1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Anh Thư
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Lụa
Trường học Trường Đại học Lao Động - Xã Hội
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,12 MB

Cấu trúc

  • 2.1 Mục đích (13)
  • 2.2 Nhiệm vụ (13)
  • 3.1 Đối tượng (13)
  • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4.1 Ý nghĩa lý luận (14)
  • 4.2 Ý nghĩa thực tiễn (14)
  • 5.1 Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu (14)
  • 5.2 Phương pháp quan sát (14)
  • 5.3 Phương pháp phỏng vấn (15)
  • 5.4 Phương pháp điều tra bảng hỏi (15)
  • 5.5 Phương pháp trắc nghiệm (15)
  • 5.6 Phương pháp thống kê toán học (16)
  • 5.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (16)
  • 1.1 Lịch sử nghiên cứu (17)
    • 1.1.1 Những công trình nghiên cứu stress ở học sinh lớp 12 trên thế giới (17)
    • 1.1.2 Những công trình nghiên cứu stress ở học sinh lớp 12 tại Việt Nam (19)
  • 1.2 Những lý luận chung về stress ở học sinh lớp 12 (20)
    • 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản (20)
      • 1.2.1.1 Một số khái niệm về stress (20)
      • 1.2.1.2 Khái niệm học sinh, học sinh lớp 12 (21)
      • 1.2.1.3 Khái niệm stress ở học sinh lớp 12 (22)
    • 1.2.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý và xã hội ở học sinh lớp 12 (22)
      • 1.2.2.1 Một số đặc điểm thể chất và sinh lý (22)
      • 1.2.2.2 Một số đặc điểm tâm lý (24)
      • 1.2.2.3 Một số đặc điểm xã hội (26)
    • 1.2.3 Hoạt động của học sinh lớp 12 (26)
      • 1.2.3.1 Hoạt động học tập (27)
      • 1.2.3.2 Hoạt động vui chơi giải trí (28)
      • 1.2.3.3 Hoạt động khác (29)
    • 1.2.4 Stress ở học sinh lớp 12 (30)
      • 1.2.4.1 Mức độ stress ở học sinh lớp 12 (31)
      • 1.2.4.2 Các biểu hiện stress ở học sinh lớp 12 (31)
      • 1.2.4.3 Các nguyên nhân stress gây stress ở học sinh lớp 12 (0)
      • 1.2.4.4 Các chiến lược ứng phó với stress (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG STRESS Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI TRƯỜNG (41)
    • 2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu (41)
      • 2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu (41)
      • 2.1.2 Về khách thể nghiên cứu (42)
    • 2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (44)
      • 2.2.1 Mức độ stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (44)
        • 2.2.1.1 Đánh giá chung về mức độ stress (44)
        • 2.2.1.2 So sánh stress ở học sinh lớp 12 theo từng nhóm khách thể (45)
      • 2.2.2 Biểu hiện stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (48)
      • 2.2.3 Nguyên nhân stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (55)
      • 2.2.4 Biện pháp ứng phó với tình trạng stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (62)
    • 2.3 Nghiên cứu trường hợp điển hình của học sinh lớp 12 khi bị stress (69)
      • 2.3.1 Trường hợp 1 (69)
      • 2.3.2 Trường hợp 2 (71)
    • 1.1 Về lý luận (74)
    • 1.2 Về thực tiễn (0)
    • 2.1 Kiến nghị với học sinh lớp 12 (75)
    • 2.2 Kiến nghị với trường học (76)
    • 2.3 Kiến nghị với phụ huynh ..................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, Hóc Môn, TPHCM. Nghiên cứu thực trạng, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp toàn vẹn và hiệu quả. Bài nghiên cứu thuộc khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tâm Lý Học của sinh viên Nguyễn Thị Anh Thư.

Mục đích

Nghiên cứu thực trạng stress ở học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu Chỉ ra được biểu hiện, nguyên nhân và tình trạng ứng phó với stress ở học sinh lớp 12 Thông qua kết quả nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp ứng phó với stress hiệu quả.

Nhiệm vụ

Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress nói chung và stress ở học sinh lớp 12 nói riêng Nghiên cứu thực trạng mức độ và biểu hiện stress ở học sinh lớp 12

Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây ra stress ở học sinh lớp 12

Xác định các chiến lược ứng phó với stress ở học sinh lớp 12 và đề xuất những giải pháp phù hợp

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là stress ở học sinh lớp 12.

Ý nghĩa lý luận

Khái quát được các vấn đề lý luận về stress nói chung và stress ở học sinh lớp 12 nói riêng.

Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu khảo sát thực trạng căng thẳng, các biểu hiện, nguyên nhân căng thẳng và cách ứng phó ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu Qua đó, đề xuất một số phương pháp ứng phó phù hợp, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng và nâng cao hiệu quả học tập.

Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu

Mục đích: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài nhằm hệ thống hóa củng cố cơ sở lý luận, làm rõ các vấn đề nghiên cứu

Cách tiến hành: tìm kiếm, đọc, phân tích, xử lý thông tin thu thập được từ nhiều nguồn như sách, giáo trình, Google.

Phương pháp quan sát

Mục đích: có thêm những thông tin thực tế và gần gũi nhất với đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng được nội dung đầy đủ và chính xác nhất

Cách tiền hành: quan sát và ghi chép lại biểu hiện stress trong quá trình học tập, vui chơi, hỗ trợ tâm lý cho các học sinh.

Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: có được những thông tin đầy đủ và chi tiết hơn nhằm đi sâu khai thác được các vấn đề trong đề tài nghiên cứu

Cách tiến hành: phỏng vấn ngắn vào giờ nghỉ và phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng có nhu cầu được hỗ trợ giảm căng thẳng tại phòng tham vấn.

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Mục đích: có những đánh giá khách quan trên số lượng 100 học sinh ngẫu nhiên tham gia khảo sát Từ đó thu thập được các thông tin và số liệu liên quan đến mức độ, biểu hiện, nguyên nhân, ứng phó với stress của nhóm đối tượng

Cách tiến hành: khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến sau đó xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lý luận và phiếu trưng cầu ý kiến Tiến hành phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho 100 học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Xem phụ lục)

Phương pháp trắc nghiệm

Chúng tôi sửa dụng Bảng đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress của Lovibond, S.H and Lovibond,P.F (1995) (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại

Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam – phần đo stress

Trong đó có 4 mức độ (Không đúng với tôi chút nào cả = 0 điểm; Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng = 1 điểm; Đúng với tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng = 2 điểm; Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng = 3 điểm) Điểm của Stress được tính bằng cách cộng điểm 7 items thành phần sau đó nhân với 2 Kết quả được biểu thị trong bảng sau

Bảng 1: Thang điểm đánh giá mức độ stress

Mức độ Bình thường Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Điểm số 0-14 15-18 19-25 26-33 ≥34

Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: dựa trên những số liệu được thu thập và xử lý để có cái nhìn bao quát từ đó phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu

Cách tiến hành: Dựa trên bảng hỏi thu thập được sử dụng các hàm thống kê trong

Google Sheet để xử lý.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Mục đích: sử dụng các thông tin thực tế để minh chứng cho vấn đề nghiên cứu Đồng thời chỉ ra được sự vận dụng có hiệu quả của các giải pháp ứng phó với stress được đề xuất

Cách tiến hành: Chọn 2 trường hợp là học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn

Hữu Cầu có mức độ stress cao Sau đó tiếp cận với thân chủ, tìm hiểu vấn đề xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, theo dõi và đánh giá kết quả hỗ trợ

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì nội dung của khóa luận được trình bày trong 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về stress và stress ở học sinh lớp

Chương 2: Thực trạng stress ở học sinh lớp 12 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ STRESS VÀ STRESS Ở

Lịch sử nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu stress ở học sinh lớp 12 trên thế giới

Các vấn đề tâm lý và đặc biệt là stress đang là vấn đề phổ biến toàn cầu Theo báo cáo của WHO cho thấy các vấn đề về stress đang gia tăng nhanh chóng với tỷ lệ trung bình từ 5-10% Theo thống kê của một số nước tỷ lệ dân số gặp phải các vấn đề liên quan đến stress là 15-20% (trong đó có Việt Nam theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2017 là 15%) Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần cũng nhấn mạnh thêm độ tuổi gặp phải stress phổ biến là từ 16 đến 25 Điều này càng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của stress đến với nhóm học sinh THPT nói chung và khối lớp 12 nói riêng Chủ đề này ngay lập tức được thế giới quan tâm và ghi nhận Nhiều công trình nghiên cứu đã ra đời nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng, mức độ, biểu hiện, nguyên nhân hay cách ứng phó trước stress của học sinh

