1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Và Thực Tiễn Tại Ủy Ban Nhân Dân Phường Trung Tâm, Thị Xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái.pdf

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Nhật Tùng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
Trường học Trường Đại học Thành Đông
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (8)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý ngân sách xã (8)
    • 1.2 Pháp luật điều chỉnh công tác quản lý ngân sách xã ở Việt Nam (0)
    • 1.3 Pháp luật điều chỉnh công tác quản lý ngân sách xã ở Việt Nam (12)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Những kết quả đạt được (0)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (20)
    • 3.1. Giải pháp (20)
    • 3.2. Kiến nghị (21)

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay,Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý luận về công tác quản lý ngân sách xã

1.1.1 Cơ sở Pháp lý – Khoa học

Tuỳ theo hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách, hệ thống ngân sách nhà nước tại mỗi quốc gia được hình thành khác nhau Ở nước ta, hệ thống ngân sách nhà nước cũng được tổ chức thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), ngân sách huyện (quận, thị xã), ngân sách xã (phường, thị trấn).

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách tỉnh, thành Ngân sách huyện, Ngân sách xã, phố trực thuộc trung quận thị xã phường, thị trấn ương thuộc tỉnh

(Sơ đồ: Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam)

Trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách trung ương chịu trách nhiệm quản lý thu, chi theo ngành kinh tế Nó luôn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hóa – xã hội, sự nghiệp kinh tế; an ninh – quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng )

Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách nhà nước địa phương Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã

Chuyên đề tốt nghiệp hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc khai thác thế mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp mình. Ngân sách cấp huyện, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu, để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình

Ngân sách cấp xã, phường được chính quyền xã, phường thực hiện theo quy định của cấp huyện Mục đích là để đảm bảo các nhiệm vụ phát sinh trên địa bàn địa phương do chính quyền quản lý.

1.2 Khái quát về ngân sách xã

1.2.1 Khái niệm về ngân sách

Có nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước trên các góc cạnh tiếp cận khác nhau.

Theo luật ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Thuật ngữ “Ngân sách” có nguồn gốc từ tiếng la tinh “Budget” có nghĩa là cái túi hay rộng hơn là nơi tập trung nguồn thu và xuất phát điểm của các khoản chi Qua quá trình phát triển, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến hơn và dần dần tách khỏi ý nghĩa ban đầu của nó.

Về hình thức thể hiện: Ngân sách được hiểu là các bản dự toán và quyết toán thu, chi của một đơn vị trong một thời gian xác định.

Về hành vi: Ngân sách nhà nước được hiểu là việc thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Theo đó, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi năm 2002) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”

1.2.3 Đặc điểm của ngân sách xã

Ngân sách xã là một cấp ngân sách nhà nước nên nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của ngân sách nhà nước, cụ thể:

Các khoản thu, chi ngân sách xã được dự toán và thực hiện trong một năm, theo một quy trình: lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách. Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản thu huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định.

Chi ngân sách xã gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên theo phân cấp quản lý nhà nước cho xã. Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Bên cạnh các đặc điểm chung, ngân sách xã cũng có đặc điểm riêng: Ngân sách xã vừa là cấp ngân sách nhà nước, vừa là cấp dự toán ngân sách.

Dưới góc độ kế hoạch, ngân sách xã thể hiện:

Các nhiệm vụ, mục tiêu của chính quyền xã trong một năm ngân sách: thái độ của các nhà lãnh đạo xã, của chính quyền xã đối với việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã.

Các khoản chi tiêu nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn trong tương lai. Các nguồn lực được huy động đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững ở địa phương.

1.2.4 Vai trò của ngân sách xã

Ngân sách xã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở.

Là nguồn tài chính bảo đảm cho bộ máy hành chính, đảng, đoàn thể ở xã; bảo đảm cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường, trật tự trị an và các sự nghiệp giáo dục, y tế theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.

Là công cụ tài chính giúp cơ quan cấp trên và nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền xã.

