1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay

82 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 19,66 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khái quát về lý luận và thực tiễn công tác quản lý ngân sách xã trên đại bàn huyện Châu Thành những năm qua, luận văn Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trong những năm tới.

Trang 1

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM

> VIEN KHOA HQC XA HOI

NGUYEN THI XUAN HONG

QUAN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ TREN DIA BAN HUYEN CHAU THÀNH,

Trang 2

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM

> VIEN KHOA HQC XA HOI

NGUYEN THI XUAN HONG

QUAN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ TREN DIA BAN HUYEN CHAU THÀNH,

TINH TAY NINH HIEN NAY

Nganh: Quan ly kinh té Mã số: 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.GVCC NGUYEN VAN BANG

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi tên là: Nguyễn Thị Xuân Hồng Sinh ngày: 02/8/1984

Là học viên cao học khóa 10 đợt 2/2019 của Học viện khoa học xã hội;

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410

Cam đoan đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện

Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay”

Người hướng dẫn khoa học: TS GVCC NGUYEN VAN BANG

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bắt kỳ tài liệu nào và chưa được công bồ toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng một số

thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày ˆ tháng năm 2021 Tac giả luận văn

Trang 4

MUC LUC NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE NGAN SACH NHA NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ 7

1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước và ngân sách cấp xã - 7

1.2 Nội dung quản lý ngân sách cấp xã .2222222222t2 222tr rrrrrerrr 13 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã - |8,

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã - 21

1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và bài học cho huyện Châu Thành về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã 21

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH ¬

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 24

2.2 Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành 26

2.3 Đánh giá công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành 39

Chương 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÁP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH 49

Trang 5

DANH MUC CAC CHU VIET TAT CBCC: Cán bộ công chức DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước GTGT:

ia tri gia tang HĐND: Hội đồng nhân dân KBNN: Kho bạc nhà nước KT-XH: Kinh tế - xã hội NN: Nhà nước NS: Ngân sách NSĐP: Ngân sách địa phương NSNN: Ngân sách nhà nước TB&XH: Thương binh và xã hội TC - KH: Tài chính - Kế hoạch TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

UBND: Uy ban nhân dan

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước tại nước ta -.+-22+:-2+.2

Hình 1.2 Vai trò của ngân sách cắp xã -222222222 222tr crerrrrrerrrei

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 ~ Tỷ trọng các khoản thu năm 2020 so với năm 2017

Biểu đồ 2.2~ Cơ cấu chỉ ngân sách xã năm 2020 so với năm 2017

Biểu đồ 2.3 ~ Cơ cấu các lĩnh vực chỉ thường xuyên ngân sách xã

DANH MỤC CÁC BẰNG

Bảng 2.1 ~ Nguồn thu ngân sách xã giai đoạn 2017-2020 - Bảng 2.2- Tổng thu ngân sách cắp xã năm 2017-2020 trên địa bàn huyện Bảng 2.3 ~ Tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã 222-222 te

Bang 2.4- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã 2222222222222 222.2 EErrrerrr Bang 2.5 - Tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã, ngân sách thị trấn

Trang 7

MO DAU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, cả nước có 10.599 xã, phường, thị trấn; tổng nguồn thu - chỉ ngân

sách xã của cả nước đạt khoảng 63.596 tỷ đồng: bình quân mức thu - chỉ ngân sách xã

khoảng trên 6 tỷ đồng/xã Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như

hiện nay; Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công nghiệp hố, hiện đại hố

nơng nghiệp, nông thôn; trong đó chính quyền và ngân sách cấp xã đóng vai trò quan

hành của cán bội

trọng để thực hiện nhiệm vụ này Tuy nhiên, do trình độ nhận thức, dié

chính quyền tại các xã, phường, thi trấn; thực trạng phát triển kinh tế, xã hội của mỗi xã là khác nhau nên khả năng quản lý điều hành và hiệu quả sử dụng ngân sách có sự khác

biệt rõ rệt Ở những địa bàn ngân sách cấp xã được quản lý và điều hành có hiệu quả, thu ngân sách tiếp tục tăng, phục vụ tốt cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và

hệ thống chính trị cơ sở Từ đó, tạo điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời

ng

vật chát, tỉnh thần cho Nhân dân Ngược lại, tai các địa phương quản lý ngân sách cấp xã

không chặt chẽ, hiệu quả, dẫn đến việc thất thoát công quỹ, lạm thu, phát sinh tiêu cực,

mắt cán bộ, mắt lòng tin của Nhân dân vào chính quyền, ảnh hưởng đến phát triển kinh

tế - xã hội và đời sống Nhân dân

Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có những chính

sách, cơ chế điều chỉnh về ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp xã nói riêng để phù hợp với tình hình thực tế Vì vậy, việc nghiên cứu “quản lý ngân sách nha nước” đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về lĩnh vực tài chính

- ngân sách, các cơ chế, chính sách, chế độ về ngân sách nhà nước, nhất là ngân sách xã Đồng thời, nghiên cứu những dữ liệu lịch sử; những điều kiện đặc thù;

cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành dé dua ra những giải pháp thiết thực nhằm quản lý ngân sách cấp xã đạt hiệu quả

Huyện Châu Thành là một huyện biên giới, với đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong vấn đề sử dụng

ngân sách cấp xã để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội và an ninh biên giới Mặt khác, quá trình công tác thực tế tại địa phương bản thân nhận thấy

Trang 8

những tồn tại, hạn chế như: dự toán thu - chỉ chưa sát thực tế, công tác quản lý về

ài sản còn nhiêu bât

đầu tư, xây dựng, quản lý tài chính, \p, công tác tạo nguồn thu ngân sách chưa bền vững, nhất là trong quản lý chỉ ngân sách vẫn còn xảy ra sai

phạm đến mức phải xử lý kỷ luật như tại xã Hảo Đước, xã Hòa Thạnh Từ những

hạn chế trên, việc tìm ra những giải pháp đề hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành là vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực

'Vấn đề nghiên cứu, đề xuất giải pháp đổi mới trong quản lý, điều hành ngân

sách nhà nước cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thúc đây việc phát

triển kinh tế-xã hội tại mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung Chính vì lý

do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện

Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên

ngành Quản lý kinh tế

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

“Quản lý ngân sách nhà nước ” đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia nghiên

cứu, tìm hiểu tại nhiều địa phương với nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề này

Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của nhiều tác giả

được công bố:

- Luận văn Thạc sĩ năm 2001 của tác giả Phan Văn Dũng “Cúc biện pháp tăng cường quản lý thu, chỉ ngân sách các tỉnh Duyên hải miễn Trung ” Trên cơ sở lý luận đã được tác giả hệ thống hóa, luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý thu, chỉ ngân sách của các tỉnh miền trung; những nội dung mang tính đặc thù với

những mặt làm được, những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu, chỉ ngân sách các tỉnh duyên hải miền Trung cho những năm tiếp theo

- Luận văn Thạc sĩ năm 2008 của tác giả Thái Văn Ngọc “Hoàn thiện quản lý

ngân sách xã, phường, thị trắn tại tỉnh Quảng Trị theo hướng tự cân đối ” Luận văn

đã trình bảy được những cơ sở lý luận chung liên quan đến ngân sách nhà nước, ngân sách xã Đồng thời đánh giá được thực trạng quản lý ngân sách xã, phường, thị

Trang 9

hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn trong đó quan tâm khai

thác các nguồn thu nhằm hướng đến tự cân đối ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh

Quảng Trị

- Luận văn Thạc sĩ năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh “Quản lý

ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đông Nai” Tác giả đã tập trung được những lý luận chung về ngân sách nhà nước, ngân sách xã; thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cách quản lý nguồn thu và kiểm soát chỉ theo dự

toán Các giải pháp cũng được tác giả đưa vào luận văn một cách thiết thực phù hợp

với địa phương nhằm quản lý tốt ngân sách cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Luận văn Thạc sĩ năm 2014 của tác giả Nguyễn Phùng Lưu “Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh “ Thực trạng và giải pháp”

Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa lý luận chung về ngân sách nhà nước, trong đó có ngân sách nhà nước cắp xã Trên cơ sở sử dụng khung lý thuyết đó, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhả nước cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh; chỉ ra những ưu điễ khóa luận đã đề , hạn chế và nguyên nhân Nội dung

At các giải pháp nhằm quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa

bàn huyện Thạc Hà, tỉnh Hà Tĩnh được tốt hơn trong thời gian tới

Những công trình nghiên cứu trên có giá trị lý luận và thực tiễn về công tác

quản lý ngân sách cấp xã và nêu bật nhưng lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quan trọng cho việc quản lý ngân sách cấp xã

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu về quản lý ngân sách đã nêu có đề cập đến

việc quản lý ngân sách nhưng mang tính tông thể, khái quát những đặc điểm riêng về

không gian, thời gian và hoàn cảnh lịch sử cụ thê từng thời điểm, giai đoạn nhất định

tại địa phương khác nhau Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2020 chưa có công trình nào nghiên cứu trên phạm vi địa phương huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Vì vậy,

Trang 10

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khái quát về lý luận và thực tiễn công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành những năm qua, từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trong những năm tới

* Mục tiêu cụ thể

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý ngân sách nhà

nước cấp xã

- Làm rõ vai trò của công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

- Phân tích, đánh giá thực trạng trong công tác quản lý ngân sách, thực trạng thu-chỉ ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020

- Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà

nước tại chính quyền cấp xã, giúp cho công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh được thực hiện tốt hơn * Câu hỏi nghiên cứu

~ Công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã dựa trên cơ sở lý luận và

thực tiễn nào?

- Công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thanh, tỉnh Tây Ninh có vai trò gì?

~ Nghiên cứu việc quản lý Ngân sách nhà nước cấp xã ở một số địa phương,

rút ra kinh nghiệm gì cho quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh?

~ Thực trạng trong công tác quản lý ngân sách, thực trạng thu-chỉ ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017 - 2020 diễn ra

Trang 11

nước cấp xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, nguyên nhân của tình trạng đó là gi?

- Giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách nhà nước tại

chính quyền cấp xã, giúp cho công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa

bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, như thế nào?

Nhiệm vụ nghiên cứu ~ Từng bước hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã Phân tích đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

Đề xuất một số giải pháp đề đổi mới công tác quản lý ngân sách xã nhằm nâng

cao hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại cấp xã thông qua việc quản lý thu-chỉ, sử dụng ngân sách vừa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, vừa đúng quy định

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nguồn thu, chỉ ngân sách cấp xã

~ Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh trong thời gian từ 2017 - 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu luận văn dựa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê nin, trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách xã; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều tra xã hội học, thống kê, phân tích, so sánh, tông hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn đề xác định và giải quyết những vấn đề đặt ra

Nguồn số liệu từ hai nguồn: Nguồn số liệu sơ cấp- dựa vào bảng điều tra Xã

hội học Còn số liệu thứ cấp - là chủ yếu, dựa vào các báo cáo, sô sách thống kê của tỉnh, Huyện cũng như xã

Đối với phương pháp điều tra xã hội học, tác giả đã thực hiện bảng khảo sát với 100 phiếu là thường trực HĐND, chủ tài khoản, cơng chức kế tốn cấp xã đã và đang công tác Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 94 phiếu/ 100

Trang 12

và thực tiễn

Tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc nhìn khác nhau về

quản lý ngân sách nhà nước đã được công bó, nhưng hầu như các công trình còn riêng lẻ,

giới hạn ở những không gian và thời gian nhất định và mang tính khái quát chung

Với đề tài nghiên cứu về “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn

huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay” tập hợp các nguồn tư liệu thành hệ

thống đề phân tích làm rõ đặc trưng về vấn để này một cách chỉ tiết, cụ thể so với những công trình đã công bố trước đây

Luận văn góp phan bé sung lý thuyết về “Quản lý ngân sách nhà nước cấp

xã trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hiện nay” nói riêng và cả nước

nói chưng Đồng thời là nguồn tư liệu đề các học viên và người nghiên cứu trong lĩnh vực này có cơ sở đối chiếu, so sánh và nắm rõ về “Quán lý ngân sách nhà nước cấp xã” trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu,

ài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

Chương 2 Thực trạng quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua

Chương 3 Quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp

Trang 13

Chuong 1

IỮNG VAN DE LY LUAN CHUNG VÈ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP XÃ

1.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước và ngân sách cấp xã

1.1.1 Ngân sách nhà nước

Quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước luôn gắn liền với

quyền lợi, bản chất của chính nó về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội bao gồm có cả quyền lợi lợi ích trong vấn đề sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước Khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tải chính quốc gia nhằm thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo Luật định thì Ngân sách nhà nước đóng vai trò

hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực Nhà nước, phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước

Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế tiền tệ hàng hóa trong phương thức sản xuất có liên quan đến sự hình thành và phát triển của ngân sách quốc gia Ngân sách quốc gia phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong việc điều chỉnh, luân thông và phân phối giá trị tiền tệ xã hội Với vai trò quản

lý xã hội, Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập của các chủ thể khác nhau

thành thu nhập của Nhà nước, đồng thời tiếp tục quá trình chuyên dịch, phân phối các khoản thu nhập đó đến đối tượng sử dụng

Ngân sách Nhà nước là một đạo luật cơ bản, một thành phần trong hệ thống, tài chính do Quốc hội quyết định, thông qua đó các khoản thu, chỉ của nhà nước

được thực hiện trong một niên độ tài chính

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015 được thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015: *Ngân sách: nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện

trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết

Trang 14

Hình 1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước tại nước ta L— NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC h

NGÂN SACH BANG CSVN; NGAN SACH TINH, TP TRỰC

= [P| Quốc HỘI, CHÍNH PHỦ, THUỘC TRUNG ƯƠNG f° a TANDTC, VKSND TC 2 ễ g š ặ z = < 3 Ly NGÂNSÁCH8Ô,CaNGANG Ns QUẬN, HUYỆN,Tx,TP [| # s BỘ, Ca THUỘC CP THUỘC TỈNH 3 7 3 < š $ 2 a | NS CO QUAN TRYC THUỘC BỘ, NGÂN SÁCHXÃ PHƯỜNG, | NGÀNH TW: THỊ TRẤN Ngân sách Nhà nước bao gồm 02 nguồn: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương

- Ngân sách Trung ương bao gồm ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương

~ Ngân sách địa phương gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương), bao gồm:

+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách

tỉnh), gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh

+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân

sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn

Trang 15

1.1.2 Ngân sách cấp xã trong hệ thống ngân sách nhà nước 1.1.2.1 Định nghĩa về ngân sách cắp xã

Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, là cấp cuối cùng trong phân cấp quản lý ngân sách, nó gắn liền với chính quyền cấp cơ sở Ngân sách xã với đặc thù riêng về nguồn thu trong việc khai thác trực tiếp trên địa bàn và đáp ứng nhiệm vụ chỉ phục vụ cho các mục đích trực tiếp của cộng đồng

dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nảo, đảm bảo điều kiện

tài chính đề chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về tài nguyên, kinh tế

- xã hội, xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, đảm bảo an sinh xã hội trên dia ban quản lý

Xuất phát từ khái niệm về ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách, ngân

sách xã được định nghĩa như sau:

Ngân sách xã là hệ thống quan hệ kinh tế do chính quyền ở cấp xã tạo ra trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ ở cấp cơ sở đề thực hiện

các chức năng của chính quyền cấp xã trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng gồm kế hoạch thu, chỉ ngân sách; đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch và quản lý có hiệu quả trong thời gian một năm ngân sách và được Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát việc tổ

chức thực hiện

1.1.2.2 Ngân sách cắp xã là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống Ngân sách nhà nước là một chỉnh thể thống nhất bao gồm 4 cấp ngân sách tương ứng với 4 cấp chính quyền Nhà nước; mỗi cấp có sự phân công, phân cấp về quản lý kinh tế, xã hội riêng biệt nhưng không tách rời mà có mối quan

hệ gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình quản lý ngân sách Ngân sách xã là một

cấp ngân sách cuối cùng của hệ thống ngân sách nhà nước, do đó nó có đầy đủ các

Trang 16

các chủ thể khác của chính quyền cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các

nhiệm vụ được phân cấp theo luật định - Về hình thức:

