1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ lưu ý cho sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ. Lưu ý cho sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Tác giả Đinh Lan Chi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đàm Văn Nam, Nguyễn Thùy Chi, Lê Ngọc Bình, Lê Tuấn Dũng, Võ Thị Ngọc Ánh, Phạm Quỳnh Chi
Người hướng dẫn Lê Thị Huyền Trang
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kỹ Năng Giao Tiếp Và Thuyết Trình Trong Kinh Doanh
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Nhờ vào ngôn ngữ, chúng ta có thể truyền tải thông tin, ýkiến, suy nghĩ đến những người xung quanh một cách hiệu quả và chính xác.Giao tiếp bằng ngôn ngữ trong xã hội rất đa dạng và phon

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH

TRONG KINH DOANH

Đề tài: Những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ Lưu ý cho sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

NHÓM 2

HÀ NỘI – 5/2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH

TRONG KINH DOANH

Đề tài: Những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ Lưu ý cho sinh viên khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền Trang

Danh sách nhóm:

1 25A4011757 - Nguyễn Thùy Chi (Nhóm trưởng)

2 25A4011392 - Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3 25A4011735 - Võ Thị Ngọc Ánh

4 25A4011745 - Lê Ngọc Bình

5 25A4013323 - Phạm Quỳnh Chi

6 25A4011752 - Đinh Lan Chi

7 25A4011770 - Lê Tuấn Dũng

8 25A4010750 - Đàm Văn Nam

HÀ NỘI – 5/2023

Trang 3

STT Họ và tên Mã sinh viên Chức vụ Mức độ

tham gia

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Nội dung của ngôn ngữ 2

1.3 Phong cách ngôn ngữ 3

1.3.1 Lối nói thẳng 3

1.3.2 Lối nói lịch sự 3

1.3.3 Lời nói ẩn ý 4

1.3.4 Lối nói mỉa mai, châm chọc 4

CHƯƠNG II: BÀN LUẬN 5

2.1 Vấn đề khi giao tiếp bằng ngôn ngữ 5

2.1.1 Không đủ từ vựng hoặc ngữ pháp 5

2.1.2 Sự hiểu lầm 5

2.1.3 Khó khăn trong giao tiếp với người nói một ngôn ngữ khác 5

2.2 Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp 6

2.2.1 Sử dụng từ ngữ phù hợp 6

2.2.2 Lắng nghe kỹ 6

2.2.3 Tránh sử dụng ngôn ngữ thô tục hoặc phân biệt chủng tộc giới tính 6

2.2.4 Sử dụng câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng khi giao tiếp 7

2.2.5 Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe 7

CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG 8

3.1 Tình huống 8

3.2 Hướng xử lý 8

3.3 Phân tích 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, ngôn ngữ được xem như một công cụ giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người Nhờ vào ngôn ngữ, chúng ta có thể truyền tải thông tin, ý kiến, suy nghĩ đến những người xung quanh một cách hiệu quả và chính xác Giao tiếp bằng ngôn ngữ trong xã hội rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào từng vùng miền, quốc gia, hay người đối tượng khác nhau mà sẽ có những ngôn ngữ

và cách thức giao tiếp khác nhau

Giao tiếp bằng ngôn ngữ có tầm quan trọng vô cùng to lớn trong cuộc sống đời thường cũng như trong công việc của mỗi chúng ta Việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau giúp chúng ta hiểu nhau hơn để từ đó đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau Trong công việc cũng vậy, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tốt thì sẽ làm cho đối phương có cái nhìn thiện cảm, có sự tin cậy đối với mình thì khi đó công việc sẽ giải quyết một cách nhanh chóng và thuận lợi

