1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

11 ebook lí luận văn học

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thơ ca chân chính luôn phản ánh hiện thực, phản ánh từng thời đại nó đã đi qua mà trung tâm chính là con người. Thơ ca không chỉ là câu chuyện của lòng người mà còn cất lên tiếng nói cuộc đời, không chỉ là những phút thăng hoa của cảm xúc mà còn là những khoảnh khắc thăng trầm của hiện thực đầy biến cố. Khi ánh mắt của nhà thơ nhìn thấu những góc khuất của thời đại thì thơ ca vừa là lời đồng cảm lại vừa là cây bút sắc bén vạch ra những mặt tăm tối. Thế nhưng nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không sao chép nguyên si mà nó phản ánh dưới lý tưởng, dưới cái nhìn đầy thẩm mĩ của người nghệ sĩ nhưng vẫn luôn thể hiện được tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm rút ra từ hiện thực ẩn chứa đằng sau câu chữ. Mỗi một sự thật trần trụi mà tác giả tái hiện trong từng câu thơ

Trang 1

Cô Trần Thùy Dương gửi lời chào thân thương đến các bạn!

Cô xin gửi các bạn Ebook Lí luận cho 120 nhận định quen thuộc, áp dụng vào bài viết để có chiều sâu hơn, mang hướng lí luận hơn nha!

Ebook được thiết kế thành hai cột: Cột bên trái là nhận định văn học, cột bên phải là phần giải nghĩa/viết tham khảo áp dụng vào bài viết Các bạn đọc để nâng cao vốn từ, văn phong lí luận và tiết chế để áp dụng vào bài viết của mình nhé!

Lí luận văn học không phải là yếu tố bắt buộc cho bài viết đạt điểm cao, nhưng nó sẽ giúp văn phong của các bạn hay hơn, cho thấy sự tìm hiểu nghiên cứu của các bạn về văn học, nên người chấm khá thích nội dung này

Lí luận hay nhận định văn học thì có rất nhiều, nhưng 120 nhận định này là những nhận định quen thuộc, phổ biến, thường hay được dùng Áp dụng được luôn vào bài viết Các bạn in về để học nhé! Cô rất mong thấy được những nhận định này trong bài viết luyện tập sau mỗi buổi học của các bạn đấy nha!

ÔN VĂN & LUYỆN VIẾT

Phân tích theo hướng Lí luận và bình sâu

Tư duy sáng tạo, mới mẻ & khác biệt trong Nghị luận xã hội

Nâng cao kỹ năng, cải thiện và định hướng văn phong

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 2

STT NỘI DUNG NHẬN ĐỊNH ÁP DỤNG VÀO BÀI VIẾT

1 Thơ phản ánh cuộc sống

cho thơ bén rễ sinh sôi” - Puskin

Thi ca muôn đời luôn bắt nguồn từ hiện thực

cuộc sống muôn màu, muôn vẻ bởi “cuộc sống

là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi”

– Puskin Thơ chính là nơi để bộc lộ những niềm ưu tư, những trăn trở nghĩ suy về nhân sinh giúp con người thấu hiểu lẽ đời, thấu hiểu tình người Hơn nữa, chỉ khi bắt nguồn từ cuộc sống, thơ mới thật sự là thơ, là tác phẩm thi ca chân chính, vĩ đại, sống mãi với thời gian vô tận, giữa không gian vô cùng…

2 “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ

còn là thơ nữa” – Xuân Diệu

Thơ là món ăn tinh thần vô giá, độc đáo không thể thiếu trong cuộc sống của con người Thơ làm đẹp cho đời, nuôi dưỡng tâm hồn và bồi đắp tình yêu trong mỗi chúng ta Không chỉ vậy, có những điều mà chỉ thông qua lời thơ, ý thơ, những vần thơ, câu thơ mới toát ra được Chính vì thế mà Xuân Diệu đã nhận định rằng: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa” Thật vậy, một tác phẩm thi ca chân chính bao giờ cũng phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng không phải bê nguyên si tất cả những gì đang xảy ra vào trang thơ của mình Ở thơ, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc đời, bộc lộ những tâm tư, tình cảm, những rung động mãnh liệt trước hiện thực mà qua đó, thi nhân phải gửi gắm những tư tưởng riêng, thông điệp riêng cùng với bài học quý giá thông qua các hình thức nghệ thuật độc đáo, các giá trị

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 3

thẩm mĩ tuyệt vời, làm sống dậy cái bản chất lãng mạn, tình tứ của thi ca và làm tròn nhiệm vụ, chức năng của thơ đối với đời sống con người

3 “Thơ là sự thể hiện con người và thời

đại một cách cao đẹp” – Sóng Hồng

Thơ ca chân chính luôn phản ánh hiện thực, phản ánh từng thời đại nó đã đi qua mà trung tâm chính là con người Thơ ca không chỉ là câu chuyện của lòng người mà còn cất lên tiếng nói cuộc đời, không chỉ là những phút thăng hoa của cảm xúc mà còn là những khoảnh khắc thăng trầm của hiện thực đầy biến cố Khi ánh mắt của nhà thơ nhìn thấu những góc khuất của thời đại thì thơ ca vừa là lời đồng cảm lại vừa là cây bút sắc bén vạch ra những mặt tăm tối Thế nhưng nghệ thuật phản ánh hiện thực nhưng không sao chép nguyên si mà nó phản ánh dưới lý tưởng, dưới cái nhìn đầy thẩm mĩ của người nghệ sĩ nhưng vẫn luôn thể hiện được tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm rút ra từ hiện thực ẩn chứa đằng sau câu chữ Mỗi một sự thật trần trụi mà tác giả tái hiện trong từng câu thơ đều phản ánh khát vọng, ước mơ về một lẽ phải, về cái đẹp và chân lý của nhà thơ đó – đó cũng là chân lý của thời đại, chân lý của nhân sinh

4 “Thơ trước hết chính là cuộc đời, sau

đó mới là nghệ thuật” – Nguyễn Khải

Thơ sẽ có gì nếu không phản ánh hiện thực cuộc sống? Phải chăng khi ấy thơ chỉ là những con chữ rời rạc, vô hồn, vô nghĩa nằm thẳng đơ trên trang giấy mà chẳng thể chạm đến được trái tim người đọc! Xuất phát từ bản chất của văn chương nghệ thuật nên Nguyễn Khải đã

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 4

khẳng định rằng: “Thơ trước hết chính là cuộc

đời, sau đó mới là nghệ thuật” Thật vậy, khác

với các loại hình nghệ thuật khác, thơ tồn tại ở trên đời là để làm bạn, là nơi kí thác những nỗi niềm suy tư về nhân sinh của con người Nếu thơ chỉ là cuộc đời, nó sẽ mãi là những chất liệu thô sơ, bình thường, giống như viên ngọc chưa được mài giũa Nhà thơ là người nghệ sĩ góp nhặt, lựa chọn những chất liệu có giá trị bằng những rung cảm tinh tế, sự quan sát tinh tường cùng với đầu óc sắc bén và vốn sống giàu có để biến nó thành chất liệu nghệ thuật Với những công cụ như biện pháp nghệ thuật, những hình ảnh biểu tượng, nhịp điệu , nhà thơ sáng tạo nên những bài thơ có vần có nhịp hoà lẫn với dòng cảm xúc của mình với đời sẽ tạo nên những vần thơ hay xao xuyến lòng người Nếu thơ không có nhịp điệu, không có cảm xúc hay thanh vần, ngược lại nếu thơ chỉ có hình thức nghệ thuật độc đáo mà không có dáng dấp hơi thở cuộc sống thì đó không phải là thơ ca chân chính