Ban đầu thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lý học để ám chỉ sức nén mà một loại vật liệu nào đó phải chịu đựng Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lí học, để chỉ các stress cảm xúc Trong y học người ta cũng bắt đầu có những quan tâm về việc sự phản ứng giống nhau của cơ thể trước những tác nhân gây stress khác nhau Một trong những nghiên cứu đầu tiên nhắc đến tác động của stress đến quá trình học tập ở học sinh phổ thông là Hans Selye (1974) [2], ông cũng là người đưa ra được những quan điểm về cơ sở sinh hóa thần kinh của stress Theo đó ta có thể thấy để phản ứng với căng thẳng cơ thể tiết ra một loạt các hormone như catecholamine, epinephrine, cortisol,… Để cân bằng lượng hormone tiết ra trục HPA giữ vai trò chính do đó nó cũng được xem là đầu não trong quá trình phản ứng lại với căng thẳng của cơ thể Lazarus và Folkman (1984) cũng đã đề cập đến một số nguyên nhân môi trường và cá nhân gây ra stress ở học sinh [3] Tác giả nhấn mạnh sự không bắt kịp hay không thích nghi được với những chuyển biến từ bên ngoài và bên trong cơ thể khiến cho stress được

7 hình thành Các nghiên cứu thực hiện trong những năm gần đây cho thấy tần suất tiếp xúc với stress ngày một rộng và mức độ của nó cũng ngày một tăng và khó giải quyết hơn Minh chứng tiêu biểu nhất cho khẳng định trên là nhóm đối tượng học sinh sinh viên Khi nền giáo dục thay đổi, xã hội ngày một phát triển làm nảy sinh nhiều vấn đề khiến nhóm đối tượng trở nên khó thích nghi, gặp khó khăn và trở nên mất cân bằng gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe và đời sống Đây là những tác động của căng thẳng đến học sinh được Corina Iurea và Cristina Georgiana Safta chỉ ra trong báo cáo “Violence Prevention and Safety Promotion in Higher Education Settings” (2018) [1]

Bên cạnh các nghiên cứu về nguyên nhân gây ra stress hay tác động của stress đến học sinh phổ thông thì các vấn đề về sự ứng phó cũng được nhiều nhà nghiên cứu bận tâm Trong khóa luận của mình Brittany V Hearon (2015) đã chỉ ra những hành vi ứng phó không phù hợp của học sinh với stress Bài nghiên cứu cho thấy việc không biết cách quản lý thời gian hay bỏ học, sử dụng chất kích thích khi gặp phải stress khiến vấn đề không được giải quyết mà càng kéo dài và trầm trọng hơn Thế nhưng việc giải quyết được các vấn đề tâm lý nói chung và stress nói riêng không chỉ là hoạt động của một người hay trong một thời gian ngắn Hầu hết những học sinh đều chưa được trang bị đầy đủ và học cách vận dụng phù hợp các phương pháp ứng phó với stress Các nguồn lực hỗ trợ tâm lý cho nhóm đối tượng này cũng hạn chế và khó tiếp cận Behavioral Health Barometer: United States (2013) đã chỉ ra có đến hơn 60% dân số gặp các vấn đề liên quan đến stress không được tiếp cận với sự hỗ trợ cần thiết Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc stress càng ngày càng phổ biến Nó cũng đặt ra một dấu chấm hỏi cho việc phổ biến các phương pháp ứng phó stress

Hầu hết các nghiên cứu trên đều tập trung phần lớn vào stress do học tập hoặc ảnh hưởng của stress đến học tập mà chưa cho thấy được các mối liên hệ khác Ngoài ra các bài báo cáo trên đều chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về nhóm đối tượng là học sinh lớp

12 mà chỉ cho thấy thực trạng chung của nhóm học sinh THPT hoặc chỉ đề cập đến thông qua đề tài chính là stress ở sinh viên Tuy nhiên rất nhiều thông tin trong đó đã cho thấy được bức tranh tổng quát về vấn đề stress ở học sinh trên thế giới Thông qua đó ta xây dựng được hướng nghiên cứu đi từ mức độ đến biểu hiện, nguyên nhân và ứng phó Cùng

8 với đó cho ta thấy được mối quan hệ đối lập giữ việc biết cách ứng phó và ứng phó hiệu quả Từ đó thúc đẩy nghiên cứu và xây dựng các giải pháp ứng phó với stress hiệu quả.

Những công trình nghiên cứu stress ở học sinh lớp 12 tại Việt Nam

Thuật ngữ stress được giữ nguyên bản và không dịch sang tiếng Việt bởi không có từ nào tương thích để có thể giải nghĩa nó Từ những năm 60 của thế kỷ XX các vấn đề liên quan đến stress đã được quan tâm tại Việt Nam Các khái niệm ban đầu được đưa ra hầu hết đều dưới góc nhìn sinh lý và y học Tiên phong khi nói về stress có thể kể đến Tô Như Khuê, ông cho rằng stress là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể xuất hiện ở hầu hết mọi người Sang đến những năm 80 hai bác sĩ là Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu

Nghiêm đã biên soạn và xuất bản một chuyên khảo về “Căng Thẳng Trong Thời Đại Văn Minh” Qua đó cho ta thấy được sự phổ biến của stress trên khắp thế giới và dần tăng mức độ nghiêm trọng về sau này Chuyên khảo còn chỉ ra được những ảnh hưởng của stress đến cá nhân và xã hội đồng thời vạch ra những nguyên nhân về môi trường, xã hội đã ảnh hưởng đến sự hình thành của stress

Tiếp nối những ngòi bút tiên phong trên cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về stress nói chung và stress ở học sinh lớp 12 nói riêng Có nhiều đóng góp nhất có lẽ là 2 tác giả Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện qua các tác phẩm như “Căng thẳng và đời sống” (1998), “Chung sống với căng thẳng” (2004), “Căng thẳng và sức khỏe”

(2004) Trong đó tác giả Nguyễn Khắc Viện còn chỉ ra các căn bệnh có thể dẫn đến tử vong có nguyên nhân đến từ các căng thẳng tâm lý Tạp chí Tâm lý học hàng năm đều có những bài báo về thực trạng stress của nhóm học sinh cuối cấp Trong đó đã nhấn mạnh hệ quả nghiêm trọng nhất của stress là dẫn đến trầm cảm hay thậm chí tự sát (2009) Ngoài ra còn có rất nhiều buổi hội thảo khoa học bàn về stress ở học sinh phổ thông cuối cấp như: hội nghị khoa học “Những rối loạn có liên quan đến căng thẳng ở trẻ em và thanh thiếu niên” (1997) do Viện Sức khỏe tâm thần Trung Ương tổ chức; hay hội thảo Việt – Pháp về Tâm lý học “Trẻ em, Văn hóa, Giáo dục” (2001) Đó là các báo cáo về tình hình chung ngoài ra còn có những báo cáo, nghiên cứu chi tiết về stress ở nhóm đối tượng học sinh lớp 12 tại từng khu vực hay từng điểm trường cụ thể Điều này đã cho thấy sự tác động nghiêm trọng mà stress gây ra Đồng

Theo nghiên cứu, những cách đối phó chung với căng thẳng không tiếp cận và giúp ích hiệu quả cho tất cả mọi người Do đó, cần nghiên cứu chi tiết ở từng địa điểm, khu vực cụ thể để xây dựng được những biện pháp ứng phó phù hợp, vì mỗi nơi khác nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục và cả môi trường sống.

