1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Sau đây là Báo cáo tổng kết việc thi hành BLTTHS năm 2003 trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 của các bộ, ngành, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THI HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

I TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

Thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, BLTTHS được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Để triển khai thi hành BLTTHS năm 2003, Quốc hội đã có Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về việc thi hành BLTTHS; Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 15/2004/CT-TTg ngày 19/4/2004 về việc triển khai thi hành BLTTHS; liên ngành tư pháp trung ương biên soạn tài liệu và tập huấn chuyên sâu các quy định mới của BLTTHS cho cán bộ chủ chốt các ngành tư pháp Trên cơ sở đó, các cơ quan tư pháp trung ương và các cơ quan hữu quan đã chủ động tổ

Trang 2

chức phổ biến, quán triệt, tập huấn đầy đủ các nội dung Bộ luật cho tất cả các cán bộ nghiệp vụ của ngành mình; kiện toàn tổ chức, bộ máy để thực hiện tốt các quy định mới của BLTTHS Cùng với việc tuyên truyền, tập huấn, liên ngành tư pháp trung ương đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền kịp thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS, góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLTTHS, nâng cao chất lượng hoạt động của

- Việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được tiến hành thận trọng, khắc phục một bước quan trọng việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam

- Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng được chú trọng; bảo đảm quyền có người bào chữa của những người thuộc diện

, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bào chữa tham gia tố tụng Các luật sư tham gia bào chữa cơ bản tuân thủ đúng quy định của pháp luật

- Việc bảo đảm thời hạn giải quyết vụ án được chú trọng, hạn chế tối đa số vụ án quá thời hạn; tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam được khắc phục Tình trạng

1

Đến nay đã ban hành 16 Thông tư liên tịch, 04 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 01 Nghị định của Chính phủ và 04 Thông tư của Bộ Công an, Bộ Tài chính

2 Theo Báo cáo sơ kết số 19-BC/CCTP ngày 04/7/2011 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hàng năm đều đạt tỷ lệ trên 96% Theo Báo cáo số 64/BC-VKSTC ngày 28/12/2012 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2012, cơ quan chức năng bắt, tạm giữ 76.733 người, tăng 9,41%; đã giải quyết 75.829 người, trong đó: xử lý hình sự 70.062 người, đạt tỉ lệ 96,4% Theo Báo cáo số 171/BC-VKSTC ngày 31/12/2013 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2013, cơ quan chức năng bắt, tạm giữ về hình sự 76.618 người, giảm 0,1%; đã giải quyết 75.808 người, trong đó: xử lý hình sự 70.562 người, đạt tỉ lệ 96,9%

3 Đối với các vụ án bắt buộc phải có người bào chữa quy định tại khoản 2 Điểu 57 BLTTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng đã đảm bảo 100% các vụ án này đều có Luật sư chỉ định (hoặc luật sư mời) tham gia tố tụng

Trang 3

tồn đọng án trong các giai đoạn tố tụng về cơ bản đã được giải quyết

- Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều chuyển biến tích cực, Công an và Cơ quan điều tra các cấp tổ chức trực ban (24/24h) để tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, lập sổ sách để theo dõi, quản lý; tăng cường xác minh, giải quyết tố

Số vụ án được khởi tố,

Sự phối hợp giữa trinh sát và điều tra tố tụng đã góp phần nâng cao chất lượng điều tra nhiều

Chất lượng công tác điều tra, xử lý các loại tội phạm có chuyển biến tốt hơn, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm

Chất lượng điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra từng bước được nâng

4 Theo Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/11/2012 của Bộ Công an về Tổng kết 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003 trong Công an nhân dân, CQĐT Công an các cấp đã tiếp nhận 563.352 tin báo, tố giác về tội phạm Trong đó, đã xác minh, kết luận 535.090 tin (chiếm tỷ lệ 95%); đang xác minh 28.162 tin (chiếm tỷ lệ 5%) Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau: quyết định khởi tố vụ án 286.968 vụ (chiếm 53,6%); quyết định không khởi tố vụ án 144.474 vụ (chiếm 27%); chuyển Cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết 76.892 tin (chiếm 14,3%); quyết định xử lý hành chính 26.754 vụ (chiếm 5%) Theo Báo cáo số 220/BC-CP ngày 05/9/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, cơ quan Công an đã tiếp nhận 60.998 tin báo tội phạm, tăng 4.990 tin (đạt 8,91%), đã kiểm tra, xác minh 54.428 tin Từ kết quả kiểm tra, xác minh đã khởi tố 27.589 vụ án, tăng 655 vụ án (2,43%) Theo Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, các lực lượng chức năng đã tiếp nhận 98.767 tin báo tội phạm, tăng 37.779 tin (61,9%), đã kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết 89.015 tin (đạt 90,1%) Theo Tờ trình số 607/TTr-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an về Dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, từ năm 2004 đến nay, các cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã tiếp nhận, giải quyết 845.950 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi tố 733.339 vụ án hình sự với 1.146.865 bị can Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện đã giải quyết trên 88% số vụ án hình sự xảy ra trên toàn quốc

5 Theo Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/11/2012 của Bộ Công an về Tổng kết 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003, các CQĐT trong CAND và các cơ quan khác trong CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố 522.220 vụ án hình sự, với 809.917 bị can, chiếm gần 99% số lượng vụ án hình sự và trên 99% số bị can khởi tố trong toàn quốc; Các cơ quan khác trong CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã khởi tố 1.404 vụ; phát hiện, làm rõ ở giai đoạn điều tra ban đầu và chuyển cho CQĐT có thẩm quyền tiếp tục tiến hành giải quyết theo thẩm quyền Theo Báo cáo sơ kết số 01-BC/CCTP ngày 18/2/2009 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, năm 2005 khởi tố mới tăng 5,4% số vụ, tăng 6,2% số bị can so với năm 2004; năm 2006 tăng 12,15% số vụ, tăng 17,14% số bị can so với năm 2005; năm 2007 tăng 3,19% số vụ, tăng 4,41% số bị can so với năm 2006 Theo báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Kiểm sát nhân dân thì năm 2011, tội phạm khởi tố tăng 12,3% so với năm 2010, Theo Báo cáo số 116/BC-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012 tại kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIII từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2012, số vụ án khởi tố tăng 8,94% so với cùng kỳ năm 2011 Theo Báo cáo số 220/BC-CP ngày 05/9/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, khởi tố mới 63.821 vụ, tăng 6.914 vụ (12,15%), 103.908 bị can, tăng 13.226 bị can (14,52%) số với năm 2011 Theo Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, khởi tố mới 63.884 vụ (tăng 0,47%), 104.116 bị can (tăng 0,69%) số với năm 2012

6 Báo cáo sơ kết số 19-BC/CCTP ngày 04/7/2011 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

7 Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013 (trang 12)

8 Báo cáo ngày 30/12/2013 về tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (trang 9)

9 Theo Báo cáo tổng kết thực tiễn 10 thi hành BLTTHS năm 2003 của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phát hiện khởi tố, điều tra ban đầu chuyển

Trang 4

giám định từng bước được nâng cao, góp phần giải quyết vụ án khách quan, chính xác

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra được chú trọng Viện kiểm sát các cấp đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra ngay từ đầu, chủ động đề ra yêu cầu điều tra đối với nhiều vụ án, bảo đảm việc điều tra có căn cứ, đúng pháp luật Số vụ kết thúc điều tra chuyển

Việc đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra, vụ án, bị can bảo đảm có căn cứ, đúng pháp

tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm giảm nhiều qua

Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung giảm, số vụ án trả để điều tra bổ

các cơ quan điều tra có thẩm quyền 9.604 vụ/12.528 đối tượng; Hải quan đã tiến hành khởi tố 91 vụ vi phạm (trong đó 66 vụ phạm tội buôn lậu và 25 vụ phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ quan biên giới) Chuyển cơ quan công an khởi tố theo thẩm quyền 615 vụ; Lực lượng Kiểm lâm đã khởi tố 3.623 vụ án hình sự/3.361 bị can; lực lượng Cảnh sát biển đã khởi tố, điều tra, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền 96 vụ án hình sự

10 Theo báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử,từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, Viện kiểm sát thụ lý, giải quyết 156.706 vụ, 275.257 bị can, trong đó đã truy tố chuyển Tòa án 151.673 vụ, 264.246 bị can (đạt tỷ lệ 96,78%), tăng 2,78% so với năm 2006 (truy tố đạt tỷ lệ 94% so với số vụ đã xử lý) Theo Báo cáo số 220/BC-CP ngày 05/9/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, kết luận điều tra đề nghị truy tố 55.152 vụ (tăng 10%), 101,017 bị can (tăng 12,48%) Theo Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, kết luận điều tra đề nghị truy tố 56.933 vụ (tăng 3,23%), 104,229 bị can (tăng 3,18%) Theo Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/11/2012 của Bộ Công an về Tổng kết 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003 trong Công an nhân dân, trong gần 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003, Lực lượng Anh ninh điều tra đã điều tra 6.193 vụ với 13.913 bị can, trong đó đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 4.686 vụ (đạt 75,66%) với 11.596 bị can (đạt 83,34%) Lực lượng Cảnh sát điều tra đã điều tra 514.623 vụ với 796.004 bị can, trong đó đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 434.892 vụ (đạt 84%) với 746.432 bị can (đạt 93,77%)

Theo Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/11/2012 của Bộ Công an về Tổng kết 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003, Lực lượng An ninh điều tra đã điều tra 6.193 vụ với 13.913 bị can, trong đó đình chỉ điều tra 246 vụ (chiếm 3,97%) với 706 bị can (chiếm 5,1%); tạm đình chỉ điều tra 511 vụ (chiếm 8,25%) với 322 bị can (chiếm 2,31%); Lực lượng Cảnh sát điều tra đã điều tra 514.623 vụ với 796.004 bị can, trong đó đình chỉ điều tra 11.748 vụ (chiếm 2,28%) với 15.425 bị can (chiếm 0,193%); tạm đình chỉ điều tra 54.722 vụ (chiếm 10,63%) với 25.860 bị can (chiếm 3,24%); Theo Báo cáo số 220/BC-CP ngày 05/9/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, số vụ đình chỉ điều tra 1.428 vụ (tăng 12,18%), 1.600 bị can (giảm 8,88%) ; tạm đình chỉ điều tra 7.825 vụ (tăng 17,92%), 3.630 bị can (tăng 6,26%) Theo Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, số vụ đình chỉ điều tra 1.494 vụ (tăng 4,62%), 1.704 bị can (tăng 4,62%) ; tạm đình chỉ điều tra 8.006 vụ (tăng 2,31%), 3.219 bị can (giảm 11,32%)

12 Theo báo cáo công tác năm của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2008 có 219 trường hợp bị khởi tố điều tra, sau phải đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội, trong đó, Cơ quan điều tra đình chỉ 176 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ điều tra vụ án đối với 43 bị can; năm 2009 có 104 trường hợp (giảm 115 bị can so với năm 2008), trong đó, Cơ quan điều tra đình chỉ 67 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ điều tra vụ án đối với 37 bị can; năm 2010 có 85 trường hợp (giảm 19 bị can so với năm 2009), trong đó, Cơ quan điều tra đình chỉ 65 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ điều tra vụ án đối với 20 bị can Đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25 BLHS đối với 734 bị can Theo Báo cáo số 64/BC-VKSTC ngày 28/12/2012 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2012, đã đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25 Bộ luật hình sự 1.055 bị can, tăng 52 bị can (Cơ quan điều tra đình chỉ 696 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 359 bị can); đình chỉ 94 bị can do không phạm tội, giảm 07 bị can so với cùng kỳ, trong đó: Cơ quan điều tra đình chỉ 63 bị can, chiếm 0,05% số bị can đã giải quyết, Viện kiểm sát đình chỉ 31 bị can, chiếm 0,03% số bị can đã giải quyết Cơ quan điều tra quyết định phục hồi điều tra 2.359 vụ/2.972 bị can, trong đó có 33 vụ/17 bị can do Viện kiểm sát hủy quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ và yêu cầu phục hồi điều tra Theo Báo cáo số 171/BC-VKSTC ngày 31/12/2013 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2013,

đình chỉ theo Điều 25 BLHS 876 bị can, giảm 16,97% (Cơ quan điều tra đình chỉ 555 bị can, Viện kiểm sát đình

chỉ 321 bị can); đình chỉ 46 bị can do không phạm tội, hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm, giảm 51,06% (Cơ quan điều tra đình chỉ 38 bị can, Viện kiểm sát đình chỉ 8 bị can)

Trang 5

sung vì những lý do không xác đáng, trả đi trả lại nhiều lần ngày càng giảm13

Chất lượng truy tố được nâng cao, số bị can Viện kiểm sát truy tố nhưng Toà án

, hạn chế tối đa trường hợp Tòa án xét xử

- Công tác xét xử các vụ án hình sự cơ bản được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, chất lượng ngày càng cao Các cơ quan tư pháp ở địa phương đã tăng cường phối hợp tổ chức các phiên tòa để rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa Trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa có chuyển biến tích cực; Kiểm sát viên đã chủ động hơn trong việc xét hỏi, tranh luận và đối đáp với người bào chữa và những người tham gia tố

Các tình tiết của vụ án được kiểm tra, xem xét kỹ càng, phiên toà diễn ra dân chủ và bình đẳng hơn; các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả xét hỏi và tranh tụng tại phiên tòa, bảo đảm đúng người, đúng tội,

Các vụ án

13 Theo Báo cáo sơ kết số 01-BC/CCTP ngày 18/2/2009 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Viện kiểm sát trả hồ sơ chiếm tỷ lệ 5,7% số vụ án kết thúc điều tra, Toà án trả hồ sơ đề điều tra bổ sung chiếm 4,7% số vụ Viện kiểm sát truy tố Theo báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, tỷ lệ Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra chiếm 2,52%, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ 3,64% Theo Báo cáo số 64/BC-VKSTC ngày 28/12/2012 của ngành Kiểm sát nhân

dân, năm 2012, số vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung chỉ chiếm 3,86% (giảm 0,43%); trong đó, Viện kiểm sát trả 1.216 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 1,77% số vụ đề nghị truy tố (giảm 0,28%); Toà án trả 1.570 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 2,09% số vụ truy tố (giảm 0,15%) Theo Báo cáo số 171/BC-VKSTC ngày 31/12/2013 của ngành Kiểm sát nhân dân,

năm 2013, Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung 1.351 vụ, chiếm tỉ lệ 1,95%, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung 1.738 vụ, chiếm tỉ lệ 2,26%

14 Theo Báo cáo sơ kết số 01-BC/CCTP ngày 18/2/2009 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, năm 2005 là 55 bị cáo, năm 2006 là 38 bị cáo, năm 2007 là 53 bị cáo; Theo Báo cáo số 15/BC-VKSTC ngày 06/02/2011 của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành KSND nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2001-2011) thì năm 2009 là 23 bị cáo và năm 2010 còn 17 bị cáo Theo Báo cáo số 64/BC-VKSTC ngày 28/12/2012 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2012, có 13 bị cáo Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên không phạm tội Theo Báo cáo số 171/BC-VKSTC ngày 31/12/2013 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2013, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử tuyên 16 bị cáo không phạm tội

15 Từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, số lượng các bị cáo mà Tòa án tuyên theo tội danh và đề nghị mức hình phạt của Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ lớn (92,45%) Số lượng các bị cáo có sự thay đổi tội danh, mức hình phạt so với đề nghị của Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ rất nhỏ (trong đó, tỷ lệ số bị cáo thay đổi tội danh so với đề nghị của Viện kiểm sát chỉ chiếm 0,12%; tỷ lệ số bị cáo thay đổi mức hình phạt so với đề nghị của Viện kiểm sát chỉ chiếm 7,43%)

16 Báo cáo của đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Luật sư tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam với Viện trưởng VKSND tối cao

Theo báo cáo Tổng kết công tác năm của Ngành Tòa án nhân dân, năm 2007, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,63% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,23%); bị sửa là 4,43% (do nguyên nhân chủ quan là 1,05% và do nguyên nhân khách quan là 3,38%) So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,03%, bị sửa tăng 0,33%; Năm 2008, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,17% và do nguyên nhân khách quan là 0,43%); bị sửa là 4,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,7% và do nguyên nhân khách quan là 3,9%) So với năm 2007, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,83%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,35%; Năm 2009, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,71% (do nguyên nhân chủ quan là 0,38% và do nguyên nhân khách quan là 0,33%); bị sửa là 4,21% (do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên nhân khách quan là 3,67%) So với năm 2008, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan tăng 0,21%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,47%; Năm 2010, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,75% (do nguyên nhân chủ quan là 0,44% và do nguyên nhân khách quan là 0,31%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và do nguyên nhân khách quan là 4,65%) So với năm 2009, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,06%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,09%; Năm 2011, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,1%); bị sửa là 4,8% (do nguyên nhân chủ

Trang 6

lớn, đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm đều được các Tòa án chú trọng đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của các địa phương cũng như cả nước Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm Việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều được Hội đồng xét xử

- Do có sự chuẩn bị trước cả về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và sự hỗ trợ của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên nên nhìn chung các cơ quan tư pháp cấp huyện được tăng thẩm quyền mới theo Điều 170 BLTTHS đều đảm trách tốt nhiệm vụ được giao

- Số vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm cơ bản bảo đảm tính có căn cứ và đúng pháp luật, tỷ lệ các kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp

Công tác giám đốc việc xét xử được tăng cường, kịp thời phát hiện, rút kinh nghiệm những sai sót trong việc xét xử; các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã giảm hơn so với những năm trước đây, kháng nghị của Viện kiểm sát cơ

- Công tác thi hành án hình sự có nhiều tiến bộ, việc ra các quyết định thi hành

quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 4,4%) So với năm 2010, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,04%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan là 0,05%; Năm 2012, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 0,2%); bị sửa là 4,9% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 4,6%), so với năm, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,2%; Năm 2013, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,1%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan là 0,3% và do nguyên nhân khách quan là 4,8%)

18 Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2014 (trang 5)

19 Theo báo cáo công tác năm của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2005, Viện kiểm sát ban hành 921 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án đã xét xử 780 vụ, chấp nhận 422 kháng nghị, đạt tỷ lệ 45,81%; Năm 2006, Viện kiểm sát ban hành 795 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án đã chấp nhận 511 kháng nghị, đạt tỷ lệ 64,2%; Năm 2009 Viện kiểm sát ban hành 906 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Tòa án đã xét xử 901 vụ, chấp nhận 519 kháng nghị, đạt tỷ lệ 57,6% (tăng 1,2% so với năm 2008); Năm 2010 Viện kiểm sát ban hành 803 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Tòa án đã xét xử 746 vụ, chấp nhận 530 kháng nghị, đạt tỷ lệ 71% (tăng 13,4% so với năm 2009); Năm 2011, Viện kiểm sát ban hành 1.072 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tăng 234 kháng nghị (28%) Năm 2012, Viện kiểm sát ban hành 949 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giảm 123 kháng

nghị (11,47%); Năm 2013, Viện kiểm sát ban hành 1.142 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (tăng 7,94%)

20 Theo Báo cáo công tác năm của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2006, Tòa án đã xét xử 118 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, chấp nhận 93 vụ, đạt tỷ lệ 78,8%; Năm 2010 Viện kiểm sát đã ban hành 84 kháng nghị Tòa án đã giải quyết 90 vụ do Viện kiểm sát kháng nghị (gồm cả số kháng nghị của kỳ trước chuyển sang), chấp nhận 76 vụ, đạt tỷ lệ 84,4%; Năm 2011, Viện kiểm sát đã ban hành 116 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, số kháng nghị Tòa án xét xử, chấp nhận, đạt tỷ lệ 83,1%; Năm 2012, Viện kiểm sát đã ban hành 115 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, số kháng nghị Tòa án xét xử, chấp nhận, đạt tỷ lệ 89,58%; Năm 2013, Viện kiểm sát đã ban hành 146 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, số kháng nghị Tòa án xét xử, chấp nhận, đạt tỷ lệ 96,5%

21 Theo báo cáo công tác năm của ngành Toà án nhân dân, trong 5 năm (từ năm 2007 đến 2011) Toà án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 449.823 người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 98,08% Theo Báo cáo số 05/BC-TA ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân thì năm 2013 các Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 112.673 người bị kết án mà bản án, quyết

Trang 7

thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có căn cứ, thường xuyên rà soát những người đã có quyết định thi hành phạt tù hiện còn tại ngoại để đưa đi thi hành án; phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc quản lý các đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở địa phương Việc thẩm định hồ sơ và trình Chủ tịch nước xem xét đối với người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm được tiến hành khẩn trương, đúng pháp luật

- Công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có chuyển biến tích cực Việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư, kiểm sát việc giải quyết đơn thư về cơ bản bảo đảm chặt chẽ, đúng thời hạn, thẩm quyền; hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, bức xúc hoặc khiếu kiện vượt cấp Đẩy nhanh tiến

- Công tác tương trợ tư pháp về hình sự thời gian qua đạt được những kết quả tích cực Việc tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu tương trợ được thực hiện tốt, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết các vụ án hình sự có yếu

Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, BLTTHS năm 2003 đã kế thừa và phát huy những ưu điểm của

mô hình tố tụng thẩm vấn nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng thời thể chế hóa kịp thời chủ trương cải cách tư pháp đề ra trong Nghị quyết số 08-NQ/TW

ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư

pháp trong thời gian tới” Bộ luật đã quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm

của từng cơ quan tố tụng; quy định đầy đủ hơn quyền của những người tham gia tố tụng và cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền của những người này; quy định chặt chẽ hơn căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn, góp phần hạn chế việc bắt, tạm giữ, tạm giam và phát huy hiệu quả các biện pháp này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Bổ sung thủ tục rút gọn, hoàn thiện các thời hạn tố tụng nhằm thực hiện nguyên tắc kịp thời, chính xác, tiết kiệm trong hoạt động tư pháp Tăng thẩm quyền giải quyết vụ án cho cấp huyện để việc giải quyết vụ án chủ yếu tiến hành ở cấp huyện và cấp tỉnh; cấp trung ương tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc giải quyết vụ án của địa phương và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật Quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về khiếu

định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 99% (trang 11) Theo Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2014 thì năm 2013 Toà án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 128.887 người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 99,7% (trang 10)

22 Theo Báo cáo số 05/BC-TA ngày 18/01/2013 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân thì năm 2013 Theo Báo cáo số 01/BC-TA ngày 09/01/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2014

23 Theo Báo cáo số 501/TB-VKSTC-HTQT&TTTPHS ngày 07/8/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổng kết 06 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, từ 01/7/2008 đến 30/6/2014 ngành Kiểm sát nhân dân đã tiếp nhận và xử lý 1.289 lượt hồ sơ, công văn liên quan đến yêu cầu tương trợ do phía nước ngoài chuyển đến; đã tiếp nhận, giải quyết 367 lượt hồ sơ, công văn liên quan đến yêu cầu tương trợ của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị phía nước ngoài hỗ trợ thực hiện

Trang 8

nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo cơ chế cho việc xem xét lại tính có căn cứ, đúng pháp luật của các quyết định, hành vi tố tụng, từ đó phát hiện và khắc phục kịp thời thiếu sót, vi phạm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, góp phần hạn chế oan, sai hoặc bỏ lọt người phạm tội và hành vi phạm tội

Những tư tưởng về tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự trong điều kiện Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế cũng thể hiện rõ trong BLTTHS, theo đó Bộ luật quy định một phần mới về hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng với yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện BLTTHS năm 2003 được triển khai

tích cực, nghiêm túc Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong phát hiện và xử lý tội phạm Sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các cơ quan hữu quan trong việc điều tra, xử lý tội phạm ngày càng được tăng cường, do đó chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự ngày càng tốt hơn

Việc tham gia của tổ chức hành nghề luật sư, các trung tâm trợ giúp pháp lý vào hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, góp phần bảo đảm yêu cầu dân chủ, bình đẳng, khách quan của hoạt động tố tụng hình sự

Các tổ chức giám định và các cơ quan bổ trợ tư pháp khác tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng giúp cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, kịp thời và hiệu quả

Sự chủ động, tích cực của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã góp phần bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của BLTTHS, hạn chế xảy ra oan, sai, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

24 Theo Báo cáo số 15/BC-VKSTC ngày 06/02/2011 của Viện trưởng VKSNDTC về công tác của ngành KSND nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII thì năm 2006, số bị bắt không đúng phải trả tự do chiếm tỷ lệ 5,28% Theo báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012 vẫn còn gần 4% số người bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự

Trang 9

- Việc giải quyết một số vụ án còn kéo dài, chưa đáp ứng yêu cầu; còn một số trường hợp vi phạm thời hạn, nhất là thời hạn giải quyết tố giác, tin báo

; tiến độ điều tra một số vụ án kinh tế, chức vụ,

; còn tình trạng chậm gửi các bản án, quyết định theo quy định; chậm trễ trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa; một số vụ án gia hạn thời hạn điều tra, gia hạn tạm giam chưa bảo đảm căn cứ luật định

- Công tác điều tra, phát hiện tội phạm vẫn còn có điểm hạn chế, thiếu sót và vi phạm cần được khắc phục Tỷ lệ khám phá tội phạm ở một số địa phương chưa cao Còn có một số trường hợp các Điều tra viên mớm cung, bức cung, nhục hình đối với bị can, làm cho việc điều tra thiếu khách quan và không đầy đủ, là một trong nguyên nhân dẫn đến tại phiên tòa, bị cáo phản cung, không

Việc điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ trong một số vụ án chưa đầy đủ, kịp thời; vật chứng bị mất, hư hỏng không thể phục hồi hoặc thu giữ tràn lan những vật không liên quan đến vụ án, làm cho việc nhận định, đánh giá khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến tình trạng chậm khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc khởi tố

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra mặc dù được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn có trường hợp Kiểm sát viên thụ động, chưa đề cao trách nhiệm để thực hiện kiểm sát điều tra từ khi khởi tố vụ án, chưa bám sát quá trình điều tra, kiểm sát thiếu chặt chẽ

- Việc đảm bảo quyền của người tham gia tố tụng vẫn còn một số hạn chế Việc bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu, khiếu nại của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đối với các quyết định, hành vi của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa được quan tâm đúng mức

- Việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa còn chưa kịp thời; việc tham gia tố tụng của người bào chữa trong một số vụ án còn gặp khó khăn, nhất là

25

Theo báo cáo số 205/TANDTC-KHXX ngày 02/10/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về Tổng kết việc thi hành BLTTTHS năm 2003, trong 08 năm thi hành BLTTHS có 735 trường hợp Tòa án để quá hạn luật định Theo báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/7/2012, ở Tòa án nhân dân tối cao còn 290 vụ/1143 bị cáo để quá thời hạn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

26 Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013 (trang 14)

27 Theo Báo cáo số 38/BC-TA ngày 08/8/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về công tác xét xử các vụ án bức cung, dùng nhục hình và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2013, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã thụ lý 10 vụ với 23 bị cáo phạm tội dùng nhục hình

28 Theo Báo cáo số 46/BC-VKSTC-VP ngày 15/5/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho thấy từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, Viện kiểm sát các cấp đã yêu cầu khởi tố 644 vụ, 644 bị can, trực tiếp khởi tố điều tra 68 vụ, 33 bị can; huỷ 128 quyết định không khởi tố vụ án và 617 quyết định không khởi tố bị can của Cơ quan điều tra Theo Báo cáo số 64/BC-VKSTC ngày 28/12/2012 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2012, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 442 vụ, tăng 128 vụ (40,8%); trực tiếp khởi tố, yêu cầu điều tra 70 vụ, tăng 34 vụ (94,4%); huỷ 46 quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra Theo Báo cáo số 171/BC-VKSTC ngày 31/12/2013 của ngành Kiểm sát nhân dân, năm 2013, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 405 vụ (giảm 8,3%); trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 20 vụ (giảm 71%); hủy 92 quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra

Trang 10

việc tiếp cận hồ sơ, tiếp xúc với bị can, bị cáo đang bị tạm giam Chất lượng bào chữa còn chưa đáp ứng yêu cầu, một số trường hợp luật sư chưa đề cao trách nhiệm khi tham gia tố tụng, chưa thật sự đóng vai trò giám sát, phản biện với quá trình điều tra, truy tố, kết quả tham gia tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế29

; tỷ lệ vụ án xét xử có người bào chữa rất thấp, chủ yếu là luật sư chỉ định30

- Công tác giám định tư pháp còn tồn tại, hạn chế như: không ra quyết định trưng cầu kịp thời, nội dung quyết định trưng cầu chưa đầy đủ, chi tiết, còn yêu cầu Cơ quan giám định giải đáp, kết luận các vấn đề mang tính pháp lý Một số cơ quan được trưng cầu giám định từ chối, né tránh Việc giám định tài liệu kế toán, kiểm toán, giám định các lĩnh vực chuyên ngành (như xây

Nhiều kết luận giám định chưa rõ ràng, chính xác, dẫn đến phải trưng cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung, ảnh hưởng đến tiến độ điều tra, xử lý vụ án, thậm chí phải tạm đình chỉ hoặc không xử lý được Nhiều lĩnh vực chuyên môn chưa có cơ quan giám định chuyên trách và người giám định thuộc chuyên môn đó nên các cơ quan tố tụng lúng túng trong việc trưng cầu giám định

- Việc đình chỉ điều tra vụ án, bị can do không phạm tội và hành vi không

Việc áp dụng khoản 1 Điều 25 của Bộ luật hình sự để đình chỉ điều tra đối với bị can có trường hợp chưa chính xác, có biểu hiện lạm dụng33 Việc tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án chiếm tỷ lệ không nhỏ, số đối tượng truy nã chưa bắt được còn nhiều mặc dù lực lượng chuyên trách làm công tác bắt truy nã đã được thành lập tại Trung ương và địa

- Tỷ lệ các vụ án Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao; đáng lưu ý là tỷ lệ này rất cao trong các vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thụ lý, giải

31 Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013 (trang 14)

32 Theo Báo cáo số 220/BC-CP ngày 05/9/2012 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2012, năm 2012, số bị can đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự là 354 trường hợp; không có tội 35 trường hợp; hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã phạm tội là 23 trường hợp (trang 12) Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, năm 2013, số bị can đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự là 276 trường hợp; không có tội 24 trường hợp; hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã phạm tội là 8 trường hợp (trang 12)

Từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, đình chỉ điều tra 69 bị can theo khoản 1 và khoản 2 Điều 107 BLTTHS do không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm; đình chỉ 638 bị can theo khoản 1 Điều 25 BLHS (Không tính số bị can bị đình chỉ theo Nghị quyết 33/2009/NQ-QH12 ngày 29/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS)

Từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, đã khởi tố, điều tra 196.906 vụ, 314.767 bị can, trong đó tạm đình chỉ 21.856 vụ, 10.061 bị can (chiếm tỷ lệ 11,1% số vụ) Hiện còn 16.753 đối tượng truy nã, trong đó có 5.553 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Trang 11

- Chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa còn hạn chế; một số Kiểm sát viên còn thụ động trong xét hỏi, thiếu nhanh nhạy trong xử lý tình huống, tranh tụng chưa thực sự thuyết phục, nhất là các vụ án “uỷ quyền” công tố, do Kiểm sát viên không nắm chắc hồ sơ, không kịp thời điều chỉnh quan điểm truy tố theo diễn biến tại phiên toà, chỉ bảo vệ cáo trạng trong khuôn khổ được ủy quyền Chất lượng tranh luận tại nhiều phiên toà chưa cao do không có luật sư tham gia Còn tình trạng các luật sư chỉ định tham gia bào chữa chưa đề cao trách nhiệm Đáng chú ý những năm gần đây xảy ra một số trường hợp luật sư xin rút hoặc tự ý bỏ về khi phiên tòa đang diễn ra, dẫn đến phải hoãn phiên tòa,

Chất lượng tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân còn hạn chế, ít tham gia thẩm vấn, chưa phát huy hết vai trò của Hội thẩm

- Vẫn còn xảy ra những trường hợp do xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, triệu tập không đầy đủ những người liên quan tham gia phiên tòa, dẫn đến sai lầm trong việc áp dụng pháp luật nội dung Số bản án, quyết định có sai sót bị huỷ hoặc sửa mặc dù hạn chế hơn trước, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu Có những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại cả những vẫn đề đã được điều tra đầy đủ hoặc những vấn đề không liên quan đến việc giải quyết vụ án; hủy án sơ thẩm không phải do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; thậm chí có những trường hợp, Tòa án cấp phúc

Theo Báo cáo số 20/BC-TA ngày 15/8/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận chiếm 9,3% trong tổng số vụ án Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung

Từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, Toà án cấp sơ thẩm tuyên 44 bị cáo không phạm tội VKS đã kháng nghị phúc thẩm theo hướng có tội 44 bị cáo, rút kháng nghị 01 trường hợp Tòa án đã xét xử phúc thẩm 35 bị cáo, kết quả tuyên y án 9 bị cáo; đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự 03 bị cáo, huỷ án điều tra lại 23 bị cáo Trong số 23 bị cáo Toà án nhân dân tuyên huỷ án để điều tra lại, cơ quan tố tụng đã điều tra để xét xử lại và tuyên 06 bị cáo có tội; đình chỉ 02 bị can theo Nghị quyết 33/2009/NQ-QH12 của Quốc hội; tạm đình chỉ 01 bị can, đang giải quyết 13 bị can Đối với 09 bị cáo Toà án tuyên không phạm tội, Viện kiểm sát đã kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm 02 bị cáo, đang xem xét kháng nghị 03 trường hợp

38 Báo cáo số 20/BC-TA ngày 15/8/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố và xét xử (trang 11)

39 Báo cáo số 20/BC-TA ngày 15/8/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố và xét xử

Trang 12

tỷ lệ cao, chưa kiên quyết kháng nghị đối với các trường hợp Tòa án tuyên

nại và đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm ngày một tăng, nhiều trường hợp gay gắt, kéo dài Công tác giải quyết đơn khiếu nại, đề nghị giám đốc thẩm, tái

- Thi hành án tử hình thực hiện chưa kịp thời do chưa bảo đảm đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thi hành án; một số trường hợp ra quyết định thi hành án của Tòa án và việc áp giải bị án đi thi hành án của cơ quan Công an còn chậm Tỷ lệ thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và quyết định

- Việc áp dụng thủ tục rút gọn chưa được chú trọng, tỷ lệ vụ án áp dụng

quan tư pháp còn có những điểm hạn chế Công tác hợp tác quốc tế trong giải quyết các vụ án hình sự mặc dù đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp còn chậm

Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân từ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của BLTTHS; có nguyên nhân do tổ chức thi hành pháp luật, cụ thể sẽ được phân tích, đánh giá ở Phần thứ hai

PHẦN THỨ HAI

NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

I NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

1 Quy định về các nguyên tắc cơ bản còn chưa đầy đủ và chưa phù hợp

- BLTTHS quy định hệ thống các nguyên tắc cơ bản gồm 30 nguyên tắc, song nhiều quy định không mang tính chất là những tư tưởng chỉ đạo mà là những

40 Theo Báo cáo số 20/BC-TA ngày 15/8/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, mặc dù số lượng các bị cáo mà Tòa án cấp sơ thẩm xét xử cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ tương đối lớn (các năm 2010 đến năm 2012, đều chiếm tỷ lệ khoảng 21%-23% số bị cáo đã xét xử) và còn một số trường hợp chưa đúng (Tòa án cấp phúc thẩm chuyển từ án treo sang án tù giam chiếm tỷ lệ 0,59%) nhưng số các bị cáo được hưởng án treo bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chiếm tỷ lệ thấp (0,51% số bị cáo hưởng án treo) và Toà án cấp phúc thẩm chuyển từ án treo sang án tù giam chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên số bị cáo hưởng án treo (chỉ chiếm tỷ lệ là 0,59%)

41 Theo Báo cáo số 896/BC- UBTP13 ngày 11/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/7/2012, ở Tòa án nhân dân tối cao vẫn còn tồn đọng 1.118 đơn

42 Theo Báo cáo số 194/BC-BTP ngày 31/10/2012 của Bộ Tư pháp cho thấy từ năm 2004 đến nay số việc và tiền phải thi hành theo bản án hình sự là 1.819.541 việc, 48.852.263.932.000 đồng; trong đó, đã thi hành xong là 778.963 việc, 7.235.288.435.000 đồng; chưa thi hành là 1.040.578 việc, 41.616.975.497.000 đồng Tỷ lệ tồn đọng là 57,19% về việc và 85,19% về tiền

43 Theo Báo cáo số 205/TANDTC-KHXX ngày 02/10/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về Tổng kết việc thi hành BLTTTHS năm 2003, có xấp xỉ 0,5 % số vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn

Trang 13

nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan tiến hành tố tụng và của những chủ thể khác tham gia tố tụng hoặc là nội dung cụ thể của tố tụng hình sự

- Còn thiếu nguyên tắc phản ánh những định hướng lớn của cải cách tư pháp (nguyên tắc tranh tụng trong xét xử); nội dung một số nguyên tắc chưa phản ánh đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với nguyên tắc đó (nguyên tắc suy đoán vô tội…)

2 Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn chưa phù hợp

BLTTHS năm 2003 chưa xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự (buộc tội, bào chữa, xét xử) nên quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng còn chưa thực sự hợp lý

- Đối với Cơ quan điều tra

+ Việc phân định thẩm quyền điều tra giữa các cấp Cơ quan điều tra trong cùng hệ thống chưa cụ thể, chặt chẽ, dẫn đến Cơ quan điều tra cấp trung ương vẫn thụ lý điều tra số lượng lớn các vụ án hình sự, trong đó có cả những vụ án thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, thậm chí cả của cấp huyện Thực tế này một mặt làm giảm vai trò của các cơ quan tố tụng cấp Trung ương trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổng kết thực tiễn và hướng dẫn cơ quan tố tụng ở địa phương, mặt khác, tạo ra những xáo trộn không nhỏ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là với Viện kiểm sát, số vụ án ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm có số lượng lớn, gây khó khăn cho Viện kiểm sát cấp dưới khi thực hiện việc ủy quyền

- Đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

+ Trong giai đoạn hiện nay, một số lĩnh vực quản lý chuyên ngành có tính đặc thù như Thuế, Kiểm ngư, Chứng khoán xảy ra nhiều hành vi vi phạm, tội phạm nhưng do các cơ quan này không được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, dẫn đến hạn chế tính kịp thời trong phát hiện, xử lý tội phạm ở các lĩnh vực này

+ Thẩm quyền của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa bảo đảm tính kịp thời trong điều tra, xử lý tội phạm thuộc lĩnh vực quản lý của mình như quy định loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển còn hẹp Việc không quy định cho một số chức danh thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển có quyền bắt khẩn cấp, tạm giữ người đã gây khó khăn cho việc điều tra, ngăn chặn tội phạm

+ Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không được quy định là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người thực hiện hoạt động điều tra của cơ quan này không được quy định là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng dẫn đến có sự nhận thức và thực hiện không thống nhất về giá trị tài liệu, chứng cứ do các cơ quan này thu thập và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Trang 14

+ Việc quy định không cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và người có thẩm quyền trong các cơ quan này dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra

- Đối với Viện kiểm sát

Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhưng BLTTHS còn thiếu các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong các giai đoạn (khởi tố, truy tố, xét xử), dẫn đến hạn chế sự chủ động của Viện kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Viện kiểm sát có trách nhiệm phê chuẩn một số lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra nhưng thiếu các cơ chế pháp luật để Viện kiểm sát thực hiện tốt trách nhiệm này Quy định giới hạn Viện kiểm sát chỉ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra (Điều 104); chỉ khởi tố bị can sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra mà phát hiện có người khác thực hiện hành vi phạm tội chưa được khởi tố (Điều 126) là không phù hợp với vai trò, trách nhiệm của cơ quan thực hành quyền công tố Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện chức năng công tố, quyết định việc khởi tố vụ án nhưng không có quyền xác minh, chỉ kiểm sát kết quả giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Quy định Viện kiểm sát phải chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra nhưng chưa quy định trách nhiệm của Cơ quan điều tra thông báo trở lại cho Viện kiểm sát các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã tiếp nhận được; chưa quy định cụ thể trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát đối với hoạt động khởi tố, điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 103)

Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình Tuy nhiên, BLTTHS lại thiếu các biện pháp áp dụng trong trường hợp Cơ quan điều tra và Điều tra viên không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Viện kiểm sát (Điều 114)

- Đối với Toà án

Quy định giới hạn xét xử để ràng buộc phạm vi xét xử của Tòa án, tuy nhiên, Bộ luật lại cho phép Tòa án được xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố (Điều 196) mà không quy định điều kiện phải đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo kèm theo là chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo

- Chưa có sự phân định rõ giữa thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp của những người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng Quy định về thẩm quyền của những người trực tiếp tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán) chưa phù hợp

+ Quy định về việc phân công, ủy nhiệm tiến hành tố tụng giữa Thủ trưởng

Trang 15

với Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, giữa Viện trưởng và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, giữa Chánh án và Phó Chánh án Toà án (các Điều 34, 36 và 38) chưa phù hợp với thực tế vì việc phân công, ủy nhiệm cho cấp phó được thực hiện thường xuyên theo lĩnh vực công tác mà không chỉ là khi cấp trưởng vắng mặt

+ Các thẩm quyền tố tụng tập trung chủ yếu vào Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người trực tiếp giải quyết vụ án nhưng chỉ được giao những thẩm quyền rất hạn chế, chỉ trực tiếp ký quyết định triệu tập bị can, triệu tập người làm chứng, người bị hại, dẫn giải, áp giải Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thời hạn giải quyết vụ án còn dài, đồng thời chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án Một số biện pháp tố tụng đơn giản có thể giao cho Trợ lý Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên nhưng do không quy định họ được tiến hành tố tụng nên chưa phúc đáp yêu cầu của thực tiễn

3 Quy định về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của một số người tham gia tố tụng chưa đầy đủ nên chưa bảo đảm tốt quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

- Chưa quy định địa vị pháp lý của một số người tham gia tố tụng như người bị bắt, người chứng kiến, người biên dịch nên việc xác định quyền và nghĩa vụ của những người này gặp nhiều khó khăn Quy định chưa cụ thể về tiêu chuẩn của người phiên dịch nên việc mời người phiên dịch tham gia tố tụng được thực hiện chưa thống nhất, chất lượng phiên dịch chưa được bảo đảm

- Quyền của người tham gia tố tụng chưa được quy định đầy đủ như quyền đề xuất thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; quyền đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; người bị hại có quyền tham gia vào một số hoạt động điều tra, quyền được nhận các quyết định tố tụng

- Chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết yêu cầu của người tham gia tố tụng; chưa quy định các biện pháp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bảo vệ người tham gia tố tụng

- Việc tham gia tố tụng của người bào chữa còn bất cập, hạn chế

+ Quy định diện người bào chữa còn hẹp, không bao gồm Trợ giúp viên pháp lý Quy định về Bào chữa viên nhân dân chưa cụ thể nên chưa phát huy tác dụng trong thực tiễn Quy định về người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không cụ thể, rõ ràng nên thực tiễn áp dụng chưa thống nhất Quy định cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa theo từng giai đoạn tố tụng là không cần thiết, rườm rà về thủ tục, lãng phí thời gian, giấy tờ

+ Quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa chưa bảo đảm để người bào chữa thực hiện tốt nhiệm vụ gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội

+ Quy định người bào chữa được tham gia vào một số hoạt động điều tra

Trang 16

chưa cụ thể nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình tham gia tố tụng

+ Quyền đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu, thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân của người bào chữa được Bộ luật quy định nhưng chưa rõ ràng nên việc thực hiện quyền này còn khó khăn

+ Quy định về quyền của người bào chữa gặp mặt người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam chưa cụ thể nên gặp nhiều khó khăn trong thực tế

+ Thiếu quy định về các trường hợp người bào chữa được quyền chủ động đề xuất người làm chứng, chứng cứ, cũng như triệu tập những người tham gia tố

tụng khác đến phiên tòa

- Quy định trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng chưa đầy đủ và cụ thể, chưa quy định chế tài áp dụng trong trường

hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ của mình nên trong một số trường hợp còn làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của những người tham gia tố tụng đã được Bộ luật quy định

4 Quy định về chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự còn nhiều tồn tại, vướng mắc

- Chưa quy định quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa là chưa thoả đáng, chưa tạo điều kiện để những người này thực hiện quyền chứng minh để gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

- Quy định về chứng cứ chưa phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm, chưa thể hiện được yêu cầu tranh tụng đã trở thành nguyên tắc hiến định và chưa theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, chủ yếu vẫn chỉ ghi nhận những nguồn chứng cứ truyền thống là tài liệu, đồ vật; các dữ liệu điện tử được thu thập từ mạng internet, từ các thiết bị điện tử chưa được công nhận là chứng cứ Kết luận của Hội đồng định giá tài sản, các bản tự khai, ghi lời khai ở cấp xã, phường… chưa được quy định rõ là nguồn chứng cứ

- Quy định về phạm vi và thời điểm thu thập chứng cứ chưa thực sự phù hợp Trên thực tế một số hoạt động như định giá tài sản, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại được thực hiện trước khi khởi tố vụ án hình sự nhưng chưa được coi là chứng cứ Trong nhiều trường hợp sau khi khởi tố vụ án hình sự, việc lấy lại lời khai của những người này rất khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được do người cung cấp lời khai ở xa hoặc đã chết

- Việc chuyển giao vật chứng trong các giai đoạn tố tụng quy định chưa cụ thể nên thực hiện không thống nhất; trường hợp chuyển giao vật chứng là vũ khí quân dụng gặp nhiều khó khăn Các quy định về xử lý vật chứng ở giai đoạn điều tra, truy tố chưa đầy đủ (Điều 76), chưa dự liệu hết đặc thù của các loại vật chứng để xử lý cho phù hợp, tránh thất thoát, hư hỏng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu (như: vật chứng không liên quan đến vụ án, vật thừa sau khi giám định, các

Trang 17

động vật quý hiếm, bom mìn, dùng tiền, tài sản do phạm tội mà có để đầu tư kinh doanh, sinh lời hoặc trúng xổ số…)

5 Quy định về trƣng cầu giám định và thực hiện giám định còn nhiều hạn chế

- Chưa quy định rõ thẩm quyền, trình tự, những nội dung của quyết định

trưng cầu giám định (Điều 155) dẫn đến nhiều trường hợp cơ quan trưng cầu đề nghị không đúng chuyên môn giám định hoặc yêu cầu không cụ thể Không quy định thủ tục trưng cầu giám định trong các giai đoạn tố tụng; không quy định rõ thời điểm trưng cầu và tiến hành giám định vì thời điểm trưng cầu giám định khác nhau sẽ cho kết quả giám định khác nhau, dẫn đến nhiều trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng trong việc sử dụng kết quả giám định Không quy định nguyên tắc lấy mẫu vật để gửi đi giám định nên có nơi gửi cả vật chứng đi giám định sau đó bị mất mát, hư hỏng, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án

- Quy định những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (khoản 3 Điều 155) chưa đầy đủ; không quy định rõ các trường hợp không phải trưng cầu giám định như những trường hợp người chết đã rõ nguyên nhân, có hồ sơ bệnh án của cơ quan y tế xác định được nguyên nhân chết… nên việc trưng cầu giám định nhiều trường hợp không cần thiết

6 Quy định về biện pháp ngăn chặn chƣa chặt chẽ, chƣa cụ thể

- Quy định về bắt, tạm giữ, tạm giam chưa chặt chẽ nên dễ bị lạm dụng

+ Phạm vi chủ thể và quyền hạn khi áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ chưa đầy đủ trong trường hợp bắt truy nã, bắt quả tang, bắt khẩn cấp như việc lục soát, tước hung khí của người bị bắt

+ Quy định căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp “xét thấy cần ngăn

chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ” (Điều 81) còn mang tính tùy nghi, phụ thuộc vào nhận định của người tiến hành tố tụng, dẫn đến dễ bị lạm dụng

+ Quy định về căn cứ tạm giam còn định tính và chủ yếu dựa vào sự phân loại tội phạm đang là nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng tạm giam trong thực tiễn Quy định không áp dụng biện pháp tạm giam với phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi bị lợi dụng trong thực tiễn, nhất là các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án về ma túy Quy định chỉ áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt từ trên 2 năm tù, không áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng là không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng vì có nhiều bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt 2 năm tù trở xuống, người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng nhưng có nhân thân xấu, đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng bỏ trốn, bị bắt theo quyết định truy nã nhưng tiếp tục phạm tội hoặc không có nơi cư trú cố định

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN