TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA SƯ PHẠMKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC HOẠTĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT” CHO TRẺ 5-6 TUỔI ỞTRƯỜNG MẦM NONHọ và tên: Nguyễ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT” CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Giang Lớp: Giáo dục Mầm non- C2021A HT
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Lệ Thương
Xác nhận của giáo viên
Hà Nội, tháng 1 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đãđưa môn học "Khám phá môi trường xung quanh” vào trong chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Th.S Nguyễn
Lệ Thương đã dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ lànhững kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này để trở thành một giáo viên giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ
Bộ môn “Khám phá môi trường xung quanh” là môn học vô cùng bổ ích và có tínhthực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực
tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài khóa luậncủa em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy/cô xem xét và góp ý
để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Giả thuyết khoa học
6 Phương pháp nghiên cứu
7 Đóng góp mới của đề tài
8 Cấu trúc đề tài
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT” CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thế giới
1.1.2 Lịch sử nghiê cứu trong nước
1.3 Đặc điểm tâm lý trẻ mầm non
1.4 Vai trò của hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” đối với trẻ 5-6 tuổi.Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT” CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON VÀ CHỈ RA NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA THỰC TRẠNG
2.1 Mục đích khảo sát
2.2 Phạm vi, đối tượng và thời gian khảo sát
2.3 Nội dung khảo sát
2.3.1 Điều tra trên trẻ
Trang 42.3.1 Điều tra trên giáo viên.
2.4 Phương pháp khảo sát, tổ chức khảo sát
3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm khi tổ chức hoạt động.3.1.2 Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho trẻ mầm non
3.2 Một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
3.2.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề, với từng bài học trước khi lên lớp
3.2.2 Biện pháp 2: Tạo môi trường trải nghiệm trong và ngoài lớp học
3.2.3 Biện pháp 3: Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá chủ đề “Thực vật” đạt kết quả cao
3.2.2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
3.2.2.2 Tổ chức các thí nghiệm đơn giản
3.2.2.3 Khám phá thông qua các hoạt động khác
Trang 53.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ tự khám phá, thảo luận theo nhóm nhằm nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại.
3.2.5 Biện pháp 5: Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi nhằm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
3.2.6 Biện pháp 6: Lồng ghép khám phá môi trường xung quanh vào các hoạt động khác và cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi
3.2.7 Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh trẻ
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục là hệ thống các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là sự phát triển của trẻ em và được tổ chức đặc biệt trong xã hội Vì vậy, nó luôn được đổi mới để đáp ứng nhu cầu xã hội và con người, trong Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách con người Mỗi đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ Trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Thông qua môn học giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú và đa dạng hơn.Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, …Tất cả những điều này góp phần tạo nên nhân cách, hình thành thói quen của trẻ, kể cả những thói quen tốt và thói quen xấu Chính vì vậy, từ khi chúng ta bước sang thế kỉ XXI- thế kỉ của nền văn minh, trí tuệ- thế kỉ của nền khoa học hiện đại thì việc giáo dục trẻ lại càng trở nên quan trọng Muốn được như vậy, khi trẻ mầm non đang trong quá trình phát triển, đặc điểm phát triển đặc trưng là phát triển hài hoà về các mặt như thể chất, thẩm
mĩ, ngôn ngữ, nhận thức, … thì thế giới khách quan xung quanh thật bao la, rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, bao điều lạ lẫm, khó hiểu để cho trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, tìm hiểu để từ đó tạo nên một sự phát triển mangtính toàn diện và thống nhất Trong chương trình Giáo dục Mầm non, hoạt động khám phá môi trường xung quanh nói chung và hoat động khám phá chủ đề “thực vật” nói riêng ở trường mầm non với độ tuổi mẫu giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ, góp phần chuẩn
bị hành trang trước khi bước vào trường tiểu học Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học
Mặt khác, các nghiên cứu về não bộ của trẻ trong lứa tuổi này cho thấy quá trình nhận thức sẽ có hiệu quả hơn khi có sự liên kết giữa quá trình tư duy với ngôn ngữ,giữa xúc cảm với việc tìm hiểu khám phá, giữa hiểu biết thế giới tự nhiên với yếu
tố xã hội Sự liên hệ giữa điều đã học được với thực tế cuộc sống Ở trường mầm non, khám phá môi trường xung quanh với chủ đề “thực vật” là một trong những hoạt động để trẻ hình thành và rèn luyện kỹ năng nhận thức Cách đưa khám phá