Những lý luận chung về stress ở học sinh lớp 12

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Một số khái niệm về stress

Có rất nhiều các quan điểm, khái niệm và hệ thống lý thuyết liên quan đến stress được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu khoa học Chúng tôi đã tổng hợp được một số quan điểm được đánh giá cao và tính vận dụng tốt để trình bày trong đề tài này

Quan điểm đầu tiên cho rằng stress là phản ứng của cơ thể để đáp lại các kích thích Những cái tên tiêu biểu đại diện cho quan điểm này có Cannon hay Hans Selye Trong mô tả về phản ứng “chống hoặc chạy” (fight or flight) của cơ thể để đáp lại các tác nhân kích thích tiêu cực ông cũng chỉ ra stress là một phản ứng đã được cài đặt sẵn của cơ thể để ứng phó với các tác nhân tiêu cực Trong khi đó Hans cho rằng stress là một phản ứng sinh học của cơ thể Stress xảy ra nhưng một tín hiệu báo động cho cơ thể về một trạng thái mất cân bằng đòi hỏi cơ thể phải phản ứng để thích nghi Các thông tin này được Hans mô tả trong Hội chứng Thích nghi Tổng quát (GAS) Trong mô tả này ông cũng chỉ ra quá trình phản ứng lại kích thích có hại trải qua 3 giai đoạn đầu tiên là Báo Động (alarm) tiếp theo là Kháng Cự (resistance) và cuối cùng là Kiệt Quệ (exhaustion) Ông mô tả giai đoạn đầu tiên hàng loạt các hormone sẽ được tiết ra để gửi báo động đỏ đến toàn cơ thể như epinephrine, AVP, CRH,… Tiếp sau đó hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, giao cảm và phó giao cảm thay đổi khiến cơ thể biển hiện các vấn đề về nhịp tim, hô hấp, và rối loạn tiêu hóa Đến cuối cùng tất cả quá trình này sẽ kết thúc tại hồi ức chế [2] Trong đời sống hằng ngày là một phản ứng sinh học stress cũng đem lại nhiều lợi ích (Eustress) nhưng đôi khi là tác hại đối với cơ thể (Distress) Phục thuộc vào mức độ, tần suất, thời gian và ảnh hưởng mà stress mang đến để có thể xác định stress đó là tích

10 cực hay tiêu cực Stress tích cực cũng giống như quá trình biến than chì thành kim cương vậy tất cả đều phải trải qua áp lực

Nếu như quan điểm đầu tiên có nguyên nhân đến từ bên trong cơ thể con người thì quan điểm thứ hai lại hướng nguyên nhân ra các yếu tố bên ngoài Cụ thể Holroyd đã khẳng định stress là kết quả của những đòi hỏi từ phía các sự kiện môi trường bên người cơ thể [6] Chẳng hạn như một người có thể gặp các vấn đề liên quan đến stress sau khi trải qua biến cô như mất mát, tai nạn, sinh con, gặp rắc rối trong các mối quan hệ, không thể thích nghi và hội nhập với môi trường sống mới,…

Quan điểm của Lazarus và Folkman bổ sung góc nhìn về stress, cho rằng căng thẳng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài mà còn liên quan đến nhận thức và hành vi của cá nhân Stress được mô tả như một quá trình tương tác giữa con người và môi trường, nơi cá nhân đánh giá mối đe dọa và hậu quả của các sự kiện trong môi trường, rồi tìm cách vận dụng khả năng thích ứng của bản thân Quan điểm này không chỉ khắc phục hạn chế của những quan điểm trước đó mà còn nhấn mạnh tiềm năng, đặc biệt là về mặt nhận thức của con người.

Theo tác giả Lê Chí An, căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với mọi loại yêu cầu, có thể tích cực (eustress) hoặc tiêu cực (distress) Khi con người căng thẳng, cơ thể họ tiết ra các hóa chất vào máu, cung cấp cho họ sức mạnh và năng lượng Điều này có lợi trong trường hợp hiểm nguy nhưng có hại nếu căng thẳng về mặt cảm xúc và không có cách nào giải tỏa năng lượng dư thừa.

Khái niệm stress của Lê Chí An và những cộng sự được đưa rõ một rõ ràng và đầy đủ nhất trong các khái niệm Ở đề tài này, chúng tôi chọn khái niệm này làm khái niệm chủ đạo

1.2.1.2 Khái niệm học sinh, học sinh lớp 12

Nói đến học sinh chúng ta có rất nhiều cách để hình dung, tương ứng với nó cũng có khá nhiều định nghĩa được đưa ra Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (từ 6–18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường Học sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường [15]

Học sinh còn được hiểu là người học tập ở trường (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học, phổ thông,…) Từ học sinh còn được dùng để chỉ một người đang đi học một nghề nào đó [15]

Từ khái niệm học sinh chúng tôi cho rằng: “Học sinh lớp 12 là học sinh học ở lớp cuối cấp ở các trường Trung học phổ thông”

1.2.1.3 Khái niệm stress ở học sinh lớp 12

Từ khái niệm về stress và khái niệm học sinh lớp 12 nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi định nghĩa stress ở học sinh lớp 12 như sau:

Căng thẳng ở học sinh lớp 12 là phản ứng của cơ thể nhằm đối phó với nhiều loại nhu cầu, có thể là căng thẳng tích cực (eustress) hoặc căng thẳng tiêu cực (distress) Khi học sinh lớp 12 cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng các hormone vào máu, tăng cường sức mạnh và năng lượng Điều này có thể có lợi nếu căng thẳng là do nguy hiểm bên ngoài Tuy nhiên, nó có thể trở nên tiêu cực khi căng thẳng là do yếu tố cảm xúc không có lối thoát để giải phóng năng lượng và sức mạnh.

Một số đặc điểm tâm sinh lý và xã hội ở học sinh lớp 12

1.2.2.1 Một số đặc điểm thể chất và sinh lý

Thanh niên được định nghĩa là độ tuổi bắt đầu vào giai đoạn dậy thì và kết thúc vào độ tuổi người lớn Khái niệm được đưa ra trong quyển Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý

12 học sư phạm (2008) đã chỉ ra tính phức tạp của độ tuổi thanh niên với 2 giới hạn là sinh lý và xã hội

Về đặc điểm cơ thể thì độ tuổi đầu thanh niên (từ 14 đến 18) đã đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực nhưng chưa được rèn luyện và phát triển hoàn thiện như độ tuổi thành niên Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của học sinh ở giai đoạn này đã bắt đầu có dấu hiệu rõ ràng về sự chậm lại Trọng lượng cơ thể của các nam sinh đã bắt kịp và vượt qua sự phát triển về trọng lượng ở nữ giới Lực cơ của nam sinh tại độ tuổi 16-18 tăng gấp 2 lần chính nam sinh đó khi ở độ tuổi 12 Sự phát triển cơ bắp ở các bộ phận như tay, vai, ngực, chân diễn ra mạnh mẽ ở cả 2 giới và nội trội hơn ở phái nam để tạo ra hình thể thanh niên Trọng lượng của não ở lứa tuổi này đạt mức tối đa Số lượng các nơron thần kinh lên tới mức cao nhất, 14 đến 16 tỷ, với chất lượng hoàn hảo nhờ quá trình myêlin hoá cao độ Số lượng synaps của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh, làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh nhạy, chính xác đặc biệt so với các lứa tuổi khác [7]

Về mặt sinh lý đây là thời điểm mà quá trình dậy thì diễn ra và hoàn thiện Ở nam giới kích thước tinh hoàn dần to ra kèm theo đó là sự tăng lên về kích thước của dương vật và tuyến tiền liệt Kết hợp với đó là sự phát triển của các đặc tính sinh dục phụ như lông, râu, giọng nói thay đổi,… do sự thay đổi của hormone sinh dục Ở giai đoạn này nam giới và nữ giới đều tăng tiết Androgen làm thúc đẩy tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, chất nhày và mồ hôi tạo nên mùi cơ thể song hoạt động sinh lý này ở nam giới diễn ra mạnh mẽ hơn Ở nữ giới sự phát triển của tuyến vú bắt đầu cùng với lần xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên và hoàn thiện ở độ tuổi 18 Khung xương chậu của nữ giới cũng thay đổi rõ rệt, quá trình thay đổi của tuyến vú và khung xương có thể đem đến những cơn đau nhức hay mệt mỏi Bên cạnh đó sự phát triển của lông và thay đổi các sắc tố ở vùng nhạy cảm diễn ra dễ trông thấy cùng với sự thay đổi để hoàn thiện cấu tạo của cơ quan sinh dục Môi trường âm đạo chuyển từ tính kiềm sang tính acid, tử cung cũng có sự chuyển biến và dần hoàn thiện ở độ tuổi 18 Đến độ tuổi thành niên nhu cầu về năng lượng và protein giảm dần [7]

13 Đi kèm với sự phát triển hoàn thiện cấu tạo cơ thể và sự thay đổi nội tiết tố là nhu cầu tình dục Sự hoạt động mạnh mẽ của các loại hormone giới tính ở giai đoạn này khiến cho học sinh bắt đầu hình thành những sự tò mò về giới, tình dục và tính dục Họ có xu hướng tìm hiểu về giới tính của bản thân và tò mò về người khác giới Nhiều bật phụ huynh đã thừa nhận việc từng phát hiện con em mình xem các sản phẩm khiêu dâm Freud cũng khẳng định các vấn đề về tình dục và tính dục là cốt lỗi của con người [12] Đây là một trong những biểu hiện cơ bản minh chứng cho nhu cầu về tình dục Nếu không được hỗ trợ kịp thời học sinh có thể thỏa mãn sự tò mò của bản thân bằng cách thức không phù hợp dẫn đến hậu quả khó lường Xuyên suốt những năm gần đây chúng ta đã nghe rất nhiều về tình trạng các nữ sinh 17, 18 tuổi mang thai ngoài ý muốn

Thay đổi hormone trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý học sinh Mức Adrenaline tăng gây giảm cảm giác thèm ăn, trong khi Cortisol tăng khiến cơ thể luôn thèm ăn, dẫn đến rối loạn ăn uống hoặc stress Stress cũng có thể do nhu cầu tình dục bị kìm nén Thiếu thông tin chính thống khiến học sinh hoang mang, đặc biệt là những em có xu hướng đồng tính luyến ái.

