1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích bản chất và chức năng của nhà nướcxhcn những định hướng để xây dựng nhà nước pháp quyềnxhcn ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích bản chất và chức năng của nhà nước XHCN. Những định hướng để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thu Hiền, Mai Thế Thành Công, Nông Bảo Trân, Nguyễn Ngọc Bảo Trân, Trần Đình Toản, Bùi Khánh Linh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

3NỘI DUNGCHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA1.1 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của dân, do dân vàvì dân t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XHCN NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

XHCN Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS TS NGUYỄN MINH TUẤN

BUỔI HỌC, PHÒNG HỌC : CHIỀU THỨ 4, B2 - 208

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3

1.1 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 3

1.2 Đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5

2.1 Chức năng đối nội 5

2.2 Chức năng đối ngoại 5

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 6

3.1 Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam 6

3.2 Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN 7

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN 8

4.1 Thực tiễn Việt Nam 8

4.2 Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

“Trong xu thế hội nhập và quốc tế hóa ngày càng mở rộng, vấn để đảm bảo sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội được đặt ra hơn bao giờ hết Chủ nghĩa xã hội thành công không chỉ cần có một lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản mà còn cần có một hệ thống chính trị được đổi mới, một nhà nước đủ sức quản lý xã hội thích ứng với sự phát triển Mô hình nhà nước pháp chế

xã hội chủ nghĩa trước đây không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường, không đáp ứng được yêu cầu của sự mở cửa giao lưu ngày càng rộng rãi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải là nhà nước kế thừa được những giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền tư sản, đồng thời phải có những nét đặc thủ thể hiện rõ tính

ưu việt của một chế độ xã hội tiến bộ hơn, một nền dân chủ hoàn thiện hơn Như vậy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cần thiết và cấp bách Vì vậy, nhóm em quyết định chọn đề tài “Phân tích bản chất và chức năng của nhà nước XHCN Những định hướng để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.” Bản thân là sinh viên trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, nhóm em cảm thấy rất hứng thú với các vấn đề phát triển kinh tế nước nhà Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn hạn chế cùng kinh nghiệm ít ỏi nên em chỉ xin đóng góp một khía cạnh nhỏ vào vấn đề nhà nước XHCN Đề tài được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và được chỉnh sửa theo ý kiến chủ quan nên không tránh những sai sót, kính mong thầy

cô sẽ tận tình giúp đỡ để bài viết được hoàn thiện hơn Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

2 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:

2.1Ýnghĩalýluận

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng Tùy theo cách nhìn nhận vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà có nhiều cách tiếp nhận thống và

Trang 4

cách đánh giả khác nhau Do vậy, khi nghiên cứu chúng ta cố gắng nhìn nhận vấn đề

từ nhiều góc độ khác nhau để thấy được những đặc trưng cơ bản, cũng như giá trị, ưu nhược điểm chung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.2Ýnghĩathựctiễn

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030 Vì vậy, đề tài này góp phần chỉ ra nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế, bất cập còn tồn tại Qua đó cũng phần nào giúp các nhà lãnh đạo nói chung cũng như nhà nước có những giải pháp chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3 Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài của chúng em được chia thành 4 chương: Chương 1: Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chương 2: Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Chương 3: Những định hướng để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

Chương 4: Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam Trách nhiệm của sinh viên

4 Danh sách thành viên – mã số sinh viên:

1 Lê Thị Thu Hiền - 31221021398

2 Mai Thế Thành Công - 31221024467

3 Nông Bảo Trân -31221026243

4 Nguyễn Ngọc Bảo Trân - 31221022974

5 Trần Đình Toản - 31221022789

6 Bùi Khánh Linh - 31221026072

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của dân, do dân và

vì dân (theo Hiến pháp 2013)

Cụ thể:

- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

- Là nhà nước dân chủ và pháp quyền

“1.2 Đặc trưng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a/TínhgiaicấpcôngnhâncủaNhànướcCộnghòaxãhộichủnghĩaViệtNam

- Được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp Tính tiên phong của giai cấp công nhân được thể hiện trong quá trình đấu tranh, sự trung thành và lý tưởng cách mạng,ở khả năng nhận thức và tư tưởng đối mới, phát triển

- Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động của toàn xã hội

b/TínhdântộccủaNhànước Cộnghòaxãhội chủnghĩaViệtNam

- Nhà nước ta là của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc

- Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật

- Các chính sách xã hội thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc

- Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại

Trang 6

c/TínhnhândâncủaNhànướcCộnghòaxã hộichủnghĩaViệtNam

- Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật

- Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân Vì vậy, cùng với cơ quan nhà nước, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho

xã hội và cho từng cá nhân con người

d/TínhthờiđạicủaNhànướcCộnghòaxãhộichủnghĩaViệtNam

- Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội

- Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…

- Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau

Trang 7

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1 Chức năng đối nội

- Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế… là những chức năng đối nội của các nhà nước

- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm thực hiện mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước, xét đến cùng là chức năng hàng đầu

và là cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng mọi xã hội dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật phát triển cao

- Chức năng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống trị bị lật đổ và những âm mưu phản cách mạng khác

- Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công nhân và các tổ chức Đây là chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tất cả các chức năng khác của Nhà nước

- Chức năng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân

2.2 Chức năng đối ngoại

- Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác…Nhà nước ta thực hiện chức năng đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với phong trào cách mạng thế giới

- Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giữ vững ổn định và xây dựng đất nước Tổ quốc là chức năng cực kỳ quan trọng nhằm giữ gìn thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình của nhân dân, tạo điều kiện ổn định triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Chức năng củng cố , mở rộng , tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước khác theo nguyên tắc

Trang 8

bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

- Chức năng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới.”