Tục ngữ có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Khi giao tiếp với nhau cần cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ Lời lẽ khi thốt ra cần phải suy nghĩ kỹ tránh lỡ lời làm xúc phạm, làm tổn thương người khác Từ đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp Nếu bạn sử dụng lời nói đúng lúc, đúng người và đúng thời điểm sẽ đem lại giá trị cực kỳ lớn Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã từng nói rằng: “Nếu bạn nói với một người bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu, điều bạn nói sẽ đi được vào đầu đối phương Nếu bạn nói với người đó bằng ngôn ngữ của anh ta, điều bạn nói sẽ đi tới con tim” Sử dụng ngôn ngữ khéo léo là một nghệ thuật để chạm tới con tim của người nghe, đòi hỏi phải có một sự tinh tế, lịch sự, nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch thiệp đi cùng với những ngôn từ đồng cảm, thấu hiểu để họ cảm nhận được sự kết nối và cũng vì thế

mà ta chạm được đến trái tim của họ

Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tốt và hoàn thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống và công việc Bởi vậy, chúng ta cần trang bị được những kiến thức cơ bản về giao tiếp bằng ngôn ngữ, đồng thời cần phải rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để có thể giao tiếp, ứng xử thật tốt

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp và tư duy Giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện thông qua lời nói và chữ viết

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Bằng ngôn ngữ, chúng ta có thể truyền đi một cách chính xác bất kỳ một loại thông tin nào, có thể diễn

tả tâm trạng, tình cảm, miêu tả hành động hay sự vật Ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.2 Nội dung của ngôn ngữ

Nội dung của ngôn ngữ có hai khía cạnh: khách quan và chủ quan

- Khía cạnh khách quan biểu hiện ở chỗ, từ luôn có nghĩa xác định, không phụ

thuộc vào ý muốn của chúng ta Mỗi từ hoặc cụm từ được dùng để chỉ ra một sự vật, hiện tượng hoặc một loạt sự vật, hiện tượng nào đó Do đó, chúng ta không thể dùng

từ “tâm lý” để chỉ “con đường”, “ngôi nhà” để chỉ “cây cối” Như vậy, một trong những điều kiện thiết yếu của sự thông hiểu trong giao tiếp là dùng từ phải chuẩn xác định đúng ý nghĩa của nó Bên cạnh đó cần lưu ý rằng, một từ có thể có vài nghĩa khác nhau, song trong mỗi tình huống cụ thể, nó thường được dùng với một nghĩa xác định

Ví dụ: Từ “ăn”, khi nói đến từ ăn mọi người thường nghĩ đến việc bỏ thức ăn vào miệng nhai nhưng nó còn có nhiều nghĩa khác như: Ảnh đối tượng được chụp đẹp, ưa nhìn, nét mặt dễ biểu hiện tình cảm hoặc có nét nổi bật ta thường gọi là “ăn ảnh” hay “ăn chơi” mang nghĩa chơi bời, tiêu khiển bằng các thú vui vật chất (và tinh thần)

Nói cách khác, ở một mức độ nào đó, ngôn ngữ của con người còn mang tính tình huống Cho nên, nếu không nắm bắt được tình huống giao tiếp, chúng ta có thể hiểu sai ý của người khác

- Khía cạnh chủ quan biểu hiện ở chỗ, ngôn ngữ được sử dụng để chúng ta

truyền tải ý của chính mình, tức là ý cá nhân Nhiều khi ý này không trùng với “nghĩa chính xác, nghĩa thật” của từ, của câu mà chúng ta dùng Chẳng hạn, người khách mà bạn đang tiếp đang cảm thấy nóng bức, muốn bạn bật quạt lên cho mát nhưng lại nói lái là: “Thời tiết hôm nay nóng quá bạn nhỉ!”

Hơn nữa, cùng một từ, một câu có thể gây ra nhiều phản ứng, những cảm xúc không giống nhau ở những người khác nhau Ví dụ về điều này có thể là từ "yêu"

Trang 7

Một người có thể cảm thấy hạnh phúc và yêu thương khi nghe từ này, trong khi một người khác có thể cảm thấy đau khổ và buồn bã vì những trải nghiệm cũ

Cũng giống như vậy, ngay trong một nhóm người, đôi khi cũng có nhưng quy định ý nghĩa riêng cho một số tập hợp từ Tiếng “lóng” là một ví dụ, đây là ngôn ngữ của giới trẻ thường dùng để nói chuyện với nhau chẳng hạn như “đầu gấu”, “gato”,