1.2.2.2 Một số đặc điểm tâm lý

Quá trình tri giác và quan sát có chủ đích, hệ thống và toàn diện là nền tảng cho việc học tập hiệu quả Ghi nhớ đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là ghi nhớ trừu tượng và ý nghĩa, giúp học sinh tóm tắt, so sánh và đối chiếu thông tin Tuy nhiên, tư duy của học sinh ở tuổi phổ thông còn hạn chế về mặt logic và khách quan, dẫn đến các kết luận cảm tính và vội vã.

Qúa trình tự ý thức phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi học sinh và đặc biệt là học sinh lớp 12 Trong thời đại 4.0 khi mà các tiêu chuẩn về vẻ đẹp bị đồng nhất và cụ thể hóa qua các lượt tim, follows khiến cho quá trình tri giác về các đặc điểm hình thể bản thân học

Sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên gặp nhiều vấn đề Nổi bật là tình trạng các nữ sinh quá chú trọng vào ngoại hình, dẫn đến xao nhãng các hoạt động chính và nảy sinh các vấn đề tâm lý khi nhận thấy bản thân không đạt chuẩn Bên cạnh đó, các em cũng bắt đầu ý thức về các đặc điểm tâm sinh lý và mong muốn tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Tuy nhiên, khả năng tự đánh giá ở độ tuổi này chưa khách quan, các em thường tập trung vào tiêu cực, đánh giá cao nhân phẩm bản thân và cường điệu hóa trong quá trình tự đánh giá.

Tác giả Lê Văn Hồng nhấn mạnh rằng hình thành thế giới quan là nét đặc trưng trong tâm lý học sinh thanh thiếu niên Ở độ tuổi này, học sinh có sự háo hức và hứng thú trong việc khám phá các vấn đề khoa học và xã hội Họ thường đặt ra những câu hỏi mang tính triết lý về ý nghĩa cuộc sống như "Tôi là ai?" hay "Tôi sống vì điều gì?" Tuy nhiên, quá trình hình thành thế giới quan của học sinh cũng gặp phải một số hạn chế, chẳng hạn như sự ảnh hưởng của mạng xã hội và thông tin chưa được kiểm chứng, cũng như một số học sinh còn thiếu chủ động trong việc xây dựng thế giới quan của mình.

Về giao tiếp và tình cảm ở độ tuổi học sinh xuất hiện nhiều biến chuyển rõ rệt Về mặt giao tiếp học sinh có xu hướng kết nhóm, nhu cầu chia sẻ, trò chuyện với bạn bè đồng lứa cao hơn so với những người lớn hoặc nhỏ tuổi hơn Điều này có thể lý giải một phần nguyên nhân xuất phát từ thực trạng mong muốn tìm kiếm sự độc lập và bình đẳng để tự do ngôn luận và thể hiện bản thân thay cho hình thức phân vai, cấp bậc ở gia đình khiến học sinh bị kìm kẹp Tuy nhiên ở các nhóm xã hội học sinh có thể gặp các vấn đề về va chạm, xung đột do mâu thuẫn về vai trò, quyền lợi hay các đặc điểm tính cách Ở độ tuổi này sự phát triển về tình cảm trở nên phức tạp hơn Các học sinh đều muốn tìm kiếm và kết nối với những người đồng trang lứa song các yêu cầu lại trở nên kỹ lưỡng hơn so với các độ tuổi trước Chẳng hạn như họ có thể đặt ra các yêu cầu về sự tôn trọng,

15 thấu hiểu, lắng nghe, chia sẻ, an toàn, vị tha, tin tưởng, luôn giúp đỡ nhau,… Tình bạn ở giai đoạn này mang tính bền vững và có thể kéo dài đến vài chục năm Bên cạnh tình bạn thì nhu cầu tìm kiếm tình cảm với người khác giới cũng được thể hiện rõ Các nhu cầu về giao tiếp và tình cảm có sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến hoạt động học tập và đặc biệt là có thể làm nảy sinh vấn đề trong các mối quan hệ Một vấn đề tâm lý nổi trội trong giai đoạn này là tính không ổn định cảm xúc do sự phát triển của các hormone.[7]

1.2.2.3 Một số đặc điểm xã hội

Như đã trình bày trước đó các nhu cầu tâm lý sẽ thúc đẩy học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội Hoạt động dễ nhận thấy nhất chính là nhóm Tuy nhiên không phải ai cũng là cá nhân nổi trội trong một nhóm Thông thường các cá nhân nổi trội sẽ tự tin, thoải mái thể hiện bản thân và cũng được nhiều người yêu quý Ngược lại các cá nhân không nội trội lại có xu hướng thu mình trong mọi hoạt động nhóm Trong trường hợp này các giáo viên phải tinh ý nhận diện và hỗ trợ cho các cá nhân ít nổi trội được hòa nhập và thỏa mãn các nhu cầu khi tham gia nhóm Ở thời đại hội nhập như ngày nay các học sinh cũng cởi mở hơn tự tin giao tiếp và mở rộng vùng an toàn của bản thân để khám phá thế giới và hoàn thiện bản thân Trong hành trình ấy cũng có nhiều mặt tiêu cực cần được để tâm và hỗ trợ kịp thời đơn cửa như những trường hợp cá nhân sống thụ động không tích cực và không muốn hội nhập Họ cũng có các mối quan hệ với bạn bè người thân và hoạt động học tập diễn ra tốt song chỉ trong phạm vi hẹp Bên cạnh đó còn có khá nhiều trường hợp bị sa vào các thú vui vô bổ hay quen với lối sống hưởng thụ lười tư duy lười khám phá khiến bản thân tụt lại phía sau

Ngoài ra nhiều vấn đề xã hội ngày nay cũng cần được quan tâm như bạo lực học đường, bạo lực gia đình, các tệ nạn xã hội,… Những điều này có thể ảnh không hề nhỏ đến tâm lý học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng.

Hoạt động của học sinh lớp 12

Hệ thống nhu cầu đã được Abraham Maslow đề cập đến lần đầu tiên vào năm

1943 và hoàn thiện đầy đủ lý thuyết vào năm 1954 Trong đó ông đưa 5 cấp bậc nhu cầu

16 của con người theo thứ tự tăng dần: sinh lý – an toàn – xã hội, mối quan hệ, tình cảm – tôn trọng – thể hiện bản thân [21] Các cấp bậc phải được thỏa mãn từ thấp đến cao, ở học sinh các nhu cầu này cũng được biểu hiện qua các hoạt động chủ đạo như ăn uống nghỉ ngơi, học tập, tham gia hoạt động xã hội, kết giao bạn bè, khẳng định bản thân qua các thành tựu,…

Theo quan điểm của Tâm Lý Học Hoạt Động thì hoạt động được hiểu là quan hệ, tác động qua lại giữa con người và thế giới Trong đó con người làm biến đổi thế giới tạo ra sản phẩm của mình Đồng thời thế giới cũng tác động ngược trở lại con người Hay nói một cách khác đi hoạt động là quá trình xác lập, vận hành các mối quan hệ xác định của con người với thế giới xung quanh và với chính bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu của mình [12] Điều này cho ta thấy hoạt động học tập cũng là một trong rất nhiều các hoạt động cần thiết trong cuộc sống của con người Song ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những hoạt động khác nhau tức hoạt động học tập là cần thiết nhưng không có nghĩa nó là hoạt động chủ đạo ở mọi độ tuổi Đối với học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng hoạt động chủ đạo luôn luôn là học tập Hoạt động học tập được hiểu là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác [6]

Hoạt động học tập của học sinh lớp 12 mang tính chất phổ thông là chính với những kiến thức nền tảng chung cho các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… Song hoạt động học tập ở học sinh lớp 12 đòi hỏi sự năng động, độc lập và tư duy lý luận cao hơn các cấp bậc trước Đối với các học sinh cuối cấp khi phải đối mặt với cánh cổng tương lai những kiến thức phổ thông này trở nên nặng nề hơn Đặc biệt hơn khi những học sinh này phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt và chương trình học nặng đến từ một ngôi chuyên, trường trọng điểm của một thành phố lớn

Bên cạnh đó các học sinh còn phải tham gia học ở các trung tâm kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm như tin học, tiếng Anh, các lớp năng khiếu, Nhiều trường hợp còn phải tham gia các lớp học thêm ngoài giờ, ngoài trường để ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi Trung

Học Phổ Thông Quốc Gia Qua đó cho chúng ta thấy học tập không chỉ là hoạt động chủ đạo mà còn có thể là tác nhân gây căng thẳng cho học sinh khi chiếm phần lớn thời gian trong ngày khiến học sinh không thể tham gia vào các hoạt động khác

1.2.3.2 Hoạt động vui chơi giải trí

Trong tiếng anh dãy số từ 13 đến 19 đều có đuôi là -teen, khoảng tuổi này được gọi là “teenage” (tuổi teen) và người trong khoảng tuổi này được gọi là “teenager” (thanh thiếu niên) Ở độ tuổi này bên cạnh các hoạt động học tập thì vui chơi giải trí cũng là một trong các hoạt động phổ biến nhất Ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, độ tuổi, giới tính hay điều kiện kinh tế và mỗi trường sống khác nhau sẽ có những hình thức giải trí khác nhau Qua tiến trình nghiên cứu tài liệu chúng tôi ghi nhận và tổng hợp được một số hoạt động vui chơi giải trí phổ biến ở nhóm học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng như:

• Các trò chơi thể thao: cầu long, bóng rổ, đá bóng, bơi lội, luyện võ, game, cờ vua,…

• Các hoạt động du lịch: đi nghỉ dưỡng, tham quan, picnic,…

• Các hoạt động năng khiếu: vẽ, nấu ăn, đàn, hát, nhảy múa,…

• Các hoạt động ăn uống, mua sắm, tiệc tùng, sinh hoạt hội nhóm,…

• Hoạt động giải trí với mạng xã hội

Thông thường học sinh sẽ thực hiện các hoạt động vui chơi giải trí cùng với người thân, gia đình, bạn bè, hội nhóm hay một mình Tuy nhiên hoạt động vui chơi giải trí này đôi lúc lại không được vận dụng phù hợp Qua các tài liệu nghiên cứu tài liệu chúng tôi nhận thấy nhóm học sinh chưa có kỹ năng quản lý thời gian phù hợp Đa phần học sinh bị cuốn vào các cuộc vui chơi quá mức số khác không có thời gian để vui chơi giải trí Cả 2 trường hợp trên đều có thể ảnh hưởng đến học sinh gây ra các vấn đề tâm lý như căng thẳng do không thể cân bằng cuộc sống, không được giải tỏa các cảm xúc, không thỏa mãn được các nhu cầu,…

Mặc dù có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí thế nhưng hoạt động giải trí với mạng xã hội lại chiếm tỷ lệ cao nhất Tính đến năm 2019 có đến 22 triệu học sinh sinh

18 viên Việt Nam sử dụng mạng xã hội [14] Thời gian học chiếm hầu như gần hết thời gian trong ngày của học sinh, kết thúc giờ học cũng đã tối muộn và đó cũng là khung giờ học sinh không thể ra khỏi nhà để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như thể thao hay du lịch Cộng với đó là sự quản lý của gia đình, học sinh bị giới hạn phần nhiều không gian và thời gian cho các hoạt động vui chơi giải trí với lý do được các bậc phụ huynh đưa ra là “an toàn” hay “nên dành thời gian cho việc học” đã khiến nhóm học sinh lựa chọn mạng xã hội làm nơi giải trí và giải tỏa những mệt mỏi sau một ngày dài Thế nhưng mạng xã hội là nơi không thể kiểm duyệt được hết tất cả thông tin việc tiếp thu những thông tin không phù hợp, không có chọn lọc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh Chẳng hạn như sự phát triển mạnh mẽ tràn lan của các thông tin khiêu dâm, gợi dục; các thông điệp tiêu cực được quảng bá như “học sinh tự tử vì áp lực học tập”, các câu chuyện ngôn tình khiến học sinh tiến sâu vào mối quan hệ nam nữ làm ảnh hưởng đến cuộc sống,… Ngoài ra ngày nay cơ hội được thể hiện bản thân của học sinh nói riêng bị hạn chế đi khá nhiều trong khi đó là nhu cầu cao nhất cần được thỏa mãn trong tháp nhu cầu Maslow Chính vì thế học sinh có xu hướng tìm đến “thế giới ảo” qua mạng xã hội với việc chơi game thắng, đăng ảnh được nhiều like để tìm kiếm sự thỏa mãn Qua đó có thể thấy việc thiếu quan tâm đến hoạt động vui chơi giải trí của học sinh có thể dẫn đến nhiều tác hại và một tác hại phổ biến dễ nhận thấy nhất chính là stress

Bên cạnh học tập và vui chơi học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng còn tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác như kết giao với bạn khác giới để tìm kiếm tình cảm; tìm kiếm thông tin về nghề nghiệp tương lai qua các buổi hướng nghiệp hay mạng xã hội; phụ giúp việc nhà cho gia đình hay lao động kiếm tiền

Thông qua quá trình tổng hợp tài liệu chúng tôi nhận thấy học sinh ngoài giờ học phải tham gia vào các hoạt động phụ giúp công việc gia đình Đây là một trong những biện pháp giúp trẻ tự lập được bố mẹ áp dụng trong việc dạy dỗ con cái Thông thường học sinh không phải làm quá nhiều việc nhà hầu hết chỉ dừng lại ở việc rửa bát, lau nhà, phơi đồ, trông em,…Bên cạnh đó ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn hơn học sinh sớm nhận thức được các vấn đề kinh tế khiến các em bắt đầu tham gia vào các

19 hoạt động kiếm thêm thu nhập Ngoài ra còn có một số hoạt động kiếm thêm thu nhập được học sinh tiến hành như tham gia các cuộc thi do nhà trường học hay các cơ quan, tổ chức triển khai; phụ bán hàng cho các cửa hàng gia đình hay người quen kinh doanh, bán đồ cũ hay các món đồ handmade tự làm,… Những hoạt động này khi không được sắp xếp và phân bổ phù hợp với hoạt động học tập dễ dẫn đến các vấn đề như mất cân bằng cuộc sống Đối với nhóm học sinh lớp 12 hoạt động hướng nghiệp được các em rất quan tâm và tham gia tích cực Các buổi hướng nghiệp được tổ chức định kỳ ở trường học nhận được sự hưởng ứng đông đảo Các thông tin hướng nghiệp còn được học sinh tìm hiểu thông qua các buổi workshop, tọa đàm hay các trang tin tức trên mạng xã hội Hầu hết các học sinh đều mong muốn tìm kiếm được những nghề nghiệp, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích để có những bước đi vững vàng sau khi tốt nghiệp phổ thông Thế nhưng phần lớn học sinh đều mong lung trước vấn đề định hướng bản thân trong tương lai và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây stress phổ biến

Ngoài ra xu hướng tìm kiếm đến mối quan hệ tình cảm ở độ tuổi học trò cũng diễn ra khá phổ biến Theo Từ Điển Thuật Ngữ Tâm Lý học định nghĩa “tình cảm là những trạng thái cảm xúc ổn định của con người đối với hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ”[5] Tình cảm cũng được nhắc đến khi Maslow trình bày về tháp nhu cầu qua đó ta có thể thấy đây là một đòi hỏi tất yếu và cần được quan tâm đúng mức Nói như vậy bởi lẽ rất nhiều bật phụ huynh còn ngại ngùng trong việc giáo dục con em mình về tình yêu, tình dục hay giới tính Họ luôn mang quan niệm rằng việc giáo dục đó là “vẽ đường cho hươu chạy” [22] Thế nhưng nếu không được chia sẻ một cách cởi mở và đúng đắn khiến các thanh thiếu niên đang độ tuổi tò mò đi sai đường càng dẫn đến hậu quả tiêu cực

Qua đó có thể thấy các hoạt động như hướng nghiệp, làm thêm cũng tác động phần nào đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh Đặc biệt hơn các hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh này nếu không được diễn ra một cách phù hợp có thể sẽ trở thành tác nhân gây stress cho học sinh.