Quá trình vận động của quỹ ngân sách xã phải đảm bảo thông qua chu trình

ngân sách với các khâu lập, chấp hành, quyết toán ngân sách mà mọi cấp trong hệ

thống ngân sách nhà nước phải thực hiện và được nhìn nhận trên 2 giác độ: quá

trình huy động nguồn thu và quá trình phân phối sử dụng ngân sách xã

1.1.2.3 Đặc thù của ngân sách xã

Với vai trò là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách xã

mang những đặc điểm chung của 1 cấp ngân sách trong 4 cấp Bên cạnh đó vẫn còn

một số đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt với các cấp ngân sách khác:

~ Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở

Ngân sách xã với đặc thù riêng, gắn liền với chính quyền cấp xã - chính quyền cơ sở, trực tiếp khai thác các nguồn thu trên địa bàn và đáp ứng nhiệm vụ chỉ phục vụ cho các mục đích trực tiếp Vì vậy, cấp ngân sách này phản ánh rất trung thực và chỉ tiết về tính khả thi giữa các quan hệ của Nhà nước; tất cả hiệu quả quản lý của chính quyền sở tại đạt được đến mức độ nảo? Ngân sách cấp xã chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống Ngân sách nhà nước

- Ngân sách xã vừa là cắp ngân sách hoàn chỉnh vừa là đơn vị dự tốn (khơng có đơn vị dự toán cấp dưới)

Ngân sách xã phải đảm nhận đồng thời hai nhiệm vụ: chấp hành ngân sách

(thu, phân bổ ngân sách) và thực hiện dự toán ngân sách đã phân bổ (chỉ tiêu cho

các hoạt động của cấp xã) Việc quản lý ngân sách đồng thời thực hiện các nghiệp vụ tài chính, thuế, tài vụ và quản lý quỹ ngân sách như quỹ tiền mặt, quỹ vật tư - tài sản và

các hoạt động tài chính khác Trong công tác quản lý chỉ đầu tư xây dựng cơ bản ở xã

(vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng); xã vừa là cấp phê duyệt dự án, vừa là chủ đầu tư

Với những nét đặc thù riêng của ngân sách xã, vấn đề nghiên cứu tìm ra phương thức quản lý phù hợp để ngân sách cấp xã thực sự là công cụ và phương tiện vật chất giải quyết toàn bộ mối quan hệ giữa Nhà nước trong quản lý và sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả

Trang 17

1.1.2.4 Phân cấp quản lý ngân sách xã

Ngân sách xã là một bộ phận trong hệ thống ngân sách nhà nước được quản lý theo phương thức phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền

cấp xã

Phân cấp quản lý ngân sách cấp xã giúp làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền Nhà nước cấp xã trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ

thu, chỉ ngân sách cấp xã liên quan đến hoạt động kinh tế, xã hội Phục vụ các mục

tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kịp thời, tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả Thông qua phân cấp quản lý ngân sách, ngân sách xã còn phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa chính quyền cấp xã với chính quyền cấp trên; giữa

ngân sách xã với ngân sách cấp trên

Để công tác quản lý điều hành ngân sách đạt hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc về phân cấp quản lý:

~ Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội của cấp xã ~ Dam bảo nguyên tắc tập trung dân chủ

- Dam bio tính hiệu quả

~ Đảm bảo tính công bằng,

Phân cấp quản lý NS xã phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của địa phương, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa xã hội giữa các vùng Vấn đề đảm bảo các nguyên tắc về phân cấp nhằm đảm bảo cho sự

hoạt động của ngân sách xã thích ứng với tỉnh hình kinh tế, xã hội trong một thời kỳ

nhất định

1.1.3 Ngân sách xã và chức năng, vai trò của ngân sách xã

Ngân sách xã là phương tiện vật chất đảm bảo cho chính quyền cùng cấp

thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã Vì vậy, ngân sách xã

có những chức năng, vai trò hết sức quan trọng:

~ Thứ nhất: Ngân sách xã cung cấp các phương tiện, vật chất nhằm đảm bảo cho bộ máy chính quyền nhà nước ở cơ sở tồn tại và hoạt động Đảm bảo nguồn

Trang 18

kinh phí phục vụ các hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước; nếu ngân sách xã không đảm bảo kinh phí thì bộ máy nhà nước ở cơ sở không thể duy trì hoạt

động và không có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

- Thứ hai: Ngân sách xã giúp tăng cường tài chính địa phương và tài chính

quốc gia, là công cụ thiết thực và hiệu quả đề chính quyền cấp xã thực hiện công tác quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội trên địa bàn cấp xã

Để thực hiện điều đó, vấn đề đặt ra là nguồn ngân sách xã phải đủ mạnh để

điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát

triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Thông qua công tác thu ngân sách xã góp phần đảm bảo công bằng giữa

những người có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước; diện được hỗ trợ khó

én uu dai xét miễn, giảm thuế được tạo điều kiện theo đúng quy định của

pháp luật; đồng thời có sự kiểm tra, kiểm soát, tránh các hành vi hoạt động kinh

doanh trái pháp luật, gian lận, trốn thuế, làm thất thốt thu ngân sách Ngồi ra,

việc áp dụng đúng các hình thức phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đời sống xã hội được coi là công cụ pháp lý tác đông đến xã hội, buộc tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

'Việc chỉ ngân sách xã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua việc bố trí chỉ ngân sách để đáp ứng cho các nhu cầu chỉ nhằm đảm bảo hoạt động thường ấp xã; không chỉ dàn trãi, hạn chế bội chỉ nhằm góp phần

xuyên của chính quyề

duy trì hoạt động và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội

~ Thứ ba: Ngân sách xã đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát

triển cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn

Ngồi nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực đề duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã; chỉ ngân sách xã còn có nhiệm vụ quan trọng khác là chỉ đầu tư phát triển, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống đường điện, hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh thủy lợi, trường học, trạm y tế, các công trình phúc lợi khác của xã, theo phân cấp quản lý của Nhà nước nhằm triển khai thực hiện chính

Trang 19

sách "Tam nông”, xây dựng nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Hình 1.2 Vai trò của ngân sách xã

Ngân sách cấp xã là trung tâm điều phối trong mọi hoạt động của hệ thống,

chính trị, cung cấp và đảm bảo nguồn lực cho chính quyẻi xã thực hiện nhiệm

vụ quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội

1.2 Nội dung quản lý ngân sách cấp xã 1.2.1 Cơ chế quản lý ngân sách xã

'Việc hồn thiện cơng tác quản lý tài chính - ngân sách cấp xã đã góp phần tích cực vào việc củng cố và nâng cao chất lượng điều hành ngân sách xã trong các

thời kỳ

~ Trên cơ sở "Luật Ngân sách nhà nước", thông qua việc thực hiện luật pháp,

hệ thống và chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã, thiết lập cơ chế quản lý ngân sách cấp xã; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và phân phối thu nhập các nguồn trong ngân sách cáp xã Tỷ lệ và chuân hóa chỉ ngân sách cấp xã; hệ thống và chính sách của cán bộ, công chức cấp xã; quản lý hoạt động tài chính cấp xã, điều hành và kiểm soát hệ thống tài chính kế toán; các chính sách cụ thể của trung ương và địa phương áp dụng đến chính quyền cấp xã và

các hoạt động của xã

- Công cụ quản lý ngân sách xã thông qua công tác tự kiểm tra va kiểm tra,

giám sát của các cơ quan có thâm quyền bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra

Trang 20

đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề; giám sát quá trình phân bổ dự toán, chấp hành và

quyết toán ngân sách cấp xã hàng năm nhằm quản lý hữu hiệu các hoạt động kinh

tế, xã hội tại cấp xã

Cơ chế quản lý ngân sách cấp xã là thực hiện pháp luật, hệ thống, chính sách và công cụ quản lý ngân sách cấp xã để giúp hoạt động của chính quyền cấp xã đảm

bảo tuân thủ theo đúng pháp luật của Nhà nước

1.2.2 Nguyên tắc quản lý ngân sách xã

1.2.2.1 Nguyên tắc quản lý thu ngân sách xã

Các khoản thu ngân sách xã phát sinh trên địa bàn đều phải được phản ánh

vào ngân sách cấp xã; trừ những khoản thu để hình thành các quỹ công chuyên dùng của cấp xã, các khoản thu do nhân dân tự nguyện đóng góp đề xây dựng các công trình phúc lợi hoặc cơ sở hạ tầng nông thôn mà không nằm trong danh mục đầu tư

công do HĐND phệ duyệt

1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý chỉ ngân sách cấp xã

= Chi dau tr phat triển: thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về quan lý đầu tư, xây dựng cơ bản và phân cấp của tỉnh; việc cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách xã được thực hiện theo quy định

hiện hành của Bộ Tài chính

- Chỉ thường xuyên: phải đảm bảo nguyên tắc quản lý chỉ thường xuyên của

ngân sách xã, bao gồm:

+ Nguyên tắc quản lý ngân sách là bảo đảm cân đối ngân sách cấp xã, tạo

điều kiện thực hiện ngân sách cấp xã, hạn chế sự tùy tiện của các đơn vị sử dụng, ngân sách

+ Nguyên tắc tiết kiệm nguồn lực, bảo đảm có hiệu quả quyền tự chủ tài

chính của người sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp qua Kho bạc nhà nước 1.2.3 Quản lý thu ngân sách xã

1.2.3.1 Phương pháp quản lý thu ngân sách xã

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tham khảo ý kiến với Hội đồng tư vấn thuế và phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế,

phí vào ngân sách nhà nước Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã; chính

Trang 21

quyền, đoàn thể ấp, tổ dân cư tự quản để tiến hành thu các khoản thu sự nghiệp, thu huy động nhân dân đóng góp, các khoản thu khác, để nộp vào tài khoản tiền gửi

tai KBNN

Phương pháp thu là tính số thuế thu được trên từng đối tượng trên cơ sở xác

định đối tượng, hình thức thu và mức thu 1.2.3.2 Nội dung quản lý thu NS xã

Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành, thu ngân

sách xã bao gồm:

(1) Thu ngân sách cấp xã hưởng một phân trăm (100%): bao gồm nguồn thu do cấp xã sử dụng tối đa các nguồn lực tài chính để đảm bảo chỉ thường xuyên và chỉ đầu tư phát triển Căn cứ quy mô, thực tế nguồn thu, quy định về chế độ phân cấp quản lý kinh tế xã hội; nguyên tắc bảo đảm tối đa nguồn tại chỗ, đảm bảo cân

đối cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên

(2) Thu phan chia theo ty lệ giữa ngân sách xã, thị tran với ngân sách cấp trên: ~ Các khoản thu này chủ yếu do chỉ cục thuế thu hoặc một phần ủy thác cho xã thu Theo “Luật Ngân sách nhà nước”, ngân sách xã được điều chinh một phần

ngân sách theo tỷ lệ

tuy định, để chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, thu,

chỉ của xã; khuyến khích tăng thu; đồng thời bổ sung nguồn thu cố định của xã đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu ngày cảng cao của xã

(3) Thu bồ sung từ ngân sách cắp trên cho ngân sách cấp xã gẫm

- Thu bé sung dé cân đối ngân sách: được xác định trên cơ cở chênh lệch giữa dự toán chỉ được phân bồ và dự toán thu được phân cấp quản lý thu (gồm các

khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ

phan trim) Mite bé sung cân đối ngân sách được xác định từ năm thứ nhất và ôn

định từ ba đến năm năm của thời kỳ én định ngân sách

- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản thu bổ sung hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khi có phát sinh nhiệm vụ chỉ ngoài dự tốn

Ngồi các khoản thu trên; chính quyền cấp xã không được đặt ra bất kỳ các

khoản thu khác Trường hợp phát sinh thu ngoài các khoản nêu trên được xem như trái với quy định của pháp luật

Trang 22

1.2.4 Quản lý chỉ ngân sách xã

1.2.4.1 Nội dung nhiệm vụ chỉ ngân sách xã

Căn cứ theo quy định của Luật NSNN hiện hành, Quyết định số 45/2016/QĐ- UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh, nội dung chỉ ngân sách xã bao gồm:

(1) Chỉ đầu tư phát triển:

~ Chỉ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh theo các lĩnh vực

~ Chỉ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tằng kinh tế-xã hội của cấp xã

từ nguồn huy động đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của

pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do HĐND cấp xã quyết định đưa vào ngân sách cấp xã quản lý theo các lĩnh vực

(2) Các khoản chỉ thường xuyên:Chỉ cho hoạt động của các cơ quan Nhà

nước ở cấp xã (tiền lương, công tác phí; chỉ hoạt động, văn phòng; chỉ mua sắm,

sửa chữa thường xuyên trụ sở; phương tiện làm việc, chỉ sinh hoạt phí đại biểu HĐND và các khoản phụ cấp khác theo luật định

~ Chỉ kinh phí hoạt động của tô chức Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã

- Chỉ kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cắp xã sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có),

~ Chỉ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cho cán

bộ xã và các đối tượng khác đúng theo chế độ quy định

~ Chỉ công tác đối với lực lượng dân quân tự vệ và trật tự an toàn xã hội

~ Chỉ công tác xã hội và các hoạt động văn hóa, thông tin, thé duc thé thao

- Chỉ sự nghiệp giáo dục (hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp

mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý đối với phường do ngân sách cấp trên chỉ)

- Chỉ sự nghiệp y tế (hỗ trợ chỉ thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế cấp xã)

~ Chỉ sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng,

do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bia tưởng niệm, cơ sở thể

dục thể thao, đường giao thông, công trình cấp và thốt nước cơng cộng, riêng,

Trang 23

đối với thị trấn đảm bảo nhiệm vụ chỉ sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (ngân sách cắp trên chi)

~ Chỉ hỗ trợ, khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế (khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định)

- Các khoản chỉ thường xuyên khác ở cấp xã theo quy định của pháp luật 1.2.4.2 Quản lý chỉ ngân sách xã

a- Chỉ đầu tư phát trién:

- Phương pháp quản lý:

Thực hiện chỉ theo đúng dự toán, nguồn tài chính theo chế độ quy định, không đề nợ XDCB, chiếm dụng vốn dưới nhiều hình thức

- Biện pháp quản lý:

'Vốn đầu tư XDCB được bố trí cho từng công trình cụ thể, chủ đầu tư được

tạm ứng một phần kinh phí ên khai thi công công trình và được cấp phát theo mức độ hoàn thành thực tế của công trình; cấp phát vốn đầu tư XDCB phải được kiểm tra nhằm đảm bảo tính hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

b- Chi thường xuyên: - Phương pháp quản lý:

Quản lý bằng hệ thống định mức chỉ tiêu bao gồm định mức phân bồ dự toán

và định mức chỉ cho từng mục chỉ - Biện pháp quản lý:

Dựa trên cơ sở ưu tiên chỉ trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức cấp xã; các nội dung chỉ thường xuyên khác phải dựa vào dự toán năm đã

được lập, khối lượng công việc phải thực hiện, khả năng cân đối ngân sách tại thời điểm chỉ đề thực hiện chỉ cho phù hợp

1.2.4.3 Cân đối ngân sách a

Cân đối ngân sách xã phải đảm bảo nguyên tắc không vượt quá nguồn thu

quy định, nghiêm cắm chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã,

trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định

Trang 24

1.2.5 Quản lý chu trình ngân sách xã

1.2.3.1 Ngân sách xã trong chu trình ngân sách nhà nước

Chu trình ngân sách xã được xây dựng dựa trên chu trình ngân sách nhà nước Theo Luật NSNN, chu trình NSNN bao gồm 4 khâu:

~ Chuẩn bị và lập dự toán NSNN

~ Thẩm tra và phê chuẩn dự toán NSNN

~ Chấp hành NSNN và tô chức thu - chỉ, cắp phát kinh phí NSNN

~ Quyết toán NSNN (quyết toán, kiểm toán, kiểm tra)

Chu trình ngân sách nhà nước liên quan đến những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định của cơ quan nhà nước có thâm quyền Theo quy định hiện hành, quyền quyết định dự toán ngân sách và phê chuẩn quyết toán đối với ngân sách địa phương thuộc thâm quyền của HĐND các cấp theo quy định hiện hành

UBND các cấp là cơ quan chịu trách nhiệm lập dự toán, chấp hành dự toán 'NSNN sau khi được HĐND cùng cấp quyết định, phê duyệt

1.2.5.2 Chuẩn bị và lập dự toán NS xã

Việc lập dự toán NS xã dựa trên tình hình thực hiện dự toán NS xã năm hiện hành và các năm trước đề có tính dự báo về dự toán năm tiếp theo đề có thể thực hiện

nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa phương Lập dự

toán là khâu đầu của một chu trình NS xã, nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, huy

động nguồn lực cho NS xã và tổ chức điều tiết, phân phối các nguồn lực đó

Bộ phận kế toán cấp xã chủ động phối hợp với đội thuế của xã dự kiến các

khoản thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách xã trên địa ban trong năm tài chính;

đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn

xã xem xét và dự toán nhu cầu chỉ ngân sách xã trong năm để làm căn cứ lập dự toán

thu, chỉ và cân đối ngân sách xã trình Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cấp xã đề xem xét gởi UBND cấp huyện và Phòng TC-KH cấp huyện thâm định

1.2.3.3 Thẩm tra và phê chuẩn dự toán NS xã

Dự toán NS xã sẽ được HĐND xã nghiên cứu, xem xét, thảo luận và thông

qua tại kỳ họp cuối năm Sau khi thống nhất dự toán, HĐND xã sẽ ra Nghị quyết việc phê chuẩn dự toán NS xã; căn cứ dự toán NS được phê duyệt, UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện trong toàn cơ quan

Trang 25

1.2.5.4 Chấp hành ngân sách

UBND và các cơ quan trực thuộc UBND cấp xã có trách nhiệm chấp hành

dự toán ngân sách, tổ chức điều hành ngân sách thông qua việc thực hiện thu chỉ

ngân sách theo dự toán đã được HĐND phê chuẩn, điều này đồng nghĩa với việc tập trung kịp thời và đầy đủ tất cả nguồn thu của ngân sách cấp xã và thực hiện các khoản chỉ theo nhu cầu đã được xây dựng trong dự toán

1.2.5.5 Quyết toán ngân sách

Việc quyết toán ngân sách do các cơ quan chấp hành ngân sách tiến hành khoá số kế toán, lập báo cáo tổng kết quyết toán thu, chỉ ngân sách của năm tài

chính đã thực hiện và trình HĐND phê chuẩn chậm nhất 30/6 năm sau

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã

Quản lý thu - chỉ ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách Quá trình quản lý thu - chỉ ngân sách thường bị chỉ phối bởi các

nhân tố sau:

1.3.1 Chính sách, văn bản pháp luật thực hiện quản lý ngân sách

Thực tế cho thấy các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến ngân sách có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý thu - chỉ ngân sách ở một địa phương Do vậy đòi hỏi khi ban hành những văn bản đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý ngân sách cấp xã được triển khai thực hiện đạt kết quả

1.3.2 Điều kiện kinh tế của môi địa phương

Điều kiện tự nhiên, nhất là yếu tố địa hình, vị trí địa lý ảnh hưởng đến phát

triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm sơ sở thu hút các lĩnh vực sản xuất kinh

doanh, thương mại-dịch vụ phát triển, đảm bảo khai thác tốt các nguồn thu Kinh tế ồn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của ngân sách, ngân sách xã giữ vai trò trọng yếu trong phân phối, điều tiết thực hiện các

nhiệm vụ chính trị

1.3.3 Tổ chức bộ máy và năng lực quản lý của chính quyền địa phương

Khi nói đến cơ cấu tô chức một bộ máy quản lý thu - chỉ ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự và cơ cấu tô chức bộ máy, trong đó gồm cán bộ quản lý thu - chỉ ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các bộ

phận trong quá trình thực hiện chức năng này

Trang 26

Co cau tổ chức quản lý hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, dễ phối hợp thực hiện Bộ máy tô chức hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào

năng lực điều hành và chất lượng nguồn nhân lực, cụ thê là đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Đây là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

1.3.4 Công tác kiểm tra và giảm sát

Trong thực tế, không ít các cá nhân và tổ chức có hành vi, việc làm gây tôn

hại tài chính nhà nước, ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN Vì vậy, hiệu lực của hệ thống thanh tra, kiểm tra cảng được tăng cường, cảng được xem trọng một cách thực chất hơn thì ngân sách mới tránh khỏi nguy cơ bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, đồng thời giữ nghiêm được kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý Và khi đó, hiệu quả công tác QLNSNN mới có thể được nâng cao

1.3.4 Sự phối hợp giữa các cơ quan

Trong quá trình quản lý ngân sách cấp xã đòi hỏi có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan liên quan từ xây dựng, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách, cũng như công tác kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt mục tiêu chung Cơ chế phối hợp có vai trò quan trọng trong việc góp phần

quản lý ngân sách có hiệu quả

1.3.5 Các thảm họa từ thiên nhiên

Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, thiên tai, dịch bệnh tiềm ân

nhiều nguy cơ tác động xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là thu-chỉ ngân sách Đặc biệt

từ năm 2019, đại dịch Covid-19 đã diễn ra làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cả

nước, sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, lao động thất nghiệp tăng, thu ngân sách khơng đạt dự tốn, các nguồn thu cũng hạn chế Nhiệm vụ chỉ trong thời gian cũng thay đổi phù hợp với điều kiện thực tiễn, chỉ đầu tư

giảm, chỉ thường xuyên lớn với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung cho công tác phòng

chống dịch, hỗ trợ cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất và hỗ trợ người dân bị ảnh

hưởng do dịch Covid-19

Trang 27

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã 1.4.1 Tiêu chí đánh giá Thứ nhất, đảm bảo tính thu đúng, thu đủ, thu kịp thời qua quan Ij thu ngân sách cấp xã Thứ hai, đảm bảo tính bền vững trong việc tạo lập nguồn thu 1.4.2 Tiêu chí đánh giá Thứ nhất, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội:

lệu quä quản lý chỉ ngân sách cấp xã

'Về kinh tế: Sử dụng ngân sách nhà nước đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

ở địa phương, từ đó tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực kinh tế khác phát triển

Về xã hội: đảm bảo xây dựng được đời sống và môi trường văn hóa lành

mạnh; tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa, xã hội; đảm bảo phát triển và nang

cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển bền vững chất lượng

giáo dục - dao tạo; chú trọng cải thiện và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai;

giữ vững an ninh, chính trị và trật tự - an toàn xã hội; nâng cao chất lượng công tác

chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Thứ hai, thực hiện chỉ tiết kiệm ngân sách, tránh lãng phí

Thứ ba, thực hiện dự toán chỉ trên cơ sở nguồn thu và đảm bảo cân đối ngân sách, bố trí nguồn để chỉ đầu tư nhiều hơn

Thứ tư, không có hoặc ít sai phạm trong quá trình điều hành chỉ ngân sách 1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và bài học cho huyện Châu Thành về quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

1.5.1 Kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Tân Châu

Có những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nhằm khai thác nguồn thu ồn định, bền vững, đảm bảo cân đối ngân sách

Lập dự toán phải đảm bảo tính sát thực vì đây là khâu đầu tiên của quá trình

quản lý ngân sách Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý sau này Lập dự

toán ngân sách hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển knh tế

ä hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định pháp luật về ngân

Trang 28

sách, các khoản chỉ trong dự toán phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng địa phương

Phân cấp nhiệm vụ thu ngân sách cho các xã, thị trấn để nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quản lý nguồn thu phát sinh trên địa bàn

Quản lý tốt các nguồn thu, hạn chế tình trạng trốn thuế, chống thất thu thuế; tăng cường các biện pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước

Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành

luật thuế, tạo sự bình đăng giữa các thành phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa

vụ thuế đối với nhà nước

Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý ngân sách xã ở từng địa phương

nhằm thực hiện tốt công tác tài chính, khắc phục những sai sót kịp thời

Dao tao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong quản lý ngân sách của đơn vị để nâng cao trình độ quản lý ngân sách ngày cảng tốt hơn

1.5.1.2 Kinh nghiệm của Thị xã Hòa Thành

Nâng cao năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách theo đúng Luật ngân sách nhà nước

Xây dựng và lập dự toán phải chính xác, sát thực tế

Quan tâm đơn đốc, rà sốt các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát

các hoạt động chỉ tiêu tại xã

Thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại- dịch vụ để tạo nguồn thu bền vững

Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền cấp xã

Tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách xã

1.5.1.3 Kinh nghiệm của huyện Bên Cầu

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng-Thường trực HĐNĐ đối với công

tác quản lý ngân sách xã

Tổ chức lập và phân bổ dự toán thu, chỉ phải đúng Luật NSNN

“Thống nhất quản lý các nguồn thu của xã

Chuyển đồi vùng sản xuất, phát triển dịch vụ thương mại tạo các nguồn thu

cho ngân sách xã

Trang 29

1.5.2 Bài học rút ra cho huyện Châu Thành về quản lý ngân sách nhà

nước cấp xã

Tăng cường công tác điều hành ngân sách theo đúng các văn bản hiện hành quy định, trong đó có vai trỏ quan trọng của chủ tài khoản và công chức kế toán xã

Xây dựng và lập dự toán phải chính xác, sát thực tế phù hợp với điều kiện

huyện nông thôn biên giới

Có những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nhằm khai thác nguồn thu ôn định, bền vững, đảm bảo cân đối ngân sách

Phân cấp nhiệm vụ và giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các xã, thị trấn đi đôi

với xét khen thưởng hàng năm để nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong quản

lý nguồn thu trên địa bàn

Thường xuyên kiểm tra công tác quản lý ngân sách xã ở các xã, thị trấn

nhằm thực hiện

ốt công tác tài chính, khắc phục những sai sót kịp thời

Dao tao, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong quản lý ngân sách của đơn vị để nâng cao trình độ quản lý ngân sách ngày cảng tốt hơn

Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách xã Tiểu kết chương 1

Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để thực thi chức năng quản lý

Nhà nước tại địa phương Để đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ, quyền hạn của cấp xã, chính quyền cấp xã cần phải có ngân sách đủ mạnh dé điều hành các hoạt

động chính trị, kinh tê-

ä hội đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội tại địa phương, đảm bảo hài hòa các mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân

Ngân sách xã là yếu tố quan trọng đề thực hiện thành công nhiệm vụ xây

dựng nông thôn mới gắn với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, cùng với xu thế toàn cầu hố và hơi nhập quóc tế Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý ngân sách xã là một vấn đề cấp bách và cần thiết của của cả hệ thống chính trị nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách xã đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới nói chung và của huyện Châu Thành nói riêng

Trang 30

Chương 2

THUC TRANG QUAN LY NGAN SACH CÁP X

TREN DJA BAN HUYEN CHAU THANH, TINH TAY

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Châu Thành là một huyện biên giới nằm ở phía tây tỉnh Tây Ninh, có vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh + Phía Tây giáp Campuchia

+ Phía Nam giáp huyện Bến Cầu + Phía Đông Nam giáp huyện Gò Dầu + Phía Bắc giáp huyện Tân Biên

Huyện Châu Thành là một trong 5 huyện biên giới của tinh Tay Ninh, trong đó đường biên giới tiếp giáp với Campuchia dài 48 km, có cửa khẩu Phước Tân mới

được công nhận là cửa khâu quốc gia

Hiện nay, trên địa bản huyện đã được thụ hưởng một phần của “Dự án tưới tiêu khu vực phía tây sông Vàm Cỏ” do Trung ương triển khai thực hiện Bên cạnh đó còn có hệ thống Sông Vàm Cỏ Đông chảy dọc huyện, là điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản trên địa bản huyện

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh

2.1.2.1 Về kinh tế

Kinh tế của huyện Châu Thành phát triển dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Lĩnh vực công nghiệp từng bước được củng có, thu hút kêu gọi đầu tư nhung hai

đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp như khu công

tết các doanh nghiệp thuộc quy mô vừa và nhỏ, có 06 doanh nghiệp vốn

nghiệp Thanh Điền và cụm công nghiệp Ninh Điền, Hòa Hội Trong những năm

qua, do tác động mạnh của kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn do vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực quản lý hạn ché, điều hành của doanh nghiệp khi chưa theo kịp kinh tế thị trường, sản phẩm sản xuất còn nhỏ

Trang 31

lẻ, giá thành cao, chất lượng thấp và chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường nên gặp bể tắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm

Tổng thu ngân sách nhà nước trên dịa bàn huyện tăng bình quân 14,59% giai

đoạn 2015-2020 Bên cạnh đó, đã huy động tổng các nguồn vốn (ngân sách, tín

dụng, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp) để thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đến nay, huyện có 7/15 xã

đạt chuân nông thôn mới bao gồm: Thanh Điền, An Bình, Thái Bình, Hòa Hội, Ninh Điền, Phước Vinh và Hòa Thạnh

Lĩnh vực thương mại-dịch vụ đã hình thành 2 bến xe khách và thu hút nhiều

doanh nghiệp mang thương hiệu quốc gia như: siêu thị Coopmart, Điện máy xanh,

Bách hóa xanh, Thế giới di động, góp phần đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng

của người dân; đồng thời góp phần thúc đây phát triên kinh tế của toàn huyện

2.1.2.2 Về hành chính, xã hội

Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm Thi tran Chau

Thành và 14 xã (có 9 xã nội địa: An Bình, An Cơ, Đồng Khởi, Hảo Đước, Long

Vinh, Thai Binh, Thanh Die

Thạnh, Ninh Điền, Phước Vinh, Thành Long)

, Trí Bình và 6 xã biên giới: Biên Giới, Hòa Hội, Hòa Theo thống kê, diện tích đất tự nhiên của huyện là 571,25 km2, số dân toàn

huyện là 141.965 người, trong đó người Kinh chiếm đa số Tuy nhiên trên địa bàn huyện có một phần không nhỏ là người Khmer sinh sống ở các xã biên giới, tập

trung nhiều nhất là ở xã Hòa Hội, Hòa Thạnh và xã Thành Long

Lực lượng lao động của huyện hiện có chủ yếu là lao động nơng nghiệp (chiếm khoảng 78%), ngồi ra còn có lao động ở các xí nghiệp, nhà máy là người ở

các địa phương lân cận về tạm trú Lao động có trình độ chiếm khoảng 13% tổng số

ao động và có sự chênh lệch không nhiều giữa lao động các xã nội địa và biên giới

3.1.2.3 Một số khó khăn

Quá trình phát triển KT-XH của huyện Châu Thành còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế là:

Nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp còn hạn chế, chưa phát triển toàn diện, còn mang tính tự phát; việc

Trang 32

đầu tư hạ tầng nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất Kết quả xây

một số chỉ tiêu thiếu tính

dụng nông thôn mới ở một số địa phương chưa toàn

bền vững, nguồn lực xây dựng nông thôn mới phần lớn là từ ngân sách Nhà nước 'Việc thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp còn hạn chế Công tác thu hút và phát triển doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, chưa có nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là đầu tư chế biến nông sản Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp

Công tác quy hoạch còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chưa kip

thời Quy hoạch, định hướng vùng chuyên canh, vùng sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai

Ha tang thương mại biên giới chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng của huyện

2.2 Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy UBIVD cấp xã theo Nghị định của Chính phủ Tổng số cán bộ, công chức cấp xã theo Điều 4 Nghị định số 92/2009 ngày

22/10/2009 của Chính phủ là: 21 người đối với xã loại 3; 23 người đối với xã loại 2

và 25 người đối vối xã loại 1 Ngoài ra còn có Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, số lượng 19 người đối với xã loại 3; 20 người đối với xã loại 2 và 22

người đối vối xã loại 1

Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2019, ngày 24/4/2019, có hiệu lực ngày 25/6/2019, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn,

ấp, tô dân phó Quy định số lượng cán bộ công chức cấp xã giảm còn 23 người đối với xã loại I, 21 người đối với xã loại 2 và 19 người đối với xã loại 3 Ngoài ra giảm Người hoạt động không chuyên trách ở các xã, số lượng 10 người đối với xã

loại 3; 12 người đối với xã loại 2 và 14 người đối vối xã loại I

'Về phân loại xã: trên địa bàn huyện Châu Thành có 11 xã loại 1 và 4 xã, thị trấn loại 2

Trang 33

Sơ đồ UBND cấp xã:

2.2.2 Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý NS xã 2.2.2.1 Về tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã

~ Tổ chức của cơ quan quản lý ngân sách xã được quy định tại Thông tư Liên tịch số 115/2003/TTLT-BTC-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tai chính thuộc Ủy ban nhân dân các cấp Đối với cấp xã thực hiện theo Nghị định số 92/2009 của Chính phủ Tại Huyện Châu Thành bộ máy quản lý NS xã được tổ

chức như sau: Tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có tô chuyên quản NS xã, ở cấp xã có công chức Kế toán thuộc UBND cấp xã

- Về bộ máy tài chính kế toán cấp xã: thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ hiện nay các xã được bố trí từ 01 đến 02 cơng chức Kế tốn tùy theo loại xã

~ Về trình độ của cán bộ làm công tác tài chính cấp xã: hiện nay không có sự chênh lệch về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của chủ tài khoản ngân sách giữa

Trang 34

Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh ngày 18/6/2013 về việc quy

định trình độ chuyên môn, các chuyên ngành đối với các chức danh công chức cấp xã

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Thành lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020, tat cả các xã đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện với trọng tâm, mục tiêu đến năm 2020 cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy (đối với cấp xã, thị trấn là Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND: 100% phải đạt trình độ Đại học trở lên) Đền nay các xã, thị trấn đã

chuân hóa cán bộ diện Ban thường vụ Huyện ủy quản lý tốt nghiệp Đại học đạt 100% Công chức Kế toán xã hiện nay cũng đạt 100% tốt nghiệp Cao Đăng, Đại học tài chính kế toán phù hợp Đề án vị trí vi

ệc làm Tuy nhiên trên 70% những cán

bộ này học Đại học hệ vừa làm vừa học hoặc từ Cao đăng, Trung cấp liên thông lên Đại học nên công tác tham mưu cũng có phần hạn chế

2.2.2.2 VỀ cơ chế quản lÿ NS xã

a- Các chính sách chế độ

'Về cơ chế quản lý thu, chỉ NS xã được thực hiện theo Luật Ngân sách và các

văn bản pháp quy khác như chế độ chính sách đối

định 34/2019/NĐ-CP (NĐ 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung); Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã; Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN; Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 Quy

định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn; Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết 35/2016/NQ-HĐND; Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và tỷ lệ phần

trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách thời kỳ ồn định ngân sách 2017-2020 với cán bộ xã được quy tại Nghị

b- Các công cụ quản lý ngân sách xã

Quản lý ngân sách xã có thê thực hiện thông qua các cơ chế khác nhau, đó là: ~ Cơ chế tự kiểm tra do Ủy ban nhân dân tô chức, thông qua việc tự kiểm tra

và hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, hoạt động giám sát của Hội

đồng Nhân dân và Ban Giám sát cộng đồng Với cơ chế này giúp cho UBND xã sớm phát hiện những sai sót trong quản lý điều hành NS xã, kịp thời điều chỉnh và có biện pháp khắc phục

Trang 35

- Co ché thanh tra, kiém tra do Phong Tai chinh- Ké hoach va Thanh tra nha

nước cấp huyện trực tiếp kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ theo kế hoạch Ngoài ra,

còn có các cuộc kiểm tra của Kiểm toán nhà nước, thanh tra Sở Tài chính, các cơ

quan có thâm quyền theo kế hoạch hoặc chỉ định

3.2.3 Quản lý khai thác nguồn thu ngân sách xã

Kinh tế của huyện Châu Thành chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có nguồn thu hạn hẹp chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm còn phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh trên 50% trên tông chỉ NSĐP (chủ yếu nhận trợ cấp về chỉ thường xuyên và đầu tư xây dựng hạ tầng) Châu Thành hiện có 14 xã và 1 thị trấn, là huyện có đơn vị hành chính cấp xã nhiều nhất toàn tỉnh nhưng không có xã nào tự cân đối được ngân sách từ nguồn thu trên địa bàn, mà tắt cả phải nhận trợ cấp từ

ngân sách huyện Toàn tỉnh với 95 xã, phường, thị trấn thì chỉ có 10 đơn vị tự cân

đối được ngân sách, các đơn vị này chủ yếu là các phường, thị trấn khu vực trung tâm của thành phố Tây Ninh và thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bảng số đơn vị còn lại hàng năm đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách cấp huyện, thành phó

Thực trạng quản lý thu NS xa tại huyện Châu Thành trong thời gian từ năm 2017-2020 như sau:

3.2.3.1 Kết quả thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành Băng 2.1 ~ Nguồn thu ngân sách xã giai đoạn 2017-2020 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung "Kết quả thực hiện từng năm [2020 so vail 2017 2018 2019 2020 | 2017 (in) TONG SO THU 145.469 146853j 177144 179408 123 |Các khoản thu hưởng 100% vài 25.83 2529| — 38.691 39.885) 154

tưởng theo tỷ lệ Trong đó:

Thụ hướng 10026 6.57 876 912 10.025, L53 Thụ hưởng theo tý lệ 1925 1653| 2957| —— 2986] —I53 |Thu kết dư ngân sách năm trước 11893 9.13 738 10072 0/85 |Thu chuyên nguồn từ NS năm| 1353] — T550 ——TI74] 15475] 1,14

trước chuyên san;

Trang 36

Số liệu qua biểu đồ cho thấy quy mô thu NS xã ngày càng tăng, từ năm 2017 đến năm 2020 tông thu NS xã đã tăng gần 1,23 lần Trong đó, các khoản thu NS xã hưởng 100% và các khoản thu hưởng theo tỷ lệ tăng 1,54 lần; thu kết dư ngân sách

không ổn định do phụ thuộc nhiệm vụ chỉ hàng năm; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

tăng 1,21 lần; thu chuyển nguồn tăng 1,14 lần và đang có xu hướng ngày càng tăng,

nhanh ở một sô xã

Bảng 2.2- Tổng thu ngân sách cắp xã năm 2017-2020 trên địa bàn huyện

(Quy mô thu ngân sách của từng xã theo từng năm) Đơn vị : Triệu đẳng STT[ — Xãthị trấn Năm2017 | Năm2018 | Nam2019 | Năm2020 T [An Binh 7.183 1773| 9453 9.433) 2 [AnGo 7023 799i 9/05 10.191 3 |Đồng Khởi 575 7923| 10.699) 8.634) 4 Hảo Đước 1.544) 8077] 10.583 11.549) 5 long Vĩnh 7739| 8174| 8779 9033| © [Thai Binh 1258 12462 11993 11.136| 7 |hiTrấn 134ãi 10409 13333 17.440] 8 [Thank Din 11007 11196 1377] 14531 9 [ivi Binh 779 8128) 1074 10.247] 10 |Biên Giới 9451 9.128) 10.17 10421 TT [flea Hội B77 R779) 10.62 10.695] 12 (fla Thạnh 10172 9.767] 10.74 10.748) 13 |Phước Vinh 14603 14.526 20.583] 1796ï| 14 Ninh Điện 9554 9.896) 12093 13.640] 15 [hành Long 12823 12624 14513 13.733| [TONG SO 145.469 146.855 17114 179.408|

Trong giai đoạn 2017-2020, mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng

10.814 triệu đồng/năm, năm đầu giai đoạn (năm 2017) mức thu ngân sách bình quân một xã khoảng 9.697 triệu đồng/năm Theo số liệu thống kê của huyện, xã Ninh Điền là xã có số thu cân đối cao nhất với 7.523 triệu đồng, xã An Bình có số thu thấp nhất là 896 triệu đồng (chỉ bằng 11,9% so với xã Ninh Điền), điều này cho thấy quy mô thu giữa các xã có sự cách biệt

Trang 37

2.2.3.2 Tỳ trọng thu ngân sách xã

Tỷ trọng thu NS xã trên tổng thu NSĐP: Năm 2017 NS xã chiếm tỷ trọng 12,9 % trên tổng thu NSĐP, năm 2020 NS xã chiếm tỷ trọng 16,25 % trên tổng thu NSDP trén địa bàn huyện Bang 2.3 — Tỷ trọng các khoản thu ngân sách xã Đơn vị tính: Triệu đồng ội dung 'Thu ngân sách xã 'Thu ngân sách xã 2017 2020

|FÔNG THU CÂN ĐÓI NGÂN SÁCH 120.039 153.860),

[Thu phan chia theo ty le 19257 298 lồ rong 16,049 19,41% [Thu hướng 100% 657 10025 lis trong 5.489 6529 [Thu bé sung tir ngân sách cấp trên 94.209 113.975 lis trong 78489 74,07% (Nguôn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách 2017-2020 của UBND huyện Châu Thành)

Biểu đồ 2.1 — Ty trong các khoản thu năm 2020 so với năm 2017 Tỷ trọng các khoản thu năm 2020 so với năm 2017 100 78.48, 80 7407 š eo 2 40 ” Hl 548 6 ° — Thu hưởng 100% — ‘Thu bỗ sung từ ngân sách cấp trên

8 Thu ngân sách xã 2017 Thu ngân sách xã2020

Năm 2020 so với năm 2017 thì các khoản thu phân chia theo tỷ lệ và thu

hưởng 100% về quy mô đều tăng, trong khi tỷ trọng nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên lại giảm Điều này cho thấy tốc độ tăng thu NS xã đã được quan tâm khai

Trang 38

thác tốt, đáp ứng từng bước với nhu cầu tăng chỉ NS xã Từ đó giảm bớt nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên Điều này giúp cho công tác điều hành, quản lý ngân sách

được chủ động hơn

Tuy nhiên, nguồn thu chính của ngân sách xã trên địa bàn huyện Châu Thành

vẫn là thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên; như vậy để tăng dần tỷ lệ các xã tự cân đối ngân sách, giảm dần số bỗ sung từ ngân sách cấp trên cần phải quan tâm hơn về cơ

chế, chính sách để khai thác, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Do Châu Thành là

huyện nông thôn biên giới, không có nhiều doanh nghiệp do đó nguồn thu bị hạn chế dẫn đến số xã tự cân đối ngân sách là không có

2.2.3.3 Cơ cấu từng nguồn thu

'Về cơ cầu nguồn thu ngân sách xã có sự thay đồi qua từng năm của thời kỳ

ổn định ngân sách

Bảng 2.4- Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã

Đơn vị tính: Triệu đông

Nội dung Năm2017 | Tỷtrọng | Năm2020 | Tỷ trọng Các khoản thu của xã, thị trần 25.830 100% 39885 100% [rong đó:

[Thu từ Khu vực ngoài quốc đoanh 12158 170% T912 48425 |Thuế thu nhập cá nhân 412 15.92% 7.103 1781% |Lê phí trước bạ nhà dat 2.578 9.98% 436 10.94% hí, lệ phí 94 354% 957 24% [Thué sir dung đất nông nghiệp và phi NN 276 107% 184 0469 [Thu thuế môn bài 3.678 1424% S121 12.84% |Thu khác ngân sách 2114 3.189 2844 7.13%

(Đgn: Báo cáo quyết toán thụ ngân sách 2017-2020 của UBND huyện Châu Thành) Nhìn chung, các khoản thu của ngân sách xã, thị tran tương đối ồn định, cùng, với sự tăng cường phân cấp nguồn thu cho NS xã thì khoản thu từ khu vực ngoài Nhà nước đã chiếm tỷ trọng cao trong tông các khoản thu tại xã (chiếm gần 50%), khoản thu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất cũng có sự tiến triển với

Trang 39

tỷ trọng được nâng dẫn do trong thời kỳ này thị trường bất động sản đang sôi động, việc mua bán chuyển nhượng đất đai diễn ra phô biến với quy mô và giá trị lớn đã mang lại nguồn thu quan trọng cho NS xã Trong khi tỷ trọng khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và nguồn thu khác giảm đi Điều này cho thấy cơ cầu nguồn thu ngân sách xã ngày càng ồn định hơn

2.2.3.4 Ty

Căn cứ vào quy định của Luật NSNN va tinh hình thực tế của địa phương, HĐND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày

08/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và tỷ lệ phần trăm phân chia các

ệ phân chia các khoản thu ngân sách xã

khoản thu giữa ngân sách các cấp ngân sách thời ky ổn định ngân sách 2017 ~ 2020; UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày

09/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia

giữa các cấp ngân sách thời kỳ én định ngân sách 2017-2020, theo đó nguồn thu

phân chia theo tỷ lệ phần trăm của ngân sách cấp xã được phân cấp như sau: Bảng 2.5 - Tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách xã, ngân sách thị trấn

Don vi tinh: %

STT Nguồn thu Ngân sách | Ngân sách xã, huyện thi tran 1 Nguồn thu do huyện quản lý [Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu

1 |hụ đặc biệt thu từ khu vực cơng thương nghiệp, ngồi — 80% 20% tốc doanh: thuế thu nhập cá nhân 2 _ Lệ phí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà đất) 100% 0% 1L Các khoản thu do xã quản lý ¡ [Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ cá nhân sản xuất kinh doanl % 10% hàng hóa, dịch vu

2 _ |Thuê sử dụng đất phi nông nghiệp 0% 100% 3_— [Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh 0% 100% 4_ Lệ phí trước bạ nha, đất 0% 100% '5_[Thué sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình 0% 100% 6 — [Thuê thu nhập cá nhân 80% 20%

[Thué gid tri gia ting thu từ khu vực công thương nghiệp,

7 Hịch vụ ngoài quốc doanh, đối hộ kinh doanh và cá nhâi 0% 100%

inh doanh hang héa, dich vu

(Nguôn: Nghị quyết số 34/2016/NQ-TIĐND của HĐND tính Tây Ninh)

Trong những năm qua, việc phân cấp nguồn thu cho NS xã trên địa bàn tinh

Tây Ninh đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, từ đó đã tạo

Trang 40

cho chính quyền cấp xã chủ động nguồn thu để không những đáp ứng đủ nhu cầu chỉ thường xuyên mà còn có nguồn để chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp thúc

day quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương

2.2.4 Quản lý điều hành chỉ ngân sách xã

Trong những năm gần đây, chỉ ngân sách của xã cơ bản đạt mục tiêu bảo

đảm an sinh xã hội; nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, củng có quốc phòng- an

ninh; đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính xã, đảm bảo

chỉ đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội và phát triển kinh tế ở

địa phương

2.2.4.1 Quy mô chỉ NS xã từ năm 2017 đến năm 2020

Bảng 2.6- Chỉ ngân sách cắp xã năm 2017-2020 trên địa bàn huyện Châu Thành

Ngày đăng: 08/09/2022, 12:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w