Trang 7môi trường xung quanh trong dạy học cho phép giảm mức độ trùng lặp giữa các đơn vị những kiến thức, giảm thời gian và sức học tập của trẻ Do vậy, giáo dục cần phải chuyển sang từ việc dạy kiến thức sang hình thành và phát triển năng lực hành động ở trẻ, tức là làm cho quá trình học của trẻ trở nên ý nghĩa hơn Thông qua các bài học đơn giản giáo viên không những cung cấp cho trẻ một vốn tri thức nào đó mà còn giúp chúng hình thành những năng lực tư đuy, phán đoán, khả nănggiải quyết vấn đề, nuôi dưỡng lòng say mê, khám phá những tiền đề cần thiết cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Khám phá chủ dề “thực vật” đòi hỏi trẻ phải sử dụng đầy đủ các giác quan chính vìvậy trẻ sẽ nhanh nhạy, tư duy, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, chính xác, sinh động và hấp dẫn hơn Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện
từ đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học củatrẻ, trẻ sẽ nhận ra các sự vật, hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động, tương trợ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở nên khách quan Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo Những đứa trẻ là kết quả của hoạt động trải nghiệm, khám phá thực tế đây là một biện pháp hiệu quả mà giáo viên có thể sử dụng để hình thành nhân cách của trẻ Những trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường, giao tiếp với mọi người, tiếp xúc với những sự vật hiện tượng khác nhau thì khả năng vận động của trẻ càng được phát triển, đồng thời cũng phát triển về mặt vốn từ, tư duy, sáng tạo của trẻ và độ phức tạp ngữ pháp trong ngôn ngữ nói của chúng phát triển hơn những đứa trẻ khác
Bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức hoạt động khám phá chủ đề “thực vật” cho trẻ Nếu trong chương trình Giáo dục Mầm non cải cách giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan dùng lời để dạy môn khám phá môi trường xung quanh, thì trong chương trình Giáo dục Mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá chủ đề “thực vật” Tuy nhiên, việc thực hiện này chưa thực hiện đồng bộ và nhất quán dẫn đến hiệu quả và chất lượng đem lại trên trẻ chưa cao
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở
Trang 8trường Mầm non” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của bộ môn khám phá môi trường xung quanh.
2.Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu khả năng tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo, từ
đó đề ra một số biện pháp nhằm phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề
“Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non.3.2 Xác định thực trạng việc tổ chức hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
3.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề
“Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng
Một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non, đề xuất một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non.4.2 Phạm vi
Thực hiện trên trẻ 5- 6 tuổi
5 Giả thuyết khoa học.
Nếu trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh, giáo viên biết sử dụng kết hợp các biện pháp giáo dục, xây dựng môi trường hoạt động thuận lợi, tổ chức cho trẻ hoạt động môi trường xung quanh làm việc cùng nhau thì sẽ kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ, hình thành các hành vi tích cực, nâng cao được sự hứng thú của trẻ trong hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
6 Phương pháp nghiên cứu.
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, thu thập, tổng hợp và khái quát hoá tài liệu liên quan đến lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 96.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1 Phương pháp quan sát: quan sát quá trình dạy của giáo viên và quá trình khám phá của trẻ để tìm hiểu mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Từ đó nắm được một số đặcđiểm tình hình và kết quả tổ chức hoạt động khám phá chủ dề “Thực vật” cũng nhưcác điều kiện tổ chức hoạt động ở trường Mầm non hiện nay
6.2.2 Phương pháp điều tra:
- Việc sử dụng và tái sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên trong tiết hoạt động khám phá môi trường xung quanh theo chủ đề “Thực vật”
- Mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động khám phá môi trường xung có sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau
7 Đóng góp mới của đề tài.
7.1 Góp phần làm phong phú lý luận về việc tổ chức hoạt động khám phá chủ đề
“Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non trong đó là các khái niệm, tầm ảnh hưởng của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện của trẻ
7.2 Làm rõ hơn về thực trạng tổ chức hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của thực trạng.7.3 Đề xuất được một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
Trang 10Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của thực trạng.Chương 3: Một số biện pháp phát triển tính tích cực hoạt động khám phá chủ đề
“Thực vật” cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHsO
PHỤ LỤC
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT” CHO
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu thế giới
Hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là mộttrong những hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học và giáo dục học trong nước và nước ngoài Các nhà nghiên cứu như J.A.Comenxki, Pestalozzi, J.J.Rutxo, Krupskaya, Đã có những công trình nghiên cứu về dặc điểm tâm sinh lý ở trẻ em Họ đã đi sâu vào tìm hiểu để tìm kiếm khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong rất đặc thù của trẻ, đồng thời tìm ra những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẩm mỹ, phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ Theo nhiều tác giả, con đường thuận lợi nhất để phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh nói chung và hoạt động khám phá chủ đề “Thực vật” nói riêng của trẻ là tổ chức môi trường hoạtđộng, môi trường nghệ thuật và tổ chức cho trẻ học tập một cách có định hướng theo sự hướng dẫn của người lớn nhằm tiếp thu kinh nghiệm của xã hội
Nghiên cứu về khám phá môi trường xung quanh những nhà khoa học giáo dục ở nước ngoài ngày càng nhận thức rõ hơn về những học thuyết, quan điểm trong đó đứa trẻ phát triển hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên Những xuất bản của Osborne cùng Paul Freyerbend đã khuyến khích trẻ khám phá, thử nghiệm những
gì liên quan đến “khám phá dành cho trẻ nhỏ” Tuy nhiên nó vẫn chưa phải là một chỉ báo về tiềm năng tự nhiên của trẻ trong việc thử lĩnh hội những khám phá của chúng Ở một khía cạnh khác, những nghiên cứu về môi trường giáo dục trẻ nhà giáo dục J.A.Comenxki (1592- 1679) đòi hỏi giáo viên tạo cho học sinh môi trường hứng thú học tập và tự lực cố gắng dành lấy kiến thức Ông thường bồi dưỡng cho học sinh tư tưởng độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và ứng dụng thực tiễn J.J.Rutxô (1712- 1778) là người đi tiên phong cho tư tưởng dạy học phát triển Ông tôn trọng cái vốn có trong gia tài thể chất và tinh thần của trẻ em, Ông cho rằng người giáo viên phải dựa vào sự phát triển của học sinh mà giảng dạy “Đểgiúp cho thiên tính của các em nảy nở” Ông phân phối sự bao biện, làm thay, làm cho cá tính và tố chất cá nhân học sinh bị tổn thương, Ông nói: “Cái chính thức có thể đưa đến sự thành công trong giáo dục, đó là sự tự do đã được điều chỉnh cẩn thận” Giáo sư Gary Moore Khoa Kiến trúc Đại học Sydney cho rằng: “Trẻ nhỏ
Trang 12học thông qua sự tương tác với môi trường vật chất xung quanh chúng” Các nghiên cứu của ông cũng xác nhận rằng không gian hạn chế và không gian tổ chức kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em Cũng theo Moore, thiết kế và bố trí của các môi trường vật lý; bao gồm hoàn thiện nội thất, không gian ngoài trời, lựa chọn thiết bị, và sắp xếp phòng; có tác động sâu sắc đến việc học tập và hành vi của trẻ đặc biệt là khả năng “làm người”
Một môi trường có hiệu quả hỗ trợ cho trẻ em tương tác với không gian, vật liệu vànhững người xung quanh Khi mà môi trường được thiết kế đúng cách, trẻ em có tự
do để di chuyển về một cách an toàn Từ đó, người lớn có thể tập trung vào việc phát triển hoạt động của trẻ, quan sát trẻ em, và đáp ứng các nhu cầu cá nhân của chúng Môi trường có hiệu quả giúp trẻ em cảm thấy được mời gọi và chào mừng đến khám phá và học hỏi Theo bà M Montessori bà nhấn mạnh “Môi trường giáo dục giống như đầu não của nhân loại, nó là phần quy định cho sự phát triển toàn diện con người” Theo bà, mục đích của giáo dục có hai phương diện một là giúp
cá thể phát triển tự nhiên và hai là để cho mỗi cá thể thích ứng hòa nhập vào môi trường Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là kết hợp được hai phương diện trên, làm cho mỗi cá thể - trẻ em được phát triển tự do, chủ động trong một môi trường mang tính chuẩn bị M Montessori cũng thừa nhận rằng điểm nhấn mà bà đặt vào việc chuẩn bị môi trường học tập có lẽ là đặc điểm chính yếu nhất mà qua đó mọi người xác định được phương pháp của bà Bà tin rằng “Môi trường” không chỉ baogồm không gian mà trẻ sử dụng, cùng những vật dụng và giáo cụ trong không gian
đó, mà còn là việc người lớn và trẻ em cùng chia sẻ với nhau ngày làm việc, cũng như môi trường bên ngoài và những địa điểm khác mà trẻ có thể học được ở nơi
đó M Montessori tin rằng trẻ học những kĩ năng sống thiết yếu khác từ chính môi trường trẻ ở mà không cần sự nỗ lực học hỏi có ý thức nào Vì thế, bà nghĩ rằng môi trường dành cho trẻ cần phải thật đẹp và ngăn nắp, sao cho trẻ có thể học đượctính trật tự gọn gàng từ đó Bà tin rằng trẻ học tốt nhất là thông qua những trải nghiệm cảm giác và giáo viên phải có trách nhiệm cung cấp quang cảnh, cách sắp xếp đẹp đẽ, âm thanh và mùi vị thú vị cho trẻ Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng M Montessori cũng làm mất cơ hội tự hoạt động của trẻ, vì quan điểm của trường phái này là người lớn phải can thiệp vào việc giáo dục trẻ bằng cách chuẩn bị chu đáo và sắp xếp trật tự cho môi trường vật thể xung quanh trẻ.Những nghiên cứu trước những năm 2000 Trên thế giới, nghiên cứu về hướng này
có những tác giả tiêu biểu như: J.A.Comenxki J.A, J.J.Rutxo, Pestalozzi, Các tác giả này nhấn mạnh vai trò to lớn của quá trình quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên,
xã hội đối với việc lĩnh hội kiến thức, phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ em Đặc