Stress ở học sinh lớp 12

1.2.4.1 Mức độ stress ở học sinh lớp 12

Trắc nghiệm đo lường mức độ trầm cảm, lo âu, stress của Lovibond và cộng sự (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam ((DASS 21) chia stress thành 5 mức độ:

• Stress ở mức độ rất nặng Ở đề tài này, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Lovibond và cộng sự chia stress thành 5 mức độ như trên

1.2.4.2 Các biểu hiện stress ở học sinh lớp 12

Nói đến các biểu hiện của stress người ta có thể chia ra vô số các biểu hiện khác nhau và không có biểu hiện nào là đúng hay sai cả Bởi lẽ các biểu hiện stress ở mỗi cá thể riêng biệt sẽ rất phong phú Những biểu hiện về stress đầu tiên được nghiên cứu là do Hans chỉ ra trong mô tả về “Triệu chứng stress sinh học” Trong đó đã chỉ ra các biểu hiện cơ thể như đau bụng, chán ăn, hô hấp và nhịp tim là do các chất tiết ra Từ tuyến thượng tận, tuyến tụy và cá chất độc nảy sinh trong quá trình chuyển hóa gây ra [2] Song chính sự đa dạng của các biểu hiện stress khiến việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đó Nhiều công trình nghiên cứu đã liệt kê cụ thể các biểu hiện stress Theo chuyên trang Health Việt Nam trong bài đăng Stress Tâm Lý (2007) do Học Viện Quân Y viết đã nêu ra những biểu hiện của stress bệnh lý kéo dài bao gồm:

Các triệu chứng phổ biến về tinh thần của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương bao gồm phản ứng thái quá trước các tình huống (ví dụ: khó thư giãn, nóng giận, mất kiểm soát cảm xúc), khó khăn trong tập trung, tri giác, ghi nhớ và tư duy Những người bị ảnh hưởng cũng có thể trải qua sự bi quan liên tục, căng thẳng và lo lắng, cũng như những ám ảnh tái diễn.

• Biểu hiện cơ thể: rối loạn thần kinh thực vật cấp độ vừa và tăng lên khi chủ thể hồi tưởng về các tình huống gây stress; Suy nhược cơ thể, mất ăn, mất

21 ngủ, đau cơ đau đầu, mệt mỏi, run chân tay, đổ mồ hôi, hụt hơi, nhịp tim và hô hấp bất thường, huyết áp không ổn định,…

Các biểu hiện hành vi phổ biến của rối loạn chức năng thích ứng bao gồm các phản ứng tránh né, rút lui hoặc xung đột, gây ra khó khăn trong giao tiếp Các cá nhân có thể trải qua sự thay đổi tính cách, lạm dụng chất kích thích, tự hủy hoại bản thân, bỏ bê vệ sinh cá nhân và gặp khó khăn trong hành vi tình dục.

Theo các tác giả: Lê Chí An, Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Hữu Tân thì cho rằng có 4 nhóm dấu hiệu nhận biết stress như sau [6]:

Biểu hiện cảm xúc Biểu hiện nhận thức

• Đau đầu, đau lưng, đau nhức khắp cơ thể

• Nhức đầu do căng thẳng

• Đau nửa đầu kéo dài

• Đau cột sống dai dẳng

• Đánh trống ngực, đau vùng trước tim, tăng huyết áp

• Tinh thần không thoải mái

• Cảm thấy bồi hồi, bất an

• Không có hứng thú với những sở thích và các hoạt động thường ngày

• Thường xuyên cảm thấy buồn phiền vì những điều nhỏ nhặt nhất

• Không muốn làm việc gì, có tâm trạng buông xuôi

• Âu lo, sợ hãi thường xuyên

• Gặp khó khăn khi suy nghĩ về một vấn đề một cách lô gíc

• Khó thu nạp thông tin

• Hay nhớ lại những sự kiện gây khó khăn

• Khó khăn tập trung vào công việc

• Khó đưa ra quyết định ngay cả

• Khó ngồi yên một chỗ

• Hay kêu ca phàn nàn

• Không nuốn tiếp xúc gặp gỡ (ngay cả người thân)

• Hay có hành vi (lời nói) chống đối, hoặc tự ti

• Vệ sinh thân thể kém, trang phục luộm thuộm

• Hay sử dụng rượu bia, chất kích thích

• Hay đau bụng, thậm chí tiêu chảy

• Đau bàng quang với nước tiểu trong

• Hay có cảm giác chán ăn, xuất hiện các triệu chứng về dạ dày

• Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về sức lực

• Cảm giác ủ rũ, tuyệt vọng

• Mất hứng thú với cuộc sống vợ chồng

• Cảm thấy tâm trạng trống rỗng, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa và giá trị quyết định đơn giản

• Luôn cảm thấy tự ti, tự trách mình, mất niềm tin vào tương lai

• Đa nghi, nghĩ rằng mình mắc bệnh nặng mặc dù đã đi kiểm tra sức khỏe

• Hành vi tự làm tổn thương (tự xỉ vả mình, đánh mình…)

• Đôi khi kích động đạp phá hành hung người khác

• Hành vi và lời nói không nhất quán Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đứng trên quan điểm của Lê Chí An,

Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Hữu Tân để xác định biểu hiện stress của học sinh lớp 12 trên các mặt: thể chất, cảm xúc, nhận thức và hành vi

1.2.4.3 Các nguyên nhân stress ở học sinh lớp 12

Stress liên quan đến yếu tố thời gian

Yếu tố này được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình huống mâu thuẫn giữa thời gian quá ít mà khối lượng công việc con người cần phải làm quá nhiều Điều này khiến cho họ cảm thấy rối bời và mệt mỏi [6]

Một ngày chỉ có 24 giờ nhưng số công việc thực hiện lại quá nhiều nếu không biết cách quản lý thời gian chúng ta dễ dàng rơi vào trạng thái stress, kiệt sức, mất phương hướng Stress do yếu tố thời gian xảy ra khi chúng ta không sắp xếp được thời gian cho từng công việc khiến một ngày kết thúc nhưng công việc vẫn chưa hết

Là học sinh lớp 12, thời gian trở nên vô cùng quý giá Việc học tập chiếm phần lớn thời gian trong ngày, bao gồm học trên lớp, làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới và ôn tập cho kỳ thi Ngoài ra, các em còn phải tham gia vào các hoạt động khác như phụ giúp việc nhà, tham gia câu lạc bộ, đoàn trường và giải trí Do vậy, việc quản lý thời gian hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng đối với học sinh lớp 12 để hoàn thành mọi công việc cần thiết.

Thế nhưng không phải học sinh nào cũng biết đến kỹ năng quản lý thời gian Đó là chưa kể đến có rất nhiều trường hợp biết đến rất nhiều phương pháp quản lý thời gian nhưng chưa từng thực hành hoặc thực hành không thành công Chính điều này khiến cho các em gặp nhiều trở ngại, khó khăn và áp lực tinh thần

Stress liên quan đến yếu tố mối tương quan Đây là loại stress tạo bởi từ những tương tác xã hội của con người, ví dụ như những căng thẳng trong mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, trong công sở lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên, hay trong quá trình làm việc mâu thuẫn có thể phát sinh từ những giao tiếp giữa người thực thi nhiệm vụ với người có nhu cầu trợ giúp.[6] Ở học sinh lớp 12 stress được hình thành do sự trở ngại trong việc tương tác với các mối quan hệ Chẳng hạn như việc ngại hoặc không dám trao đổi bài với giáo viên hay bạn bè vì sợ bị chê bai, bị đánh giá kém Hay mối quan hệ với bạn bè và thầy cô không được hòa thuận như bị bạo hành, chèn ép, kỳ thị, cô lập Ngoài ra trong mối quan hệ với gia đình học sinh không nhận được sự quan tâm hoặc quan tâm quá mức (nói cách khác là kiểm soát) khiến học sinh bị áp lực Ngoài các mối quan hệ với bạn bè thầy cô và gia đình học sinh ở độ tuổi này còn rơi vào các mối quan hệ tình cảm Thế nhưng vì độ tuổi