Ngân sách xã là công cụ quan trọng của chính quyền cấp xã trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Khi xem xét ngân sách xã không tách rời khỏi ngân sách nhà nước cấp trên.Theo đó, ngân sách xã là toàn bộ các khoản thu – chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND xã quyết định và giao choUBND xã tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính

Pháp luật điều chỉnh công tác quản lý ngân sách xã ở Việt Nam

Điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định phạm vi điều chỉnh về lập,chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước ; nhiệm vụ, quyền hạn

Chuyên đề tốt nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 quy định rõ về Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn quy định rõ về nhiệm vụ thu, nguồn chi và quy trình quản lý ngân sách xã; phạm vi và tổ chức quản lý các hoạt động tài chính khác của xã, trong đó phần 1 những quy định chung đã quy định rõ:

1 Hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) bao gồm ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.

2 Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước:

2.1 Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. a) Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. b) Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích, tài sản công và hoa lợi công sản là nguồn thu thường xuyên của ngân sách xã, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khoá sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. c) Việc phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải đảm bảo nguyên tắc: Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã;

Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Tỷ lệ phân chia phần trăm giữa các khoản thu giao cho ngân sách xã và các khoản thu khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định không vượt quá tỷ lệ đã được phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương giao cho từng tỉnh đối với từng khoản thu Riêng với 5 loại thuế, lệ phí quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 34 Luật Ngân sách Nhà nước, tỷ lệ phân chia cho ngân sách xã, thị trấn phải đạt tối thiểu là 70%.

Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương.

2.2 Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã. 2.3 Dự toán chi ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng bằng 2% - 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. 2.4 Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định.

2.5 Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.

3 Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước Đối với các xã có khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện quản lý thu, chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) quy định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo Bộ Tài chính.

4 Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.

5 Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Bảng tổng hợp quyết toán chi ngân sách phường Trung Tâm giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: n

Dự toán Thực hiện So sánh

So sánh (%) Dự toán Thực hiện

1 Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự 104.566 104.676 100 99.258 99.258 100 99.258 99.25

1.1 Chi dân quân tự vệ 93.676 93.786 100 88.369 88.369 100 88.369 88.36

1.2 Chi an ninh trật tự 10.890 10.890 100 10.890 10.890 100 10.890 10.89

2 Chi sự nghiệp VH - TT 51.260 51.260 100 51.260 51.260 100 51.260 51.26

II Chi Quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 3.355.880 4.375.712 130 3.461.920 3.834.25

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Tùng

2 Đảng cộng sản Việt Nam 404.580 637.670 157 383.790 384.764 100 334.419 334.41

3 Mặt trận tổ quốc Việt

4 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 12.870 10.890 85 129.250 12.870 10 74.678 74.67

5 Hội liên hiệp phụ nữ Việt

6 Hội cựu chiến binh Việt

7 Hội nông dân Viêt Nam 118.030 128.597 109 123.750 125.231 101 118.559 118.55

(Số liệu: Ban Tài chính – Kế toán phường Trung Tâm)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Tùng

Chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất thường xuyên liên tục Đây là khoản chi thường xuyên mang tích chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước Chi thường xuyên gồm: Chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự; chi sự nghiệp giáo dục; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin; chi sự nghiệp phát thanh; chi sự nghiệp xã hội; chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn.

Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư.

Theo bảng số liệu có thể thấy rằng, trong 3 năm (2020 - 2022) số chi thường xuyên có xu hướng tăng so với dự toán mà Hội đồng nhân dân phường giao Số chi thường xuyên tăng cao như vậy do đầu tư cho dân quân tự vệ, an ninh trật tự; sự nghiệp văn hóa thông tin; sự nghiệp thể dục thể thao; sự nghiệp phát thanh; sự nghiệp xã hội, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể cụ thể: Đối với dân quân dự vệ: tăng dần qua các năm Nguyên nhân là do trong các năm qua phường đã tổ chức các lớp huấn luyện dân quân tự vệ, thăm hỏi tặng quà cho các tân binh lên đường nhập ngũ. Đối với sự nghiệp quản lý Đảng, Đoàn, Nhà nước: do bổ sung bộ máy quản lý và các ban ngành, đoàn thể nên các khoản chi cho tiền lương cán bộ, công chức, phụ cấp cán bộ không chuyên trách, phụ cấp khác, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn, chi hoạt động, chi quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể tăng mạnh trong 3 năm.

Ngoài những khoản chi thường xuyên nói trên, phường vẫn bố trí một khoản chi khác trong tổng chi ngân sách nhằm đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng đời sống của nhân dân được đảm bảo khi có những biến động bất thường xảy ra như thiên tai, dịch bệnh…

Nhìn chung, chi thường xuyên ở phường đã chú trọng chi trả chế độ cho con người như tiền lương, sinh hoạt phí, phụ cấp cho cán bộ, công chức, bí thư chi bộ,… đảm bảo cho bộ máy tổ chức ở cơ sở, hoạt động của Đảng và ban ngành đoàn thể.Công tác quản lý chi đã được tăng cường, vai trò của HĐND, ban thanh ra nhân dân đã

Chuyên đề tốt nghiệp phát huy được tác dụng trong việc kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên ở phường.

2.1.5 Đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý ngân sách của UBND phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Trong những năm gần đây công tác quản lý ngân sách của UBND phường Trung Tâm được tổ chức như sau:

HĐND phường Trung Tâm đã thực hiện việc quyết toán giao dự án ngân sách nhà nước, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Giải pháp

Để có nguồn lực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng bộ phường Trung Tâm đề ra thì cần có các mục tiêu về quản lý ngân sách trên địa bàn xã giai đoạn 2020- 2022 như sau: Đổi mới công tác quản lý, bồi dưỡng khai thác triệt để nguồn thu tại địa bàn, tăng nhanh các nguồn thu cố định, giảm dần tình trạng mất cân đối trong thu chi ngân sách

Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý ngân sách xã của Ủy ban nhân dân phường Trung Tâm

* Thực hiện tốt thu, chi ngân sách

Tiếp tục giao thu để nâng cao trách nhiệm của chính quyền phường trong quản lý nguồn thu phát sinh trên địa bàn.

Tăng cường các biện pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành Luật thuế, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

- Chi ngân sách Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong điều kiện ngân sách phường có hạn, các ban, ngành đoàn thể cần tập trung một số biện pháp trong điều hành chi ngân sách như sau:

Các ban, ngành đoàn thể cần quán triệt theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015; Quyết định của Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã phường Trung Tâm.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách nhà nước

Làm tốt trách nhiệm của người đứng đầu Ủy ban nhân dân phường trong việc quản lý ngân sách, không để xảy ra những vi phạm, thất thoát, lãng phí đối với ngân

Chuyên đề tốt nghiệp sách.

* Xây dựng thời gian biểu về thẩm định dự toán và phân bổ dự toán ngân sách xã

Với cơ chế lồng ghép ngân sách như hiện nay thời gian biểu xây dựng dự toán cần được bắt đầu từ tháng 6 để đảm bảo cho HĐND phường thực hiện xem xét, thẩm tra và ra Nghị quyết phân bổ dự toán cho Ủy ban nhân dân phường trước ngày 31/12. Việc xem xét, quyết định ngân sách cho UBND phường do Hội đồng nhân dân phường quyết định và phân bổ dự toán ngân sách.

Khi được HĐND xã phê duyệt ngân sách phường thì Ban tài chính phường được công bố công khai dự toán thu chi ngân sách nhà nước gồm dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách cho các ban, ngành đoàn thể cũng như công bố công khai trên hệ thống loa đài truyền thanh của xã để nhân dân trên địa bàn xã được biết Đây là một hình thức dân chủ hóa trong quy trình ngân sách địa phương để phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, vừa góp phần nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan đến quyết định phân bổ ngân sách, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn phường được biết

* Nâng cao công tác quyết toán ngân sách

Quyết toán là khâu cuối cùng trong quy trình ngân sách nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng Đó chính là bảng tổng hợp các nguồn thu và nhiệm vụ chi trong năm của đơn vị, là cơ sở để lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo và là cơ sở để đánh giá quá trình quản lý ngân sách trên địa bàn phường trong năm qua Nhưng công tác quyết toán dự toán vẫn còn mang tính hình thức và chưa được chú trọng Vì vậy trong thời gian tới cần làm tốt công tác quyết toán với nhiệm vụ chủ yếu là:

Nêu bật ý nghĩa của các con số để lấy căn cứ cho phân tích hoạt động quản lý, từ đó đánh giá công đoạn nào chưa làm tốt trong việc quản lý ngân sách phường: Đó là do lập dự toán chưa sát hay là quá trình chấp hành dự toán chưa nghiêm

Nâng cao năng lực kế toán cho cán bộ tài chính phường nhằm khắc phục tình trạng năng lực hạn chế trong việc lập bảng quyết toán, qua đó rút ngắn thời gian quyết toán và nâng cao chất lượng quyết toán ngân sách.

Kiến nghị

Muốn tăng cường quản lý ngân sách phường một cách có hiệu quả bên cạnh sự

Chuyên đề tốt nghiệp nỗ lực của UBND phường trong việc quản lý ngân sách phường cũng như quản lý sự phát triển kinh tế xã hội khác thì UBND phường cũng cần có các biện pháp để tăng cường công tác quản lý ngân sách cho phường, để phường chủ động trong việc quản lý ngân sách Vì vậy em xin có một số kiến nghị để tăng cường công tác quản lý ngân sách của UBND phường Trung Tâm với một số nội dung như sau:

*Thực hiện quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong mỗi khâu của chu trình quản lý ngân sách nhà nước

Chính quyền địa phương bao gồm: HĐND và UBND, trong quản lý ngân sách nhà nước chính quyền địa phương đều được phân cấp cụ thể trách nhiệm, quyền hạn ở từng khâu của chu trình Tuy nhiên thực tế triển khai nhiệm vụ này còn bộc lộ không ít những vấn đề bất cập, cụ thể là: a) Khâu lập dự toán ngân sách nhà nước: Ủy ban nhân dân phường phải lập dự toán ngân sách của cấp mình để trình Hội đồng nhân dân phường thảo luận và quyết định Song thực tế vai trò của Ủy ban nhân dân phường trong công tác lập dự toán ngân sách địa phương thì Ủy ban nhân dân phường đều phó thác cho công chức tài chính kế toán phường thực hiện.

Hội đồng nhân dân phường phải thảo luận và quyết định dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp mình theo thời gian đã được cơ quan nhà nước cấp trên quy định Nhưng trong thực tế vai trò của Hội đồng nhân dân phường khi thảo luận dự toán ngân sách địa phương cũng còn rất hình thức, chung chung; số lượng các ý kiến tham gia phát biểu về dự toán ngân sách địa phương còn ít, thậm chí các đại biểu Hội đồng nhân dân phường không có ý kiến nào khi thảo luận và quyết định dự toán ngân sách phường cho năm tiếp theo. b) Khâu chấp hành ngân sách nhà nước Ủy ban nhân dân phường phải chịu trách nhiệm điều hành ngân sách phường theo các chỉ tiêu của dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân phường quyết định Trong thực tế vai trò của Ủy ban nhân dân phường ở khâu này phát huy rất tốt; thậm chí còn chủ động rất chủ động Vì thế khi nói đến ngân sách phường người ta thường chỉ nghĩ đến thường đến vai trò của Ủy ban nhân dân phường.

Hội đồng nhân dân phường phải kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, điều hành ngân sách của Ủy ban nhân dân phường theo đúng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về dự toán ngân sách địa phương và theo quy định của Luật ngân

Chuyên đề tốt nghiệp sách nhà nước năm 2015, nhưng quả kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân phường còn chưa cao; do chưa chủ động trong triển khai kiểm tra, giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân, các hình thức và phương pháp tiến hành còn đơn điệu và vấn đề quan trọng nhất là đa số các đại biểu rất ít am hiểu về quản lý ngân sách nhà nước nên thiếu tự tin khi thực hiện giám sát công việc này. c) Khâu quyết toán ngân sách nhà nước Ủy ban nhân dân phường phải lập báo cáo quyết toán ngân sách phường để trình Hội đồng nhân dân phường thảo luận và phê chuẩn Trong thực tế Ủy ban nhân dân phường đã làm công việc này thông qua sự trợ giúp đắc lực của công chức tài chính kế toán phường.

Hội đồng nhân dân phường có nhiệm vụ thảo luận và phê duyệt báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương do Ủy ban nhân dân trình Tuy nhiên, trong các kỳ họp thảo luận về vấn đề này, thời gian dành cho các đại biểu đóng góp ý kiến thường bị hạn chế Các ý kiến phát biểu thường mang tính chung chung, chưa đi sâu phân tích các nội dung liên quan đến thu chi ngân sách địa phương.

* Đối với Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, Phòng Tài chính thị xã Nghĩa

Để đảm bảo phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương hợp lý, Ủy ban nhân dân thị xã cần thực hiện điều tra, khảo sát, xây dựng phương án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách phường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng phường Phương án này sẽ làm căn cứ pháp lý cho việc quản lý ngân sách địa phương sau này, đồng thời đánh giá nỗ lực quản lý ngân sách của chính quyền phường Theo đó, cần đưa nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các phường vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị, tạo cơ sở pháp lý công bằng trong phân cấp tài chính.

Bổ sung thêm quy định về trách nhiệm công khai, minh bạch của Hội đồng nhân dân thị về các căn cứ phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các phường để làm cơ sở cho mọi người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong giám

Chuyên đề tốt nghiệp sát quá trình thực hiện công bằng trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã của Ủy ban nhân dân thị. Ủy ban nhân dân thị cần phải có sự phân loại các xã theo trình độ phát triển kinh tế để xem xét và quyết định có phân cấp quản lý ngân sách cho các xã, phường nghèo Ở các xã, phường có nguồn thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn ít, không liên tục thì không nên phân cấp quản lý ngân sách cho các địa phương đó.

* Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác lập dự toán ngân sách địa phương

Những biểu hiện bất ổn trong khâu lập dự toán ngân sách nhà nước đã chứng minh rằng: Mục tiêu mà nhà nước mong muốn là tăng tính chủ động cho chính quyền địa phương các cấp ngay ở khâu lập dự toán ngân sách, vì vậy mỗi địa phương cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Ủy ban nhân dân phường phải nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách do cấp trên gửi về, trên cơ sở đó phác thảo phương án xây dựng dự toán ngân sách địa phương và chỉ đạo công chức tài chính kế toán phường thực hiện dự toán ngân sách theo kế hoạch.

Công chức tài chính kế toán phường phải vận dụng kết hợp đầy đủ, hợp lý các căn cứ để lập dự toán ngân sách do chính quyền cấp mình quản lý.

Để đảm bảo tính thống nhất và chính xác, Chủ tịch UBND phường phải rà soát và đối chiếu kỹ lưỡng các chỉ tiêu thu, chi do công chức tài chính kế toán xây dựng Chỉ khi các chỉ tiêu này được đảm bảo thống nhất, Chủ tịch UBND phường mới tiến hành ký duyệt.

Chủ tịch HĐND phường có trách nhiệm duyệt, ký dự toán ngân sách trước khi gửi lên cấp trên Các đại biểu HĐND phường cần có trách nhiệm tham gia thảo luận dự toán Để đảm bảo điều này, dự toán phải được gửi đến các đại biểu chậm nhất 7 ngày trước kỳ họp HĐND Đại biểu có nghĩa vụ gửi ý kiến nhận xét về dự toán bằng văn bản cho Chủ tịch HĐND ngay đầu kỳ họp HĐND Thư ký kỳ họp phải công khai các ý kiến nhận xét này Nhờ đó, các đại biểu HĐND sẽ có trách nhiệm cao hơn trong việc thảo luận dự toán và người dân nắm được trách nhiệm của đại diện mình.

Chuyên đề tốt nghiệp cho mình đối với vấn đề huy động thu và sử dụng các khoản thu đó trong năm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về quyết định dự toán ngân sách giao cho Ủy ban nhân dân phường thực hiện, đó là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của các thành viên Ủy ban nhân dân phường mà trực tiếp là Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tài chính ngân sách và các nhiệm vụ khác về quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn Bên cạnh đó nhắc nhở Ủy ban nhân dân phường cần nỗ lực hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

* Tiếp tục hoàn thiện về chấp hành quản lý ngân sách nhà nước

Những bất cập hợp lý trong khâu chấp hành ngân sách nhà nước bắt buộc phải được chấn chỉnh kịp thời Chỉ có như vậy mới làm tăng tính hiệu quả và hiệu lực của cơ chế quản lý ngân sách địa phương Trong bối cảnh hiện nay muốn hoàn thiện về phân cấp quản lý ở khâu chấp hành ngân sách địa phương thì cần tập trung thực hiện tốt và đồng bộ một số giải pháp sau :

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp quyết toán chi ngân sách phường Trung Tâm giai đoạn 2020 - 2022 - Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Và Thực Tiễn Tại Ủy Ban Nhân Dân Phường Trung Tâm, Thị Xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái.pdf
Bảng t ổng hợp quyết toán chi ngân sách phường Trung Tâm giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w