Tuy nhiên bản chấtcủa dân chủ xã hội chủ nghĩa và mối quan hệ giữa dân chủ xãhội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũngchưa được xác định rõ ràng.- Đại hội thứ VI năm 19
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
DÂN CHỦ VÀ VẤN ĐỀ LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hiền
Danh sách nhóm :
1 Trịnh Thị Phương Anh MSV:
5 Nguyễn Bích Ngọc MSV:
6 Đậu Lê Quỳnh Như MSV:
7 Nguyễn Diệu Linh MSV:
8 Nguyễn Thị Hường MSV:
10 Đậu Thị Huyền Ly MSV:
11 Đỗ Thị Thu Quỳnh MSV:
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 5
I Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5
1 Khái quát về Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa 5
2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5
3 Bản chất của Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5
II Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 6
1 Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hỏi 2 câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN là gì) 6
2 Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 6 3 Phát duy Dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 6
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ ĐỀ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC 7
I Thực trạng 7
1 Thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” 7
2 Thủ đoạn “Bạo loạn lật đổ” 8
II Nguyên nhân 10
III Hậu quả 11
CHƯƠNG 3 THEO QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM, CẦN PHẢN BÁC LẠI CÁC LUẬN ĐIỂM TRÊN NHƯ THẾ NÀO? 12
I Luận điểm 1: Lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm thay đổi thể chế chính trị ở VN 12
II Luận điểm 2: Lấy mác “nhân quyền” 13
1 Quyền tự do ngôn luận 13
2 Quyền con người 13
III Lấy lý do đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số (Dak Lak) 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY.
I Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Khái quát về Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa
- Nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa hình thành sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga Quá trình phát triển của nền dân chủ XHCN phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, có sự kế thừa 1 cách chọn lọc giá trị của các nền dân chủ trước đó, trước hết là dân chủ tư sản Nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa chỉ có thực sự khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng đầy đủ
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại Là nền dân chủ mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và làm chủ, dân chủ và pháp luật thống nhất với nhau, được thực hiện bởi nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
2 Sự ra đời và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập sau cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Năm 1975, sau khi thống nhất đất nước Tên nước được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuy nhiên bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa và mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng chưa được xác định rõ ràng
- Đại hội thứ VI năm 1986, ta đưa ra những chính sách đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh việc phát huy dân chủ nhằm tạo ra 1 động lực mạnh mẽ cho sự phát triển sau này
- Trong quá trình gần 40 năm đổi mới, nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã có nhiều điểm mới Đảng ta khẳng định 1 trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội việt nam là
“do nhân dân làm chủ” Đồng thời khẳng định: “ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”
3 Bản chất của Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nền dân chủ mà nhân dân làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dựa vào
Trang 5- Dân chủ gắn với pháp luật, và phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cập, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
- Nền dân chủ ấy được thực hiện thông qua 2 hình thức: dân chủ trực tiếp (nhân dân tham gia trực tiếp vào bộ máy nhà nước)
và dân chủ gián tiếp (hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân ủy quyền, giao quyền lực của mình cho tổ
chức mà họ bầu ra Quốc hội)
II Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
1 Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hỏi 2 câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN là gì)
- Nhà nước pháp quyền: là nhà nước thượng tôn pháp luật,
nhà nước hướng tới phúc lợi chung, hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: là nhà nước pháp quyền mà trong đó mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết về pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả
vì mục tiêu phục vụ nhân dân
2 Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Do nhân dân làm chủ, là nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; trong mọi hoạt động xã hội, pháp luật luôn được đặt ở vị trí tối cao
- Có quyền lực thống nhất, với sự phân công và phối hợp giữa các nhánh lập pháp, hành pháp, và tư pháp
- Do Đảng Cộng sản lãnh đạo và nhân dân giám sát
- Tôn trọng nhân quyền, coi con người là trung tâm của sự phát triển, thực hành dân chủ
- Tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự thống nhất quyền lực
3 Phát duy Dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để tạo ra cơ
sở kinh tế vững chắc cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng Đảng cộng sản trong sạch, vững mạnh, là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang 6- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh,
là điều kiện để thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống giám sát và phản biện xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân
b Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
- Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực
- Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ ĐỀ CHỐNG PHÁ ĐẤT NƯỚC
I Thực trạng
Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới nhằm hướng đến mục tiêu: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng,
sự đồng thuận xã hội và niềm tin của nhân dân với Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Ông Nguyễn Văn Kỷ - Phó Chánh văn phòng Thường trực về
nhân quyền báo cáo tại Hội nghị cho biết: “Hoạt động lợi dụng
vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp.”
Như vậy, một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện được
mục tiêu trên là mỗi cán bộ, đảng viên, người dân phải nhận diện được những quan điểm sai trái, âm mưu của các thế lực thù
Trang 7địch nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng để có những biện
pháp đấu tranh, bảo vệ một cách thiết thực nhất
1 Thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”
Trong những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt Dân chủ, nhân quyền là chiêu bài mà chúng vẫn dùng để lợi dụng làm tác động chuyển hóa nội bộ, gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam; hậu thuẫn, thúc đẩy hình thành lực lượng, tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta
a Lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam
Tính đến tháng 9/2021, Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo thuộc
16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với gần 26 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước Ngoài ra, còn có khoảng 140 tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân với khoảng 1 triệu tín đồ, đa phần sinh hoạt tại gia hoặc thuê, mượn địa điểm sinh hoạt tôn giáo, không có cơ sở thờ tự
Điển hình như: tại Tây Nguyên, năm 1999, số đối tượng FULRO lưu vong ở Mỹ đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà nước Đềga”, đồng thời chúng móc nối với số đối tượng phản động trong các dân tộc thiểu số ở hai tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai lập ra cái gọi là “Tin lành Đề ga” để lôi kéo, tập hợp đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tham gia “Nhà nước Đề ga” dưới ngọn cờ tôn giáo và dân tộc để kích động ly khai thành lập nhà nước cho người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; tại Tây Nam Bộ, số đối tượng phản động tăng cường sử dụng Internet, báo, đài nhằm kích động tư tưởng “ly khai” vào vùng đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, lập “Chính phủ Khmer Krôm lưu vong”, tiến đến thành lập “Nhà nước Khmer Krôm” trên vùng đất Tây Nam Bộ…; tại vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, số đối tượng phản động, cốt cán hoạt động “Nhà nước Mông” chủ trương phát triển cơ sở trong đạo Tin lành để tập hợp lực lượng, ráo riết móc nối, lôi kéo số chức sắc, số cầm đầu các điểm nhóm đạo Tin lành tham gia thành lập “Nhà nước Mông” tự trị…
b Vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Một số tổ chức phi chính phủ “khoác áo nhân quyền”, trong báo cáo hàng năm thường xuyên bịa đặt, đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nổi bật như:
- Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), có trụ sở tại Mỹ HRW
thông qua vấn đề “nhân quyền” hướng tới thành lập các tổ chức hoạt động chống CNXH dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân
Trang 8quyền” đã mở ra một điều kiện mới để Mỹ, các nước phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền vào các nước Đông Âu, Liên Xô trước đây Ở với Việt Nam, HRW cổ súy, tán dương với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật Tổ chức này thường xuyên phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và can thiệp vào công việc nội
bộ Việt Nam
- Hay như Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) với các nhóm hoạt động
ở nhiều nước như: Mỹ, Đức, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan… Đối với Việt Nam, AI thường xuyên đưa ra các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người AI đã đưa ra những nội dung xuyên tạc, vu cáo một cách trắng trợn về tình hình các tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam, từ đó lớn tiếng đòi thả tự
do cho các “tù nhân lương tâm” – thực chất là số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam…
VD: Cụ thể là sau khi phiên tòa xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh ( sinh năm 1982, trú tại thành phố Tân An, tỉnh Long An) và đồng phạm là thành viên nhóm "Báo Sạch" kết thúc, một tờ báo tiếng Việt
ở hải ngoại lập tức đăng tải bài viết: "Vụ xử "Báo Sạch": Việt Nam đừng nên coi truyền thông là kẻ thù" Bài báo đã dẫn lời một cá nhân của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) để quy kết Việt Nam ngăn cản "tự do ngôn luận", từ đó đòi có một sự cải cách trong thực thi quyền công dân
2 Thủ đoạn “Bạo loạn lật đổ”
Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức
do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương) Bạo loạn lật đổ mang tính chất đối kháng quyết liệt, một mất một còn giữa cách
Hình thức bạo loạn do lực lượng phản cách mạng tiến hành gồm bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo loạn chính trị kết hợp vũ trang Các hình thức của bạo loạn lật đổ có thể khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể nhưng thường bao gồm:
- Tấn công bằng vũ khí nhóm người sử dụng vũ khí để tấn công các mục tiêu như các cơ quan chính phủ quân đội cảnh sát hoặc các tòa nhà chính trị
- Nổ bom sử dụng bom hoặc các loại vũ khí nổ để gây thiệt hại cho mục tiêu và tạo ra sợ hãi trong cộng đồng
Trang 9VD: Vụ khủng bố ở Dak Lak gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm
4 chiến sĩ Công an và 2 cán bộ xã hy sinh, 2 chiến sĩ Công an bị thương và 3 người dân tử vong Chúng xả súng, lấy bom xăng tự chế rồi ném vào chỗ nào đông người Nguyên nhân cơ bản là do âm mưu của các thế lực thù địch, các đối tượng FULRO ( liên minh chính trị quân sự, đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc thiểu số, thực hiện chiến tranh du kích để ly khai vùng Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam) lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ với người Kinh, gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang
ở nước ngoài
- Khủng bố sử dụng các hành động khủng bố để tấn công các mục tiêu dân sự và gây ra sợ hãi và đe dọa đến đời sống và tài sản của người dân
VD: Mới đây nhất là ngày 11-11-2019, Tòa án Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội:
"Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân," "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức." Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam, Australia), Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, trú tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) bị truy tố về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" theo quy định tại Điều 113, khoản 2, điểm a, Bộ luật Hình sự năm
2015 Ba bị cáo còn lại là Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài và Nguyễn Thị Ánh bị truy tố về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"
do đã có hành vi làm giả nhiều chứng minh nhân dân, hồ sơ xin việc làm cho các đối tượng trong vụ án Với những bằng chứng xác đáng, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Châu Văn Khảm 12 năm tù; Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù và Trần Văn Quyền 10 năm tù (cả hai bị quản thúc 5 năm sau khi mãn hạn tù)
Trang 10Các bị cáo còn lại Bùi Văn Kiên bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Ánh 3 năm tù, Trần Thị Nhài 3 năm tù
- Biểu tình và đụng độ các nhóm người biểu tình tập trung ở những nơi công cộng đường phố để phản đối chính quyền Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt các cuộc biểu tình có thể dẫn đến đụng độ với lực lượng An ninh hoặc giữa các nhóm biểu tình khác nhau
- Nổi dậy và đảo chính các nhóm người sử dụng bạo lực để tấn công các cơ quan chính phủ lật đổ chính quyền hiện tại và thiết lập một chính quyền mới Tất cả các hình thức trên đều có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng cho con người hơi mất trật tự ổn định tài sản và cơ sở hạ tầng
Xét trên phương diện tài chính, các tổ chức phản động này đều
thực hiện dưới hình thức quyên góp, nhưng thực chất là thực hiện các trò lừa đảo, bắt chẹt để thu tiền của đồng bào ta ở hải
ngoại Nắm trong tay một lượng tiền nhờ lừa đảo mà có, các tổ chức này tiến hành rất nhiều chiêu trò vừa ngấm ngầm, vừa công khai chống cộng, chống phá Nhà nước Việt Nam Chiêu trò hàng đầu của
chúng là ra sức tuyên truyền, kích động, lôi kéo, cưỡng ép
cộng đồng người Việt ở hải ngoại và kích động một số kẻ bất mãn trong nước chống phá Nhà nước Việt Nam một cách điên cuồng Chúng tuyên truyền xuyên tạc đủ điều, bằng đủ thứ ngôn ngữ hết sức xằng bậy và thô tục
Có thể thấy rõ, những thủ đoạn đổi trắng, thay đen, bóp méo xuyên tạc lịch sử nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” và
“Bạo loạn lật đổ” đối với cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch