1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất của nền dân chủ XHCN, hãy phân tích dẫn chứng thực tiễn cho thấy sự khác biệt về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ Tư sản

18 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất của nền dân chủ XHCN, hãy phân tích dẫn chứng thực tiễn cho thấy sự khác biệt về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ Tư sản
Tác giả Nhóm 02
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 244,16 KB

Nội dung

Để làm rõ vấn đề, trong phạm vi bài viết này nhóm sẽ trình bày một số lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất của nền dân chủ XHCN, đồng thời, trên cơ sở đó phân tích dẫ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

1

BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ đề:

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất của nền dân chủ XHCN, hãy phân tích dẫn chứng thực tiễn cho thấy sự khác biệt về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ Tư sản.

Hà Nội, 2022

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Xã hội khoa học là vũ khí lý luận quan trọng của giai cấp công nhân hiện đại và chính Đảng của họ trong việc thực hiện quá trình giải phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình CNXH không thể duy trì và giành được thắng lợi nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ Trong đó, nền dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ Tư sản nói riêng và các nền dân chủ trước đó nói chung, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ Đây chính là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng thành công CNXH và tiến lên chủ nghĩa cộng sản, xác lập một xã hội công bằng, bình đẳng, một xã hội thực sự dân chủ theo đúng nghĩa của nó và đảm bảo quyền con người là giá trị cao nhất Việc phân tích dẫn chứng thực tiễn để làm

rõ sự khác biệt về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ Tư sản là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn Để thông qua đó, nhận thức đúng đắn và khẳng định bản chất tiến bộ của nền dân chủ XHCN, phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận tính chất tiến bộ của nền dân chủ XHCN

Để làm rõ vấn đề, trong phạm vi bài viết này nhóm sẽ trình bày một số lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất của nền dân chủ XHCN, đồng thời, trên cơ sở đó phân tích dẫn chứng thực tiễn để cho thấy sự khác biệt

về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ Tư sản

NỘI DUNG

1 Quan điểm của Chủ nghĩa Xã hội khoa học về bản chất nền dân chủ XHCN.

1.1 Quan điểm về dân chủ

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ có một số nội dung

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân

dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước

3

Trang 4

Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân

chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ

Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lí xã hội, dân chủ là một

nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ

Tóm lại, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền

cơ bản của con người; là một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.

1.2 Dân chủ XHCN

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của các nền dân chủ trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất Vậy nên, tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản, đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ XHCN

Theo đó, dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân

chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Xuất phát từ quan điểm này, chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhận định rằng:

“Giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng XHCN, nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ” Rằng, CNXH không thể duy trì và thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ

1.3 Bản chất của nền dân chủ XHCN

Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I.Lênin, không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa

4

Trang 5

số Rằng, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu thì càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội

Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân

chủ XHCN có bản chất cơ bản sau:

1.3.1 Bản chất chính trị

Bản chất chính trị của nền dân chủ CNXH được thể hiện ở sự lãnh đạo duy nhất của một đảng - đảng của giai cấp công nhân (đảng Mác - Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu

và các lợi ích của nhân dân Và bản chất đó được biểu hiện qua hai nội dung lớn:

Thứ nhất, mọi sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng không

chi phục vụ lợi ích duy nhất của giai cấp của mình mà bản chất là thực hiện lợi ích cho toàn thể nhân dân, và trong toàn thể nhân dân đó bao gồm cả giai cấp công nhân Có thể thấy bản chất nền dân chủ XHCN là tất cả những điều giai cấp lãnh đạo làm đều nhằm phục vụ lợi ích của toàn dân chứ không vì một cá nhân nào cả Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặt V.I.Lênin gọi là sự thống trị chính trị

Thứ hai, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động có quyền

giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, xây dựng bộ máy

và cán bộ, nhân viên nhà nước Chính bởi dân chủ XHCN là chế độ dân chủ của đại đa số dân cư, là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc Nhà nước nên V.I.Lênin đã khẳng định rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”