“bánh bèo”, “trẻ trâu” Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ cộng đồng địa phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ

Trong giao tiếp, hiểu được ý cá nhân là cơ sở của hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm giữa các cá nhân tham gia giao tiếp

1.3 Phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lối nói, lối viết, tức là cách dùng từ ngữ

để diễn đạt ý trong giao tiếp Có nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau tùy theo tình huống giao tiếp mà chúng ta lựa chọn phong cách ngôn ngữ cho phù hợp

1.3.1 Lối nói thẳng

Lối nói thẳng (lối nói cơ giới) là nói thẳng, viết thẳng ra những ý nghĩ của mình, cái mình muốn, mình cần, cái mình biết, không quanh co, không vòng vèo, không ẩn ý

Ưu điểm là tiết kiệm được thời gian; giúp thể hiện trực tiếp suy nghĩ, quan điểm của người nói; người nghe nhanh chóng hiểu ra vấn đề và thông tin được truyền đạt nhanh chóng, chính xác

Nhược điểm là trong nhiều tình huống, nói thẳng thiếu tế nhị sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu, khó chấp nhận được thông tin mà chúng ta đưa ra, nhất là khi thông tin đó là điều người nghe không mong đợi Chẳng hạn như một người bạn mình mới quen mua bộ quần áo mới không được đẹp lắm nhưng bạn lại nói thẳng với cô ấy rằng “Bạn mua quần áo ở đâu mà xấu thế?”

Lối nói thẳng thường được dùng trong giao tiếp giữa những người người thân, gia đình, bạn bè thân mật, trong tình huống cần sự rõ ràng hoặc thể hiện sự kiên quyết Còn trong giao tiếp chính thức, trong các mối quan hệ xã giao thông thường thì người

ta sử dụng lối nói lịch sự hay lối nói ẩn ý

1.3.2 Lối nói lịch sự

Ở lối nói này, người ta sử dụng ngôn từ hình thái với các động từ, mệnh đề hình thái, làm cho các cảm nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã nhặn, lịch thiệp Lối nói lịch sự được sử dụng khi giao tiếp với người bề trên, đối tác trong công việc; trong lần

Trang 8

đầu gặp mặt và khi truyền tải thông tin mang tính gây cảm xúc tiêu cực đối với người nghe

Ví dụ: Bạn đang đóng vai là người bán hàng mỹ phẩm gặp một khách hàng mặt

có quá nhiều mụn Thay vì nói thẳng “Da mặt chị có quá nhiều mụn, bên em có các dòng mỹ phẩm trị mụn để em tư vấn cho chị” sẽ khiến khách hàng tự ti, thay vào đó bạn nên nói “Với tình trạng da hiện tại của chị thì bên em có những dòng sản phẩm hỗ trợ trị mụn và phục hồi da chỉ mất 3-6 tuần, chị có muốn bên em hỗ trợ chi tiết cho mình không ạ?”

1.3.3 Lời nói ẩn ý

Trong giao tiếp, nhiều khi có những điều muốn nói nhưng không tiện nói ra và chúng ta thường dùng lối nói ẩn ý Tức là nói một điều khác hàm chứa điều muốn nói

để làm người nghe nghĩ đến hoặc liên tưởng đến điều đó Lời nói ẩn ý là lối nói nhẹ nhàng, tế nhị, khéo léo, đòi hỏi một sự tinh tế ở người nói và người nghe Đôi khi, người nghe không hiểu được hết ẩn ý của người nói, hoặc hiểu nhưng muốn lẩn tránh nên giả vờ không hiểu

Ví dụ: Khi bạn muốn nhắc nhở người anh họ ít quan tâm đến gia đình của mình, bạn sẽ nói rằng: “Lâu rồi anh chưa về quê nhỉ? Hai bác nhắc đến anh suốt đấy” 1.3.4 Lối nói mỉa mai, châm chọc

Trong cuộc sống, có những người hay mỉa mai, châm chọc người khác Họ đưa chuyện vui, chuyện buồn, chuyện xấu, chuyện tốt, hay những thiếu sót, lỗi lầm, thậm chí cả những khuyết tật bẩm sinh của người khác ra để đàm tiếu, chế giễu với thái độ thiếu thiện chí

Ngay cả trong thành tích của người khác, họ cũng nhìn thấy những khuất tất, dường như họ ghen tị với những thành tích đó Ví dụ: “Nó chắc chắn chép phao, mua điểm rồi làm gì có chuyện lại được điểm cao như thế”

Cũng có người không có ý xấu chỉ muốn trêu đùa cho vui, nhưng không nghĩ rằng những trò đùa đó đã xúc phạm người khác, khiến họ bị tổn thương cảm thấy đau đớn nặng nề đặc biệt là đối với người quá nhạy cảm Bên cạnh đó lối nói này còn tự

hạ thấp bản thân trong mắt người khác vì sự thiếu tôn trọng

Mỉa mai, châm chọc người khác là một thói xấu Nó không đem lại cho ta những điều gì tốt đẹp nó chỉ đem đến những ánh nhìn hận thù, sự ghét bỏ xa lánh của người xung quanh Bởi vậy mà bạn đừng bao giờ mỉa mai người khác Một nhà giao tiếp học

đã từng nói rằng: “Hãy chôn vùi thói mỉa mai trong mộ” [1]

Trang 9

CHƯƠNG II: BÀN LUẬN

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những kỹ năng cần thiết để chúng ta có thể tương tác và trao đổi thông tin với nhau Tuy nhiên, việc giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói và nghe, mà còn bao gồm cả việc hiểu và chia sẻ ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm Một vấn đề phổ biến liên quan đến giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự hiểu lầm Đôi khi, người nói có ý định rõ ràng nhưng người nghe lại hiểu sai hoặc ngược lại Điều này thường xảy ra do sự khác biệt trong cách sử dụng từ ngữ, phát âm, cách diễn đạt hay nền văn hóa khác nhau Vì vậy, để tránh hiểu lầm và nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng ta cần cố gắng lắng nghe và đặt câu hỏi để hiểu

rõ hơn ý định của người đối diện Ngoài ra, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ còn yêu cầu chúng ta phải biết chọn lựa từ ngữ và cách diễn đạt phù hợp để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả Việc sử dụng từ ngữ sai hoặc chọn sai cách diễn đạt có thể gây hiểu lầm hoặc làm mất thiện cảm của đối tác Do đó, chúng ta nên cố gắng rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để trở thành một người thông minh và thành công trong cuộc sống

2.1 Vấn đề khi giao tiếp bằng ngôn ngữ

2.1.1 Không đủ từ vựng hoặc ngữ pháp

- Nếu bạn không biết từ hoặc cấu trúc ngữ pháp thích hợp, bạn có thể không thể diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng

- Ví dụ: Bạn cố gắng nói chuyện với một người bản địa bằng tiếng Anh nhưng bạn không đủ từ vựng hoặc ngữ pháp để thực hiện một cuộc trò chuyện như ý muốn 2.1.2 Sự hiểu lầm

- Nếu người nghe hoặc người nói không hiểu đúng ý của nhau, sự hiểu lầm có thể xảy ra

- Ví dụ: Khi bạn nói với người khác là 7 giờ có mặt nhưng có thể người ta không hiểu và người ta có thể đến lúc 7 giờ sáng hoặc lúc 7 giờ tối Trong trường hợp này sự hiểu lầm đã xảy ra khi không nói rõ ý mà người nói muốn

2.1.3 Khó khăn trong giao tiếp với người nói một ngôn ngữ khác

- Sự khác biệt về văn hóa, nền văn hóa và cách suy nghĩ có thể tạo ra khó khăn trong việc hiểu và giao tiếp với người nói một ngôn ngữ khác

- Ví dụ: Khi bạn đi du lịch đến một quốc gia nói ngôn ngữ khác và bạn không biết ngôn ngữ đó Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đặt hàng đồ ăn, tìm đường đi, hoặc thậm chí là trò chuyện với người địa phương Việc giao tiếp trở nên khó khăn và