24 còn chưa trưởng thành về mặc cảm xúc, nhận thức do đó không thể tránh khỏi các vấn đề mâu thuẫn giữa cả hai làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến stress

Stress liên quan đến các yếu tố tình huống Đây là loại stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh từ điều kiện làm việc Ví dụ: văn phòng làm việc có không gian, vị trí địa lý không phù hợp, làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc [6]

Trong quá trình hoạt động con người nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng không thể tránh khỏi việc tương tác với các sự kiện môi trường Đây là một quá trình tất yếu để giúp con người hoàn thiện khả năng thích nghi và ứng phó Song ở độ tuổi học sinh không phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua mọi vấn đề đến từ các sự kiện môi trường Điều này đòi hỏi sự quan tâm đúng mực về các kỹ năng cách thức giải quyết tình huống Khi tình hình Covid 19 vẫn vẫn còn phức tạp mặc dù luôn mang tâm thế phòng bệnh hơn chữa bệnh và đưa ra mọi biện pháp ứng phó như học trong môi trường cách ly, học online song nhiều học sinh vẫn rơi vào trạng thái hoang mang do chưa kịp thích nghi Đấy là chưa kể đến những tình huống gây stress bất ngờ xảy đến như tai nạn, sự mất mát,…

Stress liên quan đến các yếu tố suy diễn

THỰC TRẠNG STRESS Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI TRƯỜNG

Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu

Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu có tiền thân là trường Trung Mỹ Tây Vào những năm 1960 trường chỉ có bậc tiểu học và có tên gọi là Trường Tiểu học Cộng đồng Trung

Mỹ Tây Đến tháng 5 năm 1975 trường đổi tên thành Trường cấp III Nguyễn Hữu Cầu Mãi đến năm 2001 trường chính thức đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu và sử dụng tên gọi này đến tận ngày nay

Trường có tổng diện tích là 8690 mét vuông với 6 khu bao gồm: khu A, B, C, D,

E, F cùng với đó là một sân bóng và một phòng gym Đây có thể được xem là một trong những biện pháp kết hợp vừa học vừa chơi vừa luyện tập sức khỏe thể chất CLB thể thao nổi tiếng hiện tại của trường là CLB bóng chuyền Ở các lớp học trên tầng cao trường bổ sung máy lạnh để khắc phục sự ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình học nhờ đó giúp tinh thần thoải mái hơn

Các khối lớp học và văn phòng được chia thành 4 tầng (1 trệt và 3 lầu) Trường có tổng cộng 100 giáo viên và nhân viên trong đó có 85 giáo viên giảng dạy Nhờ đó giúp học sinh tiếp cận được nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau và kết nối được với những thầy cô có năng lực phù hợp khi có nhu cầu Số lượng học sinh tại trường tính đến thời điểm hiện tại là 1615 học sinh chia thành 36 lớp với mỗi khối có 4 lớp chọn Trong đó có 495 học sinh khối 12, 500 học sinh khối 11 và 620 học sinh khối 10 Việc có ít lớp chọn thúc đẩy tăng tính cạnh tranh trong quá trình học tập hình thành nên áp lực thành tích vô hình

Trường tuyển sinh theo hình thức điểm thi đầu vào tuy nhiên năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu trường đã áp dụng hình thức xét học bạ Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực học tập cho học sinh do năng lực thực sự và thành tích xét tuyển học bạ không phù hợp Biểu hiện dễ thấy nhất là từ ngày 18/1/2022 đến

31 ngày 4/4/2022 cứ 10 học sinh đến phòng tham vấn của trường thì có 8 học sinh áp lực học tập do chưa thích nghi với chương trình mới nặng và nhanh

Trường luôn đứng trong top 100 các trường THPT điểm thi Đại học cao, tỷ lệ tốt nghiệp và đậu Đại học cao, top trường THPT tốt nhất Việt Nam Điều này có được là nhờ chương trình đào tạo của trường, chính vì thế sức ép đến từ học tập cũng khá lớn Minh chứng tiêu biểu nhất là trưa ngày 18 tháng 10 năm 2006, nữ sinh D.T.K.N lớp 11B04 đã uống thuốc chuột ngay tại lớp học Được biết nguyên nhân là do em đã chịu áp lực học tập khá lớn từ phía trường học gia đình và bạn bè

Trường Nguyễn Hữu Cầu vẫn duy trì môi trường học tập tích cực nhờ đội ngũ giáo viên tận tâm và phương pháp tiên tiến Cô Nguyễn Thị Ánh Mai, hiệu trưởng đương nhiệm, đã có những cải tiến trong phong cách lãnh đạo như cho phép học sinh mặc thoải mái áo dài và sơ mi trắng đầu tuần, đồng phục thể dục vào các ngày còn lại Cô cũng linh hoạt chia thời gian giải lao theo từng khối để phù hợp với tình hình dịch bệnh Ngoài ra, cô thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và đưa kiến thức, kỹ năng thực tế vào chương trình học, như chủ động nhận thực tập sinh tâm lý và hỗ trợ sinh viên tổ chức hoạt động.

2.1.2 Về khách thể nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này khách thể nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là học sinh đang học tại các lớp 12 thuộc trường THPT Nguyễn Hữu Cầu Để hiểu rõ hơn về nhóm khách thể chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các đặc điểm qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu

TB K G XS K.Tốt Tốt R.Tốt

Sức khỏe Thời gian học

K.Tốt Tốt R.Tốt Dưới 5h 5-10h 10-15h Trên

Nhận xét chung về mẫu khách thể:

• Về số lượng học sinh ở các lớp tham gia khảo sát có sự chênh lệch Trong đó lớp A04 có đông học sinh tham gia nhất với (31%), A02 (24%) và A03, A05, A06 đều là 15% Chỉ có 5 trong số 11 lớp và 100 trong số 495 học sinh tham gia khảo sát

• Về giới tính: số lượng học sinh nữ tham gia khảo sát cao gấp đôi học sinh nam lần lượt là 68% và 32%

• Về học lực: học sinh giỏi chiếm số lượng cao nhất với 71% tiếp theo là học sinh khá với 20%, học sinh trung bình là 7% và 2% là học sinh xuất sắc

• Về điều kiện kinh tế gia đình: có 78% học sinh tham gia khảo sát đang sống trong gia đình có điều kiện kinh tế tốt (ổn định), 21% học sinh có điều kiện kinh tế gia đình không tốt (chưa ổn định) và 1% học sinh có điều kiện kinh tế rất tốt

• Về tình trạng sức khỏe: có đến 78% học sinh tham gia khảo sát có tình trạng sức khỏe tốt, 7% học sinh có sức khỏe rất tốt và 15% đang cảm thấy sức khỏe bản thân không tốt

Về thời gian học tập, phần lớn học sinh dành thời gian đáng kể cho hoạt động này Cụ thể, có 9% học sinh dành trên 15 giờ mỗi ngày, tiếp đến là 35% học sinh dành 5-10 giờ mỗi ngày Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dành thời gian ít hơn, trong đó 5% học sinh dưới 5 giờ mỗi ngày.

Kết quả nghiên cứu thực trạng stress ở học sinh lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu

2.2.1 Mức độ stress ở học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu

2.2.1.1 Đánh giá chung về mức độ stress Đánh giá mức độ stress ở học sinh lớp 12, chúng tôi sử dụng Trắc nghiệm đo stress

- Bảng đo lường mức độ ưu sầu, lo sợ, stress của Lovibond và cộng sự (1995) đã được Ủy ban Anxiety / Panic Attack tại Sydney (tháng 4 năm 2003) dịch và được chuẩn hóa tại Việt Nam (DASS 21) phần câu hỏi các yếu tố liên quan đến tình trạng stress Kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 2.1 dưới đây:

(Biểu đồ 2.1: Mức độ stress của nhóm đối tượng)

Biểu đồ 2.1: Mức độ stress của nhóm khách thể

Qua kết quả test thực hiện trên 100 học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu ta có thể thấy mức độ stress vừa chiếm 33%; xếp thứ 2 là stress nhẹ chiếm 26% Tuy nhiên tổng mức độ stress từ nặng đến rất nặng chiếm số lượng khá lớn gần 27% Chính điều này thôi thúc tôi nghiên cứu sâu hơn về thực trạng để tìm ra nguyên nhân và biện pháp ứng phó phù hợp

2.2.1.2 So sánh stress ở học sinh lớp 12 theo từng nhóm khách thể

Bằng data analysis tool của excel thông qua kiểm định F – Test two sample for variances và ANOVA single factor để xem xét có sự khác biệt về mức độ stress giữa các nhóm khách thể hay không; chúng tôi thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.2: So sánh stress ở học sinh lớp 12 theo từng nhóm khách thể

TB K G XS K.Tốt Tốt R.Tốt

Sức khỏe Thời gian học

K.Tốt Tốt R.Tốt Dưới 5h 5-10h 10-15h Trên

Qua bảng 2 phân tích về đối tượng nghiên cứu có thể thấy:

Theo kiểm định F-Test với độ tin cậy 95%, tỷ lệ căng thẳng giữa nam và nữ không có sự khác biệt đáng kể (P = 0,46> 0,05) Mức độ căng thẳng trung bình ở nam sinh là 22 điểm và ở nữ sinh là 21,1 điểm, nằm trong mức độ căng thẳng vừa phải.

• Mức độ học sinh ở các lớp: Mức độ stress dường như không có sự chệnh lệch quá lớn ở học sinh các lớp Cụ thể thông qua kiểm định ANOVA ta có thể thấy F Cri > F và P>0,05 cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về mặt tỷ lệ stress giữa học sinh các lớp Mức độ stress trung bình ở các lớp đều rơi vào mức vừa theo thang đo DASS 21 Song qua đó ta có thể thấy sự tăng dần điểm trung bình mức độ stress từ các lớp cơ bản đến các lớp chọn Điều này phù hợp với sức ép cạnh tranh, số lượng bài tập nâng cao, áp lực chỉ tiêu thành tích mà các lớp chọn gặp nhải là nhiều hơn các lớp cơ bản

• Về tiêu chí học lực: Chúng tôi tiếp tục sử dụng ANOVA để kiểm định và nhận thấy mức chênh lệch giữa các số liệu trong tập dữ liệu điểm stress mà nhóm khách thể tham gia khảo sát thông qua DASS 21 được thống kê có thể thấy dường như không có sự chênh lệch tỷ lệ stress giữa các nhóm khách thể có học lực khác nhau Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy các biểu hiện stress xuất hiện nhiều hơn ở nhóm khách thể có học lực thấp (học lực trung bình có điểm trung bình mức độ stress 22,6) và giảm dần ở khách thể có học lực cao (học lực xuất sắc có điểm trung bình mức độ stress là 14) Chúng tôi đã chỉ ra áp lực thành tích và sự cạnh tranh trong học tập là một trong những nguyên nhân gây stress phổ biến cho nhóm có học lực chưa tốt

• Về kinh tế: mức độ stress trung bình ở 3 nhóm khách thể có kinh tế không tốt (20,1), tốt (21,5) và rất tốt (22) đều rơi vào mức vừa Khi kiểm định ANOVA với độ tin cậy 95% ta thấy không tồn tại sự khác biệt mức độ stress giữa các khách thể (P>0,05 và F Cri >F) Bởi lẽ ở độ tuổi học sinh các em không phải bận tâm và thậm chí là chưa nhận đến các vấn đề tiền nông bên cạnh đó việc được gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu vật chất cơ bản đã thúc đẩy các em tập trung dành thời gian cho các nhu cầu cao hơn

Do đó vấn đề về kinh tế không thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ stress

• Về tiêu chí sức khỏe: kiểm định ANOVA đã cho chúng ta thấy sự chênh lệch một cách rõ ràng về mức độ stress ở các nhóm khách thể (F= 5,54,

P=0,01 và F Cri = 3,1) Tại bảng 2 chúng tôi đã chỉ ra nhóm học sinh có tình trạng sức khỏe không tốt đang trải qua nhiều vấn đề liên quan đến stress, điểm trung bình mức độ stress của nhóm khách thể này là 26.4 (nặng); nhóm có sức khỏe tốt có điểm trung bình mức độ stress là 20,3 (vừa) và nhóm có sức khỏe rất tốt có điểm trung bình mức độ stress là 23,4 (vừa) Những học sinh đang gặp phải các vấn đề sức khỏe chẳng như dương tính với Covid 19 có thể làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến stress như lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, khó thoải mái, khó thư giãn,…

Kết quả phân tích thống kê ANOVA cho thấy sự khác biệt về mức độ căng thẳng giữa các nhóm đối tượng học khác nhau về thời gian học.

Số liệu không có sự tách biệt quá lớn cụ thể P=0,04

Ngày đăng: 20/06/2024, 17:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lazarus and Polkman (1894), Stress Appraisal and Coping. Tài liệu tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress Appraisal and Coping
4. Đặng Phương Kiệt (2004), Stress và sức khỏe, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress và sức khỏe
Tác giả: Đặng Phương Kiệt
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
5. GS.TS. Vũ Dũng (2012), Từ điển thuật ngữ tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ tâm lý học
Tác giả: GS.TS. Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2012
6. Lê Chí An, Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Hữu Tân (2012), Tài liệu “Quản lý Stress đối với nhân viên xã hội”, WWO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu “Quản lý Stress đối với nhân viên xã hội”
Tác giả: Lê Chí An, Nguyễn Thụy Diễm Hương, Mai Xuân Huấn, Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Hữu Tân
Năm: 2012
7. Lê Văn Hồng (2008), “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Năm: 2008
8. Lê Văn Nguyễn, “Biểu hiện stress của nhân viên xã hội tại một số cơ sở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh”, khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu hiện stress của nhân viên xã hội tại một số cơ sở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
9. Ngô Thị Trang (2017), thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Lương Phú – Phú Bình, Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ y học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Lương Phú – Phú Bình, Thái Nguyên
Tác giả: Ngô Thị Trang
Năm: 2017
10. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý trị liệu
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2000
11. Nguyễn Thị Hải (2008), “Nghiên cứu stress ở người trưởng thành”, Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu stress ở người trưởng thành
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 2008
12. Nguyễn Xuân Thức, “giáo trình tâm lý học đại cương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “giáo trình tâm lý học đại cương
13. Thanh Trúc (2003), “Biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) thành phố Hồ Chí Minh, khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biểu hiện stress của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Thanh Trúc
Năm: 2003
2. Hans Selys (1974), Stress Without Distress Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thang điểm đánh giá mức độ stress - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 1 Thang điểm đánh giá mức độ stress (Trang 16)
Bảng 2.2: So sánh stress ở học sinh lớp 12 theo từng nhóm khách thể - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.2 So sánh stress ở học sinh lớp 12 theo từng nhóm khách thể (Trang 45)
Bảng 2.4: Biểu hiện stress về mặt nhận thức - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.4 Biểu hiện stress về mặt nhận thức (Trang 50)
Bảng 2.5: Biểu hiện stress về mặt cảm xúc - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.5 Biểu hiện stress về mặt cảm xúc (Trang 52)
Bảng 2.6: Biểu hiện stress về mặt hành vi - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.6 Biểu hiện stress về mặt hành vi (Trang 53)
Bảng 2.8: Các nguyên nhân từ yếu tố mối tương quan - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.8 Các nguyên nhân từ yếu tố mối tương quan (Trang 56)
Bảng 2.9: Các nguyên nhân từ yếu tố tình huống - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.9 Các nguyên nhân từ yếu tố tình huống (Trang 58)
Bảng 2.10: Các nguyên nhân từ yếu tố suy diễn - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.10 Các nguyên nhân từ yếu tố suy diễn (Trang 59)
Bảng 2.12: Ứng phó với yếu tố thời gian - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.12 Ứng phó với yếu tố thời gian (Trang 63)
Bảng 2.13: Ứng phó với yếu tố mối tương quan - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.13 Ứng phó với yếu tố mối tương quan (Trang 64)
Bảng 2.14: Ứng phó với yếu tố tình huống - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.14 Ứng phó với yếu tố tình huống (Trang 65)
Bảng 2.15: Ứng phó với yếu tố suy diễn - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.15 Ứng phó với yếu tố suy diễn (Trang 66)
Bảng 2.16: Ứng phó các yếu tố nghị lực cá nhân - Stres - Khóa Luận Tốt Nghiệp Tâm Lý Học
Bảng 2.16 Ứng phó các yếu tố nghị lực cá nhân (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN