chính phủ Singapore đã dành sự ưu tiên
về ngân sách và cơ chế thuận lợi để GovTech xây dựng lực lượng mạnh về công nghệ, triển khai, nghiên cứu phát triển các giải pháp và nền tảng số, đặc biệt cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cùng với cơ quan tiền tệ xây dựng hành lang pháp l và chính sách hỗ trợ đặc biệt riêng cho các công ty Fintech được hoạt động an toàn
và phát triển hiệu quả
1.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sau nghiên cứu về kinh nghiệm chuyển đổi số của ba nền kinh tế lớn Mỹ, Trung Quốc và Singapore, nhóm rút ra một số bài học cho chiến lược chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam như sau:
Thứ nhất, để ho động chuyạt ển đổi số diễn ra ệu quả, nhanh chhi óng, các NHTM cần có sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Chính phủ
Trang 1212
và NHNN Yếu tố quan trọng cần được cơ quan quản lý hoàn thiện là khung pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành và phát triển chiến lược chuyển đổi số của ngành ngân hàng Hành lang pháp lý cần đảm bảo cho sự hoạt động liền mạch của cả hệ sinh thái
gồm: Cơ quan quản lý nhà nước – ngân àng h – khách àng – ên thứ ba ch b ó liên quan (đặc
biệt là các công ty Fintech) Việt Nam có thể tham khảo mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech của Mỹ, Trung Quốc để tạo môi trường ừa hợp tác vừa cạnh tranh v
an toàn, lành mạnh;
Thứ hai, các ngân hàng l yà ếu tố đóng vai trò chủ chốt trong ho động chuyạt ển đổi
số Từ trường hợp của Mỹ, Trung Quốc và Singapore, các NHTM Việt Nam cần chú trọng phát tri các yển ếu tố sau: xây dựng mô hình kinh doanh theo hướng đa kênh, hướng đến
xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho ngân hàng, tăng cường hợp tác với công ty Fintech để
áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại, tinh gọn nhân sự; đầu tư nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của CMCN 4.0 vào hoạt động kinh doanh ngân hàng;
Thứ ba, hoạt động chuyển đổi số của các NHTM đều ướng đến đối tượng cuối hcùng là khách hàng Số hóa sản phẩm dịch vụ giúp ngân hàng quản lý dữ liệu và khai thác
dữ liệu hiệu quả hơn, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao hơn tới khách hàng, nhưng đồng thời cũng khiến quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng trở nên
phức tạp hơn Do đó, các ngân hàng cần tích cực hỗ trợ khách hàng bằng cách khảo át skhách hàng phân tích dữ liệu khách hàng và tham khảo c, ác cố vấn để lập kế hoạch chuyển đổi số phù hợp Các ngân hàng đạt được thành công chuyển đổi số ở Mỹ, Trung Quốc và Singapore đều quan tâm đến hành vi và nhu cầu của khách hàng, ưu tiên đảm bảo quyền
lợi của khách hàng nhằm gia tăng lòng tin của khách khi thực hiện các giao dịch tại ngân
hàng
Trang 1313
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở CÁC
NHTM VIỆT NAM 2.1 Thực trạng chuyển đổi số tại các NHTM Việt Nam
Nhìn chung, hoạt động chuyển đổi số tại các NHTM Việt Nam đang diễn ra khá tích cực: Thứ nhất, trong lộ trình số hóa hoạt động ngân hàng, các NHTM Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn số hóa thông tin và đang triển khai giai đoạn số hóa quy trình
Về số hóa thông tin, theo VNBA, toàn ngành ngân hàng đã tập trung làm sạch toàn
bộ 51 triệu dữ liệu khách hàng tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC)
và các tổ chức tín dụng, bảo đảm tất cả dữ liệu khách hàng được xác minh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Khảo sát tháng 9/2020 của NHNN, 50% các ngân hàng đã xây dựng Kho dữ liệu tập trung (Data warehouse), 27% đã xây dựng các Hồ dữ liệu (Data lake)
để thu thập dữ liệu thô đến từ các điểm tiếp xúc số, khoảng 50% các ngân hàng đã ứng dụng phân tích dữ liệu để tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro, Một số ngân hàng đã thành lập các bộ phận quản lý dữ liệu chuyên biệt hoặc đã
có giải pháp công nghệ để thực hiện quản lý dữ liệu hiệu quả (Thành Đức, 2020)
Về số hóa quy trình, phần lớn các ngân hàng đã triển khai ngân hàng số ở cấp cơ bản, bao gồm số hóa quy trình và kênh giao tiếp 100% các NHTM đã triển khai hệ thống Core Banking, trong đó 84% sử dụng phương thức kết nối Core Banking qua cơ sở dữ liệu Mức độ tự động hóa trong xử lý các giao dịch hệ thống Core Banking cũng lên tới 90,6% Tính đến quý II/2023, có khoảng 80 NHTM triển khai dịch vụ Internet Banking, 50 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử) Bên cạnh đó, một số ngân hàng tiên phong ứng dụng nền tảng dữ liệu Theo thống kê của NHNN, có 57% ngân hàng đã sẵn sàng về kiến trúc, công nghệ, tổ chức phục
vụ mục tiêu số hóa
Thứ hai, các NHTM chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển đổi số
Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report về ngành ngân hàng được thực hiện trong tháng 6/2020, 100% ngân hàng phản hồi hiện đang đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số, như: Internet banking, mobile banking
… trong khi con số này trong lần khảo sát của năm 2018 chỉ 93% (Vietnam Report, là2020)
Trích thống kê tại 10 NHTM lớn nhất (cập nhật đến 12/2023) cho thấy mức đầu tư
Trang 1414
cho chuyển đổi số trung bình chiếm từ 20 30% tổng chi phí đầu tư hoạt động, ước tính - lên tới 15.000 tỷ đồng mỗi năm Các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ trong đánh giá, phân loại khách hàng và quyết định giải ngân giúp đơn giản quy trình, thủ tục và rút ngắn thời gian giải ngân, cho vay
Thứ ba, các NHTM tích cực ứng dụng công nghệ cao cho chuyển đổi số
Trong chiến lược chuyển đổi số, các NHTM đã chủ động ứng dụng công nghệ cao trong cả kênh giao tiếp khách hàng và nghiệp vụ nội bộ Một số giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới được ứng dụng có: sinh trắc học, phân tích dữ liệu, Big Data, tự động hóa quy trình bằng robot, AI, ML, Blockchain, nhận biết và định danh khách hàng bằng eKYC Corebanking: Đến nay, 100% ngân hàng sử dụng ngân hàng lõi và liên tục tiến hành nâng cấp hệ thống Corebanking nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển 83,33% ngân hàng cho biết đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng (Vietnam Report, 2020) Tuy nhiên, việc chuyển đổi ngân hàng lõi diễn ra ở các NHTM được đánh giá còn chậm, mang tính hình thức và chưa đem đến hiệu quả tương xứng
Công nghệ sổ cái (General Ledger - GL) giúp ghi nhận một cách chi tiết các giao dịch (chiều đơn vị, tài khoản khách hàng, sản phẩm, phòng ban …) phục vụ cho quản trị, điều hành cũng được nhiều NHTM triển khai như LVPB, Vietinbank, SCB, ACB … Công nghệ định danh khách hàng điện tử eKYC - là nền tảng công nghệ thiết yếu
để ngân hàng chuyển đổi số Từ khoảng 10 ngân hàng thí điểm ban đầu (TPB, VPB, HDB, NCB, MBB, VIB, VietCapital Bank, Nam A Bank, LVPB) đến nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đã triển khai thực tế eKYC\
Blockchain: BIDV tiên phong ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ này trong giao dịch phát hành thư tín dụng với một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống Sau này, có thêm MBB, VPB, VCB, … ứng dụng Blockchain trong các giao dịch tài chính
Trí tuệ nhân tạo (AI): BIDV Smart Banking ứng dụng AI cho ra mắt không gian giao dịch số và đưa robot vào sử dụng (năm 2019); VIB kết hợp công nghệ AI với công nghệ xử lý Big Data vào quy trình chấm điểm tín dụng và duyệt hạn mức thẻ tín dụng (cuối năm 2020); SHB ra mắt robot – trợ lý SAHA trực tiếp phục vụ khách hàng tại trụ sở (tháng 3/2022)
Công nghệ sinh trắc học (nhận diện giọng nói, khuôn mặt, vân tay, mống mắt) với