Trang 10

có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, bất lợi hoặc bối rối Điều này có thể gây ra rắc rối trong việc tổ chức kế hoạch du lịch của bạn

2.2 Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

2.2.1 Sử dụng từ ngữ phù hợp

- Sử dụng từ ngữ phù hợp và dễ hiểu để truyền đạt thông điệp của bạn một cách chính xác

- Ví dụ:

+ Cô giáo dạy môn toán rất tận tình và chi tiết (sử dụng từ “chi tiết” để miêu tả tính cẩn thận của cô giáo)

+ Gia đình tôi đi du lịch tại Nha Trang (sử dụng từ “du lịch” thay vì “đi chơi” để cho hoạt động đó trở nên trang trọng hơn)

2.2.2 Lắng nghe kỹ

- Khi người khác đang nói, hãy lắng nghe kỹ và chủ động hỏi để hiểu rõ hơn về

ý của họ [2]

- Ví dụ: Giáo viên: “Học sinh này của tôi rất hăng hái học tập và thường đạt kết quả cao Tuy nhiên, các bạn ấy có thói quen trì hoãn trong việc làm bài tập và thường

đi học trễ giờ.” Phụ huynh: “Cảm ơn cô giáo đã thông báo Chúng tôi sẽ giúp con tôi

để thay đổi thói quen và tuân thủ đúng giờ học.”

Trong ví dụ này, phụ huynh đã lắng nghe kỹ càng thông tin từ giáo viên

và trả lời phản hồi trong một cách tích cực Việc lắng nghe kỹ như thế sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ con mình và có thể đưa ra biện pháp hữu ích để giúp đỡ

2.2.3 Tránh sử dụng ngôn ngữ thô tục hoặc phân biệt chủng tộc giới tính

- Hãy tránh sử dụng ngôn ngữ thô tục hoặc phân biệt chủng tộc giới tính để đảm bảo sự tôn trọng với tất cả mọi người

- Ví dụ:

+ “Phong cách ăn mặc của chúng mày thật lố bịch!” -> Sử dụng từ “lố bịch” có thể làm cho người đối diện cảm thấy bị xúc phạm và không khác gì một lời lẽ khiêu khích

+ “Tôi không thích người da đen” -> Sử dụng từ “da đen” để chỉ người khác đó

là hành động phân biệt chủng tộc gây khó chịu cho người nghe và kích động những cảm xúc tiêu cực

+ “Người đàn ông thường mạnh mẽ hơn phụ nữ” -> Sử dụng cụm từ “đàn ông”

và “phụ nữ” để phân biệt giới tính trong cách miêu tả tính cách và năng lực của một

Trang 11

người, nó có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tôn trọng và trao đổi của mỗi người trong cuộc giao tiếp

2.2.4 Sử dụng câu hỏi mở thay vì câu hỏi đóng khi giao tiếp

- Sử dụng câu hỏi mở nhằm khuyến khích trao đổi, thu thập được nhiều thông tin hơn, khám phá ý kiến và suy nghĩ của người khác về một chủ đề và mở rộng tri thức của mình về chủ đề đó

- Ví dụ: Thay vì hỏi khách hàng: “Anh/chị có hài lòng với sản phẩm của bên em không ạ?”, khách hàng có thể sẽ chỉ trả lời là “Hài lòng” hoặc “Không hài lòng”, chúng ta nên hỏi: “Anh/chị có trải nghiệm như thế nào với sản phẩm của bên em ạ?” 2.2.5 Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe

- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng người nghe để truyền đạt thông điệp của bạn một cách dễ hiểu và chính xác [3]

- Ví dụ: Việc giảng dạy và chỉ bảo cho trẻ nhỏ cần sự chậm rãi, cẩn trọng và kiên nhẫn cao, cho nên ta phải sử dụng những từ ngữ phù hợp, đơn giản, dễ hiểu để phù hợp với nhóm đối tượng này

Ngày đăng: 19/06/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w