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

3.1 Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

* Kháiniệmnhànướcphápquyền

Pháp quyền là tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã hội có nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội Hiểu đơn giản hơn thì pháp quyền là khi mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, nhà nước hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau

Từ đó có thể hiểu, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí phù hợp với quyền tự nhiên của con người

* ĐặcđiểmnhànướcphápquyềnXHCNViệtNam

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong thời kì đổi mới có thể khái quát các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, nhà nước của dân, do dân và vì dân

- Thứ hai, nhà nước hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật

- Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, phân quyền và phối hợp giữa pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 9

- Thứ tư, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và những hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân

- Thứ năm, tôn trọng quyền con người, con người là chủ thể là trung tâm của sự phát triển

- Cuối cùng, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ có sự phân công, phân cấp và kiểm soát lẫn nhau nhưng vẫn bảo đảm là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của trung ương

3.2 Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN

*MộtlàxâydựngNhànướcphápquyềnXHCNdướisựlãnhđạocủaĐảng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, gắn bó mật thiết với đất nước, với nhân dân Tổ chức lại cơ quan quyền lực nhà nước là sự thống nhất, phân công và phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp

*HailàcảicáchthểchếvàphươngthứchoạtđộngcủaNhànước

Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Quốc hội, đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân Thực thi nhiều nhiệm vụ thuộc quyền tư pháp và quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước

Xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Nâng cao năng lực, chất lượng và

tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách Đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ công theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

*Balàxâydựngđộingũcánbộ,côngchứctrongsạchcónănglực

Trang 10

Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, quản trị của đội ngũ cán bộ, công chức Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời có cơ chế đào thải, miễn nhiệm đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật công vụ, đạo đức công vụ

*Bốnlà,đấutranhphòng,chống thamnhũng,lãngphívàthựchànhtiếtkiệm

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành cần, kiệm là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảng ta và đất nước chủ trương: tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hệ thống hành chính, phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, thiết lập cơ chế trừng phạt các tổ chức phi pháp và tội phạm, khuyến khích toàn đảng, toàn dân mọi người cần cù, tiết kiệm

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM

CỦA SINH VIÊN 4.1 Thực tiễn Việt Nam

a/Nhữngkếtquảđạtđược

*Trongviệcthựchiệnvaitrò,chứcnăng, nhiệmvụcủaNhànước

“Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước đã dần được cơ cấu lại theo hướng mở rộng xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, Nhà nước chỉ đảm nhiệm những công việc thực sự cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, vì sự phát triển của toàn xã hội hoặc những gì mà mỗi cá nhân công dân không thể tự minh giải quyết nếu thiếu sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước Trong mối quan hệ với công dân, bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước đang dẫn chuyển từ tư duy lãnh đạo, quyền uy - phục tùng sang tư duy về nhà nước phục

vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ, trách nhiệm phục vụ nhân dân,thực sự trở thành

“công bộc” của nhân dân.”

Trang 11

*Vềtổchứcbộmáynhànước

-“Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, yếu tố quy định mối quan hệ quyền lực và pháp luật, yếu tố bảo đảm để ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước Có thể nói, hoạt động của Quốc hội ngày càng được đổi mới, dân chủ, hiệu quả hơn Quốc hội ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu và mong mỏi của các tầng lớp nhân dân.”

-“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại Trên cơ sở các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan, Chủ tịch nước trong các nhiệm kỳ qua đã phát huy tốt vị trí, vai trò của mình trêncác lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.”

-“Chính phủ đã có một bước đổi mới căn bản cả về tổ chức và phương thức hoạt động, từ Chính phủ tập thể sang kết hợp giữa chế độ trách nhiệm của tập thể Chính phủ và vai trò cá nhân của Thủ tướng Chính phủ Có thể nói, hoạt động của Chính phủ, các bộ ngày càng chuyên nghiệp hơn, công khai, minh bạch hơn góp phần đưa đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn, vượt qua khủng hoảng kinh tế để đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn vừa qua.”

-“Tòa án nhân dân được xác định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa

án trong thời gian qua đang được nghiên cứu để đổi mới, cải cách hơn, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án Qua đó, tăng cường khả năng kiểm soát của tư pháp đối với hệ thống cơ quan hành chính.”

*VềsựlãnhđạocủaĐảngđốivớiNhànước

Chất lượng lãnh đạo của Đảng được nâng cao hơn, tình trạng tổ chức Đảng bao biện làm thay Nhà nước đã có bước giảm đáng kể, việc dân chủ hoá phương thức lãnh đạo của Đảng có bước tiến quan trọng, trong khi vai trò lãnh đạo của Đảng được

Ngày đăng: 20/06/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w