5 “Thơ chính là cánh cửa mở ra một cái

gì đó mà thường được phong kín dưới bức tường của cuộc sống” - LLVH

Đến với thế giới nghệ thuật của thơ, người đọc sẽ bắt gặp những điều tưởng chừng như không tồn tại trên cõi đời này Có những điều ta vô tình bỏ quên nhưng nhờ có bàn tay người nghệ sĩ, có thơ mà ta có thể sống thật sâu, thật lâu

hơn với cuộc sống này hơn Bởi “thơ chính là

cánh cửa mở ra một cái gì đó mà thường được phong kín dưới bức tường của cuộc sống” Cuộc

sống luôn ẩn chứa rất nhiều những điều bị phủ

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 5

lấp bên trong mà ta sẽ không thể nhìn thấy được nếu không có một rung cảm mãnh liệt, một sự quan sát tinh tường trước cuộc đời Chính người nghệ sĩ bằng tất cả những tài năng và thiên chức của mình, họ đã tái hiện lại tất thảy những gì đang diễn ra trên trang giấy của mình Để rồi, khi đọc trang thơ, ta như sống được thêm nhiều cuộc đời, cảm được nhiều số phận và thấu rõ tư tưởng của thi nhân về cõi nhân sinh mà chỉ có thơ mới có thể mang đến

6 “Những tác phẩm thơ chân chính bao

giờ cũng bắt nguồn từ thực tại và mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại” - LLVH

“Những tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tại và mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại” Đến với thơ, ta luôn bắt gặp dáng dấp của cuộc sống mà trung tâm chính là con người trong từng câu chữ, những vần thơ ấy luôn hướng về con người, luôn nói về những điều nhức nhối đang diễn ra trong cuộc sống để rồi từ những xúc cảm mãnh liệt được rung lên từ những hiện thực ấy trở thành những tư tưởng, những thông điệp quý báu mà người nghệ sĩ chân chính và một tác phẩm thi ca vĩ đại sẽ mang đến, thức tỉnh con người về xã hội, về nhân sinh

7 “Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống

mà hiện thực ấy đã được ủ thành men và bốc lên đắm say đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ” – Chế Lan Viên

Nói đến thơ là nói đến thế giới hiện thực được phản ánh thông qua cách cảm, cách nghĩ của người nghệ sĩ Đó phải là hiện thực được soi chiếu dưới ánh sáng lý tưởng chủ quan, dưới một trái tim đầy xúc cảm với thế giới khách quan Nhưng thơ không phải phản ánh hiện thực với những tình cảm hời hợt, một chiều, nhất thời mà thơ thể hiện hiện thực với những

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 6

tâm tư mãnh liệt nhất, sâu sắc nhất đã được người nghệ sĩ trăn trở, suy ngẫm, soi chiếu ở nhiều góc độ trong suốt cả quá trình sáng tạo

Nói như Chế Lan Viên: “Thơ phản ánh hiện thực

cuộc sống mà hiện thực ấy đã được ủ thành men và bốc lên đắm say đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ”

8 “Nhà thơ tuy chẳng muốn, cũng thấy

mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” - Saint John Perse

Thơ là thành quả của quá trình sáng tác văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, là tiếng nói của tâm hồn, thuộc phương diện trữ tình, là điểm tựa thế giới nội tâm của người thi sĩ, là những rung động mãnh liệt của trái tim người thơ trước cuộc đời Cũng như văn học, thơ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng không phải hình tượng từ óc quan sát, tư duy logic mà gắn liền với cảm xúc và tâm hồn Nhưng thơ luôn tìm về với cuộc sống, luôn lấy chất liệu từ cuộc sống, luôn vì cuộc sống, vì con người mà ra đời, vì con người mà thơ tồn tại

Bởi thơ ở trong cuộc đời nên “nhà thơ tuy chẳng

muốn, cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc biến chuyển của lịch sử” – Saint John Perse Như

vậy, dù muốn hay không muốn, dù vô thức hay ý thức, thơ vẫn luôn chảy trong biển lớn cuộc đời và nhà thơ không thể đứng ngoài dòng chảy ấy, họ phải sống, phải thâm nhập vào cuộc đời, phải sống cuộc đời của những con người khác để thấu hiểu, thấu cảm một cách sâu sắc nhất và góp nên trang thơ Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn cuộc đời Nhà thơ phải như con

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 7

ong hút những tinh túy của cuộc đời Thi sĩ tìm đến cuộc đời, chắt lọc những gì tinh túy nhất rồi soi chiếu những “chất vàng” ấy qua tâm hồn, qua cách cảm, qua lí tưởng chủ quan của chính mình để dệt nên những vần thơ có giá trị, làm rung động lòng người qua bao thế kỉ

9 “Giống như ngọn lửa bùng lên từ

những cây củi khổ, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người – bằng tình yêu và lòng căm thù; thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay từ giọt nước mắt cay đắng” – Raxun Gamzatop

Thơ ca là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống Đời sống chính là chất liệu sơ khai, là nền móng cần thiết nhất để làm nên một tác phẩm Nhà thơ giống như con ong lặn sâu vào cuộc đời, hút cho mình những giọt mật tinh túy nhất để làm đẹp cho nghệ thuật Nhưng thơ sẽ chết nếu nhà thơ miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả mà không nói lên những tiếng lòng, những ẩn ức bên trong cuộc đời nhân sinh Nhà thơ có thể miêu tả vẻ đẹp của một đám mây, một dòng sông, một bức tranh, một chiếc lá mùa thu hay một đàn hươu thơ ngộ đang thơ thẩn giữa cánh rừng hoang vu nhưng điều mà nghệ thuật quan tâm là đằng sau ấy người ta tìm thấy tiếng nói, tư tưởng, xúc cảm, nỗi lòng của tác giả Sẽ ra sao khi tác phẩm ấy chỉ là những con chữ nằm thẳng đơ trên trang giấy? Sẽ ra sao khi văn học chỉ là sự sao chép nguyên bản của cuộc sống một cách nguyên si, máy móc? Khi ấy liệu người đọc có còn thích thú ngâm lên những vần thơ nữa hay không? Liệu những vần thơ ấy có thể chạm đến trái tim người đọc được nữa hay không? Âu chăng do vậy mà hàng ngàn năm nay thơ vẫn luôn cuộn mình trong biết bao nguồn cảm xúc dạt dào, cuộn mình trong cái

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 8

dòng chảy nóng hổi hơi thở của tình yêu, của tình người nồng thắm Có chăng vì lẽ đó mà Raxun Gamzatốp đã góp tiếng nói của mình để lấp đầy những mảnh ghép độc đáo về thi ca:

“Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cây củi khổ, tài năng cũng được nuôi dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người – bằng tình yêu và lòng căm thù; thơ sinh ra từ nụ cười trong sáng hay từ giọt nước mắt cay đắng”

10 “Thơ là hoa thơm của cuộc đời Nếu chỉ

tạo được từ trí tưởng tượng và cái tôi nhỏ bé của người nghệ sĩ thì thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng vỏ bào” -

Pauxtopxki

Nói đến thơ là nói đến cái đẹp ở đời Nhưng đó là cái đẹp đã được chắt lọc, soi chiếu dưới nhiều góc độ, nhiều vẻ suy tư, trăn trở của người nghệ sĩ để rồi trở thành một vẻ đẹp tựa bông hoa Người thơ phải thâm nhập vào cuộc đời, lấy những gì tinh túy nhất rồi suy ngẫm, sáng tạo, đúc kết chân lí, tư tưởng và góp nên trang thơ Nhưng những tình cảm, cách nghĩ, cách hiểu của nhà thơ phải là những tình cảm cao đẹp, những xúc cảm sâu sắc nhất, uyên thâm nhất đã được trăn trở, nhào nặn trong quá trình sáng tạo chứ không phải là những cảm xúc đơn thuần, hời hợt từ trí tưởng tượng hay cái tôi nhỏ bé nhất thời của người thơ mà nói như

Pauxtopxki: “Thơ là hoa thơm của cuộc đời Nếu

chỉ tạo được từ trí tưởng tượng và cái tôi nhỏ bé của người nghệ sĩ thì thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng vỏ bào”

2 Thơ thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của con người

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 9

11 “Thơ khởi phát từ lòng ta” - Lê Quý Đôn; “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta

cuộc sống đã ứ đầy” – Tố Hữu

Không phải ngẫu nhiên mà Lê Quý Đôn đã từng

tâm niệm rằng: “Thơ khởi phát từ lòng ta” Thật

vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trăn trở, những nghĩ suy, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời Những vần thơ ấy mang những rung động xúc cảm nhưng vẫn luôn mang hình dáng của cuộc đời trong đó Nếu những vần thơ không mang dáng dấp cuộc đời, không đủ độ chín tư tưởng và chở nặng suy tư, tình cảm của người nghệ sĩ thì đó không phải là thơ ca chân chính Bởi chỉ khi người thơ thật sự sống, thật sự thâm nhập vào cuộc đời và xúc cảm một cách cao độ thì mới

có thể làm thơ vì “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim

ta cuộc sống đã ứ đầy” – Tố Hữu

12 “Thơ muốn làm cho người ta khóc,

trước tiên mình cũng phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười” – Viên Mai

Thơ ca là mảnh đất của những xúc cảm mãnh liệt, của những rung động tận đáy lòng người nghệ sĩ Sẽ chẳng thể có thơ khi người nghệ sĩ sống hời hợt, vô cảm, làm thơ không phải vì cuộc đời, không phải vì con người Để thơ là thơ ca chân chính, thơ ca thật sự thì người nghệ sĩ phải sống, phải cảm, phải hoá thân vào hoàn cảnh của nhân sinh để thấu hiểu hết tất thảy

những gì đang diễn ra bởi “thơ muốn làm cho

người ta khóc, trước tiên mình cũng phải khóc, muốn làm cho người ta cười, trước hết mình phải cười” – Viên Mai Người nghệ sĩ phải đau cái

đau, phải buồn cái buồn, phải vui cái vui của cuộc sống, của con người và nói lên tiếng lòng thổn thức của trái tim, tư tưởng thẩm mĩ của mình về hiện thực ấy thì tác phẩm của anh mới

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 10

có thể chạm đến trái tim người đọc và trường tồn vĩnh viễn theo thời gian

13 “Thơ là tiếng nói của tình cảm, là

những rung động của trái tim trước cuộc đời” – LLVH

Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã từng chiêm

nghiệm rằng: “Thơ là tiếng nói của tình cảm, là

những rung động của trái tim trước cuộc đời”

Thật vậy, thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những trở trăn, những nghĩ suy, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời Và thơ Quang Dũng cũng không nằm ngoài quy luật ấy Đến với thế giới nghệ thuật của thi nhân, ta sẽ bắt gặp những tình cảm, những rung động mãnh liệt của người thơ thông qua thi phẩm mang tên “Tây Tiến”

14 “Trên đời có những thứ chỉ giải quyết

được bằng thơ” - Mayakovsky

Nói đến thơ, Mayakovsky đã từng khẳng định

rằng: “Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được

bằng thơ” Thật vậy, thi ca tồn tại ở trên đời

mang một sứ mệnh là nơi để người nghệ sĩ giải bày những ưu tư, nỗi niềm, trăn trở về nhân sinh Trong thế gian đầy đa đoan, đa sầu, đa cảm, muôn màu muôn vẻ mang nhiều hình sắc, có những thứ tình cảm không nơi nào có thể bộc lộ, không phải ai cũng có thể cùng tỏ bày Duy chỉ có thơ mới có đủ sức mạnh giúp khỏa lấp những chỗ trống trong hồn người, chỉ có thơ mới có thể giúp ta tìm kiếm những người đồng vọng tri âm, tri kỉ vượt thời gian, vượt không gian

15 “Thơ là sự thăng hoa về cảm xúc, là

sản phẩm tinh thần của nhà thơ”

Nói đến thơ là nói đến thế giới của tình cảm bởi

“thơ là sự thăng hoa về cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ” Người nghệ sĩ phải thật

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 11

sự rung động, phải sống thật sâu với cuộc đời thì mới có thể viết ra những vần thơ làm rung động hồn người, từ trái tim đi đến trái tim Tình cảm trong thơ không phải là tình cảm bộc phát, nhất thời mà là những tâm tư đã được dồn nén, trăn trở trong suốt quá trình sáng tạo, do vậy đó là những tình cảm mang tính tư tưởng sâu sắc của nhà thơ muốn truyền tải đến bạn đọc

16 “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói

thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống” – Nguyễn Đình Thi

“Thơ là tiếng lòng”, là dấu ấn tư tưởng tình cảm riêng của người nghệ sĩ, còn người nghệ sĩ là thư kí trung thành của trái tim Khởi phát từ cuộc sống, thơ ca trở lại phục vụ cho đời sống tâm hồn của con người Có người cho rằng: Không có gì hay hơn tiếng thì thầm của thơ ca trên mặt đất Thơ ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc Chính vì vậy, khi bàn về thơ và đặc

trưng thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là

tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”

17 "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói

của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư" - Lê Ngọc Trà

Không phải ngẫu nhiên mà Lê Ngọc Trà đã

từng chiêm nghiệm rằng: "Nghệ thuật bao giờ

cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” Thật vậy, thơ là

tâm hồn, là tình cảm, nếu không có tình cảm, người nghệ sĩ sẽ không thể rung cảm với hiện thực cuộc sống, không thể làm nên giá trị của tác phẩm Bên cạnh đó, thơ có sức mạnh diễn

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 12

đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hộp, phấp phỏng hoặc một nỗi buồn vu vơ Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ Và khi người nghệ sĩ biết diễn đạt cảm xúc bằng thơ, người đọc có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả, từ đó người đọc cũng sẽ rung động, cũng có những cảm xúc như nhà thơ Người thơ đưa những tình cảm chân thật, thiết tha nhất của mình vào từng câu chữ sẽ khẳng định được tài năng và giá trị tác phẩm Hơn nữa, người đọc cũng thêm cảm thông cho nỗi lòng thi nhân, rút ngắn khoảng cách giữa người sáng tạo nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, giúp tác phẩm đạt được ý nghĩa “nghệ thuật vị nhân sinh” hơn

đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức con người” – Chu Văn Sơn

Thơ ca là những tình cảm được thức tỉnh dưới sự rung cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ Nhưng không phải câu thơ nào cũng có sức mạnh, chức năng thức tỉnh con người Một câu thơ hay phải là một câu thơ luôn mang bóng hình cuộc sống, luôn chất chứa những nỗi niềm suy tư trăn trở sâu sắc, luôn chở nặng những nỗi lòng thổn thức của người nghệ sĩ đã được chắt chiu, ấp ủ và đúc kết nên những chân lí, tư tưởng của chính nhà thơ – đó cũng chính là chân lý chung của con người thì thơ mới là thơ ca chân chính, thơ ca thật sự, thơ ca của nhân sinh bởi như nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 13

đã từng khẳng định rằng: “Câu thơ hay là câu

thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức con người”

19 “Trong tâm hồn của mỗi con người

đều có một cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được” - Nhecrasov

Thơ ca muôn đời vẫn luôn là một món ăn tinh thần, một trong những sáng tạo cao quý và đỉnh cao của văn chương Trong đó tình cảm vừa là gốc rễ của thơ ca, vừa là yếu tố chính yếu làm nên giá trị của một tác phẩm, đồng thời phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ Tình cảm trong thơ còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người bởi

“trong tâm hồn của mỗi con người đều có một cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được” –

Nhecrasov Thơ ca khiến cho tâm hồn con người thêm phong phú và tốt đẹp hơn

20 “Thơ là người thư kí trung thành của

trái tim” – Duybralay

Khi nói về thơ ca, nhà thơ Duybralay có viết:

“Thơ là người thư ký trung thành của trái tim.”

Thật vậy, cảm xúc của trái tim trước thiên nhiên, sự vật, con người, sự kiện xã hội là yếu tố tiên quyết để dệt những vần thơ hay Bồi hồi trước một hiện tượng, thổn thức trước một cảnh huống cuộc đời với những tình cảm lớn, những xúc động mạnh của người nghệ sĩ mỗi khi dâng trào, tất cả đều để lại trong hồn người một cảm giác thi vị, đầy thức tỉnh trước những tư tưởng của người thơ Có những bài thơ người viết chỉ để cho riêng mình, có khi cho một người nhưng đa phần là để cho mọi người Dù chỉ để cho một người hay mọi người, bản thân mỗi bài thơ phải là người thư ký trung thành ghi chép nhịp đập thiết tha của những trái tim

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 14

đang vui hay buồn, hạnh phúc hay đau đớn, tuyệt vọng hay hy vọng, đang yêu hay đang chết, đang mộng hay đang tỉnh, đang hồ hởi với cuộc đời hay muốn xa lánh nhân gian Qua người thư ký trung thành - thơ ca - người đọc và nhà thơ tìm thấy xúc cảm của nhau, tìm thấy nhịp đập trái tim của nhau, tìm thấy tiếng nói đồng điệu, đồng tình, đồng cảm, tìm thấy tri âm tri kỷ mà làm đẹp thêm, giàu thêm cuộc sống tình cảm của chính mình Một bài thơ như thế sẽ có sức lan tỏa từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ biên giới này tới biên giới kia Nghĩa là một bài thơ chân chính sẽ vượt qua cả không gian lẫn thời gian để liên kết những trái tim của các thời đại và có sức sống vĩnh viễn

3 Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh

21 “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức

gợi” – Lưu Trọng Lư

Thơ là tiếng nói của cảm xúc, của tình cảm Mà tình cảm, cảm xúc của con người thì nhiều cung bậc phức tạp, phong phú, nhiều góc khuất sâu kín không phải lúc nào cũng có thể thổ lộ ra bằng lời Đặc trưng ngôn từ của thơ là sự ngắn gọn nhưng phải truyền tải đầy đủ cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc, nhiều cung bậc biến động tinh vi, phức tạp Thế nhưng, thơ cũng cần có sức gợi, cần một chiều không gian “sâu” để truyền tải, chứa đựng cảm xúc ấy mà ngôn ngữ trong thơ lại có hạn, không cho phép người nghệ sĩ bộc lộ dài dòng hay phí phạm câu chữ mà họ phải mài giũa ngòi bút cho thật sắc sảo, thật tinh tế để viết lên những ngôn ngữ cô đọng, hàm súc nhưng đa nghĩa, giàu tính biểu

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 15

cảm và hình tượng Phải chăng đó là quy luật khắc nghiệt của quá trình sáng tác thơ mà nếu không làm như thế, thơ ca sẽ trở nên nhạt nhòa và vô vị? Bàn về vấn đề này, Lưu Trọng Lư nói

rằng: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức

gợi”

22 “Làm thơ là cân một phần nghìn

milligram quặng chữ” - Mayakovsky

Thơ ca chính là sự kết tinh giữa cái tình và cái tài của thi nhân Để có thể chạm vào trái tim người đọc thì mỗi tác phẩm không chỉ mang theo tâm tình, nỗi lòng, tình yêu của tác giả mà nó còn là sự chắt lọc, trau chuốt trên từng vần thơ, câu chữ Nhà thơ vĩ đại của văn học Xô Viết

Mayakovsky từng cho rằng: “Làm thơ là cân một

phần nghìn milligram quặng chữ” Câu nói ấy

đã khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm thơ và đặc thù của ngôn từ, bởi thơ ca cũng như văn chương nói chung đều bắt nguồn từ đời sống hiện thực và được thể hiện thông qua hệ thống ngôn từ Ngôn từ luôn là yếu tố tiên phong, nó giống như sắc màu trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc Để tạo nên một tác phẩm độc đáo, để lại nhiều dư âm, dư vang, dư ba, dư vị trong lòng người đọc, nhà thơ cần trải qua quá trình lao động nhọc nhằn, như người đào vàng, tìm ngọc, đãi từ kho quặng chữ thô ráp mới có thể lấy ra một viên ngọc chữ nghĩa tinh khôi, trong trẻo Hơn nữa, người nghệ sĩ phải luôn dùng tài nghệ của chính mình để biến ngôn từ đời thường thành ngôn ngữ văn học, để có thể tạo nên những câu thơ không chỉ đẹp về ngôn từ mà còn đẹp về cả ý tứ câu thơ

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 16

23 “Thơ là một bức họa để cảm nhận thay

24 “Thơ cốt ở ý, ý có sâu thì thơ mới hay

Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói bằng ngôn từ Như thế mới là thơ giá trị” – Lê Hữu Trác

Trong sự lao động của nhà thơ luôn có sự lao động về ngôn từ, thành công của một tác phẩm hầu hết là nhờ năng lực ngôn từ, sự trau chuốt tỉ mỉ về câu từ của tác giả Thế nhưng nếu như chữ nghĩa đó không mang ý nghĩa tư tưởng thẩm mĩ, không mang chiều sâu của những suy ngẫm, trăn trở, những đúc kết về chân lý ở đời

thì cũng là những con chữ vô hồn bởi “Thơ cốt

ở ý, ý có sâu thì thơ mới hay Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói bằng ngôn từ Như thế mới là thơ giá trị” – Lê Hữu Trác Câu nói ấy đã

khẳng định một điều rằng, thơ hay là những câu thơ chủ yếu nằm ở nội dung, nó phản ánh hiện thực cuộc sống được soi chiếu dưới cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ đã được chắt lọc, đã được trăn trở, suy tư trong suốt quá trình sáng tạo nhưng bản

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 17

chất của thơ là “mạch kị lộ, ý kị nông” nên viết sao cho hay, viết sao cho đúng, viết sao cho sâu mà vẫn giữ được nét đẹp ngôn từ luôn là mục tiêu phát minh sáng tạo và là nhiệm vụ của người nghệ sĩ chân chính

25 “Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng

một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống” – Hữu Đạt

“Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống” – Hữu Đạt Bởi thơ là thể

loại “ý tại ngôn ngoại”, việc kiệm lời, kiệm chữ nhưng vẫn thể hiện được những chiều sâu tư tưởng là một yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ

26 “Một bài thơ không thể tồn tại, nếu

không có khoảng trắng cho người đọc đi về” – Paul Claudel

Không phải ngẫu nhiên mà – Paul Claudel đã

từng chiêm nghiệm rằng: “Một bài thơ không

thể tồn tại, nếu không có khoảng trắng cho người đọc đi về” Đến với thế giới nghệ thuật của

thi ca, người nghệ sĩ bộc lộ những suy tư, trăn trở, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời Nhưng thơ ca chân chính khi ta đọc vào, ta sẽ luôn thấy có một khoảng trắng, một khoảng trống mà người nghệ sĩ đang bỏ dở, đó là một nhịp hẫng hay cũng là một nỗi lòng khó tả nên vẫn còn để đó cho người tri âm tri kỉ đồng vọng thấu hiểu và lấp đầy Chính vì vậy mà văn học mới có một định nghĩa về tiếp nhận văn học Hơn thế nữa, đặc trưng của thơ là “mạch kị lộ, ý kị nông” nên ngôn từ của thơ

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 18

rất ngắn gọn, hàm súc nhưng vẫn luôn chất chứa nhiều tư tưởng, chở nặng những thông điệp quý báu của tác giả mà người thưởng thức phải luôn đọc bằng cả trí tuệ, trái tim, sự thấu hiểu và đầy suy tư mới có thể đồng cảm với người nghệ sĩ, mới có thể lấp đầy những khoảng trống tâm tư, những nhịp hẫng tâm tình mà người thơ để lại

27 “Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối,

quá trau chuốt thì sa vào xảo quá, hoang lương hắt hiu thì phần nhiều sa vào buồn bã Chỉ có thuần hậu, giản dị mới là những đặc sắc chính của thơ” –

Ngô Thì Nhậm

Thơ ra đời và tồn tại ở trên đời là vì con người, vì nhân sinh nên thơ luôn mang những ngôn từ giản dị, dễ hiểu nhưng luôn có sức khái quát cao, có giá trị truyền đạt tư tưởng Bàn về vấn đề này, Chế Lan Viên đã từng viết: “Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim,/Thứ vàng ấy, loài người chưa biết đến” Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc người nghệ sĩ phải biết chắt lọc ngôn từ, lựa chọn những con chữ “đắt giá” để người đọc khi thưởng thức tác phẩm nghệ thuật luôn cảm thấy đọc thơ là để hiểu những tâm tư, tình cảm của người thơ chứ không phải đọc một công trình ngôn từ cao

siêu, hàn lâm bởi “thơ mà quá cầu kỳ thì sa vào

giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo quá, hoàn lương hắt hiu thì phần nhiều sa vào buồn bã Chỉ có thuần hậu, giản dị mới là những đặc sắc chính của thơ” – Ngô Thì Nhậm

28 “Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm

cứu cánh” - Jakobson

Đến với thế giới của nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng chính là đến với thế giới của tình cảm, của những rung động mãnh liệt tận đáy lòng Nhưng để thể hiện những cung bậc

cảm xúc, những tư tưởng thẩm mĩ thì “thơ là

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 19

nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” – Jakobson Thông qua hệ thống ngôn từ giàu giá

trị biểu cảm, được chắt lọc kỹ lưỡng, nhà thơ đan dệt những vần thơ, câu thơ, ý thơ, tứ thơ hay Thơ sẽ chẳng thể là thơ, chẳng thể chạm đến trái tim người đọc nếu không có phương tiện là ngôn từ Ngôn từ phải súc tích, ngắn gọn, “đắt giá” thì mới có thể nâng tư tưởng của thơ lên đỉnh cao của thi ca nghệ thuật

29 “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp

bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng” - Abbé Duros

Đến với thế giới thi ca nghệ thuật là đến với thế giới của những tư tưởng, tình cảm được bộc lộ, giãi bày qua những ngôn từ được chắt lọc kỹ lưỡng, được lựa chọn để lấy những chữ “đắt” nhất để sáng tạo lên thơ Bởi sứ mệnh của

người sáng tác thơ ca là “nhà thơ tìm hình ảnh

để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng” - Abbé Duros Bằng

sự nhạy bén trong lối suy nghĩ và quan sát hiện thực, với ngòi bút tài hoa cùng với những đúc kết tư tưởng sâu sắc, uyên thâm được kết hợp nhuần nhuyễn bằng từ ngữ độc đáo sẽ giúp tác phẩm đó dễ dàng đạt thấu lòng người, chạm đến trái tim của những người đồng vọng, tri âm, tri kỉ, giúp con người khi đọc vào thi phẩm thì thức tỉnh lương tri, thức tỉnh tâm hồn, thấu hiểu được những thông điệp, tư tưởng cao quý mà người nghệ sĩ muốn truyền tải…

30 “Ngôn ngữ thơ tự nó đã có một giá trị

nhiệm màu trong sự truyền đạt cảm thông” - Cao Thế Dung

Bản chất của thơ là thể hiện tư tưởng, tình cảm, nỗi niềm, sự suy tư, trăn trở qua hệ thống nghệ

thuật ngôn từ Chính vì thế mà “ngôn ngữ thơ

tự nó đã có một giá trị nhiệm màu trong sự

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 20

truyền đạt cảm thông” - Cao Thế Dung Không

phải bất cứ câu chữ nào cũng thể hiện được tiếng lòng của thi nhân, vì vậy mà những chữ trong thơ luôn được lựa chọn kỹ càng, chắt lọc những chữ “đắt” nhất để đưa vào thi phẩm Ngôn từ thơ có giá trị biểu cảm rất cao trong việc truyền đạt tư tưởng, tạo sự thưởng thức thẩm mĩ cho người đọc Tác phẩm ấy trở thành một thi phẩm nói hộ lòng người những suy ngẫm về nhân sinh Đó mới chính là một kiệt tác thơ vĩ đại của loài người và cũng là sứ mệnh

của mỗi nhà thơ chân chính

4 Nhịp điệu của thơ

31 “Ly khai với nhạc tính, thơ chỉ còn là

một nhan sắc trơ trẽn thiếu duyên” –

Tam Ích

Nói đến thơ là nói đến những ngôn từ có hồn,

có nhạc tính, có giai điệu “Ly khai với nhạc

tính, thơ chỉ còn là một nhan sắc trơ trẽn thiếu

duyên” – Tam Ích Vì vậy mà những giai điệu

của thơ bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương chạm đến tâm hồn người đọc Bởi thơ là tiếng lòng thổn thức, tiếng nói của khát khao, niềm mong ước nên đó cũng chính là tiếng hát vô biên của hồn người tạo nên những khúc nhạc sâu lắng, trầm buồn trữ tình hay sôi động, náo nhiệt, vui tươi Yếu tố nhịp điệu của thơ sẽ tạo nên sức quyến rũ cho ý thơ, tứ thơ

32 “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh

về hình thức và khám phá về nội dung” – Leonid Leonov

Văn chương muôn đời luôn lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống để góp nên trang viết Những tiếng lòng thổn thức, những tình cảm day dứt,

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 21

những đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc của người nghệ sĩ với nhân sinh đều được phản ánh vào trang viết của họ Nhưng những tư tưởng của tác giả chỉ có thể đến với người đọc khi chỉ có hình thức nghệ thuật là đôi cánh nâng những tư tưởng ấy lên đến đỉnh cao của văn chương chân chính Chính vì thế mà khi đắm mình vào một tác phẩm, Leonid Leonov đã từng viết

rằng: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về

hình thức và khám phá về nội dung Câu nói đã

nhấn mạnh tầm quan trọng sự sáng tạo của người nghệ sĩ trong hành trình tìm kiếm chất liệu hiện thực để viết lên những dòng văn, dòng thơ Đồng thời cũng khẳng định sự gắn kết chặt chẽ như tâm hồn và thể xác không thể tách rời

của nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật 33 “Thơ đi giữa hai vực nhạc và ý Nếu rơi

vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn” – Chế Lan Viên

Nói đến thơ là nói đến ý và nhạc, bởi thơ chỉ là thơ khi nó mang đến tư tưởng, thông điệp, bài học cho người đọc nhưng phải chạm đến trái tim bằng tiếng hát của tiếng lòng người nghệ sĩ Do vậy mà khi sáng tạo lên những câu thơ hay, người nghệ sĩ không chỉ tìm kiếm chất liệu hiện thực mà còn phải suy ngẫm, chọn lọc những từ ngữ, ngôn từ và sắp xếp nhưng chữ ấy sao cho có thể biểu lộ được tâm tư của chính mình với đời nhưng vừa tạo nên tính nhạc cho thơ, bởi “thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng) Chỉ khi có sự kết hợp hài hoà của thơ, nhạc, hoạ, tác phẩm ấy mới dễ dàng chạm vào mảnh tâm hồn, ở thật lâu và thật sâu trong lòng người

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 22

đọc Chính vì thế mà trong thơ luôn song hành

giữa ý và nhạc, nói như Chế Lan Viên: “Thơ đi

giữa hai vực nhạc và ý Nếu rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhưng rất dễ khô khan Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say lòng người nhưng dễ nông cạn”

34 “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca

Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” - Bằng Giang

Thơ là những xúc cảm mạnh mẽ mà nhà thơ có được trước cuộc đời Như nhịp đập của trái tim khi rung cảm, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng của nó Một bài thơ hay là một bài thơ tồn tại trong đó sự hài hoà giữa âm thanh, nhịp điệu của từ với ý nghĩa, hình ảnh của từ ngữ ấy Chính bởi điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi như Bằng Giang đã từng chiêm

nghiệm rằng: “Nhạc điệu là một yếu tính của thi

ca Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” Do

vậy, nhạc tính chính là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp trong thơ, đây cũng chính là yếu tố tạo mĩ cảm cho người thưởng thức

35 “Thơ là vần điệu Thơ là ý nghĩa tác

động lên tâm hồn người đọc Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hay cảm xúc Hay thơ là ngôn ngữ thơ, chỉ có vậy” -

Huỳnh Phan Anh

Không phải ngẫu nhiên mà Huỳnh Phan Anh đã

từng thổn thức về thơ rằng: “Thơ là vần điệu

Thơ là ý nghĩa tác động lên tâm hồn người đọc Thơ là ẩn dụ nhằm gây rung động hay cảm xúc Hay thơ là ngôn ngữ thơ, chỉ có vậy” Nói đến

thơ là nói đến những tình cảm mãnh liệt được rung lên thông qua ngôn từ và nhạc điệu Thơ ca chân chính luôn chứa những ý nghĩa tư tưởng sâu sắc, những tâm tư đã được ủ men giờ đây bốc lên thành hơi thở góp nên những vần thơ Nhưng thơ không chỉ mang tư tưởng thẩm mĩ mà còn là nghệ thuật ngôn từ giàu giá trị

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 23

biểu cảm khiến thơ dễ dàng chạm đến trái tim

người đọc hơn bao giờ hết 36 “Chính cái giọng điệu chi phối bài

nhạc Ở những áng văn hay, cái giọng của câu văn mở đầu có ý nghĩa quyết định cho sự cảm nhận cảm hứng chủ đạo và nội dung của toàn bộ tác phẩm Thơ cũng vậy” – ngạn ngữ Pháp

Bàn về thơ ca, ngạn ngữ Pháp có viết: “Chính

cái giọng điệu chi phối bài nhạc Ở những áng văn hay, cái giọng của câu văn mở đầu có ý nghĩa quyết định cho sự cảm nhận cảm hứng chủ đạo và nội dung của toàn bộ tác phẩm Thơ cũng vậy” Thật vậy, nói đến thơ ta không thể

không nhắc đến yếu tố giọng điệu Nhạc tính, giai điệu trong thơ chính là yếu tố tiên quyết nhất để làm nên những vần thơ hay, những ý thơ có hồn rung động lòng người trước những tư tưởng, những tình cảm của tác giả được biểu hiện bằng những câu chữ có hồn như đang sống dậy trên trang thơ

37 “Văn học là sức mạnh của ngôn từ Tôi

biết sức mạnh của ngôn từ… ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người” - Mayakovsky

Nói đến văn học là nói đến thế giới của ngôn từ được chắt lọc kỹ lưỡng chất chứa những tư tưởng cao đẹp của người nghệ sĩ Văn chương sẽ chẳng thể truyền tải được những thông điệp thẩm mĩ của tác giả đến với bạn đọc khi không có ngôn từ, không có phương tiện để thể hiện những gì mà người nghệ sĩ cảm thấy, nhìn thấy và hiểu thấu Chính nhờ có ngôn từ, chữ nghĩa nên văn chương mới có thể trở thành văn chương nghệ thuật Mayakovsky cũng đã thừa nhận sức mạnh của ngôn từ trong văn học

rằng: “Văn học là sức mạnh của ngôn từ Tôi biết

sức mạnh của ngôn từ… ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người”

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 24

38 “Thơ là kí ức bằng con số và nhịp điệu

của ngôn ngữ” - Nhà thơ Pháp

Thơ ca bắt nguồn từ biển cuộc đời và bay cao nhờ luồng gió nghệ thuật Nghệ thuật làm cho thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời Chính nghệ thuật là phương tiện biểu hiện của thơ ca, hoàn thiện thêm ý niệm về nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ, về đặc trưng của thơ ca Và Jacques Roubaud, một nhà thơ đương đại hàng đầu của Pháp đã từng nói: “Thơ là ký ức bằng con số và nhịp điệu của ngôn ngữ” Khác với văn xuôi, thơ là sự đồng điệu giữa những nhịp đập của ngôn từ và sự dao động của tâm hồn đang thổn thức trước nhân sinh Thơ có vần, có điệu, có những tình cảm của người nghệ sĩ được ẩn giấu đằng sau câu chữ hòa lẫn trong nhạc tính của thơ Nghệ thuật chính là cái khám phá ra những cảm xúc đó, là cái đẹp của thi ca được nuôi dưỡng trên mảnh đất hiện thực giúp thơ ngày càng bay cao, bay xa, chạm đến trái tim của triệu người

39 “Thơ là tổng hợp, kết tinh Văn xuôi

cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự

toàn bích” – Nguyễn Đình Thi

Khác với văn xuôi, thơ là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ hàm súc, ngắn gọn nhưng phải biểu thị hết tất thảy những tâm tư, tình cảm, tư tưởng mà người nghệ sĩ đang trăn trở thông qua hệ thống ngôn từ giàu nhạc điệu Chính vì thế mà thơ cuốn hút người đọc ở chỗ ngắn gọn nhưng lại có sức khái quát cao, luôn để lại sự ám ảnh, ấn tượng qua những vần thơ, ý thơ, tứ thơ hay như Nguyễn Đình Thi đã khẳng định

rằng: “Thơ là tổng hợp, kết tinh Văn xuôi cho

phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 25

luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích” Chính nét độc đáo này đã khiến cho thơ luôn có một sức hút

riêng biệt trong văn đàn 40 “Mẹ ru cái lẽ ở đời, sữa nuôi phần xác,

hát nuôi phần hồn” – Nguyễn Duy

Thơ giống như một người mẹ thứ hai của ta, bởi khi đến với thơ, ta như học được thêm nhiều bài học ở đời, lẽ đời, tình đời mà chỉ có mẹ và thơ mới có thể dạy cho ta Nhưng thơ không chỉ dạy ta cái lẽ ở đời mà còn cho ta những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời thông qua hệ thống ngôn từ giàu nhạc điệu khiến ta như đang nghe tiếng hát của mẹ, tiếng ru của bà Chính vì lẽ đó mà nhà thơ Nguyễn Duy đã có một ví von rất hay,

rất đẹp khi nói về thơ: ““Mẹ ru cái lẽ ở đời, sữa

nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” Có lẽ bởi

điều ấy đã khiến thơ trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn, trong quá trình lớn lên và trưởng thành, hoàn thiện của mỗi người

GIÁ TRỊ CỦA THƠ (Phù hợp viết ở phần kết nhé)

41 “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật

trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó, là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên

trang giấy” – Nguyễn Khải

Một tác phẩm nghệ thuật chân chính không bao giờ là một văn bản ngôn từ được sử dụng một cách lão luyện mà đó chính là một tác phẩm chung cho cả loài người Nó nói lên những tiếng lòng, sự khát khao, sự ước mong, sự trăn trở, suy tư, nỗi niềm đau đáu của con người trước cuộc đời được soi chiếu dưới một trái tim thổn thức của người nghệ sĩ luôn rung động một cách mãnh liệt trước nhân sinh Vì thế mà giá trị của tác phẩm nằm ở tư tưởng, thông điệp của tác giả muốn gửi gắm đến bạn

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 26

đọc như Nguyễn Khải cũng đã từng khẳng định về tầm quan trọng của tư tưởng trong văn

chương nghệ thuật rằng: “Giá trị của một tác

phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó, là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy”

42 “Thơ đối với cuộc sống ví như người

con gái đối với gia đình Cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh” –

Xuân Quỳnh

Quy luật của thơ ca là người nghệ sĩ lao động sáng tạo và sáng tác ra những vần thơ hay, rung động hồn người nhưng để tác phẩm ấy tồn tại ở đời lại là sự quyết định nằm ở độc giả Bởi thơ hay là thơ không chỉ hay ở hình thức, ở ngôn từ giàu nhạc tính, độc đáo; nếu chỉ như thế thì thơ chỉ là một công trình nghệ thuật ngôn từ có xác mà không có hồn, chỉ để chiêm ngưỡng chứ không thể cảm thấy Nhưng thơ là để giãi bày, nuôi dưỡng tâm hồn con người nên cái quan trọng trong thơ chính là tư tưởng tình cảm của

người nghệ sĩ mà nói như Xuân Quỳnh: “Thơ đối

với cuộc sống ví như người con gái đối với gia đình Cái để người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh” Câu nói đã góp phần khẳng định một cách

mạnh mẽ giá trị của những thông điệp thẩm mĩ, cách nhìn, cách cảm, vốn sống, sự hiểu biết và phẩm chất của một người nghệ sĩ chân chính khi phản ánh một hiện thực nào đó vào trang

thơ thông qua ngôn từ nghệ thuật 43 “Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối

bể

Hành trình sáng tạo của một người nghệ sĩ để kiến tạo nên đứa con tinh thần của mình là một hành trình vô cùng gian nan, vô cùng vất vả

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 27

Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu” –

Chế Lan Viên

nhưng giá trị mà nó đem lại thật sự rất tuyệt vời Bởi sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài của người nghệ sĩ, là quá trình xâm nhập vào cuộc sống một cách nghiêm túc, không ngừng tìm tòi cái mới, cái độc đáo để có được những bài thơ kết tinh về nội dung và nghệ thuật tuyệt mĩ Và chất thơ cũng chính là sự kết tinh của tài năng, tư tưởng của người nghệ sĩ trước nhân sinh Tư tưởng thâm sâu, thông điệp sắc sảo của một tác phẩm chân chính luôn được ẩn sâu đằng sau câu chữ

mà nói như Chế Lan Viên: “Cái kết tinh của một

vần thơ và muối bể” Muối lắng ở ô nề, thơ đọng

ở bề sâu” Câu nói khẳng định giá trị của một tác phẩm chân chính phải hội tụ đầy đủ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật

44 “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ

ngôn ngữ, và đọng lại trong tim người đọc” – Viên Mai

Không phải ngẫu nhiên mà Viên Mai đã từng

chia sẻ một cách sâu sắc rằng: “Thơ ca bắt rễ từ

lòng người, nở hoa từ ngôn ngữ, và đọng lại trong tim người đọc” Thật vậy, thi ca muôn đời

là nơi bộc lộ những trở trăn, những nghĩ suy, những thổn thức của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời Hơn nữa, thơ là tiếng nói, tiếng lòng của nhân sinh nhưng được thể hiện ĩthông qua hệ thống ngôn từ giàu giá trị biểu cảm, giàu tính nhạc giúp thơ dễ dàng chạm đến trái tim người đọc, sống thật lâu, thật sâu trong tâm hồn những người yêu thơ…

45 “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Thơ ca bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống mới là thơ ca của loài người Bởi thi ca là nơi bộc lộ những nỗi lòng, những nỗi niềm bâng khuâng

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 28

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa”

Chế Lan Viên

của hồn người rung động trước thế nhân, trước cuộc đời Và thế giới trong trang thơ mở ra đâu đó luôn tồn tại những hình ảnh gần gũi từ thế giới hiện thực mà ta đang sống, có điều mới mẻ, đặc biệt hơn nhưng cũng có những điều xảy ra hàng ngày nhưng ta vô tình để lỡ và chưa thể nhìn ra được Chính nhờ những cảm quan tinh tế của người nghệ sĩ, nhờ những quan sát tinh vi, những rung cảm mãnh liệt mà ta có thể thấm thía hơn về đời, về người Không những vậy, chất thơ luôn tồn tại ngay trong hiện thực, bởi nếu không có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời, không thể có mùa thu của thi ca, như Chế Lan Viên đã nói:” Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi/Còn một nửa cho mùa thu làm lấy/Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá/ Nó không là anh nhưng nó là mùa.” Đến với thế giới nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, ta không thể không nhắc đến đoạn trích “Đất Nước” với những điều thiêng liêng nhất về tình yêu Tổ quốc, tình yêu cội nguồn Trong thơ, ta bắt gặp những cuộc đời của những con người bình dị, mộc mạc, thầm lặng và lớn lao, cả khi sống lẫn khi ra đi Họ lặng lẽ hiến dâng không phải để lại tuổi tên cho sử sách lưu truyền mà vì một lẽ thiêng liêng và cao cả: bảo vệ Đất Nước Những câu thơ dài ngắn đan xen với sự biến đổi về nhịp điệu chính là sự dồn nén cảm xúc của tác giả, ẩn chứa bao xúc động chân thành trước những hy sinh thầm lặng Và biết bao điều vĩ đại, lớn lao đã được tạo nên từ những con người nhỏ

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 29

bé, giản dị ấy! Chính những cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn của mỗi con người làm nên sự trường tồn vô hạn của Đất Nước muôn đời!

46 “Người thơ, không rắc nước hoa, lên

những bông hoa mình trồng” – Trần

Dần

Đến với thơ là đến với thế giới của những tình cảm chân thật nhất, tự nhiên nhất nhưng luôn mang giá trị thẩm mĩ rất cao Bởi thi ca chân chính, tự bản thân nó đã là một hương hoa thơm ngát không cần phải cầu kỳ bởi bất cứ hình thức nghệ thuật nào hay những điều gì nhân tạo khác với hiện thực Chính những tình cảm mãnh liệt, những rung động thổn thức trước cuộc đời được thi nhân đem vào trang thơ chính là hương thơm của những bông hoa đang tỏa hương nơi con chữ qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ như nhà thơ Trần Dần

đã từng nhận định: “Người thơ, không rắc nước

hoa, lên những bông hoa mình trồng”, bởi tự bản

thân những vần thơ chân chính, giàu xúc cảm trước nhân sinh đã tự nó có giá trị riêng, độc đáo riêng làm toả sáng cả bài thơ

47 “Nếu có ai đó hỏi tôi rằng thơ ca đến

với cuộc sống này từ lúc nào Thì sẽ chẳng có ai trả lời được câu hỏi này Nhưng chắc chắn bạn sẽ phải phủ nhận với tôi rằng nếu cuộc sống này không có sự tồn tại của thơ Thì mọi thứ sẽ trở nên nghèo nàn, khô khốc, cằn cỗi, ”

“Nếu có ai đó hỏi tôi rằng thơ ca đến với cuộc sống này từ lúc nào Thì sẽ chẳng có ai trả lời được câu hỏi này Nhưng chắc chắn bạn sẽ phải phủ nhận với tôi rằng nếu cuộc sống này không có sự tồn tại của thơ Thì mọi thứ sẽ trở nên nghèo nàn, khô khốc, cằn cỗi, ”, thật vậy, cuộc

sống sẽ ra sao khi không có thơ làm điểm tựa tâm hồn? Thơ là nơi để ta tỏ bày những nỗi lòng suy tư về thế nhân, những trăn trở thổn thức trước hiện thực Trong cuộc sống còn nhiều bề bộn khiến con người cứ mãi bị cuộn xoáy theo

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 30

dòng trôi mà đôi khi quên mất đi giá trị của cuộc đời này là gì Vì vậy, thơ xuất hiện ở trên đời là để níu giữ con người, nâng con người lên, làm đẹp tâm hồn con người và làm bạn, làm người tri âm, tri kỉ giúp ta không trượt dài trong những thứ vị kỷ, tầm thường mực thước mà thơ có sứ mệnh phải luôn hướng ta đến với những điều tốt đẹp, hướng đến thế giới của Chân - Thiện -Mỹ

48 “Nếu như các nhà thơ không tham gia

vào việc tạo dựng thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này…Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó” – R.Gamzatov

Thế giới hiện thực khách quan không phải lúc nào cũng thật như chúng ta thấy Trong cuộc sống thường ngày, có những điều diễn ra nhưng bị khuất lấp đằng sau những bộn bề, những lo toan khiến những giá trị ẩn sâu bên trong hầu như rất khó để khám phá Nhưng nhờ có nhà thơ, với những cảm quan đặc biệt cùng với tình cảm mãnh liệt đã luôn mang đến những tư tưởng, những thông điệp quý báu mà trở thành điểm tựa của con người, giúp con người hiểu sâu, hiểu thấu hơn về những chân lí, những sự thật, giá trị của cuộc đời này mà R

Gamzatov đã từng khẳng định rằng: “Nếu như

các nhà thơ không tham gia vào việc tạo dựng thế giới này thì thế giới không trở nên tươi đẹp như thế này…Thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó”

49 “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà

loài người đã tạo ra cho mình” – Karl

Marx

Thi ca muôn đời là nơi bộc lộ những nỗi niềm suy tư, những tiếng nói thổn thức của con người Nhưng có những nỗi lòng không thể nói được bằng lời, không thể thổ lộ với bất kì ai mà chỉ có thơ mới có thể thỏa mãn được những

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 31

xúc cảm tâm hồn ấy mà thôi Ở thơ, con người đôi khi sẽ bắt gặp chính mình trong đó, đôi khi sẽ cảm thấy đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu những nỗi niềm mà chỉ có thơ mới có thể giải

bày Chính vì vậy mà “Thơ ca là niềm vui cao cả

nhất mà loài người đã tạo ra cho mình” – Karl Marx

50 “Thế giới không chỉ được tạo lập một

lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập” – M.Proust

Đến với thơ, người đọc không chỉ được thưởng thức những cung bậc cảm xúc thẩm mỹ độc đáo mà còn sống được nhiều cuộc đời khác mà

ta không thể sống được Bởi “thế giới không chỉ

được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập” – M.Proust, hiện thực cuộc sống có gì khác

đâu, từ cổ chí kim đến nay đều có bốn mùa như nhau, đều có những vấn đề nhức nhối khiến mọi người ai cũng phải trăn trở về nó Nhưng mỗi khi có một nhà thơ độc đáo xuất hiện, khi ấy ta lại được thêm một tư tưởng mới, một bài học, một thông điệp, một cách nhìn, cách cảm mới về nhân sinh, về cuộc đời

SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ

51 “Một cuộc thám hiểm thực sự không

nằm ở vùng đất mới mà nằm ở đôi mắt mới” – Mác – Xen Pruxt

Đến với văn chương là đến với thế giới của những sáng tạo độc đáo Bởi lẽ nghệ thuật thực sự là phải nói lên hiện thực xã hội mà đã là hiện thực thì không thể ngụy tạo nên hiện thực ấy sẽ là giống nhau Nếu chỉ bê nguyên si hiện thực ấy vào mà không dùng đôi mắt tinh tế của riêng mình để tìm ra cái mới thì tác phẩm ấy chỉ là sự lặp lại mà thôi Và Mác – Xen Pruxt đã

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 32

từng có một sự so sánh có điểm tương đồng với

quá trình sáng tạo văn chương rằng: “Một cuộc

thám hiểm thực sự không nằm ở vùng đất mới mà nằm ở đôi mắt mới” Thật vậy, ngay trong

hiện thực diễn ra từ xưa đến nay đều có những vấn đề khiến con người băn khoăn, trăn trở, nhưng người nghệ sĩ phải có những cái nhìn độc đáo, sáng tạo, có những khám phá mới mẻ, những góc nhìn mới lạ chưa ai có để phản ánh vào tác phẩm của mình và đúc kết thành những chân lý, những tư tưởng để truyền đạt cho người đọc Chỉ có như vậy, tác phẩm ấy mới trở thành một kiệt tác tồn tại trường tồn vĩnh viễn theo thời gian, mãi neo đậu trong lòng người đọc mọi thời đại

52 “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút

pháp của anh ta - là một nửa việc làm.Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ” - Raxun Gamzatop

Không phải ngẫu nhiên mà Raxun Gamzatop đã từng nhận định rằng: “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta - là một nửa việc làm Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình và thấy được mình - nghĩa là trở thành nhà thơ” Thật vậy, phong cách sáng tác, bút pháp riêng, dấu “vân tay nghệ thuật riêng” của người nghệ sĩ là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình trở thành một nhà văn, nhà thơ thực thụ Dẫu người nghệ sĩ có nói về bất cứ điều gì trong xã hội, phản ánh những cái tốt hay cái xấu thì tất cả đều phải được thể hiện theo một cách đẹp nhất Chính vì vậy mà sự sáng tạo là một yếu

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 33

tố vô cùng quan trọng tạo nên một người nghệ sĩ thật sự

53 “Sự sáng tạo của người nghệ sĩ chính

là sức sống của thơ ca” - LLVH

Bàn về sức sống của thơ, điều gì khiến người đọc tìm đến thơ, tìm đến với thế giới nghệ thuật? Âu chăng chính là sự sáng tạo của người nghệ sĩ đã khiến cho người đọc luôn được mở mang những điều mới khi tiếp cận một tác

phẩm thơ thật sự bởi “sự sáng tạo của người

nghệ sĩ chính là sức sống của thơ ca” Vì thế mà

những người nghệ sĩ có sức sáng tạo độc đáo, có phong cách riêng luôn khiến độc giả thổn thức với cách nhìn, cách cảm mới mẻ của họ Những tác phẩm chân chính với sự sáng tạo độc lạ đều sống thật lâu, thật sâu trong tâm hồn mỗi người thưởng thức

54 “Làm thơ cái quý nhất là lật đổ cái án

cũ mới hay” – Viên Mai

Cuộc sống phong phú muôn màu muôn vẻ luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật, kì diệu cần được khám phá Bề dày lịch sử văn học thế giới đã được tạo dựng hàng loạt những khám phá riêng ấy Song điều đó không có nghĩa người nghệ sĩ được phép lùi bước trong sáng tạo Viên Mai cho rằng “Làm thơ quý nhất là lật đổ cái án cũ mới hay” Điều Viên Mai cho rằng “quý nhất” ấy thực chất cần thiết với văn học nói chung, không chỉ riêng thơ ca, mà tất cả cả loại hình nghệ thuật văn chương đều đề cao hơn hết sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ Người viết ra những trang thơ, trang văn phải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đạt đến độ chín để gửi vào tác phẩm giọng nói riêng của mình Anh có thể học tập, tiếp thu

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Trang 34

tinh hoa trong tác phẩm của nhà văn lớp trước nhưng phải trên cơ sở sáng tạo, không ngừng tìm tòi khám phá những điều mới mẻ chứ không phải nói lại những điều người khác đã nói, nghĩ những điều người khác đã nghĩ…

55 “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật” - LLVH

Thơ là sản phẩm của tâm hồn nên nó mang lại điều kì diệu Sáng tác thơ là một công việc đặc biệt, ở mỗi bài thơ, sự sáng tạo, phong cách sáng tác riêng, độc đáo và vai trò cá nhân người thi sĩ rất lớn Làm thơ, đòi hỏi nhà thơ phải xác định cho được cái tôi của mình Điều này đã

được khẳng định: “Sáng tác thơ là một việc do

cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật” -LLVH Không phải ai

cũng làm được thơ mặc dù trong mỗi con người mà tạo hoá sinh ra đều có chất thi sĩ Làm thơ đã khó, làm thơ hay lại càng khó hơn Ngay ở những nhà thơ lớn, không phải bài nào cũng hay Bởi thơ là một sáng tạo rất “đặc biệt”, rất “cá thể” “Đặc biệt” và “cá thể” đến mức mỗi sáng tác là một sự tồn tại duy nhất Đó là tính đơn nhất của nghệ thuật Đó cũng là một quy luật hết sức nghiệt ngã trong sáng tác nghệ thuật Không đảm bảo quy luật đó, bài thơ sẽ chẳng để lại trong trái tim người đọc một điều gì, do đó nhà thơ sẽ nhanh chóng bị lãng quên

ỗ Tr

ợ TLOT Official

Ngày đăng: 19/06/2024, 11:38

Xem thêm:

w