5

Trang 6

1.3.2 Bản chất kinh tế

Nền tảng kinh tế của nền dân chủ XHCN chính là chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động

Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

1.3.3 Bản chất tư tưởng – văn hoá – xã hội

Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức của xã hội khác trong

xã hội mới Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh tiến bộ xã hội…mà nhân loại tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc…Trong nền dân chủ XHCN, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân1

Kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn

xã hội Nền dân chủ XHCN ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới2

Chính vì thế, mọi người được phát huy khả năng tư duy sáng tạo và được phát triển một cách toàn diện Do đó, đời sống tư tưởng -văn hóa -xã hội của nền

1 Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.139.

2 Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr.140.

6

Trang 7

dân chủ XHCN rất phong phú, đa dạng trở thành một nhân tố, mục tiêu quan trọng và là động lực cho quá trình xây dựng CNXH

2 Sự khác biệt về bản chất giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ tư sản thông qua dẫn chứng thực tiễn

2.1 Bản chất chính trị

2.1.1 Nền dân chủ XHCN

Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN hiện nay được biểu hiện rõ ràng nhất ở thể chế chính trị Hệ thống chính trị ở Việt Nam và các nước XHCN khác trên thế giới đều vận hành theo cơ chế nhất nguyên, tức là chỉ có một Đảng duy nhất lãnh đạo, và đó chính là Đảng Cộng sản với lực lượng tiên phong là giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động

Trên thực tế, đã không ít lần các thế lực thù địch vin vào cơ chế một đảng lãnh đạo này để cho rằng chúng ta là dân chủ giả tạo, dân chủ hình thức Bởi theo họ, việc chỉ có một đảng lãnh đạo như vậy thì người dân, tuy được bầu cử nhưng không được lựa chọn xem đảng nào tốt hơn, xứng đáng được nắm quyền lãnh đạo hơn Và trong trường hợp mà bản thân người dân không ủng hộ đảng

đó thì họ cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận Đây hoàn toàn

là sự bóp méo, không phản ánh đúng đắn bản chất cơ chế nhất nguyên của dân chủ XHCN Thực chất, Đảng Cộng sản không chỉ đấu tranh vì lợi ích của giai cấp công nhân - lực lượng lao động đông đảo, tiên phong, mà còn đấu tranh cho đại đa số quần chúng nhân dân trong xã hội Do đó, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất có thể giúp quần chúng nhân dân thực sự là chủ và làm chủ Ngoài ra, cơ chế nhất nguyên cũng giúp củng cố an ninh, an toàn chính trị, tránh được sự xung đột, hạ bệ, nội chiến giữa các đảng phái như ở các quốc gia theo chế độ đa nguyên, đa đảng

Trong nền dân chủ XHCN thì dân chủ chính là bản chất của chế độ xã hội

mà Đảng và nhân dân vẫn luôn kiên trì xây dựng và củng cố Việt Nam chính là một trong những nước XHCN điển hình trong việc coi dân chủ là nền tảng, là cốt lõi của xã hội Trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH

7

Trang 8

và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “xã hội XHCN mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng

và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”3 Từ đó có thể thấy Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao dân chủ, hướng tới xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”

Về biểu hiện, tính dân chủ ở nước ta được thể hiện ngay trong Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam: Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Tiếp đó, Điều 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội ” Tại Điều 28, Hiến pháp quy định: “1 Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” “2 Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”4

Ngoài ra, dân chủ trong chính trị còn được thể hiện ở quyền tham gia quản lý nhà nước thông qua việc mọi công dân khi đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử bộ máy nhà nước Không chỉ có vậy mà nhân dân còn được tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của địa phương hay góp ý trong việc xây dựng pháp luật, điều này được thể hiện thông qua việc Nhà nước đã tiến hành cuộc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp 2013 Gần gũi hơn, quyền tham gia quản lý nhà nước được thể hiện ngay ở việc học sinh, sinh viên

3Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t ,tr.

4 Hiến pháp năm 2013.

8

Trang 9

như chúng ta cũng có quyền đóng góp ý kiến với nhà trường khi ta nhận thấy tồn tại những vấn nạn, hạn chế tác động tiêu đến môi trường học tập, nhằm giúp việc học diễn ra hiệu quả hơn Một ví dụ điển hình nữa của quyền tham gia quản

lý nhà nước là việc “họp làng”, “họp xóm” Đó là cách gọi dân dã, gần gũi, thực

tế còn bản chất của việc họp làng hay họp xóm chính là người dân đang tham gia vào công việc quản lí nhà nước với mục đích cuối cùng là mang lợi ích cho chính bản thân mình

Nhìn sang người bạn nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia cũng đi theo con đường xây dựng XHCN, sau hơn 30 năm đổi mới đã và đang đạt được những thành tựu nhất định thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, trong đó thành công hơn cả là chế độ nông dân tự quản, chế độ tự quản ở tổ dân phố và chế độ quản

lí dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp5

2.1.2 Nền dân chủ Tư sản

Nền dân chủ Tư sản mang bản chất của giai cấp thống trị - giai cấp tư sản Giai cấp này không chỉ nắm quyền thống trị trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực chính trị - xã hội Vì mang bản chất giai cấp sâu sắc nên nhà nước ấy trước sau vẫn chỉ là công cụ nhằm bảo vệ lợi ích và duy trì quyền lực của giai cấp tư sản còn đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ cơ bản vẫn bị nhiều hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được long trọng tuyên bố trong các hiến pháp tư sản

Bản chất chính trị của nền dân chủ ở các nước tư bản biểu hiện thông qua việc thực hiện cơ chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập lãnh đạo (Đảng tư

sản) Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối

hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền

5 “Trung Quốc thực hiện dân chủ ở cơ sở sau 30 năm cải cách mở cửa”, Tạp chí Tuyên giáo,

https://tuyengiao.vn/tuyen-truyen/trung-quoc-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-sau-30-nam-cai-cach-mo-cua-7046 , truy cập ngày 1/9/2022.

9

Trang 10

có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân chủ” che đậy sự bất công,

bất bình đẳng trong xã hội tư bản Nếu nhìn sang một số nước tư bản hiện nay,

nhất là nước Mỹ với sự tồn tại 112 đảng nhưng chỉ có hai đảng (Đảng Dân chủ

và Đảng Cộng hòa) thay nhau cầm quyền Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất chỉ là một đảng: Đảng của giai cấp tư sản Vì thế, dù

có tổ chức các cuộc bầu cử với danh nghĩa “dân chủ” thì Đảng được trúng cử vẫn luôn là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản Nền dân chủ ở Mỹ không có gì khác là nền dân chủ tư sản - nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội

Bên cạnh đó, còn thể hiện thông qua cơ chế tam quyền phân lập ở các nhà nước tư bản Ở một số nhà nước trên thế giới, do xuất phát từ thể chế chính trị,

đặc điểm lịch sử hình thành, có nhà nước theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, tức là phân lập các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với những hình thức và mức độ khác nhau Về bản chất, dưới khoa học chính trị học, đây thực chất là sự phân chia quyền lực giữa các đảng phái Tuy vậy, trên thực tế cũng chưa có một nước tư bản nào thực hiện đúng nguyên tắc tam quyền phân lập, mà vẫn phải áp dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình của mỗi nước Sự phân chia quyền lực nhà nước theo mô hình tam quyền phân lập ở Mỹ là một điển hình Ở Mỹ, quyền lực nhà nước được phân chia cho ba cơ quan tương ứng, Nghị viện nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành pháp và Tòa án nắm quyền tư pháp

Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị TBCN Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân -yếu tố bản chất nhất của dân chủ Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ -yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi

10

Ngày đăng: 14/04